Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

các chức năng chính của nhà tâm lý lâm sàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.36 KB, 2 trang )

các chức năng chính của nhà tâm lý lâm sàng
1. Chẩn đoán, đánh giá tâm lý lâm sàng
 Liên quan đến thu thập thông tin cá nhân: hành vi, các đặc trưng nhân cách, các năng

lực và hoạt động trí tuệ
 Thuộc một trong ba lĩnh vực sau: trắc nghiệm, hỏi chuyện/phỏng vấn lâm sàng, quan

sát lâm sàng => chẩn đoán, đánh giá, can thiệp trị liệu
 Mục tiêu của đánh giá lâm sàng ban đầu: thiết lập quan hệ lâm sàng – tìm hiểu thông

tin và sàng lọc vấn đề của thân chủ (dùng DSM hoặc ICD) – lý giải các vấn đề của
thân chủ - kế hoạch can thiệp – trị liệu cho thân chủ
 Cần chú ý những thông tin sau: biểu hiện của vấn đề, hoàn cảnh xuất hiện vấn đề và

đặc điểm của thân chủ
2. Can thiệp, trị liệu tâm lý
 Diễn ra sau đánh giá tâm lý lâm sàng
 Mục tiêu: giúp thân chủ hiểu hơn vấn đề của bản thân và có giải pháp giải quyết

những vấn đề tâm lý gây lo lắng; giúp thân chủ hiểu bản chất các cảm xúc và sự đáp
ứng của bản thân với khó khăn tâm lý.
 Là hoạt động phổ biến nhất của nhà tâm lý lâm sàng, dựa trên những định hướng lý

thuyết cụ thể
 Nhà tâm lý lâm sàng cần có nhận thức tốt về vấn đề của thân chủ; luôn tiến hành

kiểm tra, đánh giá lại nhận thức của bản thân thông qua quá trình can thiệp, trị liệu
tâm lý
3. Nghiên cứu: các lĩnh vực nghiên cứu tương đối rộng
 Từ tâm lý học thần kinh, dược lý học tâm lý, tâm lý học sức khỏe đến những căn


nguyên của các rối loạn tâm thần ở trẻ em và người lớn


 Từ những chẩn đoán về các rối loạn này đến những can thiệp của cộng đồng nhằm

phòng ngừa chúng
 Từ sự đánh giá của nhà tâm lý trị liệu đến sự ảnh hưởng của người trợ giúp không

chuyên
4. Đào tạo: giảng dạy các môn học có liên quan trong các trường đại học, cao đẳng,

hoặc giảng dạy các khóa tập huấn cho các trung tâm, dịch vụ trợ giúp về tâm lý, y
học, … cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau; dạy trị liệu.
5.

Thăm khám/Tư vấn: giáo dục, cung cấp lời khuyên và thực hiện các dịch vụ
trực tiếp cho các tổ chức, doanh nghiệp.

6. Giám sát: hướng dẫn và theo dõi quá trình thực tập, thực hành của người học tại

cơ sở thực hành; hỗ trợ người học khi họ có vướng mắc trong quá trình thực hành
7. Công tác quản lý: công tác quản lý là một nhiệm vụ quan trọng quyết định sự

sống còn của 1 tổ chức, bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh
và ra quyết định.



×