Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GHẾ GAWAY TẠI CÔNG TY TNHH HOÀN VŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.31 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GHẾ GAWAY TẠI
CÔNG TY TNHH HOÀN VŨ

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HỮU MINH TIẾN
Ngành: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Niên khóa: 2006 – 2010

TP. Hồ Chí Minh - 07/2010


KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GHẾ GAWAY TẠI
CÔNG TY TNHH HOÀN VŨ

Tác giả

NGUYỄN HỮU MINH TIẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Chế biến lâm sản

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Đặng Đình Bôi

TP. Hồ Chí Minh - 07/2010



LỜI CẢM ƠN
Xin chân chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô trường đại học Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận
tình dậy dỗ tôi trong trong suốt khóa học.
Thầy PGS.TS. Đặng Đình Bôi giảng viên trường đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Ban giám đốc, quản đốc, và toàn thể anh chị trong Công TNHH Hoàn Vũ đã giúp
đỡ tôi trong thời gian thực tập tại Công ty.
Các bạn đồng nghiệp và người thân. Đặt biệt tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sác đến ba
mẹ, người đã sinh thành ra tôi, nuôi dưỡng và luôn mong tôi nên người.
Tp. Hồ Chí Minh 20-07-2010
Nguyễn Hữu Minh Tiến

i


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát quy trình sản xuất ghế Gaway tại công ty TNHH Hoàn Vũ”.
Công ty Hoàn Vũ có trụ sở tại đường số 6 KCN Quảng Phú, Quảng Ngãi. Thời gian
thực hiện đề tài từ 8/03/20010 đến 1/06/2010. Trong quá trình khảo một số nội dung
cụ thể sau đây được thực hiện
Khảo sát nguyên liệu của công ty cho thấy nguồn nguyên liệu tại công ty luôn bảo
đảm cho quá trình sản xuất. Nguyên liệu gỗ công ty nhập về đáp ứng được kích thước
cũng như độ ẩm theo yêu cầu. Tuy nhiên nguyên liệu gỗ còn có nhiều khuyết tật (bị
mắt gỗ, nứt, mục, cong vênh) vì hầu hết các sản phẩm tại công ty sử dụng nguyên liệu
gỗ chính là Bạch Đàn. Dây chuyền công nghệ tại công ty ngoài những thuận lợi, còn
nhiều bất cập cần phải giải quyết.
Khi khảo sát quy trình sản xuất ghế Gaway cho thấy tỷ lệ lợi dụng gỗ tại công ty là
thấp.
Tỷ lệ lợi dụng gỗ là : K = 55.90 (%)

Tỷ lệ phế phẩm công đoạn pha phôi: P = 11.48 (%)
Tỷ lệ phế phẩm công đoạn tạo dáng: P = 1.85 (%)
Chi phí sản xuất để làm ra sản phẩm là: 249903 đồng
Sản phẩm được khách hàng đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên vẫn còn một số bất cấp chưa được giải quyết.

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................................. i
Tóm tắt....................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................... v
Danh sách các hình ảnh ............................................................................................. vi
Danh sách các bảng ................................................................................................... vii
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
1.2 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ............................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan Công ty TNHH Hoàn Vũ ..................................................... 3
2.2. Tình hình nguyên liệu ............................................................................. 4
2.3. Tình hình máy móc thiết bị .................................................................... 5
2.4. Tay nghề công nhân ................................................................................ 5
2.5. Sản phẩm của công ty ............................................................................. 5
CHƢƠNG 3 : NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 10
3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả khảo sát nguyên liệu chính phụ .................................................. 13
4.2 Kết quả khảo sát sản phẩm Gaway .......................................................... 14
4.3 Quy trình sản xuất hiện tại của nhà máy ................................................. 16
4.3.1 Quy trình công nghệ công đoạn pha phôi ................................. 18
4.3.2. Quy trình công nghệ công đoạn sơ chế ................................... 19
4.3.3. Quy trình công nghệ công đoạn tinh chế ................................. 20
4.3.4 Quy trình công đoạn lắp ráp ..................................................... 21
4.3.5.Công đoạn kiểm tra sản phẩm ................................................. 22
4.3.6.Biểu đồ gia công sản phẩm ....................................................... 22
iii


4.4.Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ ...................................................................... 23
4.5.Tính toán giá thành sản phẩm ................................................................. 31
4.6. Tính năng suất trên các máy móc thiết bị ............................................... 34
4.7. Sơ đồ bố trí các máy ............................................................................... 36
4.8. Đề xuất biện pháp hoàn thiện quy trình sản xuất ................................... 36
CHƢƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 39
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 43
Phụ lục

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT:

Số thứ tự.


TCCT:

Tinh chế chi tiết.

TCSP:

Tinh chế sản phẩm.

SCCT:

Sơ chế chi tiết.

SCSP:

Sơ chế sản phẩm.

SCPP:

Sơ chế phế phẩm.

NL:

Nguyên liệu.

TCSP:

Tinh chế sản phẩm.

ĐVT :


Đơn vị tính.

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý công ty TNHH Hoàn Vũ ............................. 7
Hình 2.2: Hình ghế Tulla more pos. ................................................................ 9
Hình 2.3: Hình ghế Kilgore. ............................................................................ 9
Hình 2.4: Hình ghế Gardena arm. ................................................................... 9
Hình 4.1: Ghế Gaway hoàn chỉnh ................................................................... 14
Hình 4.2: Liên kết chốt gỗ ............................................................................... 15
Hình 4.3: Liên kết mộng ân dương .................................................................. 15
Hình 4.4: Liên kết vis ...................................................................................... 15
Hình 4.5: Liên kết bulong ................................................................................ 16
Hình 4.6: Qui trình sản xuất ghế GAWAY ..................................................... 18
Hình 4.7: Sơ đồ lắp ráp chi tiết của ghế GAWAY .......................................... 24

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cán bộ công nhân viên khối văn phòng .......................................... 5
Bảng 2.2: Cán bộ công nhân viên khối sản xuất ............................................. 6
Bảng 2.3: Thống kê các loại máy móc thiết bị ................................................ 8
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát nguyên liệu sản xuất tại nhà máy ........................ 13
Bảng 4.2: Định mức vật liệu phụ ..................................................................... 16
Bảng 4.3: Tiêu chí kiểm tra ............................................................................. 17

Bảng 4.4: Biểu đồ gia công sản phẩm ............................................................. 23
Bảng 4.5: Thể tích gỗ tinh chế......................................................................... 25
Bảng 4.6: Thể tích gỗ sơ chế ........................................................................... 26
Bảng 4.7: Hiệu suất pha cắt ............................................................................. 27
Bảng 4.8: Thể tích gỗ nguyên liệu................................................................... 27
Bảng 4.9: Tỷ lệ lợi dụng gỗ ............................................................................. 28
Bảng 4.10: Tỷ lệ phế phẩm trên khâu pha phôi của ghế Gaway ..................... 29
Bảng 4.11: Tỷ lệ phế phẩm trên khâu tạo dáng của ghế Gaway ..................... 30
Bảng 4.12: Bảng đơn giá vật liệu phụ ............................................................. 32
Bảng 4.13: Bảng đơn giá các chi phí khác ...................................................... 33

vii


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, nhu cầu sử dụng sản phẩm mộc đối với đời sống con người ngày càng
lớn, lợi nhuận từ ngành chế biến gỗ ngày càng tăng trưởng. Đứng trước tình hình đó,
các nhà sản xuất sản phẩm mộc không ngừng tăng quy mô sản xuất và thường xuyên
nghiên cứu để thay đổi quy trình sản xuất với các loại máy móc tiên tiến, năng suất
cao. Cùng với mẫu mã và tính năng sử dụng không ngừng phát triển,các sản phẩm mộc
đã được cải thiện để đáp ứng thị hiếu và cuộc sống hiện đại của con người.
Tuy nhiên, trước tình hình nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm,
mà nhu cầu sử dụng gỗ thì ngày càng tăng, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và đã sử
dụng các loại ván nhân tạo có thể tận dụng được một số loại gỗ tạp có trữ lượng khai
thác lớn. Nhưng sản lượng ván nhân tạo chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu và ván
nhân tạo không giữ được các nét đặc trưng vốn có của gỗ tự nhiên như màu sắc, vân
thớ, chiều hướng, tính chất cơ lý và tính thân thiện với môi trường. Vì vậy, mà gỗ tự
nhiên vẫn giữ được vị trí cao và được ưa chuộng, và là nguồn nguyên liệu chủ yếu

trong sản xuất hàng mộc. Từ đó, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nguyên liệu
gỗ trong sản xuất, chế biến là yêu cầu bắt buộc.
Để tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất, chế biến ngoài đầu tư máy
móc thiết bị hiện đại, nâng cao tay nghề công nhân thì việc hoàn thiện quy trình sản
xuất là giải pháp thích hợp để hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng phù hợp
với yêu cầu nhưng hao tốn nguyên vật liệu là thấp nhất. Tuy nhiên, trong sản xuất việc
xây dựng và áp dụng một quy trình sản xuất vẫn còn tồn tại nhiều bất cập làm ảnh
hưởng đến quy trình sản xuất, làm giảm tỷ lệ lợi dụng gỗ, tăng phế phẩm, giảm năng
suất… làm cho giá thành sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm kém không đáp ứng yêu
cầu.

1


Với thực trạng trên, được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp – Bộ Môn Chế
Biến Lâm Sản và sự đồng ý của công ty Hoàn Vũ, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “
Khảo sát quy trình sản xuất ghế GAWAY của công ty Hoàn Vũ”.
1.2 . Mục đích, mục tiêu nghiên cứu :
1.2.1. Mục đích nghiên cứu :
Việc tiến hành “ Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất ghế GAWAY của
công ty Hoàn Vũ” nhằm tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất ở nhà máy thông qua
đó đánh giá quá trình sản xuất dựa trên sự phân tích tình hình sản xuất thực tế, các
biến động trong dây chuyền công nghệ từ đó tìm ra các ưu, khuyết điểm cũng như sự
sắp xếp bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để đề xuất các biện pháp khắc phục những
khuyết điểm đồng thời phát huy hơn nữa những ưu điểm giúp cho doanh nghiệp. Đồng
thời qua kết quả khảo sát đánh giá được toàn diện hơn về quy trình công nghệ sản xuất
1 sản phẩm nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và
điều chỉnh được dây chuyền công nghệ phù hợp với nhu cầu sản xuất ngày càng đa
dạng của sản phẩm.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu:

Để đạt được mục đích đặt ra ở trên, chúng tôi tập trung vào các mục tiêu
sau:
 Khảo sát các loại nguyên liệu.
 Khảo sát máy móc thiết bị hiện có tại nhà máy, các khâu và các bước công nghệ áp
dụng trong sản xuất ghế Gaway
 Xác định một số chỉ tiêu chủ yếu trong quy trình sản xuất ghế Gaway
 Phân tích, đề xuất các giải pháp để cải thiện quy trình sản xuất ghế Gaway tốt hơn.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực hiện có giới hạn nên trong đề tài này tôi chủ yếu tập trung

vào khảo sát quy trình công nghệ công nghệ tại một phân xưởng sản xuất ghế Gaway.

2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan Công ty TNHH Hoàn Vũ.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Hoàn Vũ nằm KCN Quảng Phú, Quảng Ngãi với diện tích
23.000m2, nằm gần với quốc lộ 1A, trục đường chính của đất nước. Từ vị trí này có
thể thuận tiện cho việc vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu bằng
nhiều phương tiện vì ở đây gần cảng nước sâu Dung Quất, lại dễ dàng vận chuyển
bằng đường bộ, xe ra vào công ty dễ dàng nhờ vị trí nằm sát đường quốc lộ. Bên cạnh
đó, công ty thuộc KCN Quảng Phú, được sự quản lý, đảm bảo an ninh của Ban quản lý
KCN Quảng Phú.
Công ty TNHH Hoàn Vũ được thành lập vào ngày 10/1999 do Sở kế hoạch và
đầu tư Quảng Ngãi cấp giấy chứng nhận số 3402000007, vốn điều lệ 10 tỷ, với đội ngũ

lao động tay nghề còn chưa cao và hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ. Nhưng sau 10
năm đi vào hoạt động công ty đã có những thành tựu đáng kể, với đội ngũ cán bộ công
nhân trên 200 người, năng suất sản xuất của công ty hiện đạt khoảng 20 - 25 container/
tháng, sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới. Công ty chuyên
sản xuất đồ gỗ nội thất ngoài trời : bàn, ghế…. Nguyên liệu chính để sản xuất là gỗ
bạch đàn nhập từ nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Anh, Pháp,
Đức, Đan Mạch, Hà Lan…
2.1.2. Đội ngũ quản lý
Nguồn nhân lực của công ty thường xuyên được bổ sung, đào tạo, phát triển từ
những người đã qua thực tế quản lý lâu dài trong công ty và nguồn nhân lực từ bên
ngoài đã qua đào tạo, có kinh nghiệm quản lý. Cán bộ công nhân viên ở các phòng ban
đều là những người có năng lực, có đủ trình độ và có tâm huyết gắn bó với sự tồn tại
và phát triển của công ty.

3


Hầu hết cán bộ công ty đã qua đào tạo, có trình độ phù hợp với vị trí làm việc
của mình, đa số có trình độ cao đẳng và đại học. Đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân
thường xuyên được tổ chức các lớp đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ quản lý
Công ty đã hoạt động và có được hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội
thất, cán bộ quản lý chủ chốt của công ty đều là những người có trình độ và có kinh
nghiệm lâu năm trong nghề đã làm việc trong công ty từ khi thành lập.
2.1.3. Công tác tổ chức tại nhà máy:
Cơ cấu tổ chức công ty tương đối hoàn thiện với các phòng ban, công việc của
các thành viên được phân chia cụ thể tạo điều kiên cho công ty hoạt động một cách
trơn tru. Đứng đầu công ty là giám đốc điều hành mọi hoạt động công ty. Giám đốc do
hội đồng thành viên bổ nhiệm, là người đại diện pháp lý cho toàn công ty, thực hiện
chức năng điều hành, quản lý cao nhất và trực tiếp đưa ra các biện pháp giải quyết khó
khăn trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Phó giám đốc là người cộng tác đắc lực của giám đốc, thay mặt giám đốc chủ
động giải quyết công việc theo đúng chức năng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về
phần công việc được phân công, hoàn thành nhiệm vụ do giám đốc giao phó theo đúng
chủ trương chính sách và điều lệ hoạt động của công ty.
Sau đó là quản đốc quản lý và vận hành toàn bộ quá trình sản xuất của các
phân xưởng theo kế hoạch của ban giám đốc. Các quản đốc có nhiệm vụ chịu trách
nhiệm sản xuất trước giám đốc. Dưới các tổ sản xuất là các tổ trưởng tổ sản xuất có
nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc anh chị em công nhân sản xuất. Bên cạnh đó còn có phó
quản đốc xưởng hỗ trợ cho quản đốc trong việc điều hành sản xuất của công ty. Sơ đồ
tổ chức tại công ty Hoàn Vũ được thể hiện ở hình 2.1 và 2.2.
2.2. Tình hình nguyên vật liệu:
Nguyên liệu được sử dụng tại công ty chủ yếu là gỗ bạch đàn được nhập từ các
nước như Australia, Brazil, … Công ty lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu từ những
quốc gia này nhằm đảm bảo các yếu tố: có sẵn lượng gỗ lớn, như vậy sẽ đảm bảo
nguồn nguyên liệu dồi dào. Bên cạnh đó, gỗ tại các quốc gia này đều đã được cấp
chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng Quản lý Rừng Quốc tế.
Các quốc gia này có công nghệ chế biến gỗ hiện đại, gỗ nguyên liệu sau khi khai thác
4


được đưa về cưa xẻ đúng quy cách, qua ngâm tẩm và sấy đến độ ẩm thích hợp để bảo
quản và duy trì chất lượng trong suốt thời gian lưu trữ và vận chuyển.
2.3. Tình hình máy móc thiết bị:
Máy móc sử dụng tại công ty chủ yếu sản xuất tại Việt Nam, Đài Loan. Một số
máy hiện đại thì được nhập từ Nhật. Các loại máy móc thiết bị của phân xưởng được
khảo sát được trình bày ở bảng 2.3
2.4. Tay nghề công nhân:
Hầu hết công nhân tuyển dụng vào làm việc trong công ty đều đã có sẵn nghề
mộc hoặc được đào tạo tại chỗ thông qua quá trình làm việc tại công ty. Ngoài ra, công
ty còn thường xuyên mở các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề công nhân. Đội ngũ

công nhân lao động hiện nay tại công ty đủ khả năng đảm bảo quá trình sản xuất về số
lượng và chất lượng sản phẩm cho công ty.
2.5. Sản phẩm của công ty:
Hiện nay sản phẩm của công ty tương đối đa dạng với nhiều sản phẩm khác
nhau với nhiều chủng loại nguyên liệu khác nhau do khách hàng yêu cầu. Trong đó,
đối tác lớn nhất của công ty là các khách hàng thuộc thị trường Châu Âu, đang thâm
nhập vào thị trường Hoa Kỳ với các đơn đặt hàng nhỏ…Dưới đây là 3 mẫu sản phẩm
mà công ty đang sản xuất, cả 3 mẫu đều là những loại ghế được sử dụng ngoài trời với
kết cấu vững chắc, có thể bật dựa tạo sự thỏa mái cho người sử dụng (xem hình 2.2,
hình 2.3, hình 2.4).
Bảng 2.1: Số lượng nhân viên trong khối văn phòng
Chức vụ

Stt

Nữ

Nam

1

Giám đốc

1

2

Phó giám đốc

1


3

Phòng kế toán

4

Phòng kỹ thuật

4

5

Số lượng
1

1

2

4

1

2

6


5


Phòng kế hoạch kinh doanh

5

5

10

6

Phòng xuất nhập khẩu

7

2

9

Tổng cộng

29

Bảng 2.2: Số lượng công nhân viên ở xưởng
Stt

Chức vụ

Nam


Nữ

Số lượng

1

Quản đốc

2

2

Tổ làm nguội

3

Tổ cưa và lò sấy

20

4

Tổ máy

15

15

30


5

Tổ chà nhám

3

22

25

6

Tổ sơn

3

10

13

7

Tổ lắp ráp

5

15

20


8

Tổ tạo phôi

14

20

34

9

Tổ KCS & đóng gói

14

22

36

10

Tổ nhúng dầu

9

5

14


11

Tổ bao bì

3

3

6

2
22

22
20

Tổng cộng

222

6


Hội đồng thành
viên

Giám đốc

Chánh văn
phòng


Phòng tài vụ

Phòng
xuất
nhập
khẩu

Tổ
cưa và
lò sấy

Phòng
tổ
chức

Tổ tạo
phôi

Tổ
máy

Phòng
kỹ
thuật

Tổ lắp
ráp

Quản

đốc
phân
xưởng

Tổ
chỉnh


Phòng
CoC

Tổ
nhúng
dầu

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty TNHH Hoàn Vũ
7

Tổ
KCS
&đón
g gói


Bảng 2.3: Thống kê các loại máy móc thiết bị tại phân xƣởng
Tên loại máy

Stt

Số lượng


Xuất xứ

Tình trạng
máy %

1

Router đứng

5

Đài Loan

60

2

Máy cắt 1 đầu

4

Đài Loan

70

3

Máy cắt 2 đầu


2

Đài Loan

60

4

Bào 2 mặt

2

Đài Loan

80

5

Chép hình

3

Đài Loan

70

6

Toupi 2 trục


8

Đài Loan

50

7

Cưa lọng đứng

12

Đài Loan

70

8

Cưa vòng nằm

2

Đài Loan

80

9

Cưa đĩa


5

Đài Loan

70

10

Lipsaw

3

Đài Loan

60

11

Máy phay mộng 2 đầu

2

Đài Loan

100

12

Máy phay mộng âm oval


1

Đài Loan

100

13

Router nằm

3

Đài Loan

60

14

Máy phay mộng dương oval

1

Đài Loan

100

15

Máy định vị nhiều mũi


2

Nhật

70

16

Máy tiếp liệu( R)

5

Đài Loan

60

17

Phay mộng 1 đầu

3

Đài Loan

60

18

Máy bắn vít tự động


1

Đài Loan

Ngưng sử
dụng

19

Chà nhám thùng

3

Trung

70

Quốc
20

Chàm nhám trục

8

Đài Loan

70

21


Khoan đứng

8

Đài Loan

60

22

Khoan nằm

4

Đài Loan

50

23

Máy đục lỗ thủy lực

2

Nhật

100

24


Máy đục lỗ

12

Đài Loan

60

8


Hình 2.2 : Mẫu Tulla more pos

Hình 2.3: Mẫu Kilgore

Hình 2.4 : Mẫu Gardena arm
9


Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 . Nội dung nghiên cứu:
3.1.1. Khảo sát nguyên liệu chính và phụ.
Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất một sản phẩm.
Trong đó gỗ là vật liệu tự nhiên mang đặc thù và tính chất rất riêng, có vân thớ, có khả
năng co rút theo sự thay đổi của môi trường. Vì vậy trong quá trình khảo sát nguyên
liệu sản xuất tôi tiến hành khảo sát theo những tiêu chí: số lượng và nguồn gốc xuất
xứ ; đặc điểm, tính chất của nguyên liệu ; các loại hóa chất…
3.1.2. Khảo sát sản phẩm.
Trong quá trình khảo sát sản phẩm, tôi tiến hành khảo sát sản phẩm theo từng

nội dung cụ thể: mô tả đặc điểm sản phẩm, chức năng sản phẩm, hình dáng và phân
tích kết cấu sản phẩm…Từ đó có thể xác định được quy trình sản xuất sản phẩm một
cách hợp lý nhất.
3.1.3. Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm.
Để có thể khảo sát toàn diện quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm tôi tiến
hành đi vào khảo sát những nội dung cụ thể: khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm theo
từng công đoạn cụ thể, khảo sát biểu đồ gia công sản phẩm, khảo sát sơ đồ lắp ráp sản
phẩm.
3.1.4. Tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ khuyết tật.
Sau khi tiến hành khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm qua từng công đoạn cụ
thể, tôi tiến hành tính toán tỉ lệ lợi dụng gỗ và tỉ lệ khuyết tật gỗ. Đây là hai yếu tố
quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Việc tính toán hai yếu tố này
góp phần phát hiện được ưu nhược điểm trong quá trình sản xuất.
3.1.5. Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nội dung trên trong quá trình thực hiện đề tài cần tiến hành
những phương pháp như sau:
10


3.2.1. Phƣơng pháp phân tích sản phẩm và tìm hiểu quy trình sản xuất:
Để thực hiện nội dung này tôi tiến hành quan sát, theo dõi quá trình sản xuất các
chi tiết của sản phẩm. sử dụng các công cụ hỗ trợ như: thước dây, đồng hồ bấm giờ,
thước kẹp. Từ đó mô tả, vẽ và lập các sơ đồ, lưu trình, biểu đồ gia công sản phầm.
3.2.2. Phƣơng pháp tính toán tỷ lệ lợi dụng gỗ, tỷ lệ phế phẩm:
Để xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn, tôi ước lượng bài toán trung
bình đám đông, tiến hành khảo sát các kích thước sau đó lấy trị số trung bình. Sau khi
tính được giá trị trung bình các chi tiết qua các công đoạn chúng tôi tiến hành tính thể
tích của chúng.
-


Công thức tính tỷ lệ lợi dụng gỗ

Xác dịnh tỷ lệ lợi dụng gỗ dựa vào công thức (3.1),(3.2),(3.3),(3.4)
Vi = a * b* c

(3.1)

Trong đó: Vi : thể tích mỗi chi tiết (m3)
a : chiều dày của mỗi chi tiết (mm)
b : chiều rộng của mỗi chi tiết (mm)
c : chiều dài của mỗi chi tiết (mm)
Thể tích toàn sản phẩm:
V = ∑ Vi

(3.2)

Xác định tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn gia công:
K = K1* K2*K3*…*Kn

(3.3)

Trong đó: K : tỷ lệ lợi dụng gỗ qua các công đoạn.
n : số công đoạn
Tỷ lệ lợi dụng gỗ được tính như sau:
K = (Vs/Vt ) * 100%

(3.4)

Trong đó: K : tỷ lệ lợi dụng gỗ (%)

Vs : thể tích gỗ sau khi gia công (m3)
Vt : thể tích gỗ trước khi gia công (m3)
-

Công thức tính tỷ lệ phế phẩm
Để xác định tỷ lệ phế phẩm qua các khâu công nghệ, chúng tôi áp dụng bài toán

xác xuất thống kê và tiến hành lấy mẫu theo kiểu ngẫu nhiên không hoàn lại, tức là
xác xuất để xuất hiện mỗi phần tử sau mỗi lần rút có thể thay đổi trên tổng thể.
11


Đồng thời áp dụng bài toán tỷ lệ trung bình cho đám đông và các đặc trưng về biến
động của nhóm nhằm đánh giá quá trình công nghệ tại xí nghiệp.
Số lượng mẫu khảo sát cần thiết:
ta  s 2
e2
2

Nct 

(1)

Trong đó:
ta là giá trị tra bảng với độ tin cậy  = 95%, t = 1,96
S là phương sai mẫu.
e là sai số tương đối cho trước với độ chính xác 97%, e = 0,03.
Nct là số chi tiết cần thiết phải theo dõi.
Phương sai mẫu còn gọi là sai lệch trung bình biểu thị sự chênh lệch giá trị giữa
các phần tử và số trung bình, phương sai mẫu và sai số trong công thức (1) phải

cùng đơn vị.
Số lượng mẫu chọn ( N) phản ánh kích thướt của mẫu, N càng lớn thì sai số suy
diễn từ mẫu cho càng nhỏ. Trong quá trình khảo sát chọn 30 mẫu và tiến hành đo
đếm ở các thời điểm khác nhau.
Số liệu tính toán ở công thức (1) nếu:
+ N ≥ Nct thì việc chọn mẫu đảm bảo chính xác khách quan.
+ N < Nct thì việc chọn mẫu chưa đảm bảo, phải chọn bổ sung.
Số mẫu bổ sung là Nct - N
Khi xác định tỷ lệ phế phẩm các chi tiết áp dụng công thức tính tỷ lệ phế phẩm
phần trăm phế phẩm(P) như sau:
Số chi tiết hỏng
P=

x 100%

(2)

Tổng số chi tiết theo dõi
Để đảm bảo độ tin cậy cần thiết thì số lượng mẫu chọn phải lớn hơn Nct.
Sai tiêu chuẩn (S) trong công thức (1) được xác định như sau:
S=

pq
n

(3)

Trong đó:
p: tỷ lệ phế phẩm; q = 1-p
12


(4)


Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả khảo sát nguyên liệu chính phụ.
4.1.1 Nguyên liệu chính.
Hầu hết các sản phẩm được sản xuất đều sử dụng gỗ bạch đàn được nhập về từ
Braxin. Công ty nhập chủ yếu là gỗ tròn, bên cạnh đó cũng có nhập thêm gỗ xẻ, các
đặc tính của gỗ xẻ được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1 : Kết quả khảo sát nguyên liệu sản xuất tại nhà máy.
Bạch đàn (EUCALYPTUS HEAVY)
1

Kích thước

26 x 100 x 1200

phách

15 x 110 x 1300

gỗ

(mm)

32 x 119 x 1400
22 x 120 x 1600


2

Khuyết

Dễ tét, mắt sống, mắt

tật

chết. Nứt đầu gỗ, mục,
có dầu nhựa, cong,
vênh

3

Độ ẩm

Đạt yêu cầu
Wg=10-14%

4.1.2 Nguyên liệu phụ.
Công ty sử dụng các loại hóa chất theo yêu cầu từ khách hàng. Vì là mặt hàng
ngoài trời, ngoài các loại hóa chất thông dụng như H2O2, công ty sử dụng hóa chất bảo
quản ngoài trời là thuốc bảo quản PM – 209A. Thuốc PM – 2009A có màu nâu, lỏng
sệt, mùi đặc trưng và không tan trong nước lạnh và nước nóng, có tác dụng bảo quản
gỗ giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm. Cách sử dụng : thuốc là phun lên sản phẩm sau đó
để ngoài trời thời gian từ 2 – 3h
13


Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng hóa chất Hard wood oil C3(scc- 2003). Hóa

chất này có : Hàm lượng dầu vexni tinh chế 20 – 30% W, chất lỏng 1 -3 %W, Parafin
liquid 60 – 70%W, Preventol MP260 1 – 1,5%W, màu vàng và tan được trong nước.
Ngâm sản phẩm trong bể hóa chất từ 2 – 4h để hóa chất thấm vào gỗ sau đó mới qua
đóng gói. Keo sử dụng của công ty cũng do phía khách hàng yêu cầu, keo sử dụng ở
đây là keo URE FOMALDEHYT.
4.2 Kết quả khảo sát sản phẩm ghế Gaway :
4.2.1 Mô tả đặc điểm sản phẩm.
Sản phẩm ghế Gaway là mẫu sản phẩm do Tập đoàn Scancom thiết kế và đặt
hàng sản xuất. Sản phẩm được thiết kế độc đáo mang phong cách hiện đại, dễ dàng
tháo lắp và sử dụng, đảm bảo các yếu tố về độ bền chắc, chịu lực tốt, gọn nhẹ, tiện lợi
cho người sản xuất và sử dụng.
4.2.2 Chức năng sản phẩm
Với kích thước như trên thì sản phẩm được thiết kế phù hợp với không gian
ngoài trời cùng với bàn tạo cho người sử dụng sự thỏa mái sau giờ làm việc căng
thẳng.

Hình 4.1: Mẫu ghế Gaway hoàn chỉnh.
14


4.2.3 Phân tích kết cấu sản phẩm
Để tạo nên chi tiết hoàn chỉnh, các chi tiết được liên kết với nhau bởi các dạng
liên kết sau:
Liên kết chốt: liên kết này để gia cố giữa chi tiết nan ghế với kẹp gỗ, nan lưng
với khung chân trước, tựa đầu với khung chân trước và kiềng chân trước và kiềng chân
sau( hình 4.2).
Chốt gỗ

Hình 4.2: Liên kết chốt gỗ
Liên kết mộng âm dương: liên kết này để liên kết nan ngồi với kẹp ngồi, nan

lưng với khung chân sau, kiềng chân dài với khung chân trước và kiềng chân ngắn với
chân trước, tựa đầu với khung chân sau( hình 4.3).
Mộng dương

Mộng âm

Hình 4.3: Liên kết mộng âm dƣơng
Liên kết vis: liên kết này để liên kết giữa chân trước và chân sau( hình 4.4).

Vis

Hình 4.4: Liên kết vis
Liên kết bulông: liên kết này để liên kết giữa kẹp ngồi và khung chân trước(
hình 4.5).
15


Hình 4.5: Liên kết bulong
Bảng 4.2 : Bảng định mức vật liệu phụ
ST

Tên vật

T

liệu

Mã số

đơn vị


Số

Chất liệu

Ghi chú

lượng
RC

1

Bulông

HW-ST-02-179

Con

2

Đồng

2

Chốt gỗ

HW-ST-01-010

cái


8

Gỗ

3

Chốt gỗ

HW-ST-01-011

cái

6

Gỗ

4

Bọ

HW-PL-07-018

con

4

Đồng

5


Vis xoắn

HW-ST-01-049

con

2

Đồng

6

Ống đồng

HW-MM-10-009

cái

2

Đồng

7

Chột

HW-ST-01-046

con


2

Đồng

4.3. Quy trình sản xuất hiện tại của nhà máy:
Quy trình công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm.Đối với sản phẩm ghế GAWAY, là một trong những sản phẩm
phục vụ ngoài trời và có những yêu cầu chung sau:
-

Màu sắc gỗ phải có 80% đồng màu trên sản phẩm và cho cả lô hàng. Trường
hợp xuất hàng nhiều đợt phải tuân theo màu mẫu đã thỏa thuận. Dựng mẫu đối
chứng để kiểm tra trước khi sản xuất đại trà. Dưỡng, rập được lưu trữ cẩn thận
khi làm xong đơn hàng. Dưỡng, rập khi sử dụng và lưu trữ phải ghi rõ tên sản
phẩm, tên chi tiết, quy cách, mã khách hàng, ngày tháng và họ tên, chữ kí người
có trách nhiệm.

-

Khâu sau kiểm tra khâu trước: khi phát hiện chi tiết hư hỏng hoặc không đạt
yêu cầu ở bất kỳ công đoạn nào thì ngưng ngay không tiếp tục gia công chi tiết
đó. Đặt chi tiết vào pallet và có thẻ theo dõi. Tiêu chí kiểm tra xem bảng 4.3:

16


×