Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Điều tra, đánh giá thành phần loài và đặc điểm phân bố của thân mềm chân bụng (gastropoda) trên cạn tại thành phốcẩm phả, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 115 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ CỦA THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA)
TRÊN CẠN TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

BÙI HUY DŨNG

HÀ NỘI, 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM
PHÂN BỐ CỦA THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA)
TRÊN CẠN TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH

BÙI HUY DŨNG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 8440301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐỖ VĂN NHƢỢNG
PGS. TS. HOÀNG NGỌC KHẮC


HÀ NỘI, 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: PGS. TS. Đỗ Văn Nhượng

Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS. TS. Trần Anh Đức

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Đình Tứ

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Ngày 18 tháng 1 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự đóng góp cho việc thực hiện luận văn đã
được thông báo, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều ghỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Bùi Huy Dũng


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới PGS.TS Đỗ Văn Nhượng và PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc- người đã hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, ngoài ra các thầy còn tạo mọi điều
kiện tốt nhất cho tôi để công việc được thực hiện dễ dàng.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô khác trong khoa Môi trường, trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo sự giúp đỡ trong quá trình thực
hiện luận văn.
Ngoài ra tôi cũng xin được cảm ơn các các bạn trong trung tâm Nghiên cứu
Động vật đất đã chỉ bảo cho tôi những thiếu sót cũng như cách thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ sự kính yêu với gia đình, bạn bè đã động viên
và giúp đỡtôi để hoàn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 18 tháng 12năm 2018


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................................ x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 3
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4
1.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu............................................................................ 4
1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................. 4
1.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 6
1.1.3. Kinh tế xã hội ............................................................................................................ 7
1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 9
1.2.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm sinh thái học ........................................................................................... 13
1.3. Lịch sử nghiên cứu đa dạng Thân mềm Chân bụng trên cạn ............................... 15
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................................ 15
1.3.2. Tại Việt Nam ........................................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 19
2.1.1. Thời gian .................................................................................................................. 19
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 19
2.2. Dụng cụ thu mẫu ........................................................................................................ 22
2.3. Phương pháp thu mẫu tại thực địa ........................................................................... 22
2.3.1. Phương pháp thu mẫu định tính ............................................................................ 22
2.3.2. Thu mẫu định lượng ............................................................................................... 23
2.3.3. Điều tra theo tuyến ................................................................................................. 23


iv

2.4. Phương pháp phỏng vấn và thu thập tài liệu .......................................................... 24
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích mẫu ...................................................................... 25
2.5.1. Xử lý mẫu ................................................................................................................ 25
2.5.2. Phân loại sơ bộ ........................................................................................................ 25

2.5.3. So sánh mẫu và xác định tên loài ......................................................................... 25
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................................... 26
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 27
3.1. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn ở khu vực nghiên cứu ............ 27
3.1.1. Danh sách thành phần loài ..................................................................................... 27
3.1.2. Một số đặc điểm hình thái ngoài các loài Thân mềm Chân bụng trên cạn đã
phát hiện tại khu vực nghiên cứu................................................................. 29
3.1.3. Cấu trúc thành phần Thân mềm Chân bụng trên cạn ......................................... 58
3.1.4. Các phát hiện mới và tính đặc hữu về thành phần loài ...................................... 75
3.2. Đặc điểm phân bố của ốc cạn tại khu vực nghiên cứu .......................................... 76
3.2.1. Phân bố theo thổ nhưỡng ....................................................................................... 76
3.2.2. Phân bố theo thảm thực vật ................................................................................... 80
3.3. Giá trị thực tiễn của Thân mềm Chân bụng trên cạn ............................................. 83
3.3.2. Bảo tồn và phát triển ốc cạn ở khu vực nghiên cứu ........................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 95
PHỤ LỤC


v

Thông tin luận văn
Họ và tên học viên: Bùi Huy Dũng
Lớp: CH3A.MT2
Khoá: CH3A
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Đỗ Văn Nhượng
PGS. TS. Hoàng Ngọc Khắc
Tên đề tài:“Điều tra, đánh giá thành phần loài và đặc điểm phân bố của Thân
mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn tại thành phốCẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”.
Thông tin luận văn :

Mục tiêu nghiên cứu
- Có được kết quả đầy đủ về đa dạng sinh học của Thân mềm Chân bụng
(Gastropoda) trên cạn cũng như đặc điểm phân bố qua các sinh cảnh khác nhau, từ
đó làm cơ sở dữ liệu cho nghiên cứu tiếp theo.
- Tìm hiểu các giá trị thực tiễn của ốc cạn, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo
tồn đa dạng sinh học loài tại khu vực nghiên cứu.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài Thân mềm chân bụng trên cạn tại khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá các đặc trưng về số lượng loài, loài đặc trưng, loài đặc hữu, cấu
trúc thành phần loài, các chỉ số đa dạng sinh học, loài có giá trị, loài gây hại.
- Xác định đặc điểm phân bố theo thảm thực vật, thổ nhưỡng.
- Mô tả đặc điểm hình thái ngoài của Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu
vực nghiên cứu.
- Xác định các giá trị của Thân mềm chân bụng
- Tìm hiểu về tình trạng khai thác cũng như công tác quản lý đa dạng sinh học
tại khu vực thông qua phiếu điều qua nhà quản lý (5 phiếu) và người dân địa
phương (50 phiếu).


vi

Kết luận
1. Về thành phần loài: Qua nghiên cứu về động vật Thân mềm Chân bụng
trên cạn ở những sinh cảnh khác nhau tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã
thu được 48 loài và phân loài, 34 giống, 17 họ thuộc 2 phân lớp Mang trước
(Prosobranchia) và Có phổi (Pulmonata). Số mẫu được phân tích là 1412 mẫu.
Trong đó:
Về họ : Trong 17 họ, họ Cyclophoridae có số loài nhiều nhất chiếm
19,5%(với 9 loài). Các họ Camaenidae, Pupinidae, Streptaxidae chiếm 17% (5 loài).

Họ Clausiliidae chiếm 9,7% (với 4 loài). 2 họ Subulinidae và Diplommatinidae
chiếm 7,3% (với 3 loài), tiếp là họ Helicinidae, Euconulidae chiếm 4,8% (2 loài).
Còn

lại

các

họ

Hydrocenidae,

Helicarionidae,Ellobiidae,

Achantinidae,

Ariophantidae, Vertiginidae, Plectopylidae, Hydrocenidae chiếm 2,4% (với 1 loài).
Về giống : Có 34 giống đã phát hiện (Cyclophorus, Japonia, Leptopoma,
Platyraphe, Pterocyclos, Diplommatina, Geotrochatella, Pupina, Pollicaria,
Achatina, Macrochlamys, Megaustenia, Sitala, Sivella, Bradybaena, Camaena,
Ganesella, Globotrochus, Moellendorffia, Trachia, Oospira, Grandinienia,
Phaedusa, Helicarion, Georissa, Laemodonta, Kaliella, Halongella, Haploptychius,
Allopeas, Lamellaxis, Huttonella, Tokinia, Ptychopatula). Có nhiều nhất với 5
giống (chiếm 14,28%) gồm có họ Cyclophoridae, Camaenidae. Ít nhất với 1 giống
(chiếm 2,85%) là các họ Diplommatinidae, Achatinidae,

Bradybaenidae,

Ellobiidae, Euconulidae, Hydrocenidae, Plectopylidae, Vertiginidae, Helicarionidae.
Về loài : Có 48 loài và phân loài, loài ưu thế là Cyclophorus implicatus, có độ

phong phú nhất (43,32%), đây cũng là loài có số lượng cao nhất với 612 cá thể. Có 9
dạng chỉ mới xác định được đến giống (chiếm 18,36%). Loài Tokinia mirabilis,
Tokinia sp.được coi là loài đặc hữu cho khu vực Cẩm Phả. Các loài Cyclophorus
ignilabris, Halongella schlumbergi là những loài đặc hữu cho Quảng Ninh.
Về mật độ :Mật độ có giá trị cao nhất thuộc sinh cảnh rừng trên núi đá vôi v
= 12,24 cá thể/m2. Những loài có mật độ cao là những loài có kích thước lớn, cũng
như loài Cyclophorus implicatus là loài chiếm ưu thế với v = 10 cá thể/m2.
2. Đặc điểm phân bố
Phân bố theo thảm thực vật : Thảm thực vật rừng kín thường xanh có tới


vii

chiếm 95,83% tổng số loài (46/48 loài), những loài đã gặp không chỉ đa đạng về
thành phần loài mà còn đa dạng về kích thước. Sinh cảnh vườn trồng với thảm thực
vật nhân tạo đã qua biến đổi và chịu tác động mạnh của con người chỉ có 4,16%
tổng số loài (2 loài).
Phân bố theo thổ nhƣỡng : Với đất ferralit vàng đỏ có mùn trên núi, nơi ít có sự
tác động của con người, cho kết quả với chiếm 95,83% loài xuất hiện trong danh sách
(46/48 loài). Đất mặn ven biển chỉ chiếm 4,16% là Achatina fulica, Bradybaena jourdy vốn là những loài phổ biến ở khu vực nhân tác. Với đất ferralit vàng đỏ có lẫn đất bãi thải
tại sinh cảnh mỏ than hoàn nguyên có 6,25% (với 3 loài) tổng số loài.
3. Vai trò thực tiễn của ốc cạn: giá trị sử dụng của ốc cạn tại khu vực Cẩm
Phả là chưa phổ biến, phần lớn được dùng làm thực phẩm cho con người, một số
loài ốc sên (Achatina fulica, Bradybaena jourdy) phá hoại hoa màu của người dân.
Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu có giá trị bảo tồn cao bới
những đặc điểm nổi bật về tính đa dạng. Hiện trạng nguồn tài nguyên ốc cạn đã suy
giảm do các hoạt động kinh tế và sinh kế của người dân.Bước đầu đã đề xuất một số
giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển Thân mềm Chân bụng trên cạn gắn với Quy
hoạch môi trường phù hợp với khu vực nghiên cứu.
Kiến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi có đưa ra một số góp ý sau đây để
công trình nghiên cứu được hoàn thiện :
Khu vực nghiên cứu nói riêng và vùng Hạ Long – Cẩm Phả, Quảng Ninh nói
chung được biết tới là nơi có độ đa dạng sinh học về ốc cạn cao, do đó cần có sự
nghiên cứu sâu hơn nữa cũng như thành lập được danh sách loài chính thức và đầy
đủ cho khu vực.
Mở rộng quy mô nghiên cứu để đánh giá tác động của con người tới môi
trường sống của loài ốc cạn.
Nghiên cứu quy trình nhân nuôi một số loại ốc có giá trị về kinh tế, từ đó tiến
hành phục vụ nhu cầu về thực phẩm và mục tiêu nghiên cứu.
Tiến hành hoàn thiện danh sách loài nhằm cung cấp dẫn liệu chính xác cho
nghiên cứu về sau.


viii

TÓM TẮT
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ
CỦA THÂN MỀM CHÂN BỤNG (GASTROPODA) TRÊN CẠN TẠI THÀNH
PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

Nghiên cứu về đa dạng sinh học của ốc cạn tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh được thực hiện từ tháng 4/2018 tới 12/2018. Kết quả phân tích 1412
mẫu vật thu được cho 48 loài và phân loài, thuộc 2 phân lớp, 17 họ, 34 giống .Số
lượng loài thuộc Phân lớp Pulmonata là nhiều nhất với 13 họ (76,5%), 25 giống
(73,53%), 30 loài và phân loài (62,5%). Phân lớp Prosobranchia chỉ có 4 họ
(23,5%), 9 giống (26,47%) và 18 loài (37,5%). Thành phần loài của ốc cạn trong
khu vực nghiên cứu khá phong phú. Các loài với số lượng cá thể cao nhất là
Cyclophorus implicatus (n% = 43,32%). Các loài còn lại có độ phong phú thấp (n%
<10%). Loài Tokinia mirabilis, Tokinia sp.được coi là đặc hữu tại Cẩm Phả. Về phân

bố, thảm thực vật rừng kín thường xanh có tới chiếm 95,83% tổng số loài. Đất
ferralit vàng đỏ có mùn trên núi, cho kết quả với chiếm 95,83% loài xuất hiện trong danh
sách (46/48 loài). Đất mặn ven biển chỉ chiếm 4,16% là Achatina fulica, Bradybaena
jourdy. Giá trị sử dụng của ốc cạn tại khu vực Cẩm Phả là chưa phổ biến, một số
loài ốc sên (Achatina fulica, Bradybaena jourdy) phá hoại hoa màu của người dân.
Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu có giá trị bảo tồn cao với
những đặc điểm nổi bật về tính đa dạng. Hiện trạng nguồn tài nguyên ốc cạn đã suy
giảm do các hoạt động kinh tế và sinh kế của người dân làm thay đổi môi
trường.Bước đầu đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển Thân mềm
Chân bụng trên cạn, gắn với Quy hoạch môi trường phù hợp với khu vực nghiên
cứu.
Từ khóa: Thân mềm Chân bụng; Cẩm Phả; Quảng Ninh; thành phần loài;
đặc điểm phân bố


ix

SUMMARY
INVESTIGATE AND EVALUATING SPECIES AND DISTRIBUTION OF
GASTROPODA ON LAND IN CAM PHA CITY, QUANG NINH PROVINCE
Research on the biodiversity of land snails in Cam Pha City, Quang Ninh
Province was conducted from 5/ 2018 to 12/2018. The analysis of 1412 collected
specimens identified 48 species and subspecies, belonging to 2 classes, 17 families,
34 varieties. The number of Pulmonata „s class was highest with 13 families
(76,5%), 25 varieties (73,53%), 30 species and subspecies (62.5%). Prosobranchia
„s class has only 4 families (23,5%), 9 varieties (26,47%) and 18 species (37,5%).
Species composition of the snail in the study area is quite rich. Species with the
highest number of individuals is Cyclophorus implicatus (n% = 43,32%). The
remaining species have low abundant (n% <10%). Tokinia mirabilis, Tokinia sp. is
considered endemic species of Cam Pha. Regarding distribution, evergreen closed

forest vegetation accounts for 95,83% of total species. Red yellow ferralite soil has
humus on the mountain, resulting with 95,83% of species appearing in the list
(46/48 species). Saline coastal soil only accounted for 4,16% as Achatina fulica,
Bradybaena jourdy. The use value of the land snails in Cam Pha area is not popular,
most of it is used for human food, some snails (Achatina fulica, Bradybaena jourdy)
sabotage people's crops. Land snails in the study area has a high conservation value
by outstanding features of diversity. The current status of land snails resources has
declined due to economic activities and people's livelihoods. Initially proposed the
solutions to conserve and develop land snails on land associated with the
Environmental Planning.
Keywords: Gastropoda; Cam Pha; Quang Ninh; Research on the
biodiversity of land snails; distribution characteristics


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Viết tắt/ký hiệu

Giải thích

ĐDSH

Đa dạng sinh học

VT

Vườn trồng

KVNC


Khu vực nghiên cứu

RTNĐV

Rừng trên núi đá vôi

TMCB

Thân mềm Chân bụng

TP

Thành phố


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................19
Bảng 3.1. Thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn tại thành phố Cẩm Phả
....................................................................................................................27
Bảng 3.2. Độ phong phú của các bậc phân loại giữa hai phân lớp TMCB ...............61
Bảng 3.3. Độ phong phú giữa ba bộ TMCB .............................................................62
Bảng 3.4. Độ phong phú giữa các họ Thâm mềm Chân bụng trên cạn tại KVNC .........65
Bảng 3.5: Số lượng loài trong các họ thuộc phân lớp Mang trước (Prosobranchia) ở
các khu vực ................................................................................................69
Bảng 3.6: Số lượng loài trong các họ thuộc phân lớp Có phổi (Pulmonata) ở các
khu vực ......................................................................................................70
Bảng 3.7. Phân bố các loài Thân mềm Chân bụng trên cạn tại các khu vực lân cận ....73

Bảng 3.8. Nhiệt độ và độ ẩm theo thảm thực vật ......................................................83
Bảng 3.9 : Kết quả phỏng vấn cộng đồng .................................................................86


xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cấu trúc Thân mềm Chân bụng ở cạn thuộc khu vực nghiên cứu ........61
Biểu đồ 3.2. Cấu trúc thành phần của phân lớp Mang trước và Có phổi theo hệ
thống phân loại Thân mềm Chân bụng trên cạn tại KVNC ..................62
Biểu đồ 3.3. Cấu trúc thành phần giữa ba bộ theo hệ thống phân loại Thân mềm
Chân bụng trên cạn tại KVNC ..............................................................63
Biểu đồ 3.4. Cấu trúc thành phần loài giữa các họ, giống Thân mềm Chân bụng trên
cạn tại KVNC ........................................................................................64
Biểu đồ 3.5 Mức độ thường gặp của Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên cứu ..67
Biểu đồ 3.6. Phân bố theo thổ nhưỡng của Thân mềm Chân bụng trên cạn Ảnh
hưởng của thổ nhưỡng tới hình thái của loài Thân mềm Chân bụng tiêu
biểu tại khu vực nghiên cứu ..................................................................78
Biều đồ 3.7. Phân bố theo thảm thực vật của Thân mềm chân bụng trên cạn ..........82


xiii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............................................... 5
Hình 1.2. Hình thái ngoài của đại diện điển hìnhthuộc Thân mềm Chân bụng
(Gastropoda) trên cạn ..................................................................................... 10
Hình 1.3. Hình thái và một số chú thích thuật ngữ tiêu biểu của vỏ ốc...................... 12
Hình 1.4. Một số dạng vỏ ốc ............................................................................................ 13
Hình 2.1. Vị trí địa điểm thu mẫu .............................................................................21

Hình3.1. Khác nhau trong hình thái giữa hai cá thể thuộc loài Cyclophorus
implicatus thu tại tuyến I (trái) và II (phải) ................................................. 79
Hình 3.2. Quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ thành phố Cẩm Phả..................... 91


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Động vật không xương sống nói chung, động vật Thân mềm Chân bụng
(Mollusca: Gastropoda) nói riêng vô cùng đa dạng về hình thái, tập tính, sinh lý,
kích thước và môi trường nên thích nghi với nhiều điều kiện môi trường sống khác
nhau [1]. Tuy nhiên, điều tra về thành phần loài, đặc trưng phân bố, quá trình tiến
hóa và đặc biệt là ý nghĩa thực tiễn ở nước ta còn ít.
Về sinh thái, Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn khá phong phú,
chúng ăn lá cây và mùn bã hữu cơ. Đồng thời, chính bản thân chúng là thức ăn của
nhiều loài động vật có xương sống, đóng vai trò là mắt xích trong các chuỗi và lưới
thức ăn, góp phần quan trọng trong phân hủy mùn bã hữu cơ trong chu trình tuần
hoàn vật chất [2].
Về tiến hóa, nghiên cứu Thân mềmChân bụng trong lịch sử tiến hóa chủ yếu
dựa vào nghiên cứu vỏ Thân mềm hóa thạch ở một vùng nào đó, từ đó tìm hiểu
được những thông tin về trầm tích, điều kiện môi trường sống [3].
Về thực tiễn, Thân mềm Chân bụng mang lại nhiều giá trị nổi bật. Đối với
môi trường, các loài ốc sống trong lớp thảm mục trên mặt đất góp phần cải tạo đất
trồng. Đối với con người, Chân bụng được xác định là thực phẩm chứa hàm lượng
chất dinh dưỡng cao, nhiều loài ốc được sử dụng làm thức ăn, cung cấp chất dinh
dưỡng và có giá trị kinh tế cao: ốc núi (Cyclophorus martensianus), Ốc sên hoa
(Achatina fulica).... Trong y học, ốc được dùng làm dược liệu, nhớt của Ốc sên có
thể dùng để kem dưỡng da. Ngoài ra, vỏ của chúng còn làm nguyên liệu cho các
ngành như khảm trai, hàng mĩ nghệ....Tuy vậy, bên cạnh mặt có lợi thì nhiều loài

cũng gây hại đáng kể cho đời sống con người như ốc bươu vàng (Pomacea
canaliculata) phá hoại mùa màng[4] và gây bệnh viêm màng não cho con người.
Thân mềm Chân bụng trên cạn được coi như là sinh vật chỉ thị cho tình trạng
thay đổi của môi trường do có những đặc tính như ít di chuyển, số lượng cá thể của
quần thể lớn, kích thước đa dạng, mẫn cảm với những thay đổi của môi trường. Một
số loài hoàn toàn bị giới hạn trong khu vực đá vôi do chúng cần đá vôi để tạo vỏ,


2

những loài khác có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau nhưng số lượng không
nhiều [5]. Do đó việc điều tra, đánh giá đa dạng sinh học của Thân mềm Chân bụng
trên cạn tại khu vực trong mối quan hệ với môi trường như sinh vật chỉ thị sẽ cũng
cung cấp những nhận xét về sự tác động của môi trường đến hình thái, kích thước
của những loài phổ biến, đặc hữu ở khu vực nghiên cứu. Phục vụ cho công tác bảo
tồn và phát triển bền vững vùng cảnh quan có nhiều tiềm năng về đa dạng sinh học
và tham quan du lịch.
Thành phố Cẩm Phả là một trong bốn thành phố của tỉnh Quảng Ninh, nơi
đây có hệ sinh thái đa dạng với dãy núi đá vôi ở Tây Nam thành phố - nơi bị chia
cắt bởi khu dân cư, phía Nam là rừng ngập mặn trên bờ Vịnh Bái Tử Long, vùng
đồi núi có độ cao trung bình chạy dài theo hướng Đông Bắc, ngoài ra còn nhiều
hệ sinh thái nhân tác khác. Đây còn là khu vực chuyển tiếp giữa khu hệ động vật
của Trung Quốc, Đông Dương và mở rộng tới phía Nam Thái Lan tới Malaysia,
Indonexia [6]. Với những điều kiện về khí hậu ẩm ướt, đa dạng về địa hình cũng
như hệ sinh thái, Cẩm Phả mang giá trị đa dạng sinh học cao về Thân mềm Chân
bụng trên cạn.
Thành phố Cẩm Phả nằm trong vùng vịnh Hạ Long - một trong bảy kỳ quan
thiên nhiên của thế giới, nổi bật với các giá trị về cảnh quan, địa chất, địa mạo. Việc
thực hiện đề tài với mục tiêu cung cấp đầy đủ danh mục các loài ốc cạn, đặc điểm
nhận dạng, đặc trưng phân bố là góp phần làm phong phú hơn giá trị đa dạng sinh

học cho vịnh Hạ Long.
Các nghiên cứu về đa dạng sinh học của Thân mềm chân bụng (Gastropoda)
trên cạn tại khu vực Cẩm Phảcòn ít. Nghiên cứu của Vermulen và Massen (2003) đã
đề cập được 178 loài ốc nước ngọt và ốc cạn khác nhau, trong đó có 83 loài (chiếm
46,6%) chỉ xác định tới giống [5]. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu của tác giả được tiến
hành trên một phạm vi rộng và chưa rõ địa điểm thu mẫu.Do đó nếu nghiên cứu được
thực hiện, sẽ bổ sung cho các nghiên cứu trước đó về đa dạng sinh học của Thân
mềm Chân bụng trên cạn, cũng như là cơ sở để so sánh đối chiếu cho các nghiên cứu
về sau.


3

Vì tính cấp thiết trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này:“Điều tra, đánh
giá thành phần loài và đặc điểm phân bố của Thân mềm Chân bụng
(Gastropoda) trên cạn tại thành phố Cẩm phả, tỉnh Quảng Ninh”
2. Mục tiêu nghiêncứu
- Có được kết quả đầy đủ về đa dạng sinh học của Thân mềm Chân bụng
(Gastropoda) trên cạn,và đặc điểm phân bố qua các sinh cảnh khác nhau.
- Tìm hiểu các giá trị thực tiễn của ốc cạn, từ đó đề xuất một số giải pháp bảo
tồn đa dạng sinh học loài tại khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu vực nghiên
cứu.
- Đánh giá các đặc trưng về số lượng loài, loài đặc trưng, loài đặc hữu, cấu
trúc thành phần loài, các chỉ số đa dạng sinh học, loài có giá trị, loài gây hại.
- Xác định đặc điểm phân bố theo thảm thực vật, thổ nhưỡng.
- Mô tả đặc điểm hình thái ngoài của Thân mềm Chân bụng trên cạn tại khu
vực nghiên cứu.
- Xác định các giá trị của Thân mềm Chân bụng

- Tìm hiểu về tình trạng khai thác cũng như công tác quản lý đa dạng sinh học
tại khu vực thông qua phiếu điều qua nhà quản lý (5 phiếu) và người dân địa
phương (50 phiếu)


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Cẩm Phả nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200 km về phía Đông
Bắc, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km, có toạ độ địa lý: 20o58'10 - 21o12'
N, 107o10' - 107o23'50 E.
Phía Đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía Tây giáp
huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vịnh Bái
Tử Long, và phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên (hình 1.1)


5

Hình 1.1. Bản đồthành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh


6

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Địa hình khu vực Cẩm Phả đa dạng. Diện tích đồi núi chiếm 55,4% (trong đó
núi đá vôi chiến 2.590ha, tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố), diện tích
vùng trung du chiếm 16,29% phân bố rải rác, vùng thấp ven biển chiến 15,1% và

địa hình ven biển chiếm 13,3%. Ngoài ra Cẩm Phả còn có hàng trăm hòn đảo lớn
nhỏ tại vinh Bái Tử Long, phần lớn là đảo đá vôi.
Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực có địa hình khá cao với dãy núi Quảng
Lợi ở phía Đông có đỉnh cao trên 350m. Phía Tây là dãy núi kéo dài từ Đèo Bụt tới
trung tâm thành phố với độ cao trên 150m. Phía Bắc và Nam có địa hình thấp hơn,
độ cao địa hình trung bình từ 70 đến 100m [6]. Đặc điểm địa hình địa hình lòng
chảo, thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và bị chia cắt bởi các công
trường khai thác, các bãi thải và các tuyến đường mỏ, nhà máy xi măng. Với địa
hình đa dạng, sẽ tạo ra những điều kiện sống khác nhau, từ đó có sự khác biệt trong
phân bố các loài Thân mềm Chân bụng tại khu vực nghiên cứu.
Thổ nhƣỡng
Do đặc điểm địa hình khu vực là đồi núi nên đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu
được hình thành trong quá trình phong hóa từ đá mẹ như đất ferralit đỏ vàng trên
núi. Riêng tại các khu vực khai thác than, lớp thổ nhưỡng bị biến đổi tính chất, ô
nhiễm và thiếu chất dinh dưỡng, từ đó hình thành đất hoang hóa.
Khí hậu
Thành phố Cẩm Phả thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt,
mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7oC, dao động không lớn, từ 16,7oC đến
28,6oC. Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,9oC, nóng nhất đến 38oC. Về mùa
đông, nhiệt độ trung bình thấp là 13,7oC rét nhất là 5oC [7].
Lượng mưa trung bình một năm là 1832mm, phân bố không đều theo 2
mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 – 85% tổng lượng mưa
cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 8 và tháng 9, khoảng 350mm. Mùa đông


7

xuân là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến thàng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15 –
20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 1 và tháng 2, chỉ

khoảng từ 4 – 20mm.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới
90%, thấp nhất có tháng xuống đến 65%.
Hệ sinh thái
Trong khu vực Cẩm Phả có các kiểu sinh thái trên cạn đặc trưng như : Rừng,
vùng đồi, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp...Trong đó rừng có sự đa dạng về thành
phần loài động thực vật cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài
hoang dã có giá trị kinh tế và khoa học cao. Nổi bật là hệ sinh thái rừng trên núi đá
vôi phía Tây Quang Hanh với chiều cao trung bình, có hệ thực vật khá phong phú:
cây bụi, cây dây leo, cây thân gỗ… tạo nên sinh cảnh núi đá vôi tự nhiên và tầng
thảm mục tương đối dày, có độ ẩm cao, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật có
giá trị khoa học và thực tiễn cao.
Hệ sinh thái vùng đồi hiện nay hầu hết đã trở thành các công trường khai thác
than với các mỏ lộ thiên và hầm lò, bãi thải. Do vậy hệ sinh thái bị biến đổi mạng
mẽ trở thành đồi núi trọc, hệ động thực vật trở nên nghèo nàn. Thực vật ở khu vực
không khai thác phát triển khá nhanh về mùa mưa, mùa khô kém phát triển, có độ
ẩm thấp, tầng mùn mỏng. Trong các khu vực khai trường, chỉ có ít thực vật, chủ yếu
là các loại cỏ tranh, các loài cây thân gỗ nhỏ, ít giá trị như: Mua lông (Melastorna
sanguincum), me rừng (Phyllanthusembilica), cỏ tranh (Imperata cylindryca), lách
(Miscanthus flobundus), sậy khô (Neyraudia reynaudiana), sim (Rhodomyrtus
tomentosa)...
Hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm các loại rau củ, cây thân thảo do người dân
trồng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, thảm thực vật ở đây được chăm bón và cải tạo
nhiều lần, là môi trường không phù hợp với đa số loài động vật Thân mềm Chân
bụng nhưng là môi trường lí tưởng cho một số loài tàn phá mùa màng.
1.1.3. Kinh tế xã hội
Kinh tế
Cẩm Phả là thành phố phát triển đa ngành của tỉnh Quảng Ninh, nơi có rất
nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như thương mại, dịch vụ, du lịch biển, công



8

nông nghiệp và thủy sản. Về du lịch, Cẩm Phả là thành phố với nhiều cảnh thiên
nhiên đẹp, khu đảo Vũng Đục có nhiều hang động thích hợp cho việc tham quan.
Đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y
dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn.Cẩm Phả còn có một số di tích và
thắng cảnh nổi tiếng như đảo Thẻ Vàng, Hòn Hai, động hang Hanh [8].
Về công nghiệp khai khoáng, chủ yếu là khai thác chế biến than, cơ khí, chế
tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng...Tại tp. Cẩm Phả có gần 30 doanh nghiệp sản
xuất, chế biến, kinh doanh than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắcvới nhiều đơn vị kinh tế lớn như công
ty than Thống Nhất, Đèo Nai, Cọc Sáu, Dương Huy với công suất trên 12 triệu
tấn/năm và ngày càng vượt mức.Sản lượng than khai thác và tiêu thụ than hàng năm
chiếm trên 60% sản lượng toàn Tập đoàn. Đây là thuận lợi góp phần tạo việc làm,
thu nhập ổn định đời sống và đảm bảo an sinh xã hội cho gần 60 ngàn người dân địa
phương, cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Song bên cạnh đó
cũng luôn tiềm ẩn không ít nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự và môi trường do
hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.Ngoài than, Cẩm Phả còn là vùng nguyên
liệu về đá vôi, cao lanh, sét với trữ lượng lớn, đây là nguồn nguyên liệu quan trọng
để sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy
nhiên với việc chưa quy hoạch đầy đủ, các khu vực cảnh quan trong vịnh Hạ Long
đang bị khai thác trái phép, ảnh hưởng tới môi trường. Cùng với phát triển các
ngành khai khoáng, Cẩm Phả có thêm các nhà máy nhiệt điện như nhà máy Cẩm
Phả (công suất 600MW), nhà máy Mông Dương (200MW). Hai nhà máy đi vào
hoạt động góp phần ổn định tình hình điện lưới khu vực cũng như góp phần phát
triển cho tam giác kinh tế Quảng Ninh – Hà Nội – Hải Phòng, song cũng gia tăng
gánh nặng lên môi trường với các vấn đề về bụi, xỉ than.
Cẩm Phả chủ trương phát triển hạ tầng cảng biển để phù hợp với phát triển
kinh tế. Hiện tại có 3 cảng lớn đó là cảng nhà máy xi măng Cẩm Phả , cảng than

Cẩm Phả phục vụ các tàu lớn chủ yếu là tàu than, cảng Cửa Ông phục vụ khách
tham quan vịnh Bái Tử Long, ngoài ra còn hàng chục cảng và bến bãi nhỏ lẽ dọc


9

chưa được quy hoạch dọc Km6.
Cùng với công nghiệp và du lịch, thành phố Cẩm Phả còn phát triển nông lâm
thủy sản với những điều kiện phù hợp như vùng trung du phía Tây cũng như vùng
vịnh ven bờ kín gió.
Xã hội
Tính đến ngày 21/02/2017, dân số tại thành phố Cẩm Phả có 202.800 người,
với mật độ dân số đạt 413 người/km², dân số nam chiếm 59% dân số nữ chiếm 41%.
[9]. Hầu hết dân số ở đây là người Kinh chiếm 95,2% dân số, còn lại đáng kể
là người Sán Dìu với 3,9%, các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác trong địa bàn toàn
thành phố. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có nguồn gốc
từ vùng đồng bắc Bắc Bộ. Với tốc độ phát triển như hiện nay, dân cư tp. Cẩm Phả
có xu hướng mở rộng về vùng phía Đông và Tây, nơi có các dãy núi đá vôi, do đó
không gian sống của ốc cạn sẽ bị thu hẹp.
Về giao thông, Cẩm Phả có trên 40km đường nội thị, bao gồm cả quốc lộ
18A, có 4 tuyến đường sắt phục vụ vận chuyển than. Trên địa bàn thành phố có
nhiều bến bãi chuyên dùng cho công tác vận chuyển than, vật liệu xây dựng từ Cẩm
Phả đi các nơi khác.
1.2. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn hay
còn được gọi là Ốc cạn là lớp động vật thuộc ngành Thân mềm (Mollusca). Lớp
Chân bụng bao gồm tất cả các loại ốc với mọi kích cỡ từ nhỏ đến khá lớn. Trong
lớp này, có số lượng lớn ốc biển, ốc nước ngọt và ốc cạn.Lớp Chân bụng có số loài
đã được biết tới nhiều thứ hai, chỉ sau lớp Côn trùng (Insecta) về số lượng loài và cá
thể. Có 611 họ thuộc lớp chân bụng, trong đó có 202 họ đã tuyệt chủng, được tìm

thấy trong các hóa thạch. Lớp chân bụng có mức độ đa dạng cao nhất trong ngành
Thân mềm, khoảng 60.000 đến 80.000 loài đang tồn tại [2]. Do sự khác biệt đáng kể
về môi trường sống nên khó ước lượng chính xác số loài trong lớp này.Đại diện của
Lớp Chân bụng sống trên cạn và dưới nước (trong rừng, trong sa mạc, trên núi,
trong các mương nhỏ, các con sông lớn và hồ, cửa sông, bãi bùn, bãi triều đá, dưới


×