Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn KHOA học CUỐI học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.52 KB, 14 trang )

ĐỀ ÔN KHOA HỌC CUỐI NĂM
PHẦN 1: ĐÚNG GHI Đ, SAI GHI S
1.......... Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành một hỗn hợp
2......... Các vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện
3......... Các vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện
4……..các vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện.
5.........Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất chỉ là gió
6.........Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là năng lượng Mặt trời.
7.........Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi lí học.
8…….Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
9.........Ếch thường đẻ trứng vào đầu mùa hạ sau trận mưa
10......... Hoa chỉ có nhụy mà không có nhị gọi là hoa đực
11........Hợp tử phát triển thành quả chứa hạt
12…….Hợp tử phát triển thành phôi
13……..Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt
14......... Mướp bầu , bí thụ phấn nhờ côn trùng
15.........Con cừu nở ra từ trứng
16.........Khi con được 6 tháng tuổi, hổ mẹ dạy hổ con săn mồi.
17…….Khi con được 2 tháng tuổi hổ mẹ dạy hổ con săn mồi. Từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tuổi
hổ có thể sống độc lập.
18......... Than đá được sử dụng làm chất đốt
19......... Xăng, dầu được dùng để chế tạo linh kiện máy.
20.........Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
21.........Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sác sặc sỡ, hương thơm, mật
ngọt.
22......... Ngô thụ phấn nhờ gió.
23.........Mướp , bầu , bí thụ phấn nhờ gió là chính.
24....... Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau.
25…….Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan vào nhau.
26.......Hòa dầu hỏa với nước ta được một dung dịch chất lỏng.
27....... Cá voi, cá sấu là các con vật đẻ con.


28....... Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều
29....... Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là mặt trời.
30....... Hoa chỉ có nhị mà không có nhụy được gọi là hoa cái.
31....... Hoa chỉ có nhụy mà không có nhị được gọi là hoa cái.
32....... Hổ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con.
33.........Ếch là con vật có lợi cho nhà nông.
34..........Một năm tuổi khỉ mới biết leo trèo.


35.......... Ruồi hút máu người
36..........Ruồi là con vật trung gian truyền bệnh
37..........Hổ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con.
38 ……..Hươu mỗi lứa đẻ 1 con. Khi hươu con được 20 ngày tuổi hươu mẹ dạy hươu con
tập chạy.
PHẦN 2:Khoanh vào câu trả lời đúng:
1: Dung dịch là gì?
A. Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan.
B. Hỗn hợp chất rắn không hòa tan với
chất lỏng.
C. Trộn lẫn đường, muối, than và nước.
D. Dung dịch nước và dầu hỏa.
2: Thế nào là sự biến đổi hóa học ?
A. Một chất nguyên vẹn như lúc đầu nếu thay đổi nhiệt độ.
B. Khi đem chưng cất, chất đó biến mất oàn toàn.
C. Sự biến đổi từ chất này sang chất khác .
D. Hai chất pha trộn thành chất khác.
3: Thủy tinh được làm từ chất gì?
A. Đất sét
B. Than đá và chất hóa học.
C. Cát trắng và một số chất khác.

D. Cát mịn và đất sét trắng.
- Xi măng được làm từ gì ? – Đất sét, đá vôi và một số chất khác
- Cao su tự nhiên được chế biến từ nhựa cây cao su. Cao su nhân tạo được chế biến từ than
đá , dầu mỏ.
- Chất dẻo được làm từ dầu mỏ và than đá.
4: Người ta dùng cao su để làm gì?
A. Tạo ra xăm và vỏ lốp xe, làm các chi tiết của đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
B.Làm ra các loại quả bóng dùng cho thể thao.
C.Chế tạo chất dẻo trong công nghiệp sản xuất đồ dùng.
D.Tất cả các câu trên đều đúng.
5: Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?
A. Lọc
B. Lắng
C. Chưng cất
D. Phơi nắng
6.. Để sản suất ra nước cất dùng trong y tế người ta dùng phương pháp ;
A. Lọc
B. Lắng
C. Chưng cất
D. Phơi nắng
7: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?
A. Mặt trời
B. Mặt trăng
C. Gió
D. Cây xanh
8: Hợp tử phát triển thành gì?
A. Hạt
B. Quả chứa hạt
C. Phôi năm trong hạt
9: Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?

A. Sự thụ phấn B. Sự thụ tinh
C. Sự sinh sản
10: Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.
B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.
C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.


11: Loài hươu có tập tính sống như thế nào?
A. Theo bầy đàn
B. Từng đôi
C. Đơn độc
12: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên con người khai thác và sử dụng chúng
cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
C. Cả hai ý trên.
13: Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.
B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.
C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt
động khác của con người.
D. Tất cả các ý trên.
14: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
A. Thức ăn, nước uống.
B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.
C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)
D. Tất cả các ý trên.
15: Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?
A. Nước tiểu, phân, rác thải.

B. Khí thải, khói.
C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
D. Tất cả các ý trên.
16: Yếu tố làm ô nhiễm môi trường nước là:
A Không khí
B. Nhiệt độ
C. Chất thải
D.Ánh sáng mặt trời
17/ Năng lượng của mặt trời được sử dụng để :
a. Chiếu sáng, sưởi ấm, giúp duy trì sự sống trên trái đất.
b. Làm khô các vật, làm muối từ nước biển.
c. Làm lò mặt trời để đun nấu, làm pin mặt trời để chạy máy phát điện.
d. Làm tất cả các việc nêu trên.
18./ Đa số động vật được chia thành mấy giống ?
a.Giống đực.
b. Giống cái.
c.Giống đực và giống cái .
d. Lưỡng tính.
19/ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
a.Mùa xuân.
b. Mùa hè.
C.Đầu mùa mưa.
D.Cuối thu.
20/ Hổ thường sống:
a.Theo bầy đàn.
b. Từng đôi.
C.Đơn độc
d. a, b đều đúng.
21/ Môi trường gồm :
a. Nhà ở, trường học, làng mạc, thành phố, công trường ,nhà máy.

b. Đất đá , không khí, nước, nhiệt độ, ánh sáng.
c. Thực vật., động vật, con người.
d. Tất cả những thành phần tự nhiện và thành phần nhân tạo.
22/ Tên nguồn năng lượng sạch hiện ở nước ta đang sử dụng là :
a. Năng lượng khí đốt.
c. Năng lượng của khí thiên nhiên.
b. Năng lượng của trái đất.
d. Năng lượng mặt trời, gió, nước chảy.
23/ Cây non nào mọc ra từ lá :
a.Cây dưa hấu.
b. Cây lá bỏng.
c.Cây gừng.
d. Cây khoai tây.


Câu 1: Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dung phương pháp nào ?
a. Lọc,

b. Lắng

c. Chưng cất

d. Phơi nắng

Câu 2: Để sản xuất ra muối từ nước biển người ta sử dụng phương pháp nào ?
a. Lọc,

b. Lắng

c. Chưng cất


d. Phơi nắng

Câu 3: Dung dịch là gì ?
a. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều
b. Hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau .
c. Cả hai ý trên
Câu 4: Ta có thể tách các chất ra khổi hỗn hợp bằng cách :
a- Lọc

b- Làm lắng

c- Sàng, sảy

d- Cả 3 phương pháp trên

Câu 5: Sự biến đổi hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Hòa tan đường vào nước.

B. Thả vôi sống vào nước.

C. Dây cao su bị kéo giãn ra.
Câu 4: Dưới đây là một số phát biểu về các nguồn năng lượng. Phát biểu nào sau đây không đúng
?
A. Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm mọi vật trên Trái Đất.
B. Từ năng lượng nước chảy người ta có thể tạo ra dòng điện.
C. Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió.
Câu 6: Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió ?
A. Thuyền buồm.


B. Quạt điện

C. Nhà máy thủy điện.

Câu 7: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là :
a. Mặt trời

b. Mặt trăng

c. Gió

d. Cây xanh

Câu : Vai trò của Mặt Trời đối với con người:
a. Sưởi ấm
d. Tất cả các ý trên

b. Làm ấm nước

c . Giúp con người làm khô thức ăn như ca , rau , quả …


Câu 8: Trong các năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch?
A. Năng lượng mặt trời.

B. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đốt,…

C. Năng lượng gió.

D. Năng lượng nước chảy.


Câu 9: Để tránh lẵng phí điện,bạn cần chú ý điều gì?
a-Chỉ sử dụng điện khi cần thiết.
b-Tắt các thiết bị sử dụng điện khi ra khỏi nhà.
c-Tiết kiệm điện khi đun nấu,sưởi,là(ủi) quần áo.
d-Cả 3 ý trên.
Câu 10: TRong các vật dưới đây , vật nào là nguồn điện :
a. Bóng đèn điện
Câu 11:

b. Bếp điện

c. Pin

d.Cả ba vật trên

Để thắp sáng một bóng đèn ta cần có những vật liệu gì?

A. Pin, bóng đèn, dây điện
B. Cái ngắt điện, dây điện, bóng đèn
C. Cái ngắt điện, bóng đèn, pin
Câu 12:
Các nhà máy thủy điện hoạt động được là nhờ:
A. Năng lượng điện
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng nước chảy
Câu 13: Các cơ quan sinh dục cái và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là:
A. Đài hoa và nhụy hoa.
B. Cánh hoa và bao phấn.
C. Nhụy và nhị.

Câu 14: Trong sự sinh sản của thực vật có hoa, bầu nhụy phát triển thành:
A. Phôi nằm trong hạt.

B. Quả chứa hạt.

C. Noãn.

Câu 15:ở giai đoạn nào của quá trình phát triển , bướm cải gây thiệt hại nhất?
A. Trứng.

B.Sâu.

C. Nhộng.

D. Bướm.

Câu 16 : Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là :
a. Sự thụ phấn

b. Sự thụ tinh


Câu : Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi
là gì ?
a. Sự thụ phấn

b. Sự thụ tinh

Câu 17: Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện
pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất ?

A. Tăng cường mối quan hệ giữa cây lúa, các sinh vật tiêu diệt sâu hại lúa với sâu hại lúa.
B. Tăng cường làm thủy lợi.
C. Tăng cường dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu.
Câu 18: Để diệt ruồi và gián , người ta sử dụng biện pháp nào?
A. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, chuồng trại chăn nuôi.
B. Giữ vệ sinh nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh.
C. Phun thuốc diệt ruồi và gián.
D. Thực hiện tất cả các việc trên.
Câu 19: Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra , trong trồng trọt người ta thường áp
dụng biện pháp nào ?
a. Phun thuốc trừ sâu

b. Bắt sâu

c. Diệt bướm

d. Thực hiện tất cả các việc

trên
Câu 20: Ếch là loài động vật sống:
A. Trên cạn.

B. Dưới nước.

C. Lưỡng cư

Câu 21: Dùng các từ: Sâu, Bướm cải điền vào trong sơ đồ sau để hoàn thiện sơ đồ chu trình sinh
sản của bướm cải

Sâu

Trứng

Nhộng


Bướm cải

a) Dựa vào sơ đồ trên, kể tên các biện pháp làm giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối,
hoa màu:
Các biện pháp: phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, bắt sâu, biện pháp sinh học (Học sinh kể được ít
nhất 2 biện pháp)
b) Nêu ý nghĩa của biện pháp sinh học: Góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái trên
đồng ruộng
Câu 22 : Thú là loài động vật đẻ con hay đẻ trứng:
a. Đẻ con

b. Đẻ con

Câu 21: Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
A. Mùa xuân và mùa hạ
C. Mùa thu và mùa đông

B. Mùa đông và mùa xuân.
D. Mùa hạ và mùa thu.

Câu 23: Hươu mẹ dạy hươu con tập chạy khi nào?
A. Khi hươu con mới được sinh ra.
B. Khi hươu con được khoảng 10 ngày tuổi.
C. Khi hươu con được khoảng 20 ngày tuổi.
D. Khi hươu con được khoảng 1 tháng tuổi.

Câu 24 : Môi trường bao gồm những thành phần nào ?
a.Nhà ở , trường học , làng mạc thành phố , công trường , nhà máy .
b. Đất đá , không khí , nước , nhiệt độ , ánh sang .
c. Thực vật ,động vật , con người .


d.Tất cả các ý trên .
Câu 25: Môi trường tự nhiên đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,…
B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống sản xuất.
C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt
động khác của con người.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 26 : Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
a. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản than và cộng đồng .
b. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên.Con người khai thác và sử dụng chúng
cho lợi ích của bản than và cộng đồng .
2. Tự luận :
Câu 27 : Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì ?
- Không có màu sắc đẹp , cánh hoa , đài hoa thường nhỏ hoặc không có
Câu : Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có đặc điểm gì ?
- Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm ,mật ngọt …. Hấp dẫn côn trùng .
Câu 28: Một số biện pháp cần làm để góp phần bảo vệ môi trường ?
1.Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
2.Luôn nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thường xuyên dọn dẹp cho môI trường sạch sẽ.
3.Làm ruộng bậc thang để chống việc rửa trôi đất.
4.Dùng các loại côn trùng để tiêu diệt các loại sâu bệnh
5.Xử lí các chất thải trước khi thải ra môi trường
Câu 29: Việc phá rừng dẫn đấn hậu quả gì ?
- Khí hậu bị thay đổi : lũ lụt ,hạn hán xảy ra thường xuyên .

- Đất bị xói mòn trở nên bạc .
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần , một số laòi đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ
bị tuyệt chủng .
Câu 30 : Nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá :


- Do đốt rừng làm nương rẫy , lấy củi , đốt than , lấy gỗ làm nhà , đóng đồ dung , phá rừng để lấy
đất làm nhà , làm đường ,….
Câu 31: Chúng ta nên sử dụng tài nguyên trên Trái Đất như thế nào ? Vì sao ?
- Chúng ta phải sử dụng tài nguyên có kế hoạch, đúng mục đích, khai thác hợp lí và tiết kiệm.
tài nguyên có hạn nên không khai thác đúng thì sẽ bị cạn kiệt.



Phần III: Tự luận :
1.Kể tên 5 động vật đẻ trứng, 5 động vật đẻ con
5 con vật đẻ trứng………………………………………………………………………………
5 con vật đẻ con:………………………………………………………………………………
2/ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì ?
Con người sử dụng năng lượng nước chảy để chuyên chở hàng hóa xuôi dòng nước ; làm
quay bánh xe nước đưa nước lên cao ; làm quay tua-bin của các máy phát điện ở nhà máy
phát điện.
3/ Theo bạn, việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ?
Đáp án: Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho :
 Khí hậu bị thay đổi ; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
 Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
 Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loại đã bị tuyệt chủng và một số loài
có nguy cơ bị tuyệt chủng.
4.Để tránh lãng phí điện khi ở nhà, ở trường em cần làm gì?
 Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, tivi...

 Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo (vì những việc này cần dùng nhiều năng
lượng điện)
5 Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết( Lấy 6 ví dụ về tài nguyên mà em
biết
Không khí , nước , năng lượng Mặt Trời , các khoáng sản , đất đai , sinh vật
6. Môi trường là gì? Môi trường là tất cả những gì trên trái đất này, bao gồm: biển cả, sông
ngòi, ao hồ, đất đai, sinh vật, khí quyển, ánh sáng, nhiệt độ...
Câu 7. Môi trường gồm những thành phần nào?
Môi trường gồm những thành phần tự nhiên như: địa hình, khí hậu, thực vật, động vật, con
người... và những thành phần nhân tạo như : làng mạc, thành phố, công trường, nhà máy....
Câu 8Tài nguyên thiên nhiên là gì? Hãy kể một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên. Con người khai
thác sử chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
- Một số tài nguyên thiên nhiên: Đất, nước, rừng, gió, thực vật, động vật,.....
Câu 9.Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người
những gì? + Cung cấp cho con người:
- Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi vui chơi giải trí...


- Các tài nguyên thiên nhiên dùng trong sản xuất và đời sống.
+ Nhận từ con người: chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt
động khác của con người.
Câu 10. Nêu các nguyên nhân khiến rừng bị tàn phá?
- Đốt rừng làm nương rẫy; lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,.....; phá rừng để
lấy đất làm nhà, làm đường,...
Câu 11. Việc phá rừng ồ ạt sẽ dẫn đến hậu quả gì?
+ Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
+ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
+ Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có
nguy cơ bị tuyệt chủng.

Câu 11b. tại sao lũ lụt thưởng xuyên xảy ra khi rừng đầu nguồn bị tàn phá
Câu 12: Nêu các nguyên nhân làm cho môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy
thoái?
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thuhẹp.
- Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường đất
13.Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và nước
- Xả rác bừa bãi, ruộng đồng bị phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
- Khí thải, tiếng ồn của xe cộ, các loại máy móc, bụi gỗ của làng nghề…
Câu 14a: Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường:
- Mọi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh và thường xuyên dọn vệ sinh cho môi trường sạch
sẽ.
- Trồng cây gây rừng, phủ xanh đât trống , đồi trọc.
- Làm ruộng bậc thang vừa giúp giữ đất vừa giúp giữ nước để trồng trọt.
- Thực hiện nghiêm ngặt việc xử lí nước thải.
- Sử dụng phân bón thuốc trừ sâu hợp lí.....
Câu 14b: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách
bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt; môi trường bị ô nhiễm ; suy thoái đất , lũ lụt
hạn hán xảy ra thường xuyên ; môi trường bị phá hủy gây biến đổi khí hậu.
Câu 15. Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường
-Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
- ở những vùng đồi núi , sườn dốc người ta thường làm ruộng bậc thang để giữ đất, giữ nước.
………………………………………………………………………………………………
Câu 16 : An toàn khi sử dụng điện
- Không chạm tay vào chỗ hở của đường dây điện hoặc các bộ phận kim loại nghi là có
điện. không dùng các vật bằng kim loại cắm vào nguồn điện.


- Khi thấy người bị điện giật phải ngắt ngay nguồn điện hoặc dùng vật khô như gỗ,

nhựa…. gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
17.Em hãy nêu 4 cách diệt ruồi và diệt gián
.................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
18. Tại sao phải tích cực diệt ruồi và giữ vệ sinh nơi ở?
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
19.Nêu 3 ví dụ con người sử dụng năng lượng gió, năng lượng Mặt trời
VD Sử dụng năng lượng gió......................................................................................................
.....................................................................................................................................................
VD sử dụng năng lượng mặt trời……….....................................................................................
.....................................................................................................................................................
19.Nêu các thành phần của môi trường nơi em sống
a. Thành phần tự nhiên:………………………………………………………………………..
....................................................................................................................................................
b. Thành phần nhân tạo…………………………........................................................................
....................................................................................................................................................
Câu 20.Kể tên một số chất đốt mà em biết ? Chất đốt nào ở thể rắn? Chất đốt nào ở thể
lỏng? Chất đốt nào ở thể khí ?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 21: Hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì khác ?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………



Câu 22; vẽ chu trình sinh sản của ruồi

Vẽ chu trình sinh sản của gián

vẽ chu trình sinh sản của ếch

vẽ chu trình sinh sản của bướm cải

23. Điền vào chỗ trống cho thích hợp
* Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là ………………………
* Các loài hoa thụ phấn nhờ gió không có………..........................................., cánh hoa và đài
hoa thường………………………………hoặc…………………………………….
*Trứng gà thường ấp trong khoảng ………ngày sẽ nở thành gà con.
* Ếch thường kêu vào ban …………, mùa mưa.
* Để đề phòng dây bị nóng có thể làm bốc cháy lớp vỏ nhựa, có thể làm cháy nhà, người ta
thường mắc thêm vào mạch điện một hộp…………………….Khi dòng điện quá mạnh, đoạn
dây chì sẽ………………, khiến cho mạch điện…………………….tránh được những sự cố
nguy hiểm về…………
*Môi trường bao gồm các…………………………………………và các…………………….
.......................................bao quanh……………………..có ảnh hưởng đến…………………..,
sản xuất, sự……………………..phát triển của con người và………………………………….
*Loài người phải sinh sản để……………………………………..nòi giống.
*Hiện nay rừng đang bị……………………………….., làm cho…………………………….
thay đổi, đất đai……………………………., động vật,……………………………quý hiếm
có nguy cơ bị………………………………………….
Câu 1: Trường hợp nào là biến đổi hóa học?
a. Cho vôi sống vào nước. ( Biến đổi hóa học)
b. Chưng đường trên ngọn lửa ( Biến đổi hóa học)
c. Đốt cháy tờ giấy ( Biến đổi hóa học)
d. Xi măng trộn cát và nước ( Biến đổi hóa học)

e. Đinh mới để ngoài trời tạo thành đinh gỉ ( Biến đổi hóa học)
g. Xé tờ giấy thành mảnh vụn ( Biến đổi lí học)
h. Xi măng trộn cát ( Biến đổi lí học)
k. Thổi thủy tinh ( Biến đổi lí học)
Câu 2: Nguồn năng lượng chủ yếu trên trái đất là gì ?Năng lượng mặt trời
Câu 3: Năng lượng mặt trời được dùng để làm gì?
Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện...
Câu 4: Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?


Năng lượng gió có thể dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện, quạt
mát, sấy khô các vật....
Câu 5: Con người đã sử dụng năng lượng nước chảy để làm gì?
Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyên chở hàng hóa xuôi dòng nước; làm quay bánh
xe nước đưa nước lên cao; làm quay tua-bin của các máy phát điện ở nhà máy thủy điện.
Câu 6: Bạn cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật:?
- Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có
điện. Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
- Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết.
- Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như ngắt cầu
dao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gỗ, gậy, tre, que nhựa... gạt dây điện ra
khỏi người bị nạn.
Câu 7: - Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa gọi là gì? Hoa
- Cơ quan sinh dục đực gọi là gì? Nhị
- Cơ quan sinh dục cái gọi là gì? Nhụy
Câu 8:
a) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì? Sự thụ phấn
b) Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn
gọi là gì? Sự thụ tinh
c) hợp tử phát triển thành gì? Phôi

d) noãn phát triển thành gì? Hạt
e) bầu nhụy phát triển thành gì? Quả
Câu 10: a. Kể tên một số loài hoa có cả nhị và nhụy( hoa phượng, dong riềng, râm bụt, sen,
đào, mơ, mận)
b. Kể tên một số loài hoa chỉ có nhị hoặc nhụy( bầu, bí, mướp, dưa chuột, dưa lê,...)
Câu 11: a. Một số cây con mọc lên từ hạt: ( Cây đậu, mướp, ngô, bí, bầu, lạc,.....)
b. Một số cây con mọc lên từ thân: ( cây mía, cây khoai tây, cây rau ngót, cây hoa hồng, cây
hành, cây tỏi,...)
c. Một số cây con mọc lên từ lá:( Cây bỏng, cây hoa quỳnh, cây hoa sen đá,...)
d. Một số cây con mọc lên từ rễ( cây gừng, cây riềng, cây nghệ, cây khoai lang, ...)
Câu 12. a./ Một số con vật đẻ trứng: ( gà, chim, rắn, cá sấu, vịt, rùa, cá vàng, sâu, đại bàng,
diều hâu, bướm,...)
Một số con vật đẻ con ( Chột, cá heo, , cá voi, , khỉ, dơi, voi, hổ, ngựa, lợn, chó, mèo, hươu,
nai, trâu, bò,....)
Câu 13.a) Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? Đầu mùa Hạ
b) Ếch đẻ trứng ở đâu? Đẻ trứng xuống nước
c) trứng ếch nở thành gì? Nở ra nòng nọc
Câu 14. a) Hổ thường sinh sản vào mùa nào? mùa Xuân và mùa Hạ
b) Vì sao Hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau khi sinh? Vì hổ con mới sinh nên rất yếu
ớt , hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng.
c) Khi nào hổ mẹ dạy con săn mồi? Khi hổ con được 2 tháng tuổi.
d) Khi nào hổ con có thể sống độc lập? Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.
Câu 15 . a) Hươu ăn gì để sống?
Ăn cỏ, lá cây


b) Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
1 con
c) Hươu con mới sinh đã biết làm gì? Đã biết đi và bú
d) khi hươu con được mấy ngày tuổi thì hươu mẹ dạy con tập chạy? 20 ngày tuổi

Câu 16. Điền từ đã cho thích hợp vào chỗ chấm
a) ( sinh dục; nhị; sinh sản; nhụy)
Hoa là cơ quan........... .......của những loài thực vật có hoa. Cơ quan...............đực gọi
là ........................ Cơ quan sinh dục cái gọi là.........................
b) ( trứng; thụ tinh; cơ thể mới; tinh trùng;
Đực và cái )
Đa số loài vật được chia thành hai giống :....................(1). Con đực có cơ quan sinh dục đực
tạo ra ...................(2). Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra...............(3). Hiện tượng tinh
trùng kết hợp với trứng gọi là sự .....................(4). Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển
thành................................(5), mang những đặc tính của bố và mẹ.



×