BẢN TRÌNH BÀY Ý TƯỞNG
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 4
Bài 15
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tường Vy
Giáo viên trường tiểu học Vinh Hưng I
Thực tế học sinh của các trường học nông thôn là rất ít có cơ hội đi du lịch và tiếp cận với các
thành phố, các vùng miền ở xa quê nên các em hiểu biết rất hạn chế về các thành phố hay địa danh
lịch sử… Chính vì thế khi soạn giảng các bài Địa lí giới thiệu về các thành phố, vùng miền giáo viên
cần giúp Hs tiếp cận với nội dung bài học một cách sinh động và lôi cuốn bằng hệ thống phim ảnh.
Giáo án điện tử là phương tiện giúp chúng ta thực hiện yêu cầu ấy một cách tốt nhất.
1. Xác định mục tiêu bài dạy:
Giúp học sinh:
- Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội
- Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa
học
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội
- Học sinh thêm yêu quý, tự hào về thủ đô, có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thủ đô
2. Trình bày ý tưởng:
Hiện tại có nhiều phần mềm hay, tiện dụng phục vụ cho việc soạn giảng như: Violet, Power
Point… Riêng bài này tôi chọn phần mềm soạn giảng rất thông dụng hiện nay là Power Point để
thiết kế giáo án điện tử của mình.
* Bài dạy này gồm 36 Slide (92.2 MB) cụ thể là:
- Slide 1: Là lời chào, giới thiệu .
- Slide 2: kiểm tra bài cũ
- Slide 3: phim giới thiệu về Hà Nội, vào bài mới.
- Slide 4: tiêu đề bài học
- Slide 5: đề mục 1
- Slide 6: bản đồ Việt Nam, xác định vị trí thủ đô Hà Nội
- Slide 7,8: lược đồ Hà Nội trước và sau 1/8/2008. Giúp hs nhận biết kể từ 1/8/2008 diện tích Hà Nội
đã được mở rộng thêm (cộng thêm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã: Đông
Xuân , Tiến Xuân, Yên Bình , Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình)
- Slide 9: Lược đồ ranh giới Hà Nội với các tỉnh lân cận, nhận biết Hà Nội giáp với các tỉnh nào
- Slide 10: Tranh ảnh về giao thông, nhận biết từ Hà Nội có thể đến các tỉnh khác bằng nhiều phương
tiện nhiều đường giao thông và nhiều phương tiện khác nhau.
- Slide 11: Kết luận hoạt động 1, ghi nhớ những kiến thức trọng tâm của hoạt động 1.
- Slide 12: Đề mục 2
- Slide 13: Nội dung các câu hỏi và câu trả lời về lịch sử thủ đô Hà Nội, nhận biết những liến thức
lịch sử cơ bản về Hà Nội.
- Slide 14,15: Tranh ảnh về phố cổ, phố mới Hà Nội, quan sát và nhận biết những đặc điểm cơ bản
của phố cổ và phố mới.
- Slide 16,17: Phiếu bài tập và đáp án, củng cố kiến thức về đặc điểm của phố cổ và phố mới Hà Nội.
- Slide 18: Tranh ảnh ga Hà Nội, cầu Long Biên cũ và mới để chốt lại hoạt động 2
- Slide 19: Đề mục 3
- Slide 20: Tranh ảnh minh hoạ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và kinh tế
lớn của cả nước
- Slide 21: Phiếu bài tập và kết quả- Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và kinh
tế lớn của cả nước.
- Slide 22,23,24: Bản đồ du lịch Hà Nội, tranh ảnh và câu hỏi thảo luận nhóm để củng cố kiến thức
của hoạt động 3 .
- Slide 25: Đề mục 4
- Slide 26,27,28,29,30,31,32: Phim và tranh ảnh giới thiệu về Hà Nội
- Slide 33: Đề tài hoạt động nhóm- Củng cố kiến thức cho hoạt động 4.
- Slide 34: Ghi nhớ- Chốt lại kiến thức của bài học.
- Slide 35,36: Bài hát Hà Nội niềm tin và hy vọng và lời chúc.
Phần trình bày ý tưởng thiết kế bài giảng của tôi đã chấm dứt. Rất mong được đón nhận ý kiến của
quý đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn.
Vinh Hưng, ngày 30 tháng 10 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Thị Tường Vy