Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm lỗ polyporaceae tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 85 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
CỦA HỌ NẤM LỖ POLYPORACEAE

TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

PHẠM BÌNH MINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
CỦA HỌ NẤM LỖ POLYPORACEAE
TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

PHẠM BÌNH MINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THANH HUYỀN

HÀ NỘI, NĂM 2019




CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hƣớng dẫn chính: TS. Lê Thanh Huyền

Cán bộ chấm phản biện 1: PSG.TS. Dƣơng Minh Lam

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Thành Vĩnh

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày ... tháng ... năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn Thạc sĩ là kết quả thực hiện của riêng em. Kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn và
nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tại Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học
Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Lê
Thanh Huyền. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu thông
tin đƣợc đăng tải trên các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Bình Minh


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và toàn thể
quý thầy, cô giáo trong khoa Môi trƣờng Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi
trƣờng Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện, cũng nhƣ đã tạo điều kiện cho em đƣợc thực hiện thí nghiệm trên
phòng thí nghiệm của Khoa.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giáo viên hƣớng dẫn TS. Lê
Thanh Huyền đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý và truyền đạt những kiến thức bổ
ích cũng nhƣ những định hƣớng chuyên đề cho em. Với luận văn này, em
cũng đã củng cố, hiểu biết và đào sâu thêm những kiến thức đã học, kinh
nghiệm thực tế thu mẫu để áp dụng vào mục đích cụ thể.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô Bộ môn Công nghệ sinh họcVi sinh thuộc Khoa Sinh, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo điều kiện
cho em đƣợc sử dụng kính hiển vi hiện đại của Khoa Sinh.
Đồng thời, em xin cảm ơn Ban quản lý Vƣờn quốc gia Xuân Sơn đã tạo
điều kiện cho em đƣợc đến khu vực nghiên cứu để tiến hành thực địa tại
vƣờn. Cảm ơn em Hoàng Thị Ngọc Ánh đã đồng hành trong quá trình nghiên
cứu, cảm ơn vì đã giúp đỡ và đóng góp cho bài luận văn của mình đƣợc hoàn
thiện hơn.
Trong giới hạn khuôn khổ của một luận văn, chắc chắn sẽ không thể bao
quát trọn vẹn đƣợc hết các vấn đề xoay quanh nội dung của luận văn nghiên

cứu. Vì vậy em xin chân thành cảm ơn và mong nhận đƣợc nhiều ý kiến từ
các thầy, cô giáo góp ý bổ sung cho luận văn này.
Qua các ý kiến đóng góp, giúp em có thể hoàn thiện hơn vốn kiến thức
của mình trong quá trình vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận văn ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 4
1.1. Tổng quan về Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, khu vực tỉnh Phú Thọ .............. 15
1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 15
1.1.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 16
1.1.3. Kinh tế xã hội.................................................................................... 18
1.2.

Lịch sử nghiên cứu họ nấm lỗ Polyporaceae. ............................................ 4

1.2.1. Tình hình nghiên cứu họ nấm lỗ Polyporaceae trên thế giới.............. 4
1.2.2. Tình hình nghiên cứu của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Việt Nam ...... 5
1.3. Tổng quan về họ nấm lỗ Polyporaceae ....................................................... 6
1.3.1. Khái quát chung họ nấm Lỗ (Polyporaceae) ...................................... 6
1.3.2. Đặc điểm sinh học của họ nấm Lỗ (Polyporaceae). ............................ 8

1.3.3. Đặc điểm họ nấm lỗ Polyporaceae ngoài tự nhiên ............................ 11
1.3.4. Đặc điểm của nấm lỗ Polyporaceae trong nuôi cấy thuần khiết. ...... 12
1.3.5. Giá trị tài nguyên, ý nghĩa, vai trò của họ nấm lỗ (Polyporaceae) .... 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 19
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 19
2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 19


iv

2.2.1. Địa điểm thu mẫu............................................................................... 19
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 19
2.3. Thiết bị nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
2.4.1. Phƣơng pháp thu mẫu ........................................................................ 20
2.4.2. Phƣơng pháp xử lý và bảo quản mẫu vật .......................................... 21
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu vật ........................................................ 21
2.4.4. Phƣơng pháp đánh giá đa dạng về loài .............................................. 24
2.4.5. Phƣơng pháp định loại nấm lớn. ........................................................ 24
2.4.6. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu ................................................. 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN ................................... 26
3.1. Thành phần nhóm loài thuộc họ Polyporaceae và độ đa dạng của loài nấm
lỗ thuộc họ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn ..................................... 26
3.2. Độ đa dạng của các loài nấm tại VQG Xuân Sơn ........................................ 29
3.2.1. Độ phong phú của các loài nấm tại VQG Xuân Sơn ......................... 29
3.2.2. Danh mục các loài nấm đã ghi nhận .................................................. 31
3.1.3. Kết quả định loại các loài thuộc họ nấm lỗ (Polyporaceaee) ............ 35
3.3. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của họ nấm Lỗ Polyporaceae ...................... 55
3.3.1. Đặc điểm phân bố của rừng thu mẫu ................................................. 55
3.3.2. So sánh các đặc điểm phân bố của các loài nấm tại khu vực thu mẫu

...................................................................................................................... 58
3.3.3. Lƣợc đồ về sự phân bố của họ nấm tại VQG Xuân Sơn ................... 59
3.4. Vai trò và giá trị sử dụng của họ nấm lỗ Polyporaceaee tại Vƣờn quốc gia
Xuân Sơn, khu vực tỉnh Phú Thọ. ....................................................................... 60


v

3.5. Đề xuất các giải pháp tối ƣu, nhằm quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học
của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, khu vực tỉnh Phú
Thọ....................................................................................................................... 62
3.5.1. Hiện trạng khai thác sử dụng ............................................................. 62
3.5.2. Các giải pháp bảo tồn ........................................................................ 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý Vƣờn quốc gia Xuân Sơn ................................................ 16
Hình 1.2. Quả thể và mặt cắt của quả thể ............................................................. 9
Hình 1.3. Đặc điểm hình thái hiển vi [4] ........................................................... 10
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu ............................................................................. 19
Hình 2.2. Cấu tạo của nấm .................................................................................. 22
Hình 2.3. Một số hình dạng của bào tử ............................................................... 23
Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ (%) các mẫu thuộc họ nấm Lỗ Polyporaceae thu đƣợc
tại khu vực nghiên cứu ........................................................................................ 28
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái bên ngoài và đặc điểm hình thái hiển vi vi loài
Hexagonia tenuis ................................................................................................. 36

Hình 3.3. Đặc điểm hình thái bên ngoài và đặc điểm hình thái hiển vi loài
Microporus vernicipes ........................................................................................ 38
Hình 3.4. Đặc điểm hình thái bên ngoài và đặc điểm hình thái hiển vi loài
Microporus xanthopus ........................................................................................ 39
Hình 3.5. Đặc điểm hình thái bên ngoài và đặc điểm hình thái hiển vi
Microporus aff. flabelliformis ............................................................................. 41
Hình 3.6. Đặc điểm hình thái bên ngoài và đặc điểm hình thái hiển vi loài
Microporus affinis ............................................................................................... 43
Hình 3.7. Đặc điểm hình thái bên ngoài và hình thái hiển vi loài Polyporus
arcularius ............................................................................................................ 45
Hình 3.8. Đặc điểm hình thái bên ngoài và hình thái hiển vi loài Polyporus
badius .................................................................................................................. 47
Hình 3.9. Đặc điểm hình thái bên ngoài và hình thái hiển vi loài Polyporus
leptocephalus ....................................................................................................... 48


vii

Hình 3.10. Đặc điểm hình thái bên ngoài và hình thái hiển vi loài Polyporus
perennis ............................................................................................................... 50
Hình 3.11. Đặc điểm hình thái bên ngoài và hình thái hiển vi loài Pycnoporus
cinnabarinus ........................................................................................................ 51
Hình 3.12. Đặc điểm hình thái bên ngoài và hình thái hiển vi loài Pycnoporus
sanguineus ........................................................................................................... 53
Hình 3.13. Đặc điểm hình thái bên ngoài và hình thái hiển vi loài
Megasporoporia hexagonoides ........................................................................... 55
Hình 3.14. Lƣợc đồ thu mẫu tại VQG Xuân Sơn ............................................... 60


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tổng số mẫu và số mẫu thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae ở VQG
Xuân Sơn ............................................................................................................. 26
Bảng 3.2. Phân loại các chi và loài nấm thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae ở VQG
Xuân Sơn ............................................................................................................. 27
Bảng 3.3. Độ đa dạng của quả thể và độ phong phú của các loài thuộc họ nấm
Lỗ (Polyporaceae) tại VQG Xuân Sơn ............................................................... 29
Bảng 3.4. Danh mục liệt kê các loài nấm thuộc họ Polyporaceae tại VQG
Xuân Sơn ............................................................................................................. 31
Bảng 3.5. Thành phần các loài nấm thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae phân bố
theo sinh cảnh ở KVNC ...................................................................................... 57
Bảng 3.6. Giá trị thực tiễn của các loài thuộc nhóm nấm lớn tại ........................ 61
VQG Xuân Sơn [30] ........................................................................................... 61


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

VQG

Vƣờn quốc gia

KVNC


Khu vực nghiên cứu

KHM

Ký hiệu mẫu

TXLR

Thƣờng xanh lá rộng


x

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Họ và tên học viên : Phạm Bình Minh
Lớp

: CH2B.MT

Cán bộ hƣớng dẫn : TS. Lê Thanh Huyền
Tên đề tài

: Nghiên cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm lỗ

Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Tóm tắt:
Bài luận văn trình bày kết quả thu mẫu, xác định thành phần loài, đặc điểm
phân bố và độ phong phú của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tổng cộng thu thập đƣợc 30 mẫu thuộc họ nấm lỗ

Polyporaceae. Các kết quả nghiên cứu bao gồm: Định danh đƣợc 12 loài, thuộc
5 chi nấm của họ nấm lỗ, đồng thời ghi nhận mới 12 loài nấm họ Polyporaceae
tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn; Tính toán độ phong phú và tần suất của các chi
nấm thuộc họ nấm Pluteaceae; Xây dựng đƣợc lƣợc đồ về sự phân bố của họ
nấm lỗ Polyporaceae và đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác
các loài nấm họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú
Thọ.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Nấm là một trong những thành viên của hệ sinh thái rừng, góp phần tạo
nên tính đa dạng của hệ sinh thái. Nấm có ở mọi nơi - trong đất, không khí,
trong hồ, sông, biển, trên thực vật và động vật, thực phẩm và quần áo, và cả
trong cơ thể con ngƣời. Nấm đã và đang có vai trò rất quan trọng trong tự
nhiên, trong nghiên cứu khoa học cũng nhƣ trong đời sống thực tiễn của
chúng ta, nấm chịu trách nhiệm phá vỡ các chất hữu cơ và giải phóng carbon,
oxy, nitơ, phốt pho vào trong đất và bầu khí quyển. Nấm còn có thể gây ngộ
độc, ký sinh trên cơ thể con ngƣời nhƣng cũng cung cấp thực phẩm, chữa lành
các vết thƣơng và nhiều bệnh hiểm nghèo. Chính vì dựa trên cả hai phƣơng
diện khoa học và thực tiễn, việc đẩy mạnh nghiên cứu nấm đều có ý nghĩa to
lớn và ngày càng đƣợc quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới
với cấu trúc địa chất độc đáo, địa lý thủy văn đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, những kiểu sinh thái khác nhau… đã góp phần tạo nên sự đa dạng của
khu hệ nấm Việt Nam. Nếu ƣớc tính số loài nấm có thể có trên lãnh thổ Việt
Nam gấp 6 lần số loài thực vật bậc cao (theo ƣớc tính của Hawksworth, 19912001) thì số loài nấm có thể có trên lãnh thổ lên tới 70.000 loài. Điều đó có
nghĩa là hiện nay chúng ta mới ghi nhận đƣợc khoảng 1/5 số loài có thể có

trên lãnh thổ Việt Nam.
Vƣờn quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có
hệ sinh thái rừng khá phong phú, đa dạng của miền Bắc nói riêng và Việt
Nam nói chung. Ở đây, với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới còn tồn tại khá
nhiều loài động, thực vật quý hiếm đặc trƣng cho vùng núi Bắc Bộ, không chỉ
có giá trị nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, mà còn có ý nghĩa trong
việc phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên (đặc biệt là tài nguyên sinh vật) và


2

giáo dục bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra, Vƣờn quốc gia Xuân Sơn còn đƣợc coi
là “lá phổi xanh”, là điểm du lịch hấp dẫn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú
Thọ, có tác dụng to lớn trong việc điều hòa khí hậu, hấp thụ CO2 - chất gây
hiệu ứng nhà kính. Đó là chƣa kể, vai trò phòng hộ đầu nguồn của nó, cũng
nhƣ việc cung cấp và bảo vệ nguồn nƣớc, cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp.
Tại Việt Nam, bên cạnh các nghiên cứu về đa dạng động – thực vật đã có
lịch sử lâu dài thì các nghiên cứu thành phần nấm mới chỉ ở mức độ nêu lên
danh mục một số loài gặp trong tự nhiên. Cho đến nay, chƣa có nghiên cứu
nào về sự đa dạng của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn.
Chính vì vậy, nhằm xác định thành phần loài, bổ sung cho danh mục khu
hệ nấm Việt Nam, đánh giá tính đa dạng sinh học, xác định loài mới, loài đặc
hữu của các chi nấm thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae là rất cần thiết, có ý nghĩa
lớn trong việc bảo tồn đa dạng sinh vật tại Việt Nam và trên thế giới.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu thành phần loài và phân bố của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn
quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc thành phần loài và đặc điểm phân bố của họ nấm lỗ

Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, khu vực tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất các giải pháp tối ƣu, nhằm quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học
của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, khu vực tỉnh Phú
Thọ.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Điều tra, khảo sát, thu mẫu, phân tích thành phần các loài
thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.


3

Nội dung 2: Đánh giá độ phong phú của loài nấm lỗ Polyporacea tại
VQG Xuân Sơn.
Nội dung 3: Đánh giá sự phân bố của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn
quốc gia Xuân Sơn, khu vực tỉnh Phú Thọ.
Nội dung 4: Vai trò và giá trị sử dụng của họ nấm lỗ Polyporaceae tại
Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, khu vực tỉnh Phú Thọ.
Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp tối ƣu, nhằm quản lý và bảo tồn đa
dạng sinh học của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, khu
vực tỉnh Phú Thọ.


4

Chƣơng 1.
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.

Lịch sử nghiên cứu họ nấm lỗ Polyporaceae.


1.2.1. Tình hình nghiên cứu họ nấm lỗ Polyporaceae trên thế giới
Thế kỷ XVIII - XIX là giai đoạn Nấm học phát triển mạnh mẽ với nhiều
công trình nổi tiếng của nhiều các tác giả. Năm 1821, Fries chia Polyporaceae
thành 2 dƣới chi: Daedalea và Polyporus. Năm 1836, Elias Fries tách chi
Trametes từ Daedalea là một chi riêng biệt và đƣợc công nhận Cyclomyces
và chi Hexagonia là hợp lệ.
Trong 1907-1908, Murill [9] công bố một phân loại họ Polyporaceae của
Bắc Mỹ. Trong này, ông đƣợc coi là không ít hơn bảy mƣơi tám chi, đặt dƣới
bốn họ Porieae, Polyporaceae, Fomiteae và Daedaleae. Những năm gần đây
nhiều nhà nấm học đều ủng hộ quan điểm phân loại của Hibbett và M.C.
Aime mà trong đó Kirk P.M.,Cannon P.F.,Stalpers J.A [5] đã viết trong cuốn
từ điển nấm của mình muốn nhấn mạnh nâng ngành phụ nấm Đảm
(Basidiomycotina) thành ngành chính (Basidiomycota).
- Theo thống kê trên thế giới đã có đến 500.000 tài liệu nói về nấm, trong
đó nhiều tài liệu đề cập đến những lĩnh vực thành phần loài, đặc điểm sinh
thái, đa dạng sinh học của nấm Lỗ.
Theo Mao Xiaolan đã nghiên cứu vào năm 2000 ở Trung Quốc có
khoảng 6000 loài, số loài đã biết có gần 2000 loài. Phần lớn chúng thuộc các
loài nấm Lỗ. Tại Ấn Độ, nhiều nhà nấm học đã nghiên cứu về nấm Lỗ ở một
số vùng khác nhau nhƣ Radarivetal đã nghiên cứu phát hiện 256 loài nấm Lỗ
ở Tây Ghats bang Maharashtra trong danh lục nấm Lỗ Israel, Daniel Tura
(2010) và cộng sự đã ghi chép đƣợc 242 loài thuộc 11 chi.


5

Trong rừng mƣa nhiệt đới Brazil (2002), Tatiana B. Gibertoni cũng
thông báo về số loài nấm Lỗ mọc trong rừng trên các dạng khác nhau nhƣ trên
gỗ, trên cây sống, trên đất.
Năm 2013, nhà nấm học cây rừng Nhật Bản Tiến sỹ Tsutomu Hattori đã

nghiên cứu nấm Lỗ ở các nƣớc Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia và Thái lan;
Nakason K.K đã công bố một số loài thuộc chi Epithele (Polyporales) ở Thái
Lan và một số nƣớc khác nhƣ Côngô, Nam Phi và Đài Loan. Đăc biệt những
năm gần đây các nhà nấm học tập trung viêc phân loại nấm Linh chi ở các
nƣớc nhiệt đới. Mabel Gisela Torres- Torres & Laura Guzmán-Dávalos
(2013) đã điếu tra phân loại nấm ở Thái Lan, Malaysia, Singapor và công bố
33 loài mới.
Hiện nay ở Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nƣớc khác gần đây rất ƣa
chuộng nấm Vân Chi dùng để làm thuốc rất hiệu quả. Nấm này có Tên tiếng
Anh là Turkey tails, tiếng Nhật là Kawaratake, tiếng Trung Quốc là Yun Zhi,
tên khoa học là Trametes versicolor (Linnaeus :Fries) Pilat. Trƣớc đây còn có
các tên khác nhƣ Coriolus versicolor, Polyporus versicolor. Về hệ thống phân
loại

nấm

này

thuộc

họ

Polyporaceae,

bộ

Aphyllophorales,

lớp


Hymenomycetes, ngành Basidiomycota.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu của họ nấm lỗ Polyporaceae tại Việt Nam
- Ở Việt Nam, nghiên cứu về thành phần loài nấm Lớn nói chung, nấm
Lỗ nói riệng phải kể đến nhiều công trình của Trịnh Tam Kiệt. Năm 2014 đã
công bố 1821 taxa nấm lớn trong " Danh lục nấm lớn ở Việt Nam”.
Trần Văn Mão với đề tài “Góp phần nghiên cứu thành phần loài và đặc
điểm sinh học của một số nấm phá gỗ ở vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh” đã công
bố 239 loài.
Năm 2001, Lê Bá Dũng nghiên cứu về thành phần loài của chi
Hexagonia Fr. ở vùng Tây Nguyên” gồm 5 loài, trong đó Hexagonia rigida


6

Berk là loài mới cho khu hệ nấm Việt Nam. Hội thảo quốc tế sinh học năm
2001 tại Hà Nội có các báo cáo nhƣ: Ngô Anh với công trình “Sự đa dạng về
công dụng của khu hệ nấm ở Thừa Thiên Huế” gồm 326 loài trong 6 nhóm
nấm có ích và có hại; Phan Huy Dục báo cáo “Nấm (Macromyces) ở Vƣờn
quốc gia Tam Đảo Vĩnh Phúc” công bố 41 loài, 17 họ trong 2 lớp
Ascomycetes và Basidiomycetes; Trịnh Tam Kiệt và Henrich Dorfelt (2001)
báo cáo “Các taxon mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và ý nghĩa của hệ
thống sinh thái của chúng” công bố 9 loài mới cho lãnh thổ Việt Nam.
Tổng kết cho đến năm 2001 đã có 1250 loài thuộc khu hệ nấm Việt Nam
đƣợc công bố.
Năm 2017, Đoàn Kim Ngân nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm
phân bố của họ nấm lỗ (Polyporaceae) tại Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, kết
quả đạt đƣợc là thu đƣợc tổng cộng có 170 mẫu đƣợc thu thập, định loại đƣợc
18 mẫu thuộc 13 chi của họ nấm Lỗ Polyporaceae; tính toán độ phong phú và
tần suất của các chi nấm thuộc họ nấm lỗ Polyporaceae; xây dựng đƣợc lƣợc
đồ phân bố của họ nấm lỗ Polyporaceae.

Năm 2018, Hoàng Thị Ngọc Ánh nghiên cứu xác định thành phần loài
của chi nấm Polyporus, thuộc họ nấm Lỗ (Polyporaceae) tại Vƣờn quốc gia
Tam Đảo, kết quả đạt đƣợc là 105 mẫu nấm, trong đó có 27 mẫu nấm thuộc
chi Polyporus với 12 loài khác nhau, đã xác định đƣợc tên danh pháp cho 12
loài; tính toán độ phong phú và tần suất của chi nấm Polyporus, đánh giá
đƣợc đặc điểm phân bố của chi nấm Polyporus; đƣa ra hiện trạng và phƣơng
pháp bảo tồn chi nấm Polyporus.
1.2. Tổng quan về họ nấm lỗ Polyporaceae
1.2.1. Khái quát chung họ nấm Lỗ (Polyporaceae)
Nấm có mặt ở tất cả các môi trƣờng trên trái đất và có ý nghĩa rất quan
trong đời sống của con ngƣời. Chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế,


7

khoa học và các chu trình vật chất, năng lƣợng trong thiên nhiên. Cùng với vi
khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và
một số là ở dƣới nƣớc), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng các chu
trình sinh địa hóa.
- Phân loại khoa học của họ nấm Polyporaceae:
Phân loại khoa học
Giới (Kingdom)

Nấm (Fungi)

Ngành (Phylum)

Basidiomycota

Lớp (Class)


Agaricomycetes

Bộ (Order)

Polyporales

Họ (Family)

Polyporaceae

Một số đặc điểm sinh học chung để nhận biết về họ nấm Lỗ
Polyporaceae:
 Các phần trên quả thể của họ nấm lỗ rất đa dạng và khác nhau từ mềm
đến rất cứng. Hầu hết các thành viên của họ này có lớp phì nhiêu theo các lỗ
chân lông dọc dƣới đáy, nhƣng một số trong đó có mang hoặc các cấu trúc
mang, có lỗ chân lông dài tạo thành một mê cung.
 Nhiều loài là dấu ngoặc nhƣng những loài khác có một định hình thân
cây nấm
 Bề mặt màu mỡ thƣờng là một lớp ống thẳng đứng.
 Khi đã trƣởng thành, chúng không bị phân hủy một cách dễ dàng, còn
lại trên bề mặt trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
 Chúng thƣờng phát triển trên gỗ, mặc dù một số loài trên đất liền (thậm
chí những loài này thƣờng đƣợc trồng trên gỗ chọn
 Thân quả thƣờng là một kệ phẳng, hoặc hình móng, nhô ra trực tiếp từ
bề mặt, mặc dù đôi khi nó có thể có một cuống ngắn.
 Đôi khi thân quả với nhiều mũ cá nhân và một thân trung tâm rộng


8


 Trong một số chi, các bức tƣờng giữa một số lỗ chân lông có thể bị ăn
mòn hoặc vắng mặt, do đó bề mặt phì nhiêu gồm các tấm (đôi khi rất lang
thang hoặc giống nhƣ mê cung) chứ không phải là các lỗ chân lông . Nhƣng
trong trƣờng hợp này các đĩa rất cứng và gỗ, không giống nhƣ tấm thịt mềm
dẻo mà đặc trƣng của nấm.
 Trong một số trƣờng hợp, bề mặt màu mỡ có thể bị ăn mòn đến độ phì
nhiêu gồm các răng cực kỳ hiếm. Các loài này cũng đƣợc coi là Polyporaceae.
1.2.2. Đặc điểm sinh học của họ nấm Lỗ (Polyporaceae).
 Hình dạng quả thể
Quả thể hay thể sinh bào tử của nấm rất đa dạng cụ thể nhƣ sau:
- Dạng mũ đính bên (Consolen) mũ hình bán cầu dẹp hay dạng sò, hến,
dạng quạt.... đính vào giá thể trên một diện rộng. Quả thể nấm trong trƣờng
hợp này thƣờng phẳng, dẹp (Dimidat). Chúng đính đơn độc hay xếp thành
dạng ngói lợp, cái nọ trên cái kia. Một số nấm có quả thể dày, dạng móng,
đính vào giá thể ở toàn bộ bề dày và rộng nhất của móng (ungulut).
- Dạng chải cuộn ngƣợc (Effux – Reflex) có thể nấm dạng rộng trên giá
thể và cuộn lên thành dạng vành, dạng mũ hoàn chỉnh, chuyển tiếp nhau.
Chúng rất phổ biến ở các nấm sống trên gỗ.
- Quả thể dạng gò, dạng gối, dạng u lồi (Exioit) rất hay gặp ở những nấm
sống trên gỗ. Chúng chƣa hình thành dạng mũ nấm hoàn chỉnh nhƣng dày
hơn nhiều so với dạng chải.
 Thịt nấm
Thịt nấm cũng rất khác nhau. Chúng bao gồm chất thịt - bì, chất bì, chất
lie mềm, chất gỗ cứng, chất sừng. Họ nấm Lỗ thì đa phần thịt đều cứng .
Chúng có cấu trúc đồng nhất phân tầng gồm 2,3 lớp có khi có đƣờng đen chạy
qua. Cấu trúc của thịt nấm và mô của thể sinh sản (Hymenophor) có thể đồng
nhất hay khác nhau. Thịt nấm rất khác nhau về màu sắc, mùi, vị cũng nhƣ



9

phản ứng với không khí và các chất hóa học, ví nhƣ phản ứng với KOH
chuyển sang màu tối ở nhiều nấm có mô màu tối.

c

Hình 1.2. Quả thể và mặt cắt của quả thể
a. Quả thể; b. Mặt cắt; c. Thịt nấm
(Nguồn sách: Polypores of British Columbia 2017) [4]
 Cuống nấm
Cuống nấm: Thể quả (Basidicocarp) họ nấm Lỗ đa phần chúng không
cuống, nếu có thì chúng gồm các kiểu chính sau:
Cuống ngắn
Cuống đính bên (Microporus affinis)
Cuống nấm rất khác nhau về hình dạng: Hình trụ nếu kích thƣớc ở các
phần đều nhau. Cuống nấm có thể đặc, xốp hay giỗng giữa. Chất thịt của


10

cuống tƣơng tự nhƣ mũ hay khác nhau nhƣ chất thịt dạng sợi, sụn, sừng, gỗ ...
Trên cuống có thể nhẵn hay có các phần phụ nhƣ vảy, lông (nhƣ Polyporus
arcularius), vết nứt cũng nhƣ vòng và bao gốc đã nêu ra ở trên.
 Cấu trúc hệ sợi
Họ nấm Lỗ thƣờng có cấu trúc hệ sợi 2 loại hoặc 3 loại.

Sợi nguyên thủy

b


c
Sợi cứng

a

d

Hình 1.3. Đặc điểm hình thái hiển vi [4]
a. Hệ sợi; b. bào tử; c. Cấu trúc lỗ nấm; d. Cuống sinh bào tử
Dựa vào sự có mặt của các sợi trên trong mô, ngƣời ta chia ra các hệ
thống sợi nấm sau (Corner, 1950):
Hệ sợi đơn độc (Monomitic hyphesystem) chỉ gồm những sợi nấm
nguyên thủy.


11

Hệ sợi hai loại (Dimitic hyphesystem) gồm những sợi nguyên thủy và
sợi cứng (Amphimitic hyphesystem) gồm sợi nguyên thủy và sợi bện, cũng
còn đƣợc gọi là hệ sợi hai loại với sợi bện.
Hệ sợi ba loại (Trimitic hyphesystem) gồm cả 3 loại sợi nguyên thủy, sợi
cứng, sợi bện trong thành phần của mình. Trong đó: Sợi nguyên thủy
(Generativ hyphe) là những sợi nấm khởi đầu, màng mỏng, còn chữa nội chất,
có vách ngăn điển hình. Chúng có thể có khóa hay không. Chúng có thể khác
nhau về độ dày, chiều dài của các tế bào, cấu trúc của nội chất bên trong,
nhƣng bao giờ cũng còn giữ màng ngăn ngang.
Sợi cứng (Skleretiv hyphe). Gồm sợi nấm có màng dày, ít hay hầu nhƣ
không phân nhánh. Chúng không có vách ngăn và dĩ nhiên không bao giờ
hình thành khóa; thƣờng không chứa nội chất ngay từ giai đoạn đầu của quá

trình phát triển, vì vậy thƣờng có dạng ống vách dày. Chúng xuất hiện ở phần
dính vào giá thể của quả thể nấm và nhƣ vậy cùng với sự phát triển của quả
thể sẽ kéo dài dần ra và hầu nhƣ toàn bộ quả thể nấm.
Sợi bện (Bindel hyphe). Sợi nấm trong trƣờng hợp này có màng dày tới
màng bình thƣờng, phân nhánh rất nhiều, không có vách ngăn. Chúng xuất
hiện từ dạng sợi nguyên thủy, mọc xuyên giữa mô, bện kết các sợi khác lại.
Khi đƣợc phân tích rõ cũng có thể nhận thấy đặc điểm sinh học của nấm Lỗ
thƣờng rất phong phú.
1.2.3. Đặc điểm họ nấm lỗ Polyporaceae ngoài tự nhiên
- Đặc điểm của họ nấm Lỗ trong thiên nhiên một số nấm có khả năng
hình thành hạch nấm (Sclerotium) ở nơi mọc tự nhiên của chúng. Ngƣời ta
chia ra 2 loại hạch nấm: hạch nấm thật và hạch nấm giả. Hạch nấm thật chỉ
tạo nên do sợi nấm bện kết lại, có kích thƣớc rất khác nhau và thƣờng nằm
sâu trong gia thể, chỗ mọc lên quả thể. Hạch nấm giả (Pseudosclerotium) gồm


12

cả sợi nấm và giá thể tạo thành. Thƣờng gặp ở một số nấm họ nấm Lỗ nhƣ
Panus badius.
- Về đặc điểm sinh thái bộ nấm Lỗ đã đƣợc nghiên cứu nhiều vào thập
kỷ 90 của thế kỷ 20. Theo Trần Tuấn Kha (2014), nghiên cứu của Zong Wu
(2009) đã đề cập đến phân bố địa lí của nấm Lỗ mọc trên gỗ. Theo tác giả
vùng nhiệt đới có 66 loài, chiếm 66%; vùng Cận nhiệt đới (Á nhiệt đới) có 25
loài chiếm 25%, vùng Ôn đới chỉ có 5 loài. Wei Yulian (2004) [20] đã kết
luận nấm mục gỗ có tác dụng không thể thay thế đƣợc trong các khâu tuần
hoàn vật chất của hệ sinh thái rừng, làm tăng tính đa dạng của hệ sinh thái,
làm giàu rừng.
- Mối quan hệ nấm Lỗ với các sinh vật khác, con ngƣời và môi trƣờng
nhiều tác giả đề cập đến quan hệ với côn trùng, tác dụng diệt tuyến trùng của

nấm Lỗ, tác dụng chữa bệnh và kháng ung thƣ của nấm Lỗ.
- Để phân loại tính đa dạng di truyền nấm Lớn Trung Quốc, Zhang
Xinbo (2011) đã nghiên cứu tính đa dạng nấm lớn thông qua sinh học phân từ.
Về bảo tồn những loài nấm Lỗ nói chung nấm ăn và nấm dƣợc liệu nói riêng,
Zhou Liwei (2013) đã chia ra làm 3 loại: loại nguy cơ tuyệt chủng, loại quý và
loại hiếm. Uỷ ban Bảo tồn nấm Châu Âu (ECCF) cũng đề cập đến và đƣa
nhiều loài vào danh sách đỏ Châu Âu và từng nƣớc [25].
- Việc ứng dụng toán học để tính toán các chỉ số đa dạng nấm Lớn cũng
chỉ mới bắt đầu trong vài năm gần đây sau khi có các chỉ số phong phú, chỉ số
đồng đều, chỉ số đa dạng trong nghiên cứu sinh thái thực vật. Ví dụ nhƣ Rao
Jun (2012) đã áp dụng xác định tính đa dạng quần xã nấm Lớn trong 3 kiểu
rừng.
1.2.4. Đặc điểm của nấm lỗ Polyporaceae trong nuôi cấy thuần khiết.
Các công trình nghiên cứu nuôi cấy thuần khiết về nấm tƣơng đối phức
tạp và khá công phu. Những nghiên cứu ở quy mô ngày càng lớn, toàn diện và


×