Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI THẢO LUẬN 4 DS 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.6 KB, 16 trang )

BÀI THẢO LUẬN 4: BẢO VỆ

QUYỀN SỞ HỮU

 Đòi động sản từ người thứ ba:
Câu 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?
Trả lời: - Trâu là động sản.
- Vì theo Điều 107 BLDS 2015
“Điều 107. Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
 Như vậy, dựa vào Khoản 1, Điều 107, BLDS 2015 nêu trên thì trâu không
thuộc bất động sản. Do đó theo Khoản 2 thì trâu là động sản.
Câu 2: Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?
Trả lời: Căn cứ Khoản 2, Điều 106, BLDS 2015: “2. Quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài
sản có quy định khác.”
 Trâu là động sản nên không cần phải đăng ký quyền sở hữu.
Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền
sở hữu của ông Tài?
Trả lời: “ Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các
nhân chứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20), anh Bảo (BL 22) và kết quả dám
định con trâu đang tranh chấp (biên bản giám định ngày 16-8-2004, biên bản xác minh
của cơ quan chuyên môn về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên bản diễn giải biên bản kết
quả giám định trâu ngày 20-8-2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con
trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi mới sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3
tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài. Ông Thơ là người


chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật.”

1


Câu 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm giữ trâu trong hoàn
cảnh như hoàn cảnh có tranh chấp?
Trả lời: Căn cứ Điều 179, BLDS 2015
“Điều 179. Khái niệm chiếm hữu
1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải
là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền
sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của
Bộ luật này.”
-

Chiếm hữu là một phần của quyền sở hữu (căn cứ Điều 158, BLDS 2015
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt
tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”), điều kiện để được xem là chủ
thể chiếm hữu tài sản là phải nắm giữ, chi phối tài sản như chủ thể có quyền đối
với tài sản. Bao gồm 2 loại:
+ Chiếm hữu của người là chủ sở hữu: Là chiếm hữu không giới hạn,
gián đoạn về thời gian trừ trường hợp người chiếm hữu chuyển giao
quyền sở hữu cho người khác hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Chiếm hữu của người không là chủ sở hữu : Là chiếm hữu có giới hạn
và bị gián đoạn về thời gian trừ trường hợp do pháp luật quy định. Một
số trường hợp người chiếm hữu không phải là chủ sở hữu: Người được
chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, người được chủ sở hữu chuyển giao

tài sản theo giao dịch dân sự, người phát hiện tài sản bị mất, đánh rơi, gia
súc, gia cầm, vật nuôi khác bị bỏ rơi không xác định được theo quy định
của pháp luật.

-

Trong hoàn cảnh có tranh chấp thì ông Dòn là người chiếm hữu trâu. Bởi vì thời
điểm tranh chấp ông Dòn là người đang giữ và quản lý trâu.

Câu 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật
không? Vì sao?
Trả lời: Việc chiếm hữu của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật. Theo Điều 165
BLDS 2015.
“Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
2


1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau
đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp
với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp
với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp
với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên
quan;

e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.”
 Theo đó thì việc chiếm hữu của ông Dòn không rơi vào trường hợp nào của quy định
và việc trao đổi của ông Thi không có căn cứ xác thực, không có hợp đồng rõ ràng nên
không được xem là có căn cứ pháp luật.
Câu 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời: Cơ sở pháp lý: Điều 180 BLDS 2015:
“Điều 180. Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
-

-

Theo đó thì điều kiện để xem là chiếm hữu ngay tình là chiếm hữu của một
người không có căn cứ pháp luật nhưng không biết và không thể biết (pháp luật
không buộc phải biết) việc chiếm hữu là không có căn cứ. Ví dụ như mua nhầm
tài sản của kẻ gian mà không biết, …
Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, chỉ khi nào một người chiếm hữu
tài sản một cách có căn cứ pháp luật, thì quyền lợi của họ mới được công nhận
và bảo vệ. Tuy nhiên, trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
ngay tình vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ.
3


-

-


Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu bên ngay tình trong việc thu hoa lợi,
lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.(khoản 3 điều 131) Trường
hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không
phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch
được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao
dịch này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định
đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có
quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác
bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó
được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình
và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì
giao dịch đó không bị vô hiệu.Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ
ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này
thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà
theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài
sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết
định bị hủy, sửa. Trong trường hợp trên chủ sở hữu có thể khởi kiện yêu cầu
chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập hoàn trả lại các chi phí và bồi
thường thiệt hại Đối với nguyên vật liệu chiếm hữu đã tạo ra sản phẩm khác thì
chủ sơ hữu nguyên vật liệu là chủ sở hữu ngay tình của sản phẩm Nếu sử dụng
nguyên vật liệu của người khác và ngay tình trở thành chủ sở hữu thì phải bồi
thường thiệt hại cho chủ sở hữu đó Trường hợp người chế biến không ngay tình
thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều
chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần
đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi
người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu
cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm
đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu
chiếm hữu.

Câu 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình
không? Vì sao?
Trả lời: Chiếm hữu của ông Dòn là ngay tình vì theo Điều 180 BLDS 2015 “Chiếm
hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có
quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Trong tình huống trên thì ông Dòn không đổi con trâu cái sổi cho ông Thi để
lấy con trâu mẹ và không có căn cứ khẳng định ông biết việc tranh chấp trâu giữa
4


ông Tài và không Thơ do ông không mua trực tiếp từ ông Thơ nên ông có căn cứ
tin rằng mình có quyền đó, vì con trâu mẹ và chiếm hữu của ông Dòn là ngay tình.
Câu 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về
đòi tài sản trong BLDS?
Trả lời: Theo Điều 167 BLDS 2015
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người
chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động
sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt
tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền
đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm
hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
 Trong đó hợp đồng có đền bù là : Hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực
hiện cho bên kia một lợi ích sẽ được từ bên kia một lợi ích tương ứng.
Hợp đồng không đền bù là hợp đồng mà một bên nhận được lợi ích và không
phải giao cho bên kia lợi ích nào cả.

VD: Hợp đồng tặng cho tài sản.
Câu 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay
không có đền bù? Vì sao?
Trả lời: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù vì để nhận được con
trâu đó ông phải đưa cho ông Thơ con trâu cái sổi có giá trị tương đương.
Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu
ngoài ý chí của ông Tài không?
Trả lời: Trâu bị tranh chấp là tài sản bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài. Do ông Tài,
chủ sở hữu không hề có chuyển giao hay ủy quyền quản lí tài sản cho ông Thơ và Tòa
án cũng đã tuyên bố việc chiếm hữu con trâu của ông Thơ là chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật.
Câu 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu
từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Trả lời:
- Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời: “Toà án phúc thẩm nhận định con trâu mẹ và
con nghé con là của ông Tài là đúng nhưng lại cho rằng con trâu cái đang do ông
Nguyễn Văn Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đòi ông Dòn và quyết định chỉ
5


buộc ông Thơ phải trả lại trị giá con nghé là 900.000đ, bác yêu cầu của ông Tài đòi
ông Thơ phải trả lại con trâu mẹ là không đúng pháp luật”.
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Trả lời: Theo nhóm thảo luận thì quyết định giải quyết của Toàn án là hợp lí khi đó đã
buộc ông Thơ và người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại trị giá
tài sản đó cho ông Tài theo Điều 166 BLDS 2015.
-


Cùng với đó là Tòa án đã rất đúng đắn khi cho rằng ông Tài không có quyền đòi
lại con trâu từ ông Dòn vì theo quy định Điều 180 BLDS 2015: “Chiếm hữu
ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có
quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.” thì người chiếm hưu ngay tình và hợp
đồng của ông Dòn là hợp đồng không có đền bù.

Câu 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện
hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không?
Trả lời: Căn cứ vào Điều 166, BLDS 2015.
“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người
chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có
quyền khác đối với tài sản đó.”
 Buộc ông Thơ người đã chiếm hữu, sử dụng và hưởng lợi về trâu phải bồi thường
giá trị trâu cho ông Tài.
Câu 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo
hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời?
Trả lời:
- Khi ông Tài không đòi được con trâu từ ông Dòn, Tòa án đã theo hướng ông Tài
được quyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là: “Trong quá trình giải quyết vụ án,tòa án cấp
sơ thẩm đã điều tra, xác minh thu thấp đầy đủ các chứng cứ và xác định con trâu tranh
chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài
sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả lại giá trị con trâu và con nghé cho ông
Tài là có căn cứ pháp luật”.
6



Câu 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Trả lời: Theo nhóm thảo luận thì hướng giải quyết trên của toà án khi buộc ông Thơ
phải hoàn trả lại giá trị con trâu và nghé cho ông Tài và ông Tài không được đòi trâu
từ ông Dòn là có phần chưa hợp lí, vì theo nhóm thảo luận thì ông Tài vẫn được quyền
đòi trâu từ ông Dòn. Căn cứ vào Điều 167 BLDS 2015 “Chủ sở hữu có quyền đòi lại
động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong
trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng
không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng
này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó
bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”.
Tuy ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình và hợp đồng mua trâu của ông là có đền bù
(để lấy con trâu mẹ ông phải đưa cho ông Thơ con trâu cái sỏi) nhưng trong trường
hợp này do trâu của ông Tài bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông bởi ông không hề có
dấu hiệu của việc chuyển nhượng hay giao quyền cho ông Thơ quản lí trâu, với lại
hàng tháng ông vẫn lên trông nom trâu. Do đó ông Tài có quyền đòi trâu từ ông Dòn
mặc dù ông Dòn chiếm hữu ngay tình.
 Đòi bất động sản từ người thứ ba:
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy quyền sử dụng đất tranh chấp
thuộc sử dụng hợp pháp của các con cụ Ba và đang được ông Vĩnh chiếm hữu?
Trả lời: “Nay vợ chồng cụ Ba đã chết thì các con của cụ Ba được thừa kế tài sản này.
Nhà của cụ Ba, ông Vĩnh đã phá đi không còn, khi ông Vĩnh phá nhà, các con cụ Ba
không chứng minh được đã có khiếu nại, nên chỉ còn đất tranh chấp thuộc quyền sử
dụng hợp pháp của các con cụ Ba”.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án xác định ông Vĩnh chiếm
hữu ngay tình quyền sử dụng đất tranh chấp?
Trả lời: “Khi ông Vĩnh mua nhà đất của vợ chồng bà Thu thì nhà đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sở hữu, nên ông Vĩnh mua nhà đất này là hợp pháp. Nay ông Vĩnh
cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, nên xác

định ông Vĩnh là người mua bán tài sản tranh chấp ngay tình”.
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ông Vĩnh là người
ngay tình.
Trả lời: Theo nhóm thảo luận thì việc Tòa án xác định ông Vĩnh là người chiếm hữu
ngay tình là hoàn toàn đúng và hợp lí, giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
ông. Vụ việc trên ông Vĩnh chiếm hữu căn hộ nhà thông qua hợp đồng mua bán với bà
Thu, được hợp đồng mua bán có công chứng. Và ông Vĩnh đã được cấp giấy chứng
7


nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất nên việc chiếm hữu của ông là có căn cứ
pháp luật theo Khoản 1, Điều 165, BLDS2015
“Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với
quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với
điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với
điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.”
 Vì những lẽ trên thì ông Vĩnh được xem là người chiếm hữu ngay tình.
Câu 4: Trên cơ sở các quy định hiện hành, ông Vĩnh có phải hoàn trả
quyền sử dụng đất tranh chấp cho các con cụ Ba không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Trả lời: Trên cơ sở quy định hiện hành thì ông Vĩnh không phải hoàn trả quyền sử
dụng đất tranh chấp cho con cụ Ba vì căn cứ vào Khoản 2 và 3 Điều 133 BLDS 2015

“2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác
cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực
hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba
ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền
hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài
sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch
dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có
quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người
thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”
8


 Theo đó do giao dịch giữa ông Vĩnh và bà Thu đã được công chứng và ông Vĩnh đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà nên hợp đồng không
bị vô hiệu và chủ sở hữu là con ông Ba không được đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay
tình là ông Vĩnh. Ông Vĩnh vẫn là chủ sở hữu của tài sản.
Câu 5: Tòa án tối cao đã có hướng giải quyết bảo vệ các con cụ Ba như thế
nào và hướng giải quyết này đã được quy định trong văn bản chưa? Vì sao?
Trả lời: Tòa án đã bảo vệ các con cụ Ba bằng hướng yêu cầu xét xử sơ thẩm lại để
xem người nào đã thực hiện việc bán nhà trái pháp luật ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích của con ông Ba, buộc họ phải bồi thường. Và trước mắt là làm việc với UBND
Thành phố Quy Nhơn xin xem xét hỗ trợ cấp đất cho các con cụ Ba để tập thể không
phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn để giải quyết vụ việc cho hợp lý.
 Hướng giải quyết này chưa được quy định trong văn bản pháp luật.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ Ba

nêu trên.
Trả lời: Theo nhóm thảo luận thì hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ Ba nêu trên
con nhiều thiếu sót.
Chưa xác định rõ ràng người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các con cụ Ba
trong trường hợp này, nên chưa được bồi thường thỏa đáng theo quy định tại Điều 183
BLDS 2015.
“Điều 183. Chiếm hữu công khai
1. Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không
giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được
người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình.
2. Việc chiếm hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng
và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.”
 Việc Tòa án xin UBND hỗ trợ cấp cho con ông Ba mảnh đất mới tương ứng giá trị
tranh chấp để tập thể không phải bồi thường thiệt hại là không có cơ sở pháp lí.
 Lấn chiếm tài sản liền kề:
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất
thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu?
Trả lời:

9


Đoạn “…theo sơ đồ vị trí đất được thể hiện trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thì thửa đất này có mốc giới rõ ràng, đối chiếu sơ đồ này với sơ đồ tranh chấp do Toà
án nhân dân huyện CN phối hợp với các cơ quan chức năng đo vẽ ngày 28-3-2000 và
tại Công văn số 01/XN-TNMT ngày 10-3-2006 của Phòng tài nguyên và môi trường
huyện CN gửi Toà án nhân nhân tỉnh CM vẫn khẳng định ranh giới đất đã cấp giấy
chứng nhận cho bà Thi với đất ông Hậu đang sử dụng là "ranh thẳng" thì có căn cứ xác
định ông Hậu đã lấn đất của ông Trê” của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn
sang đất thuộc quyền sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn đất cụ thể là 185 mét

vuông.”.
Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hoà đã lấn
sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình ông
Trụ, bà Nguyên?
Trả lời:
Đoạn cho thấy gia đình ông Hoà đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông
Trụ, bà Nguyên là đoạn: “Quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp
phúc thẩm xác định gia đình ông Hoà làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm
qua phần đất thuộc quyền sử dụng của ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định buộc gia
đình ông Hoà phải tháo dỡ là có căn cứ.
Tuy nhiên, dười lòng đất sát tường nhà ông Hoà còn ống nước do gia đình ông Hoà
chôn, nhưng Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm không buộc gia đình ông
Hoà phải tháo dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền lợi của gia đình ông
Trụ.”
Câu 3: BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và
không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không?
Trả lời: BLDS có những quy định về việc điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và
không gian thuộc quyền sử dụng của người khác. Cụ thể là ở các điều: Điều 175 về
ranh giới giữa các bất động sản; Điều 176 về mốc giới ngăn cách các bất động sản;
Điều 177 về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt
hại; Điều 178 về trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề.
Câu 4: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào?
Trả lời:
+ Ở Pháp: Tại Bộ luật dân sự Pháp (còn gọi là Bộ luật Napoléon) năm 1804 và đã
được bổ sung năm 2005 có quy định tại Điều 555 trong quyển thứ hai: “ Trường hợp
việc xây dựng các công trình hoặc trồng cây do người thứ ba thực hiện bằng vật liệu
của người đó thì chủ sở hữu có quyền giữ nguyên tài sản đó hoặc buộc phải tháo dỡ
với điều kiện phải tuân thủ những quy định tại đoạn 4 của điều này. Nếu chủ sở hữu
10



đất yêu cầu dỡ bỏ công trình, cây cối thì người đã xây dựng công trình hoặc trồng cây
phải dỡ bỏ và chịu các phí tổn mà không được bồi thường. Ngoài ra, còn phải bồi
thường cho chủ sở hữu đất nếu có thiệt hại. Nếu chủ sở hữu đất muốn giữ lại công
trình, cây cối thì phải trả cho người đã xây một khoản bằng giá trị tăng lên của khoảnh
đất hoặc một khoản tiền bằng giá trị các vật liệu và tiền thuê nhân công tính theo thời
giá lúc thanh toán, có tính đến thực trạng của công trình, cây trồng. Nếu công trình,
cây trồng do một người ngay tình không biết là mình chiếm dụng đất trái phép xây,
trồng thì người chủ khoảnh đất không thể buộc họ dỡ bỏ nhưng có thể chọn lựa một
trong hai cách thanh toán quy định tại đoạn 3 của điều này.”
- “Ở Pháp, chỉ cần một lấn chiếm nhỏ đất của người khác, Toà án tối cao Pháp cũng
buộc phải tháo dỡ công trình, cho dù người lấn chiếm có ngay tình.”, “Theo Toà giám
đốc thẩm”, “không ai có thể bị ép buộc chuyển nhượng tài sản của mình trừ khi vì lợi
ích công cộng”, “Pháp đang tiến hành sửa đổi phần Tài sản của BLDS và Hội luật gia
Henri Capitant đã kiến nghị giữ nguyên tắc mà Toà án tối cao Pháp đang làm nhưng
đưa ra ngoại lệ (Điều 539 Tiền Dự thảo) căn cứ vào mức độ lấn chiếm (mộc xác định
là hơn 30 cm), sự ngay tình của người lấn chiếm.” 1
- Tại Bộ luật dân sự Pháp (còn gọi là Bộ luật Napoléon) năm 1804 và đã được bổ sung
năm 2005 có quy định tại Điều 555 trong quyển thứ hai: “ Trường hợp việc xây dựng
các công trình hoặc trồng cây do người thứ ba thực hiện bằng vật liệu của người đó thì
chủ sở hữu có quyền giữ nguyên tài sản đó hoặc buộc phải tháo dỡ với điều kiện phải
tuân thủ những quy định tại đoạn 4 của điều này. Nếu chủ sở hữu đất yêu cầu dỡ bỏ
công trình, cây cối thì người đã xây dựng công trình hoặc trồng cây phải dỡ bỏ và chịu
các phí tổn mà không được bồi thường. Ngoài ra, còn phải bồi thường cho chủ sở hữu
đất nếu có thiệt hại. Nếu chủ sở hữu đất muốn giữ lại công trình, cây cối thì phải trả
cho người đã xây một khoản bằng giá trị tăng lên của khoảnh đất hoặc một khoản tiền
bẳng giá trị các vật liệu và tiền thuê nhân công tính theo thời giá lúc thanh toán, có
tính đến thực trạng của công trình, cây trồng. Nếu công trình, cây trồng do một người
ngay tình không biết là mình chiếm dụng đất trái phép xây, trồng thì người chủ khoảnh
đất không thể buộc họ dỡ bỏ nhưng có thể chọn lựa một trong hai cách thanh toán quy

định tại đoạn 3 của điều này.”
+ Canada: “Khi một người lấn chiếm không ngay tình thì chủ sở hữu được yêu cầu họ
tháo dỡ.Ở đây sự ngay tình của người lấn chiếm là điều kiện tiên quyết để không phải
tháo dỡ. Điều đó có nghĩa là nếu bị phản đối mà vẫn lấn chiếm thì theo pháp luật nước
này người lấn chiếm phải tháo đỡ phần lấn chiếm.” 2
- Điều 992, BLDS Quebec: “nếu việc lấn chiếm đáng kể, gây thiệt hại nghiêm trọng
hay là được tiến hành một cách không ngay tình thì chủ sở hữu bất động sản bị lấn
1 Đỗ Văn Đại – Lương Văn Lắm, Xử lý việc lấn chiếm tài sản người khác trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa
học pháp lý, Số 4 (59) 2010.
2 Đỗ Văn Đại – Lương Văn Lắm, Xử lý việc lấn chiếm tài sản người khác trong pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa
học pháp lý, Số 4 (59) 2010

11


chiếm có thể hoặc buộc người lấn chiếm nhận bất động sản của mình và thanh toán giá
trị hoặc buộc phải tháo dỡ phần xây dựng và khôi phục lại tình trạng ban đầu”.
+ Thuỵ Sỹ: - tại khoản 3, điều 674 BLDS: “nếu sau khi biết việc lấn chiếm mà chủ sở
hữu lấn chiếm không phản đối trong một thời gia hợp lý và khi người lấn chiếm ngay
tình và hoàn cảnh cho phép điều này, chủ thể của những công trình xây dựng có thể
yêu cầu phần đất lấn chiếm được giao cho mình với sự đền bù một khoản tiền hợp lý”.
Câu 5: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Toà dân sự Toà án nhân
dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hoà tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn
sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?
Trả lời:
Đoạn cho thấy Toà án dân sự Toà án nhân dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông
Hoà tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình
ông Trụ, bà Nguyên là: “Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm xác định gia đình ông Hòa làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông chờm
qua phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà Nguyên nên quyết định

buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là có căn cứ.
“Tuy nhiên, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa ống nước do gia đình ông Hòa chôn,
nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không buộc gia đình ông Hòa
phải tháo dỡ là không đúng”.
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà dân sự Toà
án nhân dân tối cao.
Trả lời: Đồng ý với quan điểm của Tòa án.
Câu 7: Đoạn nào của Quyết đinh số 23 cho thấy Toà án không buột ông
Tận tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52.2m2)?
Trả lời: Trong phần nhận thấy của quyết định: “ Buộc ông Hậu trả ông Trê, bà Thi giá
trị quyền sử dụng phần đất lấn chiếm đã cất nhà là 52,2 m2 bằng giá trị là 7,83 chỉ
vàng 24k. Giữ nguyên phần đất có căn nhà cho ông Hậu sử dụng.” đã cho thấy Toà án
không buộc ông Tận tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm.
Câu 8: Ông Trường, bà Thoa có biết và phản đối ông Tận xây dựng nhà
trên không?
Trả lời: Có, trong nguyên đơn vợ chồng ông có trình bày. Vào ngày 29-3-1994, ông
Hậu nhận chuyển nhượng một phần diện tích đất của anh Trần Thanh Kiệt. Khi sang
nhượng hai bên chỉ lập giấy tay, không ký giáp ranh và lúc đó chủ đất (anh Kiệt) chỉ
ranh giới cho ông. Sau khi sang nhượng xong ông đã làm nhà cơ bản trên diện tích đất
đang tranh chấp, lúc ông xây nhà gia đình ông Trê không có ý kiến gì. Vì vậy, ông Trê,
12


bà Thi kiện đòi đất của ông Hậu là không đúng mà ngược lại gia đình ông Trê còn
trồng cây kiểng lấn qua phần đất của gia đình ông Hậu nên ông không đồng ý với yêu
cầu của ông Trê, bà Thi.
Câu 9:Nếu ông Trường, bà Thoa biết và phản đối ông Tận xây dựng nhà
trên thì ông Tận có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trường, bà Thoa
không? Vì sao?
Trả lời: Không thể nói chắc được việc này, nhưng theo quan điểm nhóm em, ông Tận

không phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi vì căn cứ theo hướng giải
quyết của toà án nhân dân tối cao thì toà án tuy đồng tình với việc ông Tận không phải
tháo dỡ nhà nhưng đồng thời toà án cũng huỷ quyết định sơ thẩm yêu cầu ông làm viêc
đó và giờ vụ việc sẽ được xét xử lại.
Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên
quan đến phần đất ông Tận lấn chiếm và xây nhà trên.
Trả lời: Hướng giải quyết của Toà án liên quan đến phần đất ông Tân lấn chiếm và xây
nhà trên vừa hợp tình vừa hợp lí. Bằng việc yêu cầu ông Hậu bồi thường cho ông Trê
và bà Thi phần đất ông lấn chiếm và xây dựng lên mà không phải tháo dỡ nhà ta đã
bảo toàn được lợi cho hai bên và giảm phiền hà, tốn kém cho ông Hậu (nếu làm cách
khác ông phải tháo dỡ nhà và như thế rất tốn kém) dẫn tới việc làm cho quan hệ hàng
xóm giữa hai bên không bị ảnh hưởng quá tiêu cực.
Câu 11: Theo Toà án, phần đất ông Tận xây dựng không phải hoàn trả cho
ông Trường, bà Thoa được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số 23
cho câu trả lời.
Trả lời: Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trê, bà
Thi được xử lý như sau:
- Đối với phần đất ông Hậu lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà (52,2m2) thì giao cho
ông Hậu sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà
Thi.
- Đối với hai máng xối đúc bê tông chiếm khoảng không trên phần đất của ông Trê và
bà Thi có diện tích 10,71m2 thì ông Hậu phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán giá trị
quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho ông Trê
và bà Thi.
- Đối với căn nhà phụ có diện tích 18,57m2 thì Quyết định chưa đưa ra phương án giải
quyết.
Đoạn trong phần Xét thấy cho thấy:

13



“Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8 m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất
trống cho ông Trê và bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng
nhà (52,2m2) thì giao cho ông Hậu sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử
dụng đất cho ông Trê và bà Thi.
… nhưng Tòa án các cấp cũng chưa xem xét giải quyết, gây khó khăn cho việc thi
hành án.”
Câu 12: Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải
quyết như Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà
không? Nêu rõ Quyết định mà anh/chị biết.
Trả lời:
Quyết định số 02/2006/DS-GĐT ngày 21-2-2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân
dân tối cao liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà.
Tóm tắt bản án:
Nguyên đơn ông Nguyễn Anh Tùng; trú tại: 137 Lê Hồng Phong, thành phố Buôn Mê
Thuột, tỉnh Đà Lạt kiện bị đơn bà Huỳnh Thị Khanh xâm phạm đến căn nhà của ông,
cụ thể như sau:
- Xây tường sát tường nhà 137 Lê Hồng Phong của ông Tùng không có sự thỏa thuận
của ông Tùng;
- Làm kiềng móng dài 18m nằm đè lên móng nhà ông Tùng từ phía trước đến phía
sau;
- Tầng 2 xây chui vào ô văng cửa sổ 40cm;
- Tầng 3 xây chui vào ô văng cửa sổ 20cm;
- Cột bê tông trên sân thượng đổ lấn sang và đè lên mái che nhà có chiều dài
15cmx20cm;
- Ba cửa số phía sau lấn sang không gian nhà ông Tùng 20cm;
- Đập 1 miếng bê tông có chiều dài 15cmx30cm trên mái che nhà ông Tùng.
Cũng do việc nhà bà Khanh làm kiềng móng dài 18m nằm đè lên móng nhà ông
Tùng và hệ thống ông nước ngầm dưới nền nhà bà Khanh bị vỡ dẫn đến nhà ông Tùng
bị lún và nứt tường từ tầng 1 đến tầng 3, nứt bể chứa nước và đường ống phía sau.

Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ vào khung giá đất tại quyết định sô 2920/QĐ-UB ngày
10-12-1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh ĐL với giá 1.720.000 đồng/m2 trong khi không
có chứng cứ chứng minh khung giá của Ủy ban nhân dân tỉnh phù hợp với giá trị
14


trường là chưa đảm bảo đúng quyền lợi của ông Tùng theo quy định của pháp luật. Do
đó, cần phải giải quyết phúc thẩm lại phần này.
Câu 13: Anh/chị có suy ghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm
phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây?
Trả lời:
Theo nhóm thảo luận thì hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán nằm trong
Quyết định ssoo 23 khi cho phép ông Hậu sử dụng ngôi nhà đã xây dựng ở phần đất
lấn chiếm trên và phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thị là
hợp tình, hợp lý. Vì lúc ông Hậu xây dựng nhà thì ông Trê và bà Thi biết mà không
phản đối để rồi giờ ông đã xây dựng ngôi nhà và đưa vào sử dụng. Nếu buộc ông Hậu
tháo dỡ nhà sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hiện tại của ông. Vì lẽ đó mà giải
pháp thanh toán giá trị sử dụng đất được đứa ra góp phần bảo vệ lợi ích cho cả đôi bên.
Câu 14: Đối với phần chiếm không gian 10,71m 2 và căn nhà phụ có diện
tích 18,57m2trên đất lấn chiếm, Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm có buột tháo
dỡ không?
Trả lời: Đối với phần chiếm không gian 10.71 mét vuông chưa được Tòa cấp sơ thẩm
và Tòa cấp phúc thẩm xem xét buộc ông Hậu phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán giá trị
quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi. Còn đối với căn nhà phụ có diện tích 18.57
mét vuông thì Tòa án các cấp chưa xem xét giải quyết.
Câu 15: Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71m 2 và
căn nhà phụ trên như thế nào?
Trả lời:
Theo nhóm thảo luận thì nên xử lý như sau:
1. Đối với phần đất lấn chiếm không gian 10,71 mét vuông thì buộc ông Hậu phải

tháo dỡ.
2. Đối với nhà phụ thì có hai hướng sau
 Nếu ông Hậu có mong muốn sử dụng thì phải thanh toán giá trị sử
dụng đất cho ông Trê.
 Nếu ông Trê có nhu cầu sử dụng thì sẽ trả chi phí xây dựng cho
ông Hậu
Câu 16: Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và
không gian ở Việt Nam hiện nay.
Trả lời: Việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian ở Việt Nam hiện này ngày
càng nhiều, có thể phát sinh từ nhiều lý do. Tòa án cần phải nắm rõ, xử lý theo đúng
quy định để đảm bảo quyền lợi cần thiết cho mọi người. BLDS đã có những quy định
cụ thể rõ ràng về việc này, để có thể áp dụng một cách hiệu quả, hợp lý. Ở đây, xét
15


trong hai quyết định thì cách giải quyết của Tòa sơ thẩm và phúc thẩm vẫn chưa đảm
bảo được quyền lợi của người bị hại. Cần phải xem xét bao quát, tổng thể bao gồm cả
các công trình, vật liệu, hoa màu trên đất tranh chấp để có thể giải quyết một cách toàn
diện nhất, tránh bỏ sót gây khó khăn. Tòa án cần ưu tiên giảm thiểu mức thiệt hại tối
đa nhất có thể.
Câu 17: Hướng giải quyết trên của Toà án trong Quyết định số 23 có còn
phù hợp với BLDS 2015 không? Vì sao?
Trả lời: Hướng giải quyết trên của Tòa án trong quyết định số 23 vẫn còn phù hợp với
BLDS 2015. Vì về cơ bản thì nội hàm của BLDS 2015 không thay đổi nhiều so với
BLDS 2005, giải quyết theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người
dân.

16




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×