Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài thân mềm hai mảnh vỏ thuộc phân lớp pteriomorphia trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 106 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM
HAI MẢNH VỎ THUỘC PHÂN LỚP PTERIOMORPHIA
TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

BÙI ĐỨC SƠN

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM
HAI MẢNH VỎ THUỘC PHÂN LỚP PTERIOMORPHIA
TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

BÙI ĐỨC SƠN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG NGỌC KHẮC

HÀ NỘI, NĂM 2019




CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hƣớng dẫn chính: PGS.TS. Hoàng Ngọc Khắc
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Văn Nhƣợng
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Phạm Đình Sắc

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày ... tháng ... năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện trên
địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh dƣới sự hƣớng dẫn của PGS TS. Hoàng
Ngọc Khắc. Các các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực,
khách quan và chƣa từng để bảo vệ ở bất kỳ hội đồng nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Bùi Đức Sơn


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Tài nguyên và
Môi trƣờng, Khoa Môi trƣờng, các thầy cô giáo và đặc biệt là Phó giáo sƣ Tiến sĩ
Hoàng Ngọc Khắc ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền
đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng nhƣ
quá trình hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn Uỷ ban nhân dân huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh, cùng toàn thể đồng nghiệp bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi hoàn thành khoá
học.
Do hạn chế về thời gian, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhƣng luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp xây dựng từ các quý thầy cô.
Luận văn đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Cao học khoá 3 tại
Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày tháng năm 2019.

Bùi Đức Sơn


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1.Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
2.Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3
1.1. Khái quát về phân lớp Pteriomorphia (phân lớp trai cánh) ............................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái chung ................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học................................................................ 3
1.1.3. Phân loại ......................................................................................................... 4
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu ........................ 8
1.2.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 8

1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 18
1.3. Khái quát tình hình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài thuộc phân lớp
Pteriomorphia ......................................................................................................... 20
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................................. 20
1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................................ 22
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...25
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 25
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................... 25
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu.................................................................. 25
2.2.3. Phƣơng pháp thu mẫu ngoài thực địa........................................................... 26
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý mẫu ............................................................................... 28
2.2.5. Phƣơng pháp phân tích mẫu ......................................................................... 28
2.2.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................................. 29


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 31
3.1. Danh lục các loài thuộc phân lớp Pteriomorphia trong KVNC. ..................... 31
3.2. Cấu trúc thành phần loài phân lớp Pteriomorphia trong KVNC..................... 32
3.3. Mối quan hệ của khu hệ phân lớp Pteriomorphia trong khu vực nghiên cứu với
các khu vực lân cận ................................................................................................ 40
3.4. Khóa định danh phân lớp Pteriomorphia trong khu vực nghiên cứu .............. 42
3.4.1. Một số nguyên tắc chung trong xây dựng khóa định danh .......................... 42
3.4.2. Khóa định danh các họ thuộc phân lớp Pteriomorphia trong khu vực nghiên
cứu .......................................................................................................................... 43
3.4.3. Mô tả các loài thuộc phân lớp Pteriomorphia trong khu vực nghiên cứu .... 46
3.5. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của phân lớp Pteriomorphia..................... 71
3.5.1. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo thành phần cơ giới của
nền đáy ................................................................................................................... 71
3.5.3. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ mặn của nƣớc ....... 76

3.6. Vấn đề sử dụng và định hƣớng quản lý đa dạng sinh học phân lớp
Pteriomorphia ở khu vực nghiên cứu ..................................................................... 78
3.6.1. Vai trò của loài thân mềm hai mảnh vỏ ở khu vực nghiên cứu .................. 78
3.6.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng và các nhân tố tác động đến sự phát triển của
phân lớp Pteriomorphia ở khu vực nghiên cứu ...................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................91


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt/ký hiệu

Nội dung diễn giải

ĐDSH

Đa dạng sinh học

KVNC

Khu vực nghiên cứu

UBND

Ủy ban nhân dân

RNM

Rừng ngập mặn



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Thống kê các loại đất huyện Tiên Yên ....................................................... 14
Bảng 2. 1. Địa điểm, tọa độ các xã lấy mẫu tại KVNC ............................................... 28
Bảng 3. 1. Danh lục thành phần loài thuộc phân lớp Pteriomorphia tại KVNC .......... 31
Bảng 3. 2. Tỉ lệ % số cá thể, giống trong các họ phân lớp Pteriomorphia tại KVNC . 34
Bảng 3. 3. Độ phong phú của các loài thuộc phân lớp Pteriomorphia tại KVNC ....... 37
Bảng 3. 4. Tần số xuất hiện của các loài thuộc phân lớp Pteriomorphia ở KVNC .... 38
Bảng 3. 5. Thành phần loài Thân mềm hai mảnh vỏ ở KVNC với các khu vực lân cận . 41
Bảng 3. 6. Đặc điểm các loài phân bố theo nơi sống ở KVNC ................................... 73
Bảng 3. 7. Thành phần loài phân bố theo nơi sống ở KVNC ...................................... 74


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu tạo chung của họ Mytilidae .................................................................5
Hình 1.2. Cấu tạo của giống bàn mai thuộc bộ Pterioida............................................6
Hình 1.3. Cấu tạo chung của họ Ostreidae ..................................................................6
Hình 1.4. Cấu tạo chung của họ Pectinidae thuộc bộ Pectinoida ...............................7
Hình 1.5. Cấu tạo của một số họ tiêu biểu thuộc bộ Arcoida .....................................8
Hình 1.6. Cấu tạo của họ Limidae...............................................................................8
Hình 2. 1. Bản đồ các khu vực lấy mẫu tại rừng ngập mặn huyện Tiên Yên ...........27
Hình 3. 1.Đa dạng về các bộ tại KVNC ....................................................................33
Hình 3. 2. Tỉ lệ % cá thể của các bộ tại KVNC ........................................................33
Hình 3. 3. Tỉ lệ % các họ thuộc phân lớp Pteriomorphia tại KVNC ........................34
Hình 3. 4. Số lƣợng cá thể tại các họ thuộc phân lớp Pteriomorphia tại KVNC ......35
Hình 3. 5. Anadara antiquata (Linnaeus, 1758) .......................................................47
Hình 3. 6. Anadara granosa (Linnaeus, 1758) .........................................................48
Hình 3. 7. Anadara subcrenata (Lienschke, 1869) ...................................................49
Hình 3. 8. Anadara nodifera (Martens, 1860) ..........................................................50

Hình 3. 9. Estellacar olivacea (Reeve, 1844) ...........................................................51
Hình 3. 10. Brachidontes curvatus (Dunker, 1857) ..................................................52
Hình 3. 11. Brachidontes emarginatus (Reeve, 1858) ..............................................53
Hình 3. 12. Brachidontes senhousei (Berson, 1842).................................................54
Hình 3. 13. Xenostrobus atrata (Lischke, 1871).......................................................55
Hình 3. 14. Perna viridis (Linnaeus, 1758) ..............................................................56
Hình 3. 15. Modiolus philippinarum (Hanley, 1843) ...............................................57
Hình 3. 16. Septifer virgatus (Wiegmann, 1837) ......................................................58
Hình 3. 17. Crassostrea ariakensis (Fujita, 1913) ....................................................59
Hình 3. 18. Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) .....................................................60


Hình 3. 19. Crassostrea rivularis (Gould, 1864) ......................................................61
Hình 3. 20. Saccostrea cucullata (Born, 1778).........................................................62
Hình 3. 21. Saccostrea glomerata (Gould, 1850) .....................................................63
Hình 3. 22. Saccostrea mordax (Gould, 1850) .........................................................64
Hình 3. 23. Saccostrea pestigris (Hanley, 1846) ......................................................65


MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa và địa hình rất đa
dạng, khí hậu đặc trƣng khác nhau giữa các miền. Đó là cơ sở thuận lợi để sinh vật
phát triển đa dạng về thành phần cũng nhƣ số lƣợng loài. Động vật thân mềm vô
cùng đa dạng về hình thái, tập tính nên có thể thích nghi với nhiều môi trƣờng sống
khác nhau.
Thân mềm (Mollusca) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm
nhƣ cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu
tạo cơ thể có thể thay đổi. Ngành Thân mềm có nhiều chủng loại rất đa dạng, phong
phú và là nhóm động vật biển lớn nhất chiếm khoảng 23% tổng số các sinh vật biển

đã đƣợc đặt tên. Thân mềm hai mảnh vỏ hay nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Bivalvia) hay
lớp Chân rìu là một lớp động vật thân mềm gồm các loài nghêu, hàu, sò nứa, trai,
điệp, và một số khác. Thân mềm hai mảnh vỏ gồm 4 phân lớp, trong đó
Pteriomorphia là một trong số những phân lớp tiêu biểu của thân mềm hai mảnh vỏ.
Phân lớp Pteriomorphia có mang gân, một số dính vào chất nền bằng cách sử dụng
lớp tơ mà chúng tự tiết ra. Bàn chân bị tiêu giảm. Các mép của lớp phủ không đƣợc
hợp nhất, mang thƣờng lớn và hỗ trợ cho ăn. Phân lớp này bao gồm nhiều loài trai,
sò và hàu nổi tiếng.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh có tổng diện
tích khoảng 6000 ha, đƣợc coi là hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình của khu vực
phía bắc Việt Nam. Rừng ngập mặn tại địa phƣơng trƣớc đây có chất lƣợng rừng
tốt, rất phong phú về số lƣợng loài cây, về hệ sinh thái, về nơi cƣ trú của các loài
thủy sinh có giá trị kinh tế cao, đã đem lại nguồn lợi và sinh kế tốt cho ngƣời dân
địa phƣơng. Nơi đây đóng vai trò nhƣ một "máy điều hòa không khí" làm mát cho
toàn huyện, là hệ thống phòng thủ bảo vệ ngƣời dân địa phƣơng trƣớc mùa mƣa
bão, cũng là nơi cung cấp dồi dào các loài thủy, hải sản. Đây chính là môi trƣờng
sống thuận lợi cho các quần xã sinh vật sinh sống và phát triển trong đó có các
nhóm động vật không xƣơng sống. Một số loại thân mềm hai mảnh vỏ thuộc phân
lớp Pteriomorphia không chỉ có giá trị đối với hệ sinh thái mà còn có giá trị về kinh
tế nhƣ thực phẩm, đồ trang sức, mỹ nghệ… nhƣ hàu, sò, điệp. Cho đến nay, việc
1


nghiên cứu sự đa dạng của những loài thân mềm hai mảnh vỏ nói chung và phân lớp
Pteriomorphia nói riêng trên địa bàn huyện Tiên Yên còn hạn chế, chƣa đƣợc quan
tâm nghiên cứu nhiều.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đa
dạng thành phần loài Thân mềm hai mảnh vỏ thuộc phân lớp Pteriomorphia
trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại khu vực huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh”.

2.Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đƣợc đa dạng thành phần loài, đặc điểm phân bố của thân mềm hai mảnh
vỏ thuộc phân lớp Pteriomorphia ở khu vực nghiên cứu
- Xác định đƣợc hiện trạng khai thác, sử dụng và các nhân tố tác động đến đa dạng
sinh học loài thuộc phân lớp Pteriomorphia ở khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
- á
nh a dạng thành ph n oài th n m m hai m nh v
Pteriomorphia hu v nghi n u

thuộ ph n

p

a oài th n m m hai m nh v thuộ ph n
u

p

+ Khảo sát, thu mẫu tại thực địa
+ Phân tích, xác định đa dạng thành phần loài
-

á
nh
t riomorphia

i m ph n
hu v nghi n


+ Phân chia các sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
+ Xác định đặc điểm phân bố theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu
- á
oài

nh hiện trạng hai thá , sử dụng và
hu v nghi n u

nh hư ng qu n ý a dạng sinh họ

+ Xác định các giá trị của các loài thuộc phân lớp Pteriomorphia
+ Xác định hiện trạng khai thác, sử dụng các loài có giá trị.
+ Xác định các nhân tố đe dọa đến đa dạng sinh học loài (khí hậu, môi trƣờng, ....)
+ Định hƣớng quản lý đa dạng sinh trong khu vực nghiên cứu

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về phân lớp Pteriomorphia (phân lớp trai cánh)
1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái chung
Thân mềm hai mảnh vỏ hay nhuyễn thể hai mảnh vỏ (danh pháp khoa học:
Bivalvia, trƣớc đây gọi là Lamellibranchia hay Pelecypoda) hay lớp Chân rìu là một
lớp động vật thân mềm. Chúng không có đầu, cũng nhƣ dải răng kitin. Lớp này gồm
các loài nghêu, hàu, sò nứa, trai, điệp, và một số khác; một phần sống ở nƣớc mặn,
phần còn lại ở nƣớc ngọt. Đa số là động vật ăn lọc. Mang tiến hóa thành một bộ
phận gọi là ctenidium, một cơ quan dùng để ăn và thở. Chúng thƣờng chôn mình
trong trầm tích, nơi chúng tƣơng đối an toàn trƣớc kẻ thù. Một số nhƣ loài điệp, có
thể bơi.
Vỏ đƣợc cấu tạo từ canxi cacbonat và gồm hai mảnh đƣợc dính với nhau.

Hai mảnh vỏ thƣờng đối xứng hai bên, kích thƣớc vỏ biến thiên từ dƣới một
milimet tới hơn một mét, dù đa số không vƣợt quá 10 cm.
Pteriomorphia là một phân lớp của nhuyễn thể hai mảnh vỏ biển. Bao gồm
các bộ Arcoida, Ostreoida, Pectinoida, Limoida, Mytiloida, và Pterioida. Phân lớp
Pteriomorphia cũng chứa một số họ đã tuyệt chủng chẳng hạn nhƣ Evyanidae,
Colpomyidae, Bakevelliidae, Cassianellidae và Lithiotidae.
Phân lớp này của động vật thân mềm có mang gân, một số dính vào chất nền
bằng cách sử dụng một lớp tơ chân, bàn chân bị tiêu giảm. Các mép của lớp phủ
không đƣợc hợp nhất. Các mang thƣờng lớn và hỗ trợ cho ăn.
1.1.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Thuật ngữ Bivalvia đƣợc sử dụng lần đầu tiên bởi Linnaeus trong ấn bản thứ
mƣời của tác phẩm Systema Naturae năm 1758 để chỉ những động vật có hai mảnh
vỏ. Trƣớc đây, chúng còn có tên Pelecypoda, nghĩa là "chân rìu" (dựa trên hình
dạng của chân khi vƣơn ra) …

3


Phân lớp Pteriomorphia bao gồm các loài có mang tấm và là nhóm sống ở bề
mặt nền đáy. Một số loài sống bám vào giá thể bằng núi tơ. Chân tiêu giảm. Diềm
bờ mang đƣợc xẻ thành tua. Mang lớn và có chức năng hỗ trợ cho quá trình lọc thức
ăn. Phần lớn ăn mảnh vụn thực vật, vi khuẩn và tảo đặc trƣng cho bề mặt trầm tích
và nƣớc ngọt. Phân lớp này bao gồm các nhóm Điệp, Sò và Hàu. Đồng thời cũng là
nhóm duy nhất trong lớp hai mảnh vỏ gồm các loài có điểm mắt thô sơ. Hầu hết loài
động vật thân mềm hai mảnh vỏ có đời sống ít di chuyển và nhiều loài thích nghi
với việc vùi mình trong bùn mềm bằng cách sử dụng chân dẹp bên (chân rìu).
Mặc dù hấu hết thân mềm hai mảnh vỏ có đời sống ít di chuyển, nhƣng một
số loài đặc biệt là các loài thuộc họ Điệp thì có thể bơi trong khoảng cách ngắn,
thƣờng để lẫn tránh kẻ thù. Điệp bơi bằng cách sự khép mở nhanh hai vỏ làm bắn
nƣớc từ xoang màng áo ra ngoài. Điệp thƣờng bơi đƣợc một khoảng ngắn, khoảng

vài mét mỗi lần.
Phân lớp Pteriomorphia cũng giống nhƣ hầu hết các loài hai mảnh vỏ có sự
phân chia đồng đều về giới tính (đơn tính) và một số loài là lƣỡng tính (chúng sản
xuất cả tinh trùng và trứng). Sự lƣỡng tính đồng thời xảy ra khi các ống sản xuất
tinh trùng và nang trứng sản xuất xen kẽ trong các tuyến sinh dục (nhƣ trong họ
Tridacnidae), hoặc các tuyến sinh dục có thể đƣợc phát triển thành một buồng trứng
và tinh hoàn riêng biệt, nhƣ trong tất cả các đại diện của phân lớp Anomalodes.
Trong lƣỡng tính liên tiếp, một giới tính phát triển đầu tiên. Thông thƣờng, đó sẽ là
giai đoạn nam (protandry), nhƣng trong một vài trƣờng hợp, đó là giai đoạn nữ
(protogyny). Điều này đƣợc thấy rõ nhất đối với loài hàu Châu Âu, Ostrea edulis,
nơi những con đực nhỏ trở thành con cái khi chúng già đi.
1.1.3. Phân loại
Lớp Bivalvia có khoảng 7.650 loài trong 90 họ. Năm 2010, một hệ thống phân
loại mới về lớp hai mảnh vỏ đƣợc công bố bởi Bieler, Carter & Coan, bao gồm cả
phân lớp Pteriomorphia [21]. Tuy nhiên, phân loại hiện tại đƣợc chấp nhận của
phân lớp Pteriomorphia trên thế giới bao gồm 6 bộ chính, 24 họ với khoảng 1500
loài (theo Wikipedia.org – Pteriomorphia).
Bộ Mytiloida

4


Nổi bật với họ Mytilidae, giống Modiolus, Mytilus, Lithophaga - Vẹm. Hầu
hết các loài sống bám trên nền cứng nhờ vào tuyến tơ ở chân. Chúng thƣờng sống
trong vùng nƣớc mặn hoặc vùng cửa sông, một số ít loài sống trong nƣớc ngọt. Vài
loài sống nƣóc mặn nhƣ Lithophaga đục vào nền đá vôi (kể cả san hô) hoặc sống
cộng sinh với hải tiêu. Mytilus edulis là một trong những sinh vật chỉ thị sự ô nhiễm
môi trƣờng [13].

Hình 1.1. Cấu tạo chung của họ Mytilidae

Bộ Pterioida
Bao gồm các họ: Pinnidae, Malleidae, Pteriidae, Pulvinitidae. Trong đó nổi bật
với họ Pinnidae, giống Pinna (bàn mai). Vỏ mỏng, dễ vỡ và có thể dài đến 1m. Cơ
khép vỏ trƣớc lớn hơn nhiều so với cơ khép vỏ sau. Chúng sống ở vùng biển nhiệt
đới, nơi nƣớc cạn, một phần vùi trong nền đáy và bám vào dƣới nền rắn nhờ vào các
sợi tơ [13].
Bộ Ostreoida
Bao gồm các họ: Ostreidae, Gryphaeidae. Họ Ostreidae – họ hàu là nhóm có
giá trị thƣơng phẩm. Chúng nằm trên mảnh vỏ trái và bám chắc chắn trên nền đáy.
Con trƣởng thành không có chân và không bài tiết ra các sợi tơ. Không có cơ khép
vỏ trƣớc và vỏ của chúng thì thiếu lớp xà cừ. Hàu thay đổi giới tính, đực trở thành

5


cái và ngƣợc lại, hiện tƣợng này lặp lại mỗi vài năm và kéo dài suốt đời sống của
chúng. Mỗi con cái mỗi năm có thể sản sinh khoảng 1 triệu trứng [13].

Hình 1.2. Cấu tạo của giống bàn mai thuộc bộ Pterioida

Hình 1.3. Cấu tạo chung của họ Ostreidae
Bộ Pectinoida
Bao gồm các họ: Anomiidae, Plicatulidae, Dimyidae, Entoliidae, Pectinidae,
Propeamussiidae, Spondylidae. Trong đó, bộ này nổi bật với họ Pectinidae, giống
Chlamys, Pecten, Aequipecten, Argopecten, Placopecten (điệp). Nhiều loài có thể
bơi bằng nhờ hoạt động mở đóng vỏ đột ngột làm vọt ra tia nƣớc mạnh đẩy con vật

6



theo chiều ngƣợc lại nhƣng một số loài thì không bơi đƣợc mà nằm hoặc bám trên
nền cứng nhờ các sợi tơ. Không có cơ khép vỏ trƣớc ở các loài trong họ này. Tuy
nhiên, cơ khép vỏ sau thì phát triển và đây cũng là phần duy nhất mà con ngƣời sử
dụng làm thực phẩm. Họ Anomiidae với đặc điểm lớp vỏ có hình tròn hoặc hình
oval và sáng, chúng thƣờng sống bám trên nền cứng bằng kitin hoặc đá vôi nhờ vào
các sợi tơ phóng ra từ một lỗ trên mảnh vỏ phải. Không có cơ khép vỏ trƣớc, còn cơ
khép vỏ sau thì tiêu giảm rất nhiều [13] [26].

Hình 1.4. Cấu tạo chung của họ Pectinidae thuộc bộ Pectinoida

Bộ Arcoida
Bao gồm các họ: Arcidae, Noetiidae, Cucullaeidae, Glycymerididae,
Parallelodontidae, Limopsidae, Philobryidae. Trong đó, họ Arcidae nổi bật hơn cả
với các giống sò với khoảng 200 loại trong tự nhiên. Chúng có kích thƣớc loại nhỏ
và vừa, sống tập trung ở môi trƣờng sông, biển, nƣớc lợ. Đặc trƣng của họ Arcidae
là hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn [13].
Bộ Limoida
Bao gồm 1 họ duy nhất Limidae, họ này bao gồm 130 loài với 10 giống.
Đƣợc phân bố rộng rãi ở tất cả các vùng biển từ nông đến vùng nƣớc sâu, các loài
7


này thƣờng sống nép mình. Phần lớn các loài đều có khả năng bơi lội không đều
bằng cách vẫy tay áo dài (theo Wikipedia.org/limidae)

Hình 1.5. Cấu tạo của một số họ tiêu biểu thuộc bộ Arcoida

Hình 1.6. Cấu tạo của họ Limidae
1.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội ở khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý:
Huyện Tiên Yên là huyện miền núi, ven biển ở vị trí trung tâm khu vực miền
Đông tỉnh Quảng Ninh, huyện nằm ở tọa độ địa lý từ 21o11’ đến 21o vĩ độ Bắc và từ
107 o 13’ đến 107 o 32’ kinh độ Đông.

8


-

Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn

-

Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ

-

Phía Tây Nam giáp huyện Ba Chẽ và TP. Cẩm Phả

-

Phía Đông Bắc giáp huyện Bình Liêu và Đông Nam giáp huyện Đầm Hà.
Huyện Tiên Yên nằm ở điểm trung gian giữa TP. Móng cái và TP. Hạ Long,

có vị trí là giao điểm của các quốc lộ đi qua: Quốc lộ 18A nối liền Hạ Long với cửa
khẩu Móng Cái. Quốc lộ 18C từ thị trấn Tiên Yên đi cửa khẩu Hoành Mô. Quốc lộ
4B chạy qua Tiên Yên một đoạn dài khoảng 10km, nối Tiên Yên với tỉnh Lạng Sơn.
Với điều kiện vị trí địa lý nhƣ trên, Tiên Yên có điều kiện để phát triển kinh tế dịch
vụ, trở thành một huyện có chức năng tổng hợp - liên kết vùng của khu vực Đông

Bắc tỉnh Quảng Ninh, vùng biên giới Việt - Trung, khu vực tập kết, trung chuyển
hàng hoá biên giới và là cơ sở dịch vụ hậu cần cho các khu kinh tế mở trong tƣơng
lai.
-

Huyện có bờ biển dài 35km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ là điều kiện thuận lợi

để giao lƣu kinh tế và phát triển kinh tế biển.
Tiên Yên có vị trí quân sự quan trọng đối với vùng Đông Bắc của Tổ quốc,
do đó đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ cho phát triển kinh tế và củng cố quốc
phòng, an ninh [14].
b. Địa hình
Tiên Yên là huyện có địa hình trung du miền núi ven biển, nằm trong cánh
cung Đông Triều - Móng Cái. Phía Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, phía Tây Bắc
huyện là vùng đồi núi thấp độ cao từ 100 - 400m, phía Nam là vùng đồng bằng phù
sa ven biển, địa hình tƣơng đối dốc thoải, lƣợn sóng, độ cao trung bình từ +24 m,
cao nhất +50m, thấp nhất +1-3m, thấp thoải dần từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam Đông Nam ra hƣớng biển. Theo đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện chia thành 2
vùng:
Vùng miền núi: Gồm 6 xã (Hà Lâu, Điền Xá, Yên Than, Phong Dụ, Đại
Dực, Đại Thành) ở phía Bắc - Tây Bắc, địa hình chia cắt mạnh, bị xói mòn rửa trôi
mạnh, chủ yếu là rừng và cây đặc sản, chăn nuôi.

9


Vùng đồng bằng ven biển: Gồm 5 xã (Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng, Tiên
Lãng, Đồng Rui) và thị trấn, một phần đƣợc cải tạo canh tác và bãi sú vẹt, cồn cát
ven biển bị ngập thủy triều, chủ yếu phát triển nông - lâm nghiệp và khai thác +
nuôi trồng thủy hải sản ven biển.
Địa hình đa dạng đã tạo cho Tiên Yên điều kiện thuận lợi để phát triển kinh

tế nhiều ngành nghề, đa dạng hóa nông sản phẩm. Địa hình núi cao phù hợp cho
phát triển lâm nghiệp, cây dƣợc liệu, cho chăn nuôi đại gia súc. Địa hình trung du
và đồng bằng ven biển phù hợp phát triển lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày,
chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Dạng địa
hình ven biển của huyện rất thuận lợi cho phát triển ngành du lịch sinh thái [14].
c. Khí hậu
Tiên Yên mang đặc trƣng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi đai
cao, phân hóa 2 mùa; mùa mƣa đồng thời là mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh và
chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc. Theo tài liệu, số liệu của trạm dự báo khí
tƣợng thuỷ văn Tiên Yên có những đặc trƣng khí hậu nhƣ sau:
Nhiệt ộ hông hí:
Nhiệt độ trung bình năm 23,00C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 28,30C, nhiệt độ
thấp nhất tuyệt đối 15,20C, nhiệt độ không khí thấp thƣờng bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 2 năm sau, cao dần từ tháng 4 đến tháng 7.
Hàng năm ở Tiên Yên số ngày số giờ nắng cả năm là 1.490 h, giá lạnh dƣới
100C thƣờng xuất hiện vào khoảng 2 - 3 ngày, số ngày nóng trên 300C khoảng 6 - 7

ngày, nhiệt độ không khí dao động từ 150C - 250C khoảng 170 ngày trong năm, với
tổng tích ôn trên 100C cả năm vào khoảng 8.3270C, trong đó lớn nhất vào tháng 7
(8800C), nhỏ nhất vào tháng 2 (4400C).
Tuy nhiên đối với vùng cao nhƣ xã Hà Lâu, Đại Thành, Đại Dực nhiệt độ
thay đổi mạnh, có năm lạnh nhất nhiệt độ không khí xuống tới 30C và sƣơng muối
xuất hiện ảnh hƣởng đến sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp.
Nhìn chung nhiệt độ không khí ở Tiên Yên tƣơng đối đồng đều giữa các
tháng, mùa hè nhiệt độ dao động từ 26,2 - 28,50C, mùa đông từ 15,2 - 20,20C do

10


vậy lƣợng nhiệt trên đảm bảo cho sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp đƣợc thuận lợi

[14].
Lượng mưa:
Là vùng chịu ảnh hƣởng của khí hậu đông bắc nên lƣợng mƣa trung bình cả
năm 2.117,9 mm, năm cao nhất 2.852 mm, thấp nhất khoảng 870 mm, lƣợng mƣa
phân theo 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mƣa nhiều: Thƣờng từ tháng 5 đến tháng 9 kéo dài tập trung chiếm 75 - 85 %
tổng lƣợng mƣa cả năm, trong đó mƣa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8.
- Mùa mƣa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lƣợng mƣa chỉ còn 15- 25% tổng
lƣợng mƣa năm, mƣa ít nhất là tháng 1 [14].
Độ ẩm hông hí:
Do có lƣợng mƣa khá lớn nên lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm thấp
(26%), độ ẩm không khí tƣơng đối trung bình hàng năm khá cao đạt tới 84%, độ ẩm
không khí cao nhất vào tháng 2, 3 đạt tới 87-92%, thấp nhất vào tháng 1 đạt trị số là
76%.
Nhìn chung, độ ẩm không khí ở Tiên Yên có sự chênh lệch giữa các vùng
nhƣng không lớn, phụ thuộc vào địa hình, độ cao và có sự phân hoá theo mùa nên
cũng khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp [14].
Gió:
Có 2 loại gió thịnh hành thổi theo hƣớng và theo mùa rõ rệt:
+ Về mùa đông: Thịnh hành gió Bắc và Đông Bắc, hàng tháng có 4 - 7 đợt, mỗi đợt
5- 6 ngày.
+ Về mùa hè: Chịu chi phối của gió mùa Tây Nam, hƣớng gió chủ yếu là Nam và
Tây nam. Mùa này thƣờng xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới theo thống kê nhiều
năm bão và áp thấp đổ bộ vào Quảng Ninh có tần suất 28% so với toàn quốc [14].
Bão:
Là vùng miền núi ven biển thƣờng hay chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão, bão
thƣờng xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, hàng năm thƣờng có 3 đến 4 cơn bão và
áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với sức gió cấp 8 đến cấp 10, gây ra mƣa lớn

11



kéo dài 3- 4 ngày và gây lũ cục bộ từng địa phƣơng làm thiệt hại cho sản xuất nông
- lâm - ngƣ nghiệp và đời sống của nhân dân [14].
Sương mu i:
Ở Tiên Yên sƣơng muối thƣờng xảy ra ít, song cũng có năm sƣơng muối
xuất hiện ở các xã vùng cao vào cuối tháng 12 và tháng 1 gây thiệt hại đến cây
trồng vật nuôi.
Sƣơng mù thƣờng xuất hiện vào mùa đông, có đầy đủ 3 loại sƣơng mù chính
là sƣơng mù bức xạ, sƣơng mù bay hơi và sƣơng mù bình lƣu, phổ biến nhất là
sƣơng mù bay hơi. Mỗi tháng vào mùa đông có 3- 5 ngày có sƣơng mù trong đó;
tháng 3 có sƣơng mù nhiều hơn.
Nhìn chung khí hậu Tiên Yên có đủ lƣợng nhiệt, ánh sáng mặt trời, lƣợng
mƣa dồi dào thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, cây lƣơng thực (Lúa, ngô,
khoai, sắn...), cây thực phẩm (rau xanh, đậu...), cây công nghiệp ngắn ngày (đậu
tƣơng, lạc...), cây công nghiệp, cây đặc sản quế, hồi...
Bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn nhƣ mùa đông có khả
năng xảy ra sƣơng muối, mùa hè mƣa lớn, bão hoạt động mạnh có thể phá huỷ nhà
cửa, đê điều, hoa màu gây lũ lụt, xói mòn đất... [14]
d. Thủy triều
Sông:
Tiên Yên có hai con sông lớn là sông Tiên Yên chảy từ Bình Liêu xuống. Sông
Khe Tiên (sông phố cũ) có nguồn gốc chảy từ Lạng Sơn xuống, do địa hình núi cao
và dốc dòng chảy qua địa hình đồi núi có độ dốc lớn nên hàng năm có lũ lớn.
Sông Tiên Yên chảy theo hƣớng Bắc Nam và Đông Bắc đổ vào vụng Tiên Yên
ở cửa sông Tiên Yên, độ dốc lòng sông 0,6%, lƣu vực thƣờng có hình nan quạt tạo
dòng chảy tập trung nhanh. Độ cao lƣu vực phần lớn tập trung hai bên bờ sông, phía
đông và tây lƣu vực có tới 90% là vùng núi. Rừng đầu nguồn còn nhiều chƣa bị chặt
phá cho nên lƣu vực khá ổn định.
Dòng chảy bình quân nhiều năm đạt tới 461/s km2. Mùa mƣa lũ dòng chảy lớn,

mùa này dòng chảy đạt tới 81,7% lƣợng chảy cả năm, lũ lên xuống nhanh kéo dài từ

12


1- 2 ngày mỗi đợt. Khi có mƣa lƣợng nƣớc dâng cao đột ngột, hết mƣa lƣợng nƣớc
lại cạn kiệt ngay, lũ chính vụ thƣờng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 đỉnh lũ lớn,
tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m.
Lũ sớm thƣờng xuất hiện vào các tháng 4- 5 gây ra những trận mƣa đầu mùa,
tổn thất trên lƣu vực lớn do vừa chảy qua mùa khô nên đỉnh lũ thƣờng nhỏ, biên độ
lũ trên các sông thƣờng đạt khoảng 1m.
Lũ muộn thƣờng xẩy ra vào các tháng 10, 11 do các trận mƣa cuối mùa, lƣợng
mƣa nhỏ nên lũ cũng nhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhƣng biên độ lũ có thể lớn hơn,
thƣờng từ 1,5 - 2,5 m cho nên tổn thất lũ ít hơn [14].
Bi n:
Thủy triều vùng Tiên Yên là chế độ nhật triều trong một ngày có một lần nƣớc
lên và một lần nƣớc xuống. Các sông nhật triều có biên độ lớn từ 70- 90cm, độ lớn
thủy triều vùng Tiên Yên nhƣ sau:
Cực đại đạt 480cm
Trung bình đạt 340cm
Cực tiểu đạt 195cm
Thủy triều mạnh thƣờng xuất hiện ở các tháng 6, tháng7, tháng 8. Khi triều
cƣờng phƣơng tiện thủy có thể ra vào các bến ở thị trấn Tiên Yên đƣợc nhƣ bến
Kho 2, bến Châu.
Thủy hóa: Nhiệt độ nƣớc biển thay đổi theo mùa, cực đại vào mùa hè, cực tiểu
vào mùa đông.
Hệ thống sông suối phân bố tƣơng đối đều trong tạo ra nhiều vùng đồng bằng
nhỏ hẹp, cung cấp nƣớc tƣới cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Ngoài hệ thống sông suối Tiên Yên rất ít hồ đập chủ yếu chỉ là đập tràn nhỏ. Diện
tích tƣới tiêu huyện Tiên Yên chủ yếu là bơm từ nƣớc sông [14].

1.2.2. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
Tài nguyên đất của huyện Tiên Yên đƣợc chia thành 9 nhóm đất chính thể
hiện trong bảng sau:

13


Bảng 1. 1. Thống kê các loại đất huyện Tiên Yên
TT

*

Nhóm đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Nhóm đất cát

256,26

0,4

2

Nhóm đất mặn


5026,87

7,76

3

Nhóm đất phèn

341,77

0,53

4

Nhóm đất phù sa

1673,8

2,58

5

Nhóm đất xám

256,25

0,4

6


Nhóm đất nâu tím

8469,21

13,07

7

Đất vàng đỏ

34986,86

54

8

Đất mùn vàng đỏ trên núi

261,68

0,4

9

Đất nhân tác

1354,49

2,09


Diện tích điều tra

52627,19

81,23

Diện tích không điều tra (sông, suối)

12162,55

18,77

Tổng diện tích tự nhiên

64789,74

100

Nhóm đất cát: Diện tích 256,26 ha, chiếm 0,39% diện tích đất tự nhiên, đƣợc

hình thành ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với
sự hoạt động trầm tích phù sa của hệ thống sông và biển, phân bố chủ yếu ở các xã
ven biển nhƣ Tiên Lãng, Đông Hải.
*
Nhóm đất mặn: Diện tích 5.026,87 ha, chiếm 7,76% diện tích đất tự nhiên,
đất mặn đƣợc hình thành từ những sản phẩm phù sa sông lắng đọng trong môi
trƣờng nƣớc, do ảnh hƣởng của nƣớc mặn ven cửa sông tràn có tổng số muối hòa
tan >2,5%. Phân bố ở các bãi ngoài sông thuộc các xã ven biển. Nhóm đất mặn có 1
đơn vị đất và 03 đơn vị đất phụ: đất mặn sú vẹt; đất mặn nhiều; đất mặn ít và trung

bình.
*
Nhóm đất phèn: Diện tích 341,77ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên, đƣợc
hình thành dƣới rừng ngập mặn và ở các vùng đầm trũng, có tỷ lệ hữu cơ cao, bị
glây.
*
Nhóm đất phù sa: Diện tích 1.673,8ha, chiếm 2,58% diện tích đất tự nhiên,
đƣợc hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông, suối lớn trong vùng,
có 1 đơn vị đất và 6 đơn vị đất phụ.

14


×