Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI HEO TẠI P.TÂN PHÚ QUẬN 9 TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI HEO
TẠI P.TÂN PHÚ QUẬN 9 TP HỒ CHÍ MINH

TRỊNH THỊ QUỲNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá tổn hại và đề
xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi heo tại phường Tân Phú,
quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” do Trịnh Thị Quỳnh, sinh viên khóa 32, ngành Kinh
tế tài nguyên môi trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Bố Mẹ, người đã sinh thành và dậy
dỗ con trưởng thành như ngày hôm nay. Xin cảm ơn các anh chị và những người bạn
đã luôn ở bên giúp đỡ, động viên tôi suốt thời gian qua.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã nhiệt tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức suốt bốn năm qua cho tôi.
Xin cảm tạ và gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đặng Minh Phương, người
thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, anh chị thuộc tổ Môi trường,
phòng Tài Nguyên Môi Trường quận 9, Tp. HCM trong suốt thời gian thực tập và làm
luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Trịnh Thị Quỳnh


NỘI DUNG TÓM TẮT
TRỊNH THỊ QUỲNH. Tháng 07 năm 2010. “Đánh Giá Tổn Hại Và Đề Xuất Giải
Pháp Giảm Thiểu Ô Nhiễm Do Hoạt Động Chăn Nuôi Heo tại Phường Tân Phú,
Q.9, Tp. HCM”.
TRỊNH THỊ QUỲNH. July 2010. “ Evaluating The Damage And Suggesting
Policy To Reduce Pollution Caused By Pig Farming Production at Tan Phu
Ward, 9 District, Ho Chi Minh City”
Đề tài hướng đến mục tiêu chính là đánh giá tổn hại ô nhiễm do chất thải chăn
nuôi heo ở 2 khu phố 4 và 5 phường Tân Phú, Quận 9, Tp.HCM.Khóa luận sử dụng
phương pháp tài sản nhân lực, phương pháp tiện ích tài sản thông qua điều tra số liệu
sơ cấp, tổng hợp số liệu thứ cấp, sau đó phân tích số liệu bằng excel, ứng dụng kinh tế
lượng chạy hàm Eview theo hàm tổn hại sức khỏe và hàm giá đất để tính tổng tổn hại
về sức khỏe của người dân trong khu vực với tổn hại giá trị đất đai trong năm 2009 là
9.030.890.000 đồng. Đây là kết quả tính toán cho hai khu phố 4 và 5 thuộc phường
Tân Phú, nơi có cụm chăn nuôi và cống xả thải gây ô nhiễm. Vì vậy cần các cấp các
ngành, cơ quan chính quyền có những biện pháp khôi phục ô nhiễm cũng như phát
triển kinh tế một cách tốt nhất.


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi thời gian

2

1.3.2. Phạm vi không gian

2

1.3.3. Về nôi dung

3

1.4. Cấu trúc đề tài

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về quận 9


4

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

5

a. Vị trí địa lý và địa hình quận 9

5

b. Khí tượng thủy văn

6

2.2.2. Văn hóa- xã hội

6

a. Dân số- Lao động

6

b. Lịch sử

7

c) Du lịch

8


d) Y tế

8

2.2.3. Giáo dục

8
v


2.2.4. Kinh tế

9

2.3. Tổng quan về phường Tân Phú

10

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận

11
11

3.1.1 Môi trường

11

3.1.2. Các chất thải từ chăn nuôi heo


11

3.1.3. Khả năng gây ô nhiễm của chất thải do chăn nuôi heo

15

3.2. Khái niệm và phân loại đất đai

16

3.2.1. Khái niệm

16

3.2.2. Phân loại đất

17

3.2.3. Một số phương pháp tính giá đất

17

3.3. Phương pháp nghiên cứu

20

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

20


3.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

20

3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

20

3.3.4. Phương pháp giá hưởng thụ đối với hàm tổn hại giá đất

20

3.3.5. Phương pháp tài sản nhân lực đối với hàm tổn hại sức khỏe

22

3.4. Cơ sở để lựa chọn và giải thích ý nghĩa các biến

23

3.4.1. Cơ sở lựa chọn hàm Cobb – Douglas

23

3.4.2. Hàm tổn hại giá đất

23

3.4.3. Hàm tổn hại sức khỏe


25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm môi trường khu vực nghiên cứu

27
27

4.1.1. Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại trại heo

27

4.1.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải

28

4.1.3. Tình trạng ô nhiễm

30

4.1.4. Tìm hiểu thái độ người dân về mức độ ô nhiễm

32

a. Thu nhập

32

b. Trình độ học vấn


33

c. Nhận xét của người dân về mức độ ô nhiễm

34

4.2. Xác định tổn hại ô nhiễm do chăn nuôi heo gây ra
vi

34


4.2.1. Tổn hại sức khỏe đối với người dân trong khu phố 4 và 5

34

a. Kết quả ước lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết

37

b. Giải thích ý nghĩa mô hình

38

c. Tác động biên các yếu tố lên chi phí sức khỏe

39

d. Ước lượng thiệt hại do ô nhiễm


39

4.2.2. Tổn hại ô nhiễm đất đai

42

a. Kết quả ước lượng mô hình và kiểm định các giả thuyết

44

b. Ý nghĩa của mô hình

46

c. Tác động biên của các yếu tố lên giá đất

47

d. Ước lượng mô hình tổn hại giá nhà đất do ô nhiễm

47

4.3. Tổng thiệt hại chi phí sức khỏe và giá nhà đất do ô nhiễm gây ra

49

4.4. Đề xuất chính sách

50


4.4.1. Lựa chọn chính sách

50

4.4.2. Chính sách quy hoạch lại khu chăn nuôi

50

4.4.3. Chính sách trợ cấp di dời

51

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

54

PHỤ LỤC


55

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP

Thành phố

HCM

Hồ Chí Minh

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

KTN

Khu Tiện Nghi

ĐCT

Đa cộng tuyến

Cpsk

Chi phí sức khỏe


MH

Mô hình

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân bổ hành chính các quận

5

Bảng 3.1. Trọng Lượng Tương Ứng Với Lượng Phân Heo Thải Ra Hàng Ngày

12

Bảng 3.2. Thành Phần của Phân Heo từ 70- 100kg

12

Bảng 3.3. Lượng Nước Tiểu Heo thải Ra Trung Bình/ Ngày Đêm

13

Bảng 3.4. Thành Phần Hóa Học của Nước Tiểu heo Từ 70- 100kg

13


Bảng 3.5. Ảnh Hưởng của Khí Thải Chăn Nuôi đến Sức Khỏe Con Người

15

Bảng 3.6. Kỳ Vọng Dấu Cho Hệ Số Của MH Ước Lượng Hàm Tổn Hại Giá Đất

22

Bảng 3.7. Kỳ vọng dấu cho hệ số của mô hình ước lượng hàm tổn hại sức khỏe

23

Bảng 4.1. Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại trại heo

28

Bảng 4.2. Kết Quả Quan Trắc Nồng Độ Ô Nhiễm Nước Thải

29

Bảng 4.3. Kết Quả Đo Chất Lượng Nước Mặt Suối Dây Chiều

30

Bảng 4.4. Tỷ Lệ Thu Nhâp của Những Người Được Hỏi trong Khu Vực

32

Bảng 4.5. Tình Hình Sức Khỏe của Người Dân


35

Bảng 4.6. Tỷ Lệ Các Loại Bệnh Người Dân Thường Mắc Phải

36

Bảng 4.7. Kết Quả Hồi Quy Log Giữa Cpsk và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng

37

Bảng 4.8. Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến hàm Cpsk

38

Bảng 4.9. Thống Kê Khoảng Cách Đến Các Khu Tiện Nghi

41

Bảng 4.10. Kết Quả Hồi Quy Log Giữa Giá Trị Đất và Các Thông Số Ảnh Hưởng 44
Bảng 4.11. Kiểm Tra Hiện Tượng ĐCT Hàm Tổn hại Giá Đất

ix

46


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện sự phân công lao động trong các ngành


7

Hình 4.1. Biểu Đồ Mức Độ Ô Nhiễm

31

Hình 4.2. Biểu Đồ Tỷ Lệ Mùi Hôi Trong Ngày

32

Hình 4.3. Biểu Đồ Tỷ Lệ Học Vấn của Các Hộ Điều Tra

33

Hình 4.4. Nhận Xét của Người Dân về Mức Độ Ô Nhiễm Chất Thải

34

Hình 4.5. Biểu Đồ Tỷ Lệ Các Hộ Bị Nhiễm Bệnh Thâm Niên

35

Hình 4.6. Đồ Thị Phương Trình Chi Phí Sức Khỏe

41

Hình 4.7. Tỷ Lệ % Tình Hình An Ninh Trật Tự

42


Hình 4.8. Tỷ Lệ % Tình Hình Giao Thông Trong Khu Vực

43

Hình 4.9. Đồ Thị Đường Giá Đất Theo Biến Ô Nhiễm

48

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bản đồ quận 9
Phụ lục 2. Một số hình ảnh về hoạt động chăn nuôi và xả thải
Phụ lục 3. Kết xuất mô hình chi phí sức khỏe
1.1 Mô hình Log giữa biến chi phí với các yếu tố ảnh hưởng
1.2. Mô hình hồi quy phụ
1.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (kiểm định White)
1.4. Kiểm định tự tương quan (kiểm định Durbin Watson)
1.5. Bảng giá trị trung bình các biến
1.6. Phương trình hồi quy
Phụ lục 4. Kết xuất mô hình tổn hại giá đất
2.1. Mô hình Log giữa biến giá trị đất với các biến ảnh hưởng
2.2. Mô hình hồi quy phụ
2.3. Giá trị trung bình các biến
2.4. Kiểm định White ( phương sai sai số thay đổi)
2.5. Kiểm định Durbin- Watson (tương quan chuỗi)
Phụ lục 5. Bảng câu hỏi phỏng vấn

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước đang trong quá trình phát triển, các chỉ số tăng trưởng
hàng năm ngày một tăng chứng tỏ sự lớn mạnh dần về nền kinh tế cũng như cuộc sống
người dân được cải thiện. Nhưng cùng với sự phát triển đó kéo theo nhiều vấn đề môi
trường đáng lo ngại. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển con người
và sinh vật. Các nhà khoa học trên thế giới từ lâu cũng đã cảnh báo Việt Nam đang
phải đương đầu với các vấn đề về môi trường như nạn phá rừng, khai thác quá mức tài
nguyên sinh học, tài nguyên đất xuống cấp, thiếu nguồn nước ngọt trong khi ô nhiễm
ngày một tăng. Các cảnh báo trên ít nhiều được một số người có trách nhiệm quan tâm
nhưng do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, các chủ trương chính sách và các
biện pháp đưa ra không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống làm cho chất lượng sống
của người dân thực sự vào mức báo động đỏ. Sự ô nhiễm không chỉ hiển hiện trong
các ngành công nghiệp nhiều chất thải mà cả trong những ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp hay nông nghiệp.
Điển hình là thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố lớn luôn dẫn đầu về chỉ số
tăng trưởng GDP của cả nước nhưng cũng dẫn đầu luôn về nồng độ ô nhiễm. Ô nhiễm
khiến sức khỏe của người dân suy yếu, thiệt hại về nhà cửa, đất đai, nguồn nước sinh
hoạt và nhiều tổn hại khác về sau chưa thể ước tính được. Thông thường người ta hay
quan tâm đến vấn đề xử lý ô nhiễm do các khu công nghiệp, giao thông trên toàn thành
phố gây ra mà quên mất một bộ phận nhỏ nhưng nếu không có biện pháp, chính sách


tức thời thì nó cũng gây tổn hại môi trường không kém gì, đó là ngành nông nghiệp,
đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Địa bàn quận 9 là một quận vùng ven có cơ cấu

đất nông nghiệp chiếm đến 43,75% theo thống kê năm 2008. Trong địa bàn quận gần
đây nổi lên nhiều vấn đề môi trường đáng bức xúc. Đặc biệt là vấn đề ô nhiễm do xuất
hiện cụm chăn nuôi heo tại khu phố 4 và 5, phường Tân Phú. Những trại nuôi heo ở
đây được dựng lên do những người dân nơi khác đến thuê đất và tồn tại hơn 10 năm
nay. Do là một cụm những hộ chăn nuôi không có quy hoạch, chất thải chăn nuôi
không được xử lý mà xả thẳng ra môi trường nên gây ô nhiễm trầm trọng. Các hộ dân
xung quanh khu vực tại phường Tân Phú đã phải sống chung với mùi hôi thối, độc hại
thải ra từ những trại chăn nuôi này. Chính vì thế, tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tổn
hại và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi heo tại
phường Tân Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu tình hình ô
nhiễm, lượng hóa những thiệt hại do ô nhiễm gây ra, từ đó đề xuất chính sách, đưa ra
những kiến nghị nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm do trang trại heo này gây ra.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tổn hại và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động chăn
nuôi heo tại phường Tân Phú, quận 9, Tp. Hồ Chí Minh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng ô nhiễm, tình hình xử lý
- Nhận dạng và lượng hoá những ảnh hưởng ô nhiễm thông qua giá thị trường
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện tình hình ô nhiễm hiện nay.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 7/ 2010.
Từ tháng 3 đến tháng 4/2010, viết đề cương nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn,
thu thập số liệu.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2010, xử lý số liệu, viết bài và hoàn thành khóa luận.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại khu phố 4 và khu phố 5, phường Tân Phú, quận 9, Tp.
HCM. Đây là nơi có cụm chăn nuôi và dòng thải gây ô nhiễm.
2



1.3.3. Về nội dung
Ô nhiễm do chăn nuôi heo ở phường Tân Phú dẫn đến rất nhiều tổn hại. Ở đây
đề tài giới hạn chỉ tính ô nhiễm mùi hôi của nước thải, chất thải ảnh hưởng đến sức
khỏe con người, giá trị đất đai của khu dân cư sống xung quanh cụm chăn nuôi.
1.4. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Chương mở đầu, gồm có bốn phần chính là đặt vấn đề, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc đề tài.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về quận 9 như vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện
tự nhiên và xã hội,v.v. Bên cạnh đó giới thiệu tổng quan về khu phố 4 và 5 phường
Tân Phú.
Chương 3: Trình bày những nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần giới
thiệu một số khái niệm và nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó nêu
lên phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm gây ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

Tổng quan là phần thứ hai và cũng là phần khá quan trọng của khóa luận. Phần
này sẽ mô tả về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu. Việc hiểu rõ ràng nội dung
của chương này sẽ giúp người thực hiện khóa luận tiến hành điều tra phỏng vấn được
thuận lợi hơn, đồng thời làm nền tảng cho việc kiến nghị sau này. Trong phần này tôi
chủ yếu trình bày về các tài liệu nghiên cứu có liên quan và các đặc điểm cụ thể ở địa
bàn nghiên cứu.

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Tài liệu nghiên cứu được tổng
hợp từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau và từ hệ thống internet. Bao gồm các
lĩnh vực về môi trường, về hoạt động chăn nuôi heo, các yếu tố ảnh hưởng đến sức
khoẻ con người, giá nhà đất và các công cụ chính sách… Tài liệu còn được thu thập từ
phòng Tài nguyên Môi trường Quận 9, Ủy ban nhân dân phường Tân Phú. Bên cạnh
đó, còn tham khảo nhiều đề tài nghiên cứu của khoá trước và các bài giảng của Thầy,
Cô có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên để tiến hành công việc nghiên cứu được thuận lợi, điều kiện bắt buộc
người thực hiện phải nắm rõ được tình hình chung và một số đặc điểm cơ bản tại địa
bàn.
2.2. Tổng quan về quận 9
Quận 9 là một quận ngoại ô của thành phố Hồ Chí Minh. Quận được thành lập
theo nghị định số 03-CP của thủ tướng chính phủ ngày 06 tháng 01 năm 1997, tách ra
từ huyện Thủ Đức cũ. Quận có diện tích là 113.896.200 km2, dân số 227.815 người
(năm 2008).

4


2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và địa hình quận 9
- Vị trí địa lý
Quận 9 ngày nay cách trung tâm thành phố khoảng 7km theo xa lộ Hà Nội.
Đông giáp Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai, Tây giáp
Quận Thủ Đức, Nam giáp Quận 2, Bắc giáp Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Địa hình
Địa hình quận phân thành hai vùng chính là vùng đồi gò và bưng:
Vùng đồi gò và triền gò có độ cao từ 8-22m, tập trung ở các phường Long
Thạnh Mĩ, Long Bình, Tăng Nhơn Phú A, Tân Phú, Hiệp Phú, diện tích khoảng 3.400

ha, chiếm 30% tổng diện tích.
Vùng đất thấp trũng địa hình bằng phẳng, nằm ở phía đông của quận và ven
kênh rạch, có độ cao khoảng 0,8- 2m, có những khu vực rất trũng cao dưới 1m như
phường Phú Hữu, chiếm khoảng 65% tổng diện tích.
Quận 9 hiện có 13 đơn vị hành chính trực thuộc.
Bảng 2.1. Phân bổ đơn vị hành chính các phường trong quận 9
STT

Đơn vị hành chính

1

Long Trường

2

Long Phước

3

Trường Thạnh

4

Phú Hữu

5

Phước Long A


6

Phước Long B

7

Tăng Nhơn Phú A

8

Tăng Nhơn Phú B

9

Tân Phú

10

Hiệp Phú

11

Phước Bình

12

Long Bình

13


Long Thạnh Mỹ
Nguồn tin: Phòng thống kê quận 9, 2009.
5


b. Khí tượng thủy văn
Nhìn chung, khu vực quận 9 chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, mùa mưa kéo dài khoảng 6 tháng, có nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Điều kiên khí hậu
Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và ổn
định, lượng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa nắng. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C . Nhiệt độ thấp trung bình là vào khoảng
25,60C- 28,90C, còn nhiệt độ cao trung bình vào khoảng 33,80C- 37,90C. Biên độ hàng
năm là 3,40C, còn chênh lệch ngày đêm từ 50C- 100C.
- Độ ẩm không khí và lượng mưa
Vào mùa mưa, độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 80-86%, cao nhất có thể lên
đến 90,8%.
Lượng mưa tương đối đều, song vào tháng 7 âm lịch hàng năm thường có đợt
nắng hạn ngắn ngày kéo dài từ 5-7 ngày. Lượng mưa biến động bình quân khoảng
1300-2100mm/năm. Lượng mưa trung bình các năm là 1.939mm/năm. Số ngày có
mưa trung bình là 154 ngày.
- Bức xạ mặt trời
Tháng 2 là tháng có bức xạ lớn nhất, 8,6 giờ/ ngày với 142 kcal/cm2. Thấp nhất
vào tháng 9 là 5,4 giờ/ ngày với 10,2 kcal/cm2.
2.2.2. Văn hóa- xã hội
Quận 9 là khu vực có người sinh sống khá lâu của thành phố, tập trung rất nhiều
dân nhập cư của thành phố và có mức sống thấp hơn so với các quận khác. Mặc dù

chưa phát triển mạnh nhưng vốn văn hóa rất phong phú, cộng hưởng thêm những nền
văn hóa nhập cư đã tạo nên sự đa dạng nơi đây.
a. Dân số - Lao động
Quy mô dân số trên địa bàn Quận tăng, tạo nguồn lao động dồi dào. Năm 2008,
số lao động đang làm việc trong ngành Công nghiệp 47.430 người, chiếm 54,05%

6


trong tổng số lao động của 3 ngành trên. Sự phân công lao động được thể hiện trong
biểu đồ phía dưới.
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện sự phân công lao động trong các ngành
Người 50000

47430

45000
40000
35000

33517

37917

36305

35026

30000
Nông nghiệp


25000
20000
15000
10000
5000

14092
6577

15793

18522

Công nghiệp

15332

6239
2406

2236

2102

0
2004

TM - DV


20068

2005

2006

2007

2008

Năm

Nguồn: Phòng thống kê quận 9, 2009.
Những năm gần đây lượng lao động phân bố trong ngành nông nghiệp chuyển
dần sang ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại - Dịch vụ.
b. Lịch sử
Trước đây, quận 9 còn nhiều đất hoang, những con đường liên xã, liên ấp là
những lối mòn ngang dọc qua các vùng bưng. Hệ thống kênh rạch dày đặc thuận lợi
cho việc nuôi trồng thủy sản, canh tác lúa nước và các loại cây hoa màu. Đây là vùng
đất được khai phá sớm: đình làng, chùa xây dựng ở vùng bưng này ngày nay trở thành
những di tích văn hóa lịch sử như: đình Phong Phú, chùa Phước Tường, chùa Hội
Sơn... Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, quận 9 là một
vùng đất sình lầy, hơn 90% dân cư ở đây sống bằng nghề nông. Phát huy truyền thống
kiên cường bất khuất trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nhân dân nơi đây cùng
bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước khôi phục sản xuất nông nghiệp,
phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Năm 1997, thực hiện chủ trương đô thị hóa các quận huyện ven, quận 9 đã
nhanh chóng đẩy mạnh tốc độ xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Bộ mặt
nông thôn và đô thị đã từng bước được cải tạo, chỉnh trang. Rất nhiều công trình dự án
phúc lợi công cộng quy mô lớn đã được thực hiện như: cầu, đường, trạm xá, trường

7


học... góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, học tập, sinh hoạt... của nhân dân, từng
bước được thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định trật tự xã hội.
c. Du lịch
Do có bề dày lịch sử khá lâu nên quận còn giữ được nhiều di tích, thắng cảnh
đẹp như Đình Phong Phú, chùa Phong Linh… Ngoài ra còn phải kể đến những khu du
lịch sinh thái như Vườn cò, với số lượng cò trú ngụ trên 10.000 con, khu du lịch Suối
Tiên, Đền Hùng hàng năm đón một lượng lớn du khách đến tham quan, thưởng ngoạn.
d. Y tế
Đối với hệ thống y tế quận, quá trình chăm sóc sức khỏe nhân dân là một việc
làm thường xuyên, đồng thời quận còn nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh.
Các chương trình chăm sóc sức khỏe của cộng đồng được tiếp tục thực hiện.
Ngành y tế đã tập trung công tác truyền thông, giám sát phòng chống các loại dịch
bệnh như: HIV/AIDS, sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy cấp, thủy đậu, tay - chân - miệng,
Rubella…Đã triển khai quyết liệt và đồng bộ kế hoạch khẩn cấp của Quốc gia, Thành
phố và Quận về phòng chống dịch cúm A(H1N1). Công tác đền ơn đáp nghĩa thực
hiện tốt việc chăm lo các đối tượng chính sách. Đã tổ chức các hoạt động chăm lo,
thăm viếng diện chính sách nhân dịp Lễ, Tết Nguyên đán. Xây dựng 05 căn và sửa
chữa 10 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách với tổng kinh phí 232 triệu đồng.
Đã xây dựng 45 nhà tình thương trị giá 1.446 tỷ đồng. Thực hiện chính sách hỗ trợ ban
đầu cho 27 hộ nghèo có sử dụng phương tiện xe 3, 4 bánh tự chế để mưu sinh, chuyển
đổi nghề với số tiền 478,5 triệu đồng. Cấp 15.742 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo,
với tổng giá trị 3.060 tỷ đồng.
2.2.3. Giáo dục
Nhìn chung việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo là mặt công tác được
quận đặc biệt quan tâm. Hàng năm quận luôn có sự đầu tư cho việc xây dựng
mới trường lớp, nâng cấp trường học, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề đội ngũ
giáo viên. Từ đó chất lượng học sinh ngày càng được nâng cao. Hiện trong toàn quận

hệ mầm non có 16 trường, tỉ lệ trẻ đến trường trong năm 2005 là 65%. Hệ phổ thông
cơ sở có 25 trường tiểu học và trung học cơ sở, và hệ bổ túc văn hóa một trường. Trẻ
vào lớp 1 huy động là 100%, cấp phổ thông trung học năm 2005 tỉ lệ học sinh vào lớp

8


10 là 60%. Bên cạnh đó, công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học
cơ sở tiếp tục được duy trì và đạt kết quả tốt.
Hiện quận có nhiều chương trình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
giai đoạn 2008-2013”. Tập trung củng cố thành quả phổ cập tiểu học, trung học cơ sở
và trung học phổ thông.
2.2.4. Kinh tế
Trong lĩnh vực kinh tế, doanh thu ngành Thương mại – Dịch vụ vượt 0,01% so
với kế hoạch, tăng 16,01% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp-Tiểu
thủ công nghiệp vượt 6,03 % so với kế hoạch; tăng 16,63 % so với cùng kỳ. Chương
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi bước đầu mang lại kết quả. Quận đã xây
dựng mô hình vườn kết hợp với du lịch sinh thái ở Lân Ngoài- Phường Long Phước
với diện tích 11,6 ha. Diện tích nuôi tôm tăng 10,26% Công tác khuyến nông được
đầu tư; đã phê duyệt 12 đề án vay vốn theo Quyết định 105/2006/QĐ-UBND của Ủy
ban nhân dân thành phố, số tiền 4,22 tỷ đồng. Hỗ trợ lãi suất vay vốn đầu tư chuyển
đổi cây trồng vật nuôi, số tiền 572 đồng. Tổ chức 20 điểm trình diễn cây ăn trái và 11
lớp tập huấn kỹ thuật trồng lan, kỹ thuật làm vườn…
Công tác thu ngân sách đạt khá cao. Thu ngân sách Nhà nước vượt 66,14 % so
với dự toán. Tổng thu ngân sách địa phương vượt 85,85 % so với dự toán năm.
Công tác xây dựng cơ bản được chú trọng. Trong năm quận đã hòan thành, đưa
vào sử dụng các công trình Đền tưởng niệm Bến Nọc; đường Dương Đình Hội; trạm y
tế Long Thạnh Mỹ; trạm y tế Phước Long A... Hoàn thành 22 công trình chỉnh trang,
nâng cấp đường giao thông theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”

vượt 10% so với kế hoạch.
Công tác duy tu giao thông, nạo vét hệ thống cống thóat nước được tăng cường.
Đã thực hiện duy tu các tuyến đường trên địa bàn 8 phường và triển khai thi công các
công trình chống ngập nước: hệ thống thóat nước cánh đồng Xà Đôi (Tăng Nhơn Phú
B-Phước Long B); hệ thống thóat nước đường liên phường Tăng Nhơn Phú B-Phước
Long B; hệ thống thóat nước Cầu Xây (Tân Phú); hệ thống thóat nước đường 539,
phường Phước Long B.

9


2.3. Tổng quan về phường Tân Phú
Phường Tân Phú trực thuộc quận 9, là một phường có đông dân cư, có kinh tế
phát triển. Phường có diện tích 4.451.100 km2 với dân số 17.948 người, trong đó
12.922 người trong độ tuổi lao động. Do vị trí nên nơi đây tập trung khá nhiều công
nhân và sinh viên đến trọ ở. Vì vậy mà công tác quản lý dân cư tại đây luôn được quan
tâm sát sao. Trong những năm qua, phường luôn chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với
an sinh xã hội. Trước kia, vì nhu cầu sống còn khó khăn nên người dân không mấy
quan tâm đến việc cho con em đến trường cũng như tiếp thu các kiến thức về sức khỏe,
sinh sản… Do có các chính sách vận động thích hợp, đội ngũ tuyên truyền viên năng
động nên đến nay đã huy động được phần đông trẻ đến trường. Hàng tháng trạm y tế
phường có các buổi gặp gỡ nói chuyện, giải đáp thắc mắc cho người dân về các vấn đề
phòng chống bệnh, kế hoạch hóa gia đình. Trên địa bàn phường hiện có khu du lịch
Suối Tiên mỗi ngày thu hút hàng trăm khách du lịch đến tham quan, ngắm cảnh, đây
cũng là một nguồn thu không nhỏ, giúp kinh tế phường đi lên.

10


CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1 Môi trường và phát triển bền vững
- Môi trường
Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, sinh học, hóa
học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. các yếu tố đó có quan hệ
mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các thể sinh vật hay con người để tồn tại
và phát triển.
- Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một loại hình phat triển mới, lồng ghép quá trình sản
xuất với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường; là sự phát
triển có thể đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
3.1.2. Các chất thải từ chăn nuôi heo
- Chất thải rắn
Phân chuồng có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, trung bình một ngày một
con heo thải ra một lượng phân từ 3kg – 5kg. Sau đây là bảng xác định độ tuổi và
lượng phân thải ra trên ngày của heo:
Phân nói chung được xếp vào loại phân lỏng, thành phần phân heo chủ yếu gồm
nước (56 – 83%) và các chất hữu cơ, ngoài ra còn có tỷ lệ NPK dưới dạng các hợp
chất vô cơ.

11


Bảng 3.1. Trọng Lượng Tương Ứng Với Lượng Phân Heo Thải Ra Hàng Ngày
Trọng lượng heo

Lượng phân (kg/ngày)


Dưới 10kg

0,5 – 1,0

15kg – 45 kg

1,0 – 3,0

45kg – hơn 100kg

3,0 – 5,0
Nguồn tin: Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 9, 2009

Bảng 3.2. Thành Phần của Phân Heo từ 70- 100kg
Đặc tính

Đơn vị tính

Giá trị

Vật chất khô

Gram/ kg

213 – 342

NH4-N

Gram/ kg


0,66 – 0,76

Nt

Gram/ kg

7,99 – 9,32

Tro

Gram/ kg

32,5 – 93,3

Chất xơ

Gram/ kg

151 – 261

Carbonates

Gram/ kg

0,23 – 2,11

Các axit béo mạch ngắn

Gram/ kg


3,83 – 4,47

pH

Gram/ kg

6,47 – 6,95
Nguồn: Nguyễn Phong Nguyên, 2006.

- Chất thải lỏng
Lượng nước tiểu heo trung bình/ngày nhiều ít tùy thuộc vào độ tuổi và trọng
lượng của heo.

12


Bảng 3.3. Lượng Nước Tiểu Heo thải Ra Trung Bình/ Ngày Đêm
Loại heo theo trọng lượng

Lượng nước tiểu (lít/ngày)

Heo < 10kg

0.3 - 0.7

Heo 14 – 45kg

0.7 - 2.0


Heo 45 – 100kg

2.0 - 4.0
Nguồn tin: Phòng Tài Nguyên Môi Trường, 2009.

Bảng 3.4. Thành Phần Hóa Học của Nước Tiểu heo Từ 70- 100kg
Đặc tính

Đơn vị tính

Giá trị

Vật chất khô

Gram/kg

30,9 – 35,9

NH4- N

Gram/kg

0,13 – 0,40

Nt

Gram/kg

4,90 – 6,63


Tro

Gram/kg

8,5 – 16,3

Urea

Gram/kg

123 – 196

Carbonates

Gram/kg

0,11 – 0,19

pH

Gram/kg

6,77- 8,19
Nguồn: Nguyễn Phong Nguyên, 2009.

Ngoài nước tiểu thì nước rửa chuồng, tắm cho heo là nguồn gây ô nhiễm lớn.
Tuy không chứa những chất độc hại như nước thải công nghiệp (acid, kim loại nặng,
chất oxy hóa..) nhưng lại chứa rất nhiều vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán... Đặc trưng
của chất thải chăn nuôi là hàm lượng chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ hòa tan và vi sinh
vật gây bệnh.

- Chất thải khí (khí độc và mùi hôi)
Mùi từ các chuồng nuôi gia súc bốc lên dữ dội là do phân tươi nói chung ít khó
chịu hơn so với mùi bốc ra từ phân đã trải qua sự phân hủy. Thành phần các khí trong
chuồng nuôi biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy chất hữu cơ, tùy theo thành phần của
13


thức ăn, hệ thống vi sinh và tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Các khí này có mặt
thường xuyên và gây ô nhiễm chính, gây hại đến sức khỏe con người và vật nuôi.
Khí thải từ trại chăn nuôi có mùi hôi, khí gây mùi thường là NH3, H2S và các
hợp chất Mercaptan. Khí độc NH3, SO2, H2S được phân tích ở mọt số cơ sở chăn nuôi
nhỏ ở Việt Nam, hàm lượng các chất trên có trong 1m3 không khí ở trại chăn nuôi heo
là 1,40mg/m3;0,55mg/m3 và 0,035mg/m3 tương ứng. Trong khi đó tiêu chuẩn nhà nước
là 1mg/m3 và 0,008mg/m3.
Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường và sức khỏe
Có rất nhiều loại khí sinh ra trong chuồng nuôi gia súc và bãi chứa chất thải
chăn nuôi, do quá trình phân hủy kị khí, hiếu khí và quá trình hô hấp của vật nuôi tạo
ra nhiều sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng khác nhau.
- Amonia (NH3): là chất khí không màu có mùi khai, dễ tan trong nước và gây
kích ứng. NH3 nhẹ hơn không khí (d=0,59), nếu chuồng nuôi được thông thoáng thì
ảnh hưởng của nó không lớn lắm, trong không khí NH3 tiếp xúc với niêm mạc mắt,
mũi, niêm mạc đường hô hấp sẽ gây tiết dịch, co thắt khí quản và ho. Trường hợp
nghiêm trọng khi nồng độ NH3 trong không khí cao kéo dài có thể gây viêm phổi, gây
hoại tử đường hô hấp, NH3 từ phổi sẽ vào máu đi lên não gây nhức đầu và có thể dẫn
đến hôn mê. Trong máu, NH3 bị oxy hóa thành NO2 tạo nên hiện tượng Met-Hb.
- Hydrogen sulphide (H2S): đây là những sản phẩm hợp chất chứa lưu huỳnh.
Nó nặng hơn không khí (d=1,19), là một chất độc, chỉ cần một lượng nhỏ có thể gây tử
vong.
Do dễ hòa tan trong nước nên H2S có thể thấm vào niêm mạc mắt, mũi, đường
hô hấp gây kích ứng và gây viêm. H2S kết hợp chất kiềm trên niêm mạc tạo thành

Na2S dễ dàng đi vào máu. Trong máu, H2S được giải phóng trở lại rồi theo máu lên
não gây phù hay hoại tử tế bào thần kinh, làm tê liệt trung khu hô hấp, trung khu vận
mạch, gây rối loạn hô hấp tuần hoàn. Ngoài ra còn làm rối loạn hoạt động một số men
vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp mô bào. H2S phá hủy Hb gây tình trạng thiếu
máu hoặc kết hợp với sắt trong Hb làm mất khả năng vận chuyển oxy của Hb. Tác hại
của NH3 và H2S đến sức khỏe con người được trình bày như bảng sau:

14


×