Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.71 KB, 9 trang )

A/ LỜI MỞ ĐẦU.
Nhà nước là một thiết chế đặc biệt của xã hội. Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều công lao trong việc
duy trì và phát triển xã hội loài người cũng như sức mạnh đàn áp, nô dịch gây không ít đau đớn cho nhân
loại của nhà nước. Cùng với sự hình thành và phát triển của nó, việc nghiên cứu các tư tưởng về nhà nước
luôn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất trong lịch sử tư tưởng chính trị loài người. Trong số các tư
tưởng ấy, tư tưởng phân chia quyền lực của nhà nước luôn là một vấn đề phức tạp và nhận được nhiều sự
quan tâm từ các nhà khoa học, nghiên cứu.
Bài tiểu luận của em sau đây nhằm mục đích đi tìm hiểu những nét bao quát nhất về tư tưởng phân
chia quyền lực nhà nước đề cập dưới góc độ vận dụng tư tưởng này trong tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước tư sản.
B/ NỘI DUNG CHÍNH.
I/ KHÁI QUÁT CHUNG.
1. Quyền lực nhà nước.
a. Khái niệm:
Quyền lực được hiểu là sức mạnh mà ở đó một chủ thể (1 cá nhân, tổ chức hay toàn xã hội) có thể
bắt các chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình. Trong xã hội có giai cấp thì chủ thể có đủ khả năng
chỉ huy và phối hợp hoạt động của tất cả các chủ thể khác chính là nhà nước nên quyền lực nhà nước là
quan trọng nhất.
Từ đây có thể hiểu rằng, quyền lực nhà nước chính là sức mạnh của nhà nước có thể bắt các chủ thể
khác trong quốc gia từ các cá nhân, tổ chức đến mọi tầng lớp hay giai cấp trong xã hội phải phục tùng ý
chí của nó. Vai trò của quyền lực nhà nước hết sức quan trọng, nó có thể điều hòa xung đột giữa các giai
cấp cũng như thực hiện và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị. Thêm vào đó, nhà nước có thể điều hành, tổ
chức và quản lí xã hội, thiết lập, bảo vệ và củng cố trật tự xã hội, làm xã hội phát triển theo chiều hướng
mà mình mong muốn.
b. Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước:
Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong thực tế rất đa dạng tùy theo hình thức
chính thể của mỗi nhà nước. Song tựu chung lại có thể khái quát thành hai cơ chế cơ bản, đó là tập quyền
và phân quyền.
Tập quyền là cơ chế mà quyền lực nhà nước thuộc về một cá nhân hoặc một cơ quan và cá nhân hay
chính cơ quan ấy có thể chi phối sự hình thành và hoạt động của các chức vụ nhà nước hoặc các cơ quan
nhà nước khác.


Phân quyền là cơ chế mà quyền lực nhà nước được phân tách thành các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp và các quyền này được phân chia tương ứng cho các cơ quan nhà nước khác nhau. Các cơ quan
ấy có thể có chung hoặc không có chung nhân viên với nhau, ngang bằng nhau và khá độc lập với nhau
hoặc phụ thuộc nhau ở một mức độ nhất định, có thể chịu trách nhiện trước nhau; trong hoạt động có thể
kiềm chế, kiểm soát hoặc đối trọng nhau để ngăn chặn sự lạm quyền, độc tài trong quá trình thực hiện
quyền lực nhà nước song lại phối hợp với nhau để tạo nên sự thống nhất quyền lực nhà nước.
2. Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước.
a. Khái niệm:
Rõ ràng, cơ chế phân quyền nói trên chính là nền tảng, cơ sở của “tư tưởng phân chia quyền lực nhà
nước” (hay “tư tưởng phân quyền”). Nói cách khác, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước chính là tổng
thể các quan điểm về việc chia tách quyền lực nhà nước thành các loại quyền lực khác nhau, về cơ chế
vận hành của từng loại và mối quan hệ theo hướng ngăn cản, kiềm chế, kiểm soát hoặc đối trọng nhau
giữa các loại quyền lực ấy trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.
b. Sự xuất hiện và phát triển:
Quá trình xuất hiện và phát triển của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là một quá trình hết
sức lâu dài, trải qua các giai đoạn: thời kì cổ đại, thời kì cách mạng tư sản ở Tây âu và cho tới ngày nay, tư
tưởng này thể hiện ở trong bộ máy nhà nước của hầu khắp các nước tư sản trên thế giới.
1
Mầm mống của tư tưởng phân quyền nảy sinh ở Hy Lạp, thể hiện qua những cải cách bộ máy nhà
nước hết sức tiến bộ của Ephialtes (TK V tr.CN) và Pericles (495-429 tr.CN), 2 nhà chính trị tài ba. Vào
thời kì của Ephialtes ở Athens, quyền lập pháp thuộc về Hội nghị nhân dân, quyền hành pháp thuộc về Hội
đồng nhân dân gồm 500 viên chức và quyền tư pháp thuộc về Toà án nhân dân gồm 6000 người. Ở La Mã
từ TK VI dến TK I tr.CN, tình hình diễn ra tương tự như Athens, họ đã xây dựng 1 nền cộng hòa áp dụng
phương pháp chia quyền và phân quyền khéo léo nhờ xây dựng được 1 Hiến pháp riêng với 3 cơ quan
quyền lực cao nhất là Hội nghị công dân (gồm 3 hội nghị khác nhau), Viện nguyên lão và Nhà nước La
Mã. Nói đến tư tưởng phân quyền thời cổ đại phải kể tới Aristote (384-322 tr.CN). Ông là nhà tư tưởng
đầu tiên trình bày một cách rõ ràng tư tưởng phân quyền và khái quát mối quan hệ giữa chúng.
Qua các giai đoạn của thời kì phong kiến với quyền lực đều theo cơ chế tập quyền, đến thời kì cách
mạng tư sản ở Tây âu thì tư tưởng phân quyền của Aristote được “phục hưng”, kế thừa và phát triển ở một
trình độ cao hơn bởi các học giả như John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755) và các tác giả

khác. Tìm hiểu tư thưởng của John Locke, ta sẽ thấy đây là 1 tư tưởng được hình thành dựa trên cơ sở 1 sự
suy diễn pháp lí diễn dịch từ thực tế sinh động của lịch sử kết hợp với sự kế thừa từ các bậc tiền bối thì ở
Montesquieu lại là “một quy tắc của nghệ thuật chính trị, một thủ đoạn chính trị, hơn nữa, một bí quyết
chính trị và đồng thời, nguồn cảm hứng suy luận chính là sự quan sát Hiến pháp nước Anh, chính thể nước
đó thời bấy giờ”, tất nhiên là trên cở sở kế thừa người đi trước. Ngoài ra còn một số tác giả khác như
Rousseau (1712-1778) hay Kant (1724-1804) đã góp phần hoàn thiện thêm tư tưởng này dù không cụ thể
và toàn diện được như Montesquieu.
Sau các tác giả trên đây cho đến ngày nay, dường như loài người chỉ quan tâm đến việc “vật chất
hóa” hay “hiện thực hóa” tư tưởng phân quyền hơn là tiếp tục trình bày những lí luận về nó. Dù thế, tư
tưởng chia quyền quyền lực vẫn được thể hiện rõ nét và hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước tư sản đương đại.
c. Ưu điểm và hạn chế:
Về ưu điểm, khái quát mà nói, đây là một tư tưởng dân chủ, nhân đạo và tiến bộ vì nó phục vụ đắc
lực cho cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài, chuyên chế, sự lạm quyền trong quá trình thực hiện quyền
lực nhà nước, bảo vệ tự do cho con người. Phân quyền là để đảm bảo cho quyền lực nhà nước không
những không tập trung trong tay một tổ chức hay cá nhân nào mà còn bị kiềm chế, kiểm soát. Nhờ đó mà
hạn chế được quyền lực của chính quyền, phát triển các kỹ năng chuyên môn, gia tăng tính hiệu quả và tác
dụng của chính quyền. Từ đó khẳng định được vị trí và vai trò của mỗi ngành trong cơ chế thực hiện
quyền lực nhà nước và việc đảm bảo tự do cho nhân dân. Vì thế, phân quyền chỉ thích hợp với chế độ dân
chủ, chỉ có thể hiện diện và tồn tại trong chế độ ấy. Bằng chứng là nó được ghi nhận trong những văn bản
có hiệu lực tối cao của nhiều nhà nước.
Tuy nhiên, hạn chế của tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là nó không thể áp dụng một cách
triệt để hay tuyệt đối trung thành với lí thuyết trong tổ chức bộ máy nhà nước. Nếu như áp dụng triệt để
thì sẽ dấn đến sự cô lập, tách biệt hoàn toàn hoặc mâu thuẫn với nhau trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước. Thực tế đã chứng minh điều này, thể thức cô lập hoàn toàn các quyền đã đưa đến tình trạng bế tắc
hay mâu thuẫn giữa hành pháp và lập pháp như trong bối cảnh thời kì cách mạng Pháp. Trong chính quyền
đó, người ta đã áp dụng triệt để phân quyền tới mức không có công quyền nào tiếp xúc với công quyền
nào. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Pháp lúc bấy giờ. Từ những lí do đó, việc áp
dụng triệt để tư tưởng phân quyền khó có thể bảo đảm được sự thống nhất của quyền lực nhà nước – một
tất yếu khách quan cho sự tồn tại của thiết chế này. Ngoài ra, mỗi quốc gia có một điều kiện, hoàn cảnh

riêng nên việc áp dụng nguyên tắc phân quyền không thể theo nguyên mẫu mà phải có những biến dạng
của nó, tùy theo điều kiện và giai đoạn phát triển mỗi nước.
II/ SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TƯ SẢN.
1. Lí do vận dụng tư tuởng phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nuớc tư sản.
Về mặt lí luận, các học giả tư sản coi tư tuởng phân quyền là hòn đá tảng của nền dân chủ tư sản và
hết sức quán triệt nó trong bộ máy nhà nuớc. Trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của thời đại mình,
2
những nguời sáng lập ra thuyết phân chia quyền lực cho rằng cần phải hạn chế sự độc quyền bằng việc
không tập trung quá nhiều quyền lực nhà nuớc vào tay một cơ quan nhất định bằng việc kiểm soát và
khống chế lẫn nhau giữa các hệ thống cơ quan nhà nuớc khác nhau. Đây là một điểm đáng ghi nhận của tư
tuởng phân chia quyền lực nhà nuớc.
Về mặt lịch sử, học thuyết phân chia quyền lực nhà nuớc đã giúp cho giai cấp tư sản đấu tranh hiệu
quả để chồng lại chế độ quân chủ chuyên chế trong điều kiện tuơng quan lực luợng chưa ngã hẳn về phía
giai cấp tư sản. Đến thời kì của chủ nghĩa tư bản, với những đóng góp to lớn của tư tuởng này, giai cấp tư
sản tiếp tục áp dụng tư tuởng phân quyền vào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nuớc mình.
2. Tư tưởng phân quyền trong bộ máy nhà nước tư sản nói chung.
Tư tưởng phân quyền đã xuất hiện từ thời cổ đại, trải qua một giai đoạn bị quên lãng khi chủ nghĩa
tập quyền và tư tưởng phong kiến làm bá chủ đã được gây dựng trở lại vào thời kì cách mạng tư sản. Song
có lẽ đến tận ngày nay, cùng sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản hiện đại thì tư tưởng phân
chia quyền lực nhà nước mới trở nên toàn diện hơn cả.
a. Phân quyền ngang:
Hầu hết các nhà nước tư sản ở thời kì cách mạng tư sản và thời kì hiện đại đều có một điểm chung
khi áp dụng tư tưởng phân quyền, thể hiện ở sự phân chia quyền lực nhà nước theo chiều ngang. Theo cơ
chế phân quyền thì quyền lực nhà nước được phân tách thành 3 loại quyền khác nhau là quyền lập pháp,
quyền hành pháp, quyền tư pháp và ba loại quyền này được chia tương ứng cho các cơ quan nhà nước
khác nhau. Trong đó, nghị viện là cơ quan đại diện cao nhất của nhà nước tư sản, nắm quyền lập pháp.
Quyền hành pháp nằm trong tay chính phủ cùng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Còn lại,
quyền tư pháp tập trung trong tay hệ thống cơ quan xét xử (tòa án). Tất nhiên sự phân quyền này phải bảo
đảm quyền lực giữa các cơ quan có sự cân bằng, không có loại quyền lực nào vượt trội hơn; các cơ quan

quyền lực có sự kiềm chế, giám sát và đối trọng nhau để không xảy ra tình trạng lạm quyền và bảo vệ
được các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Ngày nay, tùy theo các hình thức chính thể của các nhà nước tư sản khác nhau mà dẫn tới việc áp
dụng tư tưởng phân quyền ở những mức độ khác nhau. Đại diện cho các mức độ ấy là sự mềm dẻo trong
chính thể cộng hòa đại nghị, sự cứng rắn trong chính thể cộng hòa tổng thống và sự trung gian trong chính
thể cộng hòa hỗn hợp. Bên cạnh đó, thời kì hiện đại chứng kiến một số thay đổi trong phân quyền ngang ở
một số bộ máy nhà nước tư sản: sự phát triển thêm các nhánh quyền lực mới thuộc quyền lực nhà nước. Ví
dụ ở một số nước Mĩ Latinh áp dụng hình thức tứ quyền, nghĩa là ngoài 3 quyền cơ bản kể trên còn xuất
hiện thêm quyền “bầu cử” thuộc về Hội đồng bầu cử cấp độ toàn quốc. Hoặc theo Hiến pháp Nicaragoa
năm 1986, ngoài bốn quyền này còn thêm quyền “kiểm tra” do tổng thanh tra nhà nước và bộ máy dưới
quyền ông ta đảm nhận.
b. Phân quyền dọc:
Sự phân quyền dọc này cũng là điểm tiến bộ của việc áp dụng tư tưởng phân quyền thời hiện đại so
với thời kì cách mạng tư sản trước đây: quyền lực nhà nước được phân chia giữa các cơ quan trung ương
với địa phương. Theo đó, nhà nước trung ương chỉ giữ lại những thẩm quyền quan trọng nhất như các
quyền về chủ quyền quốc gia, thực hiện và bảo đảm pháp luật hay đảm bảo sự thống nhất giữa chính
quyền các địa phương, … Nhà nước sẽ xác định các thẩm quyền trao cho cơ quan địa phương với điều
kiện phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, trong đó có thể kể đến như: hoạt động của cơ quan địa
phương phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cộng đồng dân cư ở địa phương đó, đảm bảo tuân thủ
các quy định của pháp luật, chịu sự giám sát của chính quyền trung ương. Ngoài các cơ quan quản lý còn
có các cơ quan do dân cư hợp thành, trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra cũng tham gia vào cơ chế vận hành bộ
máy chính quyền địa phương. Việc tổ chức các cơ quan này mang nhiều tính chất tự quản. Khi hoạt động,
các đơn vị hành chính theo quy định của pháp luật có quyền thành lập các hội đồng tự quản của đia
phương chịu sự kiểm tra của đại diện cơ quan quyền lực nhà nước cấp trên. Ở những nơi theo cơ cấu tự trị,
chính quyền địa phương buộc phải có một cơ quan ra nghị quyết và một cơ quan thi hành các nghị quyết
đó giống như mô hình nghị viện và chính phủ. Nói cách khác, đây là cách chia quyền của chính quyền
trung ương cho chính quyền địa phương dựa theo địa giới hành chính - lãnh thổ.
3
Để xem xét cụ thể hơn, ta sẽ đi tìm hiểu sự thể hiện và áp dung tư tưởng phân chia quyền lực nhà
nước theo chiều ngang ở một số nhà nước tư sản có các hình thức chính thể khác nhau.

3. Sự phân quyền mềm dẻo ở những nước theo chính thể đại nghị.
Chính thể đại nghị (kể cả quân chủ và cộng hòa) là một mô hình nhà nước áp dụng tư tưởng phân
chia quyền lực 1 cách mềm dẻo. Nó được thể hiện ở chỗ lập pháp và hành pháp không hoàn toàn độc lập
mà có mối liên hệ mật thiết, song giữa chúng vẫn có sự phối hợp với nhau. Tư pháp độc lập với hành
pháp trong hoạt động song không hoàn toàn độc lập trong tổ chức và hoạt động với lập pháp. Điển hình
với mô hình này là các nước Đức, Áo, Phần Lan, Italia, Anh, Nhật, Thụy Điển, …
Quyền hành pháp do 2 bộ phận nắm giữ là nguyên thủ quốc gia (tổng thống hoặc nhà vua) và chính
phủ (thủ tướng và nội các). Quyền lực nhà vua bị hạn chế trong cả 2 lĩnh vực hành pháp và lập pháp, chỉ
còn mang tính chất hình thức, nghi lễ hay tượng trưng, ví dụ như ở Anh, Nhật ngày nay. Tổng thống do
nghị viện bầu ra được Hiến pháp quy định khá nhiều quyền song trên thực tế không có thực quyền, không
trực tiếp tham gia giải quyết các công việc của nhà nước. Tổng thống bổ nhiệm các thành viên của chính
phủ không theo ý kiến từ mình mà từ đại diện của đảng hoặc liên minh các đảng có đa số ghế trong nghị
viện. Nguyên thủ quốc gia có đặc quyền “vô trách nhiệm” về chính trị đồng thời có quyền giải tán nghị
viện trước thời hạn. Do đó, chính phủ mới có thực quyền hành pháp. Thủ tướng là người đứng đầu chính
phủ và cũng là người đứng đầu bộ máy hành pháp, là lãnh tụ của đảng cầm quyền, chủ trì các cuộc họp nội
các, quy định các chính sách, lựa chọn nội các và toàn quyền chỉ huy quân sự. Mọi hoạt động của nguyên
thủ quốc gia chẳng qua là sự phê chuẩn các hoạt động đã rồi của chính phủ.
Nghị viện có quyền lực tối cao, đặc biệt là quyền lập pháp. Ví dụ, ở Đức, nghị viện Liên bang có
độc quyền lập pháp trong một số lĩnh vực như: ngoại giao, quốc tịch, tụ do cư trú, đi lại, tài chính, thuế
quan, bưu điện, … Bên trong nghị viện cũng có sự phân chia quyền lực. Theo đó, quyền lập pháp của Hạ
viện bị hạn chế trong phạm vi quyền lực của Thượng viện. Nghị viện có toàn quyền trong việc làm luật và
xây dựng các đạo luật. Ở Anh vào năm 1688, luật Hiến pháp quy định, nghị viện có thể “thông qua bất cứ
một đạo luật nào để điều chỉnh bất cứ một quan hệ xã hội nào, nếu Nghị viện cho rằng việc điều chỉnh
quan hệ xã hội đó bằng luật là cần thiết”. Ngoài ra, chính phủ do nghị viện lập ra và chịu sự giám sát của
nghị viện. Các bộ trưởng hay nội các phải chịu cả trách nhiệm liên đới lẫn cá nhân trước nghị viện.
Tuy nhiên, giữa 2 quyền này vẫn có sự phối kết hợp với nhau, thể hiện qua một số điểm sau. Chính
phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và lập pháp; chính phủ thành lập dựa trên cơ sở của lập pháp và
được trình bày dự án, chính sách trước lập pháp; cơ quan lập pháp và hành pháp có thể thể có chung nhân
viên với nhau. Đây chính là dấu hiệu của chế định chính phủ - cơ sở của chế độ đại nghị: lập pháp là quan
trọng nhất, hành pháp luôn phải có được sự tín nhiệm từ nghị viện và lập pháp. Trong trường hợp không có

được sự tín nhiệm này hoặc kết quả hoạt động của chính phủ không được nghị viện thông qua, điều này sẽ
gây nên mâu thuẫn giữa chính phủ và nghị viện thậm chí hậu quả có thể là khủng hoảng chính trị. Chính
phủ phải ra đi để nghị viện thành lập một chính phủ mới. Đây là chế định bất tín nhiệm chính phủ. Cụ thể,
hiến pháp tư sản quy định việc việc sử dụng chế định này rất khắt khe. Ví dụ, sáng kiến đặt vấn đề tín
nhiệm phải thu được số lượng chữ kí rất lớn so với các sáng kiến của pháp luật. Ở Italia, phải có ít nhất 1
trên 10 tổng số hạ nghị sĩ đồng ý kí tên và trong mỗi khóa họp, Hạ nghị viên không được không được đặt
vấn đề bất tín nhiệm quá 1 lần. Mặt khác, chế định này được kìm chế bởi quy định giải tán nghị viện, trong
trường hợp không tìm được chính phủ mới thì nghị viện, lập pháp sẽ bị giải tán. Bởi lẽ, theo các nhà tư sản,
nếu cứ để cho nghị viện có quyền lật đổ chính phủ mà không có sự chế ngự nào sẽ phát sinh ra một thứ độc
tài mới như thứ độc tài cá nhân của chủ nghĩa phong kiến trước đây. Hiến pháp một số nước tư sản đã quy
định: nghị viện có thể bị nguyên thủ quốc gia với tư cách một người đứng đầu nhà nước giải tán
theo yêu cầu của thủ tướng hoặc theo sáng kiến của mình sau khi tham khảo ý kiến của thủ tướng. Hoặc là,
nếu một nghị sĩ muốn chất vấn hay đặt vấn đề gay gắt như bất tín nhiệm chính phủ thì rất có thể chính phủ
lại đặt vấn đề giải tán nghị viện trước.
Bên cạnh đó, quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án, cơ quan xét xử. Tòa án hoạt động theo nguyên
tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Dựa vào pháp luật và Hiến pháp, tòa án có thể tác động tới hoạt
4
động của chính phủ và nghị viện. Ví dụ, ở Đức, tòa án Hiến pháp có thể kiềm chế lập pháp qua việc giải
quyết kháng nghị chống lại quyết định của Hạ viện, kiềm chế hành pháp thông qua việc tước cương vị
Tổng thống liên bang hoặc quy định không cho tiếp tục giữ cương vị của mình khi xác định được rằng
Tổng thống liên bang cố tình vi phạm Hiến pháp hoặc pháp luật. Một mặt, tòa án độc lập trong hoạt động
song vẫn chịu ảnh hưởng từ chính phủ trong tổ chức. Đơn cử đó là việc bổ nhiệm, thăng chức cho các thẩm
phán. Và dĩ nhiên, vai trò kiềm chế của hành pháp với tư pháp cũng được thể hiện qua điều này.
Tóm lại, ưu điểm của sự phân quyền mềm dẻo này là dễ dang tạo ra sự bình ổn trong đời sống chính
trị đất nước nhưng nhược điểm lại là sự bị động, thiếu linh hoạt trong vai trò của nguyên thủ quốc gia và
không đảm bảo được sự độc lập, cạnh tranh, kìm chế - đối trọng giữa hành pháp và lập pháp. Từ đó biến
nghị viện và chính phủ từ chỗ thể hiện sự phân chia quyền lực thành hai cơ quan thực hiện chính sách của
đảng cầm quyền.
4. Sự phân quyền cứng rắn ở những nước theo chính thể cộng hòa tổng thống.
Trong chính thể cộng hòa tổng thống, tư tưởng phân quyền được áp dụng ở mức độ cứng rắn với

các đặc trưng là các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập với nhau trong hoạt động nhờ không
có sự chung nhân viên giữa chúng, đồng thời có sự ngăn cản, kiềm chế lẫn nhau theo nguyên tắc “quyền
lực ngăn cản quyền lực”. Hành pháp thuộc về nguyên thủ quốc gia và không phải chịu trách nhiệm trước
lập pháp. Sư phân quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Đại diện điển hình cho mức độ áp dụng này
là nhà nước Mỹ.
Ở Mỹ, Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ (không tồn tại
thủ tướng) và là trung tâm của bộ mày nhà nước. Quyền hành pháp nằm hoàn toàn trong tay Tổng thống.
Nghị viện có toàn quyền lập pháp, quyền làm ra mọi đạo luật cần thiết để thực hiện quyền lực của mình và
đề nghị sửa đổi Hiến pháp. Trong khi đó, quyền tư pháp thuộc về tòa án. Điều này đã được chứng minh cụ
thể trong Khoản 1 Hiến pháp Liên bang của Mỹ.
Giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp ở Mỹ luôn có sự độc lập trong hoạt động của nhau. Điều đó
thể hiện trước tiên trong việc bầu cử. Tổng thống Mỹ và nghị viện được bầu gián tiếp thông qua cử tri nên
có thể độc lập với nhau. Tổng thống chịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước nghị
viện. Về mặt pháp lý, nghị viện có toàn quyền nêu sáng kiến xây dựng pháp luật còn tổng thống thì không.
Tổng thống không có quyền giải tán nghị viện trước thời hạn và nghị viện không có quyền lật đổ chính
phủ. Mặt khác, giữa các cơ quan này không bao giờ có chung nhân viên với nhau. Tổng thống thành lập
nội các từ số chính khách không phải là nghị sĩ để bảo đảm sự độc lập giữa nghị viện và chính phủ. Tổng
thống cũng tự mình lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng còn nghị viện chỉ phê chuẩn các
quyết định đó. Nói cách khác, nghị sĩ không được kiêm nhiệm các chức sắc trong bộ máy hành pháp hay
người muốn làm bộ trưởng phải nghỉ nghị sĩ hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, với tư cách là cơ quan xét xử,
hệ thống tòa án Mỹ được pháp luật trao quyền năng độc lập để giữ thế “kiềng ba chân” trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước, độc lập với hành pháp và lập pháp trong hoạt động, thậm chí nó còn độc lập với
cả dân chúng. Bởi lẽ Thẩm phán được bầu ra bằng con đường bổ nhiệm và sau khi bổ nhiệm có thể được
giữ chức vụ suốt đời nếu như Thẩm phán đó giữ được phẩm chất và đức hạnh xứng đáng. Theo Hamilton,
một trong những nhà sáng lập ra Hiến pháp Mỹ, cho rằng nhiệm kì suốt đời của Thẩm phán là một sự bảo
đảm cho độc lập của ngành tư pháp.
Tuy nhiên, việc phân quyền cứng rắn còn thể hiện ở cơ chế “kìm chế, đối trọng” giữa các loại quyền
lực nhà nước.
Như đã nói ở trên, Tổng thống không được quyền nêu sáng kiến luật pháp nhưng lại có quyền phủ
quyết các dự luật mà nghị viện thông qua. Ví dụ, quyền phủ quyết các dự án luật được Quốc hội thông qua

tại điều 1, khoản 7 Hiến pháp Mỹ: “ Tất cả các dự án luật được Hạ viện và Thượng viện thông qua, trước
khi ban hành luật sẽ phải đệ trình lên Tổng thống Hợp chủng quốc. Tổng thống tán thành dự luật sẽ kí vào
dự luật đó. Nếu không, ông ta sẽ gửi trả lại với lời bác cho viện đã khởi xướng dựa án luật đó. Viện này
phải ghi lại tường tận các bác luận vào sổ hoạt động của nghị viện và xem xét lại dự luật đó. Nếu sau khi
đã xem xét lại, dự án luật sẽ được truyền đạt cùng với các điều bác luận của Tổng thống tới viện thứ hai và
5

×