Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Điều tra, đánh giá về thành phần loài ốc mang sau (opisthobranchia) và ốc phổi (pulmonata) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 106 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI
ỐC MANG SAU (OPISTHOBRANCHIA) VÀ ỐC PHỔI
(PULMONNATA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP
MẶN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH.
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN VĂN QUANG

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN LOÀI
ỐC MANG SAU (OPISTHOBRANCHIA) VÀ ỐC PHỔI
(PULMONNATA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG
NGẬP MẶN HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH.
NGUYỄN VĂN QUANG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 8440301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG NGỌC KHẮC

HÀ NỘI, NĂM 2018



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Ngọc Khắc.

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Đỗ Văn Nhượng

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. Phạm Đình Sắc

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 17 tháng 01 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì tôi đã trình bày trong luận văn là được thực hiện
tại địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Các số liệu trong bài đều trung thực,
chưa được công bố trước hội đồng nào.
Tác giả

Nguyễn Văn Quang


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm bài và thực hiện công việc nghiên cứu tôi luôn được sự
giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Hoàng Ngọc Khắc công tác tại trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tôi xin chân thành bày tỏ lời cám ơn
sâu sắc đến thầy người đã luôn chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo, và toàn bộ các
cán bộ thầy, cô giáo trong khoa Môi trường, trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường
Hà Nội đã luôn giúp đỡ chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình
học tập và làm luận văn.
Tôi xin cám ơn các cán bộ và người dân thuộc huyện Giao Thủy đã luôn
giúp đỡ nhiệt tình tôi trong quá trình phỏng vấn thu thập thông tin.
Cuối cùng tôi xin được cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Văn Quang


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... i
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3
1.1. Tổng quan về phân lớp ốc mang sau và ốc phổi ..................................................... 3

1.1.1. Đặc điểm của phân lớp ốc mang sau (Opisthobranchia) ..................................... 3
1.1.2. Đặc điểm của phân lớp ốc phổi (Pulmonata) ........................................................ 7
1.1.3. Đặc điểm hình thái ngoài của vỏ. ........................................................................... 9
1.1.4. Vai trò của ốc .......................................................................................................... 10
1.2. Tình hình nghiên cứu về ốc mang sau và ốc phổi ở rừng ngập mặn trên thế giới
và ở Việt Nam .......................................................................................................... 11
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................................ 11
1.2.2 Ở Việt Nam............................................................................................................... 14
1.3. Tổng quan về điệu kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Giao Thủy ................ 15
1.3.1 Vị trí địa lý ................................................................................................................ 15
1.3.2. Địa hình, thổ nhưỡng ............................................................................................. 15
1.3.3. Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm.............................................................................. 16
1.3.4. Điều kiện thủy văn.................................................................................................. 18
1.3.5. Hiện trạng về rừng ngập mặn và tài nguyên sinh học ........................................ 18
1.3.6. Kinh tế và xã hội ..................................................................................................... 19
CHƢƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: ............................................... 22
2.2.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia: .................................................................... 22


iv

2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học: ......................................................................... 22
2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .............................................................. 22
2.2.5. Phương pháp xử lý mẫu và phân tích mẫu .......................................................... 31
2.2.6. Phương pháp định danh, xác định tên loài: ......................................................... 32
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu: .................................................................................... 32
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 35

3.1. Danh lục các loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu ................ 35
3.2. Khóa định danh ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu................... 37
3.2.1. Một số nguyên tắc chung trong xây dựng khóa định loại. ................................ 37
3.2.2. Khóa định danh các họ ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu ... 38
3.2.3. Mô tả các loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu. ................. 40
3.3. Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu .... 62
3.3.1. Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu 62
3.3.2. Mối quan hệ của khu hệ ốc mang sau và ốc phổi trong khu vực nghiên cứu
với các khu vực lân cận ........................................................................................... 66
3.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài ốc mang sau và ốc phổi ........... 70
3.4.1. Đa dạng loài và phân bố của các loài tại các điểm khảo sát ............................. 70
3.4.2. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ cao nền đáy .............. 78
3.4.3. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ mặn của nước........... 80
3.4.4. Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo thảm thực vật................. 82
3.5. Vấn đề sử dụng và định hướng quản lý đa dạng sinh học ốc mang sau và ốc
phổi ở khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 84
3.5.1. Tình hình sử dụng ốc mang sau và ốc phổi ......................................................... 84
3.5.2. Một số định hướng quản lý đa dạng sinh học ốc mang sau và ốc phổi ........... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 90
1. Kết luận .......................................................................................................................... 90
2. Kiến nghị ........................................................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC:..................................................................... Error! Bookmark not defined.


i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL


:Ban quản lý

KVNC

:Khu vực nghiên cứu.

RNM

:Rừng ngập mặn

GT

:Giao Thiện

GL

:Giao Lạc

GA

:Giao An

HSTRNM

:Hệ sinh thái rừng ngập mặn

SL

:Số lượng



ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Danh lục các loài ốc mang sau và có phổi trong hệ sinh thái rừng ngập
mặn huyện Giao Thủy ......................................................................................35
Bảng 3.2: Số lượng loài và cá thể trong từng họ của phân lớp ốc mang sau và ốc có
phổi ...................................................................................................................65
Bảng 3.3: Danh sách thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi trong HST RNM Giao
Thủy (Nam Định), HST RNM Tiền Hải (Thái Bình) và HSTRNM Nghĩa
Hưng (Nam Đinh).............................................................................................67
Bảng 3.4: So sánh thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi với các khu vực huyện
Nghĩa Hưng và huyện Tiền Hải........................................................................69
Bảng 3.5: Chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa KVNC với các KVNC khác 70
Bảng 3.7: Độ phong phú của các loài ốc mang sau và ốc phổi ở KVNC .................74
Bảng 3.8: Tần số xuất hiện của các loài ốc mang sau và ốc phổi ở ..........................76
Bảng 3.9: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ cao nền đáy.......78
Bảng 3.10: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo độ mặn của nước .80
Bảng 3.11: Đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài theo thảm thực vật .......82
Bảng 3.12:Tình hình khai thác, sử dụng một số loài thân mềm có trong KVNC .....85
Bảng 3.13: Tình hình hiện trạng RNM ở trong KVNC ............................................87


i

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ câu tạo tấm đầu của bộ Cephalaspidea ............................................3
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo của Pyramidellacea ..............................................................4
Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo của Anaspidea ......................................................................5

Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo của bộ Sacoglossa ................................................................6
Hình 1.5: Sơ đồ cấu tạo của Nudibranchia .................................................................7
Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo của Systellommatophora ......................................................7
Hình 1.7: Sơ đồ cấu trúc của họ Ellobiidae (hay Melapidae) .....................................8
Hình 1.8: Cấu trúc cơ thể của ốc trên cạn. .................................................................8
Hình 1.9: Sơ đồ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ..................................................17
Hình 1.10: Tổng số hộ và số hộ nghèo 5 xã vùng ven biển thuộc huyện Giao Thủy .20
Hình 2.1: Sơ đồ các điểm khảo sát tại hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định (tỷ lệ 1:50000) .........................................................................29
Hình 2.2: Xây dựng ô tiêu chuẩn ..............................................................................30
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo chung của vỏ ốc .................................................................32
Hình 3.1: Loài Melampus fasciatus ..........................................................................41
Hình 3.2: Loài Melampus parvulus .........................................................................42
Hình 3.3: Loài Melampus (Detracia) graminea ......................................................43
Hình 3.4: Loài Melampus caffer ..............................................................................44
Hình 3.5: Loài Ellobium aurisjudae ........................................................................45
Hình 3.6: Loài Ellobium chinensis ...........................................................................46
Hình 3.7: Loài Cassidula aurisfelis .........................................................................47
Hình 3.8: Loài Cassidula mustelina .........................................................................48
Hình 3.9: Loài Cassidula sowerbyana .....................................................................49
Hình 3.10: Loài Cassidula doliolum ........................................................................50
Hình 3.11: Loài Laemodonta exaratoides ................................................................51
Hình 3.12: Loài Laemodonta octanfracta ................................................................52
Hình 3.13: Loài Laemodonta punctatostriata ..........................................................53
Hình 3.14: Loài Pythia scarabaeus ..........................................................................54
Hình 3.15: Loài Pythia plicata .................................................................................55
Hình 3.16: Loài Pythia trigona ................................................................................56
Hình 3.17: Loài Auriculastra subula .......................................................................57
Hình 3.18: Loài Onchidium stuxbergi ......................................................................58
Hình 3.19: Loài Platyvindex sp. ................................................................................58

Hình 3.20: Loài Haminoea fusca .............................................................................59


ii

Hình 3.21: Loài Truncacteocina sp...........................................................................60
Hình 3.22: Loài Elysia leucolegnote ........................................................................61
Hình 3.23: Loài Bursatella leachii ...........................................................................62
Hình 3.24: Sơ đồ cấu trúc thành phần ốc mang sau và ốc có phổi ở huyện Giao
Thủy. .................................................................................................................63
Hình 3.25: Cấu trúc thành phần loài ốc mang sau và ốc phổi tại KVNC .................64
Hình 3.26: Tỷ lệ % số loài trong các họ thuộc phần lớp ốc mang sau và ốc phổi tại
KVNC ...............................................................................................................65
Hình.3.27: Số lượng cá thể ốc mang sau và ốc phổi phân bố tại KVNC ..................66
Hình 3.28: Độ đa dạng loài tại các xã trong KVNC .................................................73
Hình 3.29: Biểu đồ ....................................................................................................80
Hình 3.30: Biểu đồ loài phân bố theo độ mặn của nước ...........................................82
Hình 3.31: Biểu đồ loài phân bố theo thảm thực vật ................................................84


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và địa hình tương
đối phức tạp, nên hệ sinh thái cảnh quan ở Việt Nam khá đa dạng. Chính vì vậy,
nước ta rất phù hợp cho sự phát triển của các loài động vật nói chung và các loài ốc
nói riêng.
Lớp Chân bụng (Gastropoda) bao gồm các loài ốc và sên trần, chúng nằm
trong 3 phân lớp: phân lớp mang trước (Prosobranchia), phân lớp mang sau

(Opisthobranchia) và phân lớp có phổi (Pulmonata). Trong đó phân lớp mang trước
và phân lớp có phổi là phân lớp phổ biến ở nước ta sống ở cả môi trường nước ngọt,
nước lợ, nước mặn và trên cạn, còn phân lớp mang sau chủ yếu sống ở biển, môi
trường nước mặn, nước lợ.
Thân mềm chân bụng có vai trò quan trọng đối với con người và môi trường.
Đối với con người, các loài chân bụng là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, thịt và dịch nhớt còn hiệu quả trong điều trị một số bệnh về tiêu hóa, tim mạch,
sưng đau, mụn nhọt, hen suy n và khớp.
Đối với môi trường, các loài ốc và sên trần có vai trò phân hủy vật chất hữu
cơ rơi rụng, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tự nhiên,
làm sạch môi trường. Sự phản ứng và thích nghi của các loài thân mềm chân bụng
trong môi trường sống phản ánh được đặc điểm của môi trường sống đó. Vì thế,
người ta coi các loài ốc như nhóm sinh vật chỉ thị cho tình trạng thay đổi của môi
trường, có thể đánh giá chất lượng hoặc những thay đổi môi trường thông qua thành
phần loài, sự biến mất hoặc suy giảm số lượng cá thể của nhóm loài bản địa.
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứ về ốc cũng có rất nhiều nhưng công
trình nghiên cứu mang tính tổng thể đối với cả ngành thân mềm hoặc cả nhóm động
vật sống ở đáy tại các khu vực khác nhau. Chưa có sự tổng hợp riêng về từng nhóm
nhỏ, trong đó có 2 phân lớp là phân lớp mang sau (Opisthobranchia) và phân lớp có
phổi (Pulmonata) trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.


2

Huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định có diện tích rừng ngập mặn tự nhiên lớn,
nơi có hệ sinh thái RNM phong phú, nơi tiếp giáp cửa sông Hồng và nằm trong
vườn quốc gia Xuân Thủy. Nơi đây được cho là có mức độ đa đa dạng sinh học cao
trong số các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển phía Bắc Việt Nam [10].
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Điều tra, đánh giá về
thành phần loài ốc mang sau (Opisthobranchia) và ốc phổi (Pulmonata) trong

hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng về thành phần loài của phân lớp ốc mang sau và
ốc có phổi tại rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Bước đầu đề xuất
một số giải pháp quản lý các loài ốc mang sau và ốc phổi có giá trị.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài ốc mang sau (Opisthobranchia) và ốc phổi
(Pulmonata) ở HTS rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định đặc điểm phân bố của loài ốc mang sau (Opisthobranchia) và loài
ốc phổi (Pulmonata) ở HTS rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu
- Xác định hiện trạng khai thác, sử dụng và các nhân tố tác động đến đa
dạng sinh học loài ốc mang sau (Opithobranchia) và loài ốc phổi (Pulmonata) ở khu
vực nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp quản lý các loài ốc mang sau và ốc phổi có giá trị
trong khu vực nghiên cứu


3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1. Tổng quan về phân lớp ốc mang sau và ốc phổi
1.1.1. Đặc điểm của phân lớp ốc mang sau (Opisthobranchia)
Phân lớp ốc mang sau (Opisthobranchia) cơ thể vặn xoắn không hoàn toàn,
vỏ và nắp vỏ thường tiêu giảm hoặc còn lại rất ít, vỏ tiêu giảm ở giống Doris hoặc
nằm trong khoang áo giống Aplysia, một mang uốn nếp nằm ở phía sau tim, đôi khi
được thay thế bởi mang thứ sinh, tim chỉ có một tâm nhĩ, xoang áo nằm ở phía bên
phải cơ thể đôi khi tiêu giảm hoặc mất h n, phần đầu có 2 cặp xúc tu (râu). Lưỡng
tính, sống ở biển. Được chia làm 9 bộ, 120 họ và khoảng 2000 loài, gồm: [19][29]
Bộ 1. Cephalaspidea:
o Sự hiện diện của lá chắn đầu là đặc điểm đặc trưng nhất.

o Vỏ có một phần hoặc toàn bộ trong khoang áo.
o Có 2 thùy bên đầu.
o Có một mang gấp nếp ở bên phải.
Đại diện: Ốc bóng (Acteon, Cylichna, Bulla, Hydatina, Scaphander).

Hình 1.1: Sơ đồ câu tạo tấm đầu của bộ Cephalaspidea (theo Mari, 2013)[22]
(cs-tấm khiên đầu; f-chân; m-áo; p-chân bên; pl-thùy chân; s-vỏ; sg-rãnh tinh dịch. Tỷ lệ 5mm)

Bộ 2. Pyramidellacea:
o Ký sinh ngoài ở các loài hai mảnh vỏ và giun nhiều tơ.
o Mang và lưỡi bào thiếu.


4

o Vỏ hình xoắn ốc và có nắp vỏ.
o Có một vòi dài có thể co rút.
Đại diện như : Pyramidella, Odostomaia

Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo của Pyramidellacea (Tore Høisæter, 2014)[29]
(từ trên xuống và trái qua phải: Odostomia turrita, Brachvstomia lukisi và Ondina divisa)

Bộ 3: Acochilidioidea
o Vỏ và mang không còn.
o Phần nội tạng tách biệt với chân.
o Hầu hết các loài nhỏ từ 2mm đến 5mm.
o Chủ yếu sống ở dưới biển, số ít sống ở nước ngọt, được tìm thấy ở Indonesia
và Palau.
Đại diện như: Unela, Ganitus, Hedylopsis. Acochlidium.
Bộ 4: Anaspidea hoặc Aplysiacea

o Vỏ tiêu giảm thành một tấm ph ng và được phủ bởi áo bên ngoài, trừ nhóm
Akera có vỏ ngoài.
o Có mang và khoang áo.
o Các chi bên hông được hình thành hoàn thiện.
o Phần đầu có cặp xúc tu và 1 cặp sừng. Cặp xúc tu thứ nhất được gọi là xúc tu
miệng
o Lỗ sinh dục đực nằm ở gốc chân bên phải.
Đại diện: Thỏ biển thuộc các giống Notarchus, Akera, Bursatella, Aplysia


5

Hình 1.3: Sơ đồ cấu tạo của Anaspidea [30]
(Theo />Bộ 5: Notaspidea
o Vỏ có thể có hoặc không.
o Có áo nhưng không có khoang áo.
o Mang ở bên phải cơ thể.
Đại diện như loài: Tylodina, Umbraculum, Pleurobranchus.
Bộ 6: Sacoglossa
o Không có vỏ hoặc vỏ nhỏ.
o Có khoang áo, mang và cơ quan cảm nhận có thể có (e.g., Berthelinia) hoặc
không có (e.g., Elysia).
o Lưỡi bào có 1 hàng răng thích hợp với kiểu hút thức ăn.
Đại diện: Caliphylla, Oxynoe, Lobiger, Berthelinia, Julia, Elysia


6

Hình 1.4: Sơ đồ cấu tạo của bộ Sacoglossa [29]
(A-Pleurobranchus, B-Berthelinia, C-Elysia, D-Glossodoris, E-Dendronobus)

Bộ 7: Thecosomata (= Pteropoda)
o Có vỏ ngoài.
o Các chi bên giống các cơ bắp lớn.
Đại diện loài như: Corolla, Cavolina, Clio, Limacina, Spiratella.
Bộ 8: Gymnosomata :
o Vỏ và vỏ khoang áo tiêu biến.
o Sống ở dưới đại dương.
o Có các chi bên.
Đại diện loài như: Cliopsis, Pneumoderma.
Bộ 9: Nudibranchia
o Vỏ, khoang áo, mang và cơ quan thụ cảm tiêu giảm.
o Cơ thể có nhiều lông gai hoặc lông hô hấp, một số loài có lông hô hấp đơn
(Ví dụ: Aeolida, Glaucus), hoặc lông phân nhánh (Ví dụ: Dendronotus,
Tritonia).
o Một số loài có mang thứ cấp xung quanh hậu môn (Ví dụ: Doris,
Glossodoris) và một số có mang tấm dưới mép áo hoặc lông hô hấp (Ví dụ:
Amirna)


7

o Đại diện loài như: Armina, Aeolidia, Glaucus, Pleurophyllidia, Eolis, Aeolis,
Tethys).

Hình 1.5: Sơ đồ cấu tạo của Nudibranchia [30]
1.1.2. Đặc điểm của phân lớp ốc phổi (Pulmonata)
Phân lớp có phổi (Pulmonata) hô hấp bằng phổi, cơ quan áo l , thần kinh lệch,
các hạch thần kinh tập trung ở phần đầu. Vỏ phát triển hay tiêu giảm, không có nắp
vỏ. Lưỡng tính một số đ con, có khoảng 16000 loài còn sống và được chia làm 3
bộ:

Bộ 1: Systellommatophora
o Có ở hậu môn nằm ở phần cuối của cơ thể.
Có túi phổi nhưng không có phổi ở họ Veronicellidae
o Ví dụ: Sên biển (Onchidium, Rhodope)

Hình 1.6. Sơ đồ cấu tạo của Systellommatophora [18].


8

Bộ 2: Basommatophora
o Mắt ở gốc của các xúc tu.
o Có một cặp xúc ở phần đầu.
o Môi trường sống chủ yếu nước ngọt, có một số sống ở nước biển và nước lợ
Ví dụ: Planorbis (Indoplanorbis), Lymnaea, Anisus, Bulius; Siphonaria ở
biển; Amphibola ở cửa sông.
Bộ 3: Stylommatophora
o Hai cặp xúc tua.
o Mắt nằm ở đầu các cặp xúc tu phía sau.
o Môi trường sống chủ yếu là ở trên cạn, một số sống ở cả nước cả cạn.
Ví dụ: Achatina, Achatinella, Pupilla, Limax, Subulina, Helix, Glessula,…

Hình 1.7: Sơ đồ cấu trúc của họ Ellobiidae (hay Melapidae) [18].

Hình 1.8: Cấu trúc cơ thể của ốc trên cạn [18].
1-Vỏ ốc; 2-Tuyến tiêu hóa; 3-Phổi; 4-Hậu môn; 5-Lỗ hô hấp; 6-Mắt; 7-Râu, xúc tu; 8Hạch não; 9-Ống dẫn nước bọt; 10-Miệng; 11-Hầu; 12-Tuyến nước bọt; 13-Lỗ sinh dục;
14-Gai giao phối; 15-Lỗ sinh dục cái; 16-Tuyến nhầy; 17-Ống dẫn trứng; 18-Túi sinh dục;
19-Chân; 20-Dạ dày; 21-Thận; 22-Áo; 23-Tim; 24-Ống dẫn tinh.



9

Đa số các loài ốc được phát hiện có thể xác định dựa vào các đặc điểm hình thái
của vỏ, các vòng xoắn của vỏ ốc là tính chất phức tạp trong vỏ ốc. Vòng xoắn (hay
còn gọi là vỏ xoắn) là sự tiến hóa hay thoái hóa của dạng ống. Kích thước rộng hay
hẹp của vòng xoắn, tách ra thành các đường liên tục gọi là đường xoắn. Hầu như
trong các mẫu vỏ, vòng xoắn cuối là vòng xoắn rộng nhất. Phần mở ra bên ngoài
của vỏ gọi là miệng vỏ.
Ngoài ra với một số loài có bề ngoài hình thái khá giống nhau người ta còn có
thể dựa vào màu sắc của vỏ ốc, màu sắc có thể màu đậm màu nhạt, thậm chí màu
trong suốt thậm chí còn không có vỏ.
1.1.3. Đặc điểm hình thái ngoài của vỏ.
a. Vỏ ốc
Hình dáng vỏ rất đa dạng với nhiều kích thước khác nhau với hiều hình dáng
khác nhau. Vỏ ốc có thể dày hoặc mỏng, chắc chắn hay d vỡ, có nắp vỏ hay không
có nắp vỏ, với màu sắc của vỏ thì rất phong phú có đủ các loại màu từ màu tối đến
màu trắng tùy từng loài khác nhau, chúng không chỉ để trang trí cho bề ngoài của ốc
mà còn đặc trưng cho từng loài khác nhau.
Các loài ốc phổi (Pulmonata) thì thường có vỏ dày rất chắc chắn có màu sắc
thì đa dạng và đôi khi có nhiều màu kết hợp với nhau.
Đối với loài ốc mang sau (Opisthobranchia) thì thường có vỏ với độ dày của vỏ
rất mỏng thường vỏ được bọc trong lớp bên thân bên ngoài, hoặc vỏ bị tiêu giảm đi
đến mức không có vỏ, có vỏ thi vỏ thường nhẵn bóng.
b. Đỉnh vỏ
Đỉnh vỏ là điểm khởi đầu của các vòng xoắn, là nơi hình thành các vòng xoắn
đầu tiên của vỏ (còn gọi là vòng xoắn phôi), các vòng xoắn này thường rất nhỏ và
nhẵn. Đỉnh vỏ có thể nhọn hoặc tù.
c. Kích thƣớc vỏ
Kích thước vỏ với các số các vòng quan trọng như chiều cao hay chiều dài (tính
từ đỉnh vỏ đến vành miệng, không tính bờ vành môi), chiều rộng (khoảng cách rộng

ngang lớn nhất), chiều cao tháp ốc, chiều cao và chiều rộng miệng vỏ là đặc điểm


10

dùng để mô ta nhận dạng nhận biết về từng loài khác nhau, cũng có thể để nhận biết
tuổi đời của từng cá thế loài.
Dựa vào kích thước vỏ có thể phân chia ốc thành: Nhóm kích thước bé (dưới
10 mm), nhóm kích thước trung bình (từ 10 – 20 mm) và nhóm kích thước lớn (trên
20 mm).
d. Các vòng xoắn
Các vòng xoắn bao gồm các vòng xoắn tính từ đỉnh vỏ tới vòng xoắn cuối cùng,
trừ lỗ miệng. Các vòng xoắn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ (Ví dụ: Ellobium
chinensis; Ellobium aurisjudae), nhiều loài có cả hai kiểu xoắn; tròn đều, phồng lên
hay phình ra ở phần dưới. Các vòng xoắn có khi nhẵn, có khía; gờ dọc, gờ vòng hay
gờ hình cánh cung. Trên các vòng xoắn có thể có hay không có hoa văn trang trí,
đường viền có gai hay nốt sần, có lông hoặc không. Số vòng xoắn của vỏ ốc cũng
thay đổi từ con non đến trưởng thành.
e. Miệng vỏ
Với loài ốc mang sau cũng như loài ốc phổi. Miệng vỏ là nơi vỏ ốc thông với
bên ngoài. Ở vùng miệng vỏ có thể phân biệt bờ trục (bờ trong hay bờ ngoài) và
vành miệng ngoài (bờ ngoài hay bờ trên). Có thể phân biệt góc trên và góc dưới lỗ
miệng vỏ. Hình dạng lỗ miệng thay đổi; có thể xiên, bầu dục, hình thoi, hình thang,
hình ovan, hình bán nguyệt, hình quả lê…Bờ viền của miệng là môi, được chia
thành bốn khu vực: Bên ngoài môi, gốc môi (basa lip), trụ môi (columellar lip) và
môi trong vách (parietal lip). Trong hầu hết các vỏ, môi trong vách không phân biệt,
được tách rời hay nối liền đi trước vòng xoắn và chỉ với một lớp mỏng có thể chai.
Phía ngoài và gốc môi trong đặc thù có thể dày, loe ra hay cuộn lại. Miệng có thể
một hay nhiều hơn các mấu chìa ra gọi là răng, tên của nó có thể tùy theo vị trí của
chúng. Gờ vành miệng ngoài có thể liên tục hay ngắt quãng ở bờ trụ, lỗ miệng có

nắp miệng hay không .
1.1.4. Vai trò của ốc
Trong hệ sinh thái, ốc là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên cung
cấp nhiều năng lượng và canxi cho các loài động vật ăn thịt, hằng ngày chúng ăn


11

các loại xác bã thực vật, các loại trái cây chín rụng, nấm, rêu,…và thải ra môi
trường dưới dạng phân hữu cơ rất hữu ích cho môi trường đất. Ngoài ra chúng còn
có vai trò trong việc góp phần cải tạo đất, phân ốc được thải ra trong quá trình tiêu
hóa sẽ góp phần làm tăng độ màu mỡ của đất và bảo vệ môi trường. Đối với đời
sống con người, ốc là các sản phẩm có giá trị kinh tế, thịt ốc chứa hàm lượng dinh
dưỡng cao, một số loài ốc trở thành đặc sản. Ngoài ra ốc còn là một sinh vật chỉ thị
cho sự thay đổi của môi trường, còn là nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các
hàng mĩ nghệ, làm vật trang trí.
1.2. Tình hình nghiên cứu về ốc mang sau và ốc phổi ở rừng ngập mặn trên thế
giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về động vật thân mềm được phát triển rất sớm,
trên rất nhiều nhóm, đối tượng và ở nhiều nơi khác nhau.
Trước thế kỷ XVII, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thân mềm
như sinh thái học, nguồn gốc, các mối quan hệ họ hàng cửa động vật thân mềm thì
chưa được đầy đủ. Đến thế kỉ thứ XVIII, cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ thì các công trình nghiên cứu mới được chú trọng và phát triển hơn, những
người đặt nền móng cho nghiên cứu về động vật thân mềm chân bụng
(Mollusca:Gastropoda) đặc biệt là nghiên cứu về ốc tại rừng ngập mặn có uy tín mà
đến nay vẫn còn giá trị như: Quoy and Gimard, 1832, Linnaeus, 1758, Bruguiere,
1792), L.Pfeiffer, 1855, Deshayes, 1830. Tài liệu mô tả hoàn chỉnh động vật thân
mền chân bụng đầu tiền được xuât bản vào năm 1893 với tiêu đề “Cochologicall

Manual”.
Năm 1814, Cuvier là người đầu tiên đặt tên cho nhóm gồm các loài ốc có phổi
là Pulmonata. Đối với phân lớp Milne-Edwards (1848) là người đầu tiên đặt tên cho
nhóm ốc mang sau - Opisthobranchia. Từ đó đến nay có nhiều nhà khoa học trên
toàn thế giới đã có những công trình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài thân
mềm nói chung, trong đó có phân lớp mang sau. Các nghiên cứu này được thực hiện


12

cả ở môi trường biển và ven bờ, cũng như trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung phần lớp vào các đối tượng có kích thước lớn,
sống ở biển.
Hiện nay, tài liệu “The new classification of gastropods according to Bouchet
and Rocroi” được xuất bản năm 2005 đã chỉ ra có 9 bộ trong ốc mang sau và 3 bộ
của ốc phổi và các nhận dạng của từng bộ.
Năm 2009, Francisco J. Garcia và Hans Bertsch đến từ trường đại học Pablo,
Tây Ban Nha đã nghiên cứu và thống kế mang tính địa động vật toàn cầu về phân
lớp Opisthobranchia từ biển Đại Tây Dương. Các tác giả đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu các tài liệu thứ cấp từ các công trình đã công bố, kết quả cho thấy có
1066 loài thuộc các bộ Cephalaspidea, Anaspidea, Sacoglossa, Notaspidea và
Nudibranchia. Nghiên cứu cũng xác định về sự phân bố và giới hạn phân bố của các
nhóm loài ốc mang sau trong khu vực [16].
Mari H. Eilertsen và Manuel António E. Malaquias, năm 2013 đã nghiên cứu và
tổng kết về hệ thống phân loại của giống Scaphander (Gastropoda, Cephalaspidea)
ở vùng biển Đại Tây Dương. Kết quả nghiên cứu đã xác định khoảng 45 loài thuộc
giống này trên toàn thế giới. Phân loại các loài trong giống Scaphander thông
thường chủ yếu dựa vào hình thái của vỏ. Tuy nhiên đặc điểm của vỏ cũng thường
biến đổi, điều đó dẫn tới tình trạng phân loại không chắc chắn, rõ ràng, vì thế
nghiên cứu này dựa trên kết quả phân tích AND để xác định chính xác quan hệ giữa

các loài trong giống này [22].
Năm 2013, Roberto A. Uribe và những người khác đã nghiên cứu về đa dạng
sinh học và phân bố của các loài ốc thuộc phân lớp Opisthobranchia ở Peru. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có tổng số 56 loài thuộc 30 họ. trong đó cũng ghi nhận 3 loài
lần đầu tiên thấy ở vùng biển Peru. Ngoài ra, các tác giả cũng bổ sung 19 loài cho
vùng phân bố mới [25].
Tore Hoisæter, năm 2014 đã nghiên cứu và giới thiệu về các loài thuộc họ
Pyramidellidae (Gastropoda, Heterobranchia) tại Na Uy và các vùng nước lân cận.
Tác giả đã kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, đồng thời nghiên cứu trên các mẫu


13

vật thu được. Nghiên cứu này đã trình bày 54 loài, trong đó có 2 loài mới được mô
tả và 3 loài được tu chỉnh về tên khoa học. Tất cả các loài đều được mô tả và minh
họa bằng hình ảnh chụp và bản vẽ một số bộ phận cơ thể và nắp vỏ [29].
Nghiên cứu về các loài thuộc phân lớp Opisthobranchia trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn trong khu vực châu Á cũng được một số nhà khoa học thực hiện.
Trong báo cáo về rừng ngập mặn biển nam Trung Hoa, Hangqing Fan (năm
2002) đã tập hợp từ tất cả các công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học trong hệ
sinh thái rừng ngập mặn, tác giả đã thống kê được 645 loài động vật không xương
sống cỡ lớn trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, trong đó có 11 loài thân mềm thuộc
phân lớp Pulmonata, tất cả đều thuộc họ Ellobiidae (Melampidae) [19].
Năm 2011, Liu Yi và cộng sự đã nghiên cứu về họ Ellobiidae trong hệ sinh thái
rừng ngập mặn Trung Quốc. Các tác giả đã phát hiện 21 loài mới được ghi nhận.
Công trình cũng đánh giá sự phân bố và chức năng sinh thái của chúng. Ngoài ra
còn xác định về mối quan hệ giữa các loài ốc với cây ngập mặn, cụ thể: Loài ốc
Ellobium chinense trong quần xã cây Avicennia marina, loài ốc Cassidula musteline
gắn liền với quần thể cây Rhizophora stylosa, loài ốc Pythia trigona với cây
Bruguiera sexangula, loài ốc Cassidula nucleus với cây Aegiceras corniculatum, và

loài ốc Ellobium aurismidae với quần xã cây Kandelia candel [21].
Năm 2011, Cornelis (Kees) Swennen đã khảo sát ở rừng ngập mặn khu vực
châu Á bao gồm Thái Lan, Hong Kong, Singapore, biển Andaman, biển Arabian,
Ấn độ, Australia, vinh Bengal, Malaysia,… Kết quả đã công bố 4 loài thuộc giống
Elysia, trong đó 2 loài đã được mô tả sống trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, đó là:
Elysia leucolegnote Jensen, 1990 và E. bangtawaensis Swennen, 1998. Các loài này
chủ yếu thấy ở nền đáy bùn mềm chỗ nước nông. Hai loài mới được mô tả là E.
singaporensis và E. bengalensis. Tác giả cũng mô tả đặc điểm hình thái ngoài và
cấu tạo trong cũng như một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và môi trường sống
của 4 loài này [14].
Năm 2015, Ullah và cộng sự đã nghiên cứu đa dạng và sự phân bố của thân
mềm trong rừng ngập mặn ven biển Karachi, Pakistan. Các tác giả đã khảo sát và


14

thu mẫu từ vùng cao triều tới vùng thấp triều, mỗi ô định lượng được thiết lập là
1m2. Kết quả nghiên cứu đã thu được 14 loài, trong đó có 6 loài ốc phổi Pulmonata,
1 loài ốc mang sau Opisthobranchia. Họ Ellobiidae và Onchididae phân bố rộng ở
cả 2 khu vực [28].
Năm 2016, Benoît Dayrat và cộng sự đã điều tra, khảo sát về mẫu vật của các
loài thuộc giống Onchidium trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tại các nước khu vực
châu Á Thái Bình Dương như Ấn độ, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore,
Nhật Bản, Trung Quốc và mẫu vật ở một số bảo tàng. Kết quả nghiên cứu đã tu
chỉnh và mô tả lại 3 loài thân mềm thuộc giống Onchidium dựa trên phương pháp
phân tích di truyền phân tử, đồng thời lập khóa định loại của 3 loài này.
1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt nam nói chung các công trình nghiên cứu về về đa dạng loài ốc tại rừng
ngập mặn phát triển rất sớm, nó gắn liền với các công trình nghiên cứu động vật đáy
và vùng triều. Trước năm 1954 các công trình nghiên cứu đều được người nước

ngoài tiến hành thực hiện.
Từ năm 1964 đến năm, tổng cục thủy sản tổ chức các đợt điều tra nguồn lợi
thủy hải sản vùng triều từ Móng Cái đến Quảng Bình cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ thì các nghiên cứu mới thu được lại nhiều thành tựu.
Tập hợp các nghiên cứu về ốc, đặc biệt là ốc mang sau và ốc phổi tại rừng
ngập mặn Việt Nam, nhóm tác giả: Đỗ Văn Nhượng và Hoàng Ngọc Khắc cùng Tạ
Thị Kim Thoa (2008), đã chỉ ra ở vùng biển phía Bắc Việt Nam có 4 loài ốc
phổi[8]. Năm 2011, Hoàng Ngọc Khắc và Đỗ Văn Nhượng cũng nghiên cứu và
công bố 15 loài thuộc các họ ốc phổi của vùng của sông Hồng [3].
Năm 2016, Sofya Sergeevna Zvonareva và Yu I Kantor đã khảo sát về thân
mềm chân bụng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Khánh Hòa, bao gồm cả rừng
trồng và rừng tự nhiên từ năm 2005 đến 2015. Kết quả nghiên cứu đã công bố 65
loài thân mềm chân bụng trong khu vực nghiên cứu, trong đó có 17 loài thuộc phân
lớp có phổi. Mỗi loài đều được mô tả về kích thước, môi trường sống, độ thường
gặp, khu vực phân bố và hình ảnh minh họa.


×