Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TẠM ỨNG TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA ( SULECO) ( THÁNG 3 NĂM 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.41 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TẠM ỨNG
TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VÀ CHUYÊN GIA ( SULECO)
( THÁNG 3 NĂM 2010)

VÕ THỊ ANH THY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận" Kế Toán Vốn Bằng Tiền và
Các Khoản Tạm ứng Tại Công Ty Dịch Vụ Xuất Khẩu Lao Động Và Chuyên Gia
(Suleco)”do Võ Thị Anh Thy, sinh viên khóa 32, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

LÊ VĂN HOA
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn này trước tiên em không có gì hơn ngoài lời cảm ơn
chân thành nhất, gửi đến ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và tất cả
các thầy cô đã truyền dạy kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian học vừa qua.
Em xin kính gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Văn Hoa, đã truyền đạt những kiến
thức cho em trong thời gian học và tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Dịch Vụ Xuất Khẩu Lao
Động Và Chuyên Gia (Suleco),các anh chị phòng Kế toán đặc biệt là chị Huỳnh Thị
Hoa là người hướng dẫn và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt luận văn
này.
Cuối cùng em kính chúc Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Giám Đốc và toàn thể

cán bộ công nhân viên Công ty sức khỏe và thành công .

Tp. Hồ Chí Minh , ngày tháng năm 2010.
Người Viết

Võ Thị Anh Thy


NỘI DUNG TÓM TẮT
VÕ THỊ ANH THY. Tháng 7 năm 2010 "Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các
Khoản Tạm Ứng Tại Công Ty Dịch vụ Xuất Khẩu Lao Động Và Chuyên Gia
(Suleco)”.
VO THI ANH THY. July 2010 " Accounting for Currency and Advances at
The Overseas Manpower Supply Service Company ".
Trước hết đề tài mô tả một cách khá rõ nét về tình hình thực tế của Công Ty
Dịch vụ Xuất Khẩu Lao Động Và Chuyên Gia (Suleco),và những vấn đề mang tính cơ
sở và lý thuyết.Qua đó nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán trên
cơ sở của Kế Toán Vốn Bằng Tiền và Các Khoản Tạm Ứng, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, quy trình lưu chuyển chứng từ, ghi sổ liên quan đến vốn bằng tiền và các
khoản tạm ứng. Bên cạnh đó đề tài đưa ra nhận xét và kiến nghị một số biện pháp hoàn
thiện công tác thực tế tại đơn vị.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................vii
Danh mục các hình ........................................................................................................ix
Danh mục các bảng .......................................................................................................x
Danh mục phụ lục..........................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của luận văn............................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty....................................................4
2.1.1. Giới thiệu doanh nghiệp.................................................................................4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. .............................................4
2.2. Tình hình tồ chức sản xuất kinh doanh của công ty .............................................5
2.2.1. Chức năng hoạt động. ....................................................................................5
2.2.2. Nhiệm vu........................................................................................................5
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty ....................................................6
2.3.Tổ chức kế toán tại doanh nghiệp..........................................................................8
2.3.1.Hình thức tổ chức kế toán ...............................................................................8
2.3.2. Bộ máy kế toán ..............................................................................................8
2.3.3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận kế toán..............................................9
2.3.4. Hình Thức Kế Toán .....................................................................................10
2.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây và phương hướng
hoạt động các năm tiếp theo ......................................................................................11
2.4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua .......................................11
2.4.2. Kết quả đạt được trong những năm qua.......................................................13
2.4.3. Hoạt động của Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Lao động xuất khẩu................14
2.4.4. Phương hướng hoạt động của các năm tiếp theo. ........................................16
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................18
v


3.1. Kế toán vốn bằng tiền .........................................................................................18
3.1.1. Khái niệm vốn bằng tiền ..............................................................................18
3.1.2. Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền ...............................................18
3.1.3. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền............................................................19

3.2. Kế toán các khoản tạm ứng.................................................................................25
3.2.1. Khái niệm tạm ứng.......................................................................................25
3.2.2. Quy định và kết cấu tạm ứng .......................................................................26
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................28
4.1. Kế toán vốn bằng tiền .........................................................................................28
4.1.1. Kế toán tiền mặt tại quỹ ...............................................................................28
4.1.2.Kế toán tiền gửi Ngân hàng ..........................................................................41
4.2. Kế toán các khoản tạm ứng.................................................................................46
4.2.1. Một số vấn đề chung về kế toán tạm ứng ....................................................46
4.2.2. Trình tự hoạch toán ......................................................................................47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................52
5.1. Kết luận...............................................................................................................52
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................84
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN


Bảo hiểm tai nạn

CNV

Công nhân viên

CT

Công ty

DK

Dự kiến

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DV

Dịch vụ

GBN

Giấy báo Nợ


GBC

Giấy báo Có

GP

Giấy phép

GTGT

Giá trị gia tăng

HH

Hàng hóa



Hóa đơn

KH

Khách hàng

KT

Kế toán

KTT


Kế Toán Trưởng

KTTT

Kế Toán Thanh Toán

LĐTBXK

Lao động thương binh xã hội

LĐXK

Lao động xuất khẩu



Nghiệp đoàn

NH

Ngân hàng

NLĐ

Người lao động

NVLĐ

Nghiệp vụ lao động




Quyết định

SDĐK

Số dư đầu kỳ

SDCK

Số dư cuối kỳ
vii


SPS

Số phát sinh

TK

Tài khoản

TNS

Tu nghiệp sinh

TSCĐ

Tài sản cố định


UBND

Ủy ban nhân dân

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu

XDCB

Xây dựng cơ bản

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý....................................................................7
Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán.......................................................................9
Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi Tính: ...11
Hình 4.1. Trình tự lưu chuyển chứng từ tiền mặt tại quỹ.............................................31

Hình 4.2. Sơ đồ hạch toán TK 1111 ..............................................................................36
Hình 4.3. Sơ đồ hạch toán TK 1112U ...........................................................................37
Hình 4.4 Trình lưu chuyển chứng từ tiền gửi Ngân hàng .............................................41
Hình 4.5. Sơ đồ hạch toán TK 1121 ..............................................................................43
Hình 4.6. Sơ đồ hạch toán TK 1122 ..............................................................................44
Hình 4.7. Trình tự lưu chuyển chứng từ tiền tạm ứng..................................................47
Hình 4.8. Sơ đồ hạch toán TK 141 ................................................................................50

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình LĐXK theo thị trường...................................................14

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phục lục 1. Sổ chi tiết tài khoản 1111
Phục lục 2. Sổ tổng hợp tài khoản 1111
Phục lục 3. Sổ chi tiết tài khoản 1112U
Phục lục 4. Sổ chi tiết tài khoản 1121VC
Phục lục 5. Sổ chi tiết tài khoản 1122VC
Phục lục 6. Sổ chi tiết tài khoản 141
Phục lục 7. Số dư tài khoản 141
Phục lục 8. Bảng đối chiếu số liệu nộp BHXH,BHYT của CB.CNV (Khu vực 1)

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với tình hình kinh tế
hiện nay, Việt Nam đã và đang đổi mới nền kinh tế, đổi mới việc tổ chức từ nền kinh
tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Kế toán
là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế về mặt vi mô và vĩ mô.
Quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển đi lên,
đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành thương mại kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Đối với ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, ngoài việc kinh doanh mua bán, việc
lưu chuyển và tình hình biến động của vốn bằng tiền và tạm ứng chiếm một vị trí
không nhỏ trong kinh doanh của công ty. Để kinh doanh có hiệu quả, đòi hỏi công ty
phải có một nguồn vốn linh động giúp công ty dễ dàng trong giao dịch mua bán cũng
như thanh toán với các đối tác của mình.
Sự biến động vốn bằng tiền cũng cho ta thấy sự kinh doanh của công ty đạt
được hiệu quả hay không.Vì vậy mỗi công ty, doanh nghiệp phải biết sử dụng nguồn
vốn kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, phải có biện pháp cải thiện tổ
chức, không ngừng đổi mới công nghệ để giúp cho việc theo dõi, đánh giá thường
xuyên tình hình biến động của vốn bằng tiền mỗi ngày, phải biết khoản thu vào từ đâu
và chi ra từ đâu của công ty.
Nhận thấy tầm quan trọng của vốn bằng tiền và tạm ứng, Em quyết định chọn
đề tài “Kế Tóan Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Tạm Ứng” để làm chuyên đề báo
cáo tốt nghiệp tại Công Ty Dịch Vụ Xuất Khẩu Lao Động Và Chuyên Gia (Suleco).
“Kế Toán Vốn Bằng Tiền Và Các Khoản Tạm Ứng ” là một đề tài sâu rộng,
nhưng do hạn chế về kiến thức và thời gian không thể tìm hiểu sâu. Vì vậy trong phần



trình bày này sẽ không tránh khỏi những sai xót nhất định tuy nhiên Em cũng rất mong
được sự hướng dẫn và đóng góp xây dựng của thầy cô và anh chị phòng kế toán của
công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá tình hình thực tế về công tác tổ chức hạch toán kế
toán vốn bằng tiền và tạm ứng tại công ty Suleco.
Mô tả trình tự luân chuyển chứng từ, cách ghi sổ kế toán và các nghiệp vụ liên
quan đến vốn bằng tiền ,tạm ứng tại công ty.
Từ kết quả nghiên cứu đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất góp phần
làm cho công tác kế toán tại đơn vị hợp lý và hoàn thiện hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Dịch vụ Xuất Khẩu Lao Động Và Chuyên
Gia (Suleco). Địa chỉ số 635A , Nguyễn Trãi, Phường 11,Quận 5 ,TPHCM.
Đề tài được thực hiện từ 01/02/2010 đến 28/04/2010. Các số liệu minh họa cho
đề tài được lấy trong kỳ kế toán năm 2010.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 5 phần
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận
văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu khái quát về công ty Công ty Dịch vụ Xuất Khẩu Lao Động Và
Chuyên Gia (Suleco).
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm, lý luận và phương pháp hạch tóan quá trình kế toán
vốn bằng tịền và các khoản tạm ứng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tìm hiểu, phân tích và phản ánh kết quả nghiên cứu thực tế tại công ty về công
tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản tạm ứng thực tế tại công ty. Từ đó đưa ra một

vài ý kiến nhận xét, đề xuất phù hợp.

2


Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận chung lại vấn đề và trên cơ sở đó đề xuất các ý kiến góp phần hoàn
thiện công tác kế toán tại đơn vị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.1. Giới thiệu doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp : Công Ty Dịch Vụ Xuất Khẩu Lao Động Và Chuyên Gia.
Tên giao dịch quốc tế : The Overseas Manpower Supply Service Company.
Tên gọi tắt : SULECO.
Trụ sở chính đặt tại : 635A Nguyễn Trãi, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại : (08) 38556740 – (08) 38558543 – (08) 39509104.
Email:
Mã số thuế : 0301339815
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Căn cứ quyết định số 748/QĐ –UB Ngày 19/12/1991 của Ủy Ban Nhân Dân
Thành Phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Công Ty Dịch Vụ Xuất Khẩu Lao Động Và
Chuyên Gia (Suleco) trực thuộc Sở Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội TP Hồ Chí
Minh.
Đến năm 1995 công ty được thành lập lại theo Quyết định số 09/QĐ-UB

ngày 12/4/1995 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh và giấy phép số 17/LĐTBXHGP ngày 24/12/1999 do Bộ Lao động Thương Binh và Xã Hội cấp với nhiệm vụ tổ
chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo đúng quy chế
hiện hành.
Công ty Dịch Vụ Xuất Khẩu Lao Động Và Chuyên Gia là tổ chức sản xuất kinh
doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản mở tại
ngân hàng.
Công ty Suleco là đơn vị hoạt động có hiệu quả, các chỉ tiêu chủ yếu như số
lượng lao động, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách đều tăng qua mỗi năm, thu


nhập cán bộ nhân viên được cải thiện và Công ty đã thực hiện được mục tiêu kinh tế
cũng như nhiệm vụ chính trị - xã hội được giao, nhiều năm liền đạt danh hiệu đơn
vị thi đua xuất sắc, nhận Bằng Khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của
UBND TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Tình hình tồ chức sản xuất kinh doanh của công ty
2.2.1. Chức năng hoạt động.
• Tổ chức trực tiếp hoạt động kinh doanh dịch vụ và hoạt động kinh doanh
xuất khẩu lao động (XKLĐ) và chuyên gia làm việc ở nước ngoài.
• Góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước.
• Tổ chức dạy nghề cho người lao động (NLĐ), đặc biệt là diện chính sách,
xóa đói giảm nghèo để lao động tại quốc gia khác.

• Đào tạo NLĐ có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm
hiệu quả thiết thực và có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ.

• Sứ mệnh của công ty là góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao trình
độ tay nghề, vốn ngoại ngữ, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho NLĐ,
qua đó góp phần cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công
nghiệp hóa và hiện đại hóa.
2.2.2. Nhiệm vu

Thực hiện nhiệm vụ chính trị – xã hội của Sở Lao Động – Thương Binh và
Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh giao là đảm bảo chỉ tiêu đưa người lao động của
thành phố, đặc biệt là dạng xóa đói giảm nghèo và diện chính sách đi làm việc ở
nước ngoài.
Công ty chủ động quyết định hình thức hợp tác, liên kết với các thành phần
trong nước và ngoài nước để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao. Chủ động
lựa chọn đối tác, thị trường tiếp nhận lao động, danh sách lao động được đưa đi làm
việc ở nước ngoài để thực hiện chức năng xuất khẩu lao động, đây là một hoạt động
kinh tế- xã hội quan trọng góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo
thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động cũng như tăng nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước.

5


Về mặt tài chính, Công ty tuân thủ theo pháp lệnh kế toán thống kê và các
định chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ:
thu tiền trực tiếp từ NLĐ không qua trung gian, mọi khoản thu chi đều có hóa đơn,
chứng từ hợp lý, hợp lệ.
Từ ngày thành lập đến nay trong môi trường kinh tế thị trường, được nhà
nước giao quyền sử dụng vốn, công ty đã hoàn thành tự động khai thác nguồn thị
trường, từng bước tự trang trải và kinh doanh theo cơ chế thị trường. Mỗi năm
công ty đã đưa được hơn 1000 lao động ra Nước ngoài làm việc ở các thị trường
như : Nhật Bản, Hàn Quốc ,Đài Loan, Malaysia…
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty
Bộ máy tổ chức hoạt động của Công ty gồm Ban Giám đốc, các Phòng thị
trường, (P. Nhật Bản, P. Hàn Quốc, P. Malaysia-Đài- Loan- Singapore, P. Dịch vụ
việc làm trong nước và các thị trường khác), các phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ (Tổ chức – Hành chánh, Tài vụ) và Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Lao động
xuất khẩu. Bộ máy quản lý gọn nhẹ dưới sự điều hành của Giám đốc công ty thông
qua sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc.

a) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

6


Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
Giám đốc

Phó Giám Đốc

Phòng
Tổ
Chức

Phòng Tài
Chính Kế
Toán

Phó Giám Đốc

Phòng
Nhật Bản

Phòng
Hàn
Quốc

Phòng
Malaysia –
Đài Loan


Trường Kỹ
thuật NVLĐ
Xuất Khẩu

b) Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận
− Giám Đốc : Là người có quyền quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ
các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
− Phó Giám Đốc : Là người được ủy quyền thay mặt giám đốc giải quyết một số
lĩnh vực cho hoạt động của công ty như : Tài chính, Kinh doanh, Khai thác…..
cũng như tham mưu cho Giám Đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế.
− Phòng Tổ Chức : Có chức năng quản lý nhân sự và tổ chức quản lý tiền lương.
− Phòng Tài Chính Kế Toán : quản lý và kiểm soát tài chính của công ty, chịu
trách nhiệm chính về nguồn lực đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh, chi
trả và thu tiền từ khách hàng cũnh như tư vấn tài chính cho ban Giám Đốc.
− Phòng Nhật Bản : chủ yếu khai thác về thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật
Bản , tìm nguồn để đưa lao động đi làm việc tại Nước ngoài.
− Phòng Hàn Quốc : chủ yếu khai thác về thị trường xuất khẩu lao động tại Hàn
Quốc , tìm nguồn để đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài.
7


− Phòng Malaysia – Đài Loan : chủ yếu khai thác về thị trường xuất khẩu lao
động tại Malaysi – Đài Loan , tìm nguồn để đưa lao động đi làm việc tại Nước
ngoài.
− Trường Kỹ thuật NVLĐ Xuất Khẩu: Nhiệm vụ chính là dạy ngoại ngữ, dạy
giáo dục định hướng cho những người lao động đã được đối tác nước ngoài
tuyển dụng, dạy bổ sung tay nghề may cho học viên trúng tuyển đi làm việc
Nhật Bản và Malaysia theo yêu cầu của chủ sử dụng.
2.3.Tổ chức kế toán tại doanh nghiệp

2.3.1.Hình thức tổ chức kế toán
Công ty tổ chức Kế toán theo kiểu tập trung nghĩa là mọi công việc kế toán như
phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán ghi sổ tổng hợp và
chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế …… đều đưa về phòng kế toán
xử lý.
- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng : Đồng Việt Nam,USD,YEN...
- Chế độ kế toán áp dụng : Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2010 của
Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính.
- Chứng từ kế toán: Áp dụng theo hệ thống biểu mẫu chứng từ do Bộ Tài Chính
ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2010 của Bộ Trưởng Bộ Tài
Chính như: Hóa đơn GTGT, Phiếu thu, Phiếu chi, GBN, GBC, Giấy đề nghị thanh
toán, Bảng thanh toán lương, bảo hiểm xã hội...
- Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng HTTK căn cứ theo hệ thống tài khoản
ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2010 của Bộ Trưởng Bộ Tài
Chính.Ngoài ra CT còn mở TK chi tiết cho từng loại tiền,Ngân hàng...
2.3.2. Bộ máy kế toán
a) Sơ đồ bộ máy kế toán

8


Hình 2.2 Sơ Đồ Tổ Chức Phòng Kế Toán

Kế Toán Trưởng

Kế Toán Tổng Hợp

Thủ Quỹ


Kế Toán Công
Nợ và Tài Sản
Cố Định

Kế Toán Ngân
Hàng và Tiền
Lương

Kế Toán
Thanh Toán

2.3.3. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận kế toán
− Kế Toán Trưởng :
+ Phụ trách và điều hành toàn bộ hoạt động của phòng kế toán phản ánh
trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Trực tiếp duyệt toàn bộ chứng từ kế toán và báo cáo kế toán đơn vị.
+ Bảo quản lưu trữ bí mật các tài liệu hồ sơ kế toán đồng thời kiểm tra
việc ghi chép, tính toán của kế toán viên.
+ Giúp giám đốc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Chịu trách nhiệm trước cấp trên và cơ quan chủ quản.
− Kế Toán Tổng Hợp:
+ Khai thuế đối với cơ quan thuế.
+ Theo dõi nguồn vay dài hạn.
+ Tổng hợp phần báo cáo của các bộ phận kế toán.
+ Lập báo cáo tài chính
9


− Thủ Quỹ:

+ Chịu trách nhiệm quản lý và thu chi tiền mặt tại quỹ.
− Kế Toán Công Nợ và Tài Sản Cố Định:
+ Hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong và ngoài
nước.
+ Quản lý và theo dõi tài sản cố định toàn công ty, theo dõi tình hình
tăng giảm và hiện có tscđ và phản ánh được nguyên giá, giá trị hao mòn,
giá trị còn lại của TSCĐ, mở sổ chi tiết để theo dõi theo nhóm theo đơn
vị sử dụng.Ngoài ra kế toán TSCĐ phải giám sát tình hình sửa chữa
TSCĐ, đánh giá lại, thanh lý và các chi phí khác có liên quan.
− Kế Toán Ngân Hàng và Tiền Lương:
+ Chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ kinh tế giao dịch qua ngân hàng,
phản ánh theo dõi các khoản tiền của công ty tại ngân hàng khi nhận
thấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán có trách nhiệm kiểm tra
đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo để ghi vào sổ kế toán..
+ Hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn,bảo hiểm tai nạn.
− Kế Toán Thanh Toán
+ Chịu trách nhiệm về các chứng từ thu, chi phát sinh tại doanh nghiệp,
ghi chép phản ánh từng lần thu, chi.
2.3.4. Hình Thức Kế Toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính (sử dụng phần mềm kế toán
Vietsoft Accounting)

10


Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Kế Toán Trên Máy Vi
Tính:

Chứng từ kế toán


Phần mềm
kế toán

Bảng tổng hợp
Chứng từ kế toán
cùng loại

Sổ kế toán
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết

Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán
quản trị

Nhập số liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
1. Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết
kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin
được tự động cập nhật vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
2. Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính.
Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn
đảm bảo chính xác, trung thực theo theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Cuối tháng,
cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển
và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
2.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây và phương

hướng hoạt động các năm tiếp theo
2.4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua
Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh công tác xuất
khẩu lao động (XKLĐ), xem đây là một hoạt động kinh tế- xã hội quan trọng góp phần
phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay
nghề cho người lao động cũng như tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

11


Trong ba năm, Công ty Suleco đã phát huy tính tự chủ năng động trong kinh
doanh, đạt kết quả cao về số lượng lao động cung ứng cho các thị trường, tạo được sự
tín nhiệm cao trong và ngoài nước.Công tác XKLĐ đã được sự quan tâm đặc biệt của
xã hội và đã mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức cho
Công ty Suleco.
a) Thuận lợi
Hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ đã được ban hành và không ngừng hoàn
thiện, tạo hành lang pháp lý và thông thoáng cho Công ty trong tìm kiếm thị trường lao
động phát huy quyền chủ động kinh doanh. Sự ra đời của Hiệp hội XKLĐ Việt Nam là
một thuận lợi cho họat động của các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ một số khó khăn
vướng mắc cho đến nay vẫn chưa được luật hóa.Bên cạnh đó, Công ty luôn được
Thành ủy, UBNDTP và Đảng ủy Sở Lao động Thương binh Xã hội quan tâm chỉ đạo
và giúp đỡ nhiều mặt, tạo điều kiện cho Công ty phát triển ổn định và đúng hướng.
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và không ngừng
được tăng cường bổ sung kịp thời đã góp phần ổn định tình hình hoạt động của Công
ty.
Về thị trường XKLĐ, ngoài thị trường tiếp nhận lao động đã ổn định và được
xem như thị trường truyền thống của Công ty Suleco là Nhật Bản , từ 3 năm qua, Công
ty đã đứng vững được trên thị trường Malaysia với số lượng lao động đưa đi mỗi năm
một tăng với thu nhập ổn định. Công ty luôn tích cực chủ động mở rộng và khai thác

thị trường, nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, tuyển chọn lao động trực
tiếp và tổ chức huấn luyện chu đáo trước khi đi. Nhờ vậy nên chất lượng lao động luôn
đảm bảo, NLĐ không bị mất tiền cho môi giới trung gian, không để xảy ra những vụ
lừa đảo nhân danh Công ty, gây thiệt hại cho khách hàng.
Công tác quản lý NLĐ ở nước ngoài cũng được Công ty quan tâm đầu tư. Công
ty đã cử những cán bộ giỏi ngoại ngữ, chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm ra nước
ngoài quản lý nên đã bảo vệ tốt quyền lợi cho NLĐ yên tâm làm việc với hiệu quả và
năng suất cao, nhờ vậy đã tạo ra uy tín với các đối tác nước ngoài và NLĐ.

12


b) Khó khăn
Số lao động được các thị trường truyền thống tiếp nhận có giảm sút do nhiều
nguyên nhân mà chủ yếu là lao động tự ý bỏ hợp đồng trốn ra ngoài, trong khi đó
những biện pháp ngăn chặn của nhà nước và Công ty chưa đủ mạnh làm cho đối tác
chuyển sang nhận lao động ở nước khác.
Trong nước, vài năm qua đã có thêm nhiều doanh nghiệp XKLĐ được thành
lập khiến cho việc cạnh tranh trong nước càng gay gắt hơn, trong khi đó những qui
định của pháp luật chưa được bổ sung sửa đổi kịp thời, nhất là về cơ chế quản lý tài
chính và chi phí môi giới làm cho Công ty gặp khó khăn trong tìm kiếm, mở rộng và
phát triển thị trường.
Trên thị trường quốc tế, xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia
trong khu vực với nhiều nước tham gia vào lĩnh vực XKLĐ, trong khi các nước nhập
khẩu lao động chỉ muốn tiếp nhận lao động có kỹ thuật cao, thích ứng với công nghệ
mới, đặc biệt là công nghệ thoâng tin, đđồng thời siết chặt chính sách nhập cư và có xu
hướng quản lý lao động nhập cư thông qua các hợp đồng lao động tạm thời và các
chính sách quản lý lao động nhập cư. Riêng Công ty Suleco đối với thị trường Nhật
Bản, công tác tuyển chọn nguồn lao động có tay nghề gặp nhiều khó khăn do nguồn
ứng viên bị hạn chế bởi kỹ năng nghề kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực phần

mềm, sản xuất chế biến công nghệ cao, yêu cầu độ tuổi và trình độ ngoại ngữ
Công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ nói chung còn hạn chế, có trường
hợp thông tin không chính xác, thiếu khách quan, một chiều làm ảnh hưởng đến uy tín
của Công ty cũng như của lao động.
2.4.2. Kết quả đạt được trong những năm qua
Trong 6 năm 2003-2008 có 5599 lao động đi làm việc tại các thị trường Hàn
Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Đài Loan…

13


Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình LĐXK theo thị trường
(Đvt: người)
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng

Nhật
Hàn Quốc Đài Loan
Bản
247
748
11
380
450

62
345
416
40
312
306
507
483
2274
1920
113

Malaysia Singapore
234
420
519
82
16
5
1276

9
9

Dubai

Tổng

7
7


1240
1312
1320
700
523
504
5599

(Nguồn: Công ty Suleco)

Mở thêm được thị trường Malaysia là một thị trường có nhiều tiềm năng, thích
hợp với nhiều loại lao động, ngoài việc kết hợp chặt chẽ với Văn phòng Ban Chỉ đạo
Xoá đói giảm nghèo thành phố đưa người lao động xoá đói giảm nghèo đi làm việc ở
nước ngoài, Công ty còn thực hiện liên kết tạo nguồn với nhiều địa phương nhất là các
tỉnh miền Tây để có nguồn cung cấp lao động dồi dào cho thị trường Malaysia.
2.4.3. Hoạt động của Trường Kỹ thuật Nghiệp vụ Lao động xuất khẩu
Trường đi vào hoạt động từ tháng 03 năm 2003 với nhiệm vụ chính là dạy
ngoại ngữ, dạy giáo dục định hướng cho những người lao động đã được đối tác nước
ngoài tuyển dụng, dạy bổ sung tay nghề may cho học viên trúng tuyển đi làm việc
Nhật Bản và Malaysia theo yêu cầu của chủ sử dụng.
Phát huy thế mạnh sẵn có trong quan hệ với các đối tác nước ngoài của Công ty
và căn cứ nhu cầu tuyển dụng lao động của đối tác, chủ động đề ra các chương trình
giảng dạy nhằm cập nhật kiến thức mới, kỹ năng thực hành giỏi để đáp ứng yêu cầu
cung ứng lao động có tay nghề. Trong môi trường học tập trung, Trường tạo điều kiện
cung cấp đầy đủ phương tiện để học viên tự học nâng cao tay nghề và rèn luyện ngoại
ngữ cũng như tham gia các sinh hoạt tập thể, hướng cho học viên làm quen dần với
cuộc sống tập thể và xa gia đình.
Trường đã cử một giáo viên dạy may công nghiệp sang Malaysia để dự khóa
tập huấn kỹ thuật do một đối tác Malaysia mời, và hiện nay đối tác này đang tuyển

nhiều lao động của Suleco sang làm việc với thu nhập khá tốt và ổn định.
14


×