Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài 24 nước đại việt ta thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.69 KB, 11 trang )

Ngày soạn: 27/2/2019
Ngày giảng: 1/3/2019
CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI
(tiếp)
Bài 24 – Văn bản: Nước Đại Việt Ta
“ Trích Bình Ngô đại cáo”
(Nguyễn Trãi )

Tiết 97: Đọc – Hiểu văn bản
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Sơ lược về thể chiếu, hịch, cáo, tấu
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Bình Ngô đại cáo
- Nội dung, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc. Đặc
điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích Nước Đại Việt ta
2. Kĩ năng.
- Đọc- hiểu một văn bản viết theo thể cáo
- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở một
văn bản cụ thể thuộc thể loại chiếu, hịch, cáo, tấu.
3. Các phẩm chất và năng lực cần phát triển
3.1 Phẩm chất
- Yêu quê hương, đất nước, con người.
- Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước
và độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh.
3.2 Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
ngôn ngư
- Năng lực chuyên biệt: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
thẩm mỹ, năng lực tư duy, năng lực lập luận, phản biện.
B. BẢNG ĐẶC TẢ
Nhận biết


Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Nhớ được nhưng - Giải thích ý nghĩa - Vận dụng hiểu - Viết được bài
nét chính về tác nhan đề Văn bản
biết về tác giả, tác văn cảm nhận,
giả, tác phẩm - Hiểu, cảm nhận phẩm … để phân suy nghĩ của cá
(cuộc đời và sự được nhưng nét tích, lý giải giá trị nhân về giá trị
nghiệp, hoàn cảnh đặc sắc về nội nội dung, nghệ nội dung được
sáng tác, thể loại dung và nghệ thuật thuật của văn bản. phản ánh qua
…)
của tác phẩm nghị - Nhận xét, khái các nhân vật, sự
- Nhận ra, thấy luận trung đại: bàn quát được một số việc.
được đặc điểm của luận nhưng vấn đề đặc điểm về thể
kiểu văn bản nghị có tính thời sự, có loại, đề tài ngôn
luận trung đại ở thể: ý nghĩa xã hội lớn ngư và nhưng
lao; nghệ thuật lập đóng góp vào nền
chiếu, hịch, cáo.
1


luận, câu văn biền văn học Việt Nam
ngẫu.
trung đại Việt
- Hiểu được một Nam.
vài đặc điểm chính
của thể loại: cáo.
C. Chuẩn bị
1. GV: Giáo án.
2. HS: Đọc bài, soạn bài.

D . Phương tiện và phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập
- Phương pháp: hoạt động nhóm, vấn đáp
- Kĩ thuật: động não, tia chớp, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia nhóm,
đọc tích cực, viết tích cực, trình bày 1 phút.
E. Tiến trình tổ chức dạy học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi: Lật mảng ghép, I. Hoạt động khởi động
đoán hình nền.
Gv: Nguyễn Trãi không chỉ là nhà chính trị, nhà
quân sự lỗi lạc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn
là một trong nhưng nhà văn chính luận xuất sắc
trong lịch sử văn học thời kì trung đại. Tác phẩm
Bình Ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn bậc
nhất trong nền văn học nghị luận trung đại cổ điển
nước ta. Trong tiết học ngày hôm nay cô sẽ cùng
các em tìm hiểu tác phẩm nghị luận trung đại này
qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta”
II. Hoạt động hình thành
kiến thức
1. Đọc - tiếp xúc văn bản.
? Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm
a. Tác giả, tác phẩm.
Bình ngô đại cáo?
- Hs thuyết trình, bổ sung, phản biện.
- Gv nhận xét, khái quát
Gv: Tác phẩm ra đời trong không khí hào hùng của
ngày vui đại thắng, ngày vui độc lập, tổ quốc sạch
bóng quân thù, đất nước bước vào kỉ nguyên mới,

kỉ nguyên phục hưng dân tộc.
- Gv chiếu: tác phẩm Bình Ngô đại cáo được chia
làm 4 phần.
? Đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào của
- Đoạn trích: Nước Đại
tác phẩm Bình Ngô đại cáo?
Việt ta nằm ở phần đầu văn
- Hs:
bản nêu luận đề chính
nghĩa
2


Gv khái quát, chuyển ý
b. Đọc
Gv nêu yêu cầu đọc: giọng đọc trang trọng, hùng
hồn, tự hào. Ngoài ra, các em cần chú ý đến tính
chất cân xứng nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu.
* Từ kho
- Hs đọc, nhận xét
- Gv đọc
c. Cấu trúc văn bản
? Đoạn trích được viết theo thể loại nào? Em biết - Thể loại: Cáo
gì về thể loại đó?
- Hs: Cáo: thể văn nghi luận cổ, thường được vua
chúa dùng để trình bày chủ trương hay công bố kết
quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo
phần nhiều viết bằng văn biền ngẫu (có vần hoặc
không có vần, nhưng thường có đối), giống như
hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện nên lời

lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ mạch
lạc.
? Từ đặc điểm của thể cáo, em hãy cho biết - Phương thức biểu đạt:
nghị luận
phương thức biểu đạt chính của văn bản?
- Hs trả lời
Gv: Tuy văn bản Nước Đại Việt ta là một đoạn - Bố cục: ba phần:
trích nhưng có bố cục rất rõ ràng.
+ Phần 1 từ đầu đến “trừ
? Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần?
bạo”: nêu tư tưởng nhân
Nêu nội dung chính của từng phần?
nghĩa
- Hs: trả lời
+ Phần 2 tám câu tiếp theo:
(gv chiếu bố cục)
chân lí về chủ quyền độc
lập dân tộc.
+ Phần 3 các câu còn lại:
sức mạnh của chân lí nhân
nghĩa
Gv khái quát, chuyển ý.
2. Đọc - hiểu văn bản.
- Gv chiếu
a Tư tưởng nhân nghĩa
Gv: trong nhưn câu cáo đầu tác giả đã nêu tư tưởng
nhân nghĩa.
? Em hiểu như thế nào về khái niệm “ nhân nghĩa ”
- Nhân nghĩa: là khái niệm đạo đức của Nho giáo
được hiểu chung là lòng thương người, là đạo lí, lẽ

phải cần phải làm trong quan hệ giữa người với
người.
Gv: Chủ yếu là mối quan hệ giưa con người với
con người.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
? Qua hai câu thơ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
– Quân điếu phạt trước lo trừ bạo có thể hiểu cốt - Cốt lõi tư tưởng nhân
3


lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

nghĩa là yên dân (thương
dân, lo cho dân sống yên
- Hs tự nghiên cứu, trao đổi, thống nhất, trình bày, ổn); trừ bạo (yêu nước,
phản biện.
chống giặc ngoại xâm)
? So sánh và cho biết điểm tiến bộ trong tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với tư
tưởng nhân nghĩa của nho giáo?
- Nhân nghĩa gắn với yêu nước
Gv bình: Cũng dùng khái niệm nhân nghĩa nhưng
cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
mở rộng hơn, tiến bộ hơn không chỉ là quan hệ
giưa người với người mà còn là quan hệ giưa dân
tộc với dân tộc, quốc gia với quốc gia.
GV Tích hợp với nội dung tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh:
Bác Hồ đã khẳng định “Dễ trăm lần không
dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”,

ngày nay Đảng và nhà nước ta luôn kế thừa và
phát huy tư tưởng truyền thống này để XD đất
nước Việt Nam giàu mạnh công bằng dân chủ văn
minh của dân do dân và vì nhân dân với phương
châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
GV chuyển ý
b. Chân lí về sự tồn tại
- Gv tổ chức cho hs hoạt động nhóm lớn
độc lập có chủ quền của
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
dân tộc Đại Việt
Câu 1: Nguyễn Trãi đã dựa trên những yếu tố - Khẳng định nền độc lập
nào để khẳng định chủ quyền độc lập của dân với nền văn hiến lâu đời,
tộc Đại Việt? Trong những yếu tố đó được tác lãnh thổ, chủ quyền, phong
giả đưa lên hàng đầu? Vì sao?
tục, truyền thống lịch sử và
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các
nhân tài hào kiệt.
biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn
cáo trên?
- Hs trao đổi, thống nhất, trình bày, phản biện.
- Gv tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo
luận theo từng câu
Câu 1: Học sinh báo cáo, phản biện
Giảng: Vì truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp
là yếu tố cơ bản nhất để xác định dân tộc. Từ xưa
đến nay phong kiến phương Bắc luôn muốn đồng
hóa dân để chúng dễ dàng ai trị. Đưa văn hiến lên
đầu để phủ định lại chính sách thâm độc của phong
kiến phương Bắc, khẳng định chủ quyền dân tộc.

Câu 2: Học sinh báo cáo, phản biện
- Liệt kê : Các triều đại của nước ta và Trung Quốc - Nghệ thuật: Liệt kê, so
4


qua các thời kì lịch sử.
- So sánh đối lập
-> Đặt nươc ta ngang hàng với các triều đại Trung
Quốc. Thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
- Từ ngữ có tính chất hiển nhiên: từ trước, vốn
xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác, bao đời
- Lời văn trang trọng, tự hào.
-> Nhằm khẳng định nhưng gì là hiển nhiên, vốn
có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ.
Gv: chính quan niệm nhân văn tiến bộ “nhân
nghĩa cốt ở yên dân” đã làm nên đất nước là
“hào kiệt đời nào cũng co”. Lời văn trang trọng,
tự hào càng làm tăng thêm sức mạnh của sự hùng
biện.
? Đoạn cáo gợi cho em nhớ đến tác phẩm văn học
nào em đã được học ở lớp 7?
- Hs: Sông núi nước Nam
? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn
trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát
triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước
Nam vì sao?
(Gợi ý: Tìm hiểu nhưng yếu tố nào đã được nói tới
trong bài Sông núi nước Nam, nhưng yếu tố nào
mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta)
- Hs trả lời, nhận xét

GV bình: Ở Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi tiếp tục
thể hiện ý thức và niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua
từ đế (vua thiên tử, không phải vương (vua chư
hầu) khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng
với phong kiến phương Bắc.
Mặt khác, Lí Thường Kiệt cho rằng chủ quyền
dân tộc là do” sách trời”, do thần linh định vị còn
Nguyễn Trãi đã khẳng định: chủ quyền dân tộc là
do sức mạnh của dân tộc, dựa trên tư tưởng nhân
nghĩa.
? Em có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Trãi
về đất nước?
- Học sinh trả lời
Gv: Đây chính là quan niệm toàn diện, sâu sắc của
Nguyễn Trãi về đất nước không chỉ trên phương
diện lãnh thổ chủ quyền mà còn cả nhưng giá trị
văn hóa tinh thần như văn hóa truyền thống, tài
năng của con người.
Gv: Chính vì vậy Bình Ngô đại cáo được coi là bản
tuyên ngôn độc lập lần thứ hai. Chủ tịch Hồ Chí

sánh đối lập, câu văn
biền ngẫu, sử dụng từ
ngữ có tính chất hiển
nhiên, vốn có, lâu đời; lời
văn trang trọng, tự hào.
-> Khẳng định vị thế
đáng tự hào của dân tộc
ta so với các dân tộc
khác, đặc biệt là so với

các triều đại phong kiến
phương Bắc.

=> Thể hiện quan niệm
toàn diện, sâu sắc, tiến bộ
về đất nước.

5


Minh đã tiếp nối và phát triển ý thức, niềm tự hào
dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập lần thứ ba
ngày 2/9/1945.
Gv. Các em thân mến, về cơ bản HCM tiếp thu
quan niệm nhân nghĩa, yêu nước và độc lập dân
tộc của các nhà yêu nước thời trước đồng thời
phát triển phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, làm
nên tư tưởng mang tính thời đại: tư tưởng nhân
nghĩa của Hồ Chí Minh mở rộng hơn, gắn với đồng
đội, gắn với Đảng; chủ nghĩa yêu nước gắn với
đoàn kết quốc tế, độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Gv: khái quát, chuyển ý
- Chiếu- hs đọc nhưng câu thơ còn lại
Gv: Chiếu, hs đọc
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Để khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa
và độc lập dân tộc tác giả đã đưa ra những
chứng cớ nào? Em có nhận xét gì về những
chứng cớ đó?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện
pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn cáo
trên?
- Hs trao đổi, thống nhất, trình bày, phản biện.
1. - Lưu Cung …thất bại
Triệu Tiết – tiêu vong
Toa Đô - bắt sống
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
-> Dẫn chứng sự thật lịch sử, tiêu biểu, vừa mới
xảy ra, chân thực, hùng hồn, đầy sức thuyết phục.
2. Nội dung cần đạt
Gv bình: Kẻ thù thất bại, tiêu vong vì động cơ ích
kỉ chỉ “thích lớn”, “tham công” dựa vào tướng giỏi
quân đông không "lấy nhân nghĩa làm gốc", mà chỉ
lấy "trí dũng làm càn", hậu quả ấy không thể nào
tránh khỏi. Với kẻ thù đó là sự thất bại nhục nhã
muôn đời khôn rửa, tiếng xấu còn ghi, với ta là
chiến thắng hào hùng, là nhưng mốc son chói lọi
trong lịch sử dân tộc.
- Đoạn văn khép lại bằng hai câu: “Việc xưa
xem xét / Chứng cớ còn ghi”, Nguyễn Trãi muốn
biến lời nói của mình thành lời của người chép sử
biến cái chủ quan thành khách quan để khẳng định
cho sức mạnh của nhân nghĩa và sức mạnh của

c. Sức mạnh nhân nghĩa
và độc lập dân tộc

- Nghệ thuật: Liệt kê các
chứng cớ hùng hồn, câu

văn biền ngẫu, giọng văn
tràn đầy niềm tự hào.
=> Nổi bật sự thất bại
thảm hại của kẻ thù và ca
ngợi chiến thắng hào
hùng của ta.

6


chân lí độc lập dân tộc: kẻ xâm lược là kẻ phản
nhân nghĩa nhất định thất bại. Chính sức mạnh
nhân nghĩa tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù.
- Các em chú ý cho cô từ Vậy nên
? Từ vậy nên được sử dụng trong đoạn trích có tác
dụng gì?
- Dùng để chuyển đoạn, tạo ra mối quan hệ nhân
quả tất yếu giưa các phần, làm cho đoạn trích thêm
chặt chẽ, rõ ràng trong cách lập luận đồng thời tạo
nhịp điệu cho bài thơ.
Gv: Đây là cách lập luận bằng dẫn chứng rất cụ
thể, các em có thể học tập cách lập luận này vào
quá trình viết văn nghị luận.
Gv khái quát, chuyển ý
d. Tổng kết.
? Em hãy khái quát nhưng nét đặc sắc nghệ thuật
* Nghệ thuật.
của văn bản chính luận Nước Đại Việt ta?
- Viết theo thể văn biền
- Hs trả lời, nhận xét

ngẫu
Gv: Thể văn hùng biện, lời lẽ đanh thép, lí luận sắc - Lập luận chặt chẽ, chứng
bén. Qua đó ta thấy ngòi bút tài hoa của Nguyễn cứ hùng hồn, lời văn trang
Trãi - một nhà văn chính luận lỗi lạc trong nền văn trọng, tự hào.
học trung đại Việt Nam xứng đáng là đoạn trích
tiêu biểu trong áng “thiên cổ hùng văn” vô tiền
khoáng hậu.
? Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích?
- Hs trả lời, nhận xét.

? Qua tìm hiểu em hãy rút ra ý nghĩa của văn bản?
- Hs trả lời, nhận xét
Gv: Đoạn văn mở đầu bài Bình Ngô đại cáo không
dài. Tuy vậy, nó vẫn là điểm tựa, là nền móng lí
luận cho toàn bài. Đoạn văn có sức khái quát rất
cao biến nhưng gì xảy ra thành quy luật vận hành:
người thắng là do nhân nghĩa, chủ quyền độc lập
được khẳng định là do xây dựng trên nền tảng nhân
nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ tác phẩm Bình Ngô đại cáo: Tư
tưởng nhân nghĩa thực sự sâu sắc, mang tính nhân
văn cao cả, của cả một triều đại ở hành động:
Không những tha chết cho quân giặc mà còn cấp
thuyền, cấp ngựa cho chúng trở về nước. Đó thực
sự để tránh cho dân khỏi hoạ binh đao.

* Nội dung
- Đoạn trích có 3 nội dung:
tư tưởng nhân nghĩa, chân
lý về sự tồn tại độc lập có

chủ quyền của dân tộc Đại
Việt.
* Ý nghĩa văn bản.
- “NĐVT” là một đoạn
trích tiêu biểu trong áng
thiên cổ hùng văn Bình
ngô đại cáo có nội dung
tư tưởng sâu sắc; Có ý
nghĩa như một bản tuyên
ngôn độc lập

7


- Gv chiếu yêu cầu
III. Hoạt động luyện tập
Gv hướng dẫn học sinh khái quát trình tự lập luận
bằng sơ đồ : yêu cầu khái quát để thấy được đoạn
văn tiêu biểu cho nghệ thuật hùng biện của văn học
trung đại với lập luận chặt chẽ, sắc bén, lí thuyết
chắc chắn, thực tiễn rõ ràng, lấy dẫn chứng từ thực
tiễn để làm sáng rõ lí lẽ.
- Gv hướng dẫn, yêu cầu hs về nhà hoàn làm bài.
IV Hoạt động vận dụng
? Trong văn bản, ta thấy Nguyễn Trãi đặc biệt đề
cao “Văn hiến” của dân tộc. Ngày nay, hội nhập là
xu thế phát triển chung của nhân loại nhưng chúng
ta có được bỏ quên truyền thống văn hóa không
- Hs: tự bộc lộ
? Theo các em, chúng ta phải làm gì để giư gìn bản

sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới?
- Hs: tự bộc lộ
Gv: xây dựng nhà trường thành một môi trường
văn hóa. Đây cũng là tiêu chí trong tiêu chuẩn 4 về
công nhận trường đạt chuẩn QG.
IV. Hoạt động tìm tòi, mở
rộng
Gv chiếu, yêu cầu học sinh về thực hiện
- Tìm đọc toàn bộ tác phẩm
Gv: Như vậy cô cùng các em đã tìm hiểu xong 3 văn Bình Ngô đại cáo
bản trong chủ đề văn nghị luận trung đại: Chiếu rời
đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc
Tuấn và Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi. Qua 3
văn bản này ta thấy được sự phát triển của ý thức độc
lập và tinh thần tự hào của dân tộc thể hiện: trước hết
là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời
đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu
dời đô), sau đó phát triển cao hơn thành quyết tâm
chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang
sơn xã tắc ở thế kỉ XIII (Hịch tướng sĩ) và cuối cùng
phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân
trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại
độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước
Đại Việt ta).
- Ý thức độc lập dân tộc còn được thể hiện trong
học pháp như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở
tiết chủ đề sau.
* Củng cố, dặn dò.
- Gv khái quát nội dung toàn bài.
8



- Yêu cầu về nhà:
+ Đọc lại bài, nắm được đặc điểm của thể cáo; nội dung, nghệ thuật và ý
nghĩa văn bản.
+ Chuẩn bị bài: Hành động nói (tiếp) .
E. Câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề
- Câu hỏi nhận biết
1. Văn bản Nước Đại Việt ta trích từ tác phẩm nào?
A. Chiếu dời đô
B. Hịch tướng sĩ
C. Bình Ngô đại cáo
D. Bàn luận về phép học
2. Văn bản Nước Đại Việt ta được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chông quân Tông
B. Thời kì nước ta chống gỉặc Mông – Nguyên
C. Thời kì nước ta chống quân Thanh
D. Thời kì nước ta chống giặc Minh
3. Văn bản Nước Đại Việt ta viết theo thể loại gì ?
A. Tấu
B. Cáo
C. Hịch
D. Chiếu
4. Chư văn hiến trong trong câu Vốn xưng nền văn hiến đã lâu có nghĩa là:
A. nhưng tác phẩm văn chương
B. nhưng người tài giỏi
C. truyền thống lịch sử vẻ vang
D. truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp
5. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu nào ?
A. Câu nghi vấn

B. Câu cầu khiến
C. Câu trần thuật
D. Câu cảm thán
6. Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt ?
A. nhân nghĩa
B. xem xét
C. độc lập
D. tiêu vong
7. Kiểu hành động nói nào đã được thực hiện trong đoạn trích sau :
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
A. Hành động trình bày
B. Hành động hỏi
C. Hành động bộc lộ cảm xúc
D. Hành động điều khiển
- Câu hỏi thông hiểu
1. Chứng minh sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ
kết hợp giưa lí lẽ và thực tiễn.
2. Giải thích nhan đề ý nghĩa văn bản Bình Ngô đại cáo
3. Hãy chỉ ra nhưng nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Nước Đại Việt ta
- Câu hỏi vận dụng
1. Phân tích nhưng nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Nước Đại Việt ta
2. Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng sơ đồ tư duy.
3. Chứng minh rằng: Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta Nguyễn Trãi nêu
lên một quan niệm khá toàn diện và hoàn chỉnh về tổ quốc.
9



4. Vì sao nói đoạn trích nước đại việt ta là đoạn trích tiêu biểu cho nghệ
thuật hùng biện của nền văn học trung đại?
5. Em hãy phân tích tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc qua ba văn
bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta.
- Câu hỏi vận dụng cao
1. Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hãy viết bài
giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung
nhận xét trên.
2. Có ý kiến cho rằng “Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa như một bản tuyên
ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Dựa vào đoạn trích Nước Đại Việt ta em
hãy viết bài văn nghị luận làm sáng tỏ ý kiến trên.
3. Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy) nêu suy nghĩ của em về quan
niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong văn bản Nước Đại Việt ta.
4. Viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy) nêu cảm nhận của em về lòng tự
hào dân tộc qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.
5. Phân tích khát vọng độc lập dân tộc và khí phách Đại Việt qua ba văn
bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta

10


11



×