Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận môn giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
----------༺༺༺༺༺༺༺----------

THU HỒI ĐẤT DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN 220KV
CẦU BÔNG – ĐỨC HÒA
(LẤY ĐOẠN QUA HUYỆN CỦ CHI - TP. HỒ CHÍ MINH)

GV hướng dẫn: Đỗ Thế Sơn
SV thực hiện: Nhóm 2
Lớp: 04-QĐ-2

TP. Hồ Chí Minh, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
----------༺༺༺༺༺༺༺----------

DỰ ÁN ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN 220KV
CẦU BÔNG – ĐỨC HÒA
(LẤY ĐOẠN QUA HUYỆN CỦ CHI - TP. HỒ CHÍ MINH)
DANH SÁCH NHÓM
Họ và tên
Lê Thắng (0450040198)

Phân công
Nhóm trưởng

Long Nhie Minh Đạt (0450040162)


Thư ký

Trần Hữu Phước (0450040176)

Thuyết trình

Đinh Thị Ngọc Như (0450040164)

Phản biện

Trần Thị Lệ Nhung (0450040171)

Đặt câu hỏi

Trương Quỳnh Như (0450040169)

Làm slide

Nhiệm vụ
Phân công, triển khai nhiệm vụ
-Tổng hợp bài
-Nhận tổng hợp và làm bài báo cáo
-Thống kê tổng hợp câu hỏi
-Nghiên cứu tiểu luận, luyện tập
thuyết trình
-Nhận bài báo cáo của các nhóm
-Liên hệ nhóm khác nhận câu hỏi
Nắm ý bài báo cáo của nhóm mình
và nhóm khác, đại điện đặt câu
hỏi, trả lời

-Làm slide gắn với nội dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................1
5. Kết cấu tiểu luận........................................................................................................2
CHƯƠNG 1......................................................................................................................3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ....................................................................................3
1.1

Thu hồi đất.............................................................................................................3

1.1.1

Khái niệm thu hồi đất.........................................................................................3

1.1.2

Các trường hợp thu hồi đất................................................................................3

1.1.3

Thẩm quyền thu hồi đất.....................................................................................4

1.1.4


Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất..........................4

1.1.5 Trình tự thủ tục thu hồi đất....................................................................................4
1.2

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...................................5

1.2.1

Khái niệm bồi thường, hỗ trợ............................................................................5

1.2.2

Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.................................5

1.2.3 Thể chế hóa cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn
lại thông qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: Đất nông nghiệp, đất
ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở và theo từng loại đối tượng sử dụng đất.....7
1.2.4 Quy định cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, cho một
số trường hợp không được bồi thường về đất................................................................7
1.2.5

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.......................................................................8

1.2.6 Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia
đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
mà không có đất nông nghiệp để bồi thường.................................................................8
1.2.7

Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...............................................................8


1.2.8

Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.......................................................9


CHƯƠNG 2....................................................................................................................10
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG.........................................................10
CHƯƠNG 3....................................................................................................................13
KẾT QUẢ THỰC HIỆN................................................................................................13
3.1

Thông tin về dự án...............................................................................................13

3.2

Nhận xét về dự án.................................................................................................14

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 15


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên,
các dự án đầu tư đã mang lại nhiều lợi ích to lớn làm thay đổi diện mạo đất
nước, song điều đó cũng gây ra không ít những tác động mang tính tiêu cực đối
với đời sống xã hội và gây ra những khó khăn trong đời sống của những người
bị thu hồi đất. Một phần cũng do nguyên nhân đền bù chưa thỏa đáng, cơ chế
đền bù chưa thích hợp và pháp luật đất đai cũng còn nhiều kẽ hở. Bài tiểu luận:
“Dự án đường dây điện 220kV Cầu Bông – Đức Hòa” sẽ trình bày rõ hơn về

vấn đề này.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
- Tìm hiểu việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước
thu hồi đất của dự án trên địa bàn huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh.
- Phân tích, đánh giá và rút ra ưu, nhược điểm trong việc thực hiện chính
sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện để từ đó đề
xuất những ý kiến góp phần đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng
mặt bằng, giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng hiệu
quả.
Nhiệm vụ:
-

Tìm hiểu chính sách Nhà nước về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất.
Hiểu và nắm vững các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng cũng
như các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.
Các số liệu điều tra phải đúng, khách quan tình hình thực hiện chính
sách thu hồi bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Nguồn, số liệu điều tra phải đáng tin cậy.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận giới hạn ở việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc thu hồi
đất và đền bù trong dự án đường dây điện 220 kV Cầu Bông – Đức Hòa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các tài liệu về luật đất đai, thông tư của bộ tài nguyên môi
trường, nghị định chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở địa phương, phân tích số liệu thu
thập.
5. Kết cấu tiểu luận

o Mở đầu
1


o
o
o
o

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý
Chương 2: Tình hình sử dụng đất ở địa phương
Chương 3: Kết quả thực hiện việc thu hồi đất và đền bù
Kết luận

2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
1.1
Thu hồi đất
1.1.1 Khái niệm thu hồi đất
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất Đai 2013, Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về
đất đai.
1.1.2 Các trường hợp thu hồi đất
Từ 12 trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003,
Luật Đất đai năm 2013 bổ sung trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính
mạng con người. Theo đó, việc thu hồi đất được chia thành 04 nhóm như sau:

Nhóm 1: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
Nhóm 2: Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công
cộng.
Luật Đất đai năm 2013 thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nhà nước chỉ thu hồi đất đối
với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh xem xét thông qua chủ trương thu hồi đất.
Nhóm 3: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật, đặc biệt đối với trường hợp không
đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.
Luật Đất đai năm 2013 quy định chế tài mạnh để xử lý đối với các trường hợp
này: “Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử
dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với
tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất
vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử
dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;
hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước
thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do
bất khả kháng”.
Nhóm 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện
trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

3


1.1.3 Thẩm quyền thu hồi đất
Luật Đất đai năm 2013 có sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất so với quy định hiện
hành để cải cách hành chính khi thực hiện các dự án, trong đó quy định Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi đối

với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất.
Đây là lần đầu tiên trong Luật Đất đai có quy định UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho
UBND cấp huyện thực hiện thu hồi đất.
1.1.4 Thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất
Luật đã quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc thông báo thu hồi đất:
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và
180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo
thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất gồm kế hoạch
thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm. Trường hợp người sử dụng đất trong
khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời
hạn thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ
đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
Đồng thời, Luật cũng quy định: Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp
với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá
trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư; khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công
khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
1.1.5 Trình tự thủ tục thu hồi đất
Đây là nội dung rất quan trọng nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch,
dân chủ trong thực hiện thu hồi đất. Tại Điều 69 của Luật Đất đai đã quy định cụ
thể các bước công việc như: Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra,
khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư.
Trong các bước công việc này, người sử dụng đất được tiếp cận thông tin
bằng nhiều hình thức (gửi đến từng người có đất thu hồi, họp trực tiếp, niêm yết tại
trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư ...) về thông
báo thu hồi đất, kế hoạch thu hồi đất; tham gia góp ý kiến cụ thể về phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.


4


1.2
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.2.1 Khái niệm bồi thường, hỗ trợ
Theo khoản 12, Điều 3, Luật Đất đai 2013,bồi thường về đất là việc Nhà
nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử
dụng đất.
Theo khoản 14, Điều 3, Luật Đất đai 2014, Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi
đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản
xuất và phát triển.
1.2.2 Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Khi tiến hành thu hồi đất, các cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào
các qui định của pháp luật cũng như qui định của Luật đất đai để thu hồi một
cách hợp lý, phục vụ cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đặt ra, tránh việc
thu hồi đất tràn lan và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất.
Thứ nhất, người sử dụng đất đảm bảo các điều kiện về loại đất mà mình
đang sử dụng, về chứng nhận quyền đối với đất đó. Nếu không đảm bảo các
điều kiện theo pháp luật quy định thì người sử dụng đất không được bồi
thường. Theo đó chỉ bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích
quốc phòng, an ninh ; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Còn thu hồi đất trong những trường hợp còn lại sẽ không được bồi thường.
Điều kiện để người sử dụng đất được bồi thường quy định của thể trong điều
75 Luật đất đai 2013 như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê
đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy

chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật
này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật
này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có
5


đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không
phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều
kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất,
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận
chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy
chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật
này mà chưa được cấp.
5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài

sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ
điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục
đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi
6


thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Thứ ba, việc thu hồi đất phải được tiến hành dân chủ, minh bạch, công
khai, kịp thời và đúng pháp luật.
Việc bồi thường về đất phải được thực hiện dựa trên ba nguyên tắc nêu
trên, nếu vi phạm các nguyên tắc đó, việc bồi thường trái với quy định của
pháp luật. Nếu việc bồi thường trái pháp luật gây ảnh hưởng đến lợi ích của
mình, người sử dụng đất có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để bảo vệ quyền lợi.
1.2.3 Thể chế hóa cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất
còn lại thông qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: Đất nông
nghiệp, đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở và theo từng loại đối
tượng sử dụng đất
Trong đó, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 việc xác định mức
bồi thường cho người có đất thu hồi đối với đất sử dụng có thời hạn không chỉ
căn cứ loại đất, đối tượng sử dụng đất mà còn phải căn cứ thời hạn sử dụng đất
còn lại của người sử dụng đất đối với đất đó, trừ trường hợp đất nông nghiệp có
nguồn gốc do Nhà nước giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

1.2.4 Quy định cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, cho một
số trường hợp không được bồi thường về đất
Những trường hợp được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi
Nhà nước thu hồi đất, bao gồm:
-

Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông
nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều
54;

-

Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất
nhưng được miễn tiền sử dụng đất;

-

Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê
đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường
hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với
người có công với cách mạng;

-

Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;

-

Đất nhận khoán để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối.


7


Đối với người dân mất đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch
vụ, UBND cấp tỉnh phải có phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc
làm cho người dân. Với những người dân bị thu hồi đất, mục tiêu an sinh phải
đặt lên cao nhất. Việc bồi thường bằng tiền được xác định theo giá đất cụ thể
của loại đất thu hồi do UBND câp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu
hồi.
1.2.5 Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Một số quy định được bổ sung trong Luật Đất đai năm 2013 so với Luật
đất đai năm 2003 như sau:
Quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (khoản 1 Điều
83 Luật Đất đai năm 2013):
-

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo
quy định còn được Nhà nước xem xéthỗ trợ;

-

Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng
quy định của pháp luật.

1.2.6 Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất
nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường
-


Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi
đất nông nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì ngoài việc
được bồi thường bằng tiền còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm
kiếm việc làm.
Trường hợp người được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc
làm trong độ tuổi lao động có nhu cầu được đào tạo nghề thì được nhận vào các
cơ sở đào tạo nghề; được tư vấn hỗ trợ tìm kiếm việc làm, vay vốn tín dụng ưu
đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.

-

Quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập
chính từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di
chuyển chỗ ở như sau: Đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh
doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ,
khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được vay vốn tín dụng ưu
đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh; trường hợp người có đất thu hồi còn
trong độ tuổi lao động thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc
làm.

1.2.7 Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

8


Nhằm khắc phục tình trạng một số khu tái định cư chất lượng còn
thấp, không đồng bộ về hạ tầng, chưa đảm bảo có điều kiện phát triển bằng
hoặc tốt hơn nơi ở cũ, Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định mới như
sau:

-

Bổ sung quy định cụ thể về lập và thực hiện dự án tái định cư theo hướng: Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập
và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Quy định khu tái định cư
tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn
xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng,
miền. Quy định việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây
dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư

-

Sửa đổi và bổ sung quy định về bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà
phải di chuyển chỗ ở:
+ Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi
đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận
lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là
người có công với cách mạng.
+ Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái
định cư do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
+ Quy định trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi
thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà
nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu. Chính phủ quy định
cụ thể suất tái định cư tối thiểu phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa
phương.

1.2.8 Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất, cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có
đất thu hồi. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả

thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi
thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản
tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số
tiền chậm trả và thời gian chậm trả. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận
tiền bồi thường, hỗ trợ thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ
của Kho bạc nhà nước.

9


CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỊA PHƯƠNG

Theo quy hoạch, đến năm 2020 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là
43.496,58ha. Trong đó, đất nông nghiệp có diện tích 25.979,77 ha, đất phi nông
nghiệp chiếm diện tích còn lại với 17.516,81 ha
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, chuyển mục đích sử dụng 6.902,13 ha đất
nông nghiệp sang phi nông nghiệp và sử dụng ổn định. Theo quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, diện tích đất ở và các loại đất khác có đủ điều kiện thu hồi và bồi thường hỗ
trợ trong cùng thửa đất, trong hành lang an toàn lưới điện.
Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện vẫn phải đảm bảo
lợi ích của người dân trên địa bàn, tránh những tình trạng khiếu kiện vượt cấp, dẫn
đến xảy ra các điểm nóng tương tự như các vụ việc tranh chấp về đất đai ở các
phường, xã, thị trấn. Để đảm bảo quyên lợi cho người sử dụng đất nằm trong khu vực
hành lang an toàn lưới điên với bản giá tính bồi thường như sau:
+ Đất nông nghiệp trong khu vực có nhà ở hiện hữu được chia thành 3 vị trí:
Vị trí – tên đường – loại đất
Đơn giá đê tính bồi thường (đồng/m2)
Vị trí 1 (tính từ mép trong lề đường trong phạm vi 200m)

1) Đường tỉnh lộ 2
+ Đất trồng cây lâu năm
1.380.000
+ Đất trồng cây hàng năm
1.180.263
2) Đường quốc lộ 22
+ Đất trồng cây lâu năm
1.850.000
+ Đất trồng cây hàng năm
1.582.237
3) Đường Cây Trôm – Mỹ Khánh
+ Đất trồng cây lâu năm
900.000
+ Đất trồng cây hàng năm
769.730
Vị trí 2 (trong phạm vi 200m-400m)
Đường tỉnh lộ 2, đường quốc lộ 22
+ Đất trồng cây lâu năm
616.635
+ Đất trồng cây hàng năm
530.000
Vị trí 3 các vị trí còn lại
Đường tỉnh lộ 2, đường quốc lộ 22, đường tỉnh lộ 7
+ Đất trồng cây lâu năm
380.000
+ Đất trồng cây hàng năm
296.406

10



+ Đất nông nghiệp còn lại:
Vị trí – tên đường – loại đất
Đơn giá đê tính bồi thường (đồng/m2)
Vị trí 1 (tính từ mép trong lề đường trong phạm vi 200m)
1) Đường Cây Trôm- Mỹ Khánh
+ Đất trồng cây lâu năm
600.00
+ Đất trồng cây hàng năm
513.158
2) Đường Tam Tân
+ Đất trồng cây lâu năm
620.000
+ Đất trồng cây hàng năm
320.263
3) Đường Nguyễn Thị Rành, Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 2
+ Đất trồng cây lâu năm
620.000
+ Đất trồng cây hàng năm
530.263
Vị trí 2 (trong phạm vi 200m-400m)
Đường Cây Trôm- Mỹ Khánh
+ Đất trồng cây lâu năm
299.679
+ Đất trồng cây hàng năm
257.576
Đường Tam Tân
+ Đất trồng cây lâu năm
299.679
+ Đất trồng cây hàng năm

257.576
Đường Nguyễn Thị Rành, Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 2
+ Đất trồng cây lâu năm
299.679
+ Đất trồng cây hàng năm
257.576
Vị trí 3 các vị trí còn lại
Đường Cây Trôm- Mỹ Khánh
+ Đất trồng cây lâu năm
276.094
+ Đất trồng cây hàng năm
215.280
Đương Tam Tân
+ Đất trồng cây lâu năm
276.094
+ Đất trồng cây hàng năm
215.280
Đường Tỉnh lộ 2, Nguyễn Thi Rành,Đường Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 7
+ Đất trồng cây lâu năm
276.094
+ Đất trồng cây hàng năm
215.280

11


+ Đối với đơn giá đất ở được tính như sau:
Tên đường

Vị trí


Đường Tỉnh lộ 2( đoạn từ
Tỉnh lộ 8 đến Ngã 4 Sở)

Vị trí 1( mặt tiền đường)
Vị trí 2 (hẻm>=5m)
Vị trí 3 (hẻm 3m- 5m)
Vị trí 1 (mặt tiền đường)
Vị trí 1( mặt tiền đường)
Vị trí 2 (hẻm>5m)

Đơn giá tính bồi thường
(đồng/m2)
3.000.000
1.800.000
1.500.000
2.500.000
1.500.000
1.500.00

Vị trí 2 (hẻm>5m)

2.900.000

Vị trí 2 (hẻm>5m)

3.000.000

Cây Trôm – Mỹ Khánh
Tam Tân

Nguyễn Thi Rành (từ Tỉnh
lộ 2 đến UBND xã Nhuận
Đức)
Tỉnh lộ 7 (đoạn từ Kênh
Đông đến Trường cấp 1
Trung Lập Hạ)
Quốc lộ 22 (đoạn UBND
xã Phước Thạnh)

Thông qua bản báo giá thu tiền bồi thường cho từng vị trí khu vực, theo mục
đích sử dụng đất hợp pháp cơ quan Nhà nước công nhận quyền sử dụng và đên bù
thỏa đáng theo mục đích của người sử dụng đất, tại thời điểm có quyết định thu hồi
đất. Bồi thường theo đơn giá theo quyết định thu hồi và hỗ trợ tái định cư, đảm bảo
quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trong khu vực hành lang an toàn
lưới điện trên địa bàn huyện.

12


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
3.1

Thông tin về dự án
Tên dự án: đường dây 220kV Cầu Bông – Đức Hòa.
Hình thức sử dụng đất: Thu hồi – giao đất để xây dựng đường dây 220kV Cầu
Bông – Đức Hòa đoạn thuộc huyện Củ Chi.
Tổng diện tích ảnh hưởng tới dự án: 237.714,2 m2, bao gồm:
Diện tích đất thu hồi của 39 móng trụ là: 11.062,7m2.
Diện tích đất ảnh hưởng hành lan an toàn lưới điện: 225.981,3 m2, gồm

các loại đất sau:
o Đất ở nằm dưới hành lang an toàn lưới: 2.566,1 m2.
o Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm nằm dưới hành lang an toàn lưới
điện: 30.778,5 m2.
o Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm nằm dưới hành lang an toàn lưới
điện: 192.636,7m2.
- Phần diện tích nhỏ lẻ, hình thể không thuận tiện cho việc tiếp tục sản
xuất canh tác đã được UBND thành phố chấp thuận cho thu hồi và bồi
thường, hỗ trợ: 670,2 m2.
- Tổng số hộ ảnh hưởng: 273 hộ dân và 2 tổ chức.
- Trong dự án không có trường hợp nào đủ điều kiện để tái định cư.
- Tổng số nhân khẩu ảnh hưởng trong dự án: 1.246 nhân khẩu.
- Tổng dự toán kinh phí bồi thường của dự án gồm các khoản mục:
-

STT
A

Khoản mục chi phí
Chi phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân,
tổ chức (1+2+3+4+5+6)
1
Chi phí bồi thường hỗ trợ về đất
Hỗ trợ đất ở
Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp
2
Cây trồng
3
Bồi thường nhà cửa
4

Bồi thường tài sản khác
5
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
6
Hỗ trợ khác
B
Chi phí phục vụ công tác bồi thường (A x
2%)
C
Dự phòng phí phát sinh (A x 10%)
Tổng kinh phí dự án (A+B+C)

13

Thành tiền
72.288.039.464,3
58.399.176.961,3
4.383.976.000
54.015.200.961,3
4.791.024.135
6.320.611.400
1.045.518.168
1.547.958.800
183.750.000
1.445.760.789,3
7.228.803.946,4
80.962.604.200


3.2


Nhận xét về dự án

Ưu điểm:
- Được người dân đồng tình ủng hộ, sẵn sàng giao đất.
- Sau khi hoàn thành công trình này, ngành điện lực sẽ đảm bảo cung cấp
điện an toàn, ổn định và linh hoạt, đáp ứng tối đa nhu cầu điện cho phát
triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân huyện
Củ Chi và các khu vực lân cận thuộc cửa ngõ Tây Bắc của thành phố Hồ
Chí Minh, đồng thời tăng cường khả năng kết lưới chung cho hệ thống lưới
điện khu vực.
Nhược điểm:
- Nhiều thửa đất vẫn chưa được kiểm kê xong.
- Tiền đền bù chưa tới được tay người dân, do có một số thửa đất sang tay
qua nhiều người.
- Cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều điều chưa thích hợp, nên
nhiều hộ dân vẫn chưa đồng ý về tiền đền bù.
- Hệ thống nhân sự còn hạn chế, chưa đáp ứng được quy mô của dự án.
Đề xuất:
- Giá đất tính tiền bồi thường phải được xác định dựa trên sự thỏa thuận với
người sử dụng đất. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì người bị
thu hồi đất có quyền yêu cầu cơ quan thẩm định giá xác định. Việc này
tránh được những khiếu nại về giá đất đền bù về sau cũng như có căn cứ
pháp luật để giải quyết khiếu nại.
- Nâng cao, tăng cường đội ngũ nhân sự trong công tác quản lý đất đai ở
cấp cơ sở, để tránh trường hợp chuyển nhượng qua nhiều người, thiếu sơ sở
để thực hiện đền bù.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công tác định giá đất tại các địa phương
gắn với hoạt động thanh tra, kiểm tra đất đai để tránh trường hợp nhiều thửa
vẫn chưa được kiểm kê như trên, dẫn đến khó khăn trong công tác bồi

thường về đất.

14


KẾT LUẬN
Như vậy, những chính sách về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể là bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất ở được pháp luật quy định khá
đầy đủ và chặt chẽ trong Luật đất đai năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, mặt khách quan mà nói, các quy định của pháp luật về
hỗ trợ người bị thu hồi đất còn nhiều bất cập, mang nặng tính lý thuyết, áp dụng thực
tế chưa linh hoạt. Chính vì vậy, để lĩnh vực đất đai được đảm bảo ở khía cạnh hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất thì tiên quyết ta phải hoàn thiện các quy định của pháp luật.
Làm được nhiệm vụ này, đặc biệt trong Luật đất đai năm 2013 thì không chỉ quyền lợi
của Nhà nước được duy trì mà quyền của người bị thu hồi đất và các nhà đầu tư cũng
được kiện toàn.

15



×