Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Sinh viên NCKH một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.31 KB, 5 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA

HOẠT

ĐỘNG CHO TRẺ LÀM QUEN

VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Sinh viên: Lê Thị Quý
Lớp: 53A Giáo dục mầm non
Khoa: Giáo dục
Nhóm ngành: Khoa
học giáo dục
1.

Mở đầu:


Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực
đề tài:

Vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ đã được nhiều nhà các nhà khoa học và giáo dục trong và ngoài nước quan
tâm nghiên cứu:

+ Trên thế giới, có các nhà sư phạm tiền bối như Eiti Khêva,
Usinxkin, M.Goocki, A. Puskin...
+ Ở nước ta, có nhiều nhà khoa học và sư phạm như Lưu Thị
Lan, Nguyễn Thị Oanh, Huỳnh Ái Hằng, Nguyễn Xuân Khoa, Phạm
Thị Phú, Lê Thị Ánh Tuyết, Trần Thị Hoàng Yến ..
+ Trong lĩnh vực Giáo dục mầm non, nhiều giáo viên cũng có


nhiều bài sáng kiến kinh nghiệm nói về một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu về một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.


Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:

+ Yêu cầu đổi mới trong Giáo dục mầm non đã xác định quan điểm giáo dục cốt lõi là


“lấy trẻ làm trung tâm”, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực nhằm
giúp trẻ phát huy được khả năng vốn có. Đồng thời giáo viên phải có khả năng đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục và sử dụng các biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và hoạt động ngôn ngữ cho trẻ.
+ Trên thực tế hiện nay, phần lớn giáo viên xác định nhiệm vụ giáo dục trọng tâm của quá trình giáo dục trẻ là phát
triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ có công cụ để giao tiếp và phát triển tư duy, nhận thức. Tuy nhiên, việc chú trọng việc
sử dụng một số biện pháp tích cực nhằm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi chưa quan tâm đúng mức. Trong đó việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học chưa được giáo viên mầm non thực
hiện sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài:

“Một số biện pháp phát triển ngôn

ngữ cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng bậc học Giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu của
sự phát triển xã hội.



Mục tiêu:


Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5– 6 tuổi thông qua hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn khả
năng nghe, hiểu ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự,
chính xác và có hình ảnh.


Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, trao đổi, điều tra, thống kê toán học.



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5– 6 tuổi.
-

Phạm vi nghiên cứu:

Các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

2.

Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu đạt được:



- Nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đề tài.

+ Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng một số biện pháp phát
triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học.
+ Đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
- Kết quả về nghiên cứu lý luận:

Đề tài đã đưa ra được một số vấn đề liên quan:
+ Các khái niệm: biện pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ, hoạt động, hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học.
+ Mục đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của
trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
+ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học.
- Kết quả về điều tra thực trạng:
*

Kết quả điều tra thực trạng:

- Có 6/6 giáo viên (chiếm tỉ lệ 100 %) đồng ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học nhằm giúp trẻ hiểu và diễn đạt được nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm, từ đó giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Có 5/6 giáo viên (chiếm tỉ lệ 83,33 %) nhận thức được việc đề ra mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
- Có 6/6 giáo viên (chiếm tỉ lệ 100%) đồng ý thông qua tác phẩm văn học giúp trẻ phát triển vốn từ và nói
đúng ngữ pháp, phát triển lời nói mạch lạc.
- Đa số giáo viên đều nhận thức được rằng việc biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa và vai trò to lớn trong quá trình tổ chức cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh. Có 3/6 giáo viên (chiếm 50%) lựa chọn phương án: “Rất quan trọng”.


* Đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học:
+ Giải thích
+ Giảng giải
+ Nhắc lại
+ Trò chơi
*Từ đó thiết kế 5 giáo án đại diện cho 5 chủ đề có sử dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6
tuổi thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1.

Kết luận:
+ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn

học là vấn đề có tầm quan trọng nhất định.
+ Phần lớn giáo viên vẫn chưa thực sự nhận thức đúng về biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
+ Giáo viên vẫn còn rụt rè trong việc sử dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ, chưa biết cách lựa chọn
biện pháp phù hợp thông qua hoạt động cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

3.2. Kiến nghị:
+ Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
+ Giáo viên cần mạnh dạn trong việc sử dụng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 - 6 tuổi vào
thực tiễn thiết kế và thực hiện nội dung hoạt động giáo dục.
+ Khuyến khích các giáo viên có các biện pháp luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ 5 - 6 tuổi.
+ Ngành học mầm non cần bổ sung vào chương trình giáo dục các chương trình rèn luyện kỹ năng diễn

đạt cho trẻ theo từng độ tuổi. Các trường mầm non cần quan tâm nhiều hơn về luyện kỹ năng diễn đạt cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động.

4. Tài liệu tham khảo


[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình giáo dục mầm non
mới, ban hành theo thông tư 17/2009/TT BGD-ĐT. NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Xuân Khoa (199), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho
trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
[3]. Phạm Ánh Tuyết (1999), Tâm lý học lứa tuổi mầm non, NXB Đại
học Sư phạm Hà Nội.
[4]. Trần Thị Hoàng Yến (2008), Phương pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ, Trường Đại học Vinh.



×