Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân và nhóm tại làng trẻ em SOS Việt Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 22 trang )

PHẦN 1: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM:

1. Thành lập nhóm:
1.1 Lí do chọn nhóm:
Làng trẻ em SOS tại thành phố Việt Trì- tỉnh Phú Thọ là nơi nuôi dưỡng
trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có nhiều trẻ ở tuổi vị
thành niên (từ 13 tuổi – 17 tuổi) . Qua một thời gian tiếp cận và tìm hiểu, tôi
nhận thấy rằng ở hầu hết các em có nhiều bất ổn về nhân cách và tâm sinh lí,
chưa có nhiều kiến thức và kĩ năng sống, đặc biệt là vấn đề về tình yêu, tình dục
và sức khỏe sinh sản vị thành niên. Những vấn đề trên đang ngày ngày bao vây
lấy các em và là nguyên nhân dẫn đến các chứng nhiễu tâm (lo âu, trầm cảm,
stress, rối loạn giấc ngủ, tự sát…) và những hành vi lệch chuẩn (bạo lực, hút
thuốc lá, uống bia rượu, ma túy,…) .
Xuất phát từ sự mong nuốn hỗ trợ, giáo dục trẻ trong độ tuổi vị thành niên có
thể phát triển một cách toàn diện về nhân cách và tâm sinh lý, tôi đã thành lập
nhóm gồm 5 thành viên để thực hành học phần Công tác xã hội nhóm, thông qua
đó nhằm giúp đỡ các em trong học tập, có thêm nhiều kiến thức, kĩ năng sống,
đồng thời tạo không gian thư giãn cho các em sau những giờ học căng thẳng.
1.2 Lựa chọn nhóm viên :
- Lựa chon 5 trẻ trong độ tuổi vị thành niên bao gồm 3 nam và 2 nữ:
1. Trần Thanh Tùng – Giới tính: nam – ngày sinh: 14/02/2003.
2. Hoàng Thùy Dương – Giới tính: nữ – ngày sinh: 09/06/2002.
3. Đặng văn Minh – Giới tính: nam – Ngày sinh: 01/01/2004.
4. Hờ A Dơ – Giới tính: nam – Ngày sinh: 09/04/2003.
5. Tạ Thị Thu – Giới tính: nữ – Ngày sinh: 16/12/2002.
-

1.3 Đặc điểm nhóm:
Tên nhóm: nhóm giáo dục và giải trí
Số lượng nhóm viên: 5 thành viên.
Cơ cấu: 3 nam, 2 nữ.


Thông tin các thành viên:

STT

Họ và
tên

Ngày sinh

Giới
tính

Đặc điểm
Điểm mạnh
Hạn chế

1 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


1
2
3

Trần
Thanh
Tùng
Hoàng
Thùy
Dương
Đặng

Văn
Minh

Nam

Nhanh nhẹn, hòa đồng Nghịch ngợm, học kém
với mọi người,…

09/06/2002

Nữ

hòa đồng, có sức khỏe Ham chơi, học kém,
tốt,….
hay cáu giận…

01/01/2004

Nam

14/02/2003

Học tốt, ngoan ngoãn..

4

Hờ A Dơ

09/04/2004


Nam

5

Tạ Thị
Thu

16/12/2001

Nữ

Hòa đồng, học tốt,…

Sống nội tâm, không
hòa đồng với mọi
người
Bướng bỉnh, cục tính,..

Nhanh nhẹn, hòa đồng Khó bảo, học kém,…
với mọi người,…

Bảng đặc điểm của từng nhóm viên

1.4 Đặc điểm chung của các nhóm viên:
- Độ tuổi: Đều là trẻ trong độ tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì). Giai đoạn phát
triển nhân cách và tâm sinh lý quan trọng.
- Đặc điểm tâm sinh lí:
 Là những trẻ có vấn đề về tâm lí như: rụt rè, tự ti hoặc bướng bỉnh,
không nghe lời, khó giáo dục.
 Thiếu kĩ kiến thức, kĩ năng sống, gặp những vấn đề về tâm lí cần có sự

can thiệp, hỗ trợ…
1.5 Loại hình nhóm và mục đích hỗ trợ:
Loại hình nhóm: Nhóm giáo dục và giải trí.
-

Nhóm giáo dục: là lọai hình nhóm áp dụng trong Công tác xã hội với mục
tiêu cung cấp nhũng thông tin, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức, kĩ
năng về nhũng chủ đề liên quan đến vấn đề của thân chủ.1
- Nhóm giải trí: loại hình Công tác xã hội với nhóm này với mục đích là cung
cấp những hoạt động vui chơi, giải trí có ý nghĩa xã hội cho các thành viên.
Thông qua các hoạt động vui chơi giải trí đó, nhằm hình thành nhân cách và
giá trị sống cho các thành viên.2
Mục đích hoạt động:
- Hỗ trợ các em trong vấn đề học tập.
- Cung cấp kiến thức, kĩ năng sống: Vấn đề về tình dục, tình yêu, sức khỏe
sinh sản, tạo dựng và duy trì các mối quan hệ bạn bè, tương tác xã hội,…
- Tạo bầu không khí thân thiện, thư giãn và thoải mái cho các em sau những
giờ học căng thẳng.
1.6 Nguồn lực hỗ trợ:
2 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


- Sự quan tâm của gia đình nhà số 12 và 13 và Làng trẻ em SOS Việt Trì.
- Sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn về kiến thức chuyên ngành.
2. Những khó khăn trong quá trình thành lập và duy trì các hoạt động
của nhóm:
Khó khăn

Cách thức giải quyết khó khăn


Việc lựa chọn nhóm viên gặp
nhiều khó khăn, do các em
thường có tâm lí không muốn
tham gia.
Thời gian tập hợp nhóm, tổ chức
các hoạt động không nhiều, do
lịch học của các em trên lớp và
các thành viên phải phụ giúp làm
việc nhà.
Trong nhóm còn xảy ra mâu
thuẫn, bất đồng quan điểm trong
các hoạt động.

Sinh viên trò chuyện, tạo mối quan hệ và
động viên các em tham gia.
Nhờ sự giúp đỡ của mẹ nuôi và nhân viên
tại Làng hỗ trỡ.
Sinh viên tranh thủ thời gian vào buổi
chiều khi các em đi học về và thời gian
rảnh của ngày thứ 7 và chủ nhật để tổ chức
thực hiện các hoạt động.
Tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe và giải
quyết các mâu thuẫn.
Trò chuyện, tổ chức các hoạt động tập thể
nâng cao tính đoàn kết, gắn bó giữa các
thành viên.

Một số thành viên chưa chủ Sinh viên lên kế hoạch cho các hoạt động
động, tích cực tham gia vào các phải có sự thu hút, không gây nhàm chán.
hoạt động .

Tạo bầu không khí thư giãn, thoải mái,
không ép buộc giúp các thành viên trong
nhóm thích thú tham gia.
Có sự phân chia công việc và các hoạt
động phù hợp, đảm bảo cho các thành viên
có cơ hội tham gia, và có thể phát huy khả
năng, tiềm lực của bản thân.

3. Mâu thuẫn nhóm:
Trong quá trình làm việc nhóm tất yếu sẽ nảy sinh những mâu thuẫn vì
nhóm là sự tập hợp của những con người có xuất phát điểm khác nhau, với
3 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


những tính cách, những quan điểm khác nhau. Trong hoạt động và duy trì
nhóm, có những mâu thuẫn sau:
- Mâu thuẫn về lợi ích, sự phân chia vai trò chức năng: các thành viên trong
nhóm thường đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của nhóm. Sự phân chia
công việc, trách nhiệm của nhóm trưởng cho các thành viên chưa phù hợp,
dẫn đến các thành viên có thái độ ghen tị, công kích lẫn nhau , tránh bị ảnh
hưởng của nhau và cố gắng chiếm vị trí cao trong nhóm, không phát huy
được năng lực của từng cá nhân…
- Mâu thuẫn về quan điểm khi các thành viên trong nhóm có sự nhìn nhận
và đánh giá khác biệt với nhau về những hoạt động nhóm đang thực hiện:
Các thành viên trong nhóm thường bất đồng quan điểm, phản bác hoặc tỏ ra
không hài lòng, khó thống nhất giải pháp thực hiện các hoạt động. Nhóm
viên thường đề cao vai trò của mình, bảo vệ quan điểm cá nhân…
- Mâu thuẫn do xung đột về tình cảm giữa các thành viên: Trong nhóm vẫn
tồn tại một số thành viên có thái độ không thích hoặc có mối quan hệ không
thân thiết với nhau. Sự xung đột này khiến cho mối quan hệ giữa các thành

viên trong nhóm xấu đi, giảm đi sự đoàn kết gần gũi giữa các thành viên và
làm cho hoạt động nhóm trở nên thiếu hiệu quả …

4 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


4. Sơ đồ tương tác của nhóm thân chủ:

Chú thích:
5 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


: Quan hệ thân thiết
: Quan hệ bình thường
: Quan hệ mâu thuẫn
Nhậ xét:
Qua sơ đồ tương tác nhóm chúng ta nhận thấy
- Mối quan hệ giữa sinh viên thực tập và các nhóm viên có mối quan hệ thân
thiết, tương tác hai chiều. Sinh viên thực tập tác động vào các nhóm viên
nhằm hỗ trợ, trợ giúp các thành viên. Các nhóm viên hoạt động trong nhóm
đều được nhận sự hỗ trợ và phải thực hiện theo các quy định của nhóm.
- Mối quan hệ giữa các thành viên có sự khác nhau: Nhìn chung các nhóm viên
đều gần gũi, và có mối quan hệ thân thiết với nhau, tuy nhiên vẫn còn tồn tại
các mối quan hệ mâu thuẫn trong nhóm.
5. Kết quả đạt được:
STT

1

2


Hoạt động
Cách thực hiện
Giáo dục giới tính cho Sinh viên chuẩn bị bài
trẻ
giảng giúp trẻ có thêm
kiến thức, kĩ năng về
vấn đề tình dục, tình
yêu và sức khỏe sinh
sản vị thành niên…
Tư vấn cho trẻ việc
lựa chọn bạn; duy trì
mối quan hệ bạn bè;
giải quyết những mâu
thuẫn trong quan hệ
bạn bè; đấu tranh động
cơ giữa học và yêu;
giải đáp những thắc
mắc về tình yêu; cách
nhìn nhận, đánh giá và
ứng phó với tình cảm
đầu đời;…
Hỗ trợ tâm lí cho trẻ Tâm lí của trẻ thường
giúp trẻ vượt qua khó là mặc cảm, tự ti, hoặc
khăn, khủng khoảng có những biểu hiện,
tâm lí của lứa tuổi.
hành vi “ương bướng”
khó giáo dục do đặc

Kết quả đạt được

Các thành viên trong
nhóm có được kiến
thức về vấn đề giới
tính, có thêm kĩ năng
nhằm thích nghi và
ứng phó với những
biến đổi về mặt cơ
thể; cách nhìn nhận,
giải quyết và hạn chế
với nhu cầu tình dục
đang ngày càng lớn
mạnh; vấn đề phòng
tránh sự xâm hại về
thân thể và tình dục;
vấn đề sức khỏe sinh
sản vị thành niên…
Trẻ đã có sự thay đổi
chậm, bước đầu cởi
mở, gần gũi với các
thành viên trong
nhóm và mọi người.

6 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


3

Tạo bầu không khí thư
giãn, vui vẻ sau những
giờ học căng thẳng

thông qua một số hoạt
động, trò chơi giải trí.

điểm lứa tuổi, sinh
viên sẽ tham vấn, trò
chuyện cùng trẻ, tìm
hiểu nguyên nhân và
giúp trẻ lên kế hoạch
giải quyết.
Giúp trẻ có kĩ năng lên
kế hoạch hoạt động
hàng ngày, kĩ năng
quản lí thời gian học
tập và vui chơi hợp lí.
Giúp trẻ hòa đồng hơn
với mọi người, chia sẻ
những khó khăn của
mình với người lớn,
nhân viên tại Làng để
nhận được sự hỗ trợ.

Trẻ biết cách lên kế
hoạch họt động, có kĩ
năng giải quyết vấn
đề, giảm sự áp lực
căng thẳng trong sinh
hoạt và học tập.

Sinh viên chuẩn bị
một số trò chơi, hướng

dẫn trẻ và cùng chơi
với trẻ. Tạo không khí
vui vẻ, thư giãn …
Tổ chức các hoạt động
nhóm như vẽ tranh,
làm đồ handmade: hộp
đựng bút, nhà tăm,…
giúp các thành viên
trong nhóm có được
tinh thần đoàn kết và
gần gũi nhau hơn.
Phát huy tiềm năng
của trẻ

Các thành viên trong
nhóm có được sân
chơi bổ ích, thư giãn
sau những giờ học
căng thẳng…
Nâng cao sự đoàn
kết, gần gũi giữa các
thành viên.

7 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


PHẦN 2: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN:
Lí do chọn thân chủ:
Hôm nay là ngày thứ hai tôi tới cơ sở thực tập, trong tôi vẫn còn cái cảm
giác hồi hộp và hào hứng. Tôi tới ngôi nhà số 13 theo sự phân công của nhóm

trưởng. Bước vào nhà, không gian rất yên tĩnh, tôi đoán thầm giờ này chắc các
em vẫn chưa đi học về. Tôi cất giọng chào to, một giọng nữ nghe có vẻ trầm
lặng đáp lại. Trong góc học tập, tôi thấy em đang khóc. Thấy tôi, chắc có lẽ vì e
ngại mà em chạy một mạch vào phòng. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra,
nhưng tôi cảm nhận được sự buồn bã ở em. Chính điều đó đã thôi thúc tôi tìm
hiểu về em.
Qua trao đổi với mẹ, tôi nhận được một số thông tin về em. Một cô gái lúc
nào cũng tỏ ra mạnh mẽ, nhưng đằng sau sự mạnh mẽ đó là một hoàn cảnh bất
hạnh, một lối sống nội tâm, khép kín. Tôi nhận thấy em đang gặp phải một số
vấn đề cần sự hỗ trợ. Tôi quyết định tiếp cận P không chỉ vì sự lặng lẽ, nét buồn
sâu thẳm ở em mà còn vì tôi nghĩ rằng mình có thể thay đổi được một phần nào
đó ở con người ấy.
Một số thông tin về thân chủ:
Họ và tên: Lù Thị P (Tên thân chủ đã được thay đổi).
Năm sinh: 03/04/1999
Quê quán: Khao Mang – Mù Căng Chải – Yên Bái.
Dân tộc: H’Mông

Tôn giáo: Không

Nơi ở hiện tại: Nhà số 13 Làng trẻ em SOS Việt Trì – Phú Thọ.
Hoàn cảnh gia đình:
P là con út trong một gia đình có hai người con. Bố P mất từ khi em còn nhỏ.
Mẹ em mắc bệnh hiểm nghèo, thường xuyên đau ốm. Thương mẹ, thương em
mà chị của P đã một mình sang Trung Quốc để lao động kiếm sống, phụ giúp gia
đình, nhưng kể từ khi chị em đi thì gia đình cũng mất liên lạc. Do hoàn cảnh
kinh tế khó khăn mà P đã không được tới trường như bao đứa bạn cùng lứa, em
8 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà



ở nhà phụ giúp công việc đồng áng cùng mẹ. Mẹ của P là một người phụ nữ hết
mực thương con, nhưng vì hoàn cảnh gia đình còn quá khó khăn, bản thân lại
thường xuyên đau ốm nên chị chỉ biết ngậm ngùi, cam chịu.
Năm em lên 10 tuổi, nhà của em bị lũ cuốn trôi. Khó khăn chồng chất khó
khăn, mẹ của em không còn đủ khả năng để nuôi em. Em được cán bộ Làng trẻ
em SOS Việt Trì đưa xuống để học tập và sinh sống tại Làng.
1. Những vấn đề thân chủ đang gặp phải:
Nội
dung

Tâm lí

Những vấn đề thân chủ
đang gặp phải
Tự ti, mặc cảm với hoàn cảnh.
Sống khép mình ngại giao lưu,
tiếp xúc với bạn bè và mọi người
xung quanh.
Nhiều lúc cảm thấy căng thẳng,
stress, có suy nghĩ tiêu cưc,…

Còn nhiều khó khăn, là con lớn
trong nhà em thường phải giúp
Cuộc sống mẹ làm các công việc nhà và dạy
sinh hoạt bảo các em, nhiều lúc cảm thấy
hàng ngày mệt mỏi, khó chịu.
Thiếu kĩ năng sống,…

Học tập


Các mối
quan hệ,
tương tác

Học kém các môn tự nhiên.
Áp lực trong học tập do chưa có
định hướng, sắp xếp được kế
hoạch học tập và ôn thi cuối cấp.

Các mối quan hệ tương tác xã
hội còn hạn chế do môi trường ít
được giao lưu, tiếp xúc với bên

Nguyên nhân
Do hoàn cảng gia đình khó
khăn. Hay so sánh bản thân
mình với mọi người và cảm
thấy tủi thân, mặc cảm khi
các bạn cùng trang lứa có
cuộc sống hạnh phúc.
Ít chia sẻ với bạn bè và mọi
người, thường một mình chịu
đựng, dồn nén cảm xúc vào
bên trong.
Phải làm nhiều công việc nhà,
chăm sóc các thành viên
trong gia đình nhỏ tuổi hơn,
nhiều lúc tỏ ra bưởng bỉnh,
khó bảo.
Chưa biết cách lập kế hoạch

hoạt động cá nhân, sắp xếp
thứ tự ưu tiên, quản lí công
việc, để sự nhàm chán thường
xuyên diễn ra.
Bản thân đã lớn tuổi, học
muộn 3 năm, cảm thấy xấu
hổ với bạn bè.
Là học sinh cuối cấp, việc
học tập, ôn thi trở nên căng
thẳng, em chưa có định
hướng chọn trường và ngành
học cho mình.
Ít có cơ hội giao lưu, tiếp xúc
với mọi người xung quanh.
Ít bạn bè và các mối quan hệ

9 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


xã hội

ngoài.

xã hội.

2. Sơ đồ phả hệ của thân chủ:
Sinh viên thực tập sẽ cùng thân chủ vẽ biểu đồ gia đình của thân chủ, cũng
như xác định sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình nhằm làm rõ các
mối quan hệ, tìm ra những khúc mắc cũng như tìm hiểu được các nguồn lực hỗ
trợ trong tiến trình giải quyết vấn đề.


10 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


Chú thích :
: Nam

: Kết hôn

: Nữ

: Mối quan hệ một chiều

: Nam đã mất
: Nữ đã mất

: Mối quan hệ hai chiều
: Mối quan hệ xa cách

Nhận xét sơ đồ phả hệ:
Qua sơ đồ phả hệ, chúng ta có thể biết được hoàn cảnh gia đình em và các
mối quan hệ của P trong Gia đình:
Em được đưa tới Làng trẻ em SOS từ khi còn nhỏ, vì vậy các mối quan hệ
của em với gia đình gốc khá đơn giản.
P có mối quan hệ hai chiều với mẹ của em, mẹ P là người luôn quan tâm và
yêu thương con hết mực. Vì điều kiện hoàn cảnh, em phải rời xa mẹ từ khi quá
nhỏ, chính vì vậy mối quan hệ giữa em và mẹ chưa được thân thiết. Mặc dù vậy,
em luôn nhớ tới mẹ, lo lắng, quan tâm cho mẹ của mình.
P có quan hệ một chiều với chị gái của mình. Chị P là người rất thương em,
nhưng phải xa em từ khi còn nhỏ. Hai chị em rất ít có cơ hội tiếp cận. Gần đây

chị của em có liên lạc trở lại, nhưng rất ít khi đến thăm em.
Quan hệ của P với các thành viên khác là mối quan hệ xa cách, em chia sẻ:
“Bác bá của em chưa một lần hỏi thăm hay đến thăm em. Họ giường như quên
mất sự tồn tại của em”.
Qua phân tích sơ đồ phả hệ, chúng ta có thể nhận thấy được nguồn lực hỗ trợ
từ các thành viên trong gia đình gốc vào tiến trình hỗ trợ, giải quyết vấn đề của
thân chủ là không khả thi.
11 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


3. Sơ đồ sinh thái của thân chủ:
Sinh viên thực tập trong quá trình làm việc, thu thập thông tin sẽ cùng đối
tượng hoặc những người hiểu biết và sẵn sàng tham gia vào tiến trình trợ giúp
đối tượng liệt kê các cơ quan, dịch vụ xã hội… có liên quan đến đối tượng. Từ
đó, sinh viên sẽ xác định các nguồn lực này đang có mối quan hệ như thế nào
đến thân chủ của mình.

12 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


Chú thích:
: Tác động mạnh
: Tác động một chiều
: Tác động hai chiều
: Ít có sự tác động
Nhận xét sơ đồ sinh thái:
Qua biểu đồ sinh thái, chúng ta có thể nhận thấy được sự tác động của thân
chủ với môi trường xung quanh cũng như xác định được nguồn lực hỗ trợ trong
tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ :
Sự tác động giữa gia đình số 13 và thân chủ là sự tác động qua lại 2 chiều. P

sinh sống và sinh hoạt hàng ngày cùng với các thành viên trong gia đình. Mẹ
nuôi luôn quan tâm, chăm sóc và tham gia vào quá trình giáo dục nhân cách,
hình thành nếp sống ở em. Các thành viên khác đều quan tâm, đoàn kết, giúp đỡ
P như anh chị em ruột thịt. Ngược lại, P phải chấp nhận và thực hiện quy định
của gia đình, có sự ứng xử, hành động phù hợp trong các mối quan hệ gia đình.
Sự tác động giữa Làng trẻ em SOS và thân chủ là sự tác động 2 chiều qua
lại. Làng trẻ em SOS là nơi cung cấp các dịch vụ trợ giúp, hỗ trợ P có điều kiện
phát triển toàn diện. P là người được thu hưởng các dịch vụ và phải tuân thủ theo
các quy định của Làng.
Bạn bè, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm có sự tác động 2 chiều tới thân
chủ. Nhà trường đóng vai trò là nơi giáo dục, cung cấp kiến thức, giúp P hình
thành và phát triển nhân cách, dạy đạo đức, kĩ năng cho em. P tham gia học tập
và phải thực hiện theo các nội quy, quy định của trường lớp. Bạn bè luôn quan
tâm, giúp đỡ, chia sẻ cùng P giúp em vượt qua khó khăn,…
P ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ xã hội, y tế,… nên sự tác động là rất ít.
Qua phân tích sơ đồ sinh thái, chúng ta có thể tìm ra được các nguồn lực có
thể tham gia vào tiến trình can thiệp, hỗ trợ thân chủ là: gia đình số 13, bạn bè,
nhà trường và làng trẻ em SOS Việt Trì. Các ngồn lực này đang có sự tác động
tích cực tới thân chủ. Sinh viên có thể tận dụng vào quá trình can thiệp, trợ giúp
của mình.
13 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


4. Cây vấn đề:
Xây dựng cây vấn đề nhằm xác định vấn đề trọng tâm mà thân chủ đang gặp
phải và các vấn đề liên quan cũng như các nguyên nhân của chúng. Thông qua
kĩ thuật phân tích cây vấn đề, sinh viên cũng có thể đánh giá được hậu quả của
các vấn đề mà thân chủ đang gặp phải.

Nhận xét về cây vấn đề:

Qua phân tích cây vấn đề, chúng ta có thể xác định được những vấn đề mà
thân chủ đang gặp phải:

14 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


Tuổi đã 18 nhưng P mới chỉ là cô học sinh lớp 9, từ nhỏ em đã phải rời xa
bố mẹ, không có một tình yêu thương trọn vẹn, không được sự quan tâm, dạy
bảo của bố mẹ như bao đứa bạn cùng trang lứa. Chính điều đó đã khiến em sống
khép kín và ít tiếp xúc với mọi người.
Sự phát triển tâm sinh lí ở mỗi con người đều cần có sự giáo dục và sự hỗ trợ
để có thể phát triển một cách toàn diện toàn diện. ở cái giai đoạn này, em rất cần
có sự hỗ trợ của người lớn nhưng vì mẹ nuôi còn phải chăm sóc cho nhiều thành
viên trong gia đình nên sự quan tâm còn nhiều hạn chế. Còn thiếu nhiều kĩ năng
sống và kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề khiến em luôn cảm thấy mệt
mỏi và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Bản thân lại chưa có định hướng trong
học tập, điều đó khiến em cảm thấy căng thẳng, chán nản với việc học của mình.
Việc ngại giao lưu tiếp xúc, không tin tưởng vào ai, không hòa đồng với mọi
người với mọi người, nên P rất ít bạn bè, em thường cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
Nhiều khi em chỉ biết khóc, tự chịu đựng và tự tìm cách giải quyết vấn đề mình.
Chính điều đó đã khiến vấn đề, khó khăn mà em đang gặp phải trở nên phức tạp,
khó giải quyết và có thể gây tổn thương hơn.
5. Bảng phân tích điểm mạnh và những hạn chế của thân chủ:
Sinh viên thực tập cùng với thân chủ lập bảng phân tích điểm mạnh và hạn
chế nhằm giúp thân chủ tự nhận thức được về mình. Qua đây, sinh viên thực tập
cũng sẽ xác định thêm được các nguồn lực hỗ trợ cũng như xác định được
những cản trở trong quá trình giúp đỡ.

15 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà



Nhận xét bảng phân tích điểm mạnh và hạn chế:
Qua bảng phân tích điểm mạnh và hạn chế, chúng ta có thể đánh giá được
khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ và xác định được các nguồn lực có thể
giúp đỡ, hỗ trợ trong tiến trình giải quyết vấn đề của thân chủ:
Khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ:
- Thuận lợi: Thân chủ đã trưởng thành, được đi học, ngoan ngoãn, có ý
thức. yêu thương mẹ và các thành viên trong gia đình. có sức khỏe tốt.
16 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


- Khó khăn: Tự ti, mặc cảm vào hoàn cảnh. Sống nội tâm, khép kín, ít chia
sẻ, hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh.
Qua phân tích, chúng ta cũng có thể xác định được các nguồn lực có thể tham
gia vào tiến trình trợ giúp, hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề là: mẹ nuôi, các
thành viên trong gia đình số 13 và các môi trường xung quanh như: nhà
trường, Làng trẻ,…

17 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


6. Lên kế hoạch giúp đỡ:
Mục tiêu và thời
gian thực hiện

Hoạt động

Giúp thân chủ P giảm
mặc cảm, tự ti.
Tự tin, hòa đồng với

mọi người.

Trò chuyện, chia sẻ cùng
P. Giúp em tự nhận thức
được bản thân, từ đó có
sự thay đổi phù hợp.
Động viên, tạo niềm tin,
Thời gian thực hiện: giúp em lạc quan vào
trong 2 tuần
hoàn cảnh, vượt qua khó
khăn trong cuộc sống.
Giúp em tham gia vào
các hoạt động của
trường lớp, các buổi
giao lưu, sinh hoạt của
Làng,…

Cách thực hiện và kĩ năng
vận dụng

Người thực
hiện

Sinh viên trò chuyện cởi mở, Sinh viên
lắng nghe và chia sẻ với P.
Sinh viên thực hiện tham vấn, Thân chủ
động viên bằng việc đưa ra
một số tấm gương sáng vượt Mẹ nuôi,…
lên hoàn cảnh, từ đó giúp P tự
tin và lạc quan vào hoàn cảnh,

phát huy nội lực ở em để giải
quyết vấn đề.
Liên hệ với Làng trẻ em SOS
và nhà trường quan tâm, giúp
đỡ P tham gia vào các hoạt
động, giúp em tự tin và hòa
đồng với mọi người.

Kết quả mong đợi
P chấp nhận, quyết tâm thay
đổi.
Giảm tâm lí mặc cảm, tự ti,
giúp em lạc quan vào hoàn cảnh
và cuộc sống. Biết phát huy
điểm mạnh của bản thân.
Có suy nghĩ tích cực, hòa đồng
với mọi người xung quanh

Kĩ năng: tham vấn, vấn đàm,

Giảm tâm lí căng
thẳng và áp lực trong
học tập và sinh hoạt
hàng ngày.

Cùng P xây dựng kế
hoạch học tập và sinh
hoạt hàng ngày. Sắp xếp
lịch học hợp lí, đảm bảo
cho em có thời gian học

tập và vui chơi.

Sinh viên tìm hiểu thời gian Sinh viên
học tập và sinh hoạt của P,
giúp em đánh giá, sắp xếp thứ Thân chủ
tự ưu tiên và phương thức
thực hiện cho các công việc
hàng ngày, cùng em lập kế

18 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà

P sắp xếp được kế hoạch học
tập và sinh hoạt hàng ngày, biết
xác định công việc ưu tiên và
cách giải quyết vấn đề gặp phải.
giảm bớt áp lực trong học tập,
sinh hoạt,…


hoạch cụ thể.
Thời gian thực hiện : Giúp em có thêm kiến
Trong vòng 3 ngày
thức, kĩ năng giải quyết
vấn đề, quản lí thời gian,
ứng phó với căng thẳng,
stress…

Giúp P mở rộng được
các mối quan hệ bạn
bè, tương tác xã hội.

Tự tin tham gia vào
các hoạt động tập thể.
Thời gian: trong suốt
quá trình tiếp cận, hỗ
trợ.
Thời gian: Thực hiên
trong 2 tuần.

Sinh viên cung cấp cho P một
số chiến lược ứng phó với
stress, có chế độ ăn uống, nghỉ
ngơi và học tập phù hợp.

Giúp em hiểu và sẵn
sàng chia sẻ vấn đề mình
gặp phải với mọi người
mà em cảm thấy tin
tưởng.

Giú P thay đổi suy nghĩ, cách
nhìn nhận sự việc xảy ra xung
quanh theo chều hướng lạc
quan, tích cực. Mạnh dạn chia
sẻ với mọi người xung quanh,
tránh dồn nén cảm xúc của
bản thân,..

Giúp P tham gia vào các
hoạt động của trường
lớp và của Làng trẻ.

Khích lệ P chủ động tạo
mối quan hệ, giao tiếp,
chia sẻ với bạn bè và
mọi người xung quanh.

Giúp em tham gia vào các
hoạt động thể thao, văn nghệ
tại Làng cùng mọi người.
Sinh viên tham vấn, trò
chuyện với mọi người xung
quanh để họ hiểu và quan tâm
đến P.

1.

19 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà

Giúp P có thêm được kiến thức,
kĩ năng sống …

Sinh viên,
Thân chủ,
Bạn bè của P


P không còn cảm thấy cô dơn,
buồn tủi.
Có thêm bạn bè chia sẻ, xóa bỏ
tâm lí ngại tham gia vào các
hoạt động tập thể.



Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi thực hiện tiến trình trợ giúp thân chủ
giải quyết vấn đề
Hoạt động 1: Giúp P giảm mặc cảm, tự ti, hòa đồng với mọi người:
Mục tiêu:
-

Giảm tâm lí mặc cảm, tự ti, giúp em lạc quan vào hoàn cảnh và cuộc sống.
Có suy nghĩ tích cực, hòa đồng với mọi người xung quanh.

Thuận lợi:
- P đã trưởng thành, có ý thức, biết lắng nghe, học hỏi.
- Có ý chí, niềm tin và quyết tâm thay đổi.
- Các nguồn lực xung quanh như: mẹ nuôi, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường,
Làng trẻ …đều hỗ trợ tích cực vào quá trình trợ giúp.
Khó khăn:
- Thời gian hỗ trợ ngắn, việc giúp thân chủ thay đổi còn nhiều hạn chế.
- Bản thân thân chủ vẫn còn phụ thuộc vào sinh viên. Quá trình giải quyết vấn
đề còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: tâm lí chán nản, sự thụ động của
thân chủ.
- Sinh viên vẫn còn thiếu kiến thức, kĩ năng trong quá trình trợ giúp.

 Hoạt động 2: Giảm tâm lí căng thẳng và áp lực trong học tập và sinh
hoạt hàng ngày:
Mục tiêu:
- P sắp xếp được kế hoạch học tập và sinh hoạt hàng ngày, biết xác định công
việc ưu tiên và cách giải quyết vấn đề gặp phải. giảm bớt áp lực trong học
tập, sinh hoạt,…
- Giúp P có thêm được kiến thức, kĩ năng sống …

Thuận lợi:
- Có ý thức, quyết tâm thay đổi.
- Biết lắng nghe, học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm.
Khó khăn:
- Chưa biết lên kế hoạch hoạt động , bản thân vẫn còn rụt rè, không chia sẻ
với sinh viên và mọi người xung quanh.
- Chưa thực hiện theo kế hoạch đề ra, vẫn còn phụ thuộc vào sinh viên
20 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


 Hoạt động 3: Giúp P mở rộng được các mối quan hệ bạn bè, tương tác
xã hội. Tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể.
Mục tiêu:
- P không còn cảm thấy cô dơn, buồn tủi.
- Có thêm bạn bè chia sẻ, xóa bỏ tâm lí ngại tham gia vào các hoạt động tập
thể.
Thuận lợi:
- Nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh.
- Thân chủ có ý chí, quyết tâm thay đổi.
Khó khăn:
- Thân chủ vẫn còn tâm lí rụt rè, thiếu tự tin, không hòa đồng, chưa mạnh dạn
tham gia vào các hoạt động tập thể.
- Thân chủ vẫn còn thụ động, chưa có kĩ năng tạo dựng và duy trì các mối
quan hệ.

21 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà


22 .Tiểu luận Công tác xã hội cá nhân và nhóm – Việt Hà




×