Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.89 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TRẦN NHÃ KHANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Hoạt Động
Phát Triển Du Lịch tại Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu” do Trần Nhã Khanh, sinh viên khóa
32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Nguyễn Minh Quang
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, Họ tên)

Ngày


tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký, Họ tên)

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Thấm thoát đã bốn năm trôi qua kể từ khi tôi bước chân vào giảng đường
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Quãng thời gian ấy với tôi chất chứa biết
bao nhiêu kỷ niệm, dưới mái trường thân yêu ấy, thầy cô đã tận tình chỉ dạy tôi những
kiến thức quý báu làm hành trang bước vào đời.
Đầu tiên cho con được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, Người đã nuôi
nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí
Minh, đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Em xin chân thành cám ơn thầy Th.S Nguyễn Minh Quang đã nhiệt tình hướng
dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chị Trịnh Ngọc Hoàn Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, và tất cả các anh chị trong Sở đã tạo điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ cung cấp tài liệu cho tôi có cơ sở nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốt
nghiệp.
Cuối cùng là lời chúc tốt lành của tôi đến các bạn sinh viên lớp QT32, chúc
các bạn may mắn và thành đạt.
Tp. Vũng Tàu
Sinh viên
Trần Nhã Khanh.


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN NHÃ KHANH. Tháng 7 năm 2010. “Tìm Hiểu Hoạt Động Phát Triển
Du Lịch Tại Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”.
TRAN NHA KHANH. July 2010. “Learning about Developping Tourism
Activities in Ba Ria -Vung Tau Province”.
Trên cơ sở nghiên cứu những tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cả
về điều kiện tự nhiên lẫn cơ sở hạ tầng, kết hợp với phân tích những lợi thế và khó
khăn, yếu kém trong hoạt động du lịch Tỉnh trên tất cả các mặt, từ đó đề xuất những
giải pháp góp phần nâng cao hình ảnh du lịch BR-VT, nhằm thu hút đông hơn nữa du
khách trong và ngoài nước đến với Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đề tài được thực hiện dựa trên việc thu thập số liệu về hoạt động du lịch tại Sở
Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tỉnh BR-VT, tham khảo các tài liệu có liên quan đến
du lịch BR-VT, kết hợp thu thập số liệu sơ cấp bằng việc thực hiện điều tra 200 du
khách trong và ngoài nước về cảm nhận của họ trên một số mặt của du lịch BR-VT.
Sau một thời gian nghiên cứu, khóa luận đã thực hiện được một số nội dung cơ
bản sau:
-

Chỉ ra được những thuận lợi cũng như tiềm năng to lớn của BR-VT trong hoạt


động phát triển du lịch.
-

Phân tích các kết quả hoạt động du lịch thông qua các lĩnh vực doanh thu, nhân

sự, đầu tư, quảng bá trên địa bàn Tỉnh qua các năm.
-

Phân tích cảm nhận của du khách về du lịch BR-VT trên một số mặt.

-

Phân tích các mặt mạnh, yếu, cũng như những cơ hội và thách thức đối với

ngành du lịch BR-VT.
-

Đề ra một số giải pháp nhằm thu hút và duy trì lượng khách du lịch đến BR-VT,

và khẳng định hình ảnh du lịch BR-VT trong mắt du khách.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... viii
Danh mục các bảng..................................................................................................... ix
Danh mục các hình ..................................................................................................... x
Danh mục phụ lục ....................................................................................................... xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2
1.4. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...................................................................................... 4
2.1. Tổng quan du lịch thế giới........................................................................ 4
2.2. Tổng quan du lịch Việt Nam .................................................................... 4
2.3. Tổng quan du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu..................................................... 6
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 6
2.3.2. Điều kiện về kinh tế, văn hóa - xã hội ........................................ 8
2.4. Tổng quan về tài liệu tham khảo .............................................................. 16
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 19
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.1.1. Khái niệm về du lịch .................................................................. 19
3.1.2. Khái niệm khách du lịch ............................................................. 19
3.1.3. Khái niệm loại hình du lịch ........................................................ 20
3.1.4. Điểm du lịch ............................................................................... 21
3.1.5. Khu du lịch ................................................................................. 21
3.1.6. Tuyến du lịch .............................................................................. 21
3.1.7. Sản phẩm du lịch ........................................................................ 21
3.1.8. Những nguồn lực để phát triển du lịch ....................................... 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 23

v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 24
4.1. Tình hình khách quốc tế vào Việt Nam qua các năm............................... 24
4.2. Phân tích tiềm năng du lịch BR-VT ......................................................... 27
4.2.1. Danh lam thắng cảnh .................................................................. 27

4.2.2. Du lịch sinh thái ......................................................................... 30
4.2.3. Du lịch văn hóa........................................................................... 31
4.2.4. Du lịch nghỉ dưỡng ..................................................................... 31
4.2.5. Cơ sở hạ tầng du lịch .................................................................. 31
4.2.6. Cơ sở và loại hình vui chơi giải trí ............................................. 33
4.2.7. Cơ sở mua sắm ........................................................................... 34
4.2.8. Khu ẩm thực ............................................................................... 35
4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh BR-VT thời gian gần đây 35
4.4. Tình hình mạng lưới cơ sở lưu trú tại tỉnh BR-VT .................................. 38
4.5. Tình hình nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch BR-VT .......... 40
4.5.1. Cơ cấu nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch BR-VT
từ năm 2007 đến năm 2009 ................................................................. 40
4.5.2. Hoạt động tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động ngành
du lịch BR-VT thời gian qua ................................................................ 41
4.6. Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực du lịch BR-VT thời gian qua .................. 42
4.7. Hoạt động quảng bá, tuyên truyền du lịch tỉnh BR-VT thời gian qua ..... 43
4.8. Phân tích cảm nhận của du khách đối với du lịch BR-VT ....................... 46
4.8.1. Đánh giá của du khách về phương tiện giao thông .................... 46
4.8.2. Đánh giá của du khách về nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch
BR-VT .................................................................................................. 47
4.8.3. Nhận xét của du khách về dịch vụ ăn uống ở BR-VT................ 48
4.8.4. Đánh giá của du khách về đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch
BR-VT .................................................................................................. 49
4.8.5. Đánh giá của du khách về vấn đề môi trường ............................ 50
4.8.6. Nhận xét của du khách về giá cả dịch vụ du lịch ở BR-VT ....... 50
4.8.7. Đánh giá của du khách về cơ sở vui chơi giải trí ở BR-VT ....... 51
4.8.8. Đánh giá của du khách về cơ sở mua sắm ở BR-VT ................. 52
vi



4.8.9. Những vấn đề du khách quan tâm khi đi du lịch ở BR-VT ....... 52
4.9. Phân tích ma trận SWOT đánh giá du lịch BR-VT .................................. 53
4.10. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh BR-VT ......................................... 55
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 63
5.1. Kết luận .................................................................................................... 63
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BR - VT

Bà Rịa -Vũng Tàu

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CBCC-VC

Cán bộ công chức - viên chức

CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa

GD-ĐT


Giáo dục-Đào tạo

MICE

Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ
chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân
viên, đối tác (Meeting Incentive Conference Event)

QLDT

Quản lý di tích

SWOT

Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức (Strengths,
Weaknesses, Opportunities, Threats)

TDTT

Thể dục thể thao

TP

Thành phố

UBND

Ủy Ban Nhân Dân


VHTT&DL

Văn Hóa, Thể thao và Du lịch

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch Việt Nam........................................................ 5
Bảng 4.1. Năm Thị Trường Khách Quốc Tế Hàng Đầu

Đến Việt Nam

Thời Gian Qua ............................................................................................................ 25
Bảng 4.2. Mục Đích Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Thời Gian Qua........................ 26
Bảng 4.3. Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Tỉnh BR-VT Thời Gian
2007 – 2009 ................................................................................................................ 36
Bảng 4.4. Mạng Lưới Cơ Sở Lưu Trú tại BR-VT ...................................................... 38
Bảng 4.5. Cơ Cấu Nguồn Nhân Lực Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Du Lịch
BR-VT từ năm 2007 đến năm 2009 ........................................................................... 40
Bảng 4.6. Lượng Vốn Đầu Tư Vào Các Dự Án Du Lịch từ năm 2007
đến năm 2009.............................................................................................................. 42
Bảng 4.7. Các Kênh Thông Tin Nhận Biết về Du Lịch BR-VT của Du khách ......... 45
Bảng 4.8. Đánh Giá của Du Khách về Phương Tiện Giao Thông BR-VT ................ 46
Bảng 4.9. Cảm Nhận của Du Khách về Nhà Hàng, Khách Sạn Phục Vụ Du Lịch

BR-VT ........................................................................................................................ 47
Bảng 4.10. Cảm Nhận của Du Khách về Dịch Vụ Ăn Uống ở BR-VT ..................... 48
Bảng 4.11. Cảm Nhận của Du Khách về Đội Ngũ Nhân Viên Phục Vụ Du Lịch
BR-VT ........................................................................................................................ 49
Bảng 4.12. Cảm Nhận của Du Khách về Vấn Đề Môi Trường ................................ 50
Bảng 4.13. Cảm Nhận của Du Khách về Giá Cả Dịch Vụ Du Lịch ở BR-VT so với Các
Khu Du Lịch Khác ...................................................................................................... 50
Bảng 4.14. Cảm Nhận của Du Khách về Cơ Sở Vui Chơi Giải Trí ........................... 51
Bảng 4.15. Cảm Nhận của Du Khách về Cơ Sở Mua Sắm ở BR-VT ........................ 52
Bảng 4.16. Những Vấn Đề Du Khách Quan Tâm Khi Đi Du Lịch ở BR-VT ........... 53

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Lượng Khách Quốc Tế Đến Việt Nam Qua Các Năm ............................... 24
Hình 4.2. Một Số Danh Thắng tại BR-VT ................................................................. 29
Hình 4.3. Một Vài Cơ Sở Lưu Trú Cao Cấp tại BR-VT ............................................ 39
Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Các Kênh Thông Tin Nhận Biết về Du Lịch
BR-VT của Du Khách ................................................................................................ 45
Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Đánh Giá của Du Khách về Phương Tiện
Giao Thông BR-VT .................................................................................................... 46
Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Cảm Nhận của Du Khách về Nhà Hàng, Khách Sạn
Phục Vụ Du Lịch BR-VT ........................................................................................... 47
Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Cảm Nhận của Du Khách về Dịch Vụ Ăn Uống
ở BR-VT ..................................................................................................................... 48
Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Cảm Nhận của Du Khách về Đội Ngũ Nhân Viên
Phục Vụ Du Lịch BR-VT ........................................................................................... 49
Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Cảm Nhận của Du Khách về Vấn Đề Môi Trường...... 50

Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Cảm Nhận của Du Khách về Giá Cả Dịch Vụ
Du Lịch ở BR-VT so với Các Khu Du Lịch Khác ..................................................... 51

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Du Lịch Trong Nước
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Khách Du Lịch Nước Ngoài

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt
bậc, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế không
ngừng gia tăng (năm 2009 đạt 12,6%). Cùng với sự phát triển kinh tế thì đời sống con
người ngày càng được nâng cao, nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng được quan tâm,
chú trọng, đặc biệt là nhu cầu về du lịch. Ngày nay, ngành du lịch được xem như một
ngành công nghiệp “không khói”, một ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch không chỉ thỏa
mãn nhu cầu con người mà còn đóng góp một phần quan trọng cho ngân sách quốc
gia.
Việt Nam với nhiều khu du lịch thu hút nhiều khách đến tham quan, nghỉ dưỡng
như Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đà Lạt, Vũng Tàu…
Bà Rịa-Vũng Tàu từ lâu được biết đến là một trong những khu du lịch nổi tiếng
của cả nước. Với những bãi biển đẹp và các di tích lịch sử mang lại sự hấp dẫn cho du
khách, Bà Rịa -Vũng Tàu được chọn để tổ chức những sự kiện quan trọng mang tính

quốc tế như cuộc thi Hoa Hậu Quý Bà Đẹp và Thành Đạt Thế Giới 2009 thu hút 76 thí
sinh đại diện cho 75 quốc gia, cuộc thi Thả diều quốc tế, thu hút 17 nước và vùng lãnh
thổ tham gia, khánh thành cảng Quốc tế SP-PSA, cảng nước sâu đầu tiên của Việt
Nam có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 80.000 DWT - sự kiện này khẳng định vị
thế của Việt Nam nói chung và Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng trên lĩnh vực hàng hải.
Du lịch BR-VT đang trên đà mở rộng và phát triển cùng với du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, với nhiều danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, hay những bãi biển
được thiên nhiên ban tặng vẫn chưa được khai thác một cách triệt để xứng tầm với
tiềm năng vốn có. Và du lịch là ngành mang tính cạnh tranh và tiềm năng du lịch thì
không chỉ riêng Bà Rịa-Vũng Tàu mới có. Vì vậy việc tìm hiểu, khắc phục những hạn


chế, đồng thời quảng bá hình ảnh Bà Rịa-Vũng Tàu ra cả nước và thế giới, nhằm thu
hút đông hơn nữa khách du lịch cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển du
lịch BR-VT là việc làm cần thiết nên đề tài “Tìm hiểu hoạt động phát triển du lịch
tại tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu” được thực hiện, mong đóng góp một phần sức nhỏ bé của
mình vào sự phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Xem xét, đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

-

Phân tích các hoạt động du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

-

Phân tích môi trường bên trong, bên ngoài để thấy được điểm mạnh, điểm yếu,


cơ hội, thách thức của du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ đó đề ra các biện pháp nhằm
phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với việc
thu thập số liệu thứ cấp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
cùng với việc thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi điều tra khách du lịch đến
BR-VT.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 22/3/2010 đến ngày
12/6/2010.
Giới hạn đề tài: Do tác giả không chuyên sâu về lĩnh vực du lịch, thời gian
nghiên cứu ngắn cộng với chưa có trải nghiệm thực tế ở các quốc gia có nền du lịch
phát triển nên đề tài khó tránh khỏi thiếu sót.
1.4. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương với nội dung cụ thể là:
Chương 1: Mở đầu
Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, địa điểm thực hiện đề tài, mục đích
nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Chương tập trung phân tích các điều kiện tự nhiên, các hoạt động văn hoá hỗ
trợ du lịch BR-VT.
Nêu ra tổng quan các tài liệu tham khảo để đưa ra những nhận xét, đánh giá và
làm cơ sở phân tích đưa ra hướng giải quyết cho đề tài.
2


Chương 3: Nội dung và Phương pháp nghiên cứu
Chương nêu lên một số lý thuyết, khái niệm liên quan đến du lịch và phương
pháp phân tích để đưa ra kết quả nghiên cứu. Nội dung chương này giúp người đọc
hiểu rõ hơn những vấn đề được trình bày trong khoá luận.
Chương 4: Kết quả và Thảo luận

-

Tình hình khách quốc tế vào Việt Nam qua các năm.

-

Phân tích tiềm năng du lịch Bà Rịa- Vũng Tàu.

-

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời

gian gần đây.
-

Tình hình mạng lưới cơ sở lưu trú tại BR-VT.

-

Tình hình nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu.

-

Hoạt động đầu tư vào lĩnh vực du lịch BR-VT thời gian qua.

-

Hoạt động quảng bá, tuyên truyền du lịch tỉnh BR-VT thời gian qua.

-


Phân tích cảm nhận của du khách đối với du lịch BR-VT.

-

Phân tích ma trận SWOT đánh giá du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu.

-

Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chương 5 : Kết luận và Kiến nghị
Chương nêu tóm tắt kết quả đã đạt được của đề tài trong quá trình nghiên cứu
và đưa ra một số giải pháp giúp hỗ trợ cho việc nâng cao hình ảnh du lịch Bà Rịa Vũng Tàu.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan du lịch thế giới
Theo hiệp hội Lữ hành và Du lịch thế giới (WTTC), ngành du lịch thế giới đang
phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng trung bình 3,6 %/ năm. Nền công nghiệp
“không khói” này có doanh thu đạt 5.500 tỷ USD/ năm, chiếm 9,4 % GDP toàn thế
giới, thu hút 220 triệu việc làm, tương đương 7,6 % dân số thế giới.
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization),
một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và

những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên
ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác
hẳn nơi định cư.
2.2.Tổng quan du lịch Việt Nam
Ngành Du lịch tại Việt Nam chính thức có mặt khi Quốc trưởng Bảo Đại cho
lập Sở Du lịch Quốc gia ngày 5/6/1951. Chuyển tiếp sang thời kỳ Việt Nam Cộng hòa,
Nha Quốc gia Du lịch điều hành việc phát triển các tiện nghi du lịch trong nước cùng
tăng cường hợp tác quốc tế như việc gửi phái đoàn tham dự Hội nghị Du lịch Quốc tế
ở Brussel năm 1958. Năm 1961 Nha Du lịch cổ động du lịch "Thăm viếng Đông
Dương" với ba chí điểm: Nha Trang, Đà Lạt và Vũng Tàu.
Đối với miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày thành lập ngành Du
lịch Việt Nam được tính là ngày 09/07/1960.

4


Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch, trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đất nước Việt Nam đang là
điểm đến nổi tiếng của thế giới.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm
năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:
Tính đến tháng 4/2004, Việt Nam có 2.741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng di
tích quốc gia. Tới năm 2007, có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới
tại Việt Nam bao gồm Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An,
Thánh địa Mỹ Sơn, và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi
tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp. Việt Nam là một trong 12 quốc gia có vịnh đẹp
nhất thế giới là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.
Cả nước hiện có 21 khu du lịch quốc gia tính đến năm 2008, là những trọng

điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân
tộc đều có những nét đặc trưng về văn hoá, phong tục tập quán và lối sống riêng.
Ngành du lịch và các địa phương đã nỗ lực xây dựng được một số điểm du lịch độc
đáo, như du lịch cộng đồng Sa Pa, du lịch Bản Lát ở Mai Châu - Hoà Bình.
Với tiềm năng lớn, Du lịch Việt Nam đã được chính phủ quy hoạch, định hướng
để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
thời kỳ 1995 – 2010 xác định tổ chức không gian du lịch, theo đó lãnh thổ Việt Nam
được chia thành ba vùng du lịch với những định hướng phát triển chủ yếu gắn với các
vùng và địa bàn trọng điểm kinh tế cũng là địa bàn động lực tăng trưởng du lịch.
Bảng 2.1. Khẩu Hiệu Ngành Du Lịch Việt Nam
Giai đoạn

Biểu trưng

Khẩu hiệu

2001-2004

Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam - A destination for the new mellennium

2004-2005

Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam

2006-nay

Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn
Vietnam - The hidden charm

Nguồn:

5


2.3. Tổng quan du lịch Bà Rịa -Vũng Tàu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Đồng
Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía
Nam giáp biển Đông với hơn 200 km bờ biển trong đó có 40 km là bãi tắm.
Bà Rịa-Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa
và 5 huyện trên đất liền: Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc, Đất Đỏ và Long Điền,
nằm ở kinh độ 107'05" Đông, vĩ độ 10'50" Bắc. Huyện Côn Đảo nằm ở kinh độ
106'35" Đông, vĩ độ 8'42" Bắc có 66 km bờ biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2.
Khí hậu nhiệt đới ôn hoà do chịu ảnh hưởng của biển. Hàng năm có hai mùa là
mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), nhiệt độ
trung bình từ 25 đến 280C, ít gió bão lớn, lượng mưa trung bình 1.300mm – 1.750mm.
Độ ẩm bình quân cả năm là 80%. Thủy triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày
đều có hai lần thủy triều lên xuống. Biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m.
Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24 290C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 -270C.
a) Núi non: Thành phố Vũng Tàu có hai trái núi nằm ở phía Tây Nam thành
phố là Núi Lớn (Tương Kỳ) và Núi Nhỏ (Tao Phùng), ngoài ra còn có Núi Dinh - chốn
Bồng Lai giữa lòng Bà Rịa.
Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, đỉnh núi cao 170 m. Theo đường vòng Núi
Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ Bãi Trước qua Bãi Ô Quắn, Bãi Dứa đến mũi Nghinh
Phong và ra Bãi Sau dài khoảng 6 km. Đường mới, rộng và đẹp. Hai bên đường có
nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Bãi Trước, chùa Niết Bàn Tịnh Xá, tượng Chúa Kitô,
Hòn Bà ...
Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, có ba đỉnh lớn là Vũng Mây, Núi Lớn và
Hòn Sụp. Theo đường Núi Lớn (đường Trần Phú) quanh sườn núi từ Bến Đình sẽ đến

chùa Thích Ca Phật Đài, Bãi Dâu, đến Bãi Trước dài 10 km, đường dốc quanh co, trên
là núi, dưới là biển, phong cảnh hữu tình, hùng vĩ nên thơ. Có nhiều thắng cảnh dọc
đường đi như tượng Đức mẹ, tượng Phật Bà Quan Âm, Bạch Dinh ...

6


b) Bãi biển: BR-VT có nhiều bãi biển nên thơ, hấp dẫn, mỗi nơi mỗi vẻ như
Bãi Trước rực rỡ ánh nắng nằm ở hướng Tây Nam, còn gọi là bãi “Tầm Dương”, ngoài
ra còn có bãi Thùy Vân (Bãi Sau), Bãi Dâu…
Bãi Trước nằm giữa hai ngọn Núi Lớn và Núi Nhỏ, đột khởi từ mặt biển, theo
một đường vòng cung khá đều. Dọc theo bãi biển có trồng nhiều dừa, dương liễu và
cây bàng. Những hàng cây này che mát bãi cát gần biển, dưới tán cây có nhiều hàng
quán xinh xắn. Các khách sạn lớn đều tập trung trên bãi biển này.
Bãu Sau nằm ở Đông Nam Thành phố Vũng Tàu, dài khoảng trên 8 km từ chân
Núi Nhỏ đến Cửa Lấp, sạch, đẹp và rộng rãi. Đi lên phía Bắc, phi lao được trồng san
sát che mát bãi tắm, phong cảnh quyến rũ, nên thơ. Bãi Sau tựa lưng vào những đồi cát
và rừng cây, trước mặt là biển Đông. Kề ngay Bãi Sau là núi Hải Đăng, những vách đá
hang Dơi và Hòn Bà.
Bãi Dứa cách Bãi Trước chừng hơn một cây số. Đây là một bãi biển đẹp nằm
dưới chân Núi Nhỏ, ở đây có những mỏm đá lởm chởm màu đen láy và những bụi dứa
dại mọc rải rác trên bờ tạo cho cảnh biển thêm vẻ hoang sơ, tự nhiên.
Bãi Dâu nằm ven Núi Lớn và cách Bãi Trước khoảng 3 km. Bãi biển này hẹp,
nông nhưng rất sạch sẽ. Hai đầu bãi biển có nhiều mỏm đá nhô ra biển, sau lưng bãi
địa hình lòng chảo, cây cối um tùm bao bọc, tựa lưng vào triền Núi Lớn. Nhiều người
thích tắm ở Bãi Dâu do không có những luồng xoáy nguy hiểm.
Bãi biển Long Hải cách Phước Lễ 16 km và chạy dài theo chân dãy Châu Long,
Châu Viên. Bãi này kéo dài vài km với những bờ cát trắng tuyệt đẹp, nước biển trong
xanh và ít sóng. Dọc bờ biển có những hàng dương mát để du khách có thể nghỉ ngơi
ngoài trời.

c) Sông suối, ao hồ
Sau dãy đồi cát chạy song song với bãi biển là một hồ sen trải dài từ chân Núi
Nhỏ đến khu Thắng Nhất, sau hồ sen là cánh rừng chạy đến rạch Cây Khế hết địa phận
Thành phố Vũng Tàu.
BR-VT tuy không có nhiều sông rạch, nhưng Tỉnh lại có hệ thống suối rất đa
dạng, toàn Tỉnh có đến 200 con suối. Các con suối này kết hợp với các con sông tạo
nên một nguồn cung cấp nước ngọt lớn cho Tỉnh.

7


Thành phố Vũng Tàu có một con sông lớn nhất là sông Dinh. Sông bắt nguồn
từ núi Dinh. Hơn nữa, Tỉnh còn có Suối nước nóng Bình Châu.
Suối nước nóng Bình Châu: Nằm giữa rừng nguyên sinh rộng tới 7000 ha, một
bầu nước sôi với hơn 70 điểm phín nước lộ thiên, vùng có nước nóng hoạt động rộng
hơn 1 km2, gồm nhiều hồ lớn nhỏ tạo thành các dòng chảy có lưu lượng nhỏ. Vùng hồ
rộng nhất khoảng 100 m2 với độ sâu hơn 1m. Đây là điểm nóng nhất, nhiệt độ tầng mặt
nước khoảng 64 độ và đáy nước là 84 độ. Những nơi nông, nước chỉ nóng khoảng 40
độ, có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh.
d) Tài nguyên rừng
Ngoài những bãi tắm tuyệt đẹp với bờ cát mịn thoai thoải, nói đến Bà Rịa Vũng Tàu không thể không nhắc đến hai khu rừng nguyên sinh nổi tiếng.
Khu rừng quốc gia Bình Châu - Phước Bửu nằm dọc theo ven biển, thuộc phía
Nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu rừng này trải dài trên địa phận 5
xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Xuyên Mộc và Phước Bửu, với tổng diện
tích hơn 11.000 ha. Địa hình rừng tương đối bằng phẳng, những ngọn đồi thoải dần
xen lẫn những vạt rừng tươi tốt và hệ thống hồ nước ngọt tự nhiên đã tạo nên cảnh
quan tuyệt đẹp. Rừng Bình Châu - Phước Bửu là một trong những khu rừng nổi tiếng
ở miền Nam Việt Nam.
Rừng nguyên sinh Côn Đảo là khu bảo tồn quốc gia rộng 6.043 ha trên 14 hòn
đảo nằm trong quần đảo Côn Lôn, được bao bọc đường hành lang biển rộng 4 km.

Quần đảo bao gồm 3 hệ sinh thái: Rừng nhiệt đới quanh năm xanh tốt, Rừng đồi cát
khô, Rừng đước và rừng sau đước.
Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên nhiên ưu đãi, BR-VT là một trong
những khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, là một địa bàn du lịch có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng.
2.3.2. Điều kiện về kinh tế, văn hóa - xã hội
a) Dân cư
Dự kiến dân số của Tỉnh đến năm 2010 khoảng 1.064.000 người, tốc độ tăng
bình quân 2,44%/năm. Trong đó, thành thị khoảng 638.800 người, chiếm 60%; nông
thôn khoảng 425.800 người, chiếm 40%. Như vậy thời kỳ 2001-2010 sẽ tăng thêm

8


240.000 người, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 24.000 người. Dân tộc chủ yếu
là người Việt, ngoài ra còn có người Hoa, Châu Ro, Khơme, Mường và Tày.
b) Kinh tế
Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam
và thế giới, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện.
Ngành công nghiệp dầu khí, dịch vụ dầu khí, điện năng đóng một vai trò rất lớn trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Dọc ven biển của Tỉnh sẽ quy hoạch phát triển một số khu du lịch nghỉ ngơi,
tắm biển: Khu du lịch Paradise, khu du lịch Chí Linh - Cửa Lấp, khu du lịch Long Hải,
khu du lịch Hồ Tràm, khu du lịch sinh thái dưới tán rừng Bình Châu - Phước Bửu,
Vườn Quốc gia Côn Đảo. Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông, coi giao thông là
một trong những động lực để nền kinh tế phát triển. Đảm bảo đến năm 2010 mạng lưới
giao thông của Tỉnh đạt 0,85 -1 km đường /km2, mật độ đường 2,5-3 km/1000 dân.
Mục tiêu tổng quát trong 10 năm đầu của thế kỷ 21 là: Phấn đấu đến năm 2010
Bà Rịa-Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm công nghiệp dịch vụ du lịch và
khai thác hải sản của khu vực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế.

Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh cả dầu khí như sau: Công
nghiệp 79% - 80,2%, Dịch vụ 17,4% - 18,5%, Nông nghiệp 2,3% - 2,5%. Tốc độ tăng
GDP hàng năm là 12,5% - 13.1% (kể cả dầu khí).
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu (1995 - 2010) với
5 trung tâm kinh tế - du lịch, trong tương lai không xa, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phát triển
mạnh mẽ, tương xứng với vị thế và tiềm năng của một trung tâm du lịch quan trọng
của cả nước.
c) Văn hóa, lễ hội
Bà Rịa-Vũng Tàu là miền đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời với những
khu di tích mang đậm dấu ấn của những thời kỳ lịch sử, toàn Tỉnh hiện có 31 khu di
tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia.
Đến Bà Rịa-Vũng Tàu, du khách có thể hòa vào dòng người với những lễ hội
truyền thống hàng năm như: Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Đình Thần Thắng Tam, Lễ
hội Đạo Ông Trần…

9


Lễ hội Nghinh Ông: lễ hội này được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du
lịch chọn là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước. Hàng năm, lễ hội được tổ chức trọng
thể tại lăng cá Ông – đường Hoàng Hoa Thám, Tp. Vũng Tàu. Lễ hội được tổ chức
trùng với ngày vía (ngày mất) của Cá, diễn ra trong 3 ngày (từ 16 – 18/8 âm lịch). Nơi
đây, còn bảo tồn bộ xương cá Ông khổng lồ vớt được từ 100 năm trước và bộ xương
thần Cá Ông dài khoảng 12 m. Bắt đầu với lễ cúng Ông, lễ nghinh Ông bằng nhiều ghe
thuyền kết hoa đèn lộng lẫy. Trong lễ hội, ngư dân cầu mong sóng yên biển lặng, đánh
bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Lễ hội Đình Thần Thắng Tam: diễn ra trong 4 ngày từ ngày 17 – 20/2 âm lịch
hàng năm, được xem là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa
thu hoạch tôm cá. Phần lễ diễn ra khá cầu kỳ gồm: cúng tế, dâng hương, lễ vật, tế
thần… phần hội có nhiều trò chơi dân gian như: múa lân, hát bội… Lễ hội Đình Thần

Thắng Tam là hoạt động văn hóa đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu.
Lễ hội Ốp Yan Va: đây là lễ hội tổ chức hàng năm của người Châu Ro ở BRVT, gắn liền với tục thờ thần Lúa. Lễ hội diễn ra vào những đêm trăng sáng, đẹp trời
vào tháng 3, tháng 4 âm lịch. Người dân tổ chức lễ hội cúng thần Lúa để mừng thành
quả của một mùa lao động (người Châu Ro mỗi năm chỉ trồng một mùa lúa rẫy), cùng
nhau vui hưởng thành quả ấy, đồng thời cầu nguyện thần linh phù hộ cho mùa sau
được mùa hơn năm trước.
Lễ hội Đạo Ông Trần: Ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, một tín đồ của đạo
Tứ Ân Hiếu Nghĩa, ông là người đã có công khẩn hoang và tạo cuộc sống thanh bình
nơi đây. Để tưởng nhớ công đức Ông, nhân dân chọn ngày 20/2 âm lịch hàng năm là
ngày giỗ Ông. Đây là lễ cầu an cho những người theo đạo Ông Trần được mạnh khỏe,
an lành. Vào ngày lễ hàng vạn du khách từ khắp nơi tụ hội về Nhà Lớn xã Long Sơn,
Tp. Vũng Tàu tạo nên một lễ hội không khí ấm cúng, trang nghiêm.
Lễ hội Dinh Cô: Dinh Cô là một công trình kiến trúc uy nghi, được xây dựng
trên một diện tích rộng lớn vào cuối thế kỷ XVIII, nằm bên sườn đồi nhỏ, trước mặt là
bãi biển Long Hải. Hàng ngàn du khách từ khắp nơi xa gần đổ về Long Hải để tham
dự lễ hội và dâng hương tưởng niệm vong hồn vị Thần Nữ linh thiêng. Các ngư dân
lớn tuổi trong trang phục cổ truyền điều khiển buổi lễ theo đúng nghi thức truyền

10


thống. Họ cầu nguyện cho năm mới tốt lành, đánh bắt được nhiều cá tôm và cuộc sống
an bình.
d) Đình – Chùa
BR-VT ngoài những bãi biển đẹp, núi non trùng điệp còn có những ngôi đình
chùa trang nghiêm, lộng lẫy. Vào các dịp lễ, Tết du khách có thể tham quan và cầu
mong một năm mới an lành tại nhiều ngôi chùa với cảnh trí tuyệt đẹp như Chùa Thích
Ca Phật Đài, Chùa Niết Bàn Tịnh Xá, Chùa Quan Âm Bồ Tát.
Chùa Thích Ca Phật Đài: Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa
lớn nhất ở Vũng Tàu. Khu vực Chùa rộng 6 ha xây dựng trên sườn Núi Lớn. Ngày

20/07/1961 chùa Thích Ca Phật Đài đã được khởi công xây dựng và được khánh thành
trọng thể vào ngày 09/03/1963.
Kinh phí chùa do phật tử quyên góp. Một Bảo Tháp cao 3m là nơi chứa di cốt
của vị sư đầu tiên trụ trì ngôi chùa này, đó là ông Phù Vinh. Phía trên là ngôi Thiền
Lâm Tự, nơi ở phật chính của chùa. Trong chùa có nhiều bức tượng có tiếng như
tượng Phật Đản Sinh diễn tả một hài nhi đứng trên toà sen, một tay chỉ trời, một tay
chỉ đất, Tượng voi và khỉ dâng hoa cho đức Phật, Tượng kim thân Phật Tổ.
Chùa Niết Bàn Tịnh Xá: còn gọi là chùa "Phật Nằm" được xây dựng trên sườn
Núi Nhỏ, có hai toà tháp cao khoảng 5m. Toà bên trái có tượng Phật A Di Đà, toà bên
phải có tượng Phật Dược Sư. Hậu điện là nơi thờ Phật Thích Ca và các vị tổ có công
truyền bá Đạo Phật. Sau tượng Phật Thích Ca có treo một bức tranh vẽ hình "Đạt ma
sư tổ". Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Vũng Tàu với những đường nét
kiến trúc hiện đại .
Chùa Quan Âm Bồ Tát: Chùa Quan Âm Bồ Tát nằm trên đường vòng Núi
Lớn cách Bãi Dâu 500m. Chùa được xây dựng vào năm 1976. Đây chỉ là một ngôi
chùa nhỏ nhưng nổi bật giữa khu vực chùa là một pho tượng Phật Bà Quan Âm trắng
toát. Pho tượng cao 16 m làm bằng xi măng cốt thép. Đó là một pho tượng đẹp, và
cũng là một điểm tham quan hấp dẫn của khách du lịch Vũng Tàu.
e) Thắng cảnh và di tích văn hóa
BR-VT không những có những đình chùa đẹp mà còn nhiều thắng cảnh, những
khu du lịch, những di tích lịch sử tuyệt đẹp thu hút nhiều du khách đến tham quan,
nghỉ dưỡng như: Bạch Dinh, Tượng Chúa KiTô, Hải Đăng…
11


Bạch Dinh: Dọc theo Bãi Trước về phía Núi Lớn, chúng ta luôn trông thấy một
dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây
cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh. Phía trước Bạch Dinh hướng ra biển. Tại đây có thể nhìn
bao quát cảnh Bãi Trước, Núi Nhỏ, Núi Lớn, nhìn thẳng xuống ta sẽ thấy hòn Hải
Ngưu, đó là mũi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng một con trâu nằm dưới nước. Bây

giờ Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng trưng bày cổ vật tìm được ở Hòn Cau Côn Đảo.
Tượng chúa Kitô: Tượng chúa được xây dựng trên núi cao 136 mét và cao so
với mực nước biển 176 mét. Tượng đài cao 31 mét, hai tay dang rộng 18,4 mét, được
đặt trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng. Phía
trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang được làm
bằng đá mài. Từ hai tay của tượng, ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ thành phố
Vũng Tàu.
Hải Đăng Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1907, lúc đầu đặt ở mỏm thấp của
Núi Nhỏ, thắp bằng dầu, năm 1911 được xây dựng thành tháp tròn có đường kính 3
mét, cao 18 mét được làm trên đỉnh cao nhất của Núi Nhỏ có độ cao 170 mét. Hải
Đăng Vũng Tàu dọi xa đến 35 hải lưu có kính viễn vọng để theo dõi tàu và hướng dẫn
thuyền trên biển.
Hòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xoá
rất nên thơ. Nằm phía ngoài biển theo đường Hạ Long vòng Núi Nhỏ, từ Bãi Trước,
qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong, Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200 m.
Miếu Bà hiện nay có chiều cao nổi trên mặt đất là 4 m, trong là điện thờ các vị thần
linh, bên dưới có một tầng hầm dài 6m rộng 3m. Khi thủy triều xuống thấp, có thể men
theo một lối đá chập trùng để ra đảo. Ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo
rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này.
Vũng Tàu Paradise: Piz 1: Khu du lịch thiên đường với những thú vui giải trí
phong phú dựa vào mẫu của người châu Âu, những khu vườn theo kiểu Châu Âu và
Trung Quốc, phòng Karaoke hiện đại.
Piz 2: Câu lạc bộ Marina: Những sinh hoạt thể thao trên biển với nhiều trò đặc
sắc, hấp dẫn như: thuyền buồm, thuyền máy..., bãi đậu xe rộng rãi, nhà hàng với thiết
kế độc đáo, trang nhã phục vụ những món ăn biển.
12


Piz 3: Câu lạc bộ sân golf Paradise, là sân golf bờ biển đầu tiên tại Việt Nam,
Chọn kiểu golf, chọn lỗ golf nổi tiếng của Anh, Mỹ, phù hợp với tất cả mọi người.

Căn cứ Minh Đạm: Ba mặt giáp biển, có nhiều hang động hiểm trở. Dãy núi
này xưa là căn cứ chống Pháp, Mỹ của Tỉnh ủy Bà Rịa và Huyện ủy Long Điền. Căn
cứ Minh Đạm bao gồm 4 khu: Chùa Viên, Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch và Đá Chồng.
Căn cứ Minh Đạm được công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/QĐ VHTT
ngày 18/01/1993 của Bộ Văn Hoá Thông Tin.
Nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu: Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã
đặc trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái lợp
ngói âm dương, nền đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ.
Cách đó chừng 50m về hướng đông nằm kế ngã tư tỉnh lộ 32 là khu công viên
tượng đài nữ anh hùng Võ thị Sáu đặt trang trọng tại công viên, bốn mùa bát ngát
hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng đúc bằng đồng, cao 7m do tác giả Thanh
Thanh sáng tác, diễn tả tư thế chị Sáu ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay
trong gió.
Địa đạo Long Phước: Thuộc xã Long Phước thị xã Bà Rịa, là căn cứ cách
mạng của tỉnh Bà Rịa Long Khánh. Năm 1948 nhằm bảo tồn lực lượng và củng cố
phong trào cách mạng, đảng bộ Long Phước phát động phong trào đào hầm bí mật
trong toàn xã. Ngày 09/01/1990 Bộ Văn Hoá Thông tin, Thể thao và Du lịch đã ra
quyết định số 34/HVQĐ công nhận di tích lịch sử địa đạo Long Phước. UBND tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đã cho trùng tu lại khu di tích địa đạo Long Phước và đón khách du
lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
Căn cứ núi Dinh: Núi Dinh chạy hình vòng cung theo hướng Đông Nam - Tây
Bắc. Đỉnh cao nhất là núi Ông Trịnh cao 504m, phần còn lại thoải dần về 2 phía. Đầu
thế kỷ 20, ở đây là rừng nguyên sinh với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, nhiều loại
cây gỗ quý hiếm. Trong hai cuộc kháng chiến, Núi Dinh là căn cứ cách mạng, trải dài
trên một diện tích có địa hình phức tạp, hiểm trở. Mỗi hốc đá, bờ suối đều tạo nên
những kỳ tích anh hùng. Những địa danh như Hang Dây Bí, Hang Tổ, Hang Mai,
Chùa Diệu Linh, Hang Dơi đều làm nhiều thế hệ bồi hồi xúc động.
Cảng Cầu Đá: Cảng Cầu Đá được xây dựng năm 1896, Tiền cảng Vũng Tàu là
một con đê dài hơn 400 m, chân đê rộng 15 m, mặt đê rộng 4 m được kè bằng đá đổ bê
13



tông chạy dài tới mũi phía bắc Núi Nhỏ ra giữa biển, song song với Bãi Trước. Đê
cảng Vũng Tàu được kỹ sư Pháp thiết kế và thị trưởng Vũng Tàu lúc đó phê duyệt và
thi công. Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần
thể di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia.
g) Khu giải trí - Ẩm thực
Bà Rịa - Vũng Tàu không chỉ thu hút du khách gần xa với bãi biển dài trong
xanh hay những ngôi chùa cổ kính mà còn hấp dẫn du khách với những món ăn đặc
sản tươi ngon như Rượu đế Hòa Long, Gỏi Cá Mai, Bánh hỏi An Nhứt, Bánh khọt gốc
vú sữa và những khu vui chơi giải trí sầm uất.
Có thể nói bánh khọt là món ăn đặc trưng của Vũng Tàu với rất nhiều quán nằm
rải rác dọc các con đường, nhưng quán ngon và nổi tiếng là quán bánh khọt Gốc Vú
Sữa, có lẽ bởi nơi đây giữ hương vị đặc trưng và truyền thống của món dân dã này.
Bánh vừa ra khuôn có màu trắng đục của bột gạo, màu xanh của mỡ hành, màu đỏ của
tôm. Vỏ bánh giòn, bột bánh xốp, nhân tôm ngọt, thêm vị béo ngậy của mỡ, bánh được
chấm với nước mắm chua ngọt pha với sợi cà rốt ngâm chua, ăn kèm rau xà lách và
rau thơm. Món ăn này tuy dân dã nhưng chắc chắn sẽ làm hài lòng thực khách, cả
những người kén khẩu vị nhất.
Rượu đế Hòa Long: “Không biết xào cơm, đâm men, nấu rượu… thì không
phải là dân Hòa Long”. Câu nói có phần hơi khắt khe, nhưng đó cũng là niềm tự hào
của người dân xã Hòa Long, thị xã Bà Rịa về đặc sản số một của mình: rượu đế. Rượu
Hòa Long có hương vị thơm nồng, khi rót ra ly thì bọt nổi lên rồi xé ra thành từng
vành quanh miệng ly, nhấp một chút sẽ có vị cay đặc trưng nơi đầu lưỡi, tạo cho bạn
cảm giác lâng lâng khó tả, không giống với bất kỳ loại rượu nào mà bạn đã từng uống.
Được nấu từ nguồn nước giếng khơi trong mát ngọt lành, rượu Hòa Long chứa đựng
trong mình tâm hồn những con người hiếu khách của vùng đất này dành cho du khách
gần xa.
Mực rang muối là món ăn hấp dẫn ở Vũng Tàu đối với những ai thích hải sản.
Mực rang với muối vàng ươm, được dọn kèm với dĩa rau xà lách xanh mướt, vị tươi

ngọt của mực, cái giòn tan của lớp bột áo, thêm một chút mặn mặn của muối, vị thanh
thanh của xà lách, một ít chua chua của muối tiêu chanh, mực rang muối sẽ cho thực
khách cảm nhận rất riêng về mùi vị của nó. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể cùng
14


×