Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi trường mầm non thông qua hoạt động kể truyện, đọc thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.15 MB, 25 trang )

LỜI CẢM ƠN

Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách lớp 5 tuổi
khu Quảng Minh, trường Mầm non Mỹ Hưng. Để hoàn thành bản sáng kiến kinh
nghiệm này, tôi xin chân thành cảm ơn Phòng GD và đào tạo Huyện Thanh Oai và
sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là đồng chí hiệu
trưởng Nhữ Thị Thủy, xin chân thành cảm ơn các đồng chí đồng nghiệp, cảm ơn
các bậc phụ huynh đã tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi
hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
Trong quá trình viết đề tài tôi còn nhiều hạn chế và thiếu xót, rất mong quý các
cấp quan tâm giúp đỡ thêm để đề tài của tôi được ứng dụng hiệu quả hơn và phổ
biến rộng rãi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC:
Sơ yếu lý lịch:…………………………………………………….Trang 1
Lời cảm ơn………………………………………………………..Trang 2
Mục lục:………………………………………………………......Trang 3
Danh mục viết tắt…………………………………………………Trang 4
A. Phần mở đầu:…………………………………………………..Trang 5
B. Nội dung của đề tài…………………………………………….Trang 6
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tế
3. Phạm vi thực hiện đề tài
C. Quá trình thực hiện đề tài……………………………………...Trang 7
Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài……………………...Trang 7
Biện pháp thực hiện……………………………………………..Trang 9
1.Biện pháp 1
2.Biện pháp 2
3.Biện pháp 3


4.Biện pháp 4
5.Biện pháp 5
6.Biện pháp 6
Kết quả thực hiện……………………………………………....Trang 23
Bài học kinh nghiệm…………………………………………...Trang 24


Khuyến nghị…………………………………………………... .Trang 25

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
- VD: Ví dụ
- DG: Giáo dục
- HĐ: Hoạt động
- GDMN: Giáo dục mầm non
- MG: Mẫu giáo
- MN: Mầm non
- LQ: Làm quen


A. PHẦN MỞ ĐẦU
Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non
Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy rõ trách nhiệm to lớn của bản thân
trong xu thế hiện nay. Xu thế của hội nhập và phát triển mà khoa học – kĩ thuật
phát triển như vũ bão. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải làm gì để góp phần phát
triển toàn diện nhân cách trẻ.
Trường mầm non chính là nơi phát triển tất cả các khả năng, thiên hướng của trẻ
nhỏ và trong tất cả các khả năng, thiên hướng non trẻ ấy, không có cái nào quan



trọng hơn và cần thiết bằng khả năng ngôn ngữ . Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ
có hệ thống, có phương pháp là cơ sở của công tác giáo dục ở trường mầm non, nó
được tiến hành trong tất cả các hoạt động, các môn học, đặc biệt qua HĐ kể
truyện, đọc thơ.
Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5-6 tuổi khu
Quảng Minh. Trong quá trình giảng dậy, tôi thấy nhiều trẻ còn nói ngọng, nói
thiếu thành phần câu, trẻ còn thiếu hụt về kho tàng biểu cảm. Các tiết học diễn ra
chưa sôi nổi. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5-6 tuổi trường MN Mỹ Hưng thông qua HĐ kể truyện, đọc thơ”. Các hình
tượng văn học sẽ đưa đến những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ dân tộc. Từ
những hình tượng trong truyện kể, thơ…trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính
xác của từ, sự hoàn hảo của các câu với những cấu trúc ngữ pháp phong phú.

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Trong nền giáo dục Việt Nam văn học là một hình thức GD mang tính nghệ
thuật cao, nó hấp dẫn và đi vào lòng người, có tác dụng mạnh mẽ vào tư tưởng
tình cảm của con người. Đặc biệt văn học không thể thiếu bóng trong các trường
mầm non. Vì văn học không những có tác dụng mở rộng tầm nhìn cho trẻ về thế
giới xung quanh mà còn giúp trẻ ghi nhớ và nói lại được những hình ảnh đẹp bằng
từ ngữ chính xác, diễn đạt trôi chảy. Như vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ có


một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó sẽ góp phần vào việc phát triển và hình thành
nhân cách cho trẻ.
Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ
dàng tiếp cận với những môn khoa học khác : Môn LQ với môi trường xung
quanh, LQ với toán, Âm nhạc, Tạo hình…Thông qua HĐ kể truyện,đọc thơ trẻ sẽ
hoạt động được nhiều giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ,
khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh. Bởi vì ở

lứa tuổi này trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang sách cô
giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, những cử chỉ khác
nhau. Qua những bài thơ, câu truyện sẽ giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội
thiên nhiên, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng trong
chương trình GD toàn diện nhân cách trẻ và tạo tiền đề cho trẻ trước khi vào lớp
1.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong
công tác chăm sóc GDMN. Nó góp phần phát triển và hình thành nhân cách cho
trẻ. Đặc biệt qua HĐ kể truyện, đọc thơ, giúp trẻ phát triển vốn từ, luyện phát âm
và nói đúng ngữ pháp hơn.
2. Cơ sở thực tế
Do yêu cầu nâng cao chất lượng GD của ngành học. Năm học 2015-2016,
trường mầm non Mỹ Hưng tiếp tục thực hiện CT GDMN mới do đó còn gặp nhiều
khó khăn. Đặc biệt là HĐ kể truyện, đọc thơ, trong quá trình giảng dạy tôi thấy
mình còn nói nhiều, trẻ không hứng thú, tiết học diễn ra không sôi nổi. Trẻ còn
thiếu hụt về kho tàng biểu cảm, rất nhiều trẻ nói ngọng nói thiếu thành phần câu .
Mà thực tế con người muốn tồn tại và phát triển được là nhờ vào quá trình giao
tiếp ngôn ngữ
Mục tiêu của chương trình GDMN mới hiện nay là phát huy được tính tích
cực của trẻ trong mọi hoạt động .Nghĩa là trẻ phải được tự tìm tòi khám phá và
đưa ra ý kiến của mình .Nhưng khi trẻ diễn đạt thì còn lúng túng, chưa lưu loát vì
vậy tôi nghĩ qua HĐ kể truyện, đọc thơ ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển và phong
phú hơn. Trẻ sẽ nói năng lưu loát hơn, sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ hơn.


Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề,
mến trẻ, bản thân tôi xác định được mục đích ,ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động kể truyện, đọc thơ. Nên tôi mạnh dạn đi
tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 5-6
tuổi thông qua HĐ kể truyện, đọc thơ.

3. Phạm vi thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện tại lớp 5 tuổi thôn Quảng Minh trường MN Mỹ
Hưng năm học 2015-2016.

C: QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tình hình thực tế khi chưa thực hiện đề tài
a. Đặc điểm của lớp
- Năm học 2015-2016, tôi được phân công giảng dạy lớp 5-6 tuổi tại khu
Quảng Minh của trường, được nhà trường tin tưởng. Lớp tôi có 43 cháu, trong đó
có 35 cháu học qua lớp MG nhỡ còn 8 cháu chưa được học qua lớp MG nhỡ, có 1
cháu chậm phát triển.
b. Những thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi:
- Được BGH tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, kinh phí để
mua sắm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của trẻ
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, đã xây
dựng nhiều chuyên đề theo hình thức GDMN mới, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những
nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho các cháu.
- Đa số trẻ trong lớp đều khỏe mạnh, đi học chuyên cần và tích cực hoạt
động.
- BGH thường xuyên kiểm tra đôn đốc xây dựng mang tính toàn diện để
thúc đẩy chất lượng chăm sóc GD trẻ.


- Bản thân khỏe mạnh, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, được đào tạo chuyên
môn hệ chính quy, biết lắng nghe ý kiến của mọi người, tích cực học hỏi từ các
đồng nghiệp.
* Khó khăn:
- Trong lớp có 1 trẻ chậm phát triển nên rất khó để trẻ hòa đồng với các bạn
trong lớp

- Là những năm đầu tiên thực hiện chương trình GDMN mới do vậy còn
gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện chương trình.
- Bản thân còn trẻ kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế.
- Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, 19 % số trẻ mới lần đầu
đến trường. Số trẻ nam nhiều hơn số trẻ nữ. Nhiều cháu chưa mạnh dạn tự tin
trong giao tiếp, trẻ còn nói ngọng.
- Môi trường học tập của trẻ chưa đảm bảo yêu cầu của trương trình.
- Phương tiện để dạy học còn sơ sài chưa thu hút trẻ vào hoạt động.
- Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp , ít có thời gian quan tâm đến trẻ.
- Dân địa phương nói ngọng nhiều do vậy trẻ trong lớp nói ngọng nhiều,
ngôn ngữ của trẻ chưa phong phú, khi giao tiếp còn hay thiếu thành phần câu và
chưa có khả năng biểu cảm.
- Sau khi được phân công giảng dạy lớp 5-6 tuổi khu Quảng Minh tôi thấy
HĐ kể truyện, đọc thơ còn khô khan, không khí trong giờ học rất trầm, trẻ chưa
hứng thú học, trẻ nói ngọng nhiều nên kết quả chưa cao. Vì vậy tôi nghĩ muốn đạt
kết quả cao trong HĐ kể truyện, đọc thơ trước hết cần “ Phát triển ngôn ngữ cho
trẻ”. Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát trên 43 cháu và kết quả như sau:
STT
1
2
3
4

Nội dung

Kết quả
Số lượng
Tỉ lệ%
Trẻ nói ngọng N và L
29/43

67%
Trẻ nói ngọng dấu và thanh( ?, ~)
21/43
49%
Nói thiếu thành phần
13/43
30%
Lời nói chưa có khả năng biểu cảm 19/43
44%

Từ kết quả trên, tôi băn khoăn, suy nghĩ cần phải làm thế nào để giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ, diễn đạt và phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ. Bằng kiến thức đã


học và kinh nghiệm giảng dạy tôi đã đề ra một số biện pháp để giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ thông qua HĐ kể truyện, đọc thơ.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tìm tòi các tư liệu, tài liệu liên quan
Để giúp trẻ diễn đạt và phát âm chính xác, tôi đã không ngừng đi tìm tòi
nghiên cứu các tư liệu, tài liêu có liên quan. Bởi vì sách báo là kho tàng kiến thức
khổng lồ, phong phú và đa dạng. Nó sẽ rất có ích khi người giáo viên biết khai
thác, vận dụng vào tình hình thực tế của lớp mình.
VD: Qua cuốn sách “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em” Tác giả - Đinh
Hồng Thái sẽ giúp cho giáo viên biết được các phương pháp, biện pháp phát triển
vốn từ, phát triển lời nói cho trẻ.
Hiện nay có rất nhiều những cuốn sách ở những thể loại khác nhau như
truyện kể, bài thơ, câu đố… dành cho trẻ MN. Mà theo chương trình GDMN mới
người giáo viên được lựa chọn các đề tài để đưa vào các hoạt động học. Qua
nghiên cứu tài liệu, tư liệu liên quan đến văn học tôi đã mạnh dạn đưa những tác

phẩm văn học mới có nội dung phù hợp với chủ đề, chủ điểm mang tính GD cao
vào giảng dạy.
VD: Chủ đề thế giới thực vật tôi đưa vào câu truyện “ Hạt đỗ ngủ quên”
- Truyện “ Qua đường”, “Kiến con đi ô tô” ở chủ đề giao thông
- Truyện “ Cô Mây”, “ Giọt nước tí xíu” ở chủ đề nước và các mùa trong
năm
Bên cạnh đó tôi luôn tìm tòi tham khảo những cuốn sách làm đồ dùng đồ chơi
từ nguyên phế liệu để thu hút trẻ cùng tôi làm ra sản phẩm từ nguyên phế liệu.
Mục đích là để tôi giáo dục cho trẻ biết tận dụng các nguyên phế liệu để tạo ra đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ.
VD1: Từ vỏ củ lạc tôi có thể hướng dẫn trẻ làm thân con gà trống, các mảnh
xốp vụn làm đuôi gà và mào, còn vỏ hộp thạch làm chân. Hoặc từ thìa sữa chua có
thể làm thân con chuồn chuồn hay thân con bướm. Sau khi trẻ đã tạo ra sản phẩm,


tôi hỏi lại trẻ cách làm, mục đích là để trẻ tập diễn đạt các cử chỉ và lời nói sao
cho đủ câu và mạch lạc khi giao tiếp cùng cô.
VD2: Từ những vỏ kẹo tôi có thể hướng dẫn trẻ làm những bông hoa, và
những ống hút nước làm thân của những bông hoa. Sau khi trẻ đã làm ra những
sản phẩm, tôi hỏi lại trẻ cách làm như thế nào? và làm hoa gì?
VD3: Từ những vỏ thuốc, hộp thuốc tôi hưỡng dẫn trẻ làm thân những
chiếc ô tô, những lon bia để làm ô tô chở hàng,… Sau khi trẻ làm xong thì tôi sẽ
hỏi lại trẻ cách làm, hay ý tưởng của trẻ
Không chỉ nghiên cứu tài liệu sách báo mà tôi còn thường xuyên đọc báo
điện tử, vào mạng để tìm kiếm tư liệu liên quan đến vấn đề phát triển ngôn ngữ
cho trẻ như trang: www.mamnon.com; http://nhipđiêu.th,....
Qua nghiên cứu tư liệu, tài liệu liên quan tới việc phát triển ngôn ngữ cho
trẻ tôi thấy vốn kiến thức của mình được nâng cao, mở rộng. Từ đó tôi đã tự tin
đưa ra các hoạt động học nhẹ nhàng nhưng lại có hiệu quả cao đối với trẻ, giúp trẻ
thêm yêu cuộc sống hơn.

2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua HĐ kể chuyện sáng
tạo và trò chơi đóng kịch
Việc cho trẻ kể chuyện sáng tạo và chơi TC đóng kịch có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới
sự phát triển ngôn ngữ mà còn thúc đẩy sự phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở
trẻ.
* Thông qua kể chuyện sáng tạo
Qua sự tưởng tượng phong phú và những câu trả lời thông minh đi dỏm,
hồn nhiên ngây thơ của trẻ. Thông qua tình cảm, tình yêu đối với con người, với
thiên nhiên đã giúp trẻ sáng tạo ra những câu chuyện hay hấp dẫn mang đầy kịch
tính qua các HĐ kể chuyện sáng tạo. Vào thời gian đầu của năm học tôi đã cho trẻ
làm quen với việc kể chuyện sáng tạo qua tranh ảnh, bằng cách cô kể phần đầu ,
yêu cầu trẻ kể phần tiếp theo và kết thúc câu chuyện.


VD: Cô và trẻ cùng nghĩ ra một câu chuyện cổ tích “ Ngày sinh nhật của
thỏ” Thông qua bức tranh có nhiều nhân vật như: Thỏ, Sóc,… Tôi tiến hành kể
đoạn đầu và trẻ tự suy nghĩ kể đoạn tiếp theo : Buổi sáng, Thỏ dậy sớm, đi ra
thung lũng. Nó mang theo cái trống và đánh rất to. Các con vật nghe thấy ồn liền
kéo ra cả thung lũng. Thỏ nói với các bạn “ Các bạn ơi hôm nay là sinh nhật của
tớ. Tớ mời tất cả các cậu tới dự lễ nhé”. Các con thử nghĩ tiếp xem ai đến dự sinh
nhật Thỏ, tặng cho Thỏ quà gì? Chú ý không nhắc lại lời kể của bạn, quà tặng
mang đến cũng khác nhau.
- Cháu Đăng Khôi: Sóc con chạy về tổ nghĩ không biết Thỏ thích ăn gì nhất.
Nó đi ra lại đi vào một lúc, bỗng nó reo lên. Ta nghĩ ra rồi, Thỏ thích ăn cà rốt
nhất.
- Cháu Minh Ngân: Nhím con về tổ và nghĩ xem tặng quà gì cho bạn. Nghĩ
mãi không ra nhím đành hỏi mẹ “ Mẹ ơi không biết bạn thỏ thích gì nhất nhỉ? Mẹ
trả lời: Cà rốt thì nhà thỏ lúc nào cũng có, nấm thì thỏ không ăn được. Mẹ nghĩ
một bó hoa tươi sẽ khiến thỏ rất cảm động đấy.

- Cùng với bức tranh đó vào gần giữa năm học tôi lại gợi ý cho trẻ tự nghĩ
ra những câu chuyện có nội dung khác theo một đề tài các cháu tự chọn. Nhưng
đối với những trẻ yếu thì tôi có thể gợi ý trẻ chọn đề tài và cùng kể với trẻ. Khi
những trẻ đó thành thạo hơn và mạnh dạn hơn thì lúc đó tôi mới khuyến khích trẻ
tự nghĩ ra một câu chuyện theo một đề tài tôi gợi ý hoặc trẻ tự chọn. Để lưu lại
những câu chuyện của trẻ đã tự kể sáng tạo ra tôi dã làm 1 cuốn album, đặt cho
chúng cái tên thú vị “ Những câu chuyện hay của các tác giả nhí” Và tôi còn yêu
cầu trẻ tự tưởng tượng ra các nhân vật và vẽ tranh minh họa cho các câu chuyện
đó. Với hình thức này sẽ là một chiếc đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển sáng tạo ở trẻ
nhằm mục đích để phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ cho trẻ và có tác động
tích cực tới việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào trường phổ thông
- Ngoài ra tôi còn in những hình ảnh của những câu truyện để trẻ xem và kể
truyện theo tranh có sẵn và tôi chuẩn bị những đồ dùng cho trẻ sáng tạo trong góc
học chữ cái để trẻ nhớ lâu hơn và hứng thú hơn với các chữ cái


Trẻ đọc chuyện theo tranh

* Chơi trò chơi đóng kịch
- Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn
ngữ đối thọai cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ các tác phẩm văn học mà
trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn đã được gọt giũa chọn
lọc. Khi đóng kịch trẻ được thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách của từng nhân vật
mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ khi diễn đạt mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
VD: Chủ đề gia đình , tôi đã lựa chọn câu chuyện “ Ba cô gái” để cho các
cháu tập đóng kịch và tôi cũng lựa chọn các nhân vật sao cho phù hợp với tính
cách của trẻ :
- Cháu Hồng Ngọc nhỏ nhẹ, yếu ớt đóng vai bà mẹ( giọng dịu dàng nhưng
yếu ớt).
- Cháu Tiến Thành nhanh nhẹn, hoạt bát hơn tôi gợi ý cho cháu đóng vai

Sóc con ( giọng hối hả khi báo tin cho chị cả và giận giữ khi nói câu “ Thương mẹ,
thương mẹ mà giặt xong chậu quần áo mới về”
- Cháu Phương Uyên đóng vai chị cả tỏ ra không thương mẹ, không quan
tâm tới mẹ “ Ôi chị buồn quá nhưng chị phải giặt xong chậu quần áo này đã”…


- Trong khi cho trẻ tập đóng kịch tôi còn chú ý đến một vấn đề tương đối
quan trọng đó là: Đối với những trẻ khá tôi cho đóng vai chính còn những trẻ yếu
hơn tôi cho đóng vai phụ. Khi được tham gia đóng kịch nhiều lần những trẻ yếu
dần dần được nâng cao lên vai khó. Như vậy những trẻ đó sẽ được hòa nhập với
các bạn trong lớp , giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động.
* Tóm lại: Thông qua các hoạt động kể chuyên sáng tạo và tập đóng kịch
các cháu của lớp tôi đã mạnh dạn và tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người đồng
thời ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, trẻ đã phát âm chính xác và nói mạch
lạc hơn.
3. Biện pháp 3: Sửa nói ngọng, nói lắp cho trẻ
Đây là biện pháp tích cực cần được làm thường xuyên để giúp trẻ nói chính
xác tiếng mẹ đẻ.
- Ở lớp tôi do tiếng địa phương nên có rất nhiều trẻ hay nói ngọng N và L
đã khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhưng
không vì thế mà tôi nản lòng bỏ mặc trẻ. Trong các hoạt động GD nói chung và
HĐ kể truyện, đọc thơ nói riêng, tôi đã thường xuyên cho trẻ đọc thơ, ca dao,
đồng dao… có chứa chữ N và L nhiều lần để phát hiện những trẻ ngọng, tôi cố
gắng để trẻ hạn chế nói ngọng. Tôi không nhắc lại lời trẻ mà yêu cầu trẻ nói hoặc
đọc theo tôi nhiều lần đến khi đúng thì thôi.
- Vì vậy để giúp trẻ sửa ngọng N và L trong mỗi chủ điểm tôi luôn lựa chọn
những bài thơ, đồng dao, ca dao có chứa nhiều âm N và L để rèn luện cho trẻ.
VD: Với chủ điểm thế giới thực vật tôi chọn bài thơ “ Rau ngót, rau đay” để
dạy trẻ.
Nấu canh ăn mát


Muốn có vị ngọt

Là nắm rau đay

Nấu với cá tôm

Mát ruột mới hay
Là mớ rau ngót
Hoặc bài “ Lúa mới”
Ruộng lúa không bờ
Mênh mông bát ngát
Lúa vào hợp tác

Canh ăn với cơm
Trẻ nào cũng thích


Lúa nặng thêm bông
Lúa thơm ngát đồng
Tươi làng vui xóm…
Hay trong bài thơ “ Hoa cúc vàng”
Suốt cả mùa đông
Nắng đi đâu miết
Trời đắp chân bông
Còn cây chịu rét

- Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số bài ca dao đồng dao có chứa chữ N và
L để cho trẻ luyện như bài: Nu na nu nống, vuốt ve,…
- Bên cạnh những trẻ nói ngọng N và L tôi còn thấy một số trẻ nói ngọng

dấu, thanh, có trẻ nói khuyết âm
VD: Qua bài thơ “ Quả” trẻ đọc là “ Quạ”
Hay bài thơ “ Mèo đi câu cá” có những câu:
“Mèo nghĩ: “ ồ thôi”
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở”
Khi trò chuyện đàm thoại với trẻ thì tôi thấy một số cháu nói “không”
thành “hông”. Để sửa cho các cháu tôi cũng kiên trì và làm tương tự như những
cái trên và kết quả là sau một thời gian kiên trì rèn luyện các cháu đã có nhiều tiến
bộ rõ rệt và phát âm tương đối chuẩn.
4. Biện pháp 4: Giúp trẻ phát âm chính xác - lời nói mạch lạc thông qua các
hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi.
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi tôi quan sát thấy
một số trẻ phát âm không chính xác. Chẳng hạn như: Lá – ná; không – hông;…
Việc phát âm không đúng của trẻ chủ yếu là do cơ quan phát âm của trẻ chưa linh
hoạt, chưa chĩnh xác trẻ chưa biết điều chỉnh hơi thở và giọng nói phù hợp với nội
dung.
Vì vậy, để trẻ phát âm đúng tôi cần phải linh hoạt lồng ghép cho trẻ được
luyện tập phát âm thường xuyên mọi lúc, mọi nơi và thời gian lâu dài. Sau một


thời gian cho trẻ làm quen với các bài đồng dao, ca dao kết hợp với các trò chơi
đơn giản đã có tác dụng rất tốt cho việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Bởi vì nó có
tính chất thi đua.
VD:Bài “chi chi chành chành”, “ rồng rắn lên mây”, một số bài đồng dao về
trăng, đồng dao nói ngược, các bài đồng dao như “ lộn cầu vồng”, “vuốt ve”

Hình ảnh trẻ chơi trò chơi

Trong các hoạt động khác tôi cũng thường xuyên đưa vào những bài đồng

dao, ca dao để gây không khí vui tươi, phấn khởi. Chẳng hạn trong giờ tập tô chữ
a, ă, â thì sau mỗi chữ trẻ tập tô xong để chuyển tiếp sang phần tiếp theo tôi cho cả
lớp đứng dậy vừa đi vừa đọc một bài đồng dao . Như vây sẽ giúp trẻ đỡ mệt mỏi
và không bị gò bó bởi phải ngồi tập tô những 3 chữ cái liền. Như vậy thông qua
cách chuyển tiếp bằng các bài đồng dao đó sẽ góp phần giúp cho trẻ phát âm được
chính xác hơn, tích lũy được từ, hiểu nghĩa của từ, lối nói trôi chảy.
Để đưa đồng dao, ca dao … vào tâm hồn ngây thơ của các cháu tôi đã tân
dụng các thời điểm trong ngày để dạy trẻ như: lúc đón trả trẻ, lúc trẻ ngủ dậy.
Với tính chất đặc trưng của đồng dao là: có vần, kết cấu vòng tròn,
trùng điệp . Ngôn ngữ giàu tính nhạc, giàu hình ảnh có sức tạo hình và giọng điệu
tươi vui hồn nhiên dí dỏm. Vì vậy khi trẻ đã đọc thuộc rồi , tôi cho trẻ đọc nhanh


dần. Thi đua đọc nhanh đó là giúp cho việc rèn luyên bộ máy phát âm, trau rồi
ngôn ngữ, sự nhạy bén linh hoạt của tư duy.
- Với các hoạt đông khác như : làm quen với toán, tạo hình, khám phá
khoa học…tôi cũng đều chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ :
Khi đàm thoại với trẻ về một vấn đề gì đó , nếu trẻ trả lời chưa đủ câu hoặc phát
âm chưa chính xác, tôi đều giúp trẻ trả lời lại sao cho đủ ý và phát âm chính xác
hơn. Như trong giờ khám phá khoa học chẳng hạn, sau khi cho trẻ quan sát những
hình ảnh trên màn hình tôi tiến hành đàm thoại với trẻ. Khi trả lời các câu hỏi của
tôi trẻ thường không diễn đạt đủ ý, do vậy tôi đã sửa lại ngay cách trả lời sao cho
đủ ý và cách diễn đạt sao cho mạch lạc, có biểu cảm…và cứ sau nhiều lần tôi sửa
lại cách trả lời và diễn đạt như vậy cuối cùng các cháu của lớp tôi đã phát âm
được chính xác hơn và biết cách diễn đạt câu khi trả lời các câu hỏi của cô giáo
hoạc khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
5. Biện pháp 5: Thiết kế đồ dùng sáng tạo có tính thẩm mỹ cao nhằm phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo tư duy trực quan là chủ yếu, trẻ thích được quan
sát những đồ dùng đẹp, những hình ảnh sống động. Vì vậy đối với từng chủ điểm,

ngoài những đồ dùng như tranh ảnh…Tôi còn tận dụng nguyên phế liệu để tạo ra
những mẫu đồ dùng biết cử động, có tâm hồn mầu sắc tươi đẹp ngộ nghĩnh giúp
trẻ hứng thú hơn trong HĐ kể truyện, đọc thơ . Qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng phát
triển hơn.
Từ những mảnh bìa cứng tôi đã làm ra các loại rối rẹt , điều khiển bằng
dây, que. Những con rối biết cử động cùng lời nói rất thu hút lôi cuốn trẻ. Ngoài ra
tôi còn dùng những miếng vải vụn , bông, len…để tạo thành những con rối tay rất
ngộ nghĩnh.


Một số loại rối được làm từ nguyên phế liệu

VD: Với chủ điểm trường tiểu học tôi đã đưa câu truyện “ Gà tơ đi học”
vào chương trình. Đầu các nhân vật rối được làm từ các quả bóng nhỏ, lông của
các nhân vật được làm từ bông nhuộm mầu nước để tạo thành nét đặc trưng riêng
của từng nhân vật. Còn thân củ các con rối , tôi dùng vải vụn các màu máy lại tạo
thành những trang phục rất ngộ nghĩnh. Khi kể chuyện tôi đã kết hợp với giọng
trong băng với từng cử chỉ điệu bộ của từng nhân vật rối. Từ màn biểu diễn giúp
trẻ có cảm giác như đang được nghe nhân vật trong truyện trực tiếp kể về mình.
Từ đó đã giúp trẻ hứng thú và hiểu sâu hơn về tác phẩm văn học mà mình đang
được làm quen.
- Tôi còn đổi mới các góc chơi cho trẻ để trẻ có hứng thú tham gia vào các
góc chơi và trao đổi tìm hiểu về những đổi mới trong các góc. Khi trẻ trao đổi với
nhau tôi luôn quan sát và chú ý sửa sai luôn cho trẻ nếu trẻ nói không đủ câu, đủ ý


Hình ảnh góc chữ cái

Ngoài những mẫu đồ dùng mà tôi đã tự thiết kế từ các nguyên phế liệu
ra , để cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thì những nhân vật, hình ảnh mà

tôi tự vẽ, chụp hoặc đao ở trên mạng…Tôi đều đưa vào máy vi tính làm hiệu ứng
cho chúng cử động từng phần, sau đó đưa vào từng Slide để trình chiếu theo kết
cấu nội dung của từng tác phẩm cũng đã làm cho trẻ rất thích thú và say sưa hoạt
động. Dù gặp nhiều khó khăn nhà trường chưa có máy vi tính, chưa có màn chiếu
nhưng nhờ sự giúp đỡ của chị đồng nghiệp dạy cùng lớp và dưới sự giúp đỡ của
đồng chí hiệu phó phụ trách chuyên môn, tôi đã thiết kế được một số tiết giáo án
điện tử để trình chiếu trên Power point trong đó có:
+ 1 tiết về khám phá khoa học “ Tìm hiểu về một số phương tiện giao thông”
+ 1 tiết về hoạt động giáo dục âm nhạc
+ 3 tiết về hoạt động phát triển ngôn ngữ: Truyện quả bầu tiên, Cáo thỏ và gà
trống, “ Hoa cúc vàng”
- Dưới đây là một số slide trong bài thơ “ Hoa Cúc vàng”



* Tóm lại: Khi trẻ được làm quen với các tác phẩm văn học bằng các bài giảng
điện tử được trình chiếu trên Power point có những hình ảnh sống động mà tôi đã
tự thiết kế như vậy đã giúp trẻ làm quen với các tác phẩm văn học một cách thoải
mái, làm giảm sức ép khi tham gia vào các hoạt động , trẻ thấy mình không còn bị
căng thẳng mà có cảm giác như mình đang được giải trí , xem ti vi…Với hình
thức trình chiếu các tác phẩm văn học như vậy đã giúp tôi phần đàm thoại về nội
dung của các tác phẩm văn học với trẻ rất có hiệu quả, thông qua đó giúp trẻ củng
cố và ghi nhớ nội dung tác phẩm sâu hơn và còn phát triển về mặt ngôn ngữ, giúp
trẻ nói chính xác và diễn đạt câu có đủ thành phần một cách tự tin hơn.
6. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh
Gia đình và nhà trường là nơi giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt ngôn
ngữ. Bởi vậy muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ giáo viên cần phối kết hợp chặt
chẽ với phụ huynh.
Vào giờ đón trẻ và trả trẻ tôi thường trao đổi với phụ huynh về tình hình
học tập của trẻ. Đề nghị phụ huynh quan tâm và dành nhiều thời gian cho các cháu

hơn. Chẳng hạn phụ huynh có thể mua cho các cháu những cuốn tranh chuyện của
mầm non. Vào mỗi buổi tối, phụ huynh nên kể cho các cháu nghe hoặc đọc những
bài thơ, những câu ca dao, tục ngữ phù hợp với lứa tuổi. Hoặc có những lúc cả nhà
đông đủ thì khuyến khích đông viên trẻ hát, múa, kể truyện, đọc thơ…cho mọi
người cùng được xem. Từ đó trẻ càng ngày càng yêu cuộc sống, yêu mọi người
xung quanh. Đồng thời còn làm giàu áng vốn từ cho trẻ, giúp trẻ phát âm chính
xác và nói mạch lạc hơn.
Thỉnh thoảng vào những buổi chiều tôi đã mời phụ huynh đến sớm hơn
giờ đón trẻ để dự các hoạt động của con mình. Ví dụ như đóng kịch, kể chuyện,
đọc thơ…Để phụ huynh hiểu rõ hơn về phương pháp và cách dạy trẻ làm quen với
các tác phẩm văn học. Từ đó về gia đình phụ huynh cũng có thể biết cách rèn và
dạy các cháu làm quen với các tác phẩm văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.


Phụ huynh dự tiết kể chuyện của các cháu

Tôi luôn đề cao vấn đề phổ biến cho phu huynh biết về kế hoạch chăm sóc
giáo dục trẻ ở trường đặc biệt là nội dung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
Tôi đã thường xuyên trao đổi về tình hình học tập của con em họ vào thời điểm
đón và trả trẻ và đề nghị phụ huynh cùng kết hợp với cô giáo giúp trẻ phát âm
chính xác hơn. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh cần dạy các cháu biết lễ
phép, chào hỏi có văn hóa, không nói lời thô tục. Và tôi đã đưa tài liệu về nội
dung lễ giáo, những câu chuyện, bài thơ trong chủ điểm để phụ huynh về nhà đọc
và kể cho trẻ nghe.
Bên cạnh đó tôi đề nghị phụ huynh ủng hộ, giúp đỡ, sưu tầm những loại
tranh chuyện, sách thiếu nhi …có nội dung phù hợp với từng chủ điểm và độ tuổi
của trẻ để xây dựng góc sách . Vào các hoạt động đón trả trẻ,hoạt động góc trẻ có
thể giở sách ra xem và tự 21ang tác các câu chuyện hấp dẫn theo nội dung tranh
và kể cho các bạn cùng nghe. Nhờ đó mà ngôn ngữ của trẻ càng ngày càng phong
phú hơn.

Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên phế liệu để xây
dựng góc mở cho trẻ . VD: Hột hạt, vải, nen, giấy cattong , vỏ hộp sữa chua, vỏ


hộp kem…để trẻ tự thiết kế những hình ảnh, những nhân vật trong các tác phẩm
văn học mà trẻ đã được làm quen.
Tóm lại: Biện pháp phối kết hợp với phụ huynh là một yếu tố hết sức
quan trọng. Nhờ đó mà ngôn ngữ của trẻ càng ngày càng phong phú hơn, trẻ phát
âm chính xác và nói mạch lạc hơn.
Kết luận: Văn học ( truyện, thơ, ca dao,…) không những giúp trẻ mở
mang kiến thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành
mạnh, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ nhận ra cái hay ,cái đẹp trong thiên nhiên, trong
các mối quan hệ mà còn phát triển về vốn từ cho trẻ , giúp trẻ phát âm chính xác
hơn ,nói mạch lạc hơn. Và giúp trẻ biết cách diễn đạt những ý muốn chủ quan của
mình với bạn bè và mọi người xung quanh.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Nhờ thực hiện tốt những biện pháp trên tôi đã thu được một số kết quả sau:
* Đối với cô giáo : Qua một năm áp dụng các biện pháp mà tôi đã đề ra,
tôi thấy mình tự tin hơn khi truyền thụ cho trẻ các tác phẩm văn học. Ngoài ra còn
giúp cho trẻ tự tin hơn khi được làm quen với các tác phẩm văn học, đồng thời còn
giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ khi giao tiếp với mọi người.
* Đối với trẻ : Trẻ rất phấn khởi, hứng thú khi được làm quen với tác
phẩm văn học, trẻ đã biết kể chuyện sáng tạo, biết đóng kịch, nhớ và thuộc nhiều
bài thơ, ca dao,…. Nhờ đó mà vốn từ của trẻ phong phú hơn và diễn đạt các cử chỉ
lời nói mạch lạc hơn. Sau đây là kết quả thực hiện.

STT
1
2


Đầu năm
Số
Tỉ lệ
lượng
Trẻ nói ngọng N và L
29/43 67%
Trẻ nói ngọng dấu 21/43 49%
Nội dung

thanh(?,~)

Kết quả
Cuối năm
Số
Tỉ lệ
lượng
12/43 28%
7/43 16%

Giảm
Số
Tỉ lệ
lượng
17
39%
14
33%


3


Trẻ nói thiếu thành 13/43 30%

4/43

10%

9

20%

4

phần
Lời nói chưa có khả 19/43 44%

5/43

11%

14

33%

năng biểu cảm
* Đối với phụ huynh:
- Phụ huynh rất phấn khởi vì thấy con mình biết kể chuyện, đóng kịch và kể
diễn cảm các bài thơ.
- Hầu hết phụ huynh đã tin tưởng và tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường rất
nhiều.


Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả trên tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi
dạy trẻ phát triển ngôn ngữ qua HĐ kể truyện, đọc thơ:
- Giáo viên phải luôn luôn học hỏi , nghiên cứu tư liệu, tài liệu có liên quan
đến chuyên môn của chính bản thân mình, coi ngôn ngữ là phương tiện để giáo
dục chủ đao khi dạy trẻ.
- Giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn lại , yêu trẻ như con đẻ của mình.
Hướng dẫn động viên trẻ kịp thời, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ.
- Kiến thức cung cấp cho trẻ phải được chọn lọc phù hợp với khả năng nhận
thức của trẻ. Dạy trẻ kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp chia theo
nhóm có nhiều hình thức khác nhau để dạy.
- Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh các đồ dùng, đồ chơi đẹp sáng tạo đảm
bảo tính thẩm mỹ và khoa học nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động.
- Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh trong mọi thời điểm giúp trẻ
hình thành và phát triển ngôn ngữ biểu cảm, diễn đạt trôi chảy, ngắn gọn, phát âm
chính xác tiếng mẹ đẻ.

Khuyến nghị


- Đề nghị phòng GD tạo điều kiện để giáo viên được đi kiến tập và đi thăm
quan nhiều hơn nữa.
- Đề nghị lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc bổ xung
thêm thiết bị, đồ dùng cho môn văn học nói riêng để trẻ có thêm nhiều đồ dùng
cho tiết học.
- Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trường MN Mỹ Hưng thông qua hoạt động
kể chuyện, đọc thơ.”
- Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm

khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, sửa đổi , bổ xung , giúp đỡ và chỉ
đạo của Ban giám hiệu nhà trường góp ý cho đề tài sáng kiến của tôi được hoàn
chỉnh hơn.
Mỹ Hưng, ngày 05 tháng 04 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Sáng

Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNG GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG


MẦM NON MỸ HƯNG
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
……………………………………………………………..
Mỹ Hưng, ngày ….tháng….năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)


×