Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 10.TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH 10.TPHCM

TRẦN THỊ HUYỀN TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH
10.TPHCM” do Trần Thị Huyền Trâm, sinh viên khóa 32, khoa Kinh tế, chuyên ngành Kế
Toán – Tài Chính, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________________

TRẦN ANH KIỆT
Người hướng dẫn
_____________________
Ngày ….tháng… năm 2010


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

__________________________

__________________________

Ngày….tháng….năm 2010

Ngày….tháng….năm 2010


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ từ quí thầy cô, quí ngân hàng, gia đình và bạn bè. Với tình cảm chân thành nhất xin
được gửi đến:
™ Cha mẹ - người đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn. Cảm ơn
cha mẹ đã hết lòng yêu thương, dìu dắt con để con được như ngày hôm nay.
™ Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Thầy Cô Trường
Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cùng toàn thể Thầy Cô khoa Kinh Tế đã
truyền đạt cho em những kiến thức quí báu giúp em có thể tự tin và trưởng
thành hơn để bước vào đời.
™ Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Anh Kiệt
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này.
™ Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 10.TPHCM và các anh chị Phòng
Khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian
thực tập
™ Em xin chân thành cảm ơn anh Lưu Tiến Thảo và chị Vũ Hồng

Hà đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại quí ngân hàng.
™ Bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tinh thần cũng như đóng
góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Một lần nữa, em xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô
Khoa Kinh Tế - Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Ban Giám Đốc Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh 10.TPHCM cùng các anh chị
Phòng Khách hàng
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huyền Trâm


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRẦN THỊ HUYỀN TRÂM. Tháng 7 năm 2010. “Rủi ro và các biện pháp
hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 10.TPHCM”
TRAN THI HUYEN TRAM July, 2010 “ Risk and measures to reduce risk
in International Payment for Documentary credit in Vietnam joint stock
commercial Bank for Industry and trade – branch 10.TPHCM”
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động thanh toán quốc tế càng phát
triển mạnh. Phát triển càng mạnh thì rủi ro mà các doanh nghiệp và ngân hàng Việt
Nam gặp phải càng lớn. Vì thế để hạn chế các rủi ro này là vấn đề cấp bách của các
doanh nghiệp Việt Nam cũng như các ngân hàng. Hiện nay có nhiều phương thức
được áp dụng trong thanh toán quốc tế như: nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh, tín dụng
chứng từ…nhưng trong phạm vi khóa luận tôi chỉ tập trung nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề liên quan đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, những rủi ro và
biện pháp để hạn chế rủi ro tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh 10.TPHCM.
Trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp thực tế, tìm hiểu quy trình thanh toán xuất nhập
khẩu và các rủi ro gặp phải của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Từ đó nêu
bật thế mạnh và điểm yếu cần khắc phục của ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam- chi nhánh 10.TPHCM trong tiến trình toàn cầu hóa. Đề ra các giải pháp mới
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán quốc tế tại chi nhánh.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

4
4

2.1.1. Lịch sử hình thành của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

4

2.1.2 Quá trình phát triển

5

2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong
những năm gần đây(2006 -2008)

9


2.2 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh10.
TPHCM

11

2.2.1. Sự ra đời và phát triển

11

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

12

2.2.3. Chức năng của các phòng ban

12

2.2.4 Giới thiệu về bộ phận thanh toán quốc tế(TTQT)

14

2.2.4.1. Cơ cấu của bộ phận TTQT

14

2.2.4.2. Chức năng

15


2.2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN- Chi nhánh
10.TPHCM những năm gần đây(2006 -2009)

15

2.2.5.1. Hoạt động huy động vốn

17

2.2.5.2. Hoạt động cho vay và đầu tư

18


2.2.5.3. Hoạt động thanh toán quốc tế

19

2.2.5.4. Hoạt động bảo lãnh

19

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế

21
21

3.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế


21

3.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế

21

3.2. Các phương thức thanh toán chủ yếu

23

3.2.1. Phương thức chuyển tiền

23

3.2.2. Phương thức nhờ thu

24

3.2.3. Phương thức trả tiền đổi chứng từ

24

3.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ

24

3.3. Khái quát chung về phương thức tín dụng chứng từ

24


3.3.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ

24

3.3.2. Trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia trong phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ

25

3.3.2.1. Người xin mở thư tín dụng (Applicant for L/C)

25

3.3.2.2. Người thụ hưởng thư tín dụng (Beneficiary)

25

3.3.2.3. Ngân hàng phát hành (Issuing Bank), hay ngân hàng mở (Opening
Bank)

25

3.3.2.5. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)

25

3.3.2.6. Ngân hàng thanh toán( Paying Bank)

26


3.3.3.7. Ngân hàng thương lượng( Negotiating Bank)

26

3.3.3. UCP – văn bản quốc tế điều chỉnh về phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ

26

3.3.4. Tìm hiểu chung về thư tín dụng

27

3.3.4.1. Khái niệm thư tín dụng

27

3.3.4.2. Nội dung thư tín dụng

27

3.3.4.3. Các loại thư tín dụng thường gặp

27

3.3.4.4. Bộ chứng từ thanh toán kèm theo với thư tín dụng

28

3.3.5. Qui trình thực hiện thanh toán tín dụng chưng từ


29

3.3.6. So sánh phương thức tín dụng chứng từ với các phương thức khác

30

vi


3.3.7. Rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
3.3.7.1. Rủi ro kỹ thuật

31
31

3.3.7.1.1. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

32

3.3.7.1.2. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu

33

3.3.7.1.3. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành

34

3.3.7.1.4. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo


35

3.3.7.1.5. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận

35

3.3.7.1.6. Rủi ro đối với ngân hàng chỉ định

35

3.3.7.2. Rủi ro đạo đức

35

3.3.7.2.1. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

36

3.3.7.2.2. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu

36

3.3.7.2.3. Rủi ro với ngân hàng

36

3.3.7.3. Rủi ro chính trị

36


3.3.6.4. Rủi ro khách quan từ nền kinh tế

37

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

38

4.1. Qui trình thanh toán L/C XNK tại NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM

38

4.1.1. Qui trình thanh toán L/C nhập khẩu

38

4.1.2. Qui trình thanh toán L/C xuất khẩu

43

4.1.3. Các loại L/C được nhà xuất nhập khẩu và NHTMCPCTVN –
CN10.TPHCM áp dụng

44

4.2. Thực trạng về rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng
từ tại NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM
4.2.1. Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế

44

44

4.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng
từ

47

4.2.3. Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng
từ tại NHTMCPCTVN –CN10.TPHCM

53

4.2.3.1. Rủi ro tín dụng

53

4.2.3.2. Rủi ro xuất phát từ phía doanh nghiệp

54

4.2.3.3. Rủi ro hoạt động

55

4.3. Nguyên nhân tồn tại

56
vii



4.4. Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
tại NHTMCPCTVN –CN10.TPHCM

57

4.4.1. Giải pháp xuất phát từ bản thân doanh nghiệp

57

4.4.1.1. Đối với nhà xuất khẩu

57

4.4.1.2. Đối với nhà nhập khẩu

59

4.4.2. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –Chi
nhánh 10.TPHCM

60

4.4.2.1. Giải pháp phòng ngừa đối với rủi ro thanh toán hàng nhập

60

4.4.2.2. Giải pháp phòng ngừa đối với rủi ro thanh toán hàng xuất

61


4.4.2.3. Giải pháp nhằm nâng cao uy tín và hoàn thiện hoạt động thanh toán tín
dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCPCTVN –CN10.TPHCM
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

62
63
63

5.1.2. Những tồn tại cần giải quyết

64

5.2. Kiến nghị

64

5.2.1. Đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

64

5.2.2. Đối với ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –CN10.TPHCM

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

66

PHỤ LỤC


viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCT

Bộ Chứng Từ

DN

Doanh Nghiệp

ICC

International Chamber of Commerce

HMTD

Hạn Mức Tín Dụng

HĐQT

Hội Đồng Quản Trị

HĐTD

Hợp Đồng Tín Dụng

HĐBĐ


Hợp Đồng Bảo Đảm

L/C

Letter of Credit

NHTMCPCTVN

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Công Thương Việt Nam

NHTMCP

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

NHPH

Ngân Hàng Phát Hành

TNHH


Trách Nhiệm Hữu Hạn

TTQT

Thanh Toán Quốc Tế

TDCT

Tín Dụng Chứng Từ

TSĐB

Tài Sản Đảm Bảo

TTV

Thanh Toán Viên

SGD

Sở Giao Dịch

UCP

Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits

XNK

Xuất Nhập Khẩu


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn điều lệ

8

Bảng 2.2: Các chỉ số tài chính của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam từ 2006 2008

10

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN –CN10.TPHCM

16

Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
CN10.TPHCM

17

Bảng 4.1: Tình hình cung cấp dịch vụ thanh toán XNK của ngân hàng

45

Bảng 4.2: Doanh số các phương thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh

46


Bảng 4.3: Doanh số thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ

47

Bảng 4.4:Số lượng hồ sơ thanh toán XNK tại chi nhánh

49

Bảng 4.5. Phí thu từ hoạt động thanh toán XNK

51

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn điều lệ của NHTMCPCTVN

9

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động kinh doanh của NHTMCPCTVN – CN 10.TPHCM
12
Hình 2.3. Sơ đồ thực hiện sự tập trung hóa của bộ phận TTQT

14

Biểu đồ 2.4. Lợi nhuận trước thuế của NHTMCPCTVN- CN10.TPHCM từ 2006 2009

16


Hình 4.1. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng TMCPCông thương Việt
Nam -Chi nhánh 10.TPHCM

38

Hình 4.2. Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại ngân hàng chi nhánh

43

Biểu đồ 4.1. Doanh số thanh toán quốc tế tại NHTMCPCTVN và Chi nhánh 10

45

Biểu đồ 4.2. Doanh số các phương thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh

46

Biểu đồ 4.3. Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

48

Biểu đồ 4.4. Tình hình thanh toán L/C xuất tại NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM

50

Biểu đồ 4.5. Tình hình thanh toán L/C nhập tại NHTMCPCTVN – CN10.TPHCM 50
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ thanh toán L/C xuất – nhập năm 2009

51


Biểu đồ 4.7. Tỷ trọng thu phí của các phương thức thanh toán đối với hàng nhập khẩu
năm 2009

52

Biểu đồ 4.8. Tỷ trọng phí thu của các phương thức thanh toán đối với hàng xuất khẩu
năm 2009

52

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Biểu phí áp dụng cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại
NHTMCPCTVN- CN10.TPHCM
Phụ lục 2. Một số chứng từ được sử dụng trong phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề:
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Việt Nam đã
đổ biết bao xương máu để giành lại hòa bình, giành lại độc lập cho dân tộc Việt
Nam.Thời chiến là thế, thời bình công cuộc đấu tranh trên thương trường còn khốc liệt
hơn nữa đặc biệt là trên trường quốc tế.Và rào cản lớn nhất của người Việt Nam chính

là ngôn ngữ.Sự không thông hiểu sâu sắc về ngôn ngữ đã làm cho các doanh nghiệp
Việt Nam gặp rất nhiều rủi ro trong thanh toán quốc tế. Với trình độ còn hạn chế đã
làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn trong kinh doanh.
Với sự tăng trưởng về kinh tế, hiện nay các DN đã nhận được sự tiếp sức khá
mạnh mẽ từ phía các NHTM. Vì thế rủi ro trong thanh toán quốc tế đã được giảm
thiểu. Cho đến nay, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi quan hệ mua bán
với nhau thường sử dụng các phương thức thanh toán như: Chuyển tiền (Remittance),
Ghi sổ (Open account), Uỷ thác thu (Collection), Tín dụng chứng từ (Documentary
Credits). Nếu như ba phương thức đầu đều có sự bất lợi cho một bên là người mua
hoặc người bán, Ngân hàng chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm phải
thanh toán, thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó đảm bảo quyền lợi
cho tất cả các bên tham gia.Chính những ưu điểm nổi bật này mà phương thức tín
dụng chứng từ được ưa chuộng hơn. Ước tính có khoảng 80% các hợp đồng ngoại
thương thoả thuận phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ không huỷ ngang.
Việc hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán quốc tế, cụ thể là nghiên cứu và
phòng chống rủi ro trong thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những mối quan
tâm thường xuyên của mỗi Ngân hàng.
Là một trong những NHTM lớn ở Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam luôn đi đầu trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số thanh toán


XNK trung bình hàng năm đạt: 3,8 tỷ USD, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các
doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi
nhánh10. TPHCM đã triển khai và thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nói
chung và tín dụng chứng từ nói riêng, song việc hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này
còn gặp không ít khó khăn và bất cập. Vì thế trong quá trình thực tập tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh10.TPHCM, trên cơ sở kiến thức đã học và
tham khảo tài liệu tôi đã chọn đề tài: “Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong
phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM” làm khóa luận tốt nghiệp.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mục tiêu đi sâu vào phân tích nghiệp vụ thanh toán XNK tại ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM. Luận văn nêu bật những cơ
sở khoa học để vận dụng, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận. Do vậy, mục tiêu của
đề tài bao gồm:
Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những lý luận về thanh toán Xuất nhập khẩu,
trong đó chú trọng phương thức phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là tín
dụng chứng từ. Nêu một số khái niệm và quy trình thanh toán của các phương thức
thanh toán quốc tế được Phòng thương mại Quốc tế (ICC) ban hành. Trong phần này
có những lý luận thực tiễn nhằm khẳng định hoạt động thanh toán quốc tế rất cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, đề tài đi sâu vào phân tích tình hình thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM trong đó chú trọng
phương thức tín dụng chứng từ trong những năm gần đây( 2006 - 2010)
Thứ ba, đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thanh toán xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu như sau:
Về không gian: tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh
10.TPHCM, số 530 – 532 Lê Hồng Phong , phường 1, Quận 10 . TP HCM
Về thời gian: từ 29/3/2010 – 5/6/2010.
2


Nôi dung: Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán
tín dụng chứng từ tại ngân hàngTMCPCông thươngViệt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu

Nêu lý do, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và ngân hàng
TMCP Công thương - Chi nhánh 10. TPHCM về các mặt : Quá trình hình thành và
phát triển, cơ cấu tổ chức của chi nhánh,mục tiêu hoạt động của chi nhánh.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, lý luận cơ bản và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả qui trình của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, thực trạng của
tình hình hoạt động và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín
dụng chứng từ.
Chương 5: Kết quả và đề nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu đưa ra các ưu nhược điểm của qui trình thanh toán
và đề xuất những ý kiến để nâng cao hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công
thương - Chi nhánh 10.TPHCM.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Vào năm 1951, Ngân hàng Nhà nước được thành lập với chức năng chủ yếu là
phát hành tiền tệ, thi hành ngân sách, cung cấp tín dụng, quản lý khối dự trữ quốc gia
… khi đó chỉ có một cấp ngân hàng do nhà nước quản lý. Sau năm 1975, hệ thống
ngân hàng một cấp không phát huy được tác dụng. Vào ngày 26/3/1988 theo nghị định
số 53/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng thành lập ngân hàng chuyên doanh. Từ đó hệ
thống ngân hàng phân làm hai cấp:

-Ngân hàng Nhà nước làm chức năng Ngân hàng Trung ương, quản lý
nhà nước về tiền tệ - tín dụng.
- Ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng - dịch
vụ ngân hàng.
Tháng 7/1988 Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời cùng với sự ra đời của
Ngân hàng phát triển Nông Nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển hình thành một hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh. Ngân hàng
công thương Việt Nam hoạt động với:

4


Tên tiếng việt

Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Tên tiếng Anh

Vietnam Bank for Industry and Trade

Tên viết tắt tiếng Anh

Vietinbank

Trụ sở chính

Số 108 Trần Hưng Đạo Hoàn kiếm, Hà
Nội

Điện thoại


(84.4)3942.1030

Fax

(84.4)3942.1032

Website

www.vietinbank.vn

Đăng ký kinh doanh

Số 0101000742 do sở kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25
tháng 03 năm 1997 và cấp bổ sung lần thứ
6 ngày 20 tháng12 năm 2007

2.1.2. Quá trình phát triển
Tình hình phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chia làm hai
thời kỳ:
a) Trước khi cổ phần hóa(3/1988 – 12/2008)
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trước khi cổ phần hóa có tên giao
dịch là ngân hàng Công thương Việt Nam.
Là một Ngân hàng Thương mại quốc doanh lớn tại Việt Nam với tổng tài sản
chiếm 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Với phương châm “Tin cậy, Hiệu quả, Hiện đại” ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam là sự lựa chọn của nhiều tổ chức, doanh nghiệp,cá nhân.... Sau 20
xây dựng và phát triển đã khẳng định được vị trí của mình với một mạng lưới kinh
doanh lớn mạnh mở rộng trên 53 tỉnh thành gồm: hội sở chính, 3 sở giao dịch(tại Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), 141 chi nhánh và trên 700 phòng/điểm giao dịch,
383 quỹ tiết kiệm, 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin,Trung tâm
Thẻ và Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, 4 công ty hạch toán độc lập:
Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và
Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm; Bên cạnh đó, NHTMCP Công thương

5


Việt Nam còn là đồng sáng lập và là cổ đông chính của ngân hàng INDOVINA và
công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam(Banknet)
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có uy tín với khách hàng trong nước
và quốc tế, có quan hệ truyền thống với nhiều tổng công ty lớn, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải, viễn
thông, xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch…NHTMCPCTVN là ngân hàng đầu tiên
của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là một trong những ngân hàng tiên
phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào hoạt
động ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tham gia với tư cách là thành viên sáng lập
(các tổ chức tài chính – tín dụng) Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, còn là thành viên
chính thức của hiệp hội các ngân hàng Châu Á (ABA), hiệp hội phát hành và thanh
toán thẻ Visa Master, hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT).
Cho tới nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có quan hệ đại lý với 850 ngân
hàng của 80 quốc gia trên toàn thế giới, có thể đi bằng SWIFT có gắn mã khóa thẳng
trực tiếp tới 19.000 ngân hàng, chi nhánh, và văn phòng đại diện của họ trên toàn cầu.
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tư công nghệ và nguồn
nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, trong điều kiện ngành
ngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng được cải
thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh,an toàn và hiệu quả. Trong tương lai

không xa, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm ngân hàng tiên tiến như hệ thống
thanh toán điện tử 24/24 giờ, dịch vụ ngân hàng Internet, dịch vụ ngân hàng tại nhà,
dịch vụ ngân hàng điện thoại, ngân hàng bán lẻ. Trong suốt quá trình hoạt động
NHTMCPCTVN luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Với việc mở rộng
mạng lưới kinh doanh, thâm nhập vào nhiều lĩnh vực mới, NHTMCPCTVN đã kinh
doanh có lợi nhuận và phục vụ có hiệu quả cho nền kinh tế.

6


b) Tình hình ngân hàng sau khi cổ phần hóa(12/2008- nay)
Sau khi cổ phần hóa NHTMCPCTVN hoạt động với:
Tên tiếng việt

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công
Thương Việt Nam

Tên tiếng Anh

Vietnam joint stock commercial Bank for
Industry and Trade

Tên viết tắt tiếng Anh

Vietinbank

Trụ sở chính

Số 108 Trần Hưng Đạo Hoàn kiếm, Hà
Nội


Điện thoại

(84.4)3942.1030

Fax

(84.4)3942.1032

Website

www.vietinbank.vn

Đăng ký kinh doanh

Số 0101000742 do sở kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25 tháng 03
năm 1997 và cấp bổ sung lần thứ 6 ngày 20
tháng12 năm 2007

Năm 2008, kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và
kinh tế Việt Nam có nhiều biến động rất phức tạp và khó lường. Ảnh hưởng của nền
kinh tế Mỹ, kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến xấu. Trong nước lạm phát tăng cao
22,9%, nhập siêu 17 tỷ USD. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại,
sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP trên 8% thì năm 2008 GDP chỉ đạt 6,2%.
Năm 2008 – cột móc đánh dấu bước ngoặc của NHTMCPCTVN: chuyển đổi
thống nhất thương hiệu mới Vietinbank được đăng ký toàn cầu, đón nhận huân chương
hạng nhì do nhà nước trao tặng. Trong năm này, ngân hàng cũng có nhiều đổi mới
thành lập sở giao dịch III(Trung tâm xử lý nghiệp vụ thương mại tập trung) và vào
tháng 12/2008 NHCTVN chuyển đổi cổ phần hóa thành NHTMCP Công thương Việt

Nam.

7


Hình thức cổ phần hóa:
Theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt, ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam được cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên phần vốn Nhà nước tại
NHTMCPCTVN theo giá trị được xác định lại, đồng thời được phát hành cổ phiếu thu
hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước nắm giữ cổ phần cho phép không thấp hơn
51% vốn điều lệ của NHTMCP CÔNG THƯƠNG.
Tổng khối lượng cổ phần phát hành lần đầu chiếm 20% vốn điều lệ của
NHTMCP CÔNG THƯƠNG tương đương với 2.680 tỷ đồng .
Vào ngày 25/12/2008 NHTMCPCTVN đã tổ chức bán thành công 53.600.000
cổ phần với giá cao nhất là 40.000đồng/cp và giá thấp nhất là 20.000đồng/cp. Đây là
một điểm tiêu biểu của chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh chứng khoán đang giảm
mạnh.
Vốn điều lệ sau khi cổ phần hóa
Theo công văn số 300/CV- HĐQT- NHCT 26 ngày 5 tháng 11 năm 2008 của
NHTMCPCTVN về việc trình Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt một số nội dung cổ
phần hóa của NHTMCPCTVN và công văn số 2901/CV – TTg- ĐMDN của Thủ
tương Chính Phủ về đồng ý với các nội dung trong công văn số 300 nêu trên, cơ cấu
vốn điều lệ dự kiến của NHTMCPCTVN như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn điều lệ
Nội dung

(%) nắm giữ

Vốn điều lệ


Giá trị
13.400.000

- Nhà nước

89,23%

11.956.820

- CBCNV

1,82%

243.880

- Tổ chức công đoàn

2,83%

379.220

- Nhà đầu tư chiến lược trong nước.

1,81%

242.540

- Cổ đông khác

4,71%


631.140
Nguồn tin: NHTMCPCTVN

Sau khi cổ phần hóa, tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sẽ quản
lý phần vốn nhà nước tại NHTMCPCTVN. Và theo lộ trình đến năm 2012, tỷ lệ sở
hữa của nhà nước sẽ giảm xuống còn 51%, tỷ lệ sở hữa cổ đông trong nước là 29% và
tỷ lệ sở hữa cổ đông chiến lược nước ngoài là 20%.
8


Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn điều lệ của NHTMCPCTVN

2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong
những năm gần đây(2006 -2008)
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước, NHTMCPCTVN đã có
những bước phát triển vượt bậc trong nhưng năm gần đây với kết quả kinh doanh rất
khả quan:

9


Bảng 2.2. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2006-2008
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu

2006

2007


2008

1. Tổng tài sản có

135.442

166.112

209.776

2. Vốn chủ sở hữu

5.637

10.646

12.698

3. Tổng tài sản nợ

129.804

155.466

197.078

4. Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh

11.218


14.835

20.126

5. Tổng chi phí hoạt động kinh doanh

(8.788)

(10.953)

(12.150)

5. Thu nhập hoạt động kinh doanh thuần

2.430

3.882

3.961

6. Chi phí dự phòng rủi ro

(1.600)

(2.353)

(2.242)

7. Lợi nhuận trước thuế


829

1.529

1.719

8. Thuế thu nhập doanh nghiệp

(227)

(379)

(481)

9. Lợi nhuận sau thuế

602

1.149

1.237

10. Tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu (%) 10,69%

10,80%

10,6%

11. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản (%)


0,69%

10,9%

0,45%

Nguồn tin: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán 2006 - 2008
Với câu định vị thương hiệu: “Nâng giá trị cuộc sống” đã nhấn mạnh tính hiệu
quả và là mục tiêu hoạt động của NHTMCPCTVN. Với những thành tích đã đạt được,
NHTMCPCTVN đã khẳng định được vị trí của mình: hoàn thành cơ bản đề án tái cơ
cấu ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, xử lý dứt điểm giải quyết hết số nợ tồn
động, tỷ lệ nợ xấu dưới 1 %; tài sản nợ - tài sản có được cơ cấu lại theo hướng an toàn,
bền vững; các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng và hiệu
quả đều cao hơn năm trước; tình hình tài chính được cải thiện lành mạnh, hoạt động
kinh doanh nghiệp vụ, dịch vụ đang được đổi mới, có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều
kết quả về cải tiến công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng.
Và để đứng vững hơn nữa, NHTMCPCTVN đã đưa ra những định hướng cho
những năm tiếp theo.Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện hoạt động, thực hiện 4 hóa: Hiện đại
hóa; Cổ phần hóa; Chuẩn hóa các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng, nhân sự cán bộ; Công
khai minh bạch hóa,lanh mạnh tài chính.

10


2.2 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh10.
TPHCM
2.2.1. Sự ra đời và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh10. TPHCM có trụ sở
đóng tại 530-532 Lê Hồng Phong Phường 1, Quận 10. Quận 10 là một quận khá sầm
uất của thành phố Hồ Chí Minh. Với diện tích 5,92 km2 chiếm 0,29% diện tích toàn

thành phố và 4,2% diện tích nội thành.
Vị trí địa lý của quận: phía Đông giáp quận 3, phía Tây giáp quận 11, phía Nam
giáp quận Tân Bình. Ranh giới hành chính đựợc xác định bởi các đường bao: kinh Bao
Ngạn, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Hùng Vương, đường
Điện Biên Phủ, đường Cách Mạng Tháng Tám.
Với vị trí và qui mô lãnh thổ của quận, vấn đề đầu tiên cần quan tâm là phải vận
dụng ưu thế của quận ở vị trí trung tâm, có những trục lộ quan trọng của thành phố
xuyên qua như đường 3 Tháng 2, Điện Biên Phủ… có thể phát triển các khu thương
mại, dịch vụ thương mại sầm uất trong tương lai cùng với việc sử dụng hợp lý, tiết
kiệm quỹ đất đai, tận dụng mặt bằng xây dựng và bố trí các công trình sản xuất,
thương mại văn hoá…
Hiện nay, quận 10 ngoài một trung tâm thương mại lớn là trung tâm thương mại
Lý Thường Kiệt, còn có siêu thị Miền Đông, siêu thị Maximark, chợ Nguyễn Tri
Phương, chợ Chí Hoà…Tuy nhiên, trên địa bàn quận 10 có ít các công ty lớn hoạt
động xuất nhập khẩu, đa số là cơ sở tư nhân, cá thể hoạt động trong các ngành tiểu thủ
công nghiệp. Ở đây, tập trung nhiều khu chung cư như Ấn Quang, Ngô Gia Tự,
Nguyễn Kim…
Quá trình xây dựng và trưởng thành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh10. TPHCM gắn liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam và những thành quả của công cuộc đổi mới và phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh 10.TPHCM từ một chi
nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đến nay Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh 10.TPHCM với tên giao dịch tiếng anh là
Industryal and Commercial Bank of Viet Nam – Branch 10, tên viết tắt là Vietinbank11


branch 10 thực hiện sự chỉ đạo và điều hành tập trung của hội sở chính. Hiện nay cơ
cấu tổ chức của chi nhánh hoạt động với 5 phòng nghiệp vụ và 1 tổ quản lý rủi ro với
tổng số nhân viên 76 người.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Hệ thống tổ chức của chi nhánh có các phòng ban tổ chức gần giống như một
bộ máy thống nhất của ngân hàng hội sở chính bao gồm có các cấp lãnh đạo Ban Giám
đốc ngân hàng, các phòng ban có trưởng phòng phụ trách và các nhân viên.
NHTMCPCTVN- CN10.TPHCM tổng thể có tất cả 76 thành viên tạo thành một thể
thống nhất đồng lòng xây dựng cho chi nhánh phát triển đi lên. Sau đây là sơ đồ chi
tiết của chi nhánh 10:
Hình 2.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHTMCPCTVN – CN 10.TPHCM

Giám đốc
P.Giám đốc
Ph. Kế
toán

Phòng
điện toán

P.Giám đốc

Ph.Ngân
quỹ

PGD Lý
Thường
Kiệt

P.Giám đốc

Tổ

quản
lý rủi

Ph. Tổ chức
hành chính

Ph. Khách
hàng

Phòng
GD số1
105 Ngô
Gia Tự
P2,Q10.

PGD Tô
Hiến Thành
159 Tô
Hiến
Thành, P13,
Q10.

Phòng GD
số 3
272 Ngô
Quyền, P8,
Q10

Nguồn tin: Phòng tổ chức hành chính
2.2.3. Chức năng của các phòng ban

Phòng khách hàng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để

khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản
lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của
12


NHTMCPCTVN. Hiện tại chi nhánh vừa mới sát nhập phòng tài trợ thương mại vào
phòng khách hàng nên phòng khách hàng còn là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện
nghiệp vụ về tài trợ, các chức năng chính của phòng là thanh toán quốc tế và các
nghiệp vụ khác phát sinh bằng ngoại tệ, xử lý thông tin và tham mưu cho lãnh đạo
trong công tác thanh toán quốc tế.
Phòng ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ
tiền mặt theo đúng quy định của NHNN và NHTMCPCTVN. Ứng và thu tiền cho các
quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh
nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.
Phòng tổ chức hành chính: Đảm nhận công tác hành chính, văn thư lưu trữ,
quản lý phân bổ các loại tài sản, phương tiện làm việc, phục vụ tốt cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo
đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh
doanh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn cho chi nhánh.
Quỹ tiết kiệm: Thực hiện việc huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành phần
kinh tế.
Phòng kế toán giao dịch: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp
với khách hàng, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,
xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của nhà nước và Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với các hệ thống giao dịch trên
máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên, thực hiện nhiệm vụ từ VND cho
khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

Phòng thông tin điện toán: Phòng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống
thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hoạt
động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh.
Tổ quản lý rủi ro: Là tổ có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra hoạt động của các
phòng ban nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro.

13


×