Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN BIỂN ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.26 KB, 22 trang )

CHỦ ĐỀ I: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM

TIẾT 3 : VÙNG BIỂN VIỆT NAM

GIÁO VIÊN : ĐỒNG THỊ NGA



i .Khái quát về biển đông
1.Đặc điểm cơ bản của biển Đông
- Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, nguồn nước dồi dào:
+ Biển Đông có diện tích khoảng 3,477 triệu km2, đứng thứ 2 về diện tích trong các biển của Thái Bình Dương và đứng thứ ba
trong các biển trên thế giới. Biển Đông có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Phần biển Đông thuộc lãnh thổ nước ta rộng
khoảng 1 triệu km 2 (trong đó bao gồm cả 1 phần của 2 vịnh kể trên).
+ Tổng lượng nước của biển Đông lên tới 3,928 triệu km3.
-Là biển tương đối kín:
+ Bao quanh biển Đông là phần đất liền nước ta, phần phía Bắc và Đông Trung Quốc; phía đông và đông nam được bao bọc bởi
các quần đảo của Philippin, Inđônêxia... Từ biển Đông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương phải thông qua 1 số eo biển (với Thái
Bình Dương qua eo Basi và với Ấn Độ Dương qua eo Malacca). Vì thế biển Đông là biển tương đối kín.
-Là vùng biển nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Biển Đông nằm trong phạm vi từ chí tuyến Băc (trên eo biên Đài Loan) đến Xich đạo (vùng biên của quần đảo Inđônêxia). Vì
vậy biển Đông nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
+ Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
+ Ngoài các loại sa khoáng và muối, vùng thềm lục địa còn có các bể chứa dầu khí lớn. Sinh vật nhiệt đới của Biển Đông đa dạng
về thành phần loài có năng suất sinh học cao.


2. Đặc điểm của phần Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam:

 Diện tích hơn 1 triệu km2, trong đó có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
 Thềm lục địa mở rộng ở Bắc Bộ (cách cửa sông Hồng 500km) và Nam Bộ (nối với thềm lục địa


Malaixia và Inđônêxia), thềm lục địa ở Trung Bộ hẹp – chỉ khoảng 50km.

 Là vùng biển tương đối kín.
 Có các dòng hải lưu theo mùa chảy sát bờ (hoặc những dòng hải lưu chảy theo những vòng tròn
nhỏ ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan).


ii. ảnh hưởng của biển đông tới
thiên nhiên việt nam
a.Khí hậu
 Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao, biến động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối
khí qua biển.

 Biển Đông là nguồn dự trữ nhiệt ẩm to lớn đã làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường
trên 80%.

 Nhờ có biển Đông, hằng năm nước ta có lượng mưa lớn, nhất là ở những sườn núi đón gió biển
hoặc núi cao: lượng mưa trung bình từ 1500 – 2000mm/ năm, ở sườn đón gió biển và các khối
núi cao lượng mưa có thể lên đến 3.500 – 4.000 mm.

 Các luồng gió từ biển thổi vào luồn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các
vùng phía Tây đất nước.

 Biển Đông làm biến tính các khối khí khi đi qua biển vào nước ta: Về mùa đông các khối khí
lạnh khô qua biển Đông đến nước ta đã bị biến tính thành lạnh - ẩm hơn (hoặc ấm - ẩm hơn)
khiến cho mùa khô nước ta dịu đi; còn về mùa hạ không khí từ biển vào nước ta làm dịu bớt
nóng bức.

 Nhờ có biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang tính chất hải dương, điều hoà hơn.




b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng biển
 Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động
của quá trình xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ.

 Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu
thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những
rạn san hô... có nhiều giá trị về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy
sản, du lịch...).

 Các hê sinh thái vùng biên rất đa dạng và giàu có thể hiện ở các hệ sinh thái giàu tài nguyên
sinh vật:
+Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn.
+Các hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo rất đa dạng,
phong phú.


c.Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- phong phú

 Tài nguyên khoáng sản: dầu – khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các sa
khoáng như ti tan, các bãi cát ven biển (trữ lượng lớn), vùng ven biển thuận lợi cho
nghề làm muối (ven biển Nam Trung Bộ)..

 Tài nguyên hải sản: sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt
đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Trong biển
Đông có tới trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài
sinh vật phù du và sinh vật đáy. Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và
Trường Sa còn có các rạn san hô và các loài sinh vật khác tập trung



 d.Thiên tai
-

Nhiều thiên tai:

 Bão: Trung bình mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có từ 3 đến 4 cơn
bão trực tiếp đổ vào nước ta gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

 Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở
dải bờ biển Trung Bộ.

 Nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc, làm hoang hoá đất đai ở vùng ven biển
miền Trung.
=>Sử dụng hợp lý nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện
những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng
hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta
 


iii. Câu hỏi và bài tập
Câu1: Những ảnh hưởng của biển Đông đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
a. Thuận lợi.

 Vùng biển nước ta giàu tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp:
+ Có trữ lượng lớn nhất và giá trị nhất là dầu mỏ dầu mỏ và khí đốt ở vùng thềm lục địa với trữ
lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỷ m3 khí đốt, tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài
thềm lục địa như bể trầm tích Sông Hồng, bể trầm tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Thổ Chu – Mã
Lai và bể trầm tích Cửu Long… Nhiều mỏ đã và đang được thăm dò và khai thác như Hông Ngọc,

Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, mỏ khí Tiền Hải… thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp khai
thác và chế biến dầu – khí.
+ Biển có nhiều sa khoáng: Các mỏ sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng ở các đảo
thuộc Quảng Ninh, Cam Ranh – Khánh Hoà là nguyên liệu quý để làm thuỷ tinh, pha lê, vật liệu
xây dựng...
+ Với độ mặn nước biển khoảng 30‰ biển là kho muối vô tận. Biển Đông cung cấp khoảng 80 vạn
tấn muối 1 năm.


 Tài nguyên sinh vật biển:
+ Nguồn lợi hải sản: Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản phong phú: tổng trữ lượng khoảng
3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép hằng năm có thể khai thác 1,9 triệu tấn. Vùng biển nước ta có
hơn 2.000 loài cá (trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao); 1.647 loài giáp xác, 70 loài
tôm, hơn 2.500 loài nhuyễn thể, trên 600 loài rong biển... Tập trung ở 4 ngư trường trọng
điểm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng
Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa.
+ Một số đặc sản: đồi mồi, hải sâm, vích, tôm hùm.... (ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh
Hoà...), đặc biệt là tổ yến (trên các đảo đá ven bờ biển Nam Trung Bộ).
+ Ven bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn… thuận lợi để phát triển
nuôi trồng thủy sản.
=> Với nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú, năng suất sinh học cao tạo nguyên liệu dồi
dào để phát triển công nghiệp chế biến, cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân và hàng
hóa để xuất khẩu.


 Tài nguyên du lịch biển:
+ Có khoảng 125 bãi biển kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên. Nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng, đặc biệt là đoạn từ Đại
Lãnh (Khánh Hoà) đến Mũi Né (Phan Thiết). Khí hậu nhiệt đới nắng quanh năm, không khí trong lành
thuận lợi cho các hoạt động văn hóa, thể thao, nghỉ dưỡng...
+ Vùng biển nước ta có nhiều cảnh quan đẹp như vịnh Hạ Long, vịnh Lăng Cô, cửa Hội An, đảo Phú Quốc,

Côn Đảo... thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển - đảo.
+ Ven biển, nhất là vùng biển Nam Bộ có nhiều rừng ngập mặn, trong rừng có nhiều loài động vật quý hiếm, có
những sân chim nổi tiếng thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái.


 Tài nguyên giao thông vận tải biển:
+ Nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương thuận lợi phát triển các tuyến
giao thông trên biển nối nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, sâu và kín gió có ĐK để xây dựng các cảng nước sâu và trên
thực tế đã hình thành mạng lưới cảng biển: Hải Phòng, Đà Nẵng, Chân Mây– Lăng Cô, Vũng Tàu, Sài
Gòn...


b. Khó khăn:
- Biển Đông là nơi tiềm ẩn nhiều thiên tai:

 Bão: Trung bình mỗi năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, trong đó có từ 3 đến
4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

 Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe doạ nhiều đoạn bờ biển nước ta,
nhất là ở dải bờ biển Trung Bộ.

 Nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc, làm hoang hoá đất đai ở vùng
ven biển miền Trung.
=>Chiến lược khai thác tổng hợp kinh tế biển: cần có biện pháp sử dụng hợp lý, phòng
chống ô nhiễm môi trường biển và phòng chống thiên tai. Phát triển tổng hợp kinh tế
biển gồm các ngành: khai thác khoáng sản biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản,
giao thông vận tải biển, du lịch biển.



 Câu 2:Tính chât nhiệt đới ẩm gió mùa của biển Đông được thể hiện như thê
nào?
- Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn và sinh vật
biển:
a. Đặc điểm hải văn:
*Nhiệt độ: Nhiệt độ biển Đông rất cao, nhiệt độ trung bình năm của nước biển (ở tầng mặt) là
230C. Đặc điểm này được quyết định bởi vị trí nội chí tuyến và hình dạng kín của biển. Nhiệt
độ trên biển Đông có sự thay đổi theo thời gian và có sự biến động lớn.
- Vào mùa Đông, nhiệt độ trung bình tầng mặt 19 – 270C. Thời kỳ chuyên tiếp từ mùa Đông sang
mùa Xuân nhiệt độ ở phía Bắc khoảng 270C, phía nam khoảng 290C. Mùa Hạ nhiệt độ cao đều
và ổn định trên toàn bộ bờ biển có nhiệt độ trên 290C. Mùa chuyển tiếp có nhiệt độ hạ thấp, trị
số nhiệt trung bình vào khoảng 27,5 đến 280C.

- Nhiệt độ nước biển Đông còn thay đổi do sự thay đổi của nhiệt độ khí quyển, hải lưu, ảnh hưởng
của nước từ lục địa, cường độ và phạm vi tác động của hải lưu.


b. Độ mặn: Độ mặn của nước biển Đông thuộc loại cao trên thế giới, trung bình khoảng 30
đến 33‰ (thế giới 32‰). Độ mặn của biển đông phân hoá theo không gian và thời gian. Sự
phân hoá đó là kết quả của nhiều yếu tố như lượng nước sông đổ ra, độ bốc hơi, hoạt động
của hải lưu... và quan trọng nhất là ảnh hưởng của gió mùa.
+ Độ mặn có xu hướng tăng dần từ Bắc đến cực Nam của Trung Bộ sau đó giảm dần.
+ Độ mặn càng xa bờ càng tăng và có tính ổn định.
+ Ở gần bờ độ mặn tăng theo độ sâu. Ở ngoài khơi độ mặn trên mặt cao nhất, sau đó giảm ở tầng
kế tiếp. Sau tầng độ mặn chuyển tiếp, độ mặn tiếp tục tăng dần theo độ sâu và sau đó ổn định.
+ Độ mặn lớn nhất vào mùa Xuân dao động từ 34 - 35‰ (vào mùa này số giờ nắng đã tăng lên,
lượng mưa ít và sự hoạt động của hải lưu Đông Bắc còn mạnh). Độ mặn đạt cực tiểu vào cuối Hạ,
đầu Thu khoảng 30‰, có nơi dưới 30‰ (do độ bốc hơi giảm, mưa diễn ra trên diện rộng, hải lưu
Đông Bắc còn chưa tác động hoặc tác động không đánh kể).



- Sóng: Biển Đông nằm ở khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất và là nơi hình thành, hoạt động
của bão nên sóng trên biển Đông rất lớn. Độ cao sóng trung bình khoảng 0,7 đến 1 mét,
cực đại đạt đến 5m (khi có bão trên 6m).
+Do chịu tác động của gió mùa nên sống cũng có sự thay đổi theo mùa rõ rệt. Sóng mùa
đông thường có hướng Đông Bắc, độ cao lớn và ổn định. Sóng mùa Hạ thường có hướng
Tây Nam, độ cao nhỏ và rất biến động (do mùa này thường xảy ra các nhiễu loạn như bão,
áp thấp nhiệt đới).
+Các sóng trên biển cũng có sự phân hoá theo không gian, nhất là sóng mùa Hạ. Vào mùa
Hạ, sóng ở vùng biển phía nam có cường độ và độ cao lớn hơn vùng biển phía bắc. Ở phía
nam, hướng sóng Tây Nam chiếm ưu thế, phía bắc hướng thịnh hành là Nam hoặc Đông
Nam.


- Thuỷ triều: Thuỷ triều Biển Đông thuộc loại lớn trên thế giới. Đặc tính này của thuỷ
triều được quyết định bởi diện tích lớn, độ sâu của biển và sự thông thương với đại
dương bằng nhiều cửa. Do điều kiện địa lí đa dạng nên thuỷ triều Biển Đông rất phức
tạp cả về tính chất và độ lớn. Chế độ thuỷ triều ven biển nước ta có sự phân hoá theo
khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên.
+Thuỷ triều có ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên vùng ven biển và đồng bằng châu thổ.
Mực nước triều cường cao hơn bề mặt các đồng bằng ven biển, vì thế dễ nhiễm mặn
nước sông và đất trồng ở các đồng bằng đặc biệt là ở ĐBS Cửu Long và ĐBS Hồng. Ở
duyên hải miền Trung thuỷ triều ảnh hưởng ít hơn.


-Hải lưu: Do biển Đông tương đối kín nên các dòng hải lưu cũng chảy thành vòng tương đối
kín. Hải lưu trên biển Đông hình thành và phát triển chịu tác động sâu sắc của gió mùa:
+ Trong mùa đông: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành, hải lưu trên biển Đông làm thành vòng
tròn chảy ngược chiều kim đồng hồ (hải lưu có hướng Đông Bắc – Tây Nam chảy dọc theo
bờ biển Việt Nam, còn phía Đông biển Đông chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc).

+ Mùa hạ: mùa gió Tây Nam hình thành trên biển Đông, hải lưu chảy theo hướng ngược lại
với hướng hải lưu vào mùa đông. Trong vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan cũng hình thành các
vòng hải lưu nhưng nhỏ hơn và tốc độ yếu hơn trên biển Đông.


b. Sinh vật:
Sinh vật trong biển Đông nói chung là phong phú, đa dạng (trên nền tảng của vùng biên
nhiêt đới gió mùa với sư giàu có về loài) và cung phân hoá theo băc – nam, từ ven biển
ra ngoài khơi và theo mùa trong năm.
- Cá là nguồn hải sản quan trọng trên biển Đông. Ngoài ra còn có nhiều nguồn hải sản khác
như tôm, mực, các loài thân mềm, rong biển, san hô…
-Về phân hoá không gian, có thể chia thành: vùng biển miền Bắc (thuộc vịnh Bắc Bộ), vùng
biển miền Trung và vùng biển miền Nam (bao gồm phía Tây Nam Bộ, tức vịnh Thái Lan).


 Câu 3:Hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển trong biển Đông theo hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
Tại sao nói biển Đông là một ổ bão? Diễn biến của mùa bão dọc bờ biển Việt Nam?
* Hướng chảy của các dòng biển trong biển Đông ….
- Dòng biển lạnh mùa đông: Chảy từ Thái Bình Dương  biển Đông qua eo Basi, giữa Đài Loan và Philippin theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam.
- Dòng biển nóng mùa hè: Chảy từ Thái Bình Dương vào  biển Đông dọc theo quần đảo Inđônêxia theo hướng Tây Nam –
Đông Bắc.
* Nói biển Đông là một ổ bão vì:
- Biển Đông là một biển nóng, là nơi giao tranh của các hướng gió và các khối khí.
- Là nơi lui tới của các frông và các dải hội tụ nhiệt đới.


*Diễn biến của mùa bão dọc bờ biển Việt Nam:

Mùa bão (tháng)


6

7

8

9

10

11

Trên toàn quốc

X

X

X

X

X

X

Quảng Ninh đến Nghệ An

X


X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi
Bình Định đến Bình Thuận
Vũng Tàu đến Cà Mau

- Trên toàn quốc diễn biến mùa bão dọc bờ biển Việt Nam kéo dài 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 11).


- Từ Quảng Ninh đến Nghệ An mùa bão kéo dài 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9).
- Từ Hà Tĩnh đến Quãng Ngãi mùa bão kéo dài 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10).
- Từ Bình Định đến Bình Thuận mùa bão kéo dài 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11).
- Từ Vũng Tàu đến Cà Mau mùa bão kéo dài 2 tháng (từ tháng 10 đến tháng 11).
- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.



×