Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 ngữ văn sở GD và đt yên bái lần 2 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278 KB, 4 trang )

SỞ GD VÀ ĐT YÊN BÁI
_____________

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – LẦN 2
NĂM HỌC 208 – 2019
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích dưới đây:
Có người tìm thấy chính mình trên hành trình vạn dặm, nhưng cũng có người ngộ ra đạo lý khi ngồi
dưới mái nhà của mình, trên chiếc giường quen thuộc của mình. Ai cũng có quyền lựa chọn cách sống
riêng, miễn là không phương hại đến người khác. Đừng vì người ta khác mình mà dè bỉu gièm pha, đừng
vì họ khác mình mà ghét họ. Đừng cho những người ở nhà là buồn chán cổ hủ, cũng đừng lên án kẻ lang
thang là sống vô ích vô tâm. Có lẽ cách sống phù hợp nhất là làm tốt việc của bản thân và ngừng xen vào
chuyện người khác.
Nhưng lẽ đời, nói thường dễ hơn làm. Khác biệt thường gây ra xung đột. Tác giả “Chuyện con mèo
dạy hải âu bay” có viết: “Thật dễ dàng và chấp nhận yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu
thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. Tôi thực chỉ ước có một nơi nào đó trên thế giới nơi những
suy nghĩ tự do, độc đáo được khuyến khích, nơi những khác biệt chung sống cùng nhau, hòa thuận, an
nhiên.
(Trích Ta ba lô trên đất Á, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn)
Thực hiện các yêu cầu;


Câu 1: Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên
Câu 2: Nhận biết
Theo tác giả trong những hoàn cảnh nào con người có thể tìm thấy chính mình?
Câu 3: Thông hiểu

Câu 4: Thông hiểu


Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Có lẽ cách sống phù hợp nhất là làm tốt việc của bản thân và ngừng xen
vào chuyện người khác.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy
nghĩ về vấn đề yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn.
Câu 2: Vận dụng cao
Trong tùy bút Người lái đò sông Đà nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả song Đà:
“Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trê sông bỗng có những cái hút nước giống như cái
giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.
Trên mặt cái hút xoay tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần
những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông ấy, y như là ô tô sang số
nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”
Và:
“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây
Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”
(Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Phân tích hình tượng Sông Đà trong hai đoạn trích trên, từ đó nhận xét về sự độc đáo trong cách miêu tả
thiên nhiên của Nguyễn Tuân.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức: Nghị luận
Câu 2.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:


Câu 4.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Thí sinh có thể đồng tình, phản đối hoặc đồng tình một phần. Cần có phân tích, lí giải hợp lí
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
* Giới thiệu vấn đề: Yêu thương ai đó thực sự rất khó khăn.
* Bàn luận vấn đề
- Vì sao yêu thương người khác mình rất khó khăn
+ Bản thân mỗi con người luôn dễ dàng yêu thương những thứ giống mình, đồng điệu với mình bởi nó dễ
dàng thấu hiểu và chấp nhận
+ Đối với những thứ xa lạ, trái ngược với “mình” con người ta thường có xu hướng né tránh, không thích
ứng.

- Chúng ta cần chấp nhận sự khác biệt và có biện pháp xây dựng những phẩm chất tốt đẹp để chung sống
hòa thuận với cộng đồng
- Liên hệ bản thân
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
2. Phân tích
* Hình tượng sông Đà trong đoạn trích thức nhất
- Vị trí: đoạn văn miêu tả sông Đà ở quãng Mường Vút với những cái hút nước khủng khiếp: Đây là một
trong những đoạn dữ dội, nguy hiểm nhất của sông Đà.
- Nội dung:
+ Diện mạo sống động: như cái giếng bê tong, như cửa cống cái bị sặc, lừ lừ những cánh quạ đàn.
+ Sức mạnh khủng khiếp: nước thở và kêu… xoay tít đáy… quay lừ lừ.
+ Sông Đà quãng này là nỗi sợ hãi với bất cứ người lái đò nào đi qua: Không thuyền nào dám men
gần…chèo nhanh để lướt quãng song… y như là ô tô sang số
- Nghệ thuật: biện pháp so sánh, nhân hóa, câu văn giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, lien tưởng độc đáo
* Hình tượng con sông Đà đoạn trích hai
- Vị trí: sông Đà tả trữ tình, mơ mộng thông qua dáng vẻ mềm mại của nó nhìn từ trên cao
- Nội dung:


+ Dòng chảy mềm mại, uyển chuyển, ẩn hiện như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc.
+ Vẻ đẹp của dòng song hòa quyện với những nét đặc trưng của thiên nhiên Tây Bắc
- Nghệ thuật: câu văn giàu chất họa, chất nhạc, vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật
* Nhận xét
- Độc đáo trong cách khám phá: tác giả là nhà văn của những tính cách độc đáo. Ông đã tìm thấy ở song
Đà cảm hứng mãnh liệt bởi đó không phải là một dòng song vô tri, vô giác mà là một sinh thể có linh hồn,
tính cách, thậm chí đối lập nhau, vừa hung bạo, vừa trữ tình.
- Độc đáo trong cách thể hiện: ngôn từ giàu hình ảnh, câu văn giàu nhịp điệu, vận dụng linh hoạt các biện

pháp nghệ thuật, trường lien tưởng độc đáo….
=> Cách khám phá, miêu tả chính là nét tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.



×