Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Ninh Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.57 KB, 26 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô bộ môn đã định hướng, chỉ dẫn và
truyền đạt cho tôi những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tôi có thể hoàn thành
bài tiểu luận của mình.
Trong quá trình làm đề tài mặc dù cá nhân tôi đã cố gắng song không
tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong nhận được sự chỉ dạy và đóng góp ý
kiến từ quý thầy cô để bài làm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận do tôi tự tìm hiểu và hoàn thành
thời gian qua về chủ đề: “Thực trạng việc thực hiện nghi thức nhà nước trong
tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương”. Mọi thông tin thể hiện trong bài viết là hoàn toàn trung thực.
Nếu có bất kỳ sự gian lận, không trung thực trong bài viết của tôi, tôi
xin hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan trên của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2019


DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3

TỪ VIẾT TẮT
UBND
HĐND
VH-XH


NỘI DUNG
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Văn hóa – Xã hội


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................................
NỘI DUNG...................................................................................................................................
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1

2.

Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................1

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................2

4.

Kết cấu bài tiểu luận.....................................................................................................2

PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................... 3

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NINH GIANG, TỈNH
HẢI DƯƠNG............................................................................................................................. 3
1.1.

Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.................................3

1.2.

Chức năng của UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.......................................4

1.3.

Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương...................5

Tiểu kết............................................................................................................................... 8
CHƯƠNG II. THỰC HIỆN NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC CÁC BUỔI
MÍT TINH, LỄ KỶ NIỆM TẠI UBND HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG......9
2.1. Cơ sở lý luận về nghi thức nhà nước..............................................................................9
2.2. Quy định của Nhà nước về tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm.................................11
2.3. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nghi thức nhà nước của UBND huyện Ninh Giang
trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm.........................................................................16
Tiểu kết............................................................................................................................. 18
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC THỰC HIỆN NGHI
THỨC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC CÁC BUỔI MÍT TINH, LỄ KỶ NIỆM TẠI
UBND HUYỆN NINH GIANG, HẢI DƯƠNG.....................................................................19
3.1. Đối với Nhà nước........................................................................................................ 19
3.2. Đối với lãnh đạo cơ quan.............................................................................................19
3.3. Đối với cán bộ công chức, viên chức...........................................................................20
Tiểu kết............................................................................................................................. 21
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................23


NỘI DUNG
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hội nhập ngày này, đòi hỏi bộ máy nhà nước phải thể hiện
được chuẩn mực, sự trang nghiêm. Chính vì vậy những quy định về nghi thức
nhà nước nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định tới sự thành công
trong giao lưu, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các nước trên Thế giới. Đặc
trưng quốc gia được thể hiện thông qua những nghi thứ mang tính nhà nước.
Nghi thức nhà nước được áp dụng trong hệ thống các cơ quan, tổ chức, đơn vị
hành chính nhà nước. Việc thực hiện tốt nghi thức nhà nước góp phần tạo nên
bộ mặt đẹp cho quốc gia, mở rộng các quan hệ hợp tác cũng như đạt được
hiệu quả trong hoạt động đối nội, đối ngoại. Việc thực hiện các quy định của
Nhà nước về thực hiện nghi thức nhà nước trong việc tổ chức các buổi mít
tinh, lễ kỷ niệm tại các cơ quan, tổ chức cũng là một vấn đề quan trọng cần
được quan tâm.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề vì vậy tôi đã quyết định lựa chọn đề
tài: “Thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm
tại UBND huyện Ninh Giang” làm đề tài nghiên cứu, đưa ra đánh giá và nhận
xét.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày được mục đích, ý nghĩa khi tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ
niệm.
Hiểu, nhận xét và đánh giá được quy định của Nhà nước về tổ chức các
buổi mít tinh, lễ kỷ niệm.

1



Trình bày thực trạng và đánh giá tình hình thực hiện nghi thức nhà nước
khi tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh
Hải Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực hiện nghi thức nhà nước trong việc
tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm.
Phạm vi nghiên cứu: tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
4. Kết cấu bài tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài tiểu luận gồm 03 chương:
Chương I. Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương
Chương II. Thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít tinh,
lễ kỷ niệm tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Chương III. Giải pháp nâng cao chất lượng việc thực hiện nghi thức nhà
nước trong việc tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương.

2


PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NINH
GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1.

Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

Cơ cấu tổ chức UBND huyện Ninh Giang bao gồm:
- 01 Chủ tịch UBND huyện: Nguyễn Tiến Tầng

- 02 Phó Chủ tịch UBND huyện: Đồng chí Hà Văn Nghị và Đồng chí
Nguyễn Thái Thuận.
- Các cơ quan chuyên môn :
 Văn phòng HĐND và UBND huyện ;
 Phòng Nội vụ ;
 Phòng Tư pháp;
 Thanh tra huyện;
 Phòng Tài chính – Kế hoạch;
 Phòng Tài nguyên môi trường;
 Phòng Lao động thương binh và Xã hội;
 Phòng Văn hóa và Thông tin ;
 Phòng Giáo dục và đào tạo;
 Phòng Y tế;
 Phòng Kinh tế và hạ tầng;
 Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3


Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND huyện Ninh Giang
1.2. Chức năng của UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang do Hội đồng Nhân dân cùng cấp
bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng Nhân dân, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, hội đồng
nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
UBND Huyện Ninh giang có những chức năng cụ thể như sau:
- Quản lý tập trung, thống nhất theo pháp luật các hoạt động trên mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tê – xã hội ở địa phương, nhằm đảm bảo
quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và tổ chức xã hộ của mình.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết công việc theo quy

định của pháp luật và quy chế hoạt động của UBND huyện.
- Xây dựng phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, tạo điều kiện phát triển
trên mọi lĩnh vực phù hợp với yêu cầu khả năng của từng cá nhân, tổ
chức trong khuôn khổ pháp luật của tổ chức,
4


- Đề cao phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công
-

việc,
Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho việc
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn
huyện.

1.3.

Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương

UBND Huyện Ninh giang là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
đại diện cho nhà nước trong mọi lĩnh vực: kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, thủy điện và đất đai, thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế,
môi trường, thể dục thể thao, truyền hình - truyền thanh..
- Trong lĩnh vực kinh tế: xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội,
phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của thị trấn thị xã.
- Trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp: xây dựng các quy hoạch thủy
lợi, các chương trình khuyến khích phát triển và xét duyệt kế hoạch sử
dụng đất đai của UBND cấp xã, thị trấn.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp: xây dựng các cơ sở công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn.
- Trong lĩnh vực xây dựng giao thông vận tải: tổ chức lập trình, trình
duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền xây dựng thị trấn, điểm dân cư
nông thôn trên địa bàn huyện, quản lý việc thực hiện quy hoạch xây
dựng đã phê duyệt. Quản lý, khai thác, sử dụng các công trình giao
thông và kết cấu hạ tầng cơ sở theo sự phân cấp. Quản lý xây dựng, cấp
giấy phép xây dựng và kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng,
tổ chức thực hiện các chính sách về nhà ở, quản lý đất đai và quỹ nhà
thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn.
- Trong lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ: xây dựng kiểm tra mạng
lưới và việc chấp hành quy định nhà nước về hoạt động thương mại, du
lịch, dịch vụ trên địa bàn huyện. Kiểm tra thực hiện các quy tắc an toàn
5


vệ sinh và việc chấp hành quy định nhà nước trong hoạt động thương
mại, du lịch, dịch vụ.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa – xã hội, thông tin, thể dục thể
thao: xây dựng, tổ chức, kiểm tra, chương trình đề án phát triển văn
hóa, giáo dục, y tế, xã hội, thông tin thể dục thể thao trên địa bàn và
thực hiện khi có các cấp có thẩm quyền phê duyệt.Thưc hiện kế hoạch
phát triển y tế, quản lý các trug tâm y tế.Tổ chức chỉ đạo dạy nghề, giải
quyết việc làm cho người lao động, tổ chức thực hiện việc xóa đói giảm
nghèo, hướng dẫn hoạt động từ thiện nhân đạo.
- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường: thực hiện
các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất
và đời sống nhân dân tại địa phương. Tổ chức thực hiện bảo vệ môi
trường, phòng chống thiên tai bão lũ.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội: tổ chức
phong trào quần chung tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và quốc

phòng toàn dân. Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyết
định việc gia nhập ngũ, giao quân, việc hoãn, miễn thi hành quyết định
nghĩa vụ quân sự và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của
pháp luật.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc – tôn giáo: tuyên truyền, giáo
dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và tôn giáo. Tổ chức các
nhiệm vụ được giao về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

6


 Tiểu kết
Trong chương I tôi đã trình bày những nội dung thông tin liên quan tới
Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương bao gồm cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương. Đây là những thông tin cơ bản làm cơ sở cho tôi
phân tích làm rõ chương II về thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức
các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương.

7


CHƯƠNG II. THỰC HIỆN NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ
CHỨC CÁC BUỔI MÍT TINH, LỄ KỶ NIỆM TẠI UBND HUYỆN
NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Cơ sở lý luận về nghi thức nhà nước
2.1.1. Khái niệm nghi thức nhà nước

Trong đời sống xã hội, giao tiếp đón vai trò hết sức quan trọng, nó là
nền tảng để xây dựng nên xã hội. Nền văn hóa dân tộc, văn hóa quốc gia được
kiến tạo thông qua hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp được thực hiện
nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm để bày tỏ các mối quan
hệ, cách ứng xử, thái độ trong mối quan hệ giữa con người với con người, cá
nhân với tập thể xã hội. Dù được thực hiện bởi phương thức nào thì hoạt động
giao tiếp luôn được đặt trong những bối cảnh nhất định và bởi những cơ cấu
nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp tương ứng
nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
Nhà nước là một thể chế xã hội với cơ cấu tổ chức phức tạp với chức
năng chính là quản lý đời sống xã hội của cộng đồng dân cư. Nhà nước đảm
bảo việc thực hiện các quyết định quản lý của mình đối với các công dân của
mình bằng nhiều biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước, bằng các phương
tiện mang tính đặc thù thuộc phạm trù các nghi lễ như cách bài trí công sở,
trạng phục, hoạt động lễ tân,... Những phương tiện này có vai trò không kém
những quy phạm được đưa ra trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những
nghi thức, thủ tục mang tính nghi lễ được thực hiện trong hoạt động giao tiếp
quản lý nhà nước là bộ phận quan trọng của các phương thức tiến hành hoạt
động đó. Nội dung của những nghi thức và thủ tục trên hình thành nên khái
niệm Nghi thức nhà nước.
Có thể hiểu, nghi thức nhà nước là những phương thức giao tiếp trong
hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định tại các văn bản pháp
8


luật của Nhà nước, theo tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các
bên tham gia quan hệ thủ tục quản lý nhà nước phải tuân thủ và thực hiện
nghiêm chỉnh.
2.1.2. Nội dung nghi thức nhà nước
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng tới công tác xây dựng

lễ nghi nhà nước. Ngay từ những ngày đầu của nền cộng hòa (1945), các văn
bản quy phạm pháp luật đã kịp thời được ban hành để điều chỉnh những vấn
đề về quản lý xã hội. Sau khi tuyên ngôn độc lập, ngày 5/9/1945 Chính phủ
nước Việt Nam đã có sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân
chủ cộng hòa về việc quy định Quốc kỳ mới của Việt Nam có “nền màu đỏ
tươi, ở giữa có sao năm cánh màu vàng tươi”. Vào cuối những năm 50, sau
khi hòa bình lập lại, ngày 21/7/1956, Chính phủ đã ban hành ba văn bản quan
trọng là Điều lệ số 973/TTg về việc dùng Quốc huy, Điều lệ số 974/TTg về
việc dùng Quốc kỳ và Điều lệ số 975/TTg về việc dùng Quốc ca nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.
Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban
hành Nghị quyết ngày 2/7 về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô, Quốc ca.
Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác quy định về tổ chức việc cưới, việc tang,
việc hội, hướng dẫn về lễ phục, y phục công chức, quy định một số nghi lễ
nhà nước và tiếp khách nước ngoài,...
Như vậy, nội dung của nghi thức nhà nước bao gồm:
- Những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện, sử dụng các biểu tượng
Quốc gia (Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca) và thể thức văn bản quản lý,
- Những vấn đề liên quan tới công tác lễ tân, hay tổ chức tiếp đãi khách
(chào đón, hội đàm, chiêu đãi, tặng quà, tiễn đưa) đặc biệt là khách
nước ngoài,
- Những vấn đề có liên quan đến kỹ năng giao tiếp (cử chỉ, lời ăn tiếng
nói, trang phục,..) của cán bộ, công chức trong giải quyết những công
9


việc nội bộ nhà nước, cũng như trong hoạt động giao tiếp với các tổ
chức và công dân.
- Những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động quản lý như hội họp,
lễ kỷ niệm, chứng thực, phong tặng, khen thưởng,...

- Những vấn đề có liên quan đến hình thức của công sở như kiến trúc,
trang trí, nội thất,...
2.1.3. Mục đích, ý nghĩa tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm
Trong hoạt động quản lý Nhà nước mỗi buổi mít tinh, lễ kỷ niệm đều
mang trong mình mục đích, ý nghĩa khác nhau. Nhưng mục đích, ý nghĩa
chung nhất chính là nhằm tôn vinh, khen ngợi những thành quả mà cơ quan,
tổ chức hoặc cá nhân trong cơ quan, tổ chức đó đã đạt được trong một khoảng
thời gian hoạt động, công tác hoặc tưởng nhớ tới những sự kiện lớn đã xảy ra
trong quá khứ và sự kiện đó vẫn có ảnh hưởng, tác động tới hiện tại, vẫn được
tiếp tục gìn giữ và phát huy.
Một số buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tiêu biểu như: Mít tinh chào mừng
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nhằm tôn vinh các nhà giáo, khen thưởng
những thành tích cơ quan, tổ chức đó nói chung và cá nhân nói riêng, mít tinh
chào mừng Quốc khánh 2/9, hay các lễ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2018) và các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm
khác.
2.2. Quy định của Nhà nước về tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm
Quy định của Nhà nước về tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm được quy
định tại nghị định của Chính phủ số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm
2004 về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và
đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, huân chương, huy chương, cờ thi đua
của chính phủ, bằng khen của thủ tướng chính phủ với những nội dung như
sau:
10


a) Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn
vị lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi tổ chức mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và
đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ
thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ phải tuân
thủ hình thức, thủ tục quy định trong Nghị định này.
b) Về khách mời
- Tùy tính chất, quy mô buổi lễ, Ban Tổ chức mời khách trong phạm vi
thích hợp. Khuyến khích mời số lượng khách gọn, thiết thực, phù hợp
với mục đích, yêu cầu buổi lễ; tránh phô trương, hình thức, gây lãng
phí, tốn kém về thời gian, tiền bạc. Hạn chế việc mời nhiều khách từ
các địa phương về Trung ương và ngược lại.
- Trường hợp khách mời là các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà
nước, việc mời khách phải thông qua cơ quan cấp trên trực tiếp và thực
hiện theo quy định tại Điều 12 Quy định số 60-QĐ/TW ngày 11 tháng
02 năm 2003 của Bộ Chính trị về tổ chức các chuyến đi công tác cơ sở,
tham dự các cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm, đại hội, hội nghị và tiếp các
đoàn đại biểu trong nước của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
c) Trang trí buổi lễ:
- Tổ chức trong hội trường: sân khấu hội trường được trang trí trang
trọng theo những quy định sau:
 Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và cờ Đảng treo trên phông hậu hoặc trên
cột cờ về phía bên phải của sân khấu, Quốc kỳ ở bên phải, cờ
Đảng ở bên trái (nhìn từ phía dưới hội trường lên)

11


 Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía
dưới ngôi sao hoặc ở phía dưới giữa ngôi sao vè hình búa liềm
theo chiều thẳng đứng. Trường hợp cờ được treo trên cột thì đặt
tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh chếch phía trước bên phải cột cờ

(nhìn từ phía hội trường lên).
 Tiêu đề buổi lễ, kiểu chữ chân phương trên nền phông hậu về
phía bên phải sân khấu.
 Bàn Đoàn Chủ tịch, căn cứ vào tính chất của buổi lễ, Ban Tổ
chức quyết định việc bố trí bàn Đoàn Chủ tịch buổi lễ
 Bàn Đoàn Chủ tịch được bố trí ở giữa sân khấu. Tùy theo số
lượng thành viên Đoàn Chủ tịch. Ban tổ chức quyết định số hàng
(cao dần về phía sau) nhưng hàng sau cùng người ngồi không
được che khuất tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tiêu đề buổi lễ.
Đoàn Chủ tịch được bố trí ngồi theo chức vụ quan trọng từ giữa
ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.
 Bục diễn giả có thể bố trí trên sân khấu (phía bên phải sân khấu)
hoặc phía dưới trước sân khấu tùy theo điều kiện cụ thể của hội
trường. Không đặt bục diễn giả che lấp tiêu đề trên phông hậu,
không đặt hoa che lấp mặt người nói, micro trên bục diễn giả
được đặt ngay ngắn, thuận tiện cho người nói
 Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước bục đặt tượng Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Đối với những cuộc mít tinh, lễ kỷ niệm có thể đặt
lẵng hoa phía trước bục diễn giả và chậu cây cảnh hoặc lẵng hoa
phida dưới tiêu đề dọc theo phông hậu. Nếu có lẵng hoa của các
đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước tặng thì đặt ở vị
trí trang trọng. Không đặt quá nhiều lẵng hoa trên sân khấu
(khoảng 5 chậu cây cảnh hoặc 5 lẵng hoa)
12


 Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với
không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức
quyết định.
 Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang

trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ
 Khách mời được bố trí ngồi đối diện phía dưới trước sân khấu
theo chức vụ quan trọng từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía
sau.
- Tổ chức ngoài trời:
 Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng đường, sân vận động
hoặc một nơi trang trọng khác do Ban Tổ chức quy định
 Lễ đài được thiết kế vững chắc, bài trí tương tự như trong hội
trường. Quốc kỳ treo trên cột cao trước lễ đài. Quanh lễ đài có cờ
trang trí, băng khẩu hiệu phù hợp
 Vị trí Đoàn Chủ tịch được bố trí giữa lễ đài. Quần chúng dự mít
tinh đứng thành khối trước lễ đài.
d) Phù hiệu và trang phục
- Phù hiệu: Căn cứ yêu cầu của buổi lễ, Ban Tổ chức quyết định việc sử
dụng phù hiệu. Nếu dùng phù hiệu, Ban Tổ chức quy định hình thức
phù hiệu để phân biệt đại biểu, Ban Tổ chức.Hạn chế dùng phù hiệu
"nơ", hoa cài ngực... đối với những buổi lễ không thật cần thiết hoặc
quá đông người
- Trang phục: Đoàn Chủ tịch, người chủ trì buổi lễ, đại biểu là các đồng
chí lãnh đạo cáo cấp, khách mời, người trao tặng và người đón nhận
danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, huy chương, cờ thi đua của
Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trang phục được quy
định như sau:
13


 Nam: Comple có thắt cà vạt hoặc áo sơ mi dài tay có thắt cà vạt
 Nữ: Áo dài truyền thống (trời lạnh có thể có áo khoác ngoài)
hoặc comple nữ.
Quần chúng dự lễ: trang phục lịch sự, chỉnh tề phù hợp với buổi lễ.

Ban Tổ chức buổi lễ quy định trang phục của khối quần chúng và đơn
vị tham gia diễu hành.
Khách mời đại biểu và quần chúng dự lễ là người dân tộc thiểu
số, tín đồ khuyến khích mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo.
Người dự lễ là tướng sĩ, sĩ quan, chiến sĩ các lực lượng vũ trang mặc
quân phục của quân chủng, binh chủng.
e) Biểu diễn nghệ thuật, tặng quà, chiêu đãi và đưa tin về buổi lễ
- Không khuyến khích tổ chức biểu diễn văn nghệ trước buổi lệ. Trong
trường hợp xét thấy cần biểu diễn nghệ thuật thì chương trình văn nghệ
phải phù hợp với nội dung buổi lễ và không quá 30 phút; thời gian biểu
diễn văn nghệ được ghi rõ trong giấy mời.
- Không dùng tiền ngân sách nhà nước để làm quà tặng. Trường hợp cần
thiết và được ghi rõ trong giấy mời.
-

Không dùng tiền ngân sách nhà nước để làm quà tặng. Trường hợp cần
thiết và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền mới tổ chức chiêu đãi,
tặng quà lưu niệm. Quà lưu niệm phải đảm bảo tính thiết thực, có ý
nghĩa, tiết kiệm và được trao sau khi kết thúc buổi lễ.

- Việc đưa tin về buổi lễ trên các phương diện thông tin đại chúng thực
hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
f) Trình tự tiến hành mít tinh, lễ kỷ niệm
- Trưởng Ban Tổ chức buổi lễ thông báo chương trình buổi lễ, mời lãnh
đạo và đại biểu đứng dậy làm lễ chào cờ, phát lệnh chào cờ,

14


- Nhạc Quốc ca qua băng ghi âm, đối với buổi lễ quan trọng do Quân

nhạc cử Quốc ca, người dự lễ hát theo,
- Trưởng Ban Tổ chức cảm ơn và mời lãnh đạo, đại biểu ngồi,
- Trưởng Ban Tổ chức tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn,
trang trọng. Chỉ giới thiệu tên và chức vụ đồng chí đại biểu có chức vụ
cao nhất về Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc của Trung ương và
địa phương, các đồng chí khác giới thiệu chung,
-

Trưởng Ban Tổ chức giới thiệu đồng chí lãnh đạo được phân công đọc
diễn văn hoặc đọc cáo cáo tại buổi lễ,

-

Trưởng Ban Tổ chức giới thiệu lãnh đạo cấp trên hoặc khách mời phát
biểu ý kiến. Để đơn giản hóa thủ tục, mở đầu diễn văn, báo cáo hoặc
phát biểu chỉ “kính thưa” một đồng chí có chức vụ cao nhất của Trung
ương hoặc địa phương dự buổi lễ, còn lại “kính thưa” chung các đồng
chí lãnh đạo, các vị đại biểu.

- Trưởng Ban Tổ chức nói lời cảm ơn. Trường hợp lãnh đạo cấp cao của
Đảng hoặc Nhà nước phát biểu thì người đứng đầu đơn vị tiếp thu ý
kiến và nói lời cảm ơn.
-

Trưởng Ban Tổ chức cảm ơn và kết thúc buổi lễ trong tiếng nhạc của
bài hát phù hợp với tính chất của buổi lễ.

2.3. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nghi thức nhà nước của UBND
huyện Ninh Giang trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm
2.3.1. Ưu điểm

Việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức các buổi mít tinh, lễ
kỷ niệm được Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thực hiện
theo các quy định do Nhà nước ban hành. Đảm bảo chấp hành đúng và tốt
nghi thức nhà nước.

15


Cách sử dụng các biểu tượng quốc gia trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ
niệm được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước trong hội trường tổ
chức mít tinh, lễ kỷ niệm hay tại các địa điểm tổ chức ngoài trời. Cách bài trí
chuẩn theo hướng dẫn về việc sử dụng biểu tượng quốc gia tại các buổi mít
tinh, lễ kỷ niệm. Trước mỗi buổi bắt đầu các hoạt động đều sử dụng Quốc ca
trong lễ chào cờ. Quốc kỳ sau khi sử dụng xong đều được bảo quản chu đáo.
Các biểu tượng sử dụng trong buổi lễ sau khi sử dụng xong đều được lau bụi
và vệ sinh thường xuyên.
Các cục, phòng ban, các đơn vị được phổ biến rõ ràng, cụ thể về nghi
thức nhà nước trong tổ chức buổi mít tinh, lễ kỷ niệm để có thể hiểu và nắm
chắc, vận dụng vào việc tổ chức thực hiện.
Các cán bộ, công nhân viên chức đều nhận thức rõ về việc quan trọng
của việc thực hiện quy định của Nhà nước về nghi thức nhà nước trong hoạt
động cơ quan, tổ chức.
2.3.1. Nhược điểm
Bên cạnh việc thực hiện đúng các quy định thì vẫn còn tồn đọng một số
hạn chế sau:
Trong một số buổi lễ, các biểu tượng quốc gia vẫn còn treo và bài trí sai
lệch. Vật dụng sử dụng đôi khi sử dụng là những vật dụng cũ, hỏng, không
được phù hợp.
Một số cán bộ, công nhân viên chức còn mắc phải lỗi khi chào cờ và
hát quốc ca.

Dẫn chương trình còn nhiều hạn chế trong giới thiệu các đại biểu. Bộ
phận lễ tân chưa chú ý trong khâu đón tiếp khách mời.
Lãnh đạo chưa có chế tài trong xử lý các trường hợp sai phạm. Cũng
như chưa có các chính sách khen thưởng cho các đơn vị, các cá nhân thực
hiện tốt trách nhiệm.
Song những hạn chế này đã được khắc phục ngay khi được chỉ ra.
16


 Tiểu kết
Trên đây là phần trình bày của tôi về chương II với những nội dung về
cơ sở lý luận của nghi thức nhà nước cùng với mục đích, ý nghĩa của tổ chức
các buổi mít tinh , lễ kỷ niệm. Các quy định hiện hành của Nhà nước về nghi
thức nhà nước trong thực hiện tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm và nhận
xét, đánh giá tình hình thực hiện tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải
Dương.
Đây là những thông tin thiết thực để tôi có thể triển khai chương III với
nội dung : “Một số đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nghi thức
nhà nước trong thực hiện tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương”.

17


CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆC THỰC
HIỆN NGHI THỨC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC CÁC BUỔI
MÍT TINH, LỄ KỶ NIỆM TẠI UBND HUYỆN NINH GIANG, HẢI
DƯƠNG
3.1. Đối với Nhà nước
Cần có các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể, rõ ràng quy định nhiệm

vụ của từng cá nhân trong tổ chức trong việc thực hiện các quy định của Nhà
nước về nghi thức nhà nước.
Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản, các
quyết định của các đơn vị, tổ chức, các cá nhân.
Ban hành các chính sách khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân tổ
chức khi thực hiện tốt các quy định.
3.2. Đối với lãnh đạo cơ quan
Những cá nhân đảm nhận chức vụ lãnh đạo cơ quan luôn cần phải
gương mẫu và đi đầu trong việc thực hiện các quy định trong việc thực hiện
nghi thức nhà nước trong tiệc tổ chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm.
Trước mỗi lễ kỷ niệm luôn tổ chức các buổi họp bàn phổ biến, thống
nhất các quy định trong khâu tổ chức thực hiện để tránh xảy ra những thiếu
xót, sai phạm trong tổ chức.
Áp dụng các văn bản quy định của Nhà nước vào trong công tác thực
hiện.
Ban hành riêng các quy định xử lý các hành vi vi phạm và tuyên
dương, khen thưởng những cá nhân trong tổ chức có thái độ, ý thức thực hiện
tốt các quy định.

18


3.3. Đối với cán bộ công chức, viên chức
Các cá nhân, cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan phải có sự gắn
kết, thống nhất để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mỗi cá nhân cũng như mục
tiêu của cả tổ chức trong công tác thực hiện.
Không ngừng cố gắng, nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn của cá
nhân, học hỏi, tìm hiểu về các quy định nhà nước để giúp công việc thuận lợi
và có độ chính xác cao.
Chấp hành tốt các quy định của Nhà nước nói chung cũng như quy định

của cơ quan, tổ chức nơi mình công tác.

19


 Tiểu kết
Trên đây là những trình bày của cá nhân về những giải pháp đối với Nhà
nước, đối với lãnh đạo cơ quan cũng như đối với cán bộ công chức, viên chức
trong việc góp phần nâng cao việc thực hiện nghi thức nhà nước trong tổ chức
các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm tại UBND huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.

20


KẾT LUẬN
Tóm lại, trên thực tế chúng ta có thể thấy được rằng dù trong bất kỳ giai
đoạn nào thì nghi thức nhà nước luôn là yếu tố quan trọng không thể thiếu cấu
thành nên hoạt động của một cơ quan tổ chức nói chung và UBND huyện
Ninh Giang nói riêng.
Việc thực hiện đúng quy định Nhà nước về nghi thức nhà nước trong tổ
chức các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm là cơ sở góp phần để nghi thức nhà nước có
thể tồn tại và phát triển lâu dài.
Nghi thức nhà nước với những quy định chung, xây dựng dựa trên đặc
điểm, tình hình thực tiễn phát triển xã hội góp phần lưu giữ và duy trì các giá
trị văn hóa dân tộc, tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa. Việc áp dụng
tốt sẽ tạo nên nét đẹp trong cơ quan, tổ chức.
Do đó mỗi cơ quan hành chính nhà nước nói chung, UBND huyện Ninh
Giang nói riêng cần không ngừng thực hiện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan
trọng của nghi thức nhà nước. Chú trọng đến công tác tuyên truyền gắn với

công tác giáo dục nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện tổ chức các
buổi mít tinh, lễ kỷ niệm. Phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của các cấp
lãnh đạo trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, cán bộ
công chức,viên chức.
Các cơ quan, tổ chức nói chung cần phải có những chủ chương, chính
sách phù hợp và hoàn thiện cho từng đơn vị của mình, để có thể dễ dàng quản
lý cũng như có những biện pháp xử lý các hành vi vi phạm và có khen thưởng
đối với các cán bộ công chức, viên chức và nhân viên có tinh thần làm việc,
chấp hành tốt các chủ chương, chính sách, quy định, quy chế mà cơ quan đã
đề ra.

21


×