Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH TIẾP CẬN NGUỒN LỰC Ở VIỆT NAM 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.77 KB, 41 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH TIẾP CẬN NGUỒN LỰC Ở VIỆT NAM 2006
CƠ SỞ VÀ MỤC TIÊU CỦA CUỘC ĐIỀU TRA
Cuộc Điều tra hộ gia đình tiếp cận nguồn lực (VARHS) đầu tiên được thực hiện vào năm 2002.
Cuộc điều tra này nhằm hỗ trợ tốt hơn và cập nhật thông tin về các nhân tố chủ chốt có ảnh hưởng
đến sinh kế và cơ hội phát triển, cũng như các trở ngại đặc trưng của môi trường kinh tế hộ gia đình
ở nông thôn Việt Nam.
Vài năm lại đây, một số thay đổi về chính sách đã tác động đến hộ gia đình nông thôn trong việc
tiếp cận các nguồn lực kinh tế chính và thị trường. Ví dụ mở rộng tiếp cận vốn thông qua hoạt động
gây quỹ (sẵn có thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN và PTNT và các Chương
trình mục tiêu của Chính phủ), và các sửa đổi trong Luật Đất đai. Những điều này có ảnh hưởng lớn
tới tình hình kinh tế và triển vọng phát triển cho hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Nền kinh tế Việt
Nam không ngừng mở cửa với cạnh tranh quốc tế và các cơ hội trong quá trình hội nhập với kinh tế
thế giới, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới cũng có ảnh hưởng đến sinh kế của
các hộ gia đình Việt Nam - ở thành thị cũng như ở nông thôn.
Cuộc điều tra này về việc tiếp cận nguồn lực đối với hộ gia đình ở nông thôn nhằm giúp chúng ta
hiểu biết hơn về các đặc điểm và hoạt động của thị trường đất đai ở nông thôn, vai trò của các
nguồn tín dụng khác nhau, và tầm quan trọng của việc tiếp cận việc làm và thị trường đầu vào - đầu
ra trong việc tạo thu nhập.
Cuộc điều ta thứ 2 này nhằm cung cấp nguồn dữ liệu cập nhật về hộ gia đình nông thôn được sử
dụng trong việchoạch định chính sách, đánh giá mức sống và đánh giá các chính sách, các chương
trình. Kết quả của cuộc điều tra cho phép đưa ra phân tích về các xu hướng trung hạn, đây là sự
khác biệt lớn ở phiếu hỏi của cuộc điều tra này so với cuộc điều tra lần 1.
Đặc biệt, cuộc điều tra lần này không chỉ tập trung vào hộ gia đình tiếp cận nguồn lực - mà quan
trọng hơn là tập trung vào các hộ gia đình đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận một hay nhiều hơn

1


các nguồn lực kinh tế chính. Thông qua việc thu thập thông tin, mong muốn rằng cuộc điều tra này
sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về những thách thức mà hộ gia đình nông thôn Việt Nam phải đối mặt


trong phát triển.
Cuối cùng, VAHRS được thực hiện nhằm cung cấp các dữ liệu bổ sung cho các thông tin từ cuộc
điều tra mức sống dân cư (VHLSS) do Tổng Cục thống kê (GSO) thực hiện 2 năm 1 lần. Đã có rất
nhiều cố gắng để có được sự kết hợp khai thác giữa hai nguồn thông tin này.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Tài liệu này đưa ra các hướng dẫn cho điều tra viên của cuộc điều tra. Tài liệu mô tả các nhiệm vụ
của điều tra viên và lý giải làm thế nào để ghi thông tin vào phiếu hỏi khi đi điều tra. Điều tra viên
phải nắm được tất cả các hướng dẫn trong tài liệu này trước khi bắt tay vào công việc điều tra.

Giám sát viên của từng khu vực và trưởng nhóm điều tra cũng nên nghiên cứu và hiểu rõ Tài liệu
hướng dẫn cho điều tra viên vì họ sẽ phải chịu trách nhiệm hỗ trợ các điều tra viên trong công việc
thu thập thông tin, giúp đỡ giải quyết bất kỳ mọi vấn đề phát sinh với phiếu hỏi trong quá trình điều
tra, kiểm tra và bảo đảm rằng tất cả các phiếu hỏi được ghi một cách chính xác.

Tài liệu hướng dẫn cho điều tra viên rất quan trọng. Điều tra viên nên đem theo trong suốt quá trình
điều tra tại địa bàn. Tài liệu này có Mục lục giúp cho việc tìm thông tin dễ dàng.

2


HƯỚNG DẪN CHUNG
Phỏng vấn ai?
Điều tra viên sẽ được cung cấp một danh sách các hộ gia đình cần phỏng vấn. Gồm tất cả các hộ gia
đình đã được phỏng vấn trong cuộc điều tra của GSO và/ hoặc ILLSA. Nếu một gia đình đã chuyển
đi hoặc không còn ở chung, hoặc chủ hộ chết, các điều tra viên làm theo hướng dẫn sau đây:
-

Nếu chủ hộ và vợ/chồng đã ly hôn, thực hiện phỏng vấn với người hiện còn ở tại vị trí mà
họ đã từng được phỏng vấn trước đây.


-

Nếu chủ hộ chết, thực hiện phỏng vấn với người hiện ở tại vị trí mà họ đã từng được phỏng
vấn trước đây.

-

Nếu gia đình không còn ở chung, ví dụ người con trai của gia đình đó lấy vợ và ở riêng một
chỗ khác, thì chỉ phỏng vấn người hiện đang ở trong nhà cũ.

-

Nếu gia đình chuyển đi một chỗ khác ngay trong xã, phải tìm họ để phỏng vấn.

-

Nếu tất cả các thành viên hộ gia đình đã chuyển đi khỏi xã, sử dụng phiếu "hộ gia đình vắng
mặt". Phiếu hỏi này sẽ thực hiện với những người hàng xóm cũ của gia đình đó, hoặc với bất
kỳ người nào biết về gia đình họ. Có thể chấp nhận việc hỏi nhiều người để có thể thu được
hểt thông tin cần thiết trong phiếu hỏi.

Khi thực hiện phỏng vấn, điều quan trọng là ưu tiên phỏng vấn chủ hộ. Nếu có người nào đó có thể
trả lời tốt hơn cho một số phần nhất định trong phiếu hỏi thì phải chắc chắn phỏng vấn trực tiếp
người đó. Trên mỗi trang của phiếu hỏi, ở góc trên bên trái có nhắc điều tra viên về người trả lời
được ưu tiên hơn. Tuy nhiên, ở Mục 6 - Chi tiêu, tiết kiệm và tài sản, người trả lời nên là vợ.
Trong hầu hết các trường hợp, điều tra viên sẽ đại diện cho cơ quan thực hiện dự án đi điều tra một
mình. Nên điều tra viên cần phải tạo mối quan hệ tốt và thân thiện với hộ gia đình trong suốt thời
gian thực hiện công việc. Việc điều tra nên tránh thực hiện vào thời điểm gia đình đang có việc bận.
Vì khi đang bận, người trả lời phỏng vấn sẽ không đủ minh mẫn và thời gian để trả lời hết các câu

hỏi, điều này sẽ dẫn đến thái độ bất hợp tác.
Điều tra viên phải đảm bảo với người được phỏng vấn rằng các thông tin thu được sẽ được giữ kín
và chỉ phục vụ mục đích thống kê và không nêu tên hộ gia đình. Đảm bảo với người được phỏng
vấn rằng sẽ không tiết lộ bất kỳ thông tin riêng nào về gia đình trong các bảng thống kê hoặc các ấn
phẩm khác và các thông tin thu được sẽ không được sử dụng để chống lại người được phỏng vấn
hay hộ gia đình dưới bất kỳ hình thức nào. Phiếu giải trình về vấn đề này sẽ được cung cấp cho các
hộ gia đình.

3


Điều tra viên nên cho người được phỏng vấn biết về tầm quan trọng của các thông tin thu được từ
cuộc điều tra trong việc nghiên cứu phát triển và các vấn đề đối với hộ gia đình vùng nông thôn.
Đồng thời sẽ cố gắng đưa ra các khuyến nghị thích hợp nhằm giải quyết các vấn đề mà hộ gia đình
vùng nông thôn đang phải đối mặt để giúp họ phát triển tốt hơn trong tương lai. Điều tra viên có thể
được yêu cầu để giải thích về nội dung phiếu hỏi, phương pháp điều tra và mục đích sử dụng của
thông tin thu được. Đưa đến cho người được phỏng vấn những câu trả lời chính xác và đầy đủ là rất
quan trọng, góp phần tạo sự hợp tác và tự tin ở người trả lời.
Tất cả các câu trả lời nên được ghi lại mạch lạc đúng với hướng dẫn kèm theo từng câu hỏi trong
phiếu. Nếu một câu hỏi nào đó không áp dụng với hộ gia đình thì dùng Mã "98" điền vào chỗ dành
cho câu trả lời. Với một câu hỏi đưa ra mà không thu được thông tin thì (hay là trường hợp "không
biết"), dùng Mã "99”. Mã "999" được sử dụng trong phiếu hỏi nhưng có sự khác nhau theo từng
phần. Nó có thể được dùng để chỉ "không xác định", không (0), và/ hoặc "đang diễn ra" phụ thuộc
vào tình huống cụ thể trong phiếu hỏi. Mã "97" thỉnh thoảng được dùng trong trường hợp câu trả lời
không nằm trong phạm vi các phương án trả lời đưa ra trong phiếu hỏi.
Phiếu hỏi nên được viết bằng bút đen hoặc xanh. Trong toàn bộ phiếu hỏi này, các câu hỏi có không nói chung được trả lời bằng Mã "1" - Có, và "2" - Không.
Mục đích của điều tra viên là thu được thông tin chính xác từ người trả lời trong thời gian phỏng
vấn. Quan trọng là điều tra viên phải nhớ rằng thông tin phỏng đoán từ chính người trả lời còn tốt
hơn là thông tin do chính điều tra viên đưa ra. Thêm vào đó, nếu chính quyền địa phương có mặt
trong cuộc phỏng vấn thì họ không được trả lời bất kỳ một câu hỏi nào cho hộ gia đình hay giải

thích bất cứ vấn đề nào đó.Vấn đề rất quan trọng là chúng ta nắm được các quan điểm và hiểu biết
của gia đình - không cần biết là đúng hay sai. Nếu điều tra viên có lý do để cho rằng người trả lời
không hiểu câu hỏi, hay đưa ra thông tin sai, thì điều tra viên phải tìm cách hỏi khác hoặc gắn với
các câu hỏi khác cho đến khi thu được thông tin cho là cần thiết. Hãy kiểm tra nhanh các số liệu thu
được để xem chúng có nhất quán hay không. Bất kỳ lúc nào có thể, hãy sử dụng các mã trả lời trong
phiếu hỏi. Tuy nhiên, đừng do dự ghi thêm các thông tin bổ sung vào phần cuối mỗi trang. Quan
trọng là điều tra viên cần lựa chọn thời gian thích hợp để lấy được thông tin đầy đủ vào phiếu hỏi.
Nên nhớ quan trọng hơn là điều chỉnh và hoàn thiện thông tin đối với mỗi hộ gia đình hơn thay vì
chỉ lấy thông tin nhiều hộ. Các phiếu chất lượng kém và chưa hoàn thiện sẽ không có giá trị.

4


Cần cố gắng để hoàn thiện phiếu hỏi của tất cả các hộ gia đình trong danh sách. Nếu các hộ gia đình
tạm thời đi khỏi địa phương, hãy tìm hiểu xem khi nào họ về. Nếu hộ gia đình sẽ về trong thời gian
điều tra viên ở tại địa phương, điều tra viên sẽ quay lại gặp khi họ trở về. Nếu hộ gia đình không
quay về trong thời gian đó thì điều tra viên sẽ phải liên hệ với giám sát viên để nhận được sự hướng
dẫn.
Nếu điều tra viên gặp phải bất kỳ vấn đề gì trong thời gian ở tại địa bàn mà không thể tự giải quyết,
điều tra viên nên liên lạc với giám sát viên để có được hướng dẫn và trợ giúp cần thiết. Đảm bảo
rằng các hướng dẫn và gợi ý của giám sát viên không mâu thuẫn với các hướng dẫn trong tài liệu
này.
Thời gian tham khảo chính của cuộc điều tra là 12tháng gần đây. Trong một số trường hợp thông tin
đòi hỏi phải là của năm 2002 (thời điểm của cuộc điều tra trước, tương ứng khoảng 5 năm) và có
một số câu hỏi về nguyện vọng, mong muốn trong tương lai. Thời điểm cho mỗi câu hỏi được giải
thích rõ ràng trong phiếu hỏi hoặc tương ứng với hướng dẫn trong tài liệu này.

5



HƯỚNG DẪN CỤ THỂ CHO PHIẾU HỎI
Phiếu hỏi được chia ra 9 mục như sau:

Mục 1
Mục 2
Mục 3
Mục 4
Mục 5
Mục 6
Mục 7
Mục 8
Mục 9

Trang bìa
Hộ gia đình, các đặc điểm chung và xác
định thành viên hộ
Đất nông nghiệp và tình hình nông
nghiệp
Chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ
nông nghiệp và tiếp cận thị trường
Nghề nghiệp, sử dụng thời gian và các
nguồn thu nhập
Chi phí cho ăn uống, các chi phí khác,
khoản tiết kiệm và các đồ dùng lâu bền
của gia đình
Tín dụng
Khó khăn và rủi ro
Quan hệ xã hội và mạng lưới

MỤC 1 - BÌA

Người được ưu tiên phỏng vấn là chủ hộ.
Mã số/ số do ILSSA quy định. Quan trọng là các mã trong cuộc điều tra năm 2002 cũng như Điều
tra Mức sống dân cư 2004 đều xuất hiện cùng với mã mới cuả ILSSA năm 2006.
Ghi tên theo trình tự: Họ, Tên đệm, Tên
Ghi ngày theo trình tự: Ngày, tháng, năm.
Trong phần đầu của cuộc phỏng vấn, điều tra viên phải điền thông tin về thời gian bắt đầu và thời
gian kết thúc phỏng vấn (đối với cả 2 lần đến nếu cần), và ký tên ở trang bìa. Giám sát viên/ trưởng
nhóm cũng sẽ ký ở trang này. Đồng thời điền 2 mã theo quy định. Nếu có phiên dịch làm việc trong
suốt cuộc phỏng, điều tra viên cần phải ghi thông tin này vào ô quy định trên trang bìa.

6


MỤC 2 -- HỘ GIA ĐÌNH , ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH VIÊN HỘ

Định nghĩa: Thành viên trong hộ là những người ăn, ở chung từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua
và chung quỹ thu chi.
Biểu thành viên hộ gia đình sử dụng trong cuộc điều tra này
Thành viên hộ gia đình

Không phải thành viên hộ gia đình
Các cá nhân đã chết trong 12 tháng qua
Những người đã sống ở hộ trên 6 tháng nhưng

Chủ hộ

đã đi khỏi hộ do lấy chồng/ vợ, ...và không sống
Trẻ em mới sinh dưới 6 tháng tuổi

trong gia đình nữa.

Người làm thuê, phục vụ, giúp việc, hay người ở

Những người tương lai sẽ sống lâu dài trong hộ,

trọ (người thuê nhà.)
Khách và tất cả những người khác không nêu

mặc dù mới sống trong gia đình dưới 6 tháng,

trong khái niệm về thành viên hộ gia đình.

như bộ đội xuất ngũ, lấy chồng/ vợ hoặc chuyển
công tác.
Sinh viên, học sinh sống ngoài hộ nhưng vẫn do

Những người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

gia đình nuôi và không phải là thành viên của hộ
khác
Những người trong gia đình có việc làm xa nhà
từ 6 tháng trở lên trong 1 năm, nhưng họ coi gia
đình này là nhà của mình và phải đóng góp vào
quỹ thu chi của hộ.
Khách sống với hộ gia đình từ 6 tháng trở lên.
CH 1 và 2: Chủ hộ được phỏng vấn và ghi tên của tất cả các thành viên trong gia đình và quan hệ
của những người đó với chủ hộ. Phần còn lại của phiếu hỏi có liên quan đến tất cả các thành viên có
tên trong danh sách này (trừ một số trường hợp cụ thể). Tên có thể không nhất thiết và chỉ giúp cho
điều tra viên khi làm việc với nhiều thành viên hộ gia đình. Nhớ nhắc gia đình rằng cuộc điều tra
hoàn toàn tin cậy. Trẻ em nên hỏi cuối cùng.
CH3: Ghi mã 1 cho Nam, và mã 2: Nữ vào ô trống cuối dòng (không cần phải hỏi câu này)

CH4: Viết số tuổi tính theo tròn năm (tuổi mới sinh = 0)

7


Các câu hỏi sau chỉ dành để hỏi những người 6 tuổi trở lên.
CH5: Ghi mã tương ứng với tình trạng hôn nhân của thành viên hộ. Hãy lưu ý tuổi của các thành
viên, để tránh không hỏi trẻ em.
CH6: Ghi mã 2: Không, 1: Có vào ô trống đối với mỗi hộ gia đình trong các dòng phía dưới. Nếu
câu trả lời là Có thì chuyển sang câu 7, hỏi về thời gian đi xa khỏi hộ gia đình trong 12 tháng qua.
CH7: Làm rõ rằng đó là thời gian rời khỏi gia đình trong 12 tháng gần đây thì mới ghi vào. Nếu một
người rời khỏi gia đình 2 quãng thời gian, 1 lần 1 tháng và 1 lần 2 tuần, thì câu trả lời chính xác là
1,5 tháng.
CH8: Ghi mã tương ứng với lý do rời khỏi hộ. Nếu các mã đưa ra trong phiếu hỏi (1, 2, 3, 4) không
đủ thì thêm mã 5, và hãy viết lời giải thích về lý do trong vài từ.
CH9: Lấy trình độ văn hoá cao nhất của mỗi thành viên hộ. Đối với những người lớn tuổi đã tốt
nghiệp hay có bằng từ thời Pháp thuộc đến thống nhất hệ thống giáo dục, điều tra viên phải so sánh
trình độ của người trả lời với bảng tương ứng trong phiếu hỏi để ghi lại được trình độ theo đúng
chuẩn (cột ngoài cùng bên trái).
Nếu người trả lời không biết trình độ đó thuộc vào thời kỳ nào và được chia ra 2 trình độ. Thì điều
tra viên nên ghi trình độ thấp hơn. Câu hỏi này dùng để xác định xem các thành viên hộ có biết đọc,
biết viết hay không. Nếu là người dân tộc thiểu số, điều tra viên cần hỏi về khả năng đọc và viết
tiếng Kinh của họ. Nếu là người Kinh chỉ cần hỏi có biết đọc, viết không.Câu hỏi này chỉ dùng để
hỏi người chưa tốt nghiệp tiểu học và người không đi học. Một người được cho là biết đọc, viết
tiếng Kinh khi họ có thể đọc, viết và hiểu một cách hoàn chỉnh các câu tiếng Kinh đơn giản. Nếu
một người chỉ có thể viết tên họ và các chữ số thì không thể coi là biết đọc biết viết. Một người
được cho là chỉ biết đọc tiếng Kinh (không biết viết) khi họ có thể viết tên và số, hoặc chỉ đọc
nhưng không biết viết thế nào, hoặc họ có thể đọc một đoạn văn mà họ nhớ. Những người đã từng
đi học, nhưng vì lý do gì đó mà họ không còn biết đọc, viết nữa (tái mù chữ) được coi là biết tiếng
Kinh. Những người được coi là biết đọc, viết một ngôn ngữ nào khác có nghĩa là họ có thể đọc, viết


8


và hiểu các câu hỏi đơn giản bằng tiếng dân tộc hoặc tiếng nước ngoài nhưng không thể đọc, viết
hay hiểu một câu đơn giản bằng tiếng Kinh, viết bằng tiếng Kinh không có nghĩa là biết tiếng Kinh.

9


Trình độ

Các lớp học
theo chuẩn
chung

Hệ giáo dục tương đương
Hệ thống thời Pháp
thuộc

Từ 1945 đến 1954
Vùng tự do
1945-50

Tiểu học

Trung học
cơ sở

Trung học

phổ thông

Hệ thống giáo
dục liên tiếp
Vùng thuộc
địa

Hệ thống giáo dục chung của miền Bắc
Trước
1981

Từ Quảng Bình ra đến toàn miền
Bắc
1981-86
1986-89

Vở lòng

Lớp 1

Lớp 1

Lớp 1

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 2


Lớp 2

1950-54
Lớp 5 tiểu học

Miền Bắc và miền Namtừ
1989 đến nay

Lớp 1

Lớp 5 Đồng Ấu

Lớp 2

Lớp 4

Lớp 4

Lớp 1

Lớp t tiểuhọc

Dự bị bổ túc văn
hoá
Lớp 1

Lớp 3

Lớp 3 (Đậu sơ
học yếu lược)


Lớp 3

Lớp 2

Lớp 3 tiểu học

Lớp 2

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 3

Lớp 3

Lớp 4

Lớp nhì năm thứ nhất
Lớp nhì năm thứ hai

Lớp 2

Lớp 3

Lớp nhì tiểu
học

Lớp 3


Lớp 3

Lớp 4

Lớp 4

Lớp 4

Lớp 5

Lớp nhất (đậu tiểu học)

Lớp 1

Lớp 4

Lớp 4

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 5

Lớp 5

Lớp 6

Đệ nhất niên trung học


Lớp 6

Lớp 6

Lớp 7

Đệ nhị niên trunghọc

Lớp 7

Lớp 7

Lớp 8

Đệ tứ niên trung học

Đệ nhất
niên
Đệ nhị
niên
Đệ tam
niên

Lớp nhất tiểu
học
Đệ thất trung
học
Đệ lục trung
học

Đệ ngũ trung
học

Lớp 8

Lớp 8

Lớp 5
Lớp 6

Lớp 5
Lớp 6

Lớp 5

Lớp 7A

Lớp 6

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 7

Lớp 9

Đệ tứ niên trung học

Đệ tứ niên


Grade 7

Đệ tứ niên

Lớp 7B

Lớp 9

Lớp 10

Đệ nhất niên (thi tú tài
lần thứ nhất)

Lớp 8

Đệ tam niên

Lớp 8

Lớp 8

Lớp 10

Lớp 10

Lớp 10

Lớp 11


Đệ nhị niên

Lớp 9

Đệ nhị niên

Lớp 9
Lớp 10A

Lớp 9

Lớp 11

Lớp 11

Lớp 11

Lớp 12

Đệ tam niên (thi tú tài
toàn phần)

Đệ nhất
niên
chuyên
khoa
Đệ tam
niên
chuyên
khoa

Đệ tam
niên
chuyên
khoa

Lớp 10

Đệ nhất niên
(thi bằng trung
học đệ nhị
cấp)

Lớp 10B

Lớp 10

Lớp 12

Lớp 12

Lớp 12


CH10: Ghi trình độ chuyên môn cao nhất mà mỗi thành viên đã đạt được.
CH11, 12 và 13: Ghi '1' hoặc '2' thích hợp vào ô trả lời. CH11 bao gồm cả người lớn và trẻ em đã xa
hẳn gia đình trong thời gian dài.
CH14: Chỉ hỏi khi trả lời '2' (Không) ở câu 13.
CH15: Điều tra viên nên dựa vào câu trả lời của người được phỏng vấn và quan sát của mình.
CH16: Điều tra viên nên dựa vào câu trả lời của người được phỏng vấn và quan sát của mình trong
cuộc phỏng vấn. Có thể ước lượng nếu người được phỏng vấn không thể trả lời câu hỏi. Nếu hộ gia

đình không thể nắm được diện tích bằng m2, mà trả lời bằng "sào" hoặc đơn vị khác, điều tra viên
cần quy đổi các đơn vị đó ra m2 bằng cách sử dụng hệ quy đổi chính thức hoặc, nếu cần, tìm chính
quyền địa phương để hỏi trước khi rời khỏi địa bàn.
CH17: Ghi mã thích hợp,và lưu ý các bước nhảy trong phiếu hỏi, nghĩa là chuyển sang CH18 nếu
trả lời Có, nếu không chuyển sang CH19.
CH18: Cố gắng tính được giá trị ngôi nhà và mảnh đất gia đình đang ở theo giá thị trường. Câu hỏi
có thể được diễn giải lại khi hỏi; điểm thiết yếu là lấy được thông tin về giá trị tài sản là bao nhiêu.
CH19: Câu này chỉ hỏi nếu câu trả lời ở CH 17 là '3'.
CH20: Hộ gia đình cần được hỏi họ có biết hay không theo phân loại hộ ngheo chính thức của Bộ
LĐTBXH.
CH21: Chọn mã của nguồn nhiên liệu mà gia đình hay sử dụng nhất để nấu và thắp sáng trong nhà.
CH22: Trả lời câu hỏi này nếu câu trước chọn "củi".
CH25: Hỏi về công trình phụ để lấy thông tin chính xác.


CH26: Câu hỏi này liên quan đến rác thải hộ gia đình, và không tính những thứ được tái chế hoặc
người khác thu lượm.
CH27: Nếu nguồn nước ở ngay trong nhà hoặc ở trong phạm vi đất ở, chuyển sang câu 30.
CH28 và 29: Hỏi về khoảng cách (bằng m) và thời gian cho việc đi lấy nước.
CH30, 31 và 32: Khoảng cách cần phải được tính theo Km hoặc đơn vị thập phân của Km, nghĩa là
500m, viết 0,5 km. Đường ô tô là con đường ô tô có thể đi lại quanh năm trừ một vài ngày do mưa
to quá.
CH33: Câu hỏi muốn làm rõ các thành viên hộ gia đình có sử dụng internet hay không. Điều này rất
có thể xảy ra ở phạm vi ngoài gia đình, ví dụ như quán café internet hoặc trong các địa điểm công
cộng khác.
CH34 và 35 muốn tìm hiểu xem gia đình có tham gia hoạt động kinh doanh không, và hoạt động
diễn ra ở đâu.
MỤC 3 - ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP
Đây là một trong những mục quan trọng nhất của cuộc điều tra. Phần nhiều thời gian của cuộc
phỏng vấn sẽ tập trung vào mục này.

Mục đích chính của cuộc điều tra là đưa ra một bức tranh toàn cảnh về các mảnh đất của hộ gia đình
trong vòng 5 năm gần đây, tại xã họ đang cư trú hiện nay. Vì vậy, điều tra viên chắc chắn phải ghi
được thông tin của tất cả các mảnh đất của hộ, cũng như các mảnh đất hộ cho thuê, bán, cho, bị mất
hoặc đã từng thuê hay mượn nhưng không còn sử dụng nữa, hợp đồng đã chấm dứt trong 5 năm gần
đây.
Điều tra viên cần cùng với người được phỏng vấn vẽ sơ đồ đơn giản về các mảnh đất và ao của hộ.


HƯỚNG DẪN GHI THÔNG TIN VÀO SƠ ĐỒ CÁC MẢNH ĐẤT:
-

Hãy ước lượng khoảng trống trong sơ đồ để thể hiện được cả mảnh đất ở xa nhất.

-

Ghi lại khoảng cách đi bộ từ nhà đến mảnh đất đó bằng m.

-

Vẽ các mảnh đất có chung ranh giới nếu có và chỉ khi chúng tiếp giáp nhau trên thực tế. Nếu
2 mảnh đất riêng biệt phân cách bởi đường hoặc mương thuỷ lợi, chúng không tiếp giáp với
nhau. Biểu thị trên sơ đồ nếu các mảnh đất phân cách chỉ bởi đường hoặc mương. (Xem ví
dụ dưới)

-

Đối với các mảnh đất gia đình không còn kiểm soát (bán đi hoặc không còn thuê), lấy câu
trả lời vào thời điểm gia đình không kiểm soát nữa. Đối với các mảnh đất đang được canh
tác hoặc cho thuê, hỏi về tình hình hiện nay.


-

Hãy chắc chắn rằng điều tra viên phải nộp sơ đồ các mảnh đất kèm theo phiếu hỏi cho giám
sát viên và các thông tin xác định ở góc trên bên phải đã được điền trước.

Sơ đồ đất - Ví dụ
Ở trang tiếp theo, có một ví dụ về sơ đồ các mảnh đất giả sử của một gia đình. Hộ gia đình có quyền
sử dụng 2 mảnh (A1 và A2). 2 mảnh đất này được phân cách bởi 1 con đường. Thêm vào đó, gia
đình cho thuê một mảnh (B1), mảnh này tiếp giáp với mảnh A1. Cuối cùng, gia đình đã bán 1 mảnh
đất cách đây 3 năm (E1). Khoảng cách đi bộ từ nhà đến mảnh A1 là 500m. Từ nhà đến B1 là 400m,
v.v. mảnh A1 nằm ở phía Tây bắc của ngôi nhà, mảnh A2 nằm ở phía Tây ngôi nhà, mảnh B1 nằm ở
phía Bắc, và mảnh E1 nằm ở phía Đông nam. Diện tích mảnh A1 là 800m2, A2 là 900m2, B1 là
1000,2 và E1 là 1200m2.



Mục 3.1Thông tin chung về các mảnh đất
Một mảnh đất được coi là "bán" nếu chủ sở hữu mảnh đất đó không ở trong gia đình, nghĩa là nếu
đất được bán cho người ngoài hộ. Một khi hoàn thành sơ đồ với đầy đủ các thông tin trên, điều tra
viên cần cùng với người được phỏng vấn điền thông tin vào 6 cột đầu tiên của mục 3.1, để tổng hợp
lại tất cả thông tin từ sơ đồ. Việc này nhằm kiểm tra độ chính xác của thông tin và giảm thiểu sự
hiểu lầm và các sai sót trong quá trình ghi chép.
Lưu ý rằng mục 3.1 cũng được hỏi các gia đình KHÔNG có đất, nhưng những ai bán, cho hoặc mất
đất, hay những người không còn thuê đất trong 5 năm gần đây. Ghi thông tin về mỗi mảnh đất hộ
gia đình đã bán, cho, mất hoặc không còn thuê trong 5 năm gần đây.
CH9 và 10: ước tính giá bán và giá thuê đều có thể chấp nhận. Nếu người được phỏng vấn không có
ý kiến gì về giá đất, ghi mã '99' - "Không biết"
CH12: Sắp xếp mã:
Mã hạng đất
Đất trồng cây hàng năm,

diện tích mặt nước (phân
Đất trồng cây lâu năm
loại)
(phân loại)
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
CH15: "Đầu nguồn" nghĩa là gần với đoạn đầu của mương. "Cuối nguồn" nghĩa là gần với đoạn
cuối mương.
CH17 và 18: Câu hỏi quan tâm đến công trình "quan trọng nhất" có trên mảnh đất. "Quan trọng
nhất" được hiếu là công trình có ảnh hưởng nhất tới sản xuất trên mảnh đất đó.
CH19: Chấp nhận đưa ra số cây ước tính.


Mục 3.2 - Các mảnh đất sở hữu và canh tác
CH3: Nếu đứng tên trong Sổ Đỏ là một người không thuộc hộ, dùng mã "97".
Mục 3.3 Đất thuê và mượn
CH7
1) "Thuê cố định" nghĩa là thuê trước cố định (bằng tiền mặt hoặc hiện vật) trả định kỳ.
2) "Canh tác chung" nghĩa là người thuê trả một phần nhất định của sản lượng trên mảnh đất ấy
như thuê của chủ đất. Ví dụ, khi thoả thuận chủ đất yêu cầu người thuê phải trả 10% sản lượng
(hoặc 10% giá trị sản lượng) làm chi phí thuê, đây là "canh tác chung".

3) "Mượn" nghĩa là không phải trả tiền thuê (bằng tiền hoặc hiện vật).
4) "Đổi tạm thời lấy một mảnh đất khác" nghĩa là mảnh đất được đổi bằng một mảnh khác,
nhưng chỉ trong một thời gian nhất định.
Mục 3.4 Đất cho thuê và cho mượn
CH8 - Xem mục 3.3, CH7 (ở trên).
Mục 3.5 Thông tin về các thay đổi đất thuê
Lưu ý rằng mục này cũng áp dụng cho các hộ gia đình hiện không có đất, nhưng ngừng thuê đất
trong vòng 5 năm gần đây.
Mục 3.6 Đất bán, bị mất hoặc cho
Lưu ý rằng mục này áp dụng cho các hộ hiện không có đất, nhưng đã bán, cho hay mất trong 5 năm
gần đây.
Mục 3.7 Đầu tư đất đai
Các câu hỏi đầu tư không phải về một mảnh đất cụ thể mà liên quan đến toàn bộ ruộng đất. Cuộc
điều tra quan tâm đến hình thức đầu tư nào được áp dụng. Các câu hỏi không phải về mảnh đất cụ
thể, mà liên quan đến hình thức đầu tư chung cho đất đai.
CH1, 4 và 7: Các câu này hỏi về đầu tư "quan trọng nhất" với các hình thức khác nhau. Với "quan
trọng nhất" nghĩa là đầu tư đó có ảnh hưởng lớn nhất tới sản xuất của hộ gia đình.


Đối với mục đích của cuộc điều tra này, 1 "đầu tư" được xác định như là một khoản chi phí nào đó
trong vòng trên 12 tháng. Ngược lại, chi phí "bảo dưỡng" cần được lặp lại ít nhất 1 lần trong một
năm. Các hoạt động bảo dưỡng lại không được tính. Ví dụ, đắp bờ đất xung quanh ruộng là một đầu
tư, nhưng sửa chữa cái cũ thì không phải là đầu tư, nếu việc sửa chữa này diễn ra 1 lần 1 năm hay
nhiều hơn.
Mục 3.8 - Tranh chấp đất đai
Mục này cho phép ghi tới 3 tranh chấp đất đai. Đây là 3 tranh chấp mà gia đình cho là quan trọng
nhất, không nhất thiết là mới xảy ra gần đây. Có thể không có nhiều tranh chấp, nên tối đa nên là 3.
"Tranh chấp quan trọng nhất" là theo đánh giá của hộ gia đình.
Mục 3.9 - Hiểu biết về Luật Đất đai 2003
Không có vấn đề gì.

Mục 3.10 - Câu hỏi về Thuỷ lợi
CH 1 a-h
a) "Mương chính"(Kênh cấp 1) là mương lớn nhất trong hệ thống thuỷ lợi. Mương này thường
không có trên toàn xã.
b) “Mương thứ cấp"(Mương cấp 2) chuyển nước từ mương chính đến mương cấp 3. Mương
này thường không có trên toàn bộ địa bàn xã.
c) "Mương cấp 3": đây là mương trực tiếp cung cấp nước cho các mảnh ruộng. Đây là loại
mương nhỏ nhất. Mương cấp 3 thường có trên địa bàn cả xã cùng với hệ thống thuỷ lợi.
d) "Tẹc nước" lớn, là do dân tự làm để chứa nước tưới.
e) "Giếng công cộng" là giếng các hộ gia đình dùng chung, nhưng thường dùng để bơm nước
tưới.
f) "Đập nước" thường được xây bằng đất, nhằm chống lụt.
g) "Cống xả" có thể mở và ngắt dòng chảy, ví dụ từ mương thứ cấp đến mương cấp 3 hoặc từ
mương cấp 3 đến ruộng.
h) "Chung": ở đây chúng tôi muốn đánh giá chung về tình hình hạ tầng thuỷ lợi tại xã. Câu trả
lời cho câu hỏi này rất quan trọng.


CH 11 và 12
a) "Xây dựng các công trình mới" nghĩa là xây dựng hạ tầng thuỷ lợi mới.
b) "Hoạt động của các công trình" nghĩa là quản lý hệ thống thuỷ lợi hàng ngày, ví dụ quyết
định khi nào đóng, mỏ cống xả.
c) "Bảo trì công trình" nghĩa là các sửa chữa định kỳ, làm sạch và các hoạt động cần thiết khác
để duy trì hoạt động của hệ thống thuỷ lợi. Ví dụ nạo vét mương, cống, và sửa chữa cống bị
hỏng.
Mục 3.11.1 - Tình hình trồng trọt theo từng mảnh đất
Một mùa trồng trọt "hoàn thành" khi mùa được thu hoạch. Ví dụ, lúa thường được thu hoạch 2 hoặc
3 lần trong 1 năm. Tuy nhiên, một số cây trồng thu hoạch suốt trong năm, hoặc thu hoạch nhiều lần.
Trong trường hợp này, cây trồng cần được coi là có 1 vụ, và chỉ ghi vào cột đầu tiên của bảng (cột
"vụ mùa quan trọng nhất").

Điều quan trọng là ghi lại tất cả các loại cây trồng thu hoạch trong 12 tháng gần đây.
Lưu ý rằng các câu hỏi về lượng thu hoạch và loại giống được sử dụng CHỈ áp dụng cho các mảnh
ruộng trồng lúa.
Giống lúa:
1) "Giống lai" được sản xuất bởi việc giao phấn nhân tạo. Cần phải mua giống vào mỗi
vụ.
2) "Giống cải tiến" bao gồm các giống mới, được cải tiến mà người dân có thể dùng sản
lượng của vụ thu hoạch này để làm giống cho vụ tới. Vì vậy, với loại giống này,
không cần phải mua vào mỗi vụ.
3) "Giống cũ của địa phương" không được cải tiến bằng các phương pháp hiện đại. Đây
là các giống thường được trồng ở địa phương trong nhiều năm.
Mục 3.11.2 - Sản lượng trồng trọt
Quan trọng là phải ghi lại hết các loại cây trồng được thu hoạch trong 12 THÁNG GẦN ĐÂY,
không hơn không kém. Cố gắng lấy được nhiều thông tin trong khả năng có thể. Ví dụ, thậm chí
người trả lời không biết về số lượng bán ra (CH4), điều tra viên cần cố gắng lấy thông tin về giá trị
của cây trồng bán ra (CH5).


CH2: Thất thoát về cây trồng như bị hư, chim và gặm nhấm ăn, hoặc bị mất, v.v.
CH3: Câu này hỏi về sản lượng còn lại sau khi đã trừ thất thoát chung. Tức là hỏi về một ước tính
tổng của tất cả những thứ hộ gia đình bán, tiêu thụ, trao đổi và cất giữ từ chính sản xuất của gia
đình. Nếu hộ gia đình không bán bất kỳ thứ gì trong sản lượng của mình thì hỏi người được phỏng
vấn ước tính giá trị nếu sản lượng được bán.
CH5: Câu trả lời cho câu hỏi này không được cao hơn câu trả lời ở câu hỏi 3. Nếu gia đình bán hết
sản lượng , câu trả lời cho CH3 và 5 giống nhau. Không thì câu trả lời CH 3 cao hơn CH5.
CH7: Nếu hộ gia đình cho rằng họ họ tích trữ một lượng cách đây 12 tháng là bằng bây giờ, có thể
chấp nhận và đơn giản chỉ ghi con số như ở câu 6.
Mục 3.11.3 - Bán sản phẩm trồng trọt của gia đình
Mã cây trồng dùng cho 2 loại cây quan trọng nhất nên là các mã dùng cho mục trước (3.11.2).
Mục 3.12 - Chi phí cho trồng trọt

Chúng tôi muốn ghi lại giá trị đầu vào thực tế được sử dụng cho sản xuất, không phải là giá trị đầu
vào được mua. Ví dụ, nếu một người nông dân mua một túi phân bón, nhưng chỉ dùng hết 1/2 túi
trong 12 tháng gần đây, thì chỉ ghi một nửa giá trị của túi đó. Mặt khác, nếu túi phân bón được mua
cách đây trên 12 tháng, nhưng vẫn còn một lượng sử dụng cho 12 tháng gần đây, thì ước tính giá trị
của số phân bón được sử dụng.
CH1 và 2: TỔNG chi phí cho trồng trọt, bao gồm lúa và tất cả các cây trồng khác (KHÔNG tính
rừng)
CH3 và 4: chỉ tính chi phí đầu vào cho trồng lúa. Vì vậy, câu trả lời cho CH3 luôn nhỏ hơn hoặc
bằng cauu trả lời ở CH1, và câu trả lời cho CH4 nhỏ hơn hoặc bằng câu trả lời ở CH2.
Cố gắng lấy thông tin theo khả năng có thể - nếu người được phỏng vấn biết số lượng nhưng không
biết giá trị, thì ghi số lượng và ngược lại.
Chấp nhận ước tính.


MỤC 4 - CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN, LÂM NGHIỆP, CÁC DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP VÀ
TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
Mục 4.1 Đầu vào và đầu ra của Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
CH5: Đối với gà, vịt và ngỗng, chấp nhận ước lượng về số gia cầm được mua, đổi hoặc được cho.
CH6: Đối với vật nuôi được đổi, ước tính giá trị bằng tiền. Giá trị bằng tiền ở đây là tổng giá trị thu
được từ bán vật nuôi.
CH8: Đối với vật nuôi được đổi, ước tính giá trị bằng tiền. Giá trị bằng tiền ở đây là tổng giá trị sẽ
phải bỏ ra mua vật nuôi.
CH9 và 10: Nếu vật nuôi bị chết do bệnh, ghi vào CH10, không ghi ở câu 9.
CH11-14: Lưu ý rằng những dòng cuối cùng của bảng này là dành cho thông tin về tình hình nuôi
cá, tôm và các loại thuỷ sản khác trong phần RUỘNG/ AO CỦA MÌNH.
CH12: Người được phỏng vấn được yêu cầu để nói về giá trị quy đổi của sản lượng được gia đình
tiêu thụ hoặc trao đổi. Việc quy đổi nên dựa vào giá mà gia đình thu được từ sản lượng nếu họ bán
ra. Nếu người được phỏng vấn không có bất kỳ ý kiến gì về giá cả, hãy yêu cầu họ đưa ra giá tương
đương ở chợ địa phương.
CH15-18: CH 15-18 nhằm lấy thông tin về đầu vào trong chăn nuôi TRỪ thuỷ sản. CH17-18 lấy

thông tin về thuỷ sản từ CHÍNH RUỘNG/ AO của hộ gia đình.
Lấy thông tin theo khả năng có thể. Nếu người trả lời chỉ biết giá trị, mà không biết số lượng, ghi lại
giá trị và ngược lại. Có thể chấp nhận ước tính trong mục này.
CH22-25 (Cúm gia cầm): Lưu ý rằng các câu hỏi này đều hỏi về cả đợt dịch cúm gia cấm, KHÔNG
hỏi riêng cho 12 tháng qua.
CH22: Câu hỏi này để lấy thông tin về vật nuôi bị chế do bệnh cúm gia cầm.


CH23: Câu hỏi này lấy thông tin về vật nuôi bị huỷ để ngăn chặn sự lan tràn của dịch bệnh.
CH24: Nếu vật nuôi bị huỷ do cúm gia cầm trong nhiều năm, chọn năm gia cầm bị huỷ nhiều nhất.
CH 25: Ghi tổng số tiền hay hiện vật bồi thường được nhận.
Mục 4.2 Đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm thuỷ sản khai thác tự nhiên
Mục này chỉ lấy thông tin về đánh bắt thuỷ sản từ các ao, hồ, sông, suối của xã và từ biển. Các sản
phẩm thuỷ sản từ ruộg/ao của hộ KHÔNG được tính đến ở đây, mà chỉ ở trong mục 4.1.
Điều tra viên luôn luôn cần tìm nhiều thông tin ở mức có thể, nhưng do đặc trưng của từng vùng,
nên hướng dẫn chung cho điều tra viên là lấy bất kể thông tin gì nếu có thể, nghĩa là nếu người trả
lời chỉ biết về giá trị thì ghi giá trị, tương tự nếu họ chỉ biết về số lượng thì ghi số lượng.
Mục 4.3 - Tiếp cận thị trường đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp
CH2: “Giống cải tiến” bao gồm các giống hiện đại, cải tiến để có thể sử dụng lúa của mùa thu
hoạch này làm giống cho mùa thu hoạch sau. Ngược lại, “Giống lai” là giống nhân tạo, do đó cần
phải mua giống mới trong các mùa khác nhau. “Giống cải tiến” khác với “giống địa phương” –
không được cải tiến bởi các phương pháp hiện đại (xem giải thích ở mục 3.11.1).
CH 5, 6 và 7: Các câu hỏi này hỏi về “khó khăn lớn nhất” mà gia đình gặp phải. “Lớn nhất” nghĩa
là khó khăn có ảnh hưởng nhiều nhất đến sản xuất của hộ.

Mục 4.4 - Tiếp cận các dịch vụ khuyến nông
CH 4: Nếu người trả lời nhận thông tin từ nhiều nguồn, chọn một nguồn nhiều nhất trong danh mục
(ví dụ: nếu người được phỏng vấn nhận thông tin từ cả phòng khuyến nông và chương trình phát
thanh của xã, thì chọn “1. Có, từ phòng khuyến nông và họp”).



MỤC 5: NGHỀ NGHIỆP, SỬ DỤNG THỜi GIAN VÀ CÁC NGUỒN THU NHẬP KHÁC
Câu hỏi đầu tiên nhằm lấy được một bức tranh toàn cảnh về việc các thành viên trong hộ sử dụng
thời gian như thế nào. Tuỳ thuộc vào câu trả lời, điều tra viên phải chắc chắn hỏi hết các câu hỏi sâu
hơn trong các trang sau. Thông tin trong các câu hỏi này nằm trong các cột tương ứng của bảng ở
mục đầu tiên. Nói chung mục này không lấy thông tin liên quan đến thu nhập/ hoặc doanh thu từ
hoạt động của các thành viên hộ. Tuy nhiên, mục 5.3 hỏi khái quát về tổng thu nhập của hộ từ các
nghề khác nhau của các thành viên hộ trong năm 2005 và từ việc bán tài sản, thu nhập từ cho thuê
v.v.
Mục này đưa ra 5 cách mà thành viên hộ sử dụng thời gian vào hoạt động kinh tế. Đó là: (i) Làm
công ăn lương; (ii) nông – lâm – ngư nghiệp; (iii) Làm việc tự làm phi nông nghiệp; (iv) sử dụng
các nguồn tài nguyên chung; (v) làm công việc nhà. Khi ghi thông tin về các thanh viên hộ, điều tra
viên phải nhớ rằng chỉ có 24 h/ngày và 7 ngày /tuần, để lấy đúng thời gian. Trong mục này, 2 bảng
mã ngành, nghề sau đây sẽ được sử dụng. Đây là các mã cần được ghi đúng trong các trang tiếp
theo của mục này.
MÃ NGHỀ
Lãnh đạo ở các lĩnh vực và các cấp
11

Văn phòng Đảng uỷ các cấp (sự nghiệp)

12

Quốc hội và văn phòng Chủ tịch nước

13

Chính phủ Trung ương

14


16

Toà án nhân dân/ Viện kiểm sát nhân dân
HĐND và UBND cấp địa phương (gồm các phòng sự nghiệp cấp địa phương; trừ cơ quan lập pháp, hiệp hội và
trưởng thôn)
Các hiệp hội

17

Các tổ chức từ thiện và các tổ chức cho mục đích khác

18

Tập đoàn, công ty và các tổ chức tương đương sản xuất hàng hoá, dịch vụ

19

Xưởng, nhà máy/ nhà sản xuất tạo các hàng hoá, dịch vụ và các trường nhỏ.

15

Nghề nghiệp ở cấp cao nhất thuộc mọi lĩnh vực
21

Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật

22

Khoa học sức khoẻ và đời sống


23

Giáo dục và Đào tạo

24

Các ngành khác
Nghề nghiệp cấp vừa thuộc mọi lĩnh vực

31

Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật

32

Khoa học sức khoẻ và đời sống


33

Giáo dục và đào tạo

34

Các ngành khác
Nhân viên (nghề nghiệp sơ cấp, nhân viên văn phòng)

41
42


Nhân viên văn phòng
Nhân viên dịch vụ khách hàng (trực tiếp liên hệ với khác hàng về quản lý tiền; sắp xếp vận chuyển; hỗ trợ thông
tin; nhân viên lễ tân điện thoại và đặt hẹn)
Các công nhân lành nghề trong các dịchj vụ tư nhân, bảo vệ an ninh và buôn bán

51

Các dịch vụ tư nhân và dịch vụ bảo vệ

52

Người mẫu, người bán hàng, người giới thiệu/ tiếp thị sản phẩm
Lao động lành nghề trong Nông – lâm – ngư nghiệp

61

Lao động lành nghề trong nông – lâm - ngư
Thợ lành nghề và các lao động thủ công lành nghề có liên quan

71

Các lao động thủ công lành nghề

72

Công nhân cơ khí, thợ máy và các lao động có liên quan khác

73


Lao động sản xuất hàng gia công, thủ công, thợ in, và các lao động có liên quan khác

74

Chế biến thực phẩm, gỗ, dệt may, công nhân giày da

79

Các thợ thủ công khác và các lao động có liên quan không xác định vị trí làm việc
Công nhân lắp ráp và vận hành máy

81

Vận hành máy sản xuất

82

Công nhân lắp ráp và vận hành máy

83

Lái và vận hành các thiết bị có động cơ
Lao động phổ thông

91

Lao động phổ thông trong buôn bán và dịch vụ

92


Lao động phổ thông trong nông lâm ngư

93

Lao động phổ thông trong khai thác mỏ, xây dựng, chế tạo và công nghiệp vận tải
Các lao động phổ thông khác
Lực lượng vũ trang

00

Sỹ quan quân đội

MÃ NGÀNH
Nông lâm nghiệp
01

Nông nghiệp và các dịch vụ liên quan (gồm cả chăn nuôi gia súc)

02

Lâm nghiệp và các dịch vụ liên quan
Ngư nghiệp

05

Đánh bắt và nuôi hải sản, và các dịch vụ liên quan
Công nghiệp khai thác mỏ

10


Khai thác than

11

Khai thác dầu mỏ và khí ga và các dịch vụ liên quan


(trừ: các hoạt động thăm dò/ tìm kiếm)
12

Khai thác Uranium và Thorium

13

khai thác kim loại

14

Khai thác đá, sỏi, cát, muối, phân hoá học…
Công nghiệp chế biến

15

Sản xuất thực phẩm và giải khát

16

Sản xuất thuốc lá

17


Dệt

18

Chế biến lông và sản phẩm lông (trừ may mặc)

19

Thuộc da và các sản phẩm da như ví, ghế,va ly

20

Chế biến gỗ, tre, song mây và sản xuất sản phẩm gỗ, tre, song mây

21

Giấy và sản phẩm giấy

22

In ấn và xuất bản (sách, tạp chí, báo)

23

Chế biến than cốc, dầu thô, uranium

24

Hoá học và các sản phẩm hoá học


25

Sản xuất nhựa, cao su và các sản phẩm

26

Sản xuất các sản phẩm khoáng sản phi kim khác

27

Sản xuất và chế biến kim loại

28

Sản phẩm kim loại (trừ máy móc và thiết bị)

29

Các máy móc và thiết bị không cụ thể khác

30

Sản xuất các thiết bị máy tính và văn phòng

31

Các thiết bị điện, điện tử không cụ thể khác

32


Đài, TV, thiết bị phát thanh và truyền thông

33

Thiết bị y tế và thí nghiệm, các dụng cụ đo độ chính xác, đồng hồ đo sự chính xác

34

Phương tiện có động cơ và các bộ phận dự phòng

35

Các phương tiện giao thông khác (thuyền, tàu hoả, máy bay)

36

Sản xuất đồ dùng và các sản xuất khác không cụ thể

37

Tái chế và tái xử lý
Sản xuất và phân phối nước, ga, điện

40

Sản xuất và phân phối nước nóng, hơi nước, ga điện

41


Khai thác, lọc và phân phối nước
Xây dựng

45

Xây dựng
Thương mại; sửa chữa phương tiện có động cơ và xe môtô

50
51
52

Vehicle sales, maintenance and repair; retail sale of gas/ Buôn bán phương tiện, bảo trì và sửa chữa; bán lẻ ga
Wholesale and agent sales (excluding motor vehicles and motorbikes)/ Đại lý bán buôn (trừ phương tiện có động
cơ và xe môtô)
Bán lẻ (trừ phương tiện có động cơ); Sửa chữa các đồ dùng gia đình
Khách sạn và nhà hàng

55

Khách sạn và nhà hàng (gồm các nhà hàng lớn nhỏ, quán cà phê, giải khát và nước uống…)


Vận tải, vị trí chứa đồ/ nhà kho, truyền thông
60

Vận tải đường bộ, đường sắt và đường ống

61


Vận tải đường thuỷ

62

Vận tải hàng không

63

Dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch

64

Bưu chính viễn thông
Tài chính và tín dụng

65

Trung gian tài chính (trừ bảo hiểm và phúc lợi xã hội)

66

Bảo hiểm và hưu trí (trừ bảo hiểm xã hội)

67

Hỗ trợ tài chính (gồm bảo hiểm xã hội)
Hoạt động khoa học kỹ thuật

70


Các hoạt động khoa học kỹ thuật
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

71

Các hoạt động liên quan đến bất động sản

72

Thuê máy móc, thiết bị (trừ vận hành máy); thuê đồ dùng và hàng hoá gia đình

73
74

Các hoạt động liên quan đến máy tính
Các hoạt động kih doanh khác (kế toán, thuế và tư vấn khác, kiến trúc, quảng cáo, bảo hộ, dọn nhà, chụp ảnh,
đóng gói…)
Quản lý chính phủ và quốc phòng; bảo hiểm xã hội được ban hành

75

Quản lý chính phủ và quốc phòng; bảo hiểm xã hội được ban hành
Giáo dục và đào tạo

80

Giáo dục và đào tạo
Cứu trợ xã hội và y tế

85


Cứu trợ xã hội và y tế (bệnh viện, trung tâm y tế, chăm sóc thú y, cứu trợ xã hội…)

90

Hoạt động thể thao và văn hoá
Hoạt động thể thao và văn hoá (truyền thanh, truyền hình, chiếu phim, nghỉ ngơi và giải trí, báo chí, thư viện, bảo
tàng, thể thao…)
Đảng Cộng sản, tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề

91

Đảng cộng sản, tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề
Dịch vụ công cộng và tư nhân

92

Thu gom rác, vệ sinh công cộng và các hoạt động tương tự

93

Các hoạt động dịch vụ khác (giặt là, cắt tóc, tang lễ…)
các dịch vụ giúp việc tại nhà

95

Các dịch vụ giúp việc tại nhà
Hoạt động của các tổ chức nước ngoài

99


Hoạt động của các tổ chức nước ngoài

CH 2 chỉ hỏi nếu người được phỏng vấn trả lời “Không” ở câu 1a, 1b, 1c hay 1d – trình bày trong
bảng. CH này rất quan trọng để hiểu được lý do tại sao có các cách sử dụng thời gian của các thành
viên hộ. CH này cũng sẽ cho biết có bao nhiêu người không thể làm việc do tàn tật.


×