Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu một số cấu trúc cộng hưởng mới để thiết kế các bộ lọc siêu cao tần dựa trên công nghệ vi dải.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ

NGUYỄN ĐỨC UYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CẤU TRÚC CỘNG HƯỞNG MỚI
ĐỂ THIẾT KẾ CÁC BỘ LỌC SIÊU CAO TẦN
DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ VI DẢI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUÂN SỰ

NGUYỄN ĐỨC UYÊN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CẤU TRÚC CỘNG HƯỞNG MỚI
ĐỂ THIẾT KẾ CÁC BỘ LỌC SIÊU CAO TẦN
DỰA TRÊN CÔNG NGHỆ VI DẢI

Chuyên ngành:
Mã số:



Kỹ thuật điện tử
9 52 02 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Đỗ Quốc Trinh
2. PGS. TS Lê Vĩnh Hà

HÀ NỘI – NĂM 2019


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung, số liệu và kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và
chưa có tác giả nào công bố trong bất cứ công trình nào khác, các dữ liệu
tham khảo được trích dẫn đầy đủ.

Hà nội, ngày tháng 01 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đức Uyên


iv

LỜI CẢM ƠN

Luận án được thực hiện tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự Bộ
quốc phòng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đại tá PGS. TS Đỗ Quốc Trinh,
Đại tá PGS. TS Lê Vĩnh Hà, các thầy giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
trang bị định hướng phương pháp nghiên cứu, truyền đạt kinh nghiệm, kiến
thức khoa học và kiểm tra đánh giá các kết quả trong suốt quá trình nghiên
cứu trong bốn năm qua và hoàn thiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, phòng
Đào tạo, viện Điện tử vừa là cơ sở đào tạo, đơn vị quản lý. Trường cao đẳng
Phát thanh Truyền hình I nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
Luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô, các nhà khoa
học, đồng nghiệp và bạn bè thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, viện
Điện tử, khoa Vô tuyến Điện tử học viện Kỹ thuật quân sự đã giúp đỡ, hỗ trợ
tôi rất nhiều trong thời gian qua.
Tôi dành lời cảm ơn đặc biệt đến bố mẹ, gia đình vợ con, họ hàng bạn
bè trong và ngoài cơ quan, những người luôn đồng hành, động viên và là chỗ
dựa về mọi mặt, giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để có được kết quả nghiên
cứu ngày hôm nay.
Tác giả

Nguyễn Đức Uyên


v

MỤC LỤC

Trang


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………….………..….vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.……………………………………...……………....ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ ........................................................ x
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU CÁC BỘ LỌC VÀ CẤU TRÚC CỘNG HƯỞNG
VI DẢI CHO SIÊU CAO TẦN DÙNG TRONG CÁC HỆ THỐNG THÔNG
TIN VÔ TUYẾN .................................................................................................... 7
1.1. Bộ lọc tần số siêu cao tần dùng cho hệ thống thông tin vô tuyến ................. 7
1.2. Phân loại các bộ lọc siêu cao tần .................................................................10
1.2.1. Bộ lọc dạng sóng .................................................................................10
1.2.2. Bộ lọc phân cực ...................................................................................10
1.2.3. Bộ lọc tần số ........................................................................................11
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước đến thời điểm hiện tại đối với các
bộ lọc cơ bản và bộ lọc đa băng tần, băng rộng và siêu rộng ..............................14
1.3.1. Các nghiên cứu về cấu trúc bộ lọc cơ bản tại thời điểm hiện tại .........14
1.3.1.1. Bộ cộng hưởng đường truyền vi dải .................................................17
1.3.1.2. Bộ ghép cộng hưởng ghép nối ..........................................................20
1.3.1.3. Bộ ghép cộng hưởng giả xen kẽ ......................................................25
1.3.1.4. Bộ lọc thông dải vi băng giả xen kẽ thiết kế nhỏ gọn .......................28
1.3.2. Các nghiên cứu về cấu trúc bộ lọc đa băng tần, băng rộng và siêu rộng,
tại thời điểm hiện tại.............................................................................................32
1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về bộ lọc hai băng tần ....................................35
1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu về bộ lọc ba băng tần và bốn băng tần...........36
1.3.2.3. Tình hình nghiên cứu về các bộ lọc băng thông rộng .......................38
1.3.2.4. Tình hình nghiên cứu về các bộ lọc băng thông siêu rộng ...............39
1.4. Tiêu chí kỹ thuật chung của các bộ lọc siêu cao tần đa băng và băng rộng,
siêu rộng được đề xuất .........................................................................................40



vi

1.5. Định hướng nghiên cứu của luận án .............................................................42
1.6. Kết luận chương 1 .........................................................................................43
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TÍNH TOÁN XÂY DỰNG CẤU TRÚC CỘNG HƯỞNG
MỚI DỰA TRÊN NỀN TẢNG LÝ THUYẾT MẠCH CỘNG HƯỞNG VÀ CÁC
CẤU TRÚC CỘNG HƯỞNG CƠ BẢN ..............................................................44
2.1. Lý thuyết về các bộ cộng hưởng khác nhau ..................................................45
2.2. Đặc tính của bộ cộng hưởng nửa bước sóng .................................................46
2.3. Mạch cộng hưởng nửa bước sóng đoạn chêm chính giữa ............................49
2.3.1. Mạch cộng hưởng đoạn chêm hở (OSLR) ...........................................49
2.3.2. Mạch cộng hưởng đoạn chêm ngắn mạch (SSLR) ..............................51
2.3.3. Mạch cộng hưởng đoạn chêm ngắn và hở chữ thập (CSLR) ...............53
2.4. Xây dựng các cấu trúc cộng hưởng mới .......................................................55
2.4.1. Cấu trúc kết hợp cộng hưởng đoạn chêm chữ thập và cộng hưởng nửa
bước sóng .............................................................................................................55
2.4.2. Cấu trúc mạch cộng hưởng đoạn chêm chữ thập vòng vuông .............58
2.4.3. Cấu trúc mạch cộng hưởng đoạn chêm ngắn vòng vuông ...................60
2.5. Kết luận chương 2 .........................................................................................65
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN VÀ THIẾT KẾ CÁC BỘ LỌC SIÊU
CAO TẦN VỚI CÔNG NGHỆ VI DẢI ..............................................................66
3.1. Giới thiệu và phương pháp luận đề xuất thiết kế một bộ lọc ........................66
3.1.1. Giới thiệu chung ..................................................................................66
3.1.2. Phương pháp luận đề xuất thiết kế một bộ lọc siêu cao tần ................67
3.1.2.1. Trình tự thiết kế một bộ lọc ..............................................................67
3.1.2.2. Mô hình thực nghiệm mô phỏng trong phòng thí nghiệm................69
3.2. Kết quả thiết kế chế tạo, mô phỏng đo kiểm so sánh, đánh giá bộ lọc ba băng
và bốn băng tần, băng rộng và băng siêu rộng bằng công nghệ vi dải ................71
3.2.1. Bộ lọc bốn băng sử dụng bộ cộng hưởng chêm chữ thập vòng vuông71
3.2.1.1. Cấu trúc của bộ lọc............................................................................72



vii

3.2.1.2. Đặc tính của bộ cộng hưởng .............................................................73
3.2.1.3. Thiết kế bộ lọc và kết quả .................................................................75
3.2.1.4. So sánh đánh giá thiết kế và kết quả của bộ lọc bốn băng ................78
3.2.2. Bộ lọc ba băng sử dụng cấu trúc cộng hưởng đoạn chêm chữ thập và bộ
cộng hưởng nửa bước sóng ..................................................................................80
3.2.2.1. Cấu trúc của bộ lọc............................................................................81
3.2.2.2. Đặc tính của các bộ cộng hưởng .......................................................82
3.2.2.3. Thiết kế bộ lọc và kết quả .................................................................84
3.2.2.4. So sánh đánh giá thiết kế và kết quả của bộ lọc ba băng ..................91
3.2.3. Bộ lọc thông dải băng rộng sử dụng bộ cộng hưởng đoạn ngắn mạch vòng
vuông ....................................................................................................................92
3.2.3.1. Cấu trúc của bộ lọc............................................................................92
3.2.3.2. Đặc tính của bộ cộng hưởng .............................................................93
3.2.3.3. Thiết kế bộ lọc và kết quả .................................................................95
3.2.3.4. So sánh đánh giá thiết kế và kết quả của bộ lọc băng rộng ..............99
3.2.4. Bộ lọc siêu rộng (UWB) với băng thông chữ V sử dụng bộ cộng hưởng
đoạn chêm chữ thập vòng vuông .......................................................................101
3.2.4.1. Cấu trúc cơ bản của bộ lọc ..............................................................101
3.2.4.2. Thiết kế bộ lọc băng thông (UWB) dựa trên cấu trúc cơ bản .........104
3.2.4.3. Thiết kế bộ lọc băng thông (UWB) với băng thông chữ V. ............104
3.2.4.4. So sánh đánh giá thiết kế và kết quả của bộ lọc siêu rộng (UWB) với
băng thông chữ V ...............................................................................................108
3.3. Tổng hợp các công trình nghiên cứu của luận án .......................................110
3.4. Kết luận chương 3 .......................................................................................111
KẾT LUẬN ........................................................................................................113
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ....................116

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................117


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Β

Hệ số truyền sóng từ trường

β1

Hằng số lan truyền tại tần số cộng hưởng cơ bản

c

Vận tốc ánh sáng c=3.108m/s

Q

Hệ số phẩm chất của bộ lọc

Qu

Hệ số nạp tải

fo

Tần số cộng hưởng cơ bản


f

Tần số cộng hưởng đường truyền nửa bước sóng

fodd

Tần số cộng hưởng chế độ lẻ

feven

Tần số cộng hưởng chế độ chẵn

h

Độ dày chất nền điện môi

g

Bước sóng dẫn tại tần số fo

Zin

Trở kháng lối vào

Yin

Dẫn nạp lối vào

ZL


Trở kháng tải

Zo

Trở kháng đặc tuyến truyền

Z

Trở kháng đoạn mạch

Zin,odd

Trở kháng vào chế độ lẻ

Zin,even

Trở kháng vào chế độ chẵn

Yo

Độ dẫn nạp

𝜃

Độ dài điện



Sự suy giảm của đường microstirip


o

Tần số cộng hưởng cho mỗi cộng hưởng tương đương

l

Độ dài đường truyền không tổn hao.

k

Hệ số ghép nối


ix

𝜀

Hệ số điện môi

𝜇

Độ từ thẩm

𝐸

Véc tơ cường độ điện trường

H


Véc tơ cường độ từ trường



Pi =3.14

S

Khoảng cách giữa các đoạn

Sf

Chiều rộng khe

S1,2

Chiều rộng khe 1, 2...

S11

Hệ số tổn hao phản hồi

S21

Hệ số tổn hao truyền

T-T’

Trục đối xứng


h

Độ dày điện môi

W

Độ rộng của một đoạn

Chữ viết tắt
ABW

Độ rộng băng tần tuyệt đối (Absolute band width)

BPF

Bộ lọc thông dải (Band Pass Filter)

COS

Đoạn hở mạch chữ thập (Cross Open Stub)

CSLR

Bộ cộng hưởng đoạn chêm ngắn mạch và hở mạch chữ
thập (Crossed Open and Short Stub Loaded Resonator)

CDMA

Đa truy cập phân chia theo mã (Code Division Multiple Access)


Combline

C. Bandpass Filters là bộ lọc băng thông kết hợp có sẵn

DGS

Cấu trúc mặt đất dị tật (Defect Ground Structure)

IF

Tần số trung tần (Intermediate Frequency)

RF

Tần số vô tuyến (Radio Frequency)


x

GSM

Hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for
Mobile Communications)

NR-ITLM

Triết xuất âm – Vật liệu siêu dẫn đường truyền (Negative
Refractive – Index transmission line Metamaterials)

MMRR


Bộ cộng hưởng vòng đa chế độ nhánh chữ thập (Crossed
Stub Multi – mode Ring Resonator).

LTE

Tiến hóa dài hạn (Long Term Evolution)(Công nghệ).

OSLR

Bộ cộng hưởng đoạn chêm hở mạch (Open Stub Loaded
Resonator)

PA

Bộ khuếch đại công suất (Power Amplifier)

FWB

Phân đoạn băng thông (Fractional band width)

TD-SCDMA Đa truy cập phân mã đồng bộ phân theo thời gian (Time
Division Synchronous Code Division Multiple Access).
SAW

Bề mặt sóng âm (Surface Acoustic Wave)

SIR

Bộ cộng hưởng bậc trở kháng(Stepped Impedance Resonator)


SRCLR

Bộ cộng hưởng đoạn chêm chữ thập vòng vuông (Square
Ring Crossed Loaded Resonator)

SRSLR

Bộ cộng hưởng đoạn chêm ngắn mạch vòng vuông
(Square ring Stub Loaded Resonator)

SSLR

Cộng hưởng chêm ngắn mạch (Short Stub Loaded Resonator)

UWB

Dải băng rộng, siêu rộng (Ultra Wideband Bandpass)

WCDMA

Đa truy cập phân mã băng rộng (Wideband Code Division
Multiple Access)

WLAN

Mạng cục bộ không dây (Wireless Local Area Network)

WiMax


Hệ thống truy cập không dây băng rộng theo tiêu chuẩn
IEEE 802 – 16 (Worldwide Interoperability for Microwave
Access).


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Kích thước vật lý của bộ lọc bốn băng tần ..................................... 77
Bảng 3.2. Kết quả đo mô phỏng của bộ lọc bốn băng .................................... 78
Bảng 3.3. Bảng so sánh bộ lọc đề xuất với bộ lọc bốn băng đã công bố........ 79
Bảng 3.4. Kích thước vật lý của bộ lọc ba băng tần ....................................... 83
Bảng 3.5. Kết quả đo của bộ lọc ba băng tần .................................................. 90
Bảng 3.6. Bảng so sánh một số công trình đã công bố ................................... 91
Bảng 3.7. Kích thước vật lý của bộ lọc băng rộng.......................................... 97
Bảng 3.8. Kết quả đo của bộ lọc băng rộng .................................................... 99
Bảng 3.9. Bảng so sánh bộ lọc băng rộng với các công trình đã công bố .... 100
Bảng 3.10. Kích thước vật lý của bộ lọc UWB với băng thông chữ V ........ 108
Bảng 3.11. Kết quả đo mô phỏng của bộ lọc băng băng thông chữ V.......... 108
Bảng 3.12. Bảng so sánh bộ lọc UWB với các công trình đã công bố ......... 109
Bảng 3.13. Tổng hợp các công trình luận án đã công bố .............................. 110


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang

Hình 1.1. Bốn loại bộ lọc tần số cơ bản .......................................................... 11
Hình 1.2. Đáp ứng biên độ được chuẩn hóa của lọc Butterworth thông thấp là
đặc tính nền tảng của lọc thông thấp. .............................................................. 12
Hình 1.3. Cực của lọc Butterworth ổn định với bậc N = 5 ............................. 13
Hình 1.4. Chebyshev loại 1 có bậc lẻ (N=5) ................................................... 13
Hình 1.5. Bình phương đáp ứng biên độ của lọc thông thấp Chebyshev-II ... 13
Hình 1.6. Một số mạch cộng hưởng đường truyền vi dải điển hình ............... 17
Hình 1.7. Phân bố điện áp trên đường truyền vi dải ....................................... 19
Hình 1.8. Bộ cộng hưởng vi ba ghép nối. ....................................................... 21
Hình 1.9. Bộ cộng hưởng trường ghép nối ..................................................... 21
Hình 1.10. Dòng điện trong mạch cộng hưởng ghép nối................................ 23
Hình 1.11. Cộng hưởng đồng bộ điều chỉnh ghép đôi không tương hỗ ....... 24
Hình 1.12. Cộng hưởng vi dải nửa bước sóng ghép nối ................................. 25
Hình 1.13. Mô phỏng bộ ghép cộng hưởng giả sen kẽ S21 ............................. 26
Hình 1.14. Mô phỏng và tính toán hệ số ghép hàm số của θ. ........................ 27
Hình 1.15. Bố trí của bộ lọc vi dải giả xen kẽ ................................................ 29
Hình 1.16. Hệ số ghép của bộ cộng hưởng giả xen kẽ. .................................. 30
Hình 1.17. Mô phỏng phân bố dòng điện trên đường truyền vi dải ............... 30
Hình 1.18. Bố trí của bộ lọc thông dải SIR giả xen kẽ vi băng nhỏ gọn với dải
chặn mở rộng ................................................................................................... 31
Hình 2.1. Bộ cộng hưởng đường truyền nửa bước sóng. ................................ 46
Hình 2.2. Đường ghép nối với cường độ ghép nối zero tại một tần số........... 47
Hình 2.3. Cấu trúc bộ cộng hưởng đoạn chêm hở (OSLR) ............................ 50
Hình 2.4. Cấu trúc bộ cộng hưởng đoạn chêm ngắn mạch (SSLR)................ 52
Hình 2.5. Cấu trúc bộ cộng hưởng đoạn chêm chữ thập cơ bản. .................... 51


xiii

Hình 2.6. Cấu trúc bộ cộng hưởngchêm ngắn và hở chữ thập (CSLR). ......... 52

Hình 2.7. Cấu trúc kết hợp cộng hưởng đoạn chêm chữ thập và cộng hưởng
nửa bước sóng. ................................................................................................ 56
Hình 2.8. Hai cấu trúc của mạch cộng hưởng chêm chữ thập vòng vuông. ... 58
Hình 2.9. Mạch tương đương của mạch cộng hưởng chêm chữ thập ............. 60
Hình 2.10. Mô phỏng cấu trúc mạch cộng hưởng chữ thập vòng vuông ....... 60
Hình 2.11. Cấu trúc của bộ cộng hưởng vòng vuông ..................................... 61
Hình 2.12. Cấu trúc trở kháng của cộng hưởng vòng vuông . ........................ 61
Hình 2.13. Cấu trúc mạch tương đương của cộng hưởng vòng vuông ............................... 62
Hình 2.14. Mô phỏng S21 của bộ lọc với đoạn Ls thay đổi ................................................. 63
Hình 2.15. Mô phỏng S21 của bộ lọc với đoạn L3 thay đổi ................................................. 64

Hình 3.1. Mô tả trình tự thiết kế một bộ lọc siêu cao tần ............................... 68
Hình 3.2. Mô hình hệ thống đo kiểm theo phương pháp cơ bản .................... 69
Hình 3.3. Mô hình máy phân tích mạng vector đo kiểm bộ lọc ..................... 70
Hình 3.4. Cấu trúc của cộng hưởng đoạn chêm chữ thập vòng vuông................ 72
Hình 3.5. Mô phỏng tổn hao do chèn của SRCLR dưới các kích thước vật lý
khác nhau......................................................................................................... 73
Hình 3.6. Thiết kế bộ lọc bốn băng trên phần mềm Ansoft HFSS 15.0 ......... 73
Hình 3.7. Cấu trúc của bộ lọc bốn băng .......................................................... 76
Hình 3.8. Bộ lọc bốn băng thực tế đã chế tạo ................................................. 76
Hình 3.9. Kết quả mô phỏng và đo của bộ lọc bốn băng đề xuất ................... 77
Hình 3.10. Cấu trúc hình học của bộ lọc ba băng đề xuất .............................. 81
Hình 3.11. Cấu trúc tương đương của bộ lọc ba băng đề xuất........................ 82
Hình 3.12. Thiết kế bộ lọc ba băng trên phần mềm Ansoft HFSS 15.0.......... 84
Hình 3.13. So sánh đáp ứng của bộ lọc ba băng được đề xuất. ...................... 86
Hình 3.14. Mô phỏng ảnh hưởng của L3 thay đổi lên ba băng thông ............. 86
Hình 3.15. Mô phỏng ảnh hưởng của L6 thay đổi lên ba băng thông ............. 87


xiv


Hình 3.16. Mô phỏng ảnh hưởng của L8 thay đổi lên ba băng thông ............. 87
Hình 3.17. Bộ lọc ba băng tần thực tế đã chế tạo ........................................... 89
Hình 3.18. So sánh kết quả của bộ lọc ba băng tần được thiết kế .................. 89
Hình 3.19. Cấu trúc bộ cộng hưởng vòng vuông đoạn chêm ngắn mạch ....... 93
Hình 3.20. Các tần số mạch cộng hưởng chế độ chẵn/lẻ của bộ lọc dưới chiều
dài Ls nhánh cụt ngắn khác nhau ..................................................................... 94
Hình 3.21. Các tần số mạch cộng hưởng chế độ chẵn/lẻ của bộ lọc dưới chiều
dài Ls nhánh cụt ngắn khác nhau ..................................................................... 95
Hình 3.22. Cấu trúc hình học của bộ lọc băng rộng đề xuất ........................... 96
Hình 3.23. Thiết kế bộ lọc băng rộng trên phần mềm Ansoft HFSS 15.0 ...... 96
Hình 3.24. Bộ lọc băng rộng thực tế đã chế tạo .............................................. 97
Hình 3.25. So sánh kết quả mô phỏng và đo của bộ lọc băng rộng ................ 98
Hình 3.26. Cấu trúc cơ bản của cộng hưởng vòng vuông............................. 101
Hình 3.27. Cấu trúc trở kháng của cộng hưởng vòng vuông ........................ 101
Hình 3.28. Mô phỏng |S21| của cấu trúc vòng với ghép nối lỏng. ................. 102
Hình 3.29. Mạch tương đương của cộng hưởng vòng ghép nối lỏng. .......... 103
Hình 3.30. Mô phỏng các tần số cộng hưởng chế độ chẵn/lẻ so với θ2 tại f0 103
Hình 3.31. So sánh kết quả mô phỏng và đo kiểm của bộ lọc UWB. .......... 104
Hình 3.32. Bố cục bộ lọc siêu rộng(UWB) với băng thông chữ V............. ..105
Hình 3.33. Kết quả mô phỏng |S21| với ghép nối yếu.................................. ..105
Hình 3.34. Thiết kế bộ lọc siêu rộng với băng thông chữ V trên phần mềm
Ansoft HFSS 15.0.. ....................................................................................... 106
Hình 3.35. Mô phỏng đáp ứng tần số của bộ lọc UWB với W3 và L1. ......... 106
Hình 3.36. Bộ lọc siêu rộng (UWB) với băng thông chữ V đã chế tạo. ....... 107
Hình 3.37. Mô phỏng và đo kiểm của bộ lọc UWB băng thông chữ V........ 107


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bộ lọc đóng một vai trò không thể thay thế được trong các hệ thống vô
tuyến điện tử. Với sự phát triển nhanh chóng gần đây và được sử dụng phổ
biến trong các hệ thống thông tin không dây khác nhau, những yêu cầu ngày
càng nghiêm ngặt được đặt ra đặc biệt cho các bộ lọc siêu cao tần là kích
thước nhỏ hơn, hiệu suất cao hơn, tích hợp tốt nhiều băng thông và chi phí
thấp hơn và cũng là những yêu cầu cấp thiết ngày nay. Gần đây hoạt động đa
băng tần được xem là cần thiết để giải quyết những thách thức về sử dụng
hiệu quả băng tần tương tác đặc tuyến tần, cũng như công suất có hạn của các
hệ thống không dây khác nhau.
Sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ không dây và di động đã làm
tăng nhu cầu tích hợp nhiều hơn trong một công nghệ truyền thông hoặc các
tiêu chuẩn vào một hệ thống duy nhất, nơi mà các tiêu chuẩn khác nhau có thể
hoạt động trong dải tần số khác nhau. Các module vi ba và tần số vô tuyến đa
băng đóng một vai trò quan trọng trong nhiều hệ thống thông tin liên lạc hiện
đại. Bộ lọc thông dải đa băng, băng rộng với công nghệ vi dải cũng là một
trong những thành phần quan trọng nhất trong mạch đầu cuối hiện nay.
Gần đây nhiều phương pháp thiết kế mạch lọc đa băng đã được đề xuất.
Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để thu được bộ lọc thông dải hiệu
suất cao là tạo ra truyền zero nằm ở phía trên và dưới của băng thông, được gọi
là mạch cộng hưởng đoạn ngắn mạch chữ thập (COS). Các mạch cộng hưởng
đa chế độ là các cấu trúc hỗ trợ đồng thời truyền hai hoặc nhiều băng tần con
độc lập. Do đó, đã được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế của cả bộ lọc đơn
băng và đa băng. Việc nghiên cứu và thiết kế các mạch lọc đa băng sử dụng cấu
trúc cộng hưởng mới trở thành một đòi hỏi cấp thiết trong thực tiễn, và hiện
nay đây vẫn là vấn đề có tính thời sự. Mặc dù các công trình nghiên cứu thiết
kế trước đây đang được ứng dụng có nhiều thành tựu song vẫn còn những hạn
chế cần khắc phục như độ chọn lọc tần số chưa cao, chế tạo còn tương đối phức



2

tạp, kích thước chưa được tối ưu, chưa giảm được đáng kể các tổn hao.
Việc nghiên cứu xây dựng, đề xuất các cấu trúc cộng hưởng mới ứng
dụng cho thiết kế các bộ lọc siêu cao tần dựa trên công nghệ vi dải cũng chính
là nội dung đề tài nghiên cứu mà Nghiên cứu sinh đang thực hiện. Qua
phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng hợp, đã góp phần giúp nghiên cứu
sinh hệ thống lại một cách tổng quan về hướng đi mới, đưa ra được hướng
giải quyết mới nhằm hoàn thiện luận án này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất các cấu trúc cộng hưởng mới dựa trên các cấu trúc
cộng hưởng cơ bản của công nghệ vi dải để ứng dụng trong việc thiết kế, chế
tạo các bộ lọc siêu cao tần nhiều băng thông, băng rộng và băng siêu rộng dựa
trên nền tảng của công nghệ này, có khả năng độc lập trong thiết lập và điều
chỉnh độc lập tần số cộng hưởng của các băng tần.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về lý thuyết, cấu trúc cộng hưởng siêu cao tần, các
cấu trúc cộng hưởng có thể dùng trong thiết kế bộ lọc siêu cao tần nhiều băng
thông, băng rộng và siêu rộng dựa trên công nghệ vi dải. Xây dựng một số
cấu trúc mới ứng dụng cho thiết kế các mạch lọc siêu cao tần. Thiết kế chế tạo
các mạch lọc nhiều băng tần, mạch lọc dải rộng và siêu rộng mới với công
nghệ vi dải tương đối gọn nhẹ về kích thước, đơn giản về cấu trúc, nâng cao
được tính chọn lọc, đáp ứng phạm vi nghiên cứu trong lĩnh vực tần số quy
định của Ủy ban truyền thông Liên bang (FCC) về việc cho phép sử dụng dải
hoạt động không giấy phép từ 3.1GHz - 10.6GHz cho các ứng dụng thương
mại [31] siêu cao tần đa băng tần và băng rộng, siêu rộng (UWB) [33].
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thiết kế một bộ lọc thường thì người ta phải đưa ra căn cứ các chỉ tiêu
kỹ thuật từ các kỹ thuật cơ bản sau đó tìm ra hàm truyền của bộ lọc có bậc n

theo mô hình của bộ lọc Butterworth, Chebyshev I và II (Cauer) từ đó đưa ra


3

các giá trị linh kiện cấu trúc lên bộ lọc là R, L, C thiết kế bộ lọc thông thấp sau
đó biến đổi tần số để đưa ra bộ lọc thông cao, bộ lọc chắn dải và thông dải và
thường sử dụng thuật toán và chương trình Matlab để mô phỏng thiết kế để ra
một bộ lọc. Tuy nhiên trong luận án này nghiên cứu sinh nghiên cứu chế tạo ra
bộ lọc là dạng bộ lọc ghép của rất nhiều bộ lọc với nhau, nghiên cứu sinh đã
khai thác thừa hưởng những thành tựu khoa học của các nhà khoa học đi trước
đã nghiên cứu xây dựng đặt nền móng cho các bước tính toán và không xây
dựng lại những kết quả đã được chứng mình mà chỉ sử dụng phần kết quả sau
của quá trình này để xây dựng tiếp, theo phương pháp sử dụng phần mềm
Ansoft HFSS để mô phỏng thiết kế điều chỉnh tham số gốc của bộ cộng hưởng
cơ bản trong bộ lọc, biến đổi chất nền, chất điện môi và đặc biệt điều chỉnh dây
chêm theo nguyên tắc tăng chiều dài dây chêm thì tần số cộng hưởng tại băng
tần đó sẽ giảm và ngược lại. Kết hợp phân tích lý thuyết và Mô phỏng để tìm
ra được kết quả tối ưu của mỗi băng tần của bộ lọc đó, sau đó phát triển
ra kết quả bộ lọc của mình.
Vì vậy luận án tập trung nghiên cứu, tính toán khoa học, trên cơ sở
nghiên cứu các kiến thức lý thuyết chuyên ngành kết hợp với thực hành, thí
nghiệm, đưa ra kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trên thực tế, cụ thể gồm:
- Nghiên cứu lý thuyết mạch cộng hưởng siêu cao tần, cấu trúc vi dải.
- Lựa chọn xác định băng tần mong muốn và độ rộng dải thông cần
thiết kế để đề xuất ra các cấu trúc mới, so sánh kết quả với các kết quả nghiên
cứu trước đó về cấu trúc, tính năng và kích cỡ.
- Tính toán khoa học các tham số theo phương pháp sử dụng phần mềm
mô phỏng chuyên dụng HFSS 15.0, nhằm hiệu chỉnh các tham số cấu trúc,
sau đó chế tạo sản phẩm, thực hiện đo kiểm và chứng minh.

- So sánh kết quả đo lường và mô phỏng để đưa ra kết luận, đánh giá về
quá trình nghiên cứu.


4

5. Nội dung nghiên cứu của luận án
Tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan về bộ lọc siêu cao tần để
đóng góp giá trị khoa học có tính cấp thiết trong xu thế phát triển chung của
lĩnh vực thông tin vô tuyến. Các kết quả nghiên cứu phải phù hợp với thực
tiễn hoạt động nghiên cứu khoa học mà luận án đề cập và thực tế hiện nay.
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mạch lọc siêu cao tần nhiều băng trên kết cấu
mạch dải sao cho đơn giản hóa việc thiết lập và điều chỉnh các tần số cộng
hưởng trung tâm của các băng tần một cách độc lập, giải quyết được các vấn
đề khó khăn và phức tạp trước đây do ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau giữa các
tần số cộng hưởng trung tâm của một mạch lọc siêu cao tần nhiều băng, băng
thông rộng và siêu rộng với các tiêu chí cơ bản sau:
- Dựa vào cấu trúc cộng hưởng nửa bước sóng, một phần tư bước sóng
kết hợp với đoạn chêm hở mạch, ngắn mạch đồng nhất và cấu trúc đối xứng
nghiêng không độ, để nâng cao tính chọn lọc của bộ lọc và để phân biệt cổng
vào và cổng ra, đồng thời tạo ra nhiều điểm truyền không để nâng cao tính
chọn lọc của bộ lọc và đề xuất xây dựng được cấu trúc cộng hưởng mới phù
hợp với phạm vi nội dung nghiên cứu để sử dụng việc thiết kế, chế tạo bộ lọc
ba băng thông, bốn băng thông, băng thông rộng và siêu rộng.
- Các cấu trúc cộng hưởng mới phải có khả năng điều chỉnh và thiết lập
độc lập các tần số cộng hưởng của các băng tần, có thể dễ dàng được sử dụng
để thiết kế, chế tạo các bộ lọc nhiều băng thông, băng rộng và siêu rộng, đáp
ứng được yêu cầu đề ra là có chi phí thấp, đơn giản về cấu trúc, cải thiện được
hiệu suất của bộ lọc và nâng cao được tính lựa chọn của bộ lọc.
-Từ cấu trúc cộng hưởng mới xây dựng, đề xuất thiết kế, xây dựng và

đưa ra được cấu trúc bộ lọc siêu cao tần đa băng tần, bộ lọc băng thông rộng
và siêu rộng mới dựa trên công nghệ vi dải, có kiểm nghiệm đo đạc, so sánh,
đánh giá và có tính thực tiễn cao.


5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Luận án tập trung nghiên cứu, đề xuất thành công
các cấu trúc cộng hưởng mới dựa trên cơ sở các cấu trúc cộng hưởng cơ bản
được tính toán ghép nối với nhau và ứng dụng trong thiết kế, chế tạo mạch lọc
siêu cao tần nhiều băng thông, băng rộng và băng siêu rộng dựa trên nền tảng
công nghệ vi dải có khả năng độc lập trong thiết lập và điều chỉnh độc lập tần
số cộng hưởng của các băng. Các kết quả đạt được có hàm lượng giá trị và ý
nghĩa khoa học nhất định, có tính mới được công bố tại hội nghị trong và
ngoài nước, các tạp chí khoa học có phản biện.
Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả đạt được của luận án phù hợp với đáp
ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay trong các hệ thống thông tin vô tuyến viễn
thông và phù hợp với thực tiễn và nhu cầu trong tương lai với yêu cầu ngày
càng cao, nghiêm ngặt về thiết kế, chế tạo và độ chọn lọc cũng như kết cấu
nhỏ gọn, có tính điều chỉnh cơ động dễ ràng phối ghép với các thiết bị vô
tuyến điện khác nhau trong lĩnh vực lọc đa băng tần và băng rộng, siêu rộng.
7. Bố cục luận án
Bố cục luận án: ‘‘Nghiên cứu một số cấu trúc cộng hưởng mới để thiết
kế các bộ lọc siêu cao tần dựa trên công nghệ vi dải’’ gồm có phần mở đầu, ba
chương nội dung và phần kết luận được tóm tắt như sau:
Phần mở đầu: Đưa ra tính cấp thiết của đề tài luận án, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và nội dung nghiên cứu
của luận án cũng như ý nghĩa khoa học và thực tiễn và bố cục nội dung của
luận án.

Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về các bộ lọc, bộ lọc siêu cao tần, các
cấu trúc cộng hưởng vi dải dùng trong các hệ thống thông tin vô tuyến, bao
gồm giới thiệu tổng quan về bộ lọc tần số siêu cao tần, phân loại bộ lọc siêu
cao tần sau đó tổng hợp, đánh giá các nghiên cứu về mạch cộng hưởng đến


6

thời điểm hiện tại, nghiên cứu phân tích bộ cộng hưởng đường truyền vi dải,
nghiên cứu cộng hưởng ghép nối, cộng hưởng giả xen kẽ, bộ lọc vi dải thông
dải giả xen kẽ với thiết kế nhỏ gọn từ đó tổng hợp, đánh giá các nghiên cứu
về các loại bộ lọc, các công trình công bố điển hình đến thời điểm hiện tại.
Xây dựng tiêu chí kỹ thuật chung của các bộ lọc siêu cao tần dựa trên nền
tảng, công nghệ vi dải được thiết kế và đề xuất hướng nghiên cứu.
Tại chương 2: Nghiên cứu cơ sở tính toán để xây dựng cấu trúc cộng
hưởng mới dựa trên cơ sở tổng hợp lý thuyết mạch cộng hưởng và các cấu
trúc cộng hưởng cơ bản, đi sâu phân tích lý thuyết các bộ cộng hưởng khác
nhau để tìm hiểu đặc tính của bộ cộng hưởng vi dải nửa bước sóng, nửa bước
sóng đoạn chêm chính giữa, bộ cộng hưởng chêm hở mạch, chêm ngắn mạch,
chêm ngắn mạch kết hợp chêm hở chữ thập và từ đó xây dựng cấu trúc cộng
hưởng mới từ các cấu trúc cộng hưởng cơ bản kết hợp cộng hưởng đoạn chêm
chữ thập vòng vuông, bộ cộng hưởng chêm ngắn mạch vòng vuông để thiết
kế các bộ lọc siêu cao tần nhiều băng thông, băng rộng và băng siêu rộng.
Trong chương 3: Đưa ra đề xuất thiết kế phát triển các bộ lọc siêu cao
tần đa băng tần gồm ba băng thông, bốn băng thông, băng thông rộng và băng
thông rộng, siêu rộng dựa trên công nghệ vi dải. Thiết kế mô phỏng, chế tạo
và đánh giá các bộ lọc bốn băng thông được thiết kế với cấu trúc chữ thập
đoạn chêm ngắn mạch, bộ lọc ba băng tần được thiết kế dựa trên biến thể của
cấu trúc cộng hưởng đoạn chêm chữ thập và cộng hưởng nửa bước sóng, bộ
lọc băng rộng sử dụng cấu trúc cộng hưởng vòng vuông với đoạn chêm ngắn

mạch, bộ lọc băng thông siêu rộng được thiết kế với cấu trúc cộng hưởng
vòng vuông kết hợp với đoạn chêm ngắn mạch thu hẹp và phần mở rộng hình
chữ nhật với dải thông của băng thông chữ V.
Kết luận: Đưa ra nhận xét đánh giá các kết quả vừa nghiên cứu của luận
án, những đóng góp mới của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo.


7

CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÁC BỘ LỌC VÀ CẤU TRÚC CỘNG
HƯỞNG VI DẢI CHO SIÊU CAO TẦN DÙNG TRONG CÁC HỆ THỐNG
THÔNG TIN VÔ TUYẾN

Trong chương 1 sẽ nghiên cứu chung về bộ lọc siêu cao tần sử dụng
cấu trúc vi dải trong các hệ thống thông tin vô tuyến. Nghiên cứu về bộ
lọc đến thời điểm hiện tại, phân tích, đánh giá so sánh về các bộ lọc đa
băng, băng rộng, siêu rộng của công nghệ vi dải với các công trình của các
tác giả trước đó, từ đó rút ra định hướng nghiên cứu của đề tài.
1.1. Bộ lọc tần số siêu cao tần dùng cho hệ thống thông tin vô tuyến.
Bộ lọc là một loại thiết bị chọn lọc tần số đặc biệt, tùy theo cách thiết
kế và lắp đặt nó có tác dụng cho phép một dải tần số nhất định đi qua và chặn
lại các tần số nằm ngoài dải đó hoặc ngược lại nó chặn lại một dải tần số nào
đó và cho đi qua các tần số nằm ngoài dải tần số đó vì vậy nó là một phần tử
không thể thiếu trong các thiết bị vô tuyến điện tử hiện nay.
Về kết cấu, bộ lọc là mạng bốn cực có suy giảm đặc tính trên một, hay
một số khoảng nhất định của thang tần số, tần số này được đi qua gọi là thông
dải hoặc bị chặn lại gọi là dải chặn. Trên thực tế, bộ lọc có thể hình thành từ 3
phần từ là R, L, C được gọi là bộ lọc thụ động. Bộ lọc thụ động có ưu điểm là
linh kiện rẻ tiền, đơn giản, dễ lắp, tuy nhiên hạn chế của nó là có điện cảm

khó chuẩn hóa, dễ gây ra hiện tượng hỗ cảm, phẩm chất mạch thấp, không có
tính khuếch đại cho nên thường bị suy hao, khó phối hợp tổng trở. Ngoài ra
người ta có thể hình thành bộ lọc tích cực bằng cách phối hợp với các bộ
khuếch đại thuật toán. Dạng bộ lọc này có ưu điểm là độ phẩm chất cao, hoạt
động ổn định. Nhược điểm của chúng là, khi tần số tăng lên, thì bị ảnh hưởng
do suy hao hệ số khuếch đại của các bộ khuếch đại, làm lệch pha giữa các tín
hiệu vào ra, làm thay đổi đặc trưng của bộ lọc.


8

Bộ lọc được phân thành bộ lọc thông thấp, thông cao, thông dải, và
chặn dải. Có hai bộ lọc thông dải chủ yếu là bộ lọc băng thông rộng, và bộ lọc
băng thông hẹp. Bộ lọc băng thông rộng có vùng dải thông tương đối rộng, tại
các giá trị tần số trong đó, hệ số điện áp đỉnh - đỉnh của tín hiệu vào ra gần
như không đổi, tạo thành một đường thẳng từ tần số cắt dưới đến tần số cắt
trên. Các tần số còn lại hệ số điện áp giảm nhanh. Bộ lọc băng thông hẹp có
dải thông của bộ lọc rất hẹp từ 3 - 10 Hz, nên hai tần số cắt rất gần nhau. Do
khoảng dải thông có một tần số trung tâm tại đó hệ số điện áp là lớn nhất, cho
nên bộ lọc có tính chọn lọc tần số rất cao. Bộ lọc chắn dải là sự kết hợp giữa
mạch lọc thông cao và mạch lọc thông thấp, nhằm hình thành một mạch lọc
có tính chất chặn một khoảng tần số nào đó. Khoảng tần số bị chặn rộng hay
hẹp tùy thuộc vào sự tính toán các thông số bộ lọc. Để tạo thành bộ lọc chắn
dải thì có thể mắc song song một bộ thông cao với mạch thông thấp, mục đích
là để suy giảm những tần số ở dải thông thấp và thông cao để có được dải
thông mong muốn.
Tùy theo mục đính yêu cầu, kết cấu và giải tần số của thiết bị mà
người ta thiết kế bộ lọc tham số phân bố hay tập trung để thuận lợi cho việc
bố trí linh kiện và không gây can nhiễu ảnh hưởng tới hệ số phẩm chất
chung của thiết bị [1].

Cộng hưởng đường vi dải và các bộ lọc thường được sử dụng trong
truyền thông không dây do có kích thước không lớn, chi phí sản xuất thấp, và
khả năng chịu tác động yếu tố môi trường tốt hơn các cấu trúc khác như tinh
thể thạch anh và khả năng tích hợp với các thiết bị. Các bộ lọc này có thể
được sử dụng trên phạm vi của dải tần rộng bằng cách sử dụng với các loại
vật liệu điện môi và chất nền khác nhau. Nhược điểm chính của loại bộ lọc
này là tổn hao chèn cao, do hệ số Q thấp hơn các loại cộng hưởng khác.
Theo đáp ứng tần số, bộ lọc điện tử được phân loại thành bốn nhóm: Bộ


9

lọc thông thấp, bộ lọc thông cao, bộ lọc thông dải, và bộ lọc chặn dải. Trong
truyền thông không dây bộ lọc thông dải là sử dụng rộng rãi nhất. Đối với
việc thiết kế bộ lọc thông dải Microtrip một số các kỹ thuật khác tồn tại và
hầu hết các bộ lọc mới được đề xuất với các đặc tính tiên tiến dựa trên các cấu
trúc khác nhau.
Một bộ lọc thông thấp là một bộ lọc để chuyển đi tín hiệu với tần số
thấp hơn so với một tần số cắt nhất định và làm suy giảm tín hiệu với tần số
cao hơn tần số cắt. Lượng suy hao cho mỗi tần số phụ thuộc vào thiết kế bộ
lọc. Các bộ lọc đôi khi được gọi là bộ lọc cắt tần số cao. Bộ lọc thông thấp là
ngược lại của bộ lọc thông cao. Bộ lọc thông cao là bộ lọc truyền tín hiệu có
tần số cao hơn tần số cắt đã được chọn và làm suy giảm tín hiệu có tần số thấp
hơn tần số cắt. Lượng suy giảm cho mỗi tần số phụ thuộc vào thiết kế bộ lọc.
Các nghiên cứu thiết kế bộ lọc thường sẽ sử dụng bộ lọc thông thấp làm bộ
lọc nguyên mẫu. Bộ lọc mong muốn được lấy từ nguyên mẫu bằng cách chia
tỷ lệ cho băng thông và trở kháng mong muốn và chuyển đổi thành dạng băng
tần mong muốn.
Một bộ lọc thông dải là sự kết hợp của một bộ lọc thông thấp và một bộ
lọc thông cao. Một bộ lọc thông dải có thể được đặc trưng bởi hệ số Q của nó.

Hệ số Q là nghịch đảo của các phân đoạn băng thông. Một bộ lọc hệ số Q cao
sẽ có một dải thông hẹp và một bộ lọc hệ số Q thấp sẽ có một dải thông rộng.
Lần lượt gọi là bộ lọc băng hẹp và băng rộng. Đối với bộ lọc băng thông rộng
vùng dải thông của mạch tương đối rộng, tại các giá trị tần số trong đó, hệ số
điện áp đỉnh - đỉnh của tín hiệu vào - ra gần như không đổi, tạo thành một
đoạn thẳng từ tần số cắt dưới đến tần số cắt trên. Với các tần số còn lại điện
áp giảm nhanh. Mạch lọc băng thông hẹp, vùng dải thông của mạch rất bé, cỡ
3 - 10 Hz, do vậy hai tần số cắt rất gần nhau. Trong khoảng dải thông có một
tần số cắt trung tâm mà tại đó hệ số điện áp là lớn nhất, cho nên có tính chọn


10

lọc rất cao, được ứng dụng trong việc chống nhiễu khi thu các tín hiệu có
nhiều tạp nhiễu hay trong tinh chỉnh dò tín hiệu.
Các bộ lọc thông dải được sử dụng rộng rãi trong các bộ phát và bộ thu
không dây. Chức năng chính của một bộ lọc như vậy trong một bộ phát là để
hạn chế băng thông của tín hiệu đầu ra cho băng tần được phân bổ cho việc
truyền tải. Điều này ngăn cản nhiễu từ các máy phát tới các trạm khác. Ở đầu
thu, bộ lọc thông dải cho phép các tín hiệu trong một phạm vi lựa chọn tần số
để nghe hoặc giải mã, trong khi ngăn chặn các tín hiệu ở tần số không mong
muốn đi qua. Một bộ lọc thông dải cũng tối ưu hóa tỉ lệ tín hiệu trên tạp âm và
độ nhạy của đầu thu.
Trong các ứng dụng cả truyền và nhận, bộ lọc thông dải cũng được thiết
kế, có băng thông tối ưu cho chế độ và tốc độ truyền thông đang được sử
dụng, tối đa hóa số lượng các thiết bị phát tín hiệu mà có thể tồn tại trong một
hệ thống, trong khi giảm thiểu nhiễu hoặc cạnh tranh giữa các tín hiệu.
Trong xử lý tín hiệu, một bộ lọc chắn dải là một bộ lọc mà cho qua hầu
hết các tần số không thay đổi gì, nhưng làm suy giảm những tần số trong một
dải cụ thể đến mức rất thấp. Bộ lọc Notch là một bộ lọc chắn dải với dải chắn

hẹp (hệ số Q cao). Tương tự mạch lọc thông dải thì mạch lọc chắn dải cũng có
hai loại phổ biến là chắn dải hẹp và chắn dải rộng.
1.2. Phân loại các bộ lọc siêu cao tần
Siêu cao tần có tần số hoạt động cao rất dễ bị tác động bởi các phần tử
và can nhiễu xung quanh, và cấu trúc bộ lọc là một cấu trúc của một mạng 4
cực, và được chia thành các loại chính [2]:
1.2.1. Bộ lọc dạng sóng:
Là dạng mạch lọc có cấu trúc cho phép dạng sóng cần truyền dẫn đi
qua nó với mức suy hao nhỏ nhất, còn các dạng sóng không cần thiết sẽ bị suy
giảm hoặc phản xạ, thậm chí bị triệt tiêu.


11

1.2.2. Bộ lọc phân cực:
Là dạng mạch lọc có kết cấu phù hợp với trạng thái phân cực của
trường điện từ, thiết kế chỉ cho qua một dạng phân cực theo quy định và phản
xạ toàn phần, một phần hoặc thiết kế bị suy hao năng lượng.
1.2.3. Bộ lọc tần số:
Kết cấu để cho sóng trong một dải tần số nhất định đi qua nó và đảm
bảo suy hao ở mức nhỏ nhất, và chặn lại hoàn toàn những sóng không thuộc
dải này. Nếu phân chia theo dải tần số thì bộ lọc có các loại cơ bản như sau:
- Bộ lọc thông thấp; Bộ lọc thông cao
- Bộ lọc thông dải; Bộ lọc chặn dải
Hình 1.1 mô tả dạng đáp ứng tần và ký hiệu sơ đồ khối của các loại bộ
lọc tần số cơ bản [2] trong đó các loại bộ lọc Butterworth; Chebyshev I-II
(Cauer) và Elliptic.
Butterworth

Chebyshev II


Chebyshev I

Elliptic

Hình 1.1. Các loại bộ lọc tần số cơ bản
Lọc Butterworth là lọc tương tự phổ biến nhất. Nó có độ bằng phẳng
lớn nhất tại tần số (Ω = 0) và tăng đều trong dải qua và dải dừng. Nó không
có độ gợn sóng, băng rộng chuyển tiếp thì ngắn (giữa dải qua và dải dừng) và
đáp ứng pha không tuyến tính (Chebyshev và elliptic cũng có đáp ứng pha


×