Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

007 quy trinh thi cong lang nen tren san BTCT 21 05 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.36 KB, 3 trang )

CÔNG TY XÂY DỰNG VINCOM

QUY TRÌNH THI CÔNG LÁNG NỀN
(Trên sàn Bê Tông Cốt thép)
MÃ SỐ
: XDVC.III.7.1.5.002/V0
NGÀY PHÁT HÀNH : 21/05/2014
BỘ PHẬN ÁP DỤNG : Các Ban quản lý xây dựng, Phòng Kiểm soát kinh tế, Phòng Thiết kế,
Phòng Kiểm soát thiết kế, Phòng Đấu thầu xây lắp, Phòng KSCLXD -ATLĐ
I. Trình tự thi công nghiệm thu công tác láng nền (trên sàn bê tông cốt thép)
1. Công tác chuẩn
bị (Chuẩn bị bề
mặt, vật liệu,
dụng cụ láng nền)

2. Thi công
láng nền

3.
Bảo dưỡng
vữa láng

4. Kiểm tra chất
lượng nền láng,
sửa chữa lỗi

5.
Nghiệm thu

II. Các quy định đối với công tác láng nền (trên sàn bê tông cốt thép):
1. Công tác chuẩn bị:


1.1. Chuẩn bị bề mặt
- Đã thi công, nghiệm thu xong công tác chống thấm (đối với khu vực WC, bếp, lô gia), các
chi tiết chôn sẵn, hệ thống kỹ thuật;
- Gửi mốc mực tham chiếu để kiểm tra cao độ mặt láng trong quá trình thi công (cos +1m so
với sàn thô);
- Bề mặt nền láng đảm bảo phẳng và được rửa sạch tạp chất, không dính dầu mỡ. Tại các vị
trí lồi cục bộ cần tiến hành xử lý trước khi tiến hành láng: đục tỉa hạ cos, đảm bảo bề dày
lớp vữa khi láng ≥ 1.5 cm. Nếu vị trí đục tỉa làm lộ thép sàn, yêu cầu thay lớp vữa láng tại
phạm vi đục tỉa bằng sika grout - đổ bằng cos mặt láng. Công tác đổ sika grout chỉ thực
hiện sau khi lớp vữa láng xung quanh phạm vi đục tẩy đã được bảo dưỡng xong. Sau khi
đổ, tiến hành mài phẳng vị trí giáp lai giữa vữa láng và sika grout đổ bù;
- Đảm bảo công tác đắp mốc đã được nghiệm thu: bề mặt nền láng tối thiểu 4 mốc (phải đảm
bảo có mốc tại 2 vị trí chân cửa) và khoảng cách các mốc cách nhau không vượt quá chiều
dài thước láng. Vữa đắp mốc có cùng cấp phối với vữa láng nền. Cần vệ sinh, tưới ẩm nền
chân mốc trước khi đắp. Chỉ tiến hành láng khi vữa đắp mốc đủ độ cứng (1 ngày);
- Đối với bề mặt láng nền để phục vụ công tác trải sàn vinyl những vị trí không phẳng phải
được san bằng với vữa tự san dày từ 2-3mm.
1.2. Chuẩn bị vật liệu
- Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu chính: xi măng, cát vàng theo phê duyệt vật tư đầu
vào. Xi măng phải có kết quả thí nghiệm chất lượng, được bảo quản đúng cách khi lưu giữ.
Cát vàng sử dụng loại cát hạt vừa (đường kính từ 0.3 -1.2 mm), sạch tạp chất;
- Phải có mặt phẳng chế trộn vữa, hộc đong vật liệu, máy trộn vữa, bảng cấp phối trộn phải
được dán tại vị trí dễ thấy;
1


-

Vữa láng phải được trộn khô đều bằng máy trộn với tỉ lệ theo mác thiết kế, khi thật đều
mới cho nước vào trộn tiếp.Vữa không được ướt quá hoặc khô quá, độ ẩm vữa được xem là

đạt yêu cầu khi dùng bàn xoa vỗ, xoa (5-7 lần) thấy có màng nước xuất hiện trên bề mặt.
Chú ý:
 Khi vữa trộn ướt quá: tiến hành cho thêm hỗn hợp xi măng - cát theo cấp phối và trộn
đều.
 Khi vữa trộn khô quá: tăng thêm xi măng, nước theo tỉ lệ cấp phối và trộn lại, tuyệt đối
không sử dụng nước để xử lý bề mặt.
- Nước thi công phải đảm bảo tiêu chuẩn trong xây dựng;
- Phải lấy mẫu vữa để kiểm tra mác vữa, số lượng tổ mẫu tùy theo diện tích sàn và yêu cầu
của Ban QLXD. Ngoài ra, khi thấy nghi ngờ về chất lượng mẻ trộn, phải lấy mẫu để kiểm
tra cho từng mẻ trộn theo quy định.
1.3. Chuẩn bị dụng cụ thi công
- Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để phục vụ cho việc láng nền: xẻng, hộc đong, máy trộn vữa,
bàn xoa, bàn đập, thước tầm, thước rút, tà lột, nivo hoặc máy trắc đạc.
2. Thi công láng nền:
- Tiến hành láng từ trong ra ngoài. Phải có biện pháp che lót mặt nền khi vận chuyển vữa,
tránh trường hợp vữa dây bẩn ra khu vực nền đã vệ sinh;
- Trước khi dàn phủ vữa láng, nền láng phải được quét phủ hồ dầu (nước xi măng) liên kết.
Lớp hồ dầu phải phủ hết mặt nền, mép chân tường sắp láng. Không quét phủ hồ dầu quá
sớm, tránh trường hợp lớp hồ dầu đã khô se mặt trước khi phủ vữa láng;
- Dàn đều vật liệu láng lên bề mặt lớp nền, cao hơn mốc láng chuẩn;
- Dùng bàn đập, bàn xoa đập cho lớp vữa đặc chắc, bám chặt vào lớp nền;
- Dùng thước 3m cán phẳng vữa bằng mặt mốc, dùng bàn xoa gỗ để xoa phẳng;
- Dùng tà lột để vuốt mặt hoàn thiện theo độ dốc thiết kế, đảm bảo bề mặt sau khi vuốt
phẳng mịn, không trồi cát, không còn vết gợn của bàn xoa;
- Quá trình láng chú ý không để vữa dây bẩn ra chân tường;
- Tiến hành vệ sinh lại khu vực sau khi thi công.
An toàn trong công tác láng:
- Khi láng phải tuân thủ các quy định về ATLĐ, Phòng chống cháy nổ..
- Nếu sử dụng máy xoa để làm mặt cần lưu ý công tác an toàn về điện và chống các vật thải
loại văng vào cơ thể. Công nhân phải được đào tạo để vận hành máy xoa.

3. Bảo dưỡng vữa láng:
- Sau 12h tiến hành tưới nước bảo dưỡng bề mặt trong vòng 2 ngày. Cấm đi lại hoặc thi công
trong thời gian này (2 ngày);
- Với bề mặt láng ngoài trời cần có biện pháp che nắng và chống mưa xối;
- Sau khi láng nền tối thiểu 02 ngày sau mới được tiến hành thi công các công tác tiếp theo,
giáo thi công phải có bánh xe, khi trộn vữa xây trát thêm phải có ván lót hoặc tương đương.
4. Kiểm tra chất lượng nền láng, sửa chữa lỗi:
Công tác kiểm tra phải được thực hiện trong quá trình thi công (theo các bước đã nêu) và ngay
sau khi công tác bảo dưỡng hoàn thành (3 - 4 ngày sau khi láng). Việc sửa chữa các vị trí chưa
đạt yêu cầu phải được tiến hành và hoàn thành trong vòng 02 ngày sau khi kiểm tra để không
làm ảnh hưởng đến các công tác tiếp theo.
- Mặt láng phải phẳng, không ghồ ghề, lồi lõm cục bộ. Vị trí tiếp giáp với chân tường, cạnh
gờ láng phải sắc nét;
- Cao độ, độ dốc và phương dốc mặt láng đúng thiết kế;

2


-

Lớp vữa láng phải đặc chắc, bám dính chặt với lớp nền, không bị bong bộp. Kiểm tra độ
bám dính bằng cách gõ nhẹ lên bề mặt láng, các vị trí có tiếng bộp cần phải được bóc ra và
tiến hành láng lại.
- Sai số bề về cao độ, độ dốc:
 Sai số khi ốp bẳng thước 3m: ≤ 3mm;
 Sai số cao độ: ≤ 5 mm;
 Sai số độ dốc: ≤ 0.3%.
5. Nghiệm thu:
Công tác hoàn thành hồ sơ nghiệm thu công việc được tiến hành ngay sau khi có kết quả thí
nghiệm vữa láng. Hồ sơ bao gồm:

- Chứng chỉ vật liệu và kết quả thí nghiệm vật liệu láng;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu láng;
- Bản vẽ thiết kế;
- Bản vẽ hoàn công;
- Các biên bản nghiệm thu công việc;
- Nhật ký công trình.
Người soạn thảo: Trần Mạnh Hùng
Người thẩm định: Hội đồng Công ty Xây dựng
Người phê duyệt: Phạm Văn Khương

3



×