Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THỰC TRẠNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.62 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG HIỆN NAY
Trong khu vực công nghiệp, theo báo cáo của các địa phương, trung bình mỗi
năm xảy ra 4245 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm 4415 người bị nạn với 480
người chết, số vụ TNLĐ tăng hàng năm là 17,38%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm
2005, so với cùng kỳ năm 2008 số vụ TNLĐ tăng 4,1%, số vụ tai nạn chết người
tăng 5,5%, làm 2670 người bị nạn với 252 người bị chết. Tuy nhiên, đó chỉ là con
số thống kê chưa đầy đủ. Theo số liệu tính toán của các cơ quan chức năng, của

một số nhà khoa học thì con số TNLĐ xảy ra cao gấp hàng chục lần số báo cáo,
ước tính trên 40.000 vụ/năm.
Tai nạn lao động không chỉ gây thiệt hại về người mà còn gây thiệt hại
nghiêm trọng về tài sản. Theo số liệu báo cáo thì giai đoạn 2008 - 2012, bình quân
mỗi năm chi phí cho TNLĐ từ người sử dụng lao động là 17,39 tỷ đồng, nhưng
theo kết quả điều tra của Bộ LĐTBXH từ năm 2000 - 2002, tổng chi phí này ước
tính khoảng 240 tỷ đồng/năm (gấp 14 lần
số báo cáo ). Tổng số tiền trợ cấp TNLĐ
do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả từ 2008
-

2012



197,2

tỷ

đồng

Trong khu vực nông nghiệp, theo số liệu
điều tra cho thấy: Khoảng 30% số người


trực tiếp phun thuốc bảo vệ thực vật có dấu hiệu bị nhiễm độc, riêng năm 2008 có


4.009 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật làm 10.355 người bị nhiễm độc và 154
người bị tử vong; tần suất tai nạn trong sử dụng điện là 7,99%, trong sử dụng máy
nông nghiệp là 8,56% (tức là cứ 100.000 người lao động trong khu vực nông
nghiệp thì có 799 người bị tai nạn trong sử dụng điện, 856 người bị tai nạn trong sử
dụng máy nông nghiệp).
Về bệnh nghề nghiệp: Trong những năm qua, bệnh nghề nghiệp (BNN) có xu
hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Nếu từ năm 2012 đến năm
2016 chỉ có 5497 người lao động bị mắc BNN thì từ năm 2008 đến năm 2014, số
người mắc BNN đã tăng thêm
gấp gần 3 lần, đưa tổng số
người mắc BNN tính đến cuối
năm 2008 là 21.597 người
(mỗi năm có thêm 1000-1500
người mắc mới BNN). Trong
khi các BNN cũ chưa giảm thì
nhiều bệnh liên quan đến nghề
nghiệp mới xuất hiện như
trong ngành hải sản (bệnh
viêm

loét

da,

dãn

tĩnh


mạch, ...) và trong ngành y tế
(HIV/AIDS,

SARD,cúm

H5N1)... mà chưa có điều kiện
nghiên cứu, bổ sung. Đáng chú
ý là chỉ có 10% số cơ sở sản
xuất có nguy cơ gây BNN tổ
chức khám BNN cho người lao
động, cho nên trên thực tế số
người mắc BNN cao gấp hàng chục lần số báo cáo. Tổng số tiền trợ cấp BNN do


cơ quan bảo hiểm xã hội phải chi trả từ 2012 - 2016 là 50,81 tỷ đồng, riêng năm
2012 là 14,28 tỷ đồng.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch – Đầu tư đến năm 2012 sẽ có trên 500 ngàn
doanh nghiệp hoạt động, trong đó trên 95% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhưng nếu phát triển với trình độ
công nghệ lạc hậu và không chú ý
đến An toàn lao động, vệ sinh môi
trường như hiện nay sẽ làm tăng
nguy cơ xẩy ra TNLĐ - BNN,
đồng thời tạo ra áp lực rất lớn đối
với cơ quan thanh tra lao động
trong việc thanh tra, kiểm tra
ATVSLĐ,

bệnh


nghề

nghiệp



ô

nhiễm

môi

trường

lao

động.

Việc nhập khẩu và đưa vào sử dụng các máy, công nghệ, vật liệu mới ngời những
mặt tích cực, còn tiềm ẩn những nguy cơ về ATVSLĐ không thể lường trước do
kết cấu, hình thức máy không phù hợp với vóc dáng, sức khỏe của người Việt
Nam.
Xu thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng và sự gia

tăng sử dụng điện trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ làm tăng nguy cơ mất an
toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường lao động (Theo thống kê, số vụ TNLĐ trong
lĩnh vực khai khoáng, xây dựng và sử dụng điện chiếm gần 50% tổng số vụ
TNLĐ).



Sự phát triển các làng nghề, khu vực kinh tế hộ gia đình trong cơ chế thị trường
nếu thiếu sự kiểm soát về ATVSLĐ cũng tiếp tục làm gia tăng ô nhiễm môi trường
lao động, dẫn đến ô nhiễm môi trường sinh thái, gia tăng BNN.

Lực lượng lao động tăng nhanh cùng
với sự chuyển dịch một lượng lớn lao
động từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực công nghiệp với trình độ tay nghề
thấp, chưa có tác phong công nghiệp
làm tăng nguy cơ xảy ra TNLĐ và
BNN.
Cơ chế quản lý doanh nghiệp hiện nay đang chuyển đổi rất đa dạng, chưa ổn định,
đặc biệt quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa ... làm cho công tác BHLĐ gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt trong công tác quản lý, thực hiện luật pháp và các chính sách.
Dự

báo

tình

hình

TNLĐ,

BNN

trong

giai


đoạn

2012-2016.

Các nghiên cứu tình hình TNLĐ hàng năm trên thế giới cho thấy ở các quốc gia
đang phát triển, tần suất TNLĐ chết người là 30 - 43 người /100.000 lao động .
Nước ta cũng không nằm ngoài qui luật đó, tần suất TNLĐ chết người theo thống
kê ở nước ta vào khoảng 10- 30 người/100.000 lao động. Căn cứ theo kinh nghiệm
của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, căn cứ vào sự gia tăng số lượng lao động lên
đến 56 triệu lao động vào năm 2012 và sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hóa ở nước ta, thì dự báo vào năm 2010 trong khu vực công nghiệp sẽ
có khoảng 120 - 130 ngàn người bị TNLĐ với trên 1200 người chết, gây thiệt hại
kinh tế khoảng 840- 910 tỷ đồng .


Hiện nay, chúng ta có 21 BNN được Nhà nước bảo hiểm. Đến năm 2016, dự kiến
sẽ bổ sung vào danh mục trên ít nhất 10 loại BNN làm tăng số lượng thống kê
người bị mắc BNN. Bên cạnh đó, sự gia tăng ô nhiễm môi trường lao động, nếu
không có sự kiểm soát chặt chẽ cũng sẽ làm tăng số người mắc mới BNN. Căn cứ
tốc độ gia tăng số người bị BNN trong những năm qua, có thể dự báo đến năm
2010 sẽ có trên 30 ngàn người mắc mới BNN, số thực tế mắc bệnh liên quan đến
nghề

nghiệp



sẽ




trên

200

ngàn

người.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính thiệt hại về kinh tế do TNLĐ và
BNN khoảng 4% GDP trên thế giới. Nếu theo cách tính này thì tổng thiệt hại kinh
tế do TNLĐ và BNN gây ra ở Việt Nam sẽ là hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm!

Từ thực trạng và dự báo TNLĐ và BNN trong các năm tới, nếu Việt Nam không có
những biện pháp tích cực và kịp thời cải thiện điều kiện lao động để ngăn chặn sự


gia tăng TNLĐ, BNN thì sẽ gây ra hiểm hoạ không chỉ cho một doanh nghiệp, một
vùng mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến an sinh xã hội, làm huỷ hoại
môi trường, gây thiệt hại khôn lường về người và tài sản quốc gia.



×