Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Cải tạo phục hồi môi trường mỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 103 trang )

Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................4
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................................7
PHẦN I: THUYẾT MINH ĐỀ ÁN..................................................................................8
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN...........................................................9
1.1. Thông tin chung.........................................................................................................9
1.2. Cơ sở để lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường.......................................................9
1.2.1. Cơ sở pháp lý.........................................................................................................9
1.2.2. Tài liệu cơ sở........................................................................................................12
1.2.3. Tổ chức tư vấn......................................................................................................12
1.3. Vị trí địa lý..............................................................................................................13
1.3.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................13
1.3.2. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................16
1.3.2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất..............................................................................16
1.3.2.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn.....................................................................18
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.....................................................................................20
1.3.3.1. Điều kiện về kinh tế...........................................................................................20
1.3.3.2. Điều kiện về xã hội............................................................................................20
1. 4. Mục tiêu của Đề án cải tạo, phục hồi môi trường...................................................21
1.4.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................21
1.4.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................21
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN........................27
2.1. Khái quát chung về khu vực khai thác khoáng sản..................................................27
2.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực....................................................................27
2.1.2. Khái quát về mỏ...................................................................................................27
2.2. Phương pháp khai thác............................................................................................28
2.2.1. Mở vỉa và trình tự khai thác.................................................................................28


2.2.2. Các hạng mục xây dựng cơ bản............................................................................29
2.2.3. Phương pháp và trình tự thi công.........................................................................30
2.2.4 Hệ thống khai thác................................................................................................36
2.2.5. Công nghệ khai thác............................................................................................41
2.2.6. Công nghệ chế biến.............................................................................................46
2.2.6. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư.....................................................48
2.2.7. Tổ chức xây dựng.................................................................................................48
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

1


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

2.2.8. Danh mục các loại máy móc thiết bị của dự án....................................................49
2.2.9. Tổng vốn đầu tư của dự án...................................................................................50
2.3. Hiện trạng môi trường.............................................................................................50
2.3.1. Hiện trạng môi trường vật lý................................................................................50
2.3.2. Hiện trạng tài nguyên sinh học.............................................................................56
2.4. Tác động đến môi trường.........................................................................................57
2.4.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án.........................................57
2.4.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng..........................................57
2.4.2.1. Tác động tới môi trường không khí...................................................................58
2.4.2.2. Tác động tới môi trường do chất thải rắn.........................................................66
2.4.2.3. Tác động tới môi trường đất..............................................................................66
2.4.2.4. Tác động tới môi trường nước...........................................................................66
2.4.2.5. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái........................................67
2.4.2.6. Tác động do tập trung công nhân......................................................................68
2.4.2. Đánh giá tác động trong giai đoạn khai thác........................................................68

2.4.2.1. Tác động tới môi trường không khí...................................................................68
2.4.3.2. Tác động đến môi trường nước.........................................................................74
2.4.2.3. Tác động tới môi trường đất..............................................................................77
2.4.2.4. Tác động tới môi trường do chất thải rắn.........................................................78
2.4.2.5. Tác động đến tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.........................................78
2.4.3. Tác động tới kinh tế - xã hội.................................................................................79
2.4.4. Tác động trong giai đoạn đóng cửa dự án.............................................................80
2.4.5. Tác động do rủi ro, sự cố......................................................................................80
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG...........................82
3.1. Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường..................................................82
3.1.1. Công tác chuẩn bị.................................................................................................82
3.1.2 .Khôi phục và cải tạo địa hình, cảnh quan.............................................................82
3.1.3. Tác động của công trình cải tạo, phục hồi môi trường.........................................83
3.1.4.Vấn đề môi trường kinh tế- xã hội.........................................................................83
3.1.5. Tính toán Chỉ số phục hồi đất...............................................................................83
3.2. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường....................................................................84
3.2.1. Tại khu vực khai trường.......................................................................................84
3.2.2. Khu vực văn phòng và xưởng chế biến, bãi chứa thành phẩm.............................85
3.2.3. Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường.................................................................86
3.2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế thi công cải tạo phục hồi môi trường......................87

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

2


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

3.2.4. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi

trường............................................................................................................................. 89
CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.........................90
4.1. Chương trình quản lý...............................................................................................90
4.2. Chương trình giám sát môi trường..........................................................................90
4.2.1. Giám sát chất thải.................................................................................................90
4.2.2. Giám sát khác.......................................................................................................91
5.1. Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường..........................................................92
5.1.1. Căn cứ lập dự toán..............................................................................................92
5.1.2. Nội dung của dự toán...........................................................................................92
5.1.3. Khối lượng thi công cải tạo phục hồi môi trường................................................93
5.1.4. Dự toán chi phí cải tạo phục hồi môi trường........................................................93
5.2. Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ...................................................99
5.2.1 Khoản tiền ký quỹ...............................................................................................100
5.2.2. Thời điểm ký quỹ...............................................................................................100
5.2.3. Đơn vị nhận ký quỹ...........................................................................................100
CHƯƠNG 6. CAM KẾT THỰC HIỆN VÀ KẾT LUẬN.............................................101
6.1. Cam kết của tổ chức, cá nhân................................................................................101
6.2. Kết luận................................................................................................................. 101
PHẦN II: CÁC PHỤ LỤC...........................................................................................103
1. Phụ lục các bản vẽ....................................................................................................103
2. Phụ lục các Hồ sơ, tài liệu liên quan.........................................................................103

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

3


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ
BOD
BVMT
COD
SS
ĐTM
HĐND – UBND
QLMT
PCCC
QCVN
TSS
GHCP
TCVN
QCVN
TCXD
TNMT
UBMTTQ
WHO
CTNH
BTNMT
CBCNV
SPC

An toàn lao động
Nhu cầu oxy sinh hoá
Bảo vệ môi trường
Nhu cầu oxy hóa học
Chất rắn lơ lửng
Đánh giá tác động môi trường

Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân
Quản lý môi trường
Phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn Việt Nam
Tổng chất rắn lơ lửng
Giới hạn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn xây dựng
Tài nguyên môi trường
Uỷ ban mặt trận Tổ quốc
Tổ chức Y tế thế giới
Chất thải nguy hại
Bộ tài nguyên môi trường
Cán bộ công nhân viên
Sản phẩm cháy

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

4


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Danh sách những người tham gia lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường
............................................................................................................................... 12
Bảng 2. Thống kê tọa độ và diện tích khu.................................................................14
Bảng 3. Nhiệt độ trung bình khu vực huyện Yên Lập qua các năm.......................19

Bảng 4. Độ ẩm trung bình khu vực huyện Yên Lập qua các năm..........................19
Bảng 5. Lượng mưa hàng tháng và năm...................................................................19
Bảng 6. Khối lượng thi công hoàn phục môi trường khu vực đáy moong kết thúc
khai thác...............................................................................................................22
Bảng 7. Khối lượng thi công hoàn phục môi trường khu vực bãi xúc...................22
Bảng 8. Thông số của bờ moong kết thúc khai thác................................................23
Bảng 9. Khối lượng thi công cải tạo khu vực bờ moong kết thúc khai thác.........24
Bảng 10. Khối lượng thi công hoàn phục môi trường đường di chuyển thiết bị. .24
Bảng 11. Bảng tống hợp các hạng mục công trình...................................................25
Bảng 12. Khối lượng thi công hoàn phục môi trường khu vực nhà điều hành.....25
Bảng 13. Tổng hợp khối lượng xây dựng cơ bản.....................................................34
Bảng 14. Các thông số của hệ thống khai thác.........................................................36
Bảng 15. Tổng hợp các thông số nổ mìn....................................................................41
Bảng 16. Đặc tính kỹ thuật của máy xúc PC-200.....................................................43
Bảng 17. Tính năng kỹ thuật của máy khoan RH-571-35........................................45
Bảng 18. Tính năng kỹ thuật của máy khoan YO-18...............................................45
Bảng 19. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của xưởng nghiền đá....................46
Bảng 20. Bảng tổng hợp thiết bị xưởng nghiền đá...................................................47
Bảng 21. Tiến độ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án.............49
Bảng 22. Tổng hợp thiết bị sử dụng chủ yếu của dự án..........................................49
Bảng 23.Tổng mức đầu tư của dự án........................................................................50
Bảng 24. Kết quả quan trắc, phân tích môi trường không khí khu vực Dự án....50
Bảng 25. Kết quả quan trắc, phân tích môi trường không khí xung quanh khu
vực Dự án.............................................................................................................. 51
Bảng 26. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án.....53
Bảng 27. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm khu vực dự án..54
Bảng 28. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực dự án................55
Bảng 29. Tổng hợp khối lượng thi công cơ bản .......................................................59
Bảng 30. Ước tính tải lượng ô nhiễm trong quá trình san lấp mặt bằng..............60
Bảng 31. Hệ số phát thải khí của động cơ chạy 1000km.........................................61

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

5


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Bảng 32 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động vận chuyển...........62
Bảng 33. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực Dự án......................................62
Bảng 34. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị
thi công cơ giới.....................................................................................................63
Bảng 35. Bảng dự báo mức ồn khu vực xung quanh vị trí khu vực dự án............64
Bảng 36. Bảng tổng hợp tải lượng ô nhiễm bụi trong quá trình khai thác và vận
chuyển................................................................................................................... 69
Bảng 37. Bảng mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình khai thác..........72
Bảng 38. Bảng mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn vận tải tới môi trường................72
Bảng 39. Bảng tác hại bệnh lý của một số hợp chất khí độc đến sức khoẻ...........73
Bảng 40. Bảng thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.................76
Bảng 41. Bảng tống hợp các hạng mục công trình...................................................85
Bảng 42. Tổng hợp thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ hoàn phục môi trường.....86
Bảng 43. Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường.....................................................87
Bảng 44. Tổng hợp khối lượng thi công cải tạo phục hồi môi trường...................93
Bảng 45. Chi phí chăm sóc cây và chồng dặm cây chết...........................................98

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

6



Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ..............................................................15
Hình 2. Bản đồ địa hình khu vực khai thác mỏ........................................................17
Hình 3. Sơ đồ quan trắc hiện trạng môi trường.......................................................55
Hình 4. Hướng thoát nước khu vực Dự án...............................................................67
Hình 5.Nguồn gốc nước thải khi dự án đi vào hoạt động........................................75
Hình 6: Sơ đồ dự kiến quan trắc môi trường................................................................91

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

7


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

PHẦN I: THUYẾT MINH ĐỀ ÁN
MỞ ĐẦU
Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh nằm ở khu vực trung du Bắc bộ, là nơi trung chuyển và
giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng và các tỉnh miền núi phía Bắc. Cũng như phần
lớn các tỉnh miền núi và trung du khác, tỉnh Phú Thọ có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất
đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên khoáng sản đá vôi làm vật liệu xây dựng.
Đây là một nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như
của địa phương. Hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản mang lại lợi ích to lớn cho xã
hội, đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của nền công nghiệp cũng như của đời sống
xã hội. Theo chủ trương phát triển ngành vật liệu xây dựng của tỉnh, hiện nay trên địa
bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp đã và đang xin đầu tư thăm dò khai thác công

nghiệp các mỏ đá xây dựng tại tỉnh Phú Thọ. Công ty TNHH Thanh Tâm là một đơn vị
đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp giấy phép khai thác và chế biến đá vôi làm vật liệu
xây dựng thông thường mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập từ năm 2009
đến nay. Do nhu cầu sử dụng đá làm Vật liệu xây dựng thông thường (VLXDTT) ngày
nay trên địa bàn tỉnh và cả nước tăng và trên cơ sở tài liệu địa chất được đánh giá chính
xác từ tháng 7 năm 2012.
Chính vì vậy nhằm sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để góp phần
đáp ứng nhu cầu sử dụng của các công trình xây dựng trong cũng như ngoài tỉnh và
phục vụ cho lợi ích cộng đồng, Công ty TNHH Thanh Tâm tiến hành lập: “Dự án đầu
tư khai thác đá làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện
Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” với công suất 20.000 m 3/năm.
Thực hiện các quy đinh, luật bảo vệ Môi trường của nhà nước, Công ty TNHH
Thanh Tâm phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ và Môi trường lập Dự án đầu tư
khai thác đá làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên
Lập, tỉnh Phú Thọ của Công ty từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế và khắc phục các tác
động xấu đến môi trường, phục hồi cảnh quan khu vực thực hiện dự án nhằm mục đích
sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường bền vững.

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

8


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thanh Tâm.
Tên tiếng Anh: Thanh Tam Company Limited.

Địa chỉ, trụ sở chính: Xóm Đình Cả, xã Hưng Long, huyện Yên Lập, Phú Thọ.
Ngành nghề kinh doanh: Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản; thiết kế
công trình xây dựng thủy lợi, thiết kế xây dựng công trình giao thông...
Người đại diện theo pháp luật: Bà Khương Thị Trâm
Chức danh: Chủ tịch HĐTV- Giám đốc.
Điện thoại: 0983 559 514.
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 2600379383 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ
đăng cấp, đăng ký lần đầu ngày 22/10/2009; Đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 22/7/2011.
1.2. Cơ sở để lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường
1.2.1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam số 52/2005/QH11 do
Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam số 55/2014/QH13 do
Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 23 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực ngày 01
tháng 01 năm 2015.
- Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc
hội khoá 11, kỳ họp thứ 4;
- Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định 11/2011/NĐ- CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
về quản lý chất thải rắn;
- Căn cứ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP , ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 74/2011/NĐ-CP, ngày 25/08/2011 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

- Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

9


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

- Căn cứ Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường về việc hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Căn cứ Thông tư số 45/2010 TTLT-BTC/BTNMT ngày 20 tháng 3 năm 2010
hướng dẫn về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Căn cứ Thông tư 34/2009/TT – BTNMT, ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo phục hồi môi
trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
- Căn cứ Thông tư số 34 /2009/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2009 Quy định
về lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận dự án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải
tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
- Căn cứ Thông tư số 03/2007/TT-BCN, ngày 18/6/2007 của Bộ Công nghiệp về
việc hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ
khoáng sản rắn;
- Căn cứ Thông tư số 158/2011/TT-BTC, ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường.
- Căn cứ Quyết định số: 10/2014/QĐ-UBND, ngày 25/8/2014 của UBND tỉnh

Phú Thọ về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Căn cứ Nghị định số 27/2013/NĐ-CP, ngày 29/3/2013 Quy định điều kiện của
tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;
- Căn cứ Nghị quyết số: 01/2014/NQ-HĐND, ngày 16/7/2014 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa 17, kỳ họp thứ 8 về quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Căn cứ QCVN 02:2008/BCT về an toàn trong quá trình vận chuyển, bảo quản,
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
- Căn cứ QCVN 04:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong
khai thác mỏ lộ thiên;
- Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, ngày 9/3/2013 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Khoáng sản;

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

10


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

- Căn cứ Quyết định số 10/2009/TT-BGTVT, ngày 24/6/2009 về Kiểm tra an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
- Căn cứ Văn bản số4324/UBND –KT1, ngày 24/11/2011 của UBND tỉnh Phú
Thọ về việc công bố đơn giá xây dựng công tình đối với phần xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
công cố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Thông tư 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 182/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy
định mức lượng tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở HTX, tổ hợp tác,
trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức thuê mướng lao động.
- Căn cứ Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
ngày 18/12/2006 về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và
một số tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường hiện hành khác;
- Căn cứ Quyết định số 3485/2007/QĐ – UBND, ngày 25/12/2007 của UBND tỉnh
về việc Quy định một số điểm cụ thể về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đối với
một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tập
trung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Căn cứ Quyết định số 3258/2008/QĐ – UBND, ngày 13/11/2008 của UBND tỉnh
Phú Thọ ban hành quy định cụ thể một số điểm về quản lý tài nguyên khoáng sản và
hoạt đông khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
- Căn cứ Quyết định số 18/2013/QĐ-TTg, ngày 29/03/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo,phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản;
- Căn cứ Quyết định số 51/2008/QĐ – BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương
ban hành QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo
quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
- Nghị định số Nghị định 182/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định
về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức của Việt Nam thuê mướn lao
động;
- Quyết định số 38/2005/QĐ-NN ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
quy định về đơn giá chi tiết chồng rừng và chăm sóc rừng;

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

11



Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

- Quyết định số 484/QĐ – UBND ngày 17/02/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc
duyệt giá giống cây lâm nghiệp thuộc chương trình bảo vệ và phát triển rừng năm 2011.
- Văn bản số 1013/SNN – LN ngày 09/12/2009 của Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn tỉnh Phú Thọ về hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh đối với 3 loại cây
trồng: Keo tai tượng, keo lại và bạch đàn;
1.2.2. Tài liệu cơ sở
- Thuyết minh dự án, thiết kế cơ sở của dự án;
- Các bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng, công nghệ khai thác và hạng mục công trình
mỏ;
- Niên Giám thống kê năm 2011,2012,2013, cục thống kê Phú Thọ, Nhà xuất bản
thống kê;
- Khảo sát, thống kê các số liệu về:
+ Khí tượng thuỷ văn;
+ Chất lượng môi trường: Đất, nước mặt, không khí, tiếng ồn;
+ Hệ sinh thái động vật, thực vật.
1.2.3. Tổ chức tư vấn
Đề án cải tạo, phục hồi môi trường của “Dự án đầu tư khai thác đá làm VLXD thông
thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” của Công ty
TNHH Thanh Tâm được thực hiện với sự tư vấn của Công ty cổ phần Công nghệ và
Môi trường, đại diện là:
Bà: Nguyễn Thị Hồng Giang - Giám đốc.
Địa điểm: Phường Gia Cẩm, Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.
Điện thoại - Fax: 02103817756. Email:
Bảng 1. Danh sách những người tham gia lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường
STT


Họ và tên

1

Khương Thị Trâm

1

Lê Đại Trung

2

Nguyễn Minh Tuyến

3

Phan Anh Châu

4

Nguyễn Thị Hương

5

Trần Đại Nghĩa

Chức danh
Chủ đầu tư:
Giám đốc
Cơ quan tư vấn:

Trưởng phòng
Tư vấn
Phó phòng
Tư vấn
Phó phòng Tư
vấn
Cán bộ phòng tư
vấn
Trưởng phòng

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

Học hàm, học vị

Kỹ sư công nghệ môi trường
Thạc sĩ công nghệ môi trường
Thạc sĩ Công nghệ hóa học
Thạc sĩ công nghệ Sinh học
Thạc sĩ Công nghệ hóa học
12


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

STT

Họ và tên

6


Trịnh Văn Thuận

7

Nguyễn Duy Tùng

8
9
10
11
12

Nguyễn Minh Hải
Hoàng Việt Anh
Lương Việt Cường
Phạm Thị Thanh Thủy
Nguyễn Tiến Trường

Chức danh
công nghệ
Cán bộ phòng
công nghệ
Cán bộ phòng
công nghệ
Cán bộ
Cán bộ
Cán bộ
Cán bộ
Cán bộ


Học hàm, học vị
Kỹ sư công nghệ môi trường
Kỹ sư thủy lợi
Cử nhân công nghệ hóa học
Cử nhân công nghệ hóa học
Cử nhân công nghệ hóa học
Cử nhân công nghệ môi trường
Cử nhân công nghệ môi trường

Trong quá trình lập báo cáo, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các chuyên
gia quản lý về công nghệ môi trường, quản lý môi trường và các chuyên gia trong ngành
khoáng sản, khai thác mỏ;
Trình cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định và xét duyệt hồ
sơ.
Các bản vẽ và các văn bản pháp quy liên quan đến dự án.
1.3. Vị trí địa lý
1.3.1. Vị trí địa lý
* Vị trí địa lý khu vực mỏ:
Khu vực khai thác có diện tích là 1,94 ha (gồm 2 khu: Khu I và Khu II được thể
hiện trên bản đồ) thuộc dãy núi đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú
Thọ, nằm cách tỉnh lộ TL321B khoảng 15km về phía Tây. Khu vực thăm dò có vị trí
địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp xóm Hom, xã Xuân An.
- Phía Đông Bắc, Tây Nam giáp xóm Thọ, xã Xuân An.
- Phía Nam giáp xóm Nai, xã Trung Sơn.
- Phía Tây giáp Khe Nhối.
Khu vực nghiên cứu gồm hai khu (Khu I và Khu II)có hệ toạ độ VN.2000 kinh
tuyến trục 1040 45’ múi chiếu 3o, được giới hạn bởi các điểm góc khu I:
A,B,C,D,E,F,G,H, I, K, L, M, N và Khu II: 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 ,22 ,23 ,

24 ,25, 26, 27, 28, 29 do Viện nghiên cứu địa chính thành lập tháng 2 năm 2004 khảo
sát bổ sung năm 2010 được trung tâm thẩm định chất lượng sản phẩm Đo đạc và Bản
đồ - Cục đo đạc và bản đồ Bộ Tài nguyên & Môi trường thẩm định có toạ độ như sau

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

13


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Bảng 2. Thống kê tọa độ và diện tích khu

Điểm góc

Hệ toạ độ VN 2000
Kinh tuyến trục 1040 45’ Múi 3o
X (m)
Y (m)

A

522359,9

2363944,35

B

522370,43


2363905,34

C

522388,5

2363917,23

D

522404,78

2363907,85

E

522423,65

2363892,1

F

522436,45

2363849,98

G

522437,64


2363813,64

H

522390,42

2363797,83

I

522381,08

2363816,15

K

522368,05

2363839,08

L

522362,20

2363876,98

M

522360,04


2363896,0

N

522348,77

2363936,31

7

522.308,36

2.363.778,79

8

522.303,82

2.363.778,00

9

522.281,76

2.363.744,06

10

522.275,88


2.363.737,09

11

522.272,24

2.363.734,63

12

522.268,69

2.363.733,53

13

522.265,35

2.363.732,58

14

522.262,20

2.363.732,87

15

522.259,87


2.363.734,05

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

Diện tích
(ha)

Diện tích
Khu I
S = 0,7ha

Diện tích
Khu I I
S = 1,24ha

14


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Điểm góc

Hệ toạ độ VN 2000
Kinh tuyến trục 1040 45’ Múi 3o
X (m)
Y (m)

16


522.255,90

2.363.736,95

22

522.241,78

2.363.725,73

23

522.270,62

2.363.661,74

24

522.349,14

2.363.637,03

25

522.391,49

2.363.666,59

26


522.375,86

2.363.703,28

27

522.367,06

2.363.721,73

28

522.358,30

2.363.737,40

29

522.339,83

2.363.756,82

Diện tích
(ha)

Tổng diện tích khai thác
1,94ha
Hình 1. Bản đồ vị trí khu vực khai thác mỏ
(Đính kèm phần phụ lục)

Khu vực dự án không nằm gần các khu di tích lịch sử hay đền chùa miếu mạo
nào, cũng không có các công trình kiến trúc, kinh tế xã hội nào.
* Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
Yên Lập là huyện miền núi phát triển chủ yếu là giao thông đường bộ gồm:
+ Hệ thống đường Tỉnh lộ: Có 04 tuyến đường tỉnh lộ, tổng chiều dài là
107.1km, gồm đường tỉnh lộ số: 313; 321; 323; 320. Các tuyến đường đạt tiêu chuẩn
đường cấp VI-V miền núi. Hệ thống đường tỉnh lộ tại Yên Lập được phân bố hợp lý
xong chưa được cải tạo và nâng cấp hoàn chỉnh.
+ Hệ thông giao thông huyện lộ khoảng 67.3Km gồm 13 tuyến, các tuyến
đường cấp huyện quản lý chủ yếu là mặt đường đất và cấp phối 48,5 km chiếm 72%,
có 12,9km đường nhựa chiếm 19,2% đường đá dăm thải 5,9km chiếm 8,7%.
+ Hệ thống giao thông liên xã, thôn, bản hiện nay có 7 tuyến, chiều dài khoảng
40.1 km, hầu hết là đường đất, nhỏ hẹp và chưa được vào cấp.
Hệ thống giao thông đường bộ toàn huyện đã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả
trung tâm xã và thông suốt trong mùa khô, chất lượng đường giao thông kém, dốc lớn,
nhiều đèo và thường xuyên bị đất sạt lở vào mùa mưa gây cản trở đi lại cho nhân dân.
Hệ thống cầu, đập tràn trong toàn huyện nhìn chung đang được xây dựng và phát triển.

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

15


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

+ Ngoài giao thông đường bộ thì Ngòi Lao cũng được sử dụng cho một số
phương án đường thuỷ phù hợp và đặc biệt cho việc vận chuyển sản phẩm lâm nghiệp
như gỗ, tre nứa, cây nguyên liệu giấy..vv.
Diện tích mỏ được thăm dò có vị trí nằm gần đường nhựa liên xã, nối liền với

thị trấn Yên Lập, có thể đi Phượng Vỹ, huyện Cẩm Khê thuận lợi; các điều kiện cơ sở
hạ tầng khác như trạm biến thế cung cấp điện sản xuất, mặt bằng chế biến đá gồm trạm
nghiền, bãi chứa đá thành phẩm, bãi chứa đá thải, ….
- Điện: Trong khu vực có trục đường dây 35 KV chạy qua. Điện sử dụng trong
mỏ đơn giản, nguồn điện được cung cấp từ trạm biến áp 400 KVA.
- Hệ thống cấp thoát nước: Do đặc thù của ngành sản xuất đá xây dựng không
sử dụng nhiều nước cho công tác khai thác và chế biến, chủ yếu phục vụ cho khai thác
và sinh hoạt cán bộ công nhân viên, văn phòng mỏ.
+ Nước dùng cho khai thác, tưới đường được lấy tại các khe suối gần khu mỏ.
+ Nước sinh hoạt được khai thác tại các giếng khoan, sau khi qua hệ thống xử
lý đạt tiêu chuẩn nước sạch.
Nước thải, nước sinh hoạt thoát theo độ dốc tự nhiên. Dọc theo các trục đường
hầu như chưa có rãnh thoát nước, nếu có chủ yếu là rãnh đất.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Liên lạc từ vùng mỏ đến các địa phương và quốc tế có
thể thực hiện thông qua hệ thống điện thoại cố định VNPT.
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
1.3.2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
a. Vị trí địa lý.
Khu vực khai thác có diện tích là 1,94 ha (gồm 2 khu: Khu I và Khu II được thể
hiện trên bản đồ phụ lục I) thuộc dãy núi đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập,
tỉnh Phú Thọ, nằm cách tỉnh lộ 321B khoảng 15km về phía Tây. Khu vực thăm dò có vị
trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp xóm Hom, xã Xuân An.
Phía Đông Bắc, Tây Nam giáp xóm Thọ, xã Xuân An.
Phía Nam giáp xóm Nai, xã Trung Sơn.
Phía Tây giáp Khe Nhối.
b. Địa hình khu vực dự án.
Phần chủ yếu của diện tích thăm dò là các núi đá vôi có vách dốc, đỉnh dạng
núi tai mèo. Trên diện tích thăm dò là núi đá vôi có độ cao các đỉnh từ 120 đến hơn
221,5m. Trên bình đồ, núi đá vôi có dạng hình ovan kéo dài theo phương Tây bắc -


Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

16


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Đông nam. Ngăn cách giữa các núi đá vôi là các thung lũng karst được lấp đầy bởi
trầm tích bở rời hệ Đệ tứ có địa hình tương đối bằng phẳng.
Địa hình trong khu mỏ là núi đá thấp có độ dốc thoải với thảm thực vật hầu
như không có, lớp đất phủ rất nhỏ hầu hết đá lộ thiên đây là điều kiện rất tốt cho việc
phòng ngừa hiện tượng trượt lở .
Mặc dù các hiện tượng địa chất động lực trong khu mỏ không gây trở ngại tới
công tác thăm dò địa chất song quá trình khai thác đá cần phải quan tâm và có biện
pháp phòng ngừa hữu hiệu, để đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị máy
móc.
Hình 2. Bản đồ địa hình khu vực khai thác mỏ
(Đính kèm phần phụ lục)
c. Đặc điểm địa chất khoáng sản khu vực mỏ
* Vị trí địa tầng:
Trong diện tích thăm dò lộ là đá thuộc hệ Silua hệ tầng Bó Hiềng phân hệ tầng
dưới S2bh2 qua quá trình khảo sát chúng tôi gặp đá vôi màu xám đến xám đen, hạt nhỏ
phân lớp mỏng đến trung bình đôi chỗ bị hoa hóa có màu xám trắng. Phân bố trong
diện tích khu mỏ là 1.94 ha dưới dạng thấu kính với đá vây quanh là hệ tầng Sông
mua D1sm2 đá bột kết màu nâu đỏ xen đá phiến xerixit, kéo dài theo phương tây bắc –
đông nam. Qua kết quả phân tích cho thấy đá vôi khu vực xóm Dùng, xã Trung Sơn
có chất lượng khá tốt. Thành phần khoáng vật gồm: calcit từ 94-96%, Dolomit từ 25%, Tạp chất sét từ + sericit 2-5%, rất ít khoáng vật quặng. Đá có nền đặc xít với
thành phần khoáng vật gồm các tập hợp calcit dạng hạt ẩn tinh, vi hạt méo mó, kích

thước hầu hết d< 0.01mm.
* Thành phần vật chất, tính chất cơ lý của đá:
Qua kết quả thăm dò và tài liệu tham khảo thu thập được ở các khu vực mỏ lân
cận cho thấy thành phần vật chất và đặc tính cơ lý của đá vôi tại mỏ đá xóm Dùng
như sau :
- Thành phần khoáng vật: Calcit thay đổi từ 94% đến 96%, dolomit từ 2-5%,
tạp chất sét + sericit thay đổi từ 2% đến 5%, rất ít khoáng vật quặng. Đá có nền đặc
xít với thành phần khoáng vật gồm các tập hợp calcit dạng hạt ẩn tinh, vi hạt méo mó,
kích thước hầu hết d< 0,01mm. Các tập hợp đôlomit ngoài dạng vi hạt còn có ít cá thể
dạng thoi, kích thước d=0,03mm. Trong lát mỏng calcit không màu độ nổi cao, giao
thoa màu trắng bậc cao, rìa có ánh xà cừ, có hiện tượng giả hấp phụ, những hạt có
kích thước lớn hơn một chút thì quan sát thấy song tinh đa hợp. Các hạt dolomit có bề
mặt mờ đục hơn calcit. Trên mặt calcit và dolomit đôi khi bị bám các tạp chất sét
dạng bụi, dạng màng bám màu nâu đen. Trong đá còn thấy vài vi quặng màu đen.
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

17


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Nhìn chung thành phần tạo đá có sự phân bố đồng nhất. Đá có cấu tạo định hướng
theo phương ép của đá.
- Thành phần hoá học: Hàm lượng CaO cao thay đổi từ 45,37  49.72%; Hàm
lượng MgO Thay đổi tõ 3,39  6,12%; Hàm lượng CKT tõ 2,94  6,34%; MKN từ
41.45 42.98 %.
- Tính chất cơ lý: Kết quả phân tích mẫu cơ lý như sau:
+ Khối lượng riêng
: 2,71 - 2,74 g/cm 3

+ Cường độ kháng nộn bão hoà : 835  921 kG/cm 2
+ Cường độ kháng kộo

: 66 89 kG/cm 2

+ Lực dính kết

: 145  168 kG/cm 2

+ Độ ẩm

: 0,19  0,36%

+ Độ cứng

: 4,0  4,3

Như vậy: Qua các kết quả thăm dò tại khu mỏ và tham khảo kết quả nghiên
cứu trước đây cho thấy trong phạm vi khu thăm dò chủ yếu phân bố đá vôi màu xám
đến xám đen xen kẹp các lớp sét vôi. Đá có tính chất cơ lý đáp ứng nhu cầu cầu cho
sản xuất vật liệu xây dựng thông thường.
1.3.2.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn
a/ Điều kiện khí tượng
Khí hậu khu vực dự án mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng châu thổ
sông Hồng: Nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Khí hậu
trong năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mư a thường kéo
dài từ tháng 5 - 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa cả năm.
Đặc biệt có những trận mưa rào với cường độ lớn, kèm theo gió bão kéo dài từ 3-5
ngày gây ngập úng nhiều vùng trũng trong khu vực. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, với lượng mưa rất ít, có nhiều khu vực bị khô hạn.

Hướng gió: Do ảnh hưởng của gió mùa và tác động của địa hình nên hướng gió
chủ yếu ở huyện Yên Lập cũng diễn biến theo mùa cụ thể như sau:
Tháng 10 đến tháng 11 tần suất hướng gió Tây Bắc nhiều hơn hẳn các hướng
khác. Tháng 12 đến tháng 01 năm sau hướng gió lệch về phía Nam chiếm ưu thế, sang
tháng 3 hướng gió thịnh hành lại là gió Đông Nam.
Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình thay đổi qua các tháng, trung bình từ 1,5 – 3
m/s. Trong mùa lạnh tốc độ gió trung bình các tháng đầu mùa nhỏ hơn các tháng cuối
mùa. Thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa đông sang mùa hè và những tháng đầu hè tốc độ
gió trung bình lớn hơn các tháng cuối hè.

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

18


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Khu vực thực hiện dự án được nghiên cứu với số liệu thống kê của Trạm khí tượng
Minh Đài năm 2012 như sau:
- Nhiệt độ:
Bảng 3. Nhiệt độ trung bình khu vực huyện Yên Lập qua các năm
Năm

2005

2010

2011


2012

2013

Trung bình năm
(oC)

23,8

23,4

22,0

23,2

23,8

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2012)
- Độ ẩm:
+ Độ ẩm bình quân năm được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4. Độ ẩm trung bình khu vực huyện Yên Lập qua các năm
Năm

2005

2010

2011

2012


2015

Trung bình năm
(%)

86

89

89

87

85

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2012)
Bảng 5. Lượng mưa hàng tháng và năm
Năm

2005

2010

2011

2012

2015


Lượng mưa cả
năm (mm)

1775,5

1639,7

1903,9

1701,1

1.715,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2012)
b/ Điều kiện thủy văn
Nước mặt tại khu vực chủ yếu là nước mưa. Do khu vực quy hoạch chủ yếu là
đất rừng cây và thảm thực vật thấp, độ dốc ngang địa hình lớn nên khu mưa lớn nước
dồn về nhanh, khu vực dự án có chế độ thủy văn đơn giản, không có đầm, hồ lớn.
Hệ thống sông suối: Ngòi Lao là sông lớn nhất chảy qua phía bắc huyện Yên
Lập. Trong toàn huyện có nhiều con suối hẹp, nước chảy xiết, có độ dốc lớn. Tổng
lượng dòng chảy phong phú nhưng dung lượng thấp phân bố không cân đối, mùa mưa
nước thượng nguồn đổ về các suối nhanh và nhiều rất rễ gây ra lũ quét, còn mùa khô
nước thoát đi, nước rất khan hiếm. Trong toàn huyện có nhiều hồ đập nước nhỏ.
Trong khu vực khai thác có một dòng suối chảy qua và chảy từ phía Nam
xuống phía Bắc khu vực với diện tích lòng suối hẹp từ 2-3 m. Đây là dòng phân thủy
của khu vực nên thường nhiều nước vào mùa mưa, ít nước vào mùa cạn.

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

19



Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trung Sơn là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Yên Lập có tổng diện
tích đất tự nhiên 9733,12 ha, toàn xã có tổng 1235 hộ với 5020 nhân khẩu với 3 dân
tộc chung sống. Dân tộc Mường chiếm 74,8%, dân tộc Dao chiếm 22,4%, dân tộc
Hmông chiếm 2,8%. Đặc điểm vị trí địa lý của xã được phân bổ thành 15 khu dân cư,
nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân các dân tộc trong xã chủ yếu là sản xuất nông lâm
nghiệp. Năm 2013 xã Trung Sơn đã đạt được nhiều thành tịu trong phát triển kinh tế xã hội địa phương.
1.3.3.1. Điều kiện về kinh tế
Tổng giá trị sản xuất ước đạt 50.703 triệu đồng . Trong đó:
- Nông, lâm nghiệp – Thủy sản đạt 36.450 triệu đồng.
- Công nghiệp – TTCN – XDCB đạt 11.321 triệu đồng.
- Thương mại – Dịch vụ - Vận tải đạt 2.932 triệu đồng.
Cụ thể các lĩnh vực như sau:
* Về sản xuất nông, lâm nghiêp:
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy là 232,82 ha. Năng suất đạt 52 tạ/ha.
- Cây ngô: Tổng diện tích gieo cấy là 8,1 ha. Năng suất đạt 42,5 tạ/ha,
- Cây sắn: Tổng diện tích trồng 230 ha.
* Chăn nuôi:
- Tổng đàn trâu 1.257 con; tổng đàn bò 52 con; tổng đàn lợn 4.481 con; Tổng
đàn gia cầm 33.751 con
- Thủy sản: Tổng diện tích: 10,9 ha; sản lượng khai thác 25 tấn
* Lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 9.144,62 ha trong đó diện tích trồng rừng phòng
hộ: 3025,6 ha; diện tích đất rừng sản xuất: 6.115,81 ha; diện tích rừng trồng mới: 92
ha

1.3.3.2. Điều kiện về xã hội
Bên cạnh các thành tựu đạt được về kinh tế thì xã cũng đã đạt được một số
thành tựu trong lĩnh vực văn hóa xã hội như sau:
* Hoạt động văn hóa thông tin:
Tập trung chỉ đạo tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa, khu dân cư” cùng với MTTQ xã chỉ đạo cho các khu hành chính tổ chức thực
hiện thành công hiệu quả ngày hội Đại đoàn kết. Đầu năm đã tổ chức tốt công tác vui
xuân, đêm giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân Giáp Ngọ năm 2014.

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

20


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Tổ chức vận động nhân dân khuyên góp ủng hộ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho
hộ ông Hà Văn Ấn thuộc đối tượng thương binh ¼.
* Công tác giáo dục:
Ngay từ đầu năm học UBND xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn xuống cùng với
nhà trường tiến hành kiểm tra về cơ sở vật chất tại các trường học trên địa bàn xã. Tổ
chức mở rộng hội nghị triển khai chỉ đạo các khu hành chính phối hợp cùng nhà
trường để tiến hành sữa chữa, đảm bảo cho nhu cầu dạy và học cho giáo viên, học sinh
trong năm học 2013-2014.
1. 4. Mục tiêu của Đề án cải tạo, phục hồi môi trường
1.4.1. Mục tiêu chung
- Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực khai thác tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung
Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ
các mục đích có lợi cho con người.

- Mục đích mang lại lợi ích cho con người ở đây chính là sau khi quá trình khai
thác kết thúc thì cải tạo mỏ thành nơi có môi trường trong sạch. Chủ đầu tư sẽ tiến hành
đắp đất, san gạt và trồng cây phủ xanh, tạo cảnh quan và cải tạo điều kiện khí hậu trong
khu vực.
1.4.2. Mục tiêu cụ thể
Các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường tại mỏ được thực hiện như sau:
+ San gạt mặt bằng khu vực moong khai thác.
+ Đắp đất, trồng cây,cỏ khu vực kết thúc khai thác.
+ Dọn dẹp, củng cố bờ moong kết thúc khai thác
+ San gạt khu điều hành, khu chế biến và khu vực bãi xúc..
Hoàn phục môi trường sau khai thác sẽ bao gồm việc đưa môi trường cảnh quan
khu vực mỏ đảm bảo tiêu chí xanh, sạch đẹp, nhằm giải quyết những vấn đề có liên
quan đến môi trường văn hóa, kinh tế- xã hội tại khu vực khai thác mỏ.
Do đặc trưng địa điểm khai thác và công nghệ khai thác, quá trình hoàn phục môi
trường được thực hiện một lần khi kết thúc khai thác và đóng cửa mỏ. Mỏ sau khi kết
thúc công ty tiến hành phá dỡ công trình phục vụ mỏ, gia cố bờ moong khai thác, sau đó
san gạt tạo mặt bằng và tiến hành trồng cây nhằm phục hồi và ổn định đất. Công ty lựa
chọn cây keo lai vì đây là cây trồng phổ biến trên các đồi núi trọc, đất nghèo kiệt, đây là
cây họ đậu, rễ có nốt sần cố định đạm, có khả năng cải tạo đất.
a. Tại khu vực khai trường.
* Cải tạo khu vực đáy khai trường: Khu vực khai thác có diện tích 1,94 ha, sau
khi kết thúc khai thác đáy moong khai ở cost +100, trên cơ sở đo vẽ trên bản đồ kết thúc
khait thác ta xác định được diện tích đáy khai trường kết thúc khai thác là 9.980 m 2 ,
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

21


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.


công ty tiến hành cải tạo phục hồi đất cho khu vực này. Công ty tiến hành lấp đất phủ
cải tạo đáy moong, san gạt tạo mặt bằng, chồng cây xanh cải tạo đất. Với chiều dầy đất
phủ trung bình 0,8 m thì lượng đất phủ cần để cải tạo đất 7.984 m3.
- Đào hố trồng cây bằng phương pháp thủ công (kích thước dài 0,4; rộng 0,4, sâu
0,4 m).
- Vận chuyển đất mùn về đổ vào hố, sử dụng ô tô tự đổ trọng tải 6 – 10 tấn, cự ly
vận chuyển < 1000 m.
- Trồng cây keo lai bằng phương pháp thủ công với mật độ 1.660 cây/1ha, chăm
sóc và bảo vệ cây trong 4 năm.
Bảng 6. Khối lượng thi công hoàn phục môi trường khu vực đáy moong kết thúc
khai thác
TT
1
3
4
5
6
7
8

Tên công việc
Diện tích đất cần san gạt
Chiều san gạt trung bình
Khối lượng đất cần san gạt
Mật độ trồng cây
Số lượng cây cần trồng
Số lượng hố cần đào
Lượng đất mùn đổ vào hố


Đơn vị
m2
m
m3
cây/1ha
cây
hố
m3

Thông số
9.980
0,8
7.984
1.660
1.657
1.657
106

* Cải tạo khu vực bãi xúc:
Dự án xây dựng hai bãi xúc tại chân tuyến khai thác để tiếp nhận đá sau nổ mìn.
Bãi xúc được xây dựng tại cost + 100 với tổng diện tích hai bãi là 8.573 m 2. Sau khi kết
thúc khai thác, công ty tiến hành lấp đất phủ cải tạo khu vực này, san gạt tạo mặt bằng,
chồng cây xanh cải tạo đất. Với chiều dầy đất phủ trung bình 0,8 m thì lượng đất phủ
cần để cải tạo đất 6.858,4 m3.
- Đào hố trồng cây bằng phương pháp thủ công (kích thước dài 0,4; rộng 0,4, sâu
0,4 m).
- Vận chuyển đất mùn về đổ vào hố, sử dụng ô tô tự đổ trọng tải 6 – 10 tấn, cự ly
vận chuyển < 1000 m.
- Trồng cây keo lai bằng phương pháp thủ công với mật độ 1.660 cây/1ha, chăm
sóc và bảo vệ cây trong 4 năm.

Bảng 7. Khối lượng thi công hoàn phục môi trường khu vực bãi xúc
TT
1
3
4

Tên công việc
Diện tích đất cần san gạt
Chiều san gạt trung bình
Khối lượng đất cần san gạt

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

Đơn vị
m2
m
m3

Thông số
8.573
0,8
6.858,4
22


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

TT
5

6
7
8

Tên công việc
Mật độ trồng cây
Số lượng cây cần trồng
Số lượng hố cần đào
Lượng đất mùn đổ vào hố

Đơn vị
cây/1ha
cây
hố
m3

Thông số
1.660
1.223
1.223
91

* Gia cố bờ mong khai thác:
Trong quá trình khai thác Công ty thực hiện đúng theo kỹ thuật khai thác, căn cứ
vào thông số hệ thống khai thác, bản đồ kết thúc khai thác ta có các thông số của bờ
mong kết thúc khai thác như sau:
Bảng 8. Thông số của bờ moong kết thúc khai thác
TT
1
2

3
4
5
6

Tên thông số
Số tầng kết thúc khai thác (cả hai khu)
Chiều cao tầng kết thúc
Góc nghiêng sườn tầng kết thúc
Chiều dài mặt tầng khai thác
Chiều rộng mặt tầng kết thúc
Diện tích mặt tầng kết thúc

Đơn vị
Tầng
m
độ
m
m
m2

Thông số
11
10
75
106-630
3,5
4.788

Mặt tầng kết thúc khai thác có chiều rộng 3,5 m và chủ yếu là đá gốc nên phương án

đổ đất phủ dày 0,8 m để trồng cây là không khả thi. Để chống xói mòn, trượt lở mặt tầng
kết thúc khai thác Công ty tiến hành thu dọn đất đá còn sót trên bề mặt bờ moong, gia cố
những nơi có nguy cơ sạt lở và để cây cỏ mọc tự nhiên. Trong thực tế khi khai thác đã
phải gia cố các bờ moong để tránh các tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất. Vì vậy chỉ
còn một khối lượng nhỏ công việc để củng cố thêm bờ mỏ cho thật an toàn sau khi kết
thúc khai thác. Khối lượng đất bóc cần dọn sạch trên bờ mỏ ước tính 0,05 m 3/m2. Vậy
khối lượng đất bóc cần cải tạo bờ mỏ là: 4.788 x 0,05 = 239,4 m3.
- Sử dụng máy đào và san thủ công, với khối lượng đào 239,4 m3.

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

23


Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Bảng 9. Khối lượng thi công cải tạo khu vực bờ moong kết thúc khai thác

TT
1
2

Tên công việc
Diện tích mặt tầng kết thúc khai thác
Khối lượng đất cần san gạt

Đơn vị
m2
m3


Thông số
4.788
239,4

* Cải tạo đường di chuyển thiết bị:
Đường di chuyển thiết bị được xây dựng với diện tích 2.045 m 2; sau khi kết thúc
khai thác, công ty san gạt, trồng cây xanh hoàn phục môi trường khu vực này. Với chiều
dầy đất phủ trung bình 0,8 m thì lượng đất phủ cần để cải tạo đất 1.636 m3.
- Đào hố trồng cây bằng phương pháp thủ công (kích thước dài 0,4; rộng 0,4, sâu
0,4 m).
- Vận chuyển đất mùn về đổ vào hố, sử dụng ô tô tự đổ trọng tải 6 – 10 tấn, cự ly
vận chuyển < 1000 m.
- Trồng cây keo lai bằng phương pháp thủ công với mật độ 1.660 cây/1ha, chăm
sóc và bảo vệ cây trong 4 năm.
Bảng 10. Khối lượng thi công hoàn phục môi trường đường di chuyển thiết bị
TT
1
3
4
5
6
7
8

Tên công việc
Diện tích đất cần san gạt
Chiều san gạt trung bình
Khối lượng đất cần san gạt
Mật độ trồng cây

Số lượng cây cần trồng
Số lượng hố cần đào
Lượng đất mùn đổ vào hố

Đơn vị
m2
m
m3
cây/1ha
cây
hố
m3

Thông số
2.045
0,8
1.636
1.660
340
340
22

b. Khu vực nhà điều hành và khu chế biến
* Tháo dỡ các hạng mục công trình:
Sau khi kết thúc khai thác Công ty tiến hành tháo đỡ các hạng mục công trình trả
lại mặt bằng. Các hạng mục cần tháo dỡ gồm:

Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

24



Đề án cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường “Dự án đầu tư khai thác đá
làm VLXD thông thường tại mỏ đá xóm Dùng, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ”.

Bảng 11. Bảng tống hợp các hạng mục công trình
STT
1
2
3
4
5
6

Tên công trình
Nhà điều hành
Nhà nghỉ công nhân
Nhà bếp
Nhà kho vật tư
Nhà bảo vệ
Kho mìn

Quy
cách
Cấp IV
Cấp IV
Cấp IV
Cấp IV
Cấp IV
Cấp IV


Diện tích
(m2)
130
200
70
20
20
20

Tổng diện tích cần tháo dỡ là 460 m2. Khối lượng và công tháo dỡ được tính toán
chi tiết tại phần tính tiền ký quỹ.
* San gạt, hoàn thổ khu nhà điều hành và khu chế biến:
Khu nhà điều hành có diện tích 1.723 m 2, khu chế biến có diện 5.561 m2. Sau khi
tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng, công ty tiến hành san gạt và trồng cây phục
hồi đất cho khu vực này.
- San gạt đất tạo mặt phẳng với độ dày trung bình 0,8 m. Khối lượng đất san gạt
3.642 m3.
- Đào hố trồng cây bằng phương pháp thủ công ( kích thước dài 0,4; rộng 0,4, sâu
0,4 m).
- Vận chuyển đất mùn về đổ vào hố, sử dụng ô tô tự đổ trọng tải 6 – 10 tấn, cự ly
vận chuyển < 1000 m.
- Trồng cây keo lai bằng phương pháp thủ công, chăm sóc và bảo vệ cây trong 4
năm.
- Mật độ trồng cây 1.660 cây/ 1ha.
Bảng 12. Khối lượng thi công hoàn phục môi trường khu vực nhà điều hành
TT
1
3
4

5
6
7
8
9

Tên công việc
Khối lượng công việc cần tháo dỡ
Diện tích đất cần san gạt
Chiều san gạt trung bình
Khối lượng đất cần san gạt
Mật độ trồng cây
Số lượng cây cần trồng
Số lượng hố cần đào
Lượng đất mùn đổ vào hố

Đơn vị
m2
m2
m
m3
cây/1ha
cây
hố

Thông số
454
7.284
0,8
5.827,2

1.660
1.209
1.209

m3

77,4

Các hạng mục công trình hoàn phục môi trường được thực hiện ngay sau khi kết
thúc khai thác, thời gian thực hiện xây dựng trong 1 năm, thời gian trồng và chăm sóc
cây 4 năm. Sau 5 năm kể từ ngày thực hiện đề án cải tạo phục hồi môi trường, công ty
Đơn vị tư vấn: Công ty cổ phần Công nghệ và Môi trường

25


×