Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY IN BÁO VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG BÓC SỢI TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY IN BÁO VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG BÓC SỢI
TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ KIM HUYÊN
Ngành: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa: 2006 – 2010

Tháng 06/2010


KHẢO SÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY IN BÁO VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆN TƯỢNG BÓC SỢI
TẠI NHÀ MÁY GIẤY TÂN MAI

Tác giả

TRẦN THỊ KIM HUYÊN

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Công Nghệ Sản Xuất Giấy và Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Thầy HOÀNG VĂN HÒA

Tháng 06 năm 2010


i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Hòa – Người đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm bài báo cáo thực tập vừa qua.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, toàn thể quí thầy cô Trường
Đại học Nông Lâm và khoa Lâm Nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, đã
truyền đạt và trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường để tôi có
thể hoàn thành đề tài một cách thuận lợi.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc và các cô chú, anh chị trong
Công ty Cổ Phần giấy Tân Mai đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực tập 2 tháng tại công ty.
Xin cảm ơn cha mẹ, anh chị và những người thân đã ủng hộ, chăm lo, giúp đỡ
tôi về vật chất cũng như tinh thần để tôi hoàn thành đề tài này.
Cảm ơn tất cả bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các tổ chức và các cá nhân mà tôi đã tham
khảo tài liệu có liên quan đến quý vị.
Với việc thực hiện đề tài này, do thời gian, trình độ và kiến thức còn hạn chế,
mặc dù có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu xót trong lúc thực hiện đề
tài, tôi rất mong nhận được những nhận xét góp ý của quý Thầy, quý Cô và các bạn để
đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin chúc sức khỏe đến tất cả mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06/2010
Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ KIM HUYÊN

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát quy trình sản xuất giấy in báo và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiện tượng bóc sợi tại nhà máy giấy Tân Mai” được tiến hành tại phân xưởng máy xeo
III và phòng kỹ thuật sản xuất của công ty giấy Tân Mai – thành phố Biên Hòa – tỉnh
Đồng Nai từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2010, dưới sự hướng dẫn của thầy Hoàng Văn
Hòa.
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở:
 Khảo sát thực tế quy trình sản xuất giấy in báo tại nhà máy giấy Tân Mai.
 Phân tích, thu thập, tra cứu tài liệu trên các phương tiện thông tin như:
internet, tạp chí,…để tìm hiểu về các yếu tố có liên quan đến hiện tượng bóc
sợi của giấy in báo.
 Dựa vào cơ sở lý thuyết và thực tế để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và một số
giải pháp ứng dụng trong quá trình sản xuất giấy in báo nhằm giảm hiện
tượng này.
Kết quả thu được:
 Nắm bắt được quy trình sản xuất giấy in báo, tỷ lệ phối trộn bột và hoá chất
sử dụng trong sản xuất giấy in báo tại công ty.
 Các đặc tính cơ bản của giấy in báo, phương pháp kiểm tra giấy thành phẩm
và phương pháp đo độ chống bóc sợi trong lĩnh vực sản xuất giấy - đó là
phương pháp nến dùng để đo độ bền bề mặt của giấy in báo.
 Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bóc sợi trong quá trình
sản xuất giấy in báo và một số biện pháp nhằm hạn chế hiện tượng bóc sợi.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa......................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii

TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ......................................................................x
Chương 1: MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
1.2 Mục đích đề tài ......................................................................................................2
1.3 Mục tiêu của đề tài ................................................................................................2
1.4 Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................2
1.5 Giới hạn đề tài .......................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN .............................................................................................4
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty giấy Tân Mai..................................4
2.2 Tổng quan về giấy in báo ......................................................................................6
2.2.1 Đặc tính sử dụng của giấy in báo ...................................................................6
2.2.2 Nguyên và phụ liệu cho sản xuất giấy in báo.................................................7
2.2.3 Các đặc tính cơ bản của giấy in báo tại công ty Tân Mai ..............................9
2.3 Tổng quan về nguyên lý in offset ........................................................................11
2.4 Hiện tượng bóc sợi trong quá trình in của giấy in báo ........................................12
2.4.1 Khái niệm và ảnh hưởng của hiện tượng bóc sợi .........................................12
2.4.2 Hiện tượng bụi và hiện tượng nhổ lông........................................................13
2.4.3 Cơ chế và thành phần của hiện tượng bóc sợi..............................................13
2.4.3.1 Cơ chế của hiện tượng bóc sợi ...............................................................13
2.4.3.2 Thành phần của hiện tượng bóc sợi........................................................14
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bóc sợi ....................................................15
2.5.1 Nguồn nguyên liệu ban đầu..........................................................................15
iv


2.5.2 Quá trình chuẩn bị bột ..................................................................................16

2.5.2.1 Tuyến bột................................................................................................17
2.5.2.2 Hóa chất và phụ gia ................................................................................18
2.5.3 Quá trình làm sạch bột..................................................................................19
2.5.4 Thông số máy giấy .......................................................................................19
2.5.4.1 Sự tạo hình tờ giấy..................................................................................20
2.5.4.2 Quá trình ép ............................................................................................20
2.5.4.3 Hệ thống sấy ...........................................................................................21
2.5.4.4 Quá trình cán láng ..................................................................................21
2.5.4.5 Công đoạn cắt, xén .................................................................................21
2.5.5 Các thông số của quá trình in .......................................................................21
2.5.5.1 Tốc độ in.................................................................................................21
2.5.5.2 Áp lực in .................................................................................................22
2.5.5.3 Nhiệt độ ..................................................................................................22
2.5.5.4 Độ ẩm tương đối.....................................................................................23
2.5.5.5 Vật liệu bọc chăn....................................................................................23
2.5.5.6 Từ bản đĩa đến chăn ...............................................................................23
2.5.5.7 Chăn........................................................................................................24
2.5.5.8 Mực in ....................................................................................................25
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................26
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................26
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................26
3.2.1 Khảo sát quy trình sản xuất giấy in báo tại máy giấy III .............................26
3.2.2 Khảo sát các chỉ tiêu chất lượng của giấy in báo tại nhà máy giấy Tân Mai
...............................................................................................................................26
3.2.3 Khảo sát độ chống bóc sợi của giấy in báo tại nhà máy giấy Tân Mai........26
3.2.4 Một số giải pháp nhằm giảm hiện tượng bóc sợi của giấy in báo trong quá
trình sản xuất tại nhà máy giấy Tân Mai ...............................................................26
3.3 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu ....................................................................27
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................32
4.1 Quy trình sản xuất giấy in báo tại nhà máy giấy Tân Mai ..................................32

v


4.1.1 Công đoạn chuẩn bị bột................................................................................34
4.1.1.1 Tuyến bột................................................................................................34
4.1.1.2 Nghiền bột ..............................................................................................36
4.1.1.3 Phối trộn bột ...........................................................................................37
4.1.2 Công đoạn làm sạch bột ...............................................................................42
4.1.2.1 Thùng điều tiết........................................................................................42
4.1.2.2 Fanpump (Bơm quạt) .............................................................................42
4.1.2.3 Lọc ly tâm 4 cấp .....................................................................................42
4.1.2.4 Sàng áp lực .............................................................................................43
4.1.3 Công đoạn xeo giấy ......................................................................................45
4.1.3.1 Thùng đầu và bộ phận lưới.....................................................................45
4.1.3.2 Bộ phận ép..............................................................................................46
4.1.3.3 Bộ phận sấy ............................................................................................48
4.1.3.4 Bộ phận cán láng và cuộn.......................................................................49
4.2 Kết quả khảo sát về các chỉ tiêu chất lượng của Giấy in báo 58%ISO tại nhà máy
Giấy Tân Mai.............................................................................................................50
4.2.1 Định lượng....................................................................................................50
4.2.2 Độ dày...........................................................................................................51
4.2.3 Độ chịu xé theo chiều ngang ........................................................................51
4.2.4 Chiều dài đứt ................................................................................................52
4.2.5 Độ trắng ........................................................................................................53
4.2.6 Độ đục...........................................................................................................54
4.2.7 Độ nhám bề mặt............................................................................................54
4.3 Kết quả khảo sát độ chống bóc sợi của giấy in báo tại Công Ty Giấy Tân Mai.56
4.5 Một số biện pháp làm giảm hiện tượng bóc sợi tại nhà máy giấy Tân Mai........61
4.5.1 Nguồn nguyên liệu ban đầu..........................................................................62
4.5.2 Quá trình chuẩn bị bột ..................................................................................62

4.5.3 Lưới xeo........................................................................................................63
4.5.4 Quá trình ép ..................................................................................................64
4.5.5 Hệ thống sấy .................................................................................................65
4.5.6 Quá trình cán láng ........................................................................................65
vi


4.5.7 Công đoạn cắt, xén .......................................................................................66
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................67
5.1 Kết luận................................................................................................................67
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................69
PHỤ LỤC .....................................................................................................................70

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TMP

Thermo-Mechanical Pulp (Bột nhiệt cơ)

CTMP

Chemical thermo mechanical pulp: Bột hóa nhiệt cơ

GW

Ground wood: Bột gỗ mài


PGW

Pressuried Ground wood: Bột gỗ mài có áp lực

BCTMP

Bleached chemithermo mechanical pulp: Bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng

DIP

Deinked pulp: Bột khử mực

ISO

Internetional Standardization Organization

QCS

Quality control system: Hệ thống quản lý chất lượng

MG3

Máy Giấy 3 – Tân Mai

IB58.48

Giấy in báo độ trắng 58%ISO định lượng 48g/m2

ML


Mặt lưới

MM

Mặt mền

CÁC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH
Lint

Các xơ sợi bị bóc ra, bóc sợi, các thành phần vụn bị bóc ra

Linting

Hiện tượng bóc sợi

Pick

Sự sổ lông bề mặt

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tỉ lệ nguyên liệu sử dụng cho giấy in báo 58%ISO ..................................32
Bảng 4.2: Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị ở công đoạn chuẩn bị bột .............................37
Bảng 4.3: Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị ở công đoạn làm sạch bột..............................44
Bảng 4.4: Đặc tính thiết bị ở công đoạn xeo giấy của máy giấy 3 .............................50
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát chỉ số định lượng của giấy in báo độ trắng 58%ISO .....50
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát chỉ số độ dày của giấy in báo độ trắng 58%ISO ............51
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát chỉ số độ độ chịu xé theo chiều ngang của giấy in báo độ

trắng 58%ISO .............................................................................................................51
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát chỉ số chiều dài đứt của giấy in báo độ trắng 58%ISO ..52
Bảng 4.9: Kết quả khảo sát chỉ số độ trắng của giấy in báo độ trắng 58%ISO..........53
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát chỉ số độ đục của giấy in báo độ trắng 58%ISO ..........54
Bảng 4.11: Kết quả khảo sát chỉ số độ nhám của giấy in báo độ trắng 58%ISO .......55
Bảng 4.12: Tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng và so sánh thực tế của giấy IB58.48...55
Bảng 4.13: Lệnh sản xuất công đoạn điều chế Bột đối với giấy in báo IB58N48
(Công thức 1) ..............................................................................................................57
Bảng 4.14: Kết quả khảo sát chỉ số độ chống bóc sợi của giấy in báo độ trắng
58%ISO tương ứng với bảng 13 .................................................................................57
Bảng 4.15: Lệnh sản xuất công đoạn điều chế Bột đối với giấy in báo IB58N48
(Công thức 2) ..............................................................................................................58
Bảng 4.16: Kết quả khảo sát chỉ số độ chống bóc sợi của giấy in báo độ trắng
58%ISO tương ứng với bảng 4.15 .............................................................................59
Bảng 2.21: Chỉ tiêu chất lượng dăm trong quá trình sản xuất bột CTMP cần đạt .....70
Bảng 2.22: Tiêu chuẩn chất lượng bột CTMP cho quá trình sản xuất giấy ở máy III70
Bảng 2.23: Tiêu chuẩn chất lượng DIP cho quá trình sản xuất tại máy giấy III ........70
Bảng 2.24: Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo IB58 tại nhà máy giấy Tân Mai........71
Bảng 4.2: Tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị ở công đoạn chuẩn bị bột ..............................71
Bảng 4.4: Đặc tính thiết bị ở công đoạn xeo giấy của máy giấy 3 .............................72

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Công ty giấy Tân Mai ......................................................................................4
Hình 2.3: Nguyên lý in offset .......................................................................................11
Hình 2.41: Hình phóng đại của xơ sợi ..........................................................................12
Hình 2.42: Hình phóng đại của bề mặt tờ giấy .............................................................12
Hình 2.43: Cơ chế của hiện tượng bóc sợi ....................................................................13

Hình 2.44: Hình chụp hiển vi của các mảnh sợi vụn tập trung trên đơn vị màu của quá
trình in thương mại, độ phóng đại 200 lần. ...................................................................14
Hình 2.5: Tỷ lệ thành phần phân bố theo chiều dài xơ sợi có trong các loại bột cơ
(Paper making science and technology - book 5: Mechanical pulping).......................16
Hình 3.31: Máy đo độ dày.............................................................................................28
Hình 3.32: Máy đo chịu xé ............................................................................................28
Hình 3.33: Máy đo độ chịu đứt .....................................................................................29
Hình 3.34: Máy đo độ nhám..........................................................................................29
Hình 3.35: Máy đo độ quang học ..................................................................................29
Hình 3.36: Thiết bị và dụng cụ đo độ chống bóc sợi ....Error! Bookmark not defined.
Hình 3.37: Thiết bị và dụng cụ đo độ chống bóc sợi của giấy in báo tại nhà máy giấy
Tân Mai..........................................................................................................................30
Hình 4.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất giấy in báo tại máy giấy III ...............................34
Hình 4.2: Sơ đồ thiết bị Deflaker ..................................................................................34
Hình 4.3: Máy nghiền đĩa kép .......................................................................................35
Hình 4.4: Sơ đồ tuyến giấy vụn.....................................................................................35
Hình 4.5: Máy nghiền côn (22S580, 22S590)...............................................................36
Hình 4.6: Minh họa quá trình chổi hóa sợi trong quá trình nghiền bột.........................37
Hình 4.12: Cấu tạo dàn lưới xeo tại Tân Mai................................................................46
Hình 4.13: Cấu tạo hệ thống ép tại công ty giấy Tân Mai ............................................47
Hình 4.14: Phân bố nhóm sấy trong bộ phận sấy..........................................................48
Hình 4.15: Phân bố hơi trong sấy ..................................................................................49
Hình 4.16: Sơ đồ máy cán láng cao cấp (supercalander) ..............................................49
x


Biểu đồ 4.12: Biểu đổ thể hiện kết quả khảo sát tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng của
giấy in báo độ trắng 58%ISO tại nhà máy giấy Tân Mai ..............................................56
Biểu đồ 4.14: So sánh độ chống bóc sợi giữa 2 mặt của các mẫu giấy tương ứng với
bảng 4.14 .......................................................................................................................58

Biểu đồ 4.16: So sánh độ chống bóc sợi giữa 2 mặt của các mẫu giấy tương ứng với
bảng 4.16 .......................................................................................................................59
Biểu đồ 4.17: So sánh chỉ số nến ở 2 lệnh phối chế trong quá trình sản xuất giấy in báo
IB58.48 ..........................................................................................................................60
Hình 4.17: Bộ phận lưới của xeo lưới đôi dạng Gap Former........................................64
Hình 4.18: Công đoạn cắt thành khổ tại máy xeo III ....................................................66

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Dù ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng cần sử dụng giấy
và những sản phẩm làm từ giấy. Giấy là sản phẩm tiêu dùng quan trọng trong mọi lĩnh
vực đời sống của con người, các sản phẩm giấy ngày càng đa dạng và được sử dụng
rộng rãi. Phần lớn lượng giấy sản xuất được dùng trong lĩnh vực thông tin văn hóa
như: in sách, in báo, giấy viết, giấy tạp chí,…Ngành Công nghiệp Giấy Việt Nam là
một ngành kinh tế khá quan trọng, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển văn hoá, giáo
dục, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt, sản phẩm giấy in báo hiện
nay có nhu cầu khá cao và đa dạng.
Giấy in báo là loại giấy được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường. Trong khoảng
20 năm gần đây, lĩnh vực giấy in báo đã phát triển khá nhanh do tính cần thiết của nó.
Công nghệ in báo ngày nay không đơn thuần là chuyển tải thông tin đến người đọc qua
các trang báo có chữ in màu đen kiểu truyền thống mà cần phải nhanh chóng thông tin
đến người đọc những tin tức thời sự với hình ảnh đa dạng phong phú để thu hút thị
hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy các máy in với tốc độ cao và hình ảnh nhiều màu đã
nhanh chóng được sử dụng rộng rãi, và chất lượng giấy in báo cũng cần được cải thiện
để phù hợp với máy in công nghệ mới.
Việc in báo bằng công nghệ in offset có xu hướng phát triển rộng rãi trong nước

và trên thế giới, bên cạnh đó hiện tượng bóc sợi trong quá trình in là một vấn đề làm
ảnh hưởng đến chất lượng in và năng suất các máy in. Không chỉ những nhà in quan
tâm mà ngay cả người sản xuất giấy cần phải quan tâm nhiều hơn để cùng xử lý vấn đề
bóc sợi. Hiểu biết kiến thức về những yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bóc sợi sẽ giúp
cho các nhà sản xuất giấy in báo có thể tìm ra các giải pháp hạn chế vấn đề này để việc
sản xuất giấy in báo được tốt hơn, nâng cao chất lượng bề mặt giấy in báo, tạo niềm tin
cho khách hàng.

1


Chính vì vậy mà tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát quy trình sản
xuất giấy in báo và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bóc sợi tại nhà máy giấy
Tân Mai” nhằm kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để hiểu rõ quy trình sản xuất giấy in
báo tại nhà máy đồng thời tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng và giải pháp làm giảm hiện
tượng bóc sợi của giấy in báo.
1.2 Mục đích đề tài
Khảo sát quy trình sản xuất giấy in báo tại MG3 của nhà máy giấy Tân Mai và
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bóc sợi của giấy in báo, từ đó đưa ra
nhận xét và giải pháp ứng dụng vào quá trình sản xuất nhằm giảm hiện tượng bóc sợi
giúp chất lượng của giấy in báo được nâng cao hơn.
1.3 Mục tiêu của đề tài
Để đạt được mục đích đề ra trong quá trình làm đề tài, tôi tập trung vào các mục
tiêu sau:
 Khảo sát quy trình sản xuất giấy in báo của nhà máy giấy Tân Mai.
 Tìm hiểu về hiện tượng bóc sợi và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bóc
sợi của giấy in báo.
 So sánh các chỉ tiêu chất lượng và kiểm tra thực tế các đặc tính của giấy in
báo tại công ty.
 Khảo sát độ chống bóc sợi của giấy in báo tại công ty.

 Một số giải pháp để giảm hiện tượng bóc sợi trong quá trình sản xuất giấy in
báo tại nhà máy giấy Tân Mai.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của việc thực hiện đề tài sẽ là tài liệu tham khảo về quy trình sản xuất
giấy in báo tại nhà máy giấy Tân Mai và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bóc sợi
nhằm giúp cho việc cải thiện quá trình sản xuất giấy in báo giảm được hiện tượng bóc
sợi, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.5 Giới hạn đề tài
Do thời gian và kinh phí có giới hạn nên tôi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
hiện tượng bóc sợi dựa vào việc tra cứu nhiều tài liệu trong và ngoài nước của những
người đi trước. Tôi chỉ đưa ra một số yếu tố và biện pháp hạn chế hiện tượng bóc sợi
trong quá trình sản xuất giấy in báo tại công ty cổ phần Tân Mai mà không trực tiếp
2


tiến hành làm thí nghiệm. Các số liệu nêu trong đề tài là kết quả thu thập và đo đạc từ
các phòng: Phân xưởng máy giấy III, phòng kiểm nghiệm máy giấy III, phòng quản lý
kỹ thuật công ty giấy Tân Mai.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty giấy Tân Mai

Hình 2.1: Công ty giấy Tân Mai
Công ty kỹ nghệ giấy Tân Mai (viết tắt là COGIVINA) ban đầu là 1 công ty nặc
danh, được thành lập ngày 14/10/1958 do chính phủ Việt Nam cộng hòa và Công ty
Parson and Whitemore cùng góp vốn đầu tư.

Đầu năm 1970, quỹ tương trợ Quân đội chính phủ Việt Nam cộng hòa mua lại
cổ phần của Parson and Whitemore, nhưng cuối năm đó, chính phủ Việt Nam cộng
hòa mua lại cổ phần đó và bán 5% cổ phiếu ra ngoài. Kể từ đó việc quản lý điều hành
công ty đều do người Việt Nam nắm giữ.
Sau ngày 30/04/1975, COGIVINA được tiếp quản, đổi tên là nhà máy giấy Tân
Mai, trực thuộc bộ Công Nghiệp nhẹ, nay là bộ Công Nghiệp.
Công ty giấy Tân Mai là thành viên của Tổng công ty giấy Việt Nam theo mô
hình Tổng công ty 91. Hiện nay, công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty trải qua các giai đoạn:
Năm 1959: Khởi công xây dựng nhà máy giấy số I và các công trình phụ trợ.
Năm 1962: Chạy thử nhà máy giấy số I.
Năm 1963: Chạy chính thức nhà máy giấy số I với công suất 30 tấn/ngày.
4


Năm 1966: Xây dựng nhà máy giấy số II.
Năm 1968: Khởi chạy nhà máy giấy số II.
Năm 1972: Xây dựng lò hơi số II.
Năm 1975: Khôi phục lại sản xuất sau khi thống nhất đất nước.
Năm 1978: Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Pháp ký hiệp định mở rộng nhà
máy theo dự án Sogee. Hãng Allimand (Pháp) là nhà cung cấp công nghệ và thiết bị
dây chuyền sản xuất máy xeo III, hãng Sund Defibrator (Thụy Điển) là nhà cung cấp
công nghệ và thiết bị dây chuyền bột nhiệt cơ TMP.
Năm 1987: Dây chuyền bóc vỏ gỗ, xử lý dăm mảnh được đưa vào vận hành.
Năm 1989: Khởi chạy phân xưởng bột nhiệt cơ TMP.
Năm 1990: Khởi chạy máy giấy số III.
Năm 1991: Thực hiện dự án bảo vệ môi trường.
Năm 1992: Xây dựng hệ thống nước thải.
Năm 1993: Chuyển đổi từ bột nhiệt cơ TMP thông sang bột hoá nhiệt cơ CTMP
bạch đàn.

Năm 1996: Cải thiện chất lượng giấy in báo, lắp đặt hệ thống kiểm tra chất
lượng giấy QCS điều chỉnh độ ẩm và định lượng chiều dày của giấy, cải tạo máy cuốn
nòng đưa chất lượng nòng giấy của công ty tương đương với nòng ngoại.
Năm 1997: Ký hợp đồng với hãng Allimand nâng cấp máy giấy số III, cải thiện
chất lượng giấy in báo và cải tạo hệ thống nước thải.
Tháng 4 năm 1997: Ký hợp đồng với QPS Thermo/Black Clawson thực hiện dự
án dây chuyền khử mực giấy vụn DIP công suất 20.000 tấn/năm.
Năm 1998: Cải tạo dàn cán láng tự động điều chỉnh bề dày giấy, nâng cấp hệ
thống kiểm tra chất lượng QCS máy giấy III.
Năm 1999: Cải tạo nâng cấp máy giấy III lên công suất 45.000 tấn/năm.
Năm 2000: Đưa dây chuyền CTMP vào hoạt động với năng suất thiết kế 40.000
tấn/năm.
Năm 2001: Đưa dây chuyền DIP vào hoạt động với năng suất thiết kế 40.000
tấn/năm.

5


Năm 2002: Xây dựng và đạt chứng nhận Hệ thống Quản Lý Chất Lượng theo
tiêu chuẩn ISO9000 và chính chỉ SA8000 và lắp đặt dây chuyền xử lý giấy vụn Carton
OCC.
Năm 2003: Xây dựng và đạt chứng nhận Hệ Thống Quản Lý Môi Trưởng theo
tiêu chuẩn ISO14000 và đưa vào hoạt động dây chuyền xử lý giấy vụn Carton OCC.
Năm 2004: Sản lượng đạt 72.000 tấn giấy.
Năm 2005: Sáp nhập Công ty Giấy Bình An và các xí nghiệp Nguyên liệu Giấy
tại Đông Nam Bô, Đáklák, lâm Đồng vào công ty Giấy Tân Mai.
Năm 2006: Công ty Giấy Tân Mai chính thức mang tên Công ty cổ phần Giấy
Tân Mai.
Năm 2007: Lắp đặt thêm thiết bị tẩy trắng bột CTMP, nâng độ trắng bột CTMP
sau tẩy lên khoảng 80 0ISO.

Sản lượng giấy đạt 120.000 tấn giấy , 90.000 tấn bột giấy.
Năm 2008: Hợp nhất với Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai, nâng sản lượng giấy
lên 140.000 tấn. Chính thức mang tên Công ty cổ phần Tập Đoàn tân Mai
2.2 Tổng quan về giấy in báo
Giấy in báo là giấy không tráng có tỷ trọng sợi gỗ (không bao gồm sợi tre nứa)
thu được từ phương pháp chế biến cơ học hoặc cơ-hóa học ≥ 65% tổng trọng lượng
sợi, không hồ hoặc hồ rất mỏng, có độ ráp bề mặt Parker Print Surt (IMPa) trên 2.5
micromet, trọng lượng riêng ≥ 40g/m² nhưng ≤ 65g/m², phục vụ mục đích in báo. Giấy
in báo có thể ở dạng tờ rời hoặc cuộn.
2.2.1 Đặc tính sử dụng của giấy in báo
Loại giấy này thường được in với số lượng lớn nên thường in dưới dạng cuộn,
mức độ chất lượng đòi hỏi không cao nhưng cần có đặc tính độ mờ, láng cao, giá thành
thấp. Chúng thường dùng bột cơ, bột tái chế hay một ít bột hóa để phối chế sản xuất.
Có hai loại: giấy báo thường (standard newspaper) dùng in các nhật báo, tuần báo nói
chung có thời gian sử dụng sản phẩm ngắn, giấy in báo đặc biệt (specialy paper) dùng
in tạp chí sách, in lịch cuốn, v.v...
Công nghệ in báo ngày nay không đơn thuần là chuyển tải thông tin đến người
đọc qua các trang báo có chữ in màu đen kiểu truyền thống mà cần phải nhanh chóng
thông tin đến người đọc những tin tức thời sự với hình ảnh đa dạng phong phú. Vì vậy
6


các máy in với tốc độ cao và hình ảnh nhiều màu đã nhanh chóng được sử dụng rộng
rãi, đương nhiên chất lượng giấy in báo cũng cần được cải thiện để phù hợp với máy in
công nghệ mới. Các đặc tính của giấy in báo ngày nay cần phải có là:
a. Độ bền
Với máy in tốc độ cao thì độ bền, độ chịu kéo dọc tờ giấy phải được nâng cao
để giấy không bị đứt khi in, không bị rách khi kéo căng hoặc khi tiếp xúc với các cơ
cấu máy in.
b. Độ rõ nét

Nét chữ in sắc sảo, hình ảnh màu sắc không bị nhòe, lem, chồng màu lên nhau
và mực in không thấm sang mặt sau, nói chung là không làm ảnh hưởng đến đặc tính
in của máy in.
c. Các ảnh hưởng đến máy in
Không làm tiêu tốn nhiều mực in, tờ giấy phải sạch, đồng đều, không có bề mặt
nhám ghồ ghề có thể làm hỏng các cơ cấu rất nhạy của máy in hoặc làm mòn nhanh
các bản in.
d. Giá thành sản phẩm
Giấy báo là loại mặt hàng thông dụng và có giá thành sản phẩm thấp hơn so với
các loại giấy khác. Mặt khác các nhà máy in luôn mong muốn định lượng cơ bản giấy
in càng thấp càng tốt mà vẫn đảm bảo các tính chất khác. Điều này phụ thuộc vào cách
sử dụng nguyên liệu và công nghệ sản xuất.
2.2.2 Nguyên và phụ liệu cho sản xuất giấy in báo
Bột giấy được sản xuất ra bằng nhiều phương pháp như hóa học, cơ học, bán
hóa cơ. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp công nghệ để tiết
kiệm nguồn nguyên liệu thô, tiết kiệm hóa chất hoặc hạn chế sử dụng hóa chất (đặc
biệt các hóa chất có ảnh hưởng không tốt tới môi trường); đồng thời nâng cao chất
lượng bột giấy, sử dụng hợp lý các loại bột cho sản xuất các loại giấy khác nhau.
Nhiều nhà máy trên thế giới đã sản xuất giấy in báo từ 100% bột cơ hoặc 100% bột
giấy loại đã khử mực hoặc phối trộn cả hai loại trên mà không cần dùng đến bột hóa
học.
Thành phần bột giấy chủ yếu để sản xuất giấy in báo ngày nay chủ yếu là bột cơ
và bột tái sinh từ giấy báo hay tạp chí cũ qua công đoạn khử mực. Tuổi thọ của giấy in
7


báo không cần lâu nhưng tính chất bám mực in và độ đục thì cần phải cao và giá thành
phải rẻ. Giấy in báo thường được sản xuất trên máy xeo tốc độ cao và khổ rộng.
a. Bột CTMP
Trong công nghệ sản xuất bột cơ, gỗ và các bó sợi chịu tác dụng của lực chấn

động gây ra trong cối mài hay đĩa nghiền, làm cho cấu trúc ban đầu bị lỏng lẻo cho đến
khi các bó sợi được tách ra. Các quy trình sản xuất bột cơ chỉ sử dụng một lượng nhỏ
hóa chất (và như vậy chỉ có một lượng nhỏ lignin hòa tan) cũng được xếp vào nhóm
bột cơ và được gọi là bột hóa cơ. Hiện nay công nghệ sản xuất bột hóa nhiệt cơ nghiền
được sử dụng rộng rãi nhờ các ưu điểm về hiệu suất bột (90 – 98%), ít dùng hóa chất,
phù hợp cho các loại giấy in. Ngày nay trên thế giới việc sản xuất giấy in báo, giấy
cáctông,…bằng bột cơ học đã đem lại kết quả đáng quan tâm cho nhà sản xuất.
Bảng 2.21: Chỉ tiêu chất lượng dăm trong quá trình sản xuất bột CTMP cần đạt (xem
phụ lục 1)
Bảng 2.22: Tiêu chuẩn chất lượng bột CTMP cho quá trình sản xuất giấy ở máy III
(xem phụ lục 1)
b. Bột DIP
Sự phát triển việc sử dụng giấy thu hồi cho công nghiệp giấy được xem là một
thành công của nửa sau thế kỉ 20, trước năm 1950 vấn đề này rất ít được biết đến.
Bước vào thế kỉ mới, giấy thu hồi là nguồn nguyên liệu không thể thiếu của nền công
nghiệp giấy ở những nước phát triển và nước công nghiệp hóa. Đây là nguồn nguyên
liệu thứ hai của công nghiệp giấy, không đi từ rừng mà được thu gom từ các nguồn
giấy đã qua sử dụng, nó có một ý nghĩa thực tiễn rất cao đặc biệt đối với các nước
đông dân và có nhu cầu sử dụng giấy cao.
Công nghệ xử lý giấy thải loại hiện nay đang được dùng là làm sạch và khử
mực in bằng phương pháp tuyển nổi, rửa sau đó tẩy trắng (nếu cần) và tái tạo thành bột
giấy mới, mà chất lượng xơ sợi không kém bao nhiêu so với xơ sợi nguyên thủy từ
thực vật.
Ưu điểm của việc sử dụng bột DIP cho sản xuất giấy là:
+ Giúp bảo tồn rừng vì làm giảm nhu cầu gỗ để làm bột giấy.
+ Ít tốn năng lượng nghiền.
+ Giảm chất thải rắn vì giảm lượng rác thải do lấy lại giấy trong rác.
8



Bảng 2.23: Tiêu chuẩn chất lượng DIP cho quá trình sản xuất tại máy giấy
III (xem phụ lục 1)
c. Các loại hóa chất, phụ gia
Việc sử dụng hóa chất và phụ gia trong quá trình sản xuất giấy in báo thì tùy
thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi loại, một số hóa chất, phụ gia sử dụng phổ biến
như: chất độn, chất tăng bền ướt, phẩm màu, chất chống bóc sợi, chất bảo lưu,…
2.2.3 Các đặc tính cơ bản của giấy in báo tại công ty Tân Mai
Đối với giấy in báo, các đặc tính cơ bản của giấy gồm: định lượng giấy, độ
trắng, độ chịu kéo hay chiều dài đứt, độ chịu xé, độ đục, độ chống bóc sợi hay còn gọi
là độ bền bề mặt của giấy, độ chặt, độ thấm mực.
a. Định lượng giấy
Định lượng là khối lượng của một mét vuông giấy hoặc cactong. Nó được tính
bằng số g/m2.
Trọng lượng cơ bản hay định lượng là những đặc tính cơ bản của hấu hết các
loại giấy. Mỗi loại giấy đều có định lượng khác nhau. Đối với giấy in báo thì định
lượng của giấy trong khoảng 45-52g/m2.
b. Độ trắng
Được biểu thị bằng tỷ số giữa cường độ tia phản xạ so với tia tới, cường độ tia
phản xạ càng cao thì độ trắng của giấy càng cao. Đơn vị đo độ trắng là đơn vị Elrepho
(ISO).
Độ trắng ISO (Hệ số phản xạ ánh sáng xanh): Là hệ số phản xạ đặc trưng được
đo trên máy đo phản xạ tiêu chuẩn với bộ lọc hoặc chức năng tương ứng có chiều dài
bước sóng hữu hiệu là 457 nm, chiều rộng tại ½ độ cao là 44 nm.
Độ trắng của giấy được tổng hợp từ độ trắng của xơ sợi và các chất phụ gia,
nhất là độ trắng của chất độn sử dụng trong quá trình sản xuất giấy. Các chất màu như
màu tím, màu xanh và chất tăng trắng cũng góp phần làm tăng độ trắng cho giấy.
c. Độ chịu kéo hay chiều dài đứt
Độ chịu kéo hay chiều dài đứt: Là đại lượng được đo bằng đơn vị lực kéo của
giấy cho đến trước khi nó bị đứt. Là lực kéo lớn nhất trên một đơn vị chiều rộng mà
mà giấy chịu được trước khi đứt trong điều kiện của phương pháp thử. Đơn vị đo chiều

dài đứt là mét (m). Độ chịu kéo của giấy phụ thuộc chủ yếu vào bản thân xơ sợi và liên
9


kết giữa các xơ sợi chứ ít phụ thuộc vào chiều dài của xơ sợi. Độ bền kéo tăng khi tăng
độ nghiền vì khi đó xơ sợi được chổi hóa nên tăng liên kết giữa các xơ sợi, độ bền kéo
giảm khi tăng thành phần các chất độn và các chất chống thấm.
d. Độ chịu xé
Độ chịu xé được đo bằng lực cần thiết để có thể tiếp tục xé được mẫu giấy tại
điểm nó đã được xé rách trước một đường ngắn. Độ chịu xé của giấy phụ thuộc vào
chiều dài xơ sợi và khả năng chịu giãn của giấy.
e. Độ đục
Là khả năng từ mặt bên này của tấm giấy không nhìn thấy hình ảnh bên kia của
tấm giấy. Sự không đồng nhất về hướng của các tia khúc xạ sẽ xác định độ đục của
giấy.
Đối với giấy in báo thì độ đục rất cần thiết, giấy mỏng nhưng cần phải có độ
đục cao thì khả năng thấm mực cao.
Độ đục của giấy phụ thuộc vào: độ nghiền, loại bột sản xuất giấy, sự có mặt của
các chất màu, sự có mặt của các chất độn, đặc điểm của bề mặt giấy.
f. Độ chống bóc sợi hay còn gọi là độ bền bề mặt của giấy
Độ kháng bong xơ sợi trên bề mặt giấy biểu thị cho mức bền mặt giấy khi gặp
ma sát mà không bị bong những xơ sợi hoặc những chất phụ gia trên bề mặt giấy.
Độ kháng bong xơ trên bề mặt giấy là một trong những tính chất quan trọng của
giấy in offset, giấy vẽ kỹ thuật và các loại giấy in báo.
g. Độ chặt
Độ chặt của giấy là tỉ số giữa định lượng giấy với chiều dày của nó, tỷ số này
còn gọi là tỷ số “khối lượng thể tích”. Với cùng một định lượng thì chiều dày của tấm
giấy càng mỏng thì độ chặt của nó càng cao. Có những cách làm tăng độ chặt của giấy
như tăng lực ép trong quá trình xeo, cho giấy chạy qua máy cán láng.
h. Độ thấm mực

Độ thấm mực là sự tương tác giữa mực in và giấy. Sự tương tác giữa mực in và
giấy được đánh giá theo khả năng thấm mực in của giấy nhiều hay ít, nhanh hay chậm.
Những sự tương tác này phụ thuộc vào cấu trúc của giấy như số lượng và kích thước
các lỗ mao dẫn trên bề mặt giấy. Giấy làm từ bột cơ và chất độn thì tăng độ xốp của
giấy do đó sẽ tăng độ thấm mực, điều này thì hết sức quan trọng với giấy in báo.
10


Bảng 2.24: Tiêu chuẩn chất lượng giấy in báo IB58 tại nhà máy giấy Tân Mai (xem
phụ lục 1)
2.3 Tổng quan về nguyên lý in offset
Vấn đề bóc sợi (bong xơ sợi trên bề mặt giấy) xuất hiện nhiều nhất trong quá
trình in offset nên tôi muốn giới thiệu khái quát về nguyên lý in offset để đọc giả tiện
theo dõi hơn.
Trong một bộ phận ép in offset thông thường có bốn màu in: vàng, đỏ, lục lam
và đen. Chúng được in một màu một lúc trên trục ép riêng. Nguyên lý cơ bản được sử
dụng trong in offset là nước và mực không pha trộn vào nhau.
In offset là phương pháp in phẳng, các thông tin hình ảnh được thể hiện trên
bản in có tính quang hoá để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt
nước. Ngoài ra hình ảnh trên khuôn in phải là hình ảnh thuận, tức là cùng phương với
tờ in sẽ được in ra. Phần hình ảnh cần in và phần không cần in cùng nằm trên cùng một
mặt phẳng của bản in, mực in mang tính dầu. Trên cùng một bản in sự khác nhau giữa
hai phần này chỉ là: phần cần in mang tính kháng nước mà hiếu dầu còn phần không có
hình ảnh cần in thì hiếu dầu mà kị nước.

Hình 2.3: Nguyên lý in offset cuộn (in báo)

Trong quá trình in, lô mang bản in (ống bản) sẽ tiếp xúc với nước trước, lúc đó
những phần hiếu nước trên bản in sẽ tiếp xúc với nước rồi những phần hiếu nước trên
bản in sẽ có một lớp nước bám vào. Kế đó lô mang bản in này sẽ tiếp xúc với mực in

11


mang tính dầu khi đó phần hình ảnh in mang tính hiếu dầu nên mực in chỉ bám lên
những chi tiết này. Lô mang bản in được tiếp xúc với lô cao su thì hình ảnh cần in sẽ
truyền sang bề mặt lô cao su này, khi lô cao su được ép tiếp xúc với bề mặt giấy thì
hình ảnh sẽ được truyền sang cho giấy.
2.4 Hiện tượng bóc sợi trong quá trình in của giấy in báo
2.4.1 Khái niệm và ảnh hưởng của hiện tượng bóc sợi
a. Khái niệm
Hiện tượng bóc sợi (linting) là một thuật ngữ được sử dụng để diễn tả hiện
tượng một tờ giấy mà các nguyên liệu liên kết lỏng lẻo trên bề mặt tờ giấy bị bong ra
trong quá trình in và bám vào lô cao su của máy in offset. Là hiện tượng liên quan
trong quá trình in do các nguyên nhân từ chất lượng tờ giấy và các điều kiện của quá
trình in ấn gây ra. Có thể định nghĩa là hiện tượng bị tách ra và tích tụ lại của những
hạt vật chất và xơ sợi có liên kết kém với bề mặt tờ giấy.

Hình 2.41: Hình phóng đại của xơ sợi Hình 2.42: Hình phóng đại của bề mặt tờ giấy
Xơ sợi có khả năng liên kết tốt tạo độ bề bền mặt tờ giấy cao thì sẽ làm giảm
hiện tượng bóc sợi và ngược lại.
b. Ảnh hưởng đến quá trình in
Trong quy trình in offset, những thành phần (xơ sợi, bụi,…) bị bong ra dính
chặt vào lô cao su, khi sợi bóc ra tập trung trên lô cao su quá lớn làm chất lượng in bắt
đầu bị giảm. Ảnh hưởng của hiện tượng bóc sợi này sẽ gây tích luỹ dần và cuối cùng
làm dừng máy in. Sau đó lô cao su cần được rửa và điều này gây rất nhiều hao tốn về
kinh phí, thời gian và chất lượng của giấy in.
12


Hiệu quả hoạt động của một nhà máy in phải hội đủ các điều kiện: trong một

thời gian in ngắn nhất có số lượng bản in lớn nhất với chất lượng trang in cao nhất,
đồng thời không xảy ra tình trạng ngưng máy để vệ sinh hệ thống tiếp mực và trống in.
Hiện tượng bóc sợi của giấy in báo trong quá trình in gây ra sự tích tụ những hạt vật
chất và xơ sợi lên trống xếp chữ (ống bản) làm chất lượng hình ảnh in kém, số lượng
bản in trong cùng một thời gian in sẽ giảm do phải ngừng máy. Do đó khuynh hướng
bóc sợi của giấy có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của xưởng in, đặc biệt là các quá
trình in số lượng lớn như giấy in báo.
2.4.2 Hiện tượng bụi và hiện tượng nhổ lông
Một số thuật ngữ thường được dùng để diễn tả những hiện tượng xảy ra của bóc
sợi:
 Hiện tượng bụi (dust): do những hạt hữu cơ hoặc vô cơ nhỏ không liên kết với cấu
trúc bề mặt tờ giấy. Đó là các hạt mịn và các phần tử giấy (độn, mảnh sợi vụn)
không tiếp xúc với bề mặt. Chúng dễ dàng loại bỏ và bám dính trên chăn in (lô cao
su) trong thiết bị in đầu.
 Hiện tượng nhổ lông hoặc bong bề mặt tờ giấy đã khô khi in ấn (pick): do những
hạt hoặc mảnh sợi không liên kết, bị tách ra từ bề mặt tờ giấy như các mảnh vụn từ
gỗ, sợi,…
2.4.3 Cơ chế và thành phần của hiện tượng bóc sợi
2.4.3.1 Cơ chế của hiện tượng bóc sợi

Hình 2.43: Cơ chế của hiện tượng bóc sợi
13


×