Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đề tài BTL: Sống xanh - xanh hóa lối sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.12 KB, 2 trang )

Sống xanh – xanh hóa lối sống
Sản xuất xanh trong Nông nghiệp và công nghiệp:
Nông nghiệp:
1)

Thực trạng hiện nay:

Sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng trưởng tương đối ổn định khoảng
4,5% năm đã góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, giúp xoá đói, giảm
nghèo, cải thiện mức sống cho người dân và cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được là vấn đề môi trường nảy sinh gây bức
xúc và ngày càng đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và môi
trường
Đặc biệt các điểm nóng về môi trường như: dịch cúm gia cầm; ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản; suy thoái môi trường
đất do xói mòn và canh tác quá mức trong sản xuất nông nghiệp; môi trường ao hồ, sông
bị ô nhiễm do chất thải từ công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề; ô nhiễm rác thải, nước
thải sinh hoạt và chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn
Giải pháp bảo vệ môi trường:
 Đối với người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề tăng cường công tác phổ
2)

biến, giáo dục, tuyên truyền vận động về vệ sinh môi trường, an toàn lao động đến
tận hộ sản xuất cá thể và tổ chức xã hội
 Xây dựng và triển khai các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, trồng
trọt “sạch”. Ví dụ như:
- Sản xuất, sử dụng rau quả an toàn không thuốc bảo vệ thực vật
- Xây dựng trang trại trồng trọt, chăn nuôi sạch sẽ
- Tận dụng chất thải chăn nuôi để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ hay
chuyển hóa thành năng lượng....
 Giám sát chặt chẽ cúm gia cầm. Tăng cường các biện pháp an toàn sinh học



Công nghiệp:


1) Thực trạng hiện nay:
Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn cả nước ước tính có 209 khu
công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 54.060 ha; 878 cụm công
nghiệp với tổng diện tích 32.841ha. Nhìn chung, các khu công nghiệp đã đóng góp rất lớn
cho phát triển kinh tế, xã hội. Phát triển công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu để nước ta
thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, chính công nghiệp, khai
thác khoáng sản là các ngành kinh tế gây tác động mạnh nhất đến môi trường, tài nguyên,
sức khỏe, an toàn và trật tự xã hội. Công tác quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm ở
nhiều khu công nghiệp còn nhiều hạn chế. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm, tạo sức ép
lớn đến môi trường và xã hội trong nhiều năm gần đây.
2) Giải pháp bảo vệ môi trường:
 Phòng tránh các tác động xấu, xem xét lựa chọn vị trí xây dựng các khu công
nghiệp xa khu sinh hoạt có nhiều dân cư, tránh gây tổn thất cho các hệ sinh thái
hoặc kinh tế - xã hội, lựa chọn công nghệ dự án thân thiện môi trường
 Ngăn ngừa, hạn chế phát sinh chất thải công nghiệp: Hạn chế phát triển các nhóm
ngành có nguy cơ cao gây ô nhiễm, suy thoái môi trường cao; xây dựng hạ tầng,
môi trường thuận lợi cho nền kinh tế xanh (kinh tế ít cacbon)
 Lập kế hoạch bảo vệ các hệ sinh thái và sức khỏe nhân dân trong vùng. Triển khai
các biện pháp an toàn cho công nhân và nhân dân vùng có thể bị ảnh hưởng do ô
nhiễm công nghiệp.
 Giảm thiểu các tác động xấu do ô nhiễm công nghiệp khi không thể tránh được
như:
- Phát triển các công nghệ xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường công
nghiệp: xử lý tại nguồn và xử lý vùng bị ô nhiễm
- Xây dựng và vận hành các trung tâm lưu trữ và xử lý chất thải rắn công
nghiệp, chất thải rắn nguy hại

- Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp cải tạo môi trường vùng bị ô nhiễm
do chất thải công nghiệp hoạt động....



×