Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA BÒ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI XÃ PHÚ HÒA ĐÔNG – CỦ CHI –TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.95 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ.

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SỮA BÒ VÀ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO
CHĂN NUÔI BÒ SỮA TẠI XÃ PHÚ HÒA ĐÔNG
– CỦ CHI –TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THÀNH LUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn: “Nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất sữa bò và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do
chăn nuôi bò sữa tại xã Phú Hòa Đông – Củ Chi – TP.Hồ Chí Minh.”, tác giả Võ
Thành Luân, sinh viên lớp Kinh Doanh Nông Nghiệp khóa 32, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày ……………………….

TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn

Ngày



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được như ngày hôm nay tôi xin chân thành cảm ơn:
Cảm ơn cha mẹ đã sinh ra dạy dỗ và nuôi nấng con đến ngày hôm nay, ngày
trưởng thành, đã hết lòng nuôi con ăn học để con có được như ngày hôm nay.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Ban chủ nhiệm và toàn thể thầy cô khoa Kinh Tế đã tận tình truyền đạt
những kinh nghiệm, kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tai trường.
Xin cảm ơn thầy Thái Anh Hòa đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Cảm ơn chú Nguyễn Văn Sơn – chủ tịch UBND xã Phú Hòa Đông, chú Mai,
chú Giàng và cùng nhiều cô chú trong UBND xã đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa bàn xã Phú Hòa Đông.
Những người bạn thân đã cùng chia sẻ giúp đỡ, động viên tôi trong quà trình
học tập cũng như thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn tất cả!


NỘI DUNG TÓM TẮT
Võ Thành Luân, tháng 07 năm 2010. “Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sữa
bò và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bò sữa tại
xã Phú Hòa Đông – huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh.”
Vo Thanh Luan, July 2010. “Factors affecting milk yield of dairy cows and
measures to reduce the environmental pollution caused by dairy cow production
at Phu Hoa Dong commune, Cu Chi district, Ho Chi Minh City.”
Khóa luận nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi bò sữa mang lại
và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sữa bò của hộ chăn nuôi bò sữa trên
địa bàn xã Phú Hòa Đông.Và nêu ra một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường tại xã do chăn nuôi bò sữa gây ra.
Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở thu thập thông tin của 60 hộ chăn nuôi bò
sữa với tổng số 586 con bò sữa, khóa luận vận dụng phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích hồi qui cũng như
sử dụng các chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu hiệu quả để xác định kết quả kinh tế của việc
chăn nuôi bò sữa. Kết quả điều tra cho thấy, việc chăn nuôi bò sữa của các hộ chăn
nuôi trên địa bàn xã vẫn có hiệu quả nhưng hiệu quả không cao so với các năm trước
do giá thức ăn đầu vào tăng cao, còn giá sản phẩm sữa bò thì tăng nhưng rất chậm,
giúp người chăn nuôi hiểu rõ và có sự chọn lựa biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chăn
nuôi gây ra nhằm bảo vệ sức khỏe của con người và môi trường xung quanh. Như là
sử dụng hệ thống Biogas, khuyến khích sử dụng chất thải làm phân bón cho cây trồng
trọt và xây dựng nhà ủ phân.Và những giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường do chăn nuôi bò gây ra như:
-

Xây dựng nhà ủ phân.


-

Xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt

-

Sử

dụng

hệ

thống

xử



chất

thải

bằng

hệ

thống

Biogas.



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤC LỤC

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt vấn đề

1

1.2.Mục đích của đề tài

2


1.3.Phạm vi nghiên cứu

2

1.4.Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

4

2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

5

2.2.1. Vị trí địa lý

5

2.2.2. Địa hình và thổ nhưỡng

5

2.2.3. Khí hậu


6

2.3.Điều kiện kinh tế xã

7

2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã

7

2.3.2. Tình hình cơ sở hạ tầng

8

2.3.4. Công nghiệp

11

2.4. Đánh giá chung về tình hình chung ở xã Phú Hòa Đông

11

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

13

2.1. Cơ sở lí luận

13


2.1.1. Vị trí của ngành chăn nuôi bò

13

2.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển ngành chăn nuôi bò

13

2.1.3. Khái niệm chất thải

14

2.1.4. Xứ lí chất thải

14

2.1.5.Ý nghĩa kinh tế của chất thải

14

2.1.6. Sản xuất sạch hơn

14
v


2.1.7. Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường như thế nào

14


2.1.8. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

16

2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu

18

2.2.1. Thu thập số liệu

18

2.2.2. Xử lí thông tin

18

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi bò sữa

19

2.3.1. Các yếu tố đầu vào

19

2.3.2. Các yếu tố đầu ra

20

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


21

4.1. Tình hình chăn nuôi của huyện Củ Chi

21

4.1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi bò sữa của Huyện trong TPHCM

21

4.1.2. Tình hình phát triển đàn bò sữa ở xã Phú Hòa Đông

22

4.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa của các hộ điều tra

26

4.2.1. Lao động

26

4.2.2. Trình độ văn hóa

27

4.2.3. Phương thức nuôi

28


4.2.4. Qui mô nuôi của các hộ chăn nuôi bò sữa

28

4.2.5. Cơ cấu đàn bò

28

4.2.6. Năng suất sữa của các hộ điều tra

29

4.2.7. Thức ăn và nguồn cung cấp thức ăn

30

4.2.8. Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng

33

4.2.9. Nguồn vốn sản xuất vầ công tác khuyến nông ở xã

34

4.2.10. Hình thức và thị trường tiêu thụ sữa tại xã PHĐ

34

4.3. Hiệu quả kinh tế của việc nuôi bò sữa tại xã


37

4.3.3. Kết quả - hiệu quả của giống bò F2

44

4.4. Mô hình ước lượng hàm sản xuất chung

46

4.4.1. Xác định và nêu ra các giả thiết về các mối quan hệ giữa các biến kinh tế 46
4.4.2. Xác định mô hình toán

47

4.4.3. Ước lượng các thông số của mô hình

47

4.5. Tình hình sử lí chất thải ở tại xã do chăn nuôi bò sữa gây ra
vi

50


4.5.1. Tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi bò

50


4.5.2. Xử lí chất thải lỏng của các hộ điều tra

50

4.5.3. Xử lí chất thải rắn của các hộ chăn nuôi

52

4.5.4. Đánh giá chung về tình hình bảo vệ môi trường của các hộ chăn nuôi

53

4.6. Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường

54

4.6.1. Xây dựng nhà ủ phân cho từng hộ

55

4.6.2. Khuyến khích các hộ chăn nuôi bò sữa kết hợp chăn nuôi và trồng trọt

55

4.6.3. Mô hình xử lí chất thải bằng hệ thống Biogas (khí sinh học)

57

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


62

5.1. Kết luận

62

5.2. Kiến nghị

63

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cty TNHH: công ty trách nhiệm hưu hạn
HTX: hợp tác xã.
PHĐ: xã Phú Hòa Đông
PTNT: phát triển nông thôn
TP. HCM: thành phố Hồ Chí Minh
UBND: ủy ban nhân dân
VAC: mô hình vườn ao chuồng.

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất ở Xã Năm 2008

5


Bảng 2.2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2008

8

Bảng 4.1. Sự Phân Bố Đàn Bò ở TP.HCM

21

Bảng 4.2. Số Lượng Bò Sữa và Sản Lượng Sữa của TP.HCM

22

Bảng 4.3. Thống Kê Đàn Bò Sữa Qua Từng Năm Của Xã

23

Bảng 4.4. Tình Hình Phân Bố Đàn Bò ở Các Ấp Của Xã PHĐ

25

Bảng 4.5. Độ Tuổi Lao Động Chính Trong Chăn Nuôi Bó Sữa Của Các Hộ.

27

Bảng 4.6.Qui Mô Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Xã

28

Bảng 4.7. Cơ Cấu Đàn Bò Của Các Hộ


29

Bảng 4.8. Năng Suất và Sản Lượng Sữa Của Giống Bò F2 và F1

29

Bảng 4.9. Nguồn Vốn Sản Xuất Của Các Hộ Điều Tra

34

Hình 4.4. Hình Thức Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Địa Bàn Xã

35

Bảng 4.10. Tình Hình Tiêu Thụ Sữa Tươi Của Các Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.11. Tổng Chi Phí Cho Một Con Bê Từ Lúc Mua Về Đến Khi Gieo Tinh

39

Bảng 4.12.Chi Phí Đầu Tư Cho Bò Sữa Trong Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản

40

Bảng 4.13. Chi Phí Chăn Nuôi Qua Các Năm Khai Thác Của Bò Sữa

21


Bảng 4.14. Tổng Hợp Doanh Thu Bình Quân Của 1 Con Bò Sữa Qua Các Năm Khai
Thác

43

Bảng 4.15. Tính Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế Của Giống Bò Sữa F2

44

Bảng 4.16. Kỳ Vọng Dấu Cho Mô Hình Ước Lượng

47

Bảng 4.17. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hồi Quy

48

Bảng 4.17.Kết Quả Ước Lượng Lại Hàm Hồi Quy Sản Lượng

49

Bảng 4.19.Sử Lí Chất Thải lỏng của Các Hộ tại Địa Bàn Xã PHĐ

51

Bảng 4.20. Cách Xử Lí Chất Thải Rắn của Hộ

52


Bảng 4.21. Tỉ Lệ Cung Cấp N, P2O5,K2O Do Phân Chuồng Từ Gia Súc

56

Bảng 4.22 Mức Sử Dụng Nhiên Liệu Bình Quân/ Hộ/ Tháng

59

Bảng 4.23.Hoạch Toán Lợi Ích – Chi Phí của Cách Xử Lí Biogas

59

Bảng 4.24.Lợi Ích Kinh Tế của Biogas Trong Xử Lí Chất Thải Chăn Nuôi

61

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ Đồ Sự Ô Nhiễm của Chất Thải Chăn Nuôi

16

Hình 4.1.Biểu Đồ Số Lượng Bò Của Xã PHĐ Qua Các Năm (2005 -2009)

24

Hình 4.2.Biểu Đồ Trình Độ Học Vấn Của Người Chăn Nuôi Bò Sữa.


27

Hình 4.4.Hình Thức Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Địa Bàn Xã

35

x


DANH MỤC PHỤC LỤC
Phụ lục 1: Bảng Kết Suất của Mô Hình Kinh Tế Lượng.
Phụ lục 2: Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ.

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp truyền thống đang từng bước phát

triển thành nền nông nghiệp hàng hoá theo xu hướng của thị trường. Nông nghiệp bao
gồm hai ngành then chốt là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài việc trồng lúa để đảm bảo
lương thực tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì ngành chăn nuôi là một ngành
không thể thiếu được trong sự phát triển nông nghiệp của đất nước, những sản phẩm
có được từ ngành chăn nuôi ngày một đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của con người. Nó

mang lại sức khoẻ và niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình, cho xã hội và cho quốc gia.
Trong ngành chăn nuôi, thì chăn nuôi bò sữa chiếm một vị trí quan trọng. Nó
cung cấp những sản phẩm cần thiết trong đời sống hàng ngày như thịt – sữa. Đặc biệt
là sữa tươi và các sản phẩm được chế biến từ sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý
giá không thể thiếu được trong bữa ăn thức uống hàng ngày của con người nhất là trẻ
em, người già và các bệnh nhân, những người lao động nặng nhọc nhanh chóng được
phục hồi sức khoẻ. Ngoài ra, chăn nuôi bò sữa còn cung cấp lượng phân bón đáng kể
cho trồng trọt.
Việc đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa tạo nguồn cung cấp sữa tại chỗ, giải
quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần giải
quyết nhu cầu tiêu dùng sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng gia tăng của nhân dân,
tham gia vào việc tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu sữa bột. Tuy nhiên chăn nuôi bò sữa là
một nghề tương đối mới với nông dân cả về kỹ thuật lẫn các ước tính kinh tế làm cơ sở
cho quyết định đầu tư.
Chính vì lẽ đó mà mô hình chăn nuôi bò lấy sữa đang phát triển rộng khắp cả
nước. Đi đầu là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lâm Đồng, tiếp sau là các tỉnh phía nam và


hiện nay Thành Phố Hồ chí Minh đang là địa phương đứng đầu cả nước về qui mô
tổng đàn bò.
Hòa mình cùng xu thế phát triển chung của ngành chăn nuôi bò sữa của TP Hồ
Chí Minh, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi trong những năm qua đã có những định
hướng đúng đắn trong việc tạo động lực nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa của xã, phấn
đấu trở thành một xã điển hình về chăn nuôi bò sữa của TP. HCM.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình chăn nuôi bò sữa của xã đang gặp phải những
thách thức: năng suất sữa của bò sữa không ổn định, giá con giống bò sữa giảm, giá
thu mua sữa không cao, giá thức ăn nuôi bò tăng , chi phí chăn nuôi bò cao chưa hợp
lý, các nguồn thu từ chăn nuôi bò chưa được khai thác đúng mức… với mong muốn
nhằm để nhân dân xã tiếp tục duy trì sản xuất ổn định và có hiệu quả đem lại nguồn lợi
lớn đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp và đồng bộ về các khâu: giống, thức ăn, vốn,

hệ thống thu mua sữa … Không những thế mà, do sự phát triển quá nhanh số lượng
các hộ chăn nuôi cũng như qui mô chăn nuôi của mỗi hộ ngày càng tăng, thì vấn đề đật
ra là việc giải quyết nguồn chất thải chăn nuôi của mình như thế nào để có thể đảm
bảo không gây ô nhiễm, không gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh và ngay cả sức
khỏe của gia đình mình.
Do vậy nên em đã chọn đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sữa và giải
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bò tại xã Phú Hòa
Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM.
1.2.

Mục đích của đề tài

a- Đánh giá thực trạng tình hình chăn nuôi bò tại xã.
b- Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò
sữa.
c- Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bò sữa gây ra tại xã, và
từ đó đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm trên.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về các hộ chăn nuôi bò sữa ở xã Phú Hòa Đông, huyện
Củ Chi, TP.HCM.
2


Về không gian:
Đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn xã Phú Hòa Đông thuộc huyện Củ Chi – TP.
Hồ Chí Minh với tốc độ đô thị hóa rất nhanh trong những năm gần đây, đi đôi với quá
trình đó, ngành nông nghiệp của xã có sự chuyển đổi nhanh chống từ trồng trọt sang

chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi bò sữa tăng rất nhanh và hiện nay đứng thứ hai sau xã
Tân Thạnh Đông về chăn nuôi bò sữa của huyện Củ Chi.
Về thời gian nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu tứ ngày 01 tháng 04 năm 2010 đến ngày 30 tháng
06 năm 2010.
1.4.

Cấu trúc luận văn
Đề tài bao gồm năm chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài như đã trình bày ở trên.
Chương 2:Giới thiệu tổng quan về xã Phú Hòa Đông trên các mặt kinh tế văn hóa, xã
hội, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lí, và tình hình chung của chăn nuôi bò sữa của xã.
Chương 3: Trình bày nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trong phần cơ sở lí luận đề tài sẽ trình bày các vấn đề có liên quan đến chăn
nuôi bò và môi trường.
Trong phần phương pháp nghiên cứu thì đề tài sử dụng các phương pháp tính
toán để khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là chương chính của đề tài, nó giúp ta phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất sữa và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bò
gây ra tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TP.HCM.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Với đặc thù là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, trong
những năm qua sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã
tiến hành nghiên cứu rất nhiều đề tài liên quan đến nông nghiệp. Trong đó ngành chăn
nuôi cũng chiếm một số lượng rất lớn. Các nghiên cứu có liên quan đến ngành chăn
nuôi trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh chúng ta không thể không nhắc tới loại hình chăn
nuôi bò sữa. Số lượng bò sữa ở đây chiếm 60 – 70% số lượng bò sữa trên cả nước. Sản
lượng sữa mà Tp. Hồ Chí Minh cung cấp ra thị trường rất lớn, nhưng vẫn không đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Các khu vực nuôi bò nhiều nhất là
huyện: huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Bình Thạnh, quận 12, quận Thủ
Đức…có rất nhiều đề tài sinh viên nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò sữa trong
những năm qua. Chỉ tính từ năm 2001 – 2008 các sinh viên khoa kinh tế trương Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã có 4 đề tài nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò
sữa và 1 đề tài nghiên cứu tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi bò sữa gây ra
tại huyện củ chi, 3 đề tài nghiên về tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Hóc Môn, và
một số đề tài khác nghiên cứu tại quận Bình thạnh, quận 12, quận Thủ Đức, Đồng
Nai…. Ngoài ra trên thị trường, trên thư viện còn có các loại sách nghiên cứu về chăn
nuôi bò sữa.
Huyện Củ Chi là địa phương có số lượng con và hộ nuôi bò sữa khá nhiều,
trong khoa kinh tế đã có 4 đề tài sinh viên nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò sữa ở
đây. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tham khảo đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò sữa tại xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn,
Tp.Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Dung, 2007). Trong đề tài này tôi chỉ phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sữa và giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi


trường do chăn nuôi gây ra, chứ không có phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh tế. Do đó đề tài thực hiện nhằm cho chúng ta một cái nhìn tổng quát và có thể
giúp cho người nông dân một phần nào trong chăn nuôi và khắc phục hậu quả giảm
thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.

2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Xã Phú Hòa Đông nằm ở phía Đông Bắc của huyện Củ Chi
Phía Đông giáp: sông Sài Gòn và xã Trung An
Phía Tây giáp: xã Phạm Văn Cội và xã Nhuận Đức.
Phía Nam giáp: xã Tân Thạnh Tây và xã Phước Vĩnh An.
Phía Bắc giáp: với ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức.
Và được sông Sài Gòn bao bọc từ phía Tây sang Đông.
2.2.2. Địa hình và thổ nhưỡng
Địa hình Xã Phú Hòa Đông tương đối bằng phẳng, nơi thấp nhất là vùng ven
sông Sài Gòn, thuận lợi cho việc giao thông kinh tế đường thủy.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Các Loại Đất ở Xã Năm 2008
Số TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ(%)

1

Đất nông nghiệp

1645,5953

75,54

2


Đất phi nông nghiệp

439,8645

20,19

3

Đất chưa sử dụng

93,1145

4,27

Nguồn: Phòng địa chính xã Phú Hòa Đông
Thổ nhưỡng đa phần là đất xám bạc màu phù sa cổ, thích hợp trồng cây lâu
năm. Trong đó, diện tích đất tự nhiên là 2.178,58 ha, đất nông nghiệp là 1.645,6ha
chiếm 75,54 % đất tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp hiện nay người dân
đã tự nguyện chuyển sang trồng cây lâu năm, xây dựng vườn cây ăn trái , trồng trúc,
tre, tầm vong … ở các ấp như Phú Lợi và Bến Cỏ vì hiện nay việc sản xuất lúa không
còn hiệu quả. Bên cạnh đó, 100 ha đất trồng lúa tại ấp Phú Thuận ven rạch Láng The
được đưa vào xây dựng làng nghề cá kiểng – cây cảnh do HTX Hà Quang làm chủ đầu
tư. Đồng thời vùng lúa tại các ấp Phú Hiệp, Cây Trâm, Phú Thuận, Phú Trung chỉ tồn
tại vùng ven rạch Láng The, phần đất triền đã được chuyển đổi sang trồng cây lâu
năm. Như vậy, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 210 ha, trong đó 70 ha đất dã được
5


quy hoạch để xây dựng trường học: Kĩ Thuật Lý Tự Trọng và trường đại học dan lập
Hồng Bàng tại ấp Phú Hiệp. Do đó còn 140 ha đất lúa đi vào chuyển đổi thời gian tới,

theo thống kê 2003- 2006, diện tích lúa giảm từ 1.030 ha xuống còn 360 ha do hiệu
quả của lúa đem lại không cao, diện tích đất bỏ hoang ngày càng nhiều.
2.2.3. Khí hậu
Xã Phú Hòa Đông nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.
a) Nhiệt độ và độ ẩm
Nhiệt độ tương đối ổn định cao đều trong năm và ít thay đổi, biên độ giữa ngày
và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8 đến 100C.
Nhiệt độ trung bình trong năm: 280C
Nhiệt độ cao nhất trong năm: 320C (tháng 4)
Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 240C (tháng 12 )
b) Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm là 1.300mm -1.770mm, tăng dần lên phia Bắc theo
chiều cao địa hình, mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm , mưa tập trung
vào tháng 7, 8, 9 và vào tháng 12, tháng 1 thì lượng mưa không đáng kể
Số ngày mưa khoảng 151 ngày trong năm..
c) Gió
Chủ yếu chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió mùa chủ yếu phân bố vào các tháng
trong năm như sau :
Từ tháng 2 – 5: gió Đông Nam hoặc gió Nam, vận tốc trung bình từ 1,5-2,5m/s.
Từ tháng 5 – 9: gió Tây và Tây Nam, vận tốc trung bình từ 1,5-2,5m/s.
Từ tháng 10 – 2 năm sau: gió Đông Bắc, vận tốc trung bình từ 1-1,5m/s.
d) Bức xạ mặt trời
Tổng số giờ nắng trong năm là 2.100- 2.920 giờ
Bức xạ hấp thu trung bình hàng năm đạt 0,37-0,38 Kcal/Em2/ngày.
Lượng bức xạ cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 9.
Số giờ nắng trung bình trong ngày 8 giờ/ngày.
6



e) Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79.5%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 là
80 – 90%, thấp nhất vào tháng 12,1 là 70%.
Trong một ngày đêm độ ẩm không khí thấp nhất vào lúc 13 giờ (khoảng 48%) và độ
ẩm cao nhất đạt vào lúc 1 giờ - 7giờ sáng (khoảng 95%).
2.3.Điều kiện kinh tế xã
2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại xã
Xã Phú Hòa Đông là một xã ngoại thành, với diện tích đất nông nghiệp chiếm
75.54% so với tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn xã và với địa hình tương đối bằng
phẳng, rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông nghiệp. Trong đó diện tích
trồng lúa của xã là 347,52 m2, chiếm 76,3 % tổng diện tích đất trồng cây hàng năm,
nhưng hiện nay nông dân đang có xu hướng giảm diện tích trồng lúa nhưng tăng diện
tích vườn chuyên canh, diện tích trồng cỏ, trồng sen và rau sạch (hiện nay diện tích
trồng cỏ là 107,57 m2 , và diện tích các loại cây trồng khác là 0,0302 m2 ).
Nhưng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp và manh mún
dần. Điều này được thể hiện rõ trông bảng dưới đây:

7


Bảng 2.2. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Năm 2008
TT

Chỉ Tiêu



Diện tích


Cơ cấu (%)

(m2)
Tổng diện tích đất tự

2178,6

1

nhiên
1
1.1
1.1.1
a.

Đất nông nghiệp

NNP

1645,6

75,5353282

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

1601,8


97,3389483

Đất trồng cây hàng năm

CHN

455,13

28,4136596

Đất trồng lúa

LUA

347,52

76,3562059

Đất cỏ dùng vào chăn

COC

107,57

23,6350054

HNK

0,0302


0,00663547

nuôi
c.

Đất trồng cây hàng năm
khác

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

1155,7

72,147584

1.2

Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

30,4

1,39541075

Nguồn: Phòng địa chính xã
Diện tích đất nông nghiệp ở xã chiếm đến 75,5% tổng diện tích đất đai của xã,

điều này cho thấy xã còn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, trong đó đất sản xuất nông
nghiệp là 1.601,8 m2 ( chiếm 97,3% diện tích đất nông nghiệp). Diện tích đất trồng lúa
chiếm 76,35% diện tích đất trồng cây hàng năm (tương đương là 347,52 m2) và diện
tích đất cỏ dành cho chăn nuôi là 107,57m2, phần diện tích còn lại thuộc các ngành
như đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản. Vì thế, điều này
cho thấy địa bàn xã có thể phát triển ngành nông nghiệp hơn nữa, theo hướng phát
triển bền vững.
2.3.2. Tình hình cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đã sử dụng và đang từng bước được nâng cấp gắn liền với phát
8


triển kinh tế của xã PHĐ
a) Giao thông
Điều kiện giao thông khá thuận lợi, hầu hết các đường lên xã, thôn xóm đã tiến
hành nhựa hóa. Tỉnh lộ 15 và 32 con đường giao thông nông thôn lớn nhỏ, trong đó
tỉnh lộ 15 là tuyến đường chính xuyên suốt xã ,không những thế xã còn có 2 cầu và 2
bến đò, tạo nhiều thuận lợi trong giao thông vận chuyển hàng hóa.
b) Thuỷ lợi
Có 4 công trinh thủy lợi chính. Trong đó, sông Sài Gòn bao bọc từ phía Tây
sang Đông, cung cấp nguồn nước phục vụ cho việc trồng lúa nước và hệ thống kênh
rạch nhiều phục vụ cho ngành nông nghiệp và chăn nuôi.
c) Điện khí hoá
Toàn xã đã được điện khí hoá, tỷ lệ hộ dùng điện cho sinh hoạt đạt 98%, các
trạm biến thế đều hoạt động ổn định.Hiện nay, trên toàn xã đều đã có điện thấp sáng
và sản xuất phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ.
d) Nước:
Nước sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giềng khoan, nhưng nhìn chung mạch nước
ngầm vẫn chưa bị ô nhiễm.
e) Trường học

Xã có hệ thống trường học ở xã bao gồm:
Mần non: có 1 trường bán trú và 7 phân hiệu, có 1 trường mẫu giáo bông sen đạt
chuẩn quốc gia ở ấp Phú Lợi.
Tiểu học: 1 trường tiểu học Phú Hòa Đông 1 ở ấp Phú Lợi và 2 phân hiệu là Phú Hòa
Đông 2 ở ấp Phú Hiệp và ấp Bến Cỏ.
Trung học cơ sở: có 1 trường ở ấp Phú Hòa , trường có 54 phòng, mỗi lớp có 35 – 40
học sinh và đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc học tập.
Trung học phổ thông: có 1 trường ở ấp Phú Lợi, trường cũng có 54 phòng, mỗi lớp có
35 – 40 học sinh , đầy đủ trang thiết bị.
f) Thông tin liên lạc:
Hiện nay, thông tin liên lạc ở xã không còn khó khăn nữa, số máy điện thoại
tăng nhanh do giá thành gắn điện thoại phù hợp với khả năng của người dân, tivi, radio

9


hầu như nhà nào cũng có thể mua được, hệ thống phát thanh đã được trải khắp các xã
giúp bà con tiếp cận thông tin nhanh và dễ dàng.
g) Y tế
Xã có một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia gồm 1 bác sĩ, 9 nhân viên chủ yếu là y
tá dược sĩ (trung cấp ) 27 phòng chức năng.
2.3.3. Tình hình văn hoá – xã hội
a) Dân số
Theo thống kê trên toàn xã hiện có 22.503 người và với 5.566 hộ.
Hộ có KT1 gồm: 5.058 hộ, với 20.187 người.
Hộ có KT2 gồm: 133 hộ, với 533 người.
Hộ có KT3 và KT4 gồm: 106 hộ, với 933 người.
Theo thống kê của UBND xã PHĐ thì mức sống của người dân đầu năm 2004 mức
sống trung bình 8,6 triệu đồng / người/ năm, đến năm 2009 tăng lên 14,5 triệu / người /
năm.

b) Lao động
Số người trong độ tuổi lao động của xã năm 2009 là 12.748 người chiếm
56,65% tổng nhân khẩu của xã. Điều này cho thấy lực lượng lao động ở xã PHĐ khá
dồi dào. Nhìn chung, lao động nông nghiệp năm 2009 giảm hơn so với năm 2008, còn
lao động phi nông nghiệp lại tăng, có điều này là do sự hình thành các khu công
nghiệp, nhà máy, công ty đang mọc lên rất nhiều. Đây là điều cảnh báo cho sự thiếu
lao động trẻ trong nông nghiệp trong tương lai.
c) Thể dục – Thể thao
Xã chưa có trung tâm văn hoá thể dục thể thao, nhưng đã xây dựng được trung
tâm truyền thông với 36 cụm loa ở toàn xã để người dân cập nhật thông tin kịp thời.
Thể thao xã có một sân bóng chuyền, một hồ bơi, một câu lạc bộ thể hình tại ấp Phú
Mỹ,1 sân bóng mini tư nhân tại ấp Cây Trâm.
d) Chính sách xã hội
Đảng bộ và nhân dân xã Phú Hòa Đông luôn chú trọng công tác giáo dục và
phát huy truyền thống cách mạng xã anh hùng lực lượng võ trang do nhà nước phong
tặng, chính sách xã hội cơ bản đã xó được nhà tranh tre, xóa hộ đói giảm hộ nghèo,
10


công tác đền ơn đáp nghĩa được quan tâm, tạo được niềm tin cho nhân dân đối với
Đảng và nước.
2.3.4. Công nghiệp
Tuy nền công nghiệp của xã không phát triển bằng nền công nghiệp của các xã
khác trong huyện như khu công nghiệp Tân Qui của xã Tân Thạnh Đông, thế nhưng
công nghiệp xã cũng đã thu hút được không ít nhà đầu tư, bao gồm 7 xí nghiệp lớn
nhỏ, chủ yếu là công ty TNHH, và có 1 công ty có vốn đầu tư của nước ngoài (VN
E’SLAND)
2.4. Đánh giá chung về tình hình chung ở xã Phú Hòa Đông
a- Thuận lợi
Xã Phú Hòa Đông có điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết ôn hòa, sự chênh lệch

nhiệt độ giữa mùa nắng và mùa mưa cũng như giữa ngày và đêm không đáng kể tạo
điều kiện cho các loại cây cỏ mọc quanh năm thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi
bò sữa.
Trên địa bàn xã có nhiều cửa hàng cung cấp thức ăn tinh cho bò sữa nên người
dân dễ dàng chọn lựa loại thức ăn thích hợp.
Các trạm trung chuyển thu mua sữa của công ty Vinamilk đặt rãi rác trong vùng
cùng với giá thu mua ổn định tạo thuận lợi về việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông
dân.
Đường giao thông vận tải được nâng cấp từng bước nên thuận tiện cho việc tiêu
thụ cũng như cung cấp sản phẩm đầu vào.
Tổ chức mạng lưới thú y và dẫn tinh viên đáp ứng được nhu cầu về chất lượng
và số lượng đối với ngành chăn nuôi bò sữa tại địa phương.
b- Khó khăn
Mặc dù có rất nhiều thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò sữa của địa phương,
nhưng bên cạnh đó vẫn không ít khó khăn tồn tại.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng ảnh hưởng đến việc dịch chuyển cơ cấu lao
động nông nghiệp sang ngành nghề khác, tạo tâm lý không ổn định trong các lao động
vẫn còn ở lại với nông nghiệp.

11


Cùng với sự thay đổi cơ cấu lao động là việc thay đổi mục đích sử dụng đất.
Đất nông nghiệp liên tục giảm kéo theo nguồn thức ăn thô xanh của bò sữa có nguy cơ
ngày càng ít đi và sẽ trở nên khan hiếm.
Trình độ văn hóa, kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của các hộ không đồng đều, chưa
thể tiếp cận một cách nhanh chóng các kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến việc chăm sóc nuôi
dưỡng còn nhiều hạn chế, năng suất chưa cao.
Chi phí thức ăn và thú y cao ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm sữa. Trong
khi đó, giá mua của các công ty sữa chưa phù hợp dẫn đến vấn đề gỉam đàn bò sữa khi

chi phí sả xuất lên cao.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1. Vị trí của ngành chăn nuôi bò
Ngành chăn nuôi bò sữa nước ta đã ra đời từ rất lâu nhưng mãi đến những năm
gần đây mới bắt đầu phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hoá, sản phẩm của nó là sữa
tươi nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm và hoá mỹ phẩm….Sản
xuất được nhiều loại sản phẩm chất lượng cao như: sữa tươi, sữa bột, sữa tắm …nhằm
đáp ứng nhu cầu chất lượng cuộc sống ngày càng cao của xã hội. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi bò sữa nước ta ngày một phát triển cả
về số lượng và chất lượng.
2.1.2. Ý nghĩa của việc phát triển ngành chăn nuôi bò
Bò sữa là loài vật nuôi có hệ số chuyển hoá thức ăn thành sản phẩm khá cao.
Thức ăn của bò sữa không mang tính cạnh tranh với con người như các loài gia súc
khác. Hơn nữa, chăn nuôi bò sữa còn tận dụng một cách có hiệu quả một số phụ phẩm
trong nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
So với các ngành chăn nuôi khác như heo, gà thì chăn nuôi bò sữa ổn định hơn,
có hiệu quả kinh tế cao hơn
Bò sữa trở thành vật nuôi phổ biến cả nước và được xem như phương tiện thực
hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế
nông nghiệp của cả nước, tạo thêm một nghề mới cho lao động nông thôn còn đang dư
thừa và nâng cao thu nhập. Chăn nuôi bò sữa tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ
cấu vật nuôi, còn thu thêm được sản lượng thịt các loại như: bò thịt vỗ béo, bò sữa loại
thải định kỳ, cung cấp nguyên liệu da bò cho các kỹ nghệ thuộc da, sừng và móng cho
ngành mỹ nghệ xuất khẩu.

Mức thu nhập của người dân được gia tăng đã góp phần nâng cao nhu cầu tiêu
thụ sữa tươi và các sản phẩm từ sữa.


×