SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
THPT CHUYÊN SƯ PHẠM
ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: NGỮ VĂN 12
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Anh/chị hãy đọc văn bản sau đây rồi trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
“Có một chiếc đồng hồ điện ở Versailles, Paris, được làm từ 1746 mà đến nay vẫn tiện dụng và
hợp thời, đúng nửa đêm 31/12/1999, nó đã gióng chuông và chuyển con số 1 (đeo đuổi trên hai trăm
năm) thành con số 2, kèm theo ba số không. Và, “theo tính toán hiện nay, chiếc đồng hồ này còn
tiếp tục báo năm báo tháng báo giờ… nghiêm chỉnh thêm năm trăm năm nữa”.
Sở dĩ người xưa làm được việc đó, vì họ luôn luôn hướng về một cái gì trường tồn. Duy cái
điều có người liên hệ thêm “còn ngày nay, người ta chỉ chăm chăm xây dựng một tòa nhà dùng độ
20 năm rồi lại phá ra làm cái mới” thì cần dừng lại kỹ hơn một chút.
Nếu người ta nói ở đây là chung cho con người thế kỷ XX thì nói thế là đủ. Một đặc điểm của
kiểu tư duy hiện đại là nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc
hậu. Nhưng cái gì có thể trường tồn được thì họ vẫn làm theo kiểu trường tồn. Chính việc sẵn
sàng chấp nhận mọi thay đổi chứng tỏ sự tính xa của họ.
Riêng ở ta, phải nói thêm: trong tình trạng kém phát triển của khoa học và công nghệ một số người
cũng thích nói tới hiện đại. Nhưng trong phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo
mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.
Không phải những người tuyên bố “hãy làm đi, đừng nghĩ ngợi gì nhiều, bác bỏ sự nghĩ hoàn
toàn. Có điều ở đây, bộ máy suy nghĩ bị đặt trong tình trạng tự phát, người trong cuộc như tự cho
phép mình “được đến đâu hay đến đấy” “không cần xem xét và đối chiếu với mục tiêu lâu dài rồi
tính toán cho mệt óc, chỉ cần có những giải pháp tạm thời, cốt đạt được những kết quả rõ rệt ai cũng
trông thấy là đủ”. Bấy nhiêu yếu tố gộp lại làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của lối suy nghĩ thiển cận,
vụ lợi và người ta cứ tự nhiên mà sa vào đó lúc nào không biết”
(Vương Trí Nhàn – Nhân nào quả ấy, NXB Phụ nữ, 2005, tr.93 – 94)
Câu 1. Nhận biết
Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống
như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vận dụng cao
Hãy viết một đoạn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về bệnh “thiển cận và vụ lợi”
trong học tập của học sinh hiện nay.
Câu 2 (5 điểm). Vận dụng cao
Phân tích và chỉ ra sự khác biệt trong những câu thơ sau đây:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Quang Dũng – Tây Tiến – SGK Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
“Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”
(Tố Hữu – Việt Bắc – SGK Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
--------------------------------------Hết----------------------------------Lưu ý: - Không sử dụng tài liệu
- Giám thị không cần giải thích gì thêm
( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)
Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Người xưa luôn hướng về sự trường tồn
Câu 2.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
“Kiểu tư duy hiện đại” của “con người thế kỉ XX” là: “nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng
mọi thứ nhanh chóng lạc hậu”.
Câu 3.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “nói tới hiện đại” vì “phần lớn trường hợp
đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi”.
Câu 4.
Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp
Cách giải:
Sự khác biệt:
- Thói thiển cận là suy nghĩ và hành động nông cạn, chỉ nhìn thấy cái gần, cái trước mắt, không biết
nhìn xa, trông rộng.
- Đầu óc thực tế là kiểu tư duy coi trọng những gì thiết thực, hữu ích.
- Như vậy, hai cách nghĩ và làm có trên có quan điểm gần nhau những khác biệt là khó rõ, nên biết
thực tế những không nên sa vào thiển cận.
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1.
Phương pháp:phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giải thích
- Thói thiển cận là suy nghĩ và hành động nông cạn, chỉ nhìn thấy cái gần, cái trước mắt, không biết
nhìn xa, trông rộng.
- Vụ lợi: tham lam, chỉ biết vơ lợi ích cho mình.
=> Lối sống tiêu cực ngày càng phổ biến trong học sinh
2. Bàn luận
- Thiển cận và vụ lợi trong học tập của HS hiện nay là thực tế với nhiều biểu hiện: chỉ học những
môn để thi, tìm mọi cách để có điểm cao, chỉ học những gì có lợi cho mục đích ngắn hạn của mình.
- Hậu quả: học lệch, tính cách ích kỉ, cách học ấy sẽ dẫn đến lệch lạc trong lối sống ở tương lai.
3. Mở rộng và liên hệ bản thân
- Cần phải thay đổi căn
Câu 2.
Phương pháp:phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Yêu cầu chung:
Thấy được điểm chung và nét riêng trong mỗi nhà thơ.
- Từ đó chỉ ra tài năng và tư duy của họ, phần nào thấy được đóng góp của mỗi nhà văn cho văn học
giai đoạn 1945 – 1975.
Yêu cầu cụ thể:
1. Quang Dũng và đoạn thơ
1.1 Khái quát
- Về tác giả: nhà thơ tài hoa, lãng tử, từng là thành viên của binh đoàn Tây Tiến
- Về tác phẩm: sáng tác khi nhà thơ đã rời xa đơn vị, có tên là “Nhớ Tây Tiến” sau đổi thành “Tây
Tiến”
- Đoạn thơ nằm ở khổ thơ thứ hai, khổ thơ tập trung thể hiện chất nghệ sĩ trong những người chiến
sĩ.
+ “Dáng người trên độc mộc” phải chăng đó là dáng hình mềm mại, uyển chuyển của thiếu nữ sơn
cước trên chiếc thuyền độc mộc trên dòng sông Mã, tạo nên chất thơ làm tiêu tan vẻ dữ dội của
“dòng nước lũ” hung hãn
+ Như để hoà hợp với con người, những bông hoa rừng cũng đong đưa làm duyên trên dòng nước
xiết. “Hoa đong đưa” là một hình ảnh lạ, hoa lá vô tri như được thổi hồn vào, gợi ra ánh mắt lúng
liếng tình tứ của những cô gái vùng núi xinh đẹp trẻ trung
+ Dường như trong khổ thơ nào của bài thơ cũng thấp thoáng bóng dáng người đẹp như vậy:
- Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
- Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
- Mai Châu mùa em thơm nếp xôi (đoạn 1)
- Kìa em xiêm áo tự bao giờ
- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (đoạn 3)
→ Hình ảnh người đẹp thấp thoáng trong các khổ thơ đã điểm cho kí ức Tây Tiến chút lãng mạn,
mơ mộng, khiến cho câu chữ trở nên mềm mại hơn và lòng người cũng nhẹ nhàng hơn…
- Những từ có thấy, có nhớ là những lời tự hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến khi đã cách
xa với Tây Tiến cả về không gian và thời gian…
2. Tố Hữu và đoạn thơ
2.1 Khái quát
- Tố Hữu: nhà thơ cách mạng, khuynh hướng trữ tình chính trị.
- Bài thơ “Việt Bắc” ra đời gắn với chuỗi sự kiện lịch sử trọng đại.
- Đoạn thơ thuộc phần một của bài thơ, là lời của người ra đi với những kỉ niệm, bày tỏ long biết ơn
với ân tình của nhân dân và mảnh đất chiến khu.
2.2 Phân tích cụ thể.
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Câu thơ “Ta với mình/mình với ta" ngắt nhịp 3/3, cặp đại từ mình - ta lặp lại xoắn xuýt để thể hiện
sự quấn quýt, gắn bó, không thể chia cắt. Câu thơ tiếp theo với nhịp ngắt 2/2/2/2 chắc khỏe là lời
khẳng định chắc chắn “lòng ta- sau trước- mặn mà- đinh ninh”. Tiếp đó, “Mình đi mình lại nhớ
mình” là sự láy lại, là câu trả lời cho sự băn khoăn của người ở lại trong khổ thơ trên “mình đi mình
có nhớ mình”. Và để cụ thể cho nỗi nhớ ấy tác giả mượn cách so sánh, cách đo đếm đậm màu sắc
dân gian: “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.
* Tái hiện hình ảnh Việt Bắc trong hồi tưởng:
- Nhớ cảnh Việt Bắc thanh bình:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.
+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng
sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ rất riêng của miền rừng núi
3. So sánh
3.1 Điểm gặp gỡ
Cả hai doạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ và đằng sau ấy là ân tình của chiến sĩ giành cho đồng bào,
mảnh đất họ từng gắn bó, yêu thương.
3.2 Điểm khác biệt
- Đoạn thơ của Quang Dũng được viết bởi bút pháp trữ tình, lãng mạn, tài hoa, giàu chất nhạc, họa.
Vẻ đẹp của người lính tri thức Hà thành biết trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên và con người là đóng
góp riêng, hiếm có.
Đoạn thơ của Tố Hữu gắn với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Lời thơ giàu bản sắc
dân tộc, mộc mạc, giản dị, gần gũi với đời sống, văn học dân gian. Nhà thơ tôn vinh tình cảm cách
mạng, những tình cảm lớn lao, thiêng liêng.
- Hai đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung góp phần làm phong phú cho nền thơ ca kháng chiến.