Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

đồ án DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC ĐIỆN BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
TRUNG TÂM TIN HỌC

DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC
ĐIỆN BIÊN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phước Toàn
Khóa: K44
Ngành/ chuyên ngành: Quản lý đất đai

Tp.HCM, tháng 10 năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
TRUNG TÂM TIN HỌC.

DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC
ĐIỆN BIÊN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phước Toàn
Khóa: K44
Ngành/ chuyên ngành: Quản lý đất đai

Tp.HCM, tháng 10 năm 2018
2


PHẦN MỞ ĐẦU
Tạm thời gác lại bộn bề của cuộc sống lo toan hằng ngày. Tạm biệt thành phố sôi
động và nhộn nhịp, ta tìm với với thiên nhiên cây cỏ. Nơi gắn liền với những cảnh
đẹp của thiên nhiên, với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Điện Biên


sẽ là 1 điểm du lịch văn hóa và ẩm thực đáng để chúng ta lựa chọn để đồng hành
cùng bạn bè, người thân trong kì nghỉ sắp tới.

Hình 0. 1: Vùng đất Điện Biên

3


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường và Trung tâm tin học đã tạo điều kiện cho em
có cơ hội làm đồ án để tích luỹ thêm kinh nghiệm. Em cũng xin cám ơn thầy Trần
Minh Hảo đã hướng dẫn cho em trong quá trình làm đồ án. Trong quá trình làm đồ
án nếu còn sai sót em mong thầy cô sẽ thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


NHẬN XÉT
(Của giảng viên hướng dẫn)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Ngày … tháng ... năm 2018 (Ký tên)

MỤC LỤ


5


DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC........................................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................iii
NHẬN XÉT...........................................................................................................................................iv
MỤC LỤC..............................................................................................................................................v
MỤC LỤC HÌNH..................................................................................................................................v
CHƯƠNG 1: DU LỊCH........................................................................................................................1
1.1 Tượng Đài chiến thắng Điện Biên.............................................................................................1
1.2 Đồi A1...........................................................................................................................................2
1.3 Cánh đồng Mường Thanh.........................................................................................................4
1.4 Bản Ten........................................................................................................................................6
1.5 Bản Phiêng Lơi............................................................................................................................7
1.6 Hồ Pá Khoang..............................................................................................................................8
CHƯƠNG 2: ẨM THỰC...................................................................................................................10
2.1 Chéo (chẩm chéo )....................................................................................................................11
2.2 Sâu chít Điện Biên....................................................................................................................12
2.3 Xôi Nếp Nương..........................................................................................................................12
2.4 Thịt Trâu Gác Bếp....................................................................................................................13
2.5 Pa Pỉnh (Cá Nướng )................................................................................................................14
2.6 Bánh Dày....................................................................................................................................15
2.7 Gà Nướng Mắc Khén...............................................................................................................15
2.8 Gà Đen Tủa Chùa.....................................................................................................................16
2.9 Xôi Chim Mường Thanh.........................................................................................................17
2.10 Bánh Khẩu Sén.......................................................................................................................18
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................21

6


7


Nguyễn Phước Toàn

DU LỊCH VĂN HÓA ẨM THỰC ĐIỆN BIÊN

MỤC LỤC HÌ
Hình 1. 1: Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên.....................................................................2
Hình 1. 2: Toàn cảnh đồi A1................................................................................................................3
Hình 1. 3: Đồi A1 chiến công còn vang mãi.......................................................................................3
Hình 1. 4: Cánh đồng Mường Thanh.................................................................................................5
Hình 1. 5: Mường Thanh mùa gặt lúa................................................................................................5
Hình 1. 6: Khung cảnh ở Ma Thiên Lãnh..........................................................................................6
Hình 1. 7: Thác nước Phiêng Lơi........................................................................................................8
Hình 1. 8: Phong cảnh hữu tình Long Điền Sơn...............................................................................9

Y
Hình 2. 1: Chéo và các loại nguyên liệu...........................................................................................11
Hình 2. 2: Sâu chít ở Điện Biên.........................................................................................................12
Hình 2. 3: Xôi Nếp Nương................................................................................................................13
Hình 2. 4: Thịt trâu gác bếp..............................................................................................................14
Hình 2. 5: Cá nướng trên than hồng rực lửa...................................................................................14
Hình 2. 6: Bánh dày Điện Biên..........................................................................................................15
Hình 2. 7: Gà Nướng ngay trong buôn làng....................................................................................16
Hình 2. 8: Gà nướng Tủa Chùa có hàm lượng dinh dưỡng cao....................................................17
Hình 2. 9: Xôi được ăn kèm với thịt chim........................................................................................17

Hình 2. 10: Bánh Khẩu Sén...............................................................................................................19


CHƯƠNG 1: DU LỊCH

Cùng Phượt – Gắn liền với trận chiến Điện Biên Phủ đánh thắng Pháp năm 1954,
Điện Biên ngày nay đã trở thành một địa điểm du lịch được yêu thích đối với du
khách khắp mọi miền Tổ quốc. Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với
21 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng,
điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H’Mông. Bên cạnh đó Điện Biên có nhiều hang
động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên
nhiên phong phú như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm
(Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá
Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ… Các địa điểm du lịch ở Điện Biên rất đa dạng về
hình thức, từ các di tích lịch sử đến du lịch cộng đồng, từ các hình thức du lịch nghỉ
dưỡng cho đến du lịch khám phá trekking (Cực Tây A Pa Chải) nên phù hợp với
nhiều nhóm du khác, các bạn trẻ cũng như người trung niên.

1.1 Tượng Đài Chiến Thắng Điện Biên
Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào
nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có
chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau, trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng
lượng 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6m kết cấu bêtông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ
nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau. Do nhà điêu khắc Nguyễn Hải –
người từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh thiết kế trên cơ sở tượng Điện Biên
Phủ của ông trong thập niên 60 (1960 – 1965).
Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được đặt trên đồi D1 nằm ở vị trí trung tâm
thành phố Điện Biên Phủ – tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp cùng việc thực hiện một kế hoạch khảo sát, Viện Quy hoạch



Đô thị – Nông thôn (Bộ Xây dựng) đã đề xuất chọn địa điểm đồi D1. Nằm ở vị trí
trung tâm khu di tích, cao khoảng 50m so với cánh đồng Mường Thanh, đây là địa
điểm mà cả khu vực thị xã đều nhìn thấy …
Ngày 23 tháng 2 năm 2004 tượng đài “Chiến thắng Điện Biên” được chia thành 12
phần đã được 11 chiếc xe rơmooc siêu nặng vận chuyển từ Nam Định đưa về thành
phố Điện Biên.

Hình 1. 1: Quần Thể tượng đài chiến thằng Điện Biên Phủ

1.2 Đồi A1
Đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, là
cứ điểm quan trọng bậc nhất trong tập đoàn cứ điểm của thực dân Pháp ở Điện Biên
Phủ. Đồi A1 nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc
cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. A1 là ký hiệu mà quân đội Việt Nam đặt
cho quả đồi. Sáng ngày 7/5/1954 quân đội Việt Nam đã chiếm được đồi A1.


Hình 1. 2: Toàn Cảnh Đồi A1

Hiện nay, trên đỉnh Tây Bắc của đồi A1 có đài kỷ niệm được xây theo kiểu “Tam
sơn”, ở giữa cao, hai bên thấp và đều có hình mái đầu đạo. Phía trước là lư hương, ở
giữa là tấm bia, phù hiệu Quốc kỳ, sao vàng nền tròn đỏ, xung quanh là vòng tương
hoa.
Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn được Quan Ba
Hécvuê đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để phản kích quân đội Việt Nam. Một di
tích quan trọng nữa là cái hố hình phễu to bằng cái “ao đình” cạn. Đó là dấu tích trận
nổ khối bộc phá nghìn cân của quân ta mà chiến sĩ ta thường gọi “đào hầm để trị
hầm”, trị cả hầm, cả lô cốt cố thủ của giặc.



Hình 1. 3: Đồi A1 chiến công còn vang mãi
Tòa thánh Tây Ninh tên đầy đủ vốn là Tòa thánh Cao Đài, bởi đây là nơi của đạo
Cao Đài ra đời từ năm 1926. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn, đạo còn thờ các vị như
Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm.
Trong Tòa Thánh có nhiều biểu tượng ẩn chứa những ý nghĩa đặc biệt. Mỗi người,
tùy theo dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ tâm linh, khi quan sát tòa thánh sẽ tự
mình khám phá ra những ý nghĩa này. Một số biểu tượng dễ nhìn thấy nhất và cũng
dễ hiểu nhất như: tượng Ông Thiện và Ông Ác, tượng Hộ Pháp…Ngoài ra, trong
khuôn viên Tòa thánh còn có đền thờ Phật mẫu, vườn cây cảnh, rừng thiên nhiên…
được xây dựng kết hợp khá đẹp mắt.

1.3 Cánh Đồng Mường Thanh
Từ lâu, câu truyền khẩu “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đã ăn sâu trong
tiềm thức của mỗi người dân Tây Bắc với ngụ ý xếp hạng các cánh đồng. So với
cánh đồng Mường Lò, Yên Bái; cánh đồng Mường Than, Lai Châu, cánh đồng
Mường Tấc, Sơn La, cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên được đánh giá là rộng lớn
nhất. Nằm trên độ cao hơn 400 m so với mặt nước biển, cánh đồng Mường Thanh
trải dài hơn 20 km với chiều rộng trung bình 6 km.
Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh được ví như một “cái
kho” khổng lồ chứa đầy ngô lúa. Từ cuối tháng 9, lúa mùa khu vực lòng chảo
Mường Thanh bắt đầu chín rộ, khiến du khách ghé thăm ngỡ như đi giữa mùa vàng.
Một cảm giác thân thuộc của cánh đồng quê Bắc Bộ trải dài ngút mắt, nhưng vẻ đẹp
kiêu hùng của cánh đồng lúa bốn bề núi bọc cũng chẳng hề xen lẫn.


Hình 1. 4: Cánh đồng Mường Thanh

Hình 1.5: Mường Thanh Mùa Gặt Lúa
Không chỉ nổi tiếng về diện tích mênh mông, với điều kiện thâm canh thuận lợi,

cánh đồng Mường Thanh còn mang đến cho đời những hạt ngọc thơm ngon đặc biệt
với thương hiệu gạo Điện Biên nổi tiếng. Hạt gạo nhỏ, có hương thơm tự nhiên, khi
nấu cơm trắng, dẻo ngọt và có vị đậm đà. Hạt gạo từ cánh đồng Mường Thanh đã
mang đến vẻ đẹp trù phú cho vùng đất Điện Biên vốn vang danh với những chiến
công hiển hách.
Nói đến cánh đồng “Nhất Thanh” không thể không nhắc đến dòng sông Nậm Rốm
đầy ắp phù sa, bồi đắp ngày ngày. Từ góc độ nào, sông Nậm Rốm cũng hiện ra như
một nét vẽ xanh biếc giữa bức tranh lúa đồng rộng lớn. Hai bên bờ cây cối xanh
mướt, điểm tô những chùm hoa chuối sắc đỏ lung linh, nghiêng mình soi bóng. Bắc
qua sông Nậm Rốm là cầu Mường Thanh yên bình và thơ mộng. Hiện cầu chỉ dành


cho xe đạp, xe máy và người đi bộ, nhiều người đến đây để tìm về quá khứ oanh liệt
một thời.

1.4 Bản Ten

Hình 1.6: Khung cảnh ở Ma Thiên Lãnh.
Bản Ten nằm cách thành phố Điện Biên chừng 2 km, có chừng gần 100 hộ dân với
vài trăm người.Nghề chính của người dân ở đây là trồng lúa và chăn nuôi, nhưng
dịch vụ du lịch đang dần trở thành nguồn thu nhập ổn định cho bà con, mặc dù chưa
cao.Trong số 20 bản của toàn tỉnh Điện Biên có đội văn nghệ không chuyên, thì đội
văn nghệ của bản Ten thu hút nhiều khách du lịch và cũng đắt hàng nhất. Những bài
hát dân ca Thái như Xòe thương nhau, Người đẹp Mường Ten, Điệu xòe có tự bao
giờ, các điệu khèn lá, khèn bè, độc tấu khèn; những điệu xòe, múa sạp do các diễn
viên “cây nhà lá vườn” trình diễn luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách.

1.5 Bản Phiêng Lơi



Nằm cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ khoảng 7km về phía bắc, bản Phiêng Lơi
(xã Thanh Minh, TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) là nơi cư trú của 220 đồng bào
dân tộc Thái.
Bản Phiêng Lơi có tổng diện tích tự nhiên là 112,4ha. Theo tiếng địa phương,
“phiêng” nghĩa là nơi bằng phẳng, còn “lơi” là cách nói chệch đi của từ đời. Cái tên
Phiêng Lơi đã nói lên mong ước định cư lâu dài của người dân khi đến vùng đất này
dựng nhà, lập bản.
Cũng giống như nhiều bản người Thái khác ở Điện Biên, dân bản Phiêng Lơi làm
nhà sàn hướng mặt ra sông, suối, cánh đồng. Nhìn từ xa, bản Phiêng Lơi giống như
một bức tranh thủy mặc với những nếp nhà sàn truyền thống nằm san sát nhau bên
dòng Nậm Rốm hiền hòa chảy suốt ngày đêm; bao quanh là núi rừng hùng vĩ trùng
trùng, điệp điệp.

Hình 1.7:Thác Nước Phiêng Lơi
Từ xưa đến nay, người Thái ở Phiêng Lơi vẫn sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa
nước, đan lát và dệt thêu thổ cẩm truyền thống. Những năm qua, nhờ định hướng
của tỉnh Điện Biên, bản Phiêng Lơi đã bắt đầu phát triển loại hình du lịch cộng đồng
để đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan. Đến nay, cả bản đã có 30 hộ dân tham
gia loại hình du lịch cộng đồng, trong đó 15 người đã được tập huấn nâng cao nhận


thức về loại hình du lịch này. Hình thức du lịch cộng đồng ở bản Phiêng Lơi không
những góp phần nâng cao đời sống cho dân bản mà còn bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống như: văn nghệ dân gian, văn hóa ẩm thực, lễ hội, nghề thủ
công…

1.6 Hồ Pá Khoang
Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên,
cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nằm kề quốc lộ 279, nối thành phố Điện
Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng.


Hình 1.8: Phong cảnh hữu tình Long Điền Sơn.
Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây
trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo,
thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè
không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu. Trong khu vực
lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc còn giữ được các phong
tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có… Nếu có dịp đến với Điện


Biên, hãy dành chút thời gian ghé thăm hồ Pá Khoang để cùng hòa mình vào thiên
nhiên.

CHƯƠNG 2: ẨM THỰC


Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ sinh thái đa dạng, thực vật phong phú đã tạo
nên nền ẩm thực miền Tây Bắc vô cùng đa dạng và phong phú hứa hẹn sẽ mang lại 1
trải nghiệm về ẩm thực độc đáo và rất khó quên đối với thực khách. Chẳm chéo, bắp
cải cuốn nhót xanh, sâu chít, pa pỉnh, măng đắng, rau hoa ban, gạo tám… là những
món ngon Điện Biên không lẫn vào đâu được.

2.1 Chéo ( chẩm chéo ).
Đây là tên một loại gia vị trở thành huyền thoại vùng Tây Bắc, là món ngon Điện
Biên nổi tiếng. Chéo làm từ loại quả của cây mắc khén. Mắc khén là một loài cây


dại thuộc họ hồi, có tinh dầu, khi đơm trái sẽ kết thành những chùm quả nhỏ li ti, tỏa
hương thơm dịu.


Hình 2. 1: Chéo và các loại nguyên liệu
Người ta ví chéo như muối vừng của người Kinh. Dù khác nhau về nguyên liệu,
nhưng ngay cách làm cũng có nhiều điểm tương đồng.
Quả mắc khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng rồi được giã mịn trộn chung với ớt
khô bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tàu xắt nhỏ rang khô, (cũng được giã
thành bột mịn) và sả.
Chéo thơm hăng hắc chứ không dễ chịu nhưng chính điều đó mới mang nét núi rừng
khiến người ta đắm đuối. Chéo được dùng làm “nước chấm” cho các món: xôi nếp
nương, bắp cải cuốn nhót xanh, thịt thú rừng… Ngoài ra còn được dùng để nướng
cá… Mỗi món đều cho ra hương vị đặc biệt.

2.2 Sâu chít Điện Biên Phủ.


Hình 2. 2: Sâu Chít ở Điện Biên
Đây là loại sâu nằm trong thân cây Chít. Thân cây nào có sâu thì không thể ra hoa.
Người đồng bào bắt sâu bằng cách chẻ đôi thân cây chít ra, sâu chít có đặc điểm là
trắng sữa, căng mọng, rất ngon lành, sau đó đem về thả trong chậu rượu nhạt, loại
rượu này sẽ giúp cho sâu không bị biến đổi, sau đó được ngâm làm rượu hoặc cũng
có thể đem nấu cháo. Đây là món rất nổi tiếng và được tiêu thụ rất mạnh ở vùng
xuôi bởi hàm lượng dinh dưỡng trong sâu rất cao, rất tốt cho sức khỏe, và lại rất
ngon.

2.3 Xôi Nếp Nương
Nói đến Điện Biên, người ta nghĩ ngay đến nếp nương với những hạt nếp căng tròn,
mềm dẻo. Cách đồ xôi nếp nương khá công phu, gạo nếp phải được ngâm trong
nhiều giờ liền khi đồ xôi mới không bị sượng. Xôi phải được đồ trong chõ gỗ đặc
biệt của dân tộc, chín bằng hơi, mềm dẻo chứ không dính tay, qua hai lần đồ mới
dẻo thơm. Sau khi đồ lần thứ nhất, người ta đổ ra rá rồi lấy đũa trải ra cho đều, để
một lúc sau lại cho vào chõ và tiếp tục đồ cho đến khi xôi chín đều.



Hình 2. 3: Xôi Nếp Nương.

2.4 Thịt Trâu Gác Bếp.
Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng Điện Biên của đồng bào dân tộc
nơi đây. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc
nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô
băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên
than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều.

Hình 2. 4: Thịt trâu gác bếp
Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người
ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm
đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.


2.5 Pa Pỉnh ( Cá Nướng )
Với sự pha trộn khéo léo và kết hợp giữa các loại gia vị độc đáo, món cá nướng là
món ăn mang đậm hương vị Tây Bắc. Để làm món cá nướng, người ta dùng các loại
cá như cá chép, trôi, mè trắm, khoảng hơn 1kg được mổ ở dọc phía lưng, rồi rửa
sạch để ráo nước, xoa một ít muối rang vào bên trong cá để thêm đậm đà. Hỗn hợp
để tẩm ướp gồm mắc khén, ớt tươi nghiền nát, hành tươi, rau thơm, rau mùi thái
nhỏ...trộn đều rồi nhồi vào bụng cá. Sau đó, cá được gập đôi lại rồi dùng nẹp tre nẹp
cá nướng lên than hồng.

Hình 2. 5: Cá Nướng trên than hồng rực lửa
Khi cá chín vàng, con cá được gỡ ra phải nguyên vẹn, không vỡ nát, dậy mùi gia vị
bên trong, khi ăn cảm nhận được vị ngọt béo của cá, vị cay của ớt, mắc khén, màu
xanh của hành, rau thơm lẫn màu vàng của thịt da cá trông rất hấp dẫn.


2.6 Bánh Dày


Hình 2. 6: Bánh Dày Điện Biên.
Bánh dày - đặc sản Điện Biên - là một loại bánh không thể thiếu trong trong ngày tết
của người Mông.
Cũng từ nếp nương, các công đoạn làm bánh yêu cầu phải làm thủ công nên rất mất
thời gian. Nếp sau khi đồ là hương tỏa khắp buôn bản. Sau đó, phải dùng tay giã
nhuyễn rồi mới gói bằng lá dong rừng.
Bánh dày có thể để được rất lâu, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh đầu xuân. Bánh
dày này có thể ăn cùng với chả, giò, hay chỉ nướng trên than hồng hoặc chấm với
chút mật ong rừng đều mang vị khó quên

2.7 Gà Nướng Mắc Khén
Gà nướng mắc khén là món ăn rất nổi tiếng của người Thái ở vùng Tây Bắc, trong
đó có Điện Biên. Lựa chọn than củi giữ nhiệt không để nguội và lửa cháy quá to,
không phết thêm mỡ vào thịt gà như cách nướng thông thường. Nướng từ từ thong
thả. Lúc nướng để cho mỡ gà chảy ra tự nhiên sao cho da và thịt sát lại. Khi nướng
cần lưu ý, thịt gà chín săn lại mới phết nước gia vị mắc khén. Gặp hơi nóng, mắc
khén tỏa ra hương thơm ngào ngạt.


Gà nướng mắc khén có da vàng, thịt thơm, vị ngọt, đậm mùi mắc khén, xả, gừng, ớt.
Khi chế biến, chọn gà ngon làm sạch sau đó đem nướng.

Hình 2. 7: Gà Nướng Ngay Trong Buôn Làng

2.8 Gà Đen Tủa Chùa
Đây là giống gà xương đen đặc hữu của đồng bào Hmong, tiếng Hmong gọi là Ka

Đu. Trải qua hàng ngàn năm với cuộc sống du canh du cư, song Ka Đu vẫn được lưu
giữ qua bao thế hệ bởi người Hmong coi Ka Du là 1 tài sản quí, luôn có mặt trong
danh mục tài sản thừa kế cho tặng, dựng vợ gả chồng.
Ka Đu có mắt viền đen, da đen, vân thịt đen, phủ tạng đen, xương cũng nhuốm đen.
Thịt gà Ka Đu rất săn chắc, thơm ngon. Đặc biệt thịt có hàm lượng glutamic và sắt
cao gấp 2 lần so với gà bình thường và hàm lượng colesteron thấp. Đồng bào dân
tộc thiểu số thường nấu cháo thịt Ka Đu bồi dưỡng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và
cho con bú và dùng xương Ka Đu để ngâm rượu hoặc nấu cao sử dụng cho người
già, người ốm yếu, chân tay run.


Hình 2. 8: Gà Đen Tủa Chùa có hàm lượng dinh dưỡng cao

2.9 Xôi chim Mường Thanh

Hình 2. 9: Xôi được ăn kèm với thịt chim.
Nếu lên Điện Biên vào dịp Tết Mường Thanh bạn sẽ được thưởng thức món xôi
chim, một món ăn ngon của người dân nơi đây. Xôi chim được bày trên mâm bằng
một cái ếp tre mộc mạc, có nắp đậy để giữ cho xôi luôn ấm và mềm. Xôi chim đặc
biệt dẻo thơm nhờ hạt nếp nương sau hai lần đồ bằng chõ gỗ và béo ngọt nhờ vị thịt
chim câu mới ra ràng tao thơm. Hương vị xôi chim sẽ hoàn chỉnh khi được rắc thêm
tép hành khô chiên vàng.


×