Tải bản đầy đủ (.doc) (232 trang)

Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 232 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH --------

NGUYỄN THN HỒNG HẠNH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG

KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH --------

NGUYỄN THN HỒNG HẠNH

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI
SINH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH

: KẾ TOÁN

MÃ SỐ

: 934.03.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS-TS. HÀ XUÂN THẠCH
2. TS. PHẠM CHÂU THÀNH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


1i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


2i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tác giả luôn
nhận được sự hướng dẫn tận tình, những lời động viên, khích lệ, sự giúp đỡ từ quý
Thầy Cô giáo, Gia đình và Bạn bè. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận án này.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hà Xuân Thạch,
và TS Phạm Châu Thành, giảng viên hướng dẫn nghiên cứu của tôi. Các Thầy đã tận
tình hướng dẫn, nhận xét, góp ý quý báu để xây dựng đề cương luận án và sự hướng

dẫn nhiệt tình, tận tâm của các Thầy trong suốt quá trình nghiên cứu. Đồng thời, tôi
cũng học được rất nhiều từ Thầy về kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm quý
báu để thực hiện luận án.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Kế
toán – Kiểm toán nói riêng và quý Thầy, Cô ở trường Đại học Kinh tế TP.HCM nói
chung nơi tôi học tập và nghiên cứu, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán
Trường Đại học Mở TP.HCM, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các chuyên gia, lãnh đạo và các kế toán
viên ở các doanh nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ cho tác giả hoàn thành
luận án.
Sau cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất dành cho ba mẹ, anh chị em, và bạn bè tôi
đã luôn quan tâm, động viên và luôn tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2019
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hồng Hạnh


3i

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan............................................................................................................................... 1i
Lời cám ơn.................................................................................................................................... 2i
Mục lục.......................................................................................................................................... 3i
Danh mục ký hiệu các chữ viết tắt........................................................................................ 8i
Danh mục các bảng biểu........................................................................................................ 10i
Danh mục các hình vẽ, đồ thị............................................................................................... 11i
Danh mục phụ lục.................................................................................................................... 12i

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
1. Vấn đề nghiên cứu........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.............................................................. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 6
5. Đóng góp của nghiên cứu............................................................................................... 8
6. Cấu trúc của luận án........................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ
CÔNG BỐ...................................................................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu........................................................................................................................ 1
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới.........................1
1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh...............2
1.2.2 Nhu cầu cần có kế toán cho các doanh nghiệp sử dụng CCTCPS..............6
1.2.3 Nghiên cứu về kế toán CCTCPS........................................................................ 9
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước.........................21
1.4. Nhận định về các công trình nghiên cứu trước và xác định khe trống
nghiên cứu............................................................................................................................ 24
1.4.1. Nhận định về các công trình nghiên cứu trước............................................ 24
1.4.2. Xác định khe trống nghiên cứu........................................................................ 26
1.5. Kết luận......................................................................................................................... 28


4i

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................... 29
2.1. Giới thiệu...................................................................................................................... 29
2.2. Tổng quan về kế toán công cụ tài chính phái sinh.............................................. 29
2.2.1. Các khái niệm...................................................................................................... 29
2.2.2. Khái niệm hợp đồng công cụ tài chính phái sinh........................................ 31
2.2.3. ChuNn mực kế toán quốc tế và các văn bản hướng dẫn của Việt N am

liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh.................................................. 34
2.3. Các lý thuyết nền tảng..................................................................................................... 42
2.3.1. Lý thuyết thông tin hữu ích.............................................................................. 42
2.3.2. Lý thuyết tín hiệu................................................................................................ 43
2.3.3. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp................................................................. 45
2.3.4. Lý thuyết cung cầu............................................................................................. 47
2.3.5. Lý thuyết lập quy kinh tế.................................................................................. 48
2.4. Các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh
ở các doanh nghiệp............................................................................................................. 50
2.4.1. N hân tố thị trường............................................................................................. 50
2.4.2. N hân tố pháp lý.................................................................................................. 51
2.4.3. N hân tố con người - nhà quản trị................................................................... 52
2.4.4. N hân tố con người – N gười làm kế toán..................................................... 52
2.4.5. N hân tố đào tạo, bồi dưỡng............................................................................. 53
2.4.6. N hân tố công nghệ thông tin, truyền thông, phần mềm kế toán.............54
2.5. Thực trạng về các văn bản pháp quy liên quan đến kế toán công cụ tài
chính phái sinh ở Việt N am............................................................................................. 55
2.6. Kết luận......................................................................................................................... 61
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 62
3.1 Giới thiệu....................................................................................................................... 62
3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 62
3.2.1 Xác định phương pháp........................................................................................ 62
3.2.2 Thiết kế nghiên cứu............................................................................................. 64
3.2.3 Khung nghiên cứu luận án......................................................................65


5i
3.3. Quy trình nghiên cứu định tính giai đoạn 1 ................................................ 68

3.4. Quy trình nghiên cứu định tính giai đoạn 2 ................................................ 72

3.5. Quy trình nghiên cứu định lượng................................................................ 77
3.5.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 78
3.5.2 Thực hiện nghiên cứu............................................................................ 78
3.6. Kết luận....................................................................................................... 88
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................. 90
4.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 90
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và bàn luận .................................................. 90
4.2.1. N ghiên cứu định tính giai đoạn 1 ......................................................... 90
4.2.2. N ghiên cứu định tính giai đoạn 2 ....................................................... 101
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng và bàn luận ............................................. 105
4.3.1. Kết quả xây dựng thang đo ................................................................ 105
4.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng........................................................... 108
4.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu:............................................................. 128
4.4 Kết luận...................................................................................................... 139
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN ....................................................... 141
5.1 Giới thiệu ................................................................................................... 141
5.2 Kết luận...................................................................................................... 141
5.2.1 Kết luận liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ nhất ........................ 141
5.2.2 Kết luận liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thứ hai .......................... 141
5.3 Một số kiến nghị .................................................................................... 144
5.3.2 Một số kiến nghị mang tính quản trị dựa trên hàm ý nghiên cứu ....... 151
5.4 Kết luận...................................................................................................... 154
KẾT LUẬN CHUNG LUẬN ÁN ......................................................................... 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ............... 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 159
DANH MỤC PHỤ LỤC............................................................................................

1



6i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

AASB

Hội đồng chuNn mực kế toán Úc

ASC

ChuNn hóa chuNn mực kế toán

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCTC

Báo cáo tài chính

BTC

Bộ Tài chính

CCPS


Công cụ phái sinh

CCTC

Công cụ tài chính

CCTCPS

Công cụ tài chính phái sinh

CMKT

ChuNn mực kế toán

CN TT

Công nghệ thông tin

CSH

Chủ sở hữu

DN

Doanh nghiệp

EFA

Phân tích nhân tố khám phá


FAS

ChuNn mực kế toán tài chính Mỹ

FASB

Hội đồng ChuNn mực kế toán tài chính Mỹ

GT

Xây dựng lý thuyết dựa vào quá trình thu thập và phân tích
dữ liệu một cách có hệ thống

GTHL

Giá trị hợp lý

IAS

ChuNn mực kế toán quốc tế

IASB

Hội đồng ChuNn mực kế toán quốc tế

IASC

Ủy ban ChuNn mực kế toán quốc tế

IFRS


ChuNn mực báo cáo tài chính quốc tế

KMO

Hệ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích
nhân tố

KSN B

Kiểm soát nội bộ

KTTC

Kế toán tài chính


7i

N Đ - CP

N ghị định - Chính phủ

N HN N

N gân hàng nhà nước

N HTM

N gân hàng thương mại


N PTTC

N ợ phải trả tài chính

N QT

N hà quản trị

PMKT

Phần mềm kế toán



Quyết định

ROA

Lợi nhuận trên tài sản

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SFAS

ChuNn mực trình bày kế toán tài chính

TCTD


Tổ chức tín dụng

TSTC

Tài sản tài chính

TT-BTC

Thông tư-Bộ Tài chính

US GAAP

Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung ở Mỹ

VAS

ChuNn mực kế toán Việt N am


8i

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng

Tên gọi

Trang


2.1

Công cụ tài chính phái sinh và các biến số cơ sở theo IAS
39/IFRS 9

33

2.2

Tổng hợp các văn bản pháp lý về kế toán công cụ tài
chính phái sinh

57

4.1

Kết quả phỏng vấn định tính giai đoạn 1

92

4.2

Thống kê phỏng vấn chuyên gia về nhân tố

101

4.3

Hệ thống các chỉ báo cho từng nhân tố


105

4.4

Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha với mẫu
thử nghiệm

107

4.5

Kết quả phân tích bằng hệ số Cronbach Alpha với mẫu
chính thức

113

4.6

Tổng hợp các chỉ báo cho quá trình phân tích tiếp theo

116

4.7

Kết quả phân tích nhân tố khám phá – EFA

118

4.8


Kết quả phân tích hồi quy mẫu chung gồm doanh nghiệp
tài chính và phi tài chính

121

4.9

Kết quả phân tích hồi quy doanh nghiệp tài chính

123

4.10

Kết quả phân tích hồi quy doanh nghiệp phi tài chính

124

4.11

Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy

125

4.12

Tổng hợp giá trị trung bình

125



9i

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THN
Hình

Tên gọi

Trang

3.1

Mô hình thiết kế phương pháp hỗn hợp

64

3.2

Quy trình nghiên cứu chính thức của luận án

66

3.3

Quy trình nghiên cứu định tính chi tiết giai đoạn 1

69

3.4

Quy trình nghiên cứu định tính chi tiết giai đoạn 2


73

3.5

Mô hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động
đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh

76

3.6

Quy trình nghiên cứu định lượng chi tiết

78


10i

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục

Tên phụ lục

1

Bảng câu hỏi thảo luận cho nghiên cứu định tính
giai đoạn 1

2


Danh sách chuyên gia

Trang
1

2A

Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn chính
thức định tính giai đoạn 1

2

2B

Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn thử định
tính giai đoạn 2

3

2C

Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn chính
thức định tính giai đoạn 2

4

2D

Danh sách chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh

vực nghiên cứu khoa học tham gia đóng góp ý kiến

5

3

Bảng câu hỏi thảo luận nháp cho nghiên cứu định
tính giai đoạn 2

6

4

Bảng câu hỏi thảo luận chính thức cho nghiên cứu
định tính giai đoạn 2

8

5

Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ

10

6

Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho khảo sát sơ bộ

15


7

Bảng câu hỏi khảo sát chính thức

25

8

Phân tích hệ số Cronbach Alpha cho khảo sát chính
thức

29

9

Phân tích nhân tố khám phá - EFA

37

10

Phân tích hồi quy mẫu chung

40


11i

11


Phân tích hồi quy doanh nghiệp tài chính

41

12

Phân tích hồi quy doanh nghiệp phi tài chính

42

13

Danh sách doanh nghiệp khảo sát chính thức

43


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Henning (2011), công cụ tài chính được biết đến cách
đây 8000 năm trước công nguyên, tuy nhiên cùng với thời gian và qua sự sáng tạo bởi
các ngân hàng thuộc trục tài chính London - Phố Wall thì công cụ tài chính ngày càng
đa dạng và phức tạp hơn. Bức tranh tổng thể về công cụ tài chính bao gồm tài sản tài
chính, nợ tài chính và công cụ tài chính phái sinh. Trong đó, công cụ tài chính phái
sinh được sử dụng hầu hết trong các tổ chức nhằm mục đích chính là phòng ngừa rủi
ro.
Cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 đầu năm 2009 ở Mỹ, bắt nguồn từ
chính sách cho vay tín dụng, chính sách tiền tệ nới lỏng duy trì trong thời gian dài,

dẫn đến hình thành “siêu bong bóng” tài chính và bất động sản. Cùng với sự phát
triển của nhiều dịch vụ và sản phNm tài chính mới trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng, những biến đổi các khoản cho vay thành công cụ đầu tư, tạo điều kiện cho thị
trường tín dụng phục vụ cho thị trường bất động sản dẫn đến sự phá sản của các tập
đoàn tài chính và ngân hàng lớn của Mỹ như tập đoàn tài chính Fannie Mae và
Freddie Mac, ngân hàng lớn như Lehman Brothers, City Bank Group và dẫn đến sự
đổ vỡ dây chuyền.
Sự bùng nổ của khủng hoảng lan nhanh sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đó
là N hật Bản đã chính thức công bố lâm vào suy thoái kinh tế ngày 18/11/2008. Trước
đó, khu vực đồng tiền chung Euro cũng lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ khi hình
thành năm 1999. Trầm trọng hơn đối với các nền kinh tế lớn nhất Châu Âu như Đức
rơi vào cuộc suy thoái lớn nhất trong vòng 12 năm qua. Kinh tế Anh cũng lâm vào
suy thoái. Số liệu thống kê của Italia cho biết nền kinh tế nước này cũng đang rơi vào
suy thoái, đây là cuộc suy thoái nặng nề nhất kể từ năm 1992. Trong khi đó, tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước Trung và Đông Âu năm 2008 chỉ còn
3,2% so với 5,4% năm 2007 (Quang và Thuỳ, 2010).
Dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Trung Quốc sau
nhiều năm tăng trưởng ở mức hai con số, cũng đã giảm chỉ còn 9% trong quý


2

III/2008. Ở N ga, khủng hoảng tài chính đang ngày càng trầm trọng khi đồng Rúp mất
giá mạnh. Trước nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và giá dầu thế giới giảm
mạnh, N ga đã chi 190 tỷ USD nhằm hỗ trợ hệ thống tài chính và ngân hàng, và các
ngành kinh tế then chốt. Ở Đông N am Á, dù ở mức độ khác nhau, các nước trong
khu vực Đông N am Á ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu. Singapore là quốc gia đầu tiên rơi vào suy thoái năm 2008, trong đó dịch vụ
tài chính ngân hàng là một trong ba lĩnh vực then chốt, bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Thái Lan và Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng chung trong cuộc khủng hoảng này.

Pakixtan là nước Châu Á đầu tiên kêu gọi Quỹ tiền tệ Quốc tế trợ giúp 6,5 tỷ USD
(Quang và Thuỳ, 2010).
Xu hướng toàn cầu hóa mang đến sự gia tăng thương mại và dòng vốn quốc tế,
cùng sự biến động của giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá hối đoái,... là những nguyên
nhân có thể dẫn đến rủi ro tiềm Nn cho các doanh nghiệp. Để hoạt động hiệu quả và
bền vững, mỗi doanh nghiệp cần nhận thức và ngăn ngừa những rủi ro, bất trắc có thể
đe dọa hoạt động kinh doanh ở đơn vị (Crawford và cộng sự, 1997).
Với chức năng tạo lập hệ thống thông tin kinh tế nhằm phục vụ cho việc điều
hành và ra quyết định kinh tế của N hà nước nói chung và trong mỗi doanh nghiệp,
đồng thời nhằm thỏa mãn yêu cầu thông tin cho các nhà quản trị, các nhà đầu tư và
các đối tượng có liên quan khác, kế toán được xem là công cụ quản lý kinh tế, kiểm
soát nguồn lực kinh tế trong mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp Việt N am hiện nay vẫn chưa nhận thức được các rủi ro tiềm Nn có thể xảy ra
từ toàn cầu hóa tài chính, nhưng tất yếu Việt N am phải thực hiện phòng ngừa và hạn
chế rủi ro thông qua sử dụng công cụ tài chính phái sinh bởi:
 Hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các
quốc gia, các tổ chức kinh tế thế giới là một cơ hội để đưa Việt N am trở thành quốc
gia có nền kinh tế phát triển và cũng là xu hướng tất yếu, tuy nhiên nó cũng hàm chứa
rất nhiều rủi ro tiềm Nn mà các doanh nghiệp chưa thể nhận diện ngay được.
 Theo Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành: Phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc
(bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái


3

sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung…), vận hành theo thông lệ quốc tế
tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế”, và Quyết định
số 480/QĐ-TTg vào ngày 18/03/2013 “Về việc phê duyệt Chiến lược kế toán
- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm

(i) Tạo lập một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, phù hợp và phát triển; (ii) Xây dựng và
phát triển một hệ thống khuôn khổ pháp lý với các thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ
thể Việt N am (iii) Phát triển mạnh nguồn nhân lực ngang tầm với các nước phát triển
trong khu vực; (iv) Tăng cường quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm tạo lập
mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt N am và các nước trong khu vực,
trên thế giới…
 Đặc điểm về sử dụng và cung cấp thông tin của kế toán trong hoạt động của
từng doanh nghiệp trong chừng mực nào đó có ảnh hưởng đến giá chứng khoán nói
riêng và thị trường tài chính nói chung. Do đó, các đối tượng tham gia trong nền kinh
tế cần thiết phải đảm bảo sử dụng và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, trung thực,
thích hợp, minh bạch và đáng tin cậy.
 Đặc điểm về thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc doanh nghiệp phải
sử dụng công cụ tài chính phái sinh, để: (i) gia tăng giá trị doanh nghiệp (Froot và
cộng sự, 1993); (ii) giảm chi phí phá sản dự kiến và tăng giá trị doanh nghiệp (Smith
và Stulz, 1985); (iii) giảm nguy cơ rủi ro tiềm Nn hoặc quản lý rủi ro dự kiến (Stulz,
1996; Leland, 1998); (iv) bù đắp những rủi ro kinh doanh vốn có (Danthine, 1978);
(v) giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí vốn vay, ổn định thu nhập (Barton, 2001). Do đó,
sử dụng công cụ tài chính phái sinh góp phần quản trị rủi ro và kiểm soát nền kinh tế.
Trên thế giới, các doanh nghiệp tìm đến các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa
rủi ro và nâng cao giá trị doanh nghiệp (Fatemi và Luft, 2002). Theo giải thích của
Heaney & Winata (2005), công cụ tài chính phái sinh có thể làm giảm tình hình
khủng hoảng tài chính bởi xác suất mà một công ty rơi vào khủng hoảng tài chính có
liên quan đến nợ và tài sản lưu động, lưu chuyển tiền tệ và chia cổ tức của công ty đó.
Đối với Sajjad và cộng sự (2013), sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm tránh
những rủi ro mang tính hệ thống và không hệ thống, các công cụ tài chính


4

phái sinh đem lại lợi ích kinh tế lớn, tăng tính thanh khoản và huy động vốn giúp tăng

trưởng kinh tế. Theo Stulz (2005), các giao dịch phái sinh đã phát triển nhanh chóng
nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin đã xây dựng được các sản phNm phái sinh
mới và giá trị của nó được xác định một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số công cụ
tài chính phái sinh không được sử dụng với lý do là các công ty chưa gặp thiệt hại về
rủi ro, đồng thời do nhận thức, kiến thức chuyên môn về phòng ngừa rủi ro của người
sử dụng, nhà phân tích, nhà đầu tư (Kapitsinas, 2008).
Một phần không thể tách rời trong hoạt động giao dịch đối với công cụ tài chính
phái sinh đó chính là kế toán công cụ tài chính phái sinh. Sự cần thiết cho việc tạo lập
các quy định liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh nhằm hỗ trợ cho các
đối tượng sử dụng thông tin biết được lợi ích của việc sử dụng các công cụ tài chính
phái sinh, đồng thời để đảm bảo chất lượng cũng như tăng cường độ tin cậy của thông
tin kế toán liên quan trực tiếp đến công cụ tài chính phái sinh chỉ được doanh nghiệp
thực hiện khi những quy định được ban hành kịp thời, đồng bộ và chặt chẽ. N gược
lại, việc thiếu vắng các quy định kế toán không những không đảm bảo chất lượng
thông tin kế toán mà còn gây rất nhiều khó khăn cho các đối tượng liên quan như
người thực hành, người lập, người sử dụng, người kiểm tra...
Cùng với đà tăng trưởng của thị trường phái sinh, các sản phNm tài chính phái
sinh, tác giả nhận thấy sự cần thiết để các doanh nghiệp Việt N am áp dụng kế toán
công cụ tài chính phái sinh vào hoạt động sản xuất kinh doanh cho mục đích phòng
ngừa rủi ro. Do đó tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: Các nhân tố tác động đến việc
áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt N am.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận án là xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng kế
toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp Việt N am bao gồm cả nhân tố vĩ
mô và vi mô. Để thực hiện được mục tiêu này, tác giả xác định các mục tiêu cụ thể,
bao gồm:
-

Xác định nhu cầu áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh ở các doanh


nghiệp có sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro.


5

- N ghiên cứu những nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài
chính phái sinh ở các doanh nghiệp Việt N am.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đến việc áp dụng kế toán
công cụ tài chính phái sinh ở các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp tài chính,
phi tài chính nói riêng.
b. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nội dung chính của luận án cần trả lời các câu hỏi
nghiên cứu cụ thể như sau:
1. Đánh giá nhu cầu có hay không về sử dụng kế toán công cụ tài chính phái
sinh ở các doanh nghiệp có sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro?
2. N hững nhân tố nào tác động đến việc áp dụng kế toán công cụ tài chính
phái sinh ở các doanh nghiệp?
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc áp dụng kế toán
công cụ tài chính phái sinh đối với:
3a. Các doanh nghiệp Việt N am?
3b. Các doanh nghiệp tài chính?
3c. Các doanh nghiệp phi tài chính?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng phân tích hay còn được gọi là đơn vị phân tích được tác giả thực
hiện tại nghiên cứu này chính là các doanh nghiệp Việt N am đã, đang sử dụng công
cụ tài chính phái sinh và kế toán công cụ tài chính phái sinh.
Đối tượng thu thập dữ liệu hay còn được gọi là đối tượng khảo sát tại nghiên
cứu này là các nhà quản trị cấp cao, cấp trung và người làm kế toán tại các doanh

nghiệp.
Các chuNn mực kế toán quốc tế liên quan đến nội dung kế toán công cụ tài
chính phái sinh.
ChuNn mực và chế độ kế toán Việt N am iên quan đến nội dung kế toán công
cụ tài chính phái sinh.


6

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu:
Các tổ chức tín dụng đã và đang áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh
cho mục đích phòng ngừa rủi ro ở Việt N am.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hoạt động tại Việt N am đã, đang sử
dụng công cụ tài chính phái sinh.
Giới hạn nghiên cứu: nội dung nghiên cứu không đề cập đến: o
Hoạt động kinh doanh kiếm lời đối với sản phNm phái sinh.
o Xác định nghĩa vụ thuế.
o Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa sử dụng công cụ tài chính phái
sinh cho hoạt động phòng ngừa rủi ro.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm
phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Tuần
tự nghiên cứu định tính sẽ được thực hiện trước, theo sau đó là phương pháp định
lượng, cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
Với câu hỏi nghiên cứu thứ 1: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra phỏng
vấn chuyên gia đã, đang sử dụng công cụ tài chính phái sinh. Mục đích nhằm đánh
giá các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh để theo

dõi, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định phù hợp.
Với câu hỏi nghiên cứu thứ 2: Tác giả dựa trên các lý thuyết nền tảng và
các công trình nghiên cứu trước, kết hợp với kết quả nghiên cứu ở câu hỏi thứ nhất để
đưa ra bảng khảo sát chuyên gia về những nhân tố tác động đến việc áp dụng kế toán
công cụ tài chính phái sinh. Thông qua thực hiện phương pháp Grounded Theory,
phỏng vấn và điều tra sâu các chuyên gia đã, đang thực hiện kế toán công cụ tài chính
phái sinh, cho đến khi nội dung nghiên cứu đạt điểm bão hòa. Mục đích nhằm nhận
diện các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh, đồng
thời dò tìm các chỉ báo trong thực tế cho từng nhân tố tác động đến áp


7

dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh, làm cơ sở để xây dựng thang đo cho từng
nhân tố. Từ đó hình thành mô hình nghiên cứu dự kiến.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Với câu hỏi thứ nghiên cứu thứ 3: Sau khi hình thành bảng câu hỏi chính
thức từ kết quả điều tra của câu hỏi nghiên cứu thứ 2. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề ra ở bước nghiên
cứu định tính, và kết quả của nghiên cứu định lượng là cơ sở để tác giả đề xuất một số
kiến nghị liên quan đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh cho các doanh
nghiệp tại Việt N am. N ghiên cứu định lượng được tiến hành qua 2 bước, cụ thể:
Bước nghiên cứu sơ bộ: Mục đích tại bước này nhằm xây dựng bảng câu hỏi
chính thức cho bước nghiên cứu định lượng gồm các chỉ báo của mô hình đo lường.
Bảng câu hỏi khảo sát thử được hoàn chỉnh câu chữ và hoàn thiện nội dung
các chỉ báo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc, thông qua quá trình phỏng vấn
thử với 50 mẫu quan sát. Kết quả nghiên cứu sơ bộ nhằm:
(i) Kiểm định độ tin cậy của thang đo
(ii) Hoàn thiện thang đo, đưa ra bảng câu hỏi chính thức cho bước nghiên cứu
chính thức.

Bước nghiên cứu chính thức: Mục đích tại bước này nhằm khám phá nhân tố
và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến áp dụng kế toán đối với các
doanh nghiệp Việt N am nói chung, doanh nghiệp tài chính, phi tài chính nói riêng, cụ
thể:
- Tác giả tiến hành điều tra diện rộng với quy mô mẫu tối thiểu là số quan sát
bằng số biến trong mô hình nhân lên 5 lần (Bollen, 1987).
- Phương pháp thu thập dữ liệu: phương pháp lấy mẫu có chủ đích (Russel
Bernard, 2006), từ những đơn vị đã, đang sử dụng công cụ tài chính phái sinh thông
qua phỏng vấn trực tiếp, qua mail, phát bảng câu hỏi...
- Phân tích dữ liệu: Các kỹ thuật phân tích được sử dụng để thực hiện luận án
bao gồm:


8

+ Thống kê mô tả được sử dụng nhằm mục đích mô tả sơ bộ các đặc điểm của
mẫu nghiên cứu.
+ Kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha
nhằm mục đích phát hiện những mục hỏi không đáng tin cậy trong quá trình nghiên
cứu.
+ Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục đích bóc tách, sắp xếp các mục
hỏi để đo lường các khái niệm, biến tiềm Nn.
+ Phân tích tương quan và hồi quy nhằm mục đích tìm ra các mối quan hệ
nhân quả giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
+ Kết quả phân tích hồi quy trên ba góc độ đo lường tương ứng với ba mẫu
đánh giá: doanh nghiệp chung, doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi tài chính.
5. Đóng góp của nghiên cứu
5.1. Về mặt khoa học
- Phát hiện các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái
sinh ở Việt N am, bổ sung vào cơ sở lý thuyết về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng

về áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh một nội dung mới ở các nền kinh tế
phát triển trên thế giới.
- Xác lập được các thang đo cho từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu.
- Bổ sung kiến thức vào nguồn tài liệu hiện hữu về kế toán công cụ tài chính
phái sinh phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ở các trường đại học,
viện nghiên cứu liên quan đến ngành.
5.2. Về mặt thực tiễn:
- Xác định được các nhân tố tác động đến áp dụng kế toán công cụ tài chính
phái sinh trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt N am.
- Đánh giá được các nhân tố và đưa ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh tại Việt N am.
- Đo lường được các nhân tố đến áp dụng kế toán công cụ tài chính phái
sinh:


9

o Xét ở tầm vĩ mô, làm cơ sở khoa học để cơ quan nhà nước đưa ra chính sách
phù hợp cho các doanh nghiệp đang áp dụng tại Việt N am, và hướng đến hội nhập
kinh tế thế giới.
o Xét ở tầm vi mô, doanh nghiệp đưa ra định hướng, chiến lược phát triển
công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro, chiến lược phòng ngừa rủi ro và
chiến lược đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động của đơn vị, đồng thời
đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tổng hợp nhằm giúp các doanh nghiệp
và các bên liên quan có cái nhìn tổng thể về kế toán công cụ tài chính phái sinh ở Việt
N am hiện nay nhằm đưa ra quyết định kinh tế kịp thời.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận án gồm 5 chương được thiết kế
như sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố. Tác giả thực hiện
hệ thống các công trình nghiên cứu đã được công bố liên quan đến kế toán công cụ tài
chính phái sinh, làm cơ sở để tác giả xác định khe trống nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Tác giả tiến hành hệ thống cơ sở lý thuyết về kế
toán công cụ tài chính phái sinh nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của kế toán công cụ tài
chính phái sinh trong phạm vi phòng ngừa rủi ro; và xác định các lý thuyết nền tảng
làm cơ sở, giải thích cho các nhân tố trong mô hình nghiên cứu dự kiến và phát triển
các giả thiết nghiên cứu của luận án.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Tác giả tiến hành xây dựng một quy trình
nghiên cứu hợp lý và áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp nhằm hoàn thành
mục tiêu đề ra.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Tác giả trình bày kết quả và bàn
luận kết quả nghiên cứu định tính và định lượng từ quá trình kiểm định mô hình
nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Tác giả kết luận về kết quả nghiên cứu định
tính, định lượng, đồng thời vận dụng kết quả này, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị
đối với cơ quan ban hành và một số chính sách quản trị ở doanh nghiệp.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
1.1. Giới thiệu
Mục đích của chương tổng quan nhằm hệ thống các công trình nghiên cứu đã
được công bố liên quan đến kế toán công cụ tài chính phái sinh, làm cơ sở để tác giả
xác định khe trống nghiên cứu.
Kết cấu của chương 1 được thiết kế thành 5 phần. Tuần tự tác giả thực hiện
như sau: phần 1 Giới thiệu; phần 2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố
trên thế giới; phần 3 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước;

phần 4 N hận định về các công trình nghiên cứu trước và xác định khe trống nghiên
cứu; và phần 5 Kết luận.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trên thế giới.
Trên thế giới, sự gia tăng sử dụng công cụ tài chính phái sinh không thể chối
cãi. Mức độ sử dụng công cụ tài chính phái sinh theo nghiên cứu của Bartov và cộng
sự (1996) là 39% ở Hoa Kỳ; 53% ở N ew Zealand (Berkman và cộng sự, 1997) và
Thụy Điển là 52% (Alkeback và Hagelin, 1999); 80% doanh nghiệp sử dụng để tự
phòng ngừa rủi ro, 44% sử dụng để phòng ngừa rủi ro và có trình bày trên Báo cáo tài
chính, 67% quan tâm đến hạch toán kế toán công cụ tài chính phái sinh (Bodnar và
cộng sự, 1998). Theo nghiên cứu của Bodnar và Gebhardt (1999), khả năng sử dụng
sản phNm phái sinh ở Mỹ là 57%, ở Đức là 78%, phái sinh ngoại tệ được sử dụng
phổ biến nhất, theo sau là lãi suất, hàng hóa; theo Sheedy (2001) thì Mỹ chiếm 50%,
Hồng Kong 81%, Singapore 75%; 59% ở Thụy Điển (Alkeback và cộng sự, 2006);
67% ở Anh (El-Masry, 2006)...
Qua hàng loạt các hoạt động nghiên cứu về mức độ sử dụng công cụ tài chính
phái sinh, cũng như các sản phNm phái sinh ở mỗi quốc gia qua từng thời kỳ, có thể
thấy được tầm quan trọng của công cụ tài chính phái sinh trong nền kinh tế toàn cầu.
Chính từ việc các doanh nghiệp sử dụng các công cụ tài chính phái sinh cho hoạt
động phòng ngừa rủi ro, dẫn đến cần phải có các quy chuNn về kế toán công cụ tài
chính và công cụ tài chính phái sinh là tất yếu. Trong phần tổng quan


2

các công trình nghiên cứu đã công bố, chúng tôi tập trung xác định sự cần thiết của kế
toán công cụ tài chính phái sinh, thông qua làm rõ:
(i)

Mục đích, ý nghĩa của công cụ tài chính phái sinh.


(ii)

N hu cầu cần có kế toán cho các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài
chính phái sinh.

(iii)

Kế toán công cụ tài chính phái sinh trong doanh nghiệp.

1.2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh.
1.2.1.1 Mục đích của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh.
Với thị trường không hoàn hảo, phòng ngừa rủi ro là quá trình bù đắp các rủi
ro trong kinh doanh (Glaum và Klocker, 2011), trong đó khoản bù đắp cho sự thay
đổi giá trị hợp lý của các công cụ tài chính phái sinh. Môi trường kinh doanh biến đổi
liên tục khiến các công ty phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro. Hầu hết các công ty sử
dụng công cụ tài chính phái sinh làm công cụ phòng ngừa rủi ro. Mặc dù các công cụ
tài chính phái sinh có thể được sử dụng cho mục đích đầu cơ, tuy nhiên qua nghiên
cứu của Tufano (1996), Gezcy và cộng sự (1997), Guay (1999), Allayanis và Weston
(2001), có thể nhận thấy các công ty sử dụng công cụ tài chính phái sinh cho mục
đích phòng ngừa rủi ro nhằm cố gắng giảm sự biến đổi của dòng tiền và giảm chi phí
liên quan đến tình trạng tài chính khi gặp khó khăn (Stultz, 1996).
Trong chuỗi nghiên cứu của Bodnar và cộng sự (1995), nghiên cứu đầu tiên
của nhóm nghiên cứu là vào tháng 11 năm 1994, trong đó nghiên cứu cho biết trung
tâm Weiss thuộc Wharton School đã tiến hành 2.000 thư khảo sát, và nhận được
530

thư trả lời có liên quan đến quản trị rủi ro tập trung vào việc sử dụng các công cụ

tài chính phái sinh của các công ty phi tài chính của Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các công ty phi tài chính Mỹ sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm mục đích: (i)

Hoạch định chính sách quản trị rủi ro, chi phí giao dịch và xác định chiến lược; (ii)
Giảm sự biến động của dòng tiền; (iii) Đáp ứng các yêu cầu cho việc công bố và giám
sát các hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp chặt chẽ hơn; (iv) Giám sát, kiểm
tra, xử lý kế toán, và đánh giá rủi ro kế toán do những thay đổi bất lợi trong thu nhập
được trình bày trong báo cáo. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy các doanh nghiệp
vẫn chưa sử dụng phổ biến rộng rãi các công cụ tài chính phái sinh, đặc biệt là các
công ty nhỏ.


3
Nghiên cứu thứ hai của Bodnar và cộng sự (1996) là vào tháng 10 năm 1995, cho
biết sau nghiên cứu lần một năm 1994, nghiên cứu lần này cũng tập trung nghiên cứu vào
kết quả khảo sát của trung tâm Weiss do CIBC Wood Gundy tài trợ. Kết quả nghiên cứu
của nhóm Bodnar và cộng sự (1996) cho thấy ngoài việc sử dụng các công cụ tài chính
phái sinh để quản trị rủi ro do sự biến động trong thu nhập kế toán được trình bày trong
báo cáo tài chính; biến động dòng tiền; giá trị thị trường của công ty; còn khảo sát thêm
các vấn đề về: (i) Rủi ro tín dụng, lãi suất, giá cả hàng hóa, tỷ giá, thanh khoản; (ii) Sự
không chắc chắn về xử lý kế toán phòng ngừa; (iii) Vấn đề về pháp lý, yêu cầu công bố
thông tin, chi phí giao dịch, sự thiếu hiểu biết về các công cụ tài chính phái sinh, định
lượng rủi ro của công ty, định giá, giám sát...

N ghiên cứu lần thứ ba nằm trong chuỗi nghiên cứu của nhóm Bodnar và cộng
sự (1998) về thực tiễn quản trị rủi ro tài chính thông qua sử dụng CCTCPS của các
tập đoàn phi tài chính ở Mỹ do Trung tâm Weiss thuộc Wharton School thực hiện.
Trên cơ sở của hai nghiên cứu trước, nghiên cứu lần này mở rộng nội dung so với hai
nghiên cứu trước bằng cách đưa ra những câu hỏi mới về một số khía cạnh của việc
sử dụng CCTCPS và thực hành quản trị rủi ro. Một số phát hiện chính đó là: (i) mức
độ sử dụng CCTCPS ở các doanh nghiệp cao hơn rất nhiều và các quy định mới của
FASB về hoạt động phái sinh không ảnh hưởng đến chiến lược quản trị rủi ro; (ii)
khẳng định và củng cố những kết quả được tìm thấy trong hai nghiên cứu trước đây,

một nửa các công ty trong mẫu khảo sát sử dụng các sản phNm phái sinh dưới bất kỳ
hình thức nào. Phái sinh ngoại tệ được sử dụng phổ biến nhất, theo sau là lãi suất,
hàng hóa và các công cụ vốn cổ phần; (iii) doanh nghiệp sử dụng CCTCPS cho mục
đích quản trị rủi ro và khuynh hướng nhận diện thiệt hại, cụ thể là có sự thiệt hại về
giá cả và tiền tệ; (iv) những thay đổi nhỏ trong chính sách phòng ngừa rủi ro đối với
các sản phNm phái sinh, đặc biệt là sự chuyển hướng về định giá các sản phNm phái
sinh.
N goài ra, khảo sát của Weiss cũng cho thấy mặc dù tỷ lệ các công ty sử dụng
các công cụ tài chính phái sinh không thay đổi, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp
hiện chưa sử dụng các CCTCPS sẽ bắt đầu sử dụng vì kiến thức và sự nhận thức về
các công cụ này đã tăng lên và sự biến động của giá cả trên thế giới có xu hướng


×