Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.2 KB, 141 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ CÔNG THƯƠNG

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

Ninh Thuận, tháng 11 năm 2013

1


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
SỞ CÔNG THƯƠNG

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ CÔNG THƯƠNG NINH THUẬN
GIÁM ĐỐC

CƠ QUAN TƯ VẤN
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC,
CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP
VIỆN TRƯỞNG

Ninh Thuận, tháng 11 năm 2013


MỤC LỤC


PHẦN I:TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......4
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN................................................................................................................................4
1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên.................................................................................................................................4
2. Dân số và lao động....................................................................................................................................................... 6

II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI........................................................................................8
1. Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế.........................................................................................8
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................................................................................9
3. Thu chi ngân sách trên địa bàn...................................................................................................................................11
4. Kim ngạch xuất khẩu..................................................................................................................................................11
5. Vốn đầu tư phát triển..................................................................................................................................................12
6. Cơ sở hạ tầng.............................................................................................................................................................. 12

III. VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA NINH THUẬN TRONG VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN
TRUNG.........................................................................................................................................................................14
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI........................................................................16
1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020....................16
2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH THEO LÃNH THỔ:..................................................................16

PHẦN II: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NINH THUẬN....................17
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP....................................................................................17
1. Cơ sở sản xuất công nghiệp........................................................................................................................................17
2. Lao động doanh nghiệp ngành công nghiệp...............................................................................................................18
3. Giá trị sản xuất công nghiệp..............................................................................................................................................20
4. Cơ cấu ngành công nghiệp.........................................................................................................................................21
5. Giá trị gia tăng của công nghiệp (VA công nghiệp)....................................................................................................21
6. Tổng vốn đầu tư......................................................................................................................................................... 22
7. Tổng giá trị tài sản cố định của DN ngành công nghiệp............................................................................................23
8. Đánh giá khái quát trình độ công nghệ và thiết bị ngành công nghiệp........................................................................23
9. Một số sản phẩm của ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận........................................................................................25


II. HIỆN TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU:...............................................................25
1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản..........................................................................................................25
2. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.............................................................................................27
3. Công nghiệp biến gỗ, giấy..........................................................................................................................................30
4. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD).......................................................................................................31
5. Công nghiệp Dệt may - Da giày..................................................................................................................................33
6. Công nghiệp hóa chất, nhựa, phân bón.......................................................................................................................34
7. Công nghiệp chế tạo máy và sản xuất kim loại...........................................................................................................35
8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước..........................................................................................................35

III. HIÊN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO ĐỊA PHƯƠNG............................37
IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP.....................................................................38
1. Khu công nghiệp........................................................................................................................................................ 38
2. Cụm công nghiệp....................................................................................................................................................... 40

V. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TTCN....................................................................................41
2. Đánh giá kết quả thực hiện:........................................................................................................................................44
3. Nguyên nhân:............................................................................................................................................................. 45
1. Những thành tựu và thuận lợi.....................................................................................................................................45
2. Những thách thức:...................................................................................................................................................... 46
3. Nguyên nhân:............................................................................................................................................................. 47

PHẦN III : DỰ BÁO.......................................................................................................48
I. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG........................................................................48
1. Định hướng phát triển KT-XH và CN cả nước giai đoạn đến năm 2020:.................................................48
2. Tác động từ Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung:......................................................................49
3. Nguyên liệu phát triển ngành CN chế biến:...............................................................................................49
4. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật:........................................................................................................................51
II. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG........................................................................................................................52

1. Thị trường trong nước:...............................................................................................................................52
2. Thị trường toàn cầu:..................................................................................................................................57

PHẦN IV: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆP NINH THUẬN.....................62
I. CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI.................................................................................62
1. Quan điểm phát triển:................................................................................................................................62
2. Phương hướng phát triển:..........................................................................................................................63


III. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH NINH THUẬN GIAI
ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030..............................................................63
1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................................................................63
2. Mục tiêu cụ thể:..........................................................................................................................................64
IV. DỰ BÁO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP...................................................66
V. DỰ BÁO VỐN ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP....................................................67
1. DỰ BÁO VỐN ĐẦU TƯ.............................................................................................................................67
2. NHU CẦU LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP.................................................................................................68
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO ĐỊA PHƯƠNG.................................................73
VII. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU.......................................75
1. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN..............................................................................75
2. CÔNG NGHIỆP CB NÔNG SẢN, THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG.................................................................................78

3. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ, GIẤY.....................................................................................................83
4. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VLXD...........................................................................................................85
5. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT, NHỰA, PHÂN BÓN...................................................................................89
6. CÔNG NGHIỆP DỆT MAY-DA GIÀY........................................................................................................90
7. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ, CHẾ TẠO MÁY VÀ SX KIM LOẠI..................................................................92
8. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN, NƯỚC...................................................................93
VIII. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ.......................................................................96
IX. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020....................98

X. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TTCN..................................................................................101

PHẦN V: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH......109
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:.............................................................................................................109
1. Tạo dựng môi trường thu hút đầu tư và phát triển khu, cụm CN:.............................................................................109
2. Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực:.......................................................................................................................109
3. Giải pháp về vốn đầu tư:...........................................................................................................................................110
4. Tăng cường hội nhập kinh tế:...................................................................................................................................110
5. Giải pháp về tổ chức, quản lý:..................................................................................................................................111
6. Giải pháp về khoa học công nghệ:...........................................................................................................................111
7. Giải pháp bảo vệ môi trường:...................................................................................................................................111

II. MỘT SỐ CƠ CHẾ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC:......................................................112
1. Huy động vốn:.......................................................................................................................................................... 112
2. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực:.........................................................................................................................112
3. Thị trường:...............................................................................................................................................................113
4. Khoa học công nghệ:................................................................................................................................................113
5. Đầu tư:...................................................................................................................................................................... 113
6. Chính sách thu hút đầu tư phát triển Khu, cụm công nghiệp:....................................................................................114
7. Phát triển vùng nguyên liệu:.....................................................................................................................................114
8. Về bảo vệ môi trường:..............................................................................................................................................115

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:.......................................................................................................................115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
PHẦN PHỤ LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Anh:
ASEAN


Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.


AFTA
FDI
GDP
GO
ICOR
ODA
USD
VA

Khu vực tự do Đông Nam Á.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tổng sản phẩm quốc nội.
Giá trị sản xuất.
Chỉ số vốn đầu tư so với giá trị tăng thêm (VA).
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
Đô la Mỹ.
Giá trị tăng thêm.

2. Danh mục các từ viết tắt bằng tiếng Việt:
CB
CN
CSSX
Cty CP
CNH, HĐH
DN
DNNN

DNTN
DV
KHCN
KTXH
NGTK
NLTS
N/m
QH
SXCN
TM
TNHH
TSCĐ
TTCN

UBND
VLXD
XD

Chế biến.
Công nghiệp.
Cơ sở sản xuất.
Công ty Cổ phần.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp tư nhân.
Dịch vụ.
Khoa học công nghệ.
Kinh tế xã hội.
Niên giám thống kê.

Nông, lâm, thủy sản.
Nhà máy.
Quy hoạch.
Sản xuất công nghiệp.
Thương mại.
Trách nhiệm hữu hạn.
Tài sản cố định.
Tiểu thủ công nghiệp.
Trung ương.
Ủy ban nhân dân.
Vật liệu xây dựng.
Xây dựng.


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn đến năm 2020.
Ninh Thuận thuộc Vùng duyên hải miền Trung, khu vực kinh tế và an ninh
quốc phòng quan trọng của cả nước. Quyết định 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 “Phát
triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp sạch và tăng trưởng đột phá để
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và nâng cao hiệu quả nền kinh tế”.
Để thực hiện phát triển kinh tế-xã hội của Ninh Thuận đến năm 2020 theo
Quyết định 1222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu xây dựng “Ninh
Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai”, trên cơ sở các điều kiện
thuận lợi về hạ tầng, giao thông và quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, cùng
với xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư, ngành công nghiệp ở Ninh Thuận
trong giai đoạn tới có nhiều cơ hội chuyển sang mặt bằng phát triển mới với nhiều
thách thức, tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của tỉnh. Nếu vượt qua

được, chắc chắn Ninh Thuận trở thành một địa phương phát triển khá toàn diện,
không chỉ về công nghiệp mà còn cả về kinh tế - xã hội nói chung.
Để đánh giá khả năng phát triển công nghiệp trên địa bàn và từng bước cụ
thể hóa chương trình phát triển công nghiệp và phát huy tối đa mọi nguồn lực của
xã hội hướng tới một sự phát triển đồng bộ với tốc độ cao, hiệu quả, bền vững,
thân thiện với môi trường trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, UBND tỉnh Ninh
Thuận đã giao cho Sở Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược,
chính sách công nghiệp-Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng Dự án “Quy hoạch
phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”.
2. Căn cứ pháp lý để xây dựng quy hoạch.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ 2001-2010 và kết
quả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước thời kỳ
2011-2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Nghị định số 04/2008/NĐCP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP;
- Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Dải ven biển miền Trung
Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc trung bộ
và Duyên hải miền trung đến năm 2020.

1


- Quyết định số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Định hướng Quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến
năm 2030;
- Quy hoạch phát triển công nghiệp theo Vùng lãnh thổ đến năm 2020 của

Bộ Công Thương;
- Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2020;
- Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2010 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2012) tỉnh
Ninh Thuận;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015;
- Nghị quyết số 04-NQ-TU ngày 07/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa XII về phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 4/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Thuận phê duyệt đề cương “ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh
Ninh Thuận đến năm 2020”;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015;
- Báo cáo quy hoạch và kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế của cả
nước và của tỉnh Ninh Thuận như: ngành Nông nghiệp; Khai thác khoáng sản,
VLXD; Điện lực; Khu, cụm công nghiệp; làng nghề…
- Nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
các Sở, Ngành và các thành phố, huyện trong tỉnh.
- Niên giám thống kê các năm của Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Dự án.
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động về công nghiệp và các điều kiện cần
thiết để thực hiện các hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
được đặt trong không gian kinh tế của tỉnh, của vùng, cũng như của cả nước.
Nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận trong giai
đoạn 2006-2010; XD quy hoạch phát triển giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4. Mục tiêu của Quy hoạch.

Phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh
Thuận và Vùng duyên hải miền Trung đến năm 2020.

2


Xác định thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn và xác định mục
tiêu, định hướng phát triển công nghiệp sát với nhiệm vụ và giải pháp phát triển
kinh tế xã hội đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Quy
hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
Xác định rõ tiềm năng, nguồn lực phát triển công nghiệp là cơ sở để phục vụ
công tác chỉ đạo quản lý, xây dựng các Chương trình phát triển công nghiệp của tỉnh;
là công cụ để thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực CN-TTCN.
5. Nhiệm vụ Quy hoạch.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 20062010.
Khảo sát, thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng phát triển ngành công nghiệp
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010.
Đề xuất các phương án phát triển, quan điểm và mục tiêu phát triển công
nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Xây dựng một số giải pháp, chính sách và tổ chức thực hiện quy hoạch.
6. Kết cấu Quy hoạch.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung bản quy hoạch được chia thành
các phần như sau:
Phần I: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Ninh Thuận.
Phần II: Hiện trạng phát triển công nghiệp và tình hình thực hiện quy hoạch
phát triển công nghiệp giai đoạn trước của tỉnh Ninh Thuận.
Phần III: Dự báo.
Phần IV: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Thuận giai đoạn từ
nay đến năm 2020.

Phần V: Một số giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch.

3


PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên.
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh
Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía
Đông giáp biển Đông.
Ninh Thuận có diện tích tự nhiên 3.358km², có 07 đơn vị hành chính gồm 01
thành phố và 06 huyện. Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của tỉnh, cách Tp. Hồ Chí Minh 350km, cách sân bay Cam
Ranh (tỉnh Khánh Hòa) 60km, cách thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) 105km
và cách thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) 110km, thuận tiện cho việc giao lưu
phát triển kinh tế-xã hội.
Địa hình tỉnh Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với 03
dạng địa hình: Núi chiếm 63,2%, đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven
biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Thời tiết có 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11; Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 8 năm sau.Với đặc điểm khí hậu khô nắng và gió nhiều Ninh
Thuận có những sản phẩm đặc thù về cây, con như thuốc lá, bông, nho, cừu, dê…
và thuận lợi cho việc phát triển điện gió và điện mặt trời.
“Ninh Thuận là địa phương có tiềm năng gió thuộc loại lớn nhất ở Việt Nam,
có khả năng phát triển điện gió với quy mô công nghiệp tại hầu hết các huyện,
thành phố. Theo Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 20112015 có xét đến năm 2020 thì tiềm năng điện gió lý thuyết đạt 10.447 MW với
diện tích trên 261.176 ha. Sau khi loại trừ diện tích có trùng lập với các quy hoạch

khác và vùng đệm cách xa khu dân cư,… thì tiềm năng điện gió và diện tích có
tính khả thi cao là 1.429 MW với 21.432 ha”.
Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp của Ninh Thuận hiện có khoảng 185,9 nghìn ha
chiếm 55,3% diện tích đất toàn tỉnh. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên có trữ lượng
gần 10 triệu m3, trên 2,5 triệu cây tre nứa…
Dự báo đến 2015, diện tích đất lâm nghiệp đạt 239,3 nghìn ha, trong đó:
176,7 nghìn ha rừng phòng hộ; 42,3 nghìn ha rừng đặc dụng; 20,3 nghìn ha rừng
sản xuất. Rừng đặc dụng phân bổ chủ yếu ở 2 vườn quốc gia Phước Bình (19,8
nghìn ha) và Núi Chúa (22,5 nghìn ha). Trên 40 ngàn ha đất lâm nghiệp sẽ được
chuyển đổi sang mục đích phát triển kinh tế-xã hội, như xây dựng hồ, đập, khu
định cư, sản xuất nông nghiệp, giao thông…

4


Tiềm năng về đất:
Tổng diện tích tự nhiên gần 335.833ha, trong đó đất sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp chiếm 266.679 ha, đất phi nông nghiệp chiếm 29.231 ha, đất chưa sử
dụng còn lại là 39.923 ha.
Theo cơ cấu, đất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất với 79,41% tổng diện
tích đất. Trong diện tích đất nông nghiệp nhóm đất lâm nghiệp chiếm chủ yếu với
diện tích 186.259 ha bằng 69,8% đất nông nghiệp.
Sơ bộ quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa
bàn tỉnh hiện có khoảng 2.110 ha chiếm gần 0,63% diện tích toàn tỉnh (tổng hợp từ
đất khu, cụm công nghiệp).
Tiềm năng nước:
Ninh Thuận có hai hệ thống sông chính với chiều dài 430km và diện tích lưu
vực 3.600 km2 bao gồm:
Hệ thống sông Cái và các sông nhánh với tổng chiều dài là 246 km, diện tích

lưu vực 1.929,5 km2 bao gồm các sông Trà Co, sông Sắt, Cho Mo, sông Ông, sông
Dầu, sông Than, sông Quao, sông Lu và suối Ngang. Trữ năng thủy điện trên hệ
thống sông Cái ước tính khoảng 20 MW, có thể phát triển thủy điện nhỏ và vừa,
thủy điện tích năng.
Sông suối của Ninh Thuận phần lớn hẹp và ngắn, nguồn nước không phong
phú, lưu vực nhỏ hẹp. Nguồn nước các sông suối cung cấp phân bố không đều theo
thời gian và không gian. Nhiều sông và suối không có nước về mùa khô. Nguồn
nước chủ yếu ở khu vực phía Nam, vùng trung tâm, vùng phía Bắc và ven biển
lượng nước cung cấp rất ít.
- Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu từ sông Cái Phan Rang (120 km),
chảy qua các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, trong đó 81% lưu vực
thuộc Ninh Thuận cung cấp cho tỉnh khoảng 1,44 tỷ m 3/năm. Nước từ hồ thủy điện
Đa Nhim cung cấp khoảng 0,54 tỷ m3/năm. Nước từ thượng nguồn các sông nhánh
của sông Cái cung cấp khoảng 0,53 tỷ m3/năm.
Ninh Thuận có hệ thống 11 hồ chứa với tổng dung tích chứa nước 140-150
triệu m3 là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Nguồn nước ngầm có tổng trữ lượng khoảng 563,3 nghìn m 3/ngày-đêm chỉ
bằng khoảng 1/3 so với bình quân cả nước. Nước ngầm trong toàn vùng chủ yếu là
nước nhạt, ở các vùng ven biển nước bị mặn do sự xâm thực của nước biển với độ
khoáng hóa khá cao.
Tài nguyên biển:
Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km với vùng đặc quyền kinh tế 24.480km2,
lãnh hải 1.800km2, nằm trong vùng nước trồi với các cửa biển Đông Hải, Cà Ná,
Ninh Chữ, Vĩnh Hy.

5


Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loài cá, trong đó có nhiều loài cá có giá
trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng hải sản có khoảng 120.000 tấn, trong đó: trữ lượng

cá đáy 70.000-80.000 tấn, cá nổi 30.000-40.000 tấn. Trữ lượng cho phép khai thác
hàng năm đạt 50.000-60.000 tấn hải sản các loại.
Với bờ biển dài và nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên
tiềm năng sản xuất muối công nghiệp của Ninh Thuận rất lớn. Diện tích đất có khả
năng mở rộng để sản xuất muối từ 4.000-5.000 ha, sản lượng 400-500 ngàn tấn, tập
trung ở vùng Đầm Vua-Nhơn Hải, Tri Hải, Khánh Hải, Cà Ná và Quán Thẻ.
Tài nguyên biển của Ninh Thuận là một trong những điều kiện để phát triển
mạnh kinh tế biển, đưa các ngành này trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh.
Tài nguyên khoáng sản:
Theo các tài liệu Quy hoạch ngành khoáng sản và sản xuất VLXD của tỉnh,
các loại khoáng sản đáng chú ý trên địa bàn tỉnh bao gồm:
- Đá xây dựng: có khoảng 460.025.000 m3trên diện tích 949,4 ha phân bổ ở
các vùng: Thuận Bắc (191.002.000 m3); Ninh Hải (5.171.000 m3); Bác Ái
(51.801.000 m3); Ninh Sơn (60.930.000 m3).
- Sét gạch ngói: 14.495.000 m3 trên diện tích 833,1 ha phân bổ ở Thuận Bắc
(980.000 m3); Bác Ái (2.994.000 m3); Ninh sơn (1.598.000 m3); Ninh Phước
(7.177.000 m3).
- Cát xây dựng: 11.441.000 m3 trên diện tích 950,2 ha phân bổ ở Thuận Bắc
(738.000 m3); Ninh Sơn (3.681.000 m3); thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
(4.451.000 m3); Ninh Phước (126.000 m3); Bác Ái (175.000 m3); Thuận
Nam( 2.270.000 m3 ).
- Đá chẻ xây dựng: có 24.823.000 m3 trên diện tích 785,5 ha, phân bố ở
Thuận Bắc (7.145.000 m3);Thuận Nam (1.455.000 m3); Ninh Hải (3.262.000 m3);
Ninh Sơn (4.583.000 m3); Ninh Phước (7.088.000 m3); Bác Ái (1.290.000 m3).
- Vật liệu san lấp: 71.348.000 m3 trên diện tích 1.017 ha, phân bố ở Thuận
Bắc (9.290.000 m3); Ninh Hải (10.300.000 m3); Bác Ái (14.850.000 m3); Ninh Sơn
(23.791.000 m3), Ninh Phước (4.461.000 m3); Thuận Nam (8.656.000 m3).
- Đá Granit có trữ lượng trên 850 triệu m 3, chất lượng tốt, có khả năng khai
thác quy mô lớn.
- Đá ốp lát có nguồn gốc từ đá hoa cương, trữ lượng 852 triệu m 3, tập trung

nhiều ở Thái An, Tri Thủy, Cà Đú và Cà Ná.
- Cát thủy tinh, titan ở Thành Tín với diện tích khoảng 700 ha và tiềm năng
sa khoáng titan trong tầng cát đỏ ước tính trên diện tích khoảng 25km2.
Ngoài ra trên địa bàn còn có nhóm khoáng sản kim loại Wolfram, Molipden
ở Krôngpha, Núi Đất; thiếc gốc ở Núi Đất. Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch
anh tinh thể ở núi Chà Bang, Mộ Tháp 1, Mộ Tháp 2, nguồn nước khoáng Ninh
Sơn... là nguồn tài nguyên quý báu làm cơ sở phát triển ngành công nghiệp chế
biến khoáng sản.
2. Dân số và lao động.

6


2.1. Tiềm năng dân số và lao động.
Dân số của tỉnh năm 2011 có 568.996 người, tăng 0,14% so với năm 2010 (giai
đoạn 2006-2010 tăng 0,7%/năm). Số lao động có trên 352.000 người, chiếm 61,8%
dân số. Trên địa bàn tỉnh có một số dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người
Kinh chiếm 78,5%, dân tộc Chăm chiếm 12,7% và người Raglai chiếm 8%; người
K’Ho chiếm 0,5%; người Hoa 0,5% và một số dân tộc khác. Trình độ dân trí giữa
các vùng có sự chênh lệch rõ rệt, đặc biệt giữa vùng cao và vùng thấp, giữa các thị
xã, thị trấn và nông thôn.
Theo kết quả thống kê các năm, cơ cấu lao động từ năm 2005 đến 2011 có
xu hướng thay đổi theo hướng tích cực, duy trì và tăng dần tỷ trọng lao động trong
ngành công nghiệp và dịch vụ phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh. Lao động trong khu vực nông-lâm-thủy sản có xu thế giảm mạnh qua các năm
từ 71% năm 2005 xuống 51,6% năm 2011; Lao động Công nghiệp từ 7,3% tăng
lên 12,8%; Lao động ngành Xây dựng tăng từ 2,6% lên 5,8% và lao động ngành
Thương mại-Dịch vụ từ 19,1% lên 29,7%.
Bảng 1: Tỷ trọng lao động làm việc trong nền kinh tế.
Đơn vị: %.


Ngành kinh tế
Tổng LĐ (ng)
Cơ cấu
Ngành NLTS
Công nghiệp
Xây dựng
Thương mại-DV

2005
257.753
100%
71,0%
7,3%
2,6%
19,1%

2009
283.523
100%
52,4%
12,2%
5,7%
29,72%

2010
287.935
100%
51,6%
12,8%

5,8%
29,74%

2011
288.340
100%
51,6%
12,8%
5,8%
29,74%

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận 2011).

Dự báo dân số toàn tỉnh đến năm 2015 đạt khoảng 650.000 người và tăng
lên 750.000 người trong giai đoạn 2016-2020. Trong đó, số dân trong độ tuổi lao
động của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 435.500 người chiếm 67%
dân số và đạt khoảng 72,5% số dân toàn tỉnh vào năm 2020.
2.2. Phát triển nhân lực và đào tạo.
Hiện tại tỉnh Ninh Thuận có 8 trường và trung tâm đào tạo: Trường cao đẳng
sư phạm, Trường Chính trị, Trường cao đẳng nghề, Trung tâm đào tạo cán bộ y tế,
Trung tâm giáo dục thường xuyên, 3 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp
Phan Rang, Ninh Sơn, Ninh Phước.
Tổng số lao động được đào tạo nghề trong các năm gần đây tăng khá nhanh.
Năm 2010 có 9.347 lao động được đào tạo nghề (tương đương 40 % lao động đã
qua đào tạo), năm 2005 là 5.797 người (tương đương với khoảng 24 % lao động).
Tuy nhiên, hiện trên địa bàn tỉnh chưa có hệ đào tạo đại học và sau đại học. Năm
2010 chỉ có 184 sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng giảm so với mức 390 và 438 lần
lượt của các năm 2009 và 2007. Trong 5.797 lao động được đào tạo nghề năm
2010 cũng chỉ có 775 người là đào tạo nghề dài hạn.


7


Trong thời gian tới cần tập trung chuẩn bị và phát triển nguồn nhân lực cho
quá trình phát triển KT-XH nói chung và công nghiệp nói riêng của Ninh Thuận
trong giai đoạn đến 2020. Đây là yếu tố quyết định nhất tới hiệu quả của sự phát
triển trên địa bàn. Các định hướng cơ bản về công tác phát triển nhân lực và đào
tạo như sau:
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hình thành mạng lưới trường trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh. Gắn việc đào tạo với chiến lược phát triển
kinh tế của tỉnh và việc hình thành các khu, cụm công nghiệp.
Phấn đấu đến 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó đào tạo
nghề đạt 33% và tăng lên tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% vào năm 2020, trong
đó đào tạo nghề đạt 45%.
Bảng 2: Chuyển dịch cơ cấu lao động đến năm 2020.

Năm
Tổng lao động
Khu vực Nông, lâm, thủy sản
Khu vực Công nghiệp-XD
Khu vực Thương mại-DV

2015
100%
37%
28%
35%

2020
100%

29%
34%
37%

(Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020).

Hình thành các cơ sở đào tạo nghề, trình độ cao đẳng, trung cấp do các
doanh nghiệp thành lập để phục vụ cho các ngành công nghiệp đặc thù như công
nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất thép...
Đến năm 2015, đầu tư hoàn thành nâng cấp trường trung cấp nghề thành
trường Cao đẳng nghề có quy mô đào tạo 3.000 học viên. Nâng cấp và mở rộng
Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề Phan Rang tương đương trường Trung cấp
nghề. Đầu tư 03 trung tâm dạy nghề tại huyện Ninh Sơn, Ninh Phước và Ninh Hải
để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, liên kết hợp tác các khu, cụm công nghiệp
đào tạo chuyên ngành.
Kêu gọi đầu tư xây dựng trường Đại học đa ngành tại tỉnh theo tiêu chuẩn
quốc tế với quy mô 5.000 sinh viên. Thành lập và đưa vào hoạt động các phân hiệu
Đại học Nông lâm, Đại học Điện lực, Đại học Thủy Lợi.
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI.
1. Tổng sản phẩm VA (GDP) và diễn biến tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Ninh Thuận giai đoạn 2006-2010 có mức tăng trưởng khá, bình quân
giai đoạn 2006-2010 đạt 10,27%/năm, gần tương đương với mục tiêu kế hoạch phát
triển KT-XH giai đoạn 2006-2010 đã đề ra là 11-12%/năm nhưng cao hơn so với
giai đoạn 2001-2005 đã đạt là 8,1%/năm và giai đoạn 1996-2000 (đạt 6,2%/năm).

8


Bảng 3: So sánh tốc độ tăng trưởng VA (GDP) bình quân giai đoạn.
Đơn vị:%/năm.


Giai đoạn

Ninh Thuận

2001-2005
2006-2010

8,1
10,27

Vùng Bắc TB
và DHMT
10,0
10,5

Cả nước
7,5
7,0

Đánh giá về tốc độ tăng trưởng bình quân VA (GDP) giai đoạn 05 năm 20062010 của ngành kinh tế cho thấy ngành Xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất
đạt 24,8%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 20,3%/năm); Tiếp theo là ngành Thương
mại-Dịch vụ đạt 10,9%/năm, ngành Công nghiệp đạt 9,4%/năm (giai đoạn 20012005 đạt 17,1%/n) và thấp nhất là ngành Nông lâm thủy sản đạt 7,3%/năm.
Bảng 4: Tăng trưởng VA (GDP) giai đoạn 2006-2010 và năm 2011.
Đơn vị: Tỷ đồng (giá cố định 1994).

T
Phân ngành
T
Tổng VA (GDP)


1.851

1 Công nghiệp

297,9

2 Nông nghiệp
3 Dịch vụ
4 Xây dựng

787,6
662
103,6

2005

Tăng
Tăng
01-05
06-10
3.017 3.337 8,1%/n 10,2%/n
534, 17,1%/
467,2
9,4%/n
n
3
1.123 1.184 3,3%/n 7,3%/n
1.112,9 1.265 10,2%/n 10,9%/n
314

352 20,3%/n 24,8%/n
2010

2011

Tăng
10-11
10,6%
14,4%
5,5%
13,7%
12,1%

(Nguồn: NGTK tỉnh Ninh Thuận năm 2011).

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp đạt 14,4% so với năm
2010, tiếp theo là ngành Thương mại-DV đạt 13,7%; Ngành Xây dựng đạt 12,1%
và ngành Nông nghiệp đạt mức tăng trưởng 5,5%.
Năm 2011, tổng VA (theo giá cố định 1994) của tỉnh đạt khoảng 3.337 tỷ
đồng tăng 10,6% so với năm 2010 và gấp trên 1,8 lần so với năm 2005.
Giá trị VA (GDP)/người của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2010 đạt khoảng
12,6 triệu đồng/người (khoảng 674 USD), tương đương 58% mức bình quân cả
nước và cao hơn so với năm 2005 là 48% (theo giá hiện hành). Tính theo giá cố
định 1994 thì VA(GDP)/người của tỉnh đạt 82% mức bình quân cả nước (so với
mức đạt năm 2005 là 72%).
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
Căn cứ vào giá trị tổng sản phẩm VA (GDP) của các ngành kinh tế cho thấy,
cơ cấu kinh tế hiện tại của Ninh Thuận (năm 2011) là cơ cấu Nông, lâm, thủy sản,
Thương mại-Dịch vụ và Công nghiệp.

Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch
theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành Thương mai-Dịch vụ và tăng nhẹ tỷ trọng

9


ngành CN-XD (từ 20,3% năm 2005 tăng lên 22,2% năm 2010) và ngành Nông
nghiệp (từ 40,9% lên 41,3% năm 2010). Theo số liệu thống kê cho thấy, trong giai
đoạn 2006-2010, sự tăng tỷ trọng ngành CN+XD là do ngành Xây dựng với tỷ
trọng từ 5,8% năm 2005 tăng lên 10,3% năm 2010, trong khi đó ngành Công
nghiệp giảm tỷ trọng từ 14,5% xuống còn 11,8% trong giai đoạn 2006-2010.
Năm 2011, riêng ngành công nghiệp của tỉnh mặc dù đạt mức tăng trưởng
cao nhất trong các khu vực kinh tế (đạt 14,4%) nhưng tỷ trọng của ngành vẫn giảm
nhẹ và còn 11,2% trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh. Tương tự, ngành Thương mạiDịch vụ cũng giảm nhẹ còn 35,0%.
Ngành Nông, lâm, thủy sản tiếp tục tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế và đạt
43,0% (so với năm 2005 là 40,9%).
Bảng 5: Cơ cấu kinh tế theo VA (GDP).
Đơn vị: %, (Giá hiện hành).

T
Ngành kinh tế
T
Tổng GDP
Công nghiệp + Xây dựng
1
+ Công nghiệp
+ Xây dựng
2 Nông, Lâm, Ngư nghiệp
3 Thương Mại - Dịch vụ


2000
100
12,2
9,5
2,6
52,1
35,7

2005

2006

2009

2010

2011

100
20,3
14,5
5,8
40,9
38,7

100
19,0
13,3
5,7
43,8

37,2

100
21,5
12,3
9,2
44,7
33,8

100
22,2
11,8
10,3
41,3
36,4

100
21,9
11,2
10,6
43,0
35,0

(Nguồn: NGTK Ninh Thuận năm 2011).

2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế.
Trong giai đoạn 05 năm 2006-2010 và đến năm 2011, khu vực kinh tế ngoài
nhà nước có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao nhất, từ 72,2% năm 2005 tăng lên
khoảng 81% năm 2011. Khu vực kinh tế Nhà nước giảm từ 27% năm 2005 còn
khoảng 17,3% trong cơ cấu nền kinh tế toàn tỉnh.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ, nhưng hiện vẫn chiếm
tỷ trọng nhỏ (chiếm khoảng 1,7%) trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.
Bảng 6: Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: % (Giá hiện hành).

T
T
1
2
3

Khu vực kinh tế

2005

2010

2011

Cơ cấu
KV Nhà nước
KV ngoài nhà nước
KV có VĐT nước ngoài

100%
27%
72,2%
0,9%

100%

17,1%
81,2%
1,69%

100%
17,3%
81,0%
1,7%

2010/
2005

2011/
2010

-9,9%
9,0%
+0,8%

0,2%
-0,2%
+0,01%

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2011).

10


3. Thu chi ngân sách trên địa bàn.
Thu trên địa bàn năm 2010 của tỉnh đạt trên 3.715 tỷ đồng đưa tổng thu 05

năm 2006-2010 đạt 10.574 tỷ đồng. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 20062010 là 22,6%/năm (tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 đạt 24,1%/năm). Trong giai
đoạn 2006-2010, nguồn bổ sung hàng năm từ trung ương vẫn chiếm tỷ trọng cao
và duy trì ổn định trong cơ cấu thu ngân sách toàn tỉnh. Hàng năm chiếm khoảng
60%-62% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh.
Bảng 7: Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Đơn vị: Tỷ đồng.

Nguồn thu
Tổng thu ngân sách
-Thu trên địa bàn
- NSTƯ bổ sung
- Thu khác
Tổng chi ngân sách

2005

2009

2010

1.341
238,7
813,9
288,4
1.154

2.130
505,3
1.287,2
338,3

1.946

3.715
555,1
2.358,9
801,3
3.491

Tăng
06-10
22,6%/n
18,4%/n
23,7%/n
22,68%/n
24,7%/n

(Nguồn: NGTK Ninh Thuận năm 2011).

Năm 2010, chi ngân sách của tỉnh đạt 3.491,7 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân
05 năm là 24,7%/năm cao hơn so với giai đoạn 2001-2005 đạt 32,6%/năm.
4. Kim ngạch xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2011 của tỉnh đạt khoảng 72,088 triệu USD
tăng 55,1% so với mức đạt năm 2010.
Trong giai đoạn 05, mức tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt thấp khoảng
2,0%/năm (giai đoạn 2001-2005 là 13,0%/năm). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
năm 2011 trên địa bàn là nhân hạt điều (49,8 triệu USD); Hàng thủy sản (12,4 triệu
USD); Sắn lát (6,8 triệu USD); Dầu điều (0,93 triệu USD)...
Bảng 8: Giá trị xuất nhập khẩu giai đoan đến năm 2011.
Đơn vị: Triệu USD.


Giá trị xuất khẩu
Giá trị xuất khẩu
- Hàng CN nhẹ và TTCN
- Hàng CN nặng và KS
- Hàng nông sản
- Hàng thủy sản
Giá trị hàng nhập khẩu

2005
42,4
0,14
39,1
3,16
18,1

2009
40,7
1,64
0,66
35,5
2,9
9,69

2010
46,4
1,97
0,72
36,5
7,23
19,07


2011
72,08
0,96
0,62
57,9
12,5
20,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2011).

- Nhóm hàng thủy sản: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt trên 12,5
triệu USD đạt mức tăng trưởng 73,5% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng khoảng
17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

11


- Nhóm hàng nông sản: Năm 2011 đạt khoảng 57,9 triệu USD và luôn là mặt
hàng xuất khẩu chiếm giá trị cao nhất của tỉnh trong các giai đoạn vừa qua (hienj
chiếm 80,3%). Các mặt hàng chủ yếu là: sắn lát, điều nhân.
- Nhóm hàng công nghiệp và TTCN: Đạt gần 1,6 triệu USD trong năm 2011
và đạt mức tăng trưởng giảm -41,0% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng thấp trong
giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, hiện chiếm khoảng 2,2% so với mức xuất khẩu năm
2005 đã đạt là 0,3%.
5. Vốn đầu tư phát triển.
Trong giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2011, vốn đầu tư phát triển trên địa
bàn năm sau cao hơn năm trước và có mức tăng khá cao trong vài năm gần đây.
Tổng vốn đầu tư thực hiện năm 2011 đạt khoảng 5.466 tỷ đồng đạt mức tăng
trưởng 8,9% so với năm 2010 (giai đoạn 5 năm 2006-2010 đạt 33,5%/năm). Trong

đó, vốn đầu tư riêng cho ngành công nghiệp đạt 1.759 tỷ đồng bằng 15,4% tổng
vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn.
Bảng 9: Vốn đầu tư phát triển.
Đơn vị: Tỷ đồng.

Năm
Tổng
Nông-lâm-thủy sản
Công nghiệp
Xây dựng
Thương mại-Dịch vụ

2005
1.182
294,9
302,2
46,7
538,2

2009
4.150
1.079
908,7
350,2
1.812

2010
5.017
1.379
678

486
2.474

2011
5.466
1.759
842
499
2.366

(Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận năm 2011).

6. Cơ sở hạ tầng.
6.1. Giao thông.
Giao thông đường bộ:
+ Quốc lộ: Tổng chiều dài các tuyến đường quốc lộ chạy qua tỉnh là 174,5
km gồm QL 1A (64,5 km), QL 27 (66 km), QL 27B (44 km).
+ Tỉnh lộ: Tổng chiều dài 322,5 km bao gồm 11 tuyến. Đường giao thông
cấp huyện có tổng chiều dài 190 km, đường đô thị và đường xã là 366,5 km.
Giao thông đường sắt:
Hệ thống đường sắt Bắc-Nam đi qua tỉnh dài 67 km có 05 ga: Cà Rôm,
Phước Nhơn, Tháp Chàm, Hòa Trinh và Cà Ná. Tuyến đường sắt Tháp Chàm-Trại
Mát (Đà Lạt-Lâm Đồng) dài 110 km đã ngừng hoạt động sau khi có tuyến đường
27 được đầu tư và đưa vào hoạt động.
Trong các giai đoạn tới sẽ có triển khai đầu tư các tuyến đường sắt theo quy
hoạch của Trung ương như: hoàn thành giai đoạn I, cải tạo và nâng cấp đường sắt
Bắc-Nam, đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang-Tp.HCM đi qua tỉnh Ninh Thuận.

12



Đầu tư khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt-Tháp Chàm để tạo thuận lợi giao
lưu hàng hóa với các tỉnh Tây Nguyên. Xây dựng ga Tháp Chàm thành ga đường
sắt cao tốc đáp ứng vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân khi tuyến đường
sắt cao tốc Nha Trang-TP.HCM hoàn thành.
Giao thông đường thủy:
Hệ thống sông ngòi của tỉnh đa số là dốc nên không thuận lợi để phát triển
vận tải hàng hóa, chỉ có phần đầu các cửa sông phục vụ cho vận tải ven biển và
neo đậu các phương tiện đánh bắt hải sản.
Hệ thống cảng cá Đông Hải, Cà Ná và Ninh Chữ với cầu tàu dài 265 m, 200
m và 120 m cùng với bến cá Mỹ Tân là nơi trú đậu cho tàu thuyền đánh cá tránh
bão, có khả năng tiếp nhận tàu đến 500 CV.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, hệ thống giao thông đường thủy sẽ
được đầu tư và được coi là một trong những động lực phát triển kinh tế các vùng
ven biển và khai thác các tiềm năng về kinh tế biển. Hoàn thành quy hoạch phát
triển cảng biển Cà Ná (Dốc Hầm) với công suất hàng hóa qua cảng 15 triệu
tấn/năm và cảng hàng hóa Ninh Chữ với công suất tàu có trọng tải 10.000 tấn gắn
với cụm công nghiệp Tri Hải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa như: muối
công nghiệp, VLXD…
Đầu tư nâng cấp và mở rộng cảng Cà Ná, Đông Hải và Ninh Chữ cho tàu
thuyền với quy mô 500-1.000 chiếc và có khả năng tiếp nhận tàu có công suất 5001.000 CV.
Đường hàng không:
Sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) cách thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm về phía Bắc khoảng 55 km thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa và đi lại.
Hiện tuyến Quốc lộ I từ Phan Rang-Tháp Chàm đi sân bay Cam Ranh đã được
khảo sát và sẽ đầu tư mở rộng trong thời gian tới.
Nhìn chung, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh tương đối thuận lợi và cơ
bản đáp ứng nhu cầu trong việc phục vụ giao thương hàng hóa và phát triển kinh
tế-xã hội.
6.2. Hệ thống cấp điện.

Ngoài điện lưới quốc gia 220 kV, 110 kV được cung cấp trực tiếp từ nhà
máy điện Đa Nhim (160 MW) thông qua 02 máy biến áp 63 MVA, tỉnh còn có hỗ
trợ của các nguồn điện tại chỗ là thủy điện Sông Pha công suất (5x1,5) MW và nhà
máy thủy điện Sông Ông công suất (3x2,7) MW.
Lưới truyền tải tỉnh Ninh Thuận được liên kết lưới điện khu vực tỉnh Khánh
Hòa và Bình Thuận thông qua 02 đường 220 kV dài 252 km và đường 110kV dài
183 km.
Nhìn chung lưới truyền tải tỉnh Ninh Thuận vận hành ổn định. Theo quy
hoạch, trong thời gian tới Ninh Thuận tiếp tục đầu tư xây dựng các trạm và đường
dây mới để đảm bảo về điện áp và công suất đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất

13


công nghiệp và sinh hoạt. Đảm bảo đến 2020 có 100% số hộ gia đình đều được sử
dụng điện lưới quốc gia và đáp ứng 100% nhu cầu về điện sản xuất phù hợp với
quy mô sản xuất các khu, cụm công nghiệp.
Trong giai đoạn đến năm 2020 sẽ phát triển xây dựng trạm và lưới điện 500
kV để truyền tải điện từ nhà máy điện hạt nhân. Xây dựng các trạm biến áp 110 kV
phục vụ các khu công nghiệp Du Long, Phước Nam, khu vực Dốc Hầm và thành
phố Phan Rang-Tháp Chàm.
6.3. Hệ thống cấp nước sạch.
Khu vực đô thị: Nhà máy nước Phan Rang-Tháp Chàm có quy mô 52.000
m /ngày-đêm được lấy từ nước mặt sông Cái cung cấp nước cho thành phố, các
vùng phụ cận và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố.
3

Nhà máy nước Tân Sơn quy mô 1.000 m 3/ngày lấy từ nước mặt sông Ông,
cung cấp nước cho thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn).
Nhà máy nước Phước Dân, quy mô 1.600 m3/ngày, cung cấp nước cho thị

trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước).
Khu vực nông thôn: Đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng
hơn 60 hệ thống cấp nước từ các nguồn nước mặt và nước ngầm với quy mô từ 50500 m3/ngày và các công trình nước tự chảy. Đến 2010, tỷ lệ dân cư nông thôn
được sử dụng nước sạch đạt khoảng 90%.
6.4. Hệ thống thông tin truyền thông.
Mạng lưới bưu chính đã phát triển tương đối rộng khắp toàn tỉnh. Đến nay
có trên 130 điểm phục vụ với mật độ bình quân 4.500 người/điểm và bán kính
phục vụ là 2,88 km/điểm. Dịch vụ bao gồm các dịch vụ truyền thống và các dịch
vụ nâng cao.
Mạng thông tin di động: Trên địa bàn có 06 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
thông tin di động. Đến nay, trung tâm các huyện, các khu du lịch, khu đông dân,
đều đã được phủ sóng di động. Đến năm 2010, tổng số thuê bao điện thoại cố định
và di động toàn tỉnh đạt 136.477 thuê bao, đạt 24 thuê bao điện thoại/100 dân.
Mạng Internet: đến 2010 đã có 14.576 thuê bao Internet, đạt mật độ 2,5 thuê
bao/100 dân, tập trung ở thành phố và các huyện đồng bằng ven biển.
III. VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA NINH THUẬN TRONG VÙNG BẮC
TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG.
Ninh Thuận chiếm 3,5% về diện tích và 3,0% về số dân của Vùng Bắc Trung
bộ và duyên hải miền Trung (Vùng bao gồm 14 địa phương từ Thanh Hóa đến Bình
Thuận).
Giá trị đóng góp VA (GDP) của tỉnh trong Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung còn thấp. Hiện chiếm khoảng 2,6% tổng VA (GDP) toàn Vùng.
Bình quân VA (GDP)/đầu người của Ninh Thuận năm 2010 đạt gần 12,6
triệu đồng tương đương 86% mức bình quân của Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung và bằng 55% mức bình quân cả nước.

14


Bảng 10: Một số chỉ tiêu so sánh với Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Chỉ tiêu
Diện tích tự nhiên
Dân số năm 2010
Tăng trưởng KT 2006-2010

Đơn vị

Ninh
Thuận

km2
1.000 ng
%/năm

3.358
568,214
10,27

Vùng
BTB và
DHMT
95.964
18.929,8
10,5

Tỷ lệ %
3,5%
3,0%

VA (GDP)

(giá so sánh)

2005

Tỷ đồng

1.851

69.972

2,6%

2010

Tỷ đồng

3017,6

115.323

2,6%

VA (GDP)
giá hiện hành

2005

Tỷ đồng

2.638


123.187

2,1%

2010

Tỷ đồng

7.167

278.689

2,4%

Tăng trưởng VA CN+XD (06-10)

%/năm

14,2

14,5

Tăng trưởng GOCN (06-10)

%/năm

13,5

16,3


GOCN (giá cố định)

Tỷ đồng

1.502

83.300

%

22,2

35,7

Tỷ đồng

781

46.033

1,7%

2005

Tr.đồng

4,8

6,6


72%

2010

Tr.đồng

12,6

14,7

86%

Cơ cấu CN/toàn nền kinh tế
VA CN+XD 2010 (giá so sánh)
VA/đầu người
(giá hiện hành)

1,8%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ địa phương-Viện NCCLCSCN).

Xét riêng về ngành công nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công
nghiệp bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 13,5%/năm thấp hơn giai đoạn 20012005 của tỉnh (đạt 16,5%/năm) và thấp hơn mức tăng trưởng của cả nước (đạt
khoảng 14,2%/năm) và toàn Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (đạt
khoảng 16,3%/năm) trong cùng giai đoạn.
Mặc dù trong cả giai đoạn 10 năm 2001-2010, tốc độ tăng trưởng công
nghiệp+xây dựng của tỉnh đạt khá (16,0%/n), nhưng do xuất phát điểm thấp nên
tính về giá trị tuyệt đối mức đóng góp của tỉnh trong Vùng vẫn ở mức khiêm tốn.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) toàn tỉnh năm 2010 đạt

1.502 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,8% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn Vùng (đạt
khoảng 83.300 tỷ đồng).
Có thể đánh giá, Ninh Thuận hiện nay là một trong những tỉnh có mức phát
triển kinh tế còn thấp, quy mô của nền kinh tế còn hạn chế. Tuy nhiên, với việc
nhiều công trình, dự án công nghiệp có quy mô lớn đã và đang được triển khai xây
dựng trên địa bàn, chắc chắn sẽ tạo tiền đề cho tỉnh có những bước phát triển đột
phá và mạnh mẽ hơn trong các giai đoạn tới.

15


IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI.
1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH NINH
THUẬN ĐẾN NĂM 2020.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XII và Quyết
định 1222/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”, các mục
tiêu đó như sau:
Xây dựng Ninh Thuận trở thành điểm đến của Việt Nam trong tương lai, có
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có
khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, tránh thiên tai; kinh tế phát triển
nhanh, bền vững theo mô hình kinh tế “xanh, sạch”; chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp và dịch vụ, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ
môi trường sinh thái, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần cho nhân dân; đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và
trật tự an toàn xã hội.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Phấn đấu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp-xây dựng: 40%; Ngành
Thương mại-Dịch vụ đạt 35% và ngành nông, lâm thủy sản đạt 25%. Đến năm 2020
cơ cấu tương ứng đạt khoảng 52%; 28% và 20%.

Phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt khoảng 1.400 USD
và đến năm 2020 đạt khoảng 2.800 USD.
2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỈNH THEO LÃNH THỔ:
Định hướng về phát triển không gian, lãnh thổ đến năm 2020, theo hướng
tận dụng tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương để tạo tăng trưởng đột
phá cho tỉnh. Cụ thể, định hướng Ninh Thuận phát triển theo hướng tổ chức không
gian như sau:
- 02 hành lang: Quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển.
- 03 khu vực ưu tiên: Trung tâm đô thị Phan Rang-Tháp Chàm; Khu vực du
lịch phía Bắc của tỉnh; khu vực công nghiệp phía Nam.
- 06 khu vực chủ yếu: Khu vực phía Tây (các huyện miền núi); Khu vực du
lịch phía Bắc; Khu vực Đầm Nại; Khu vực công nghiệp phía Nam; Làng ven đô
(Ninh Phước); Trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.
Phân bố sản xuất theo không gian hình thành 04 vùng ưu tiên:
+ Vùng miền núi (Ninh Sơn, Bác Ái): chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp,
hình thành các vùng cây công nghiệp ngắn ngày (mì, mía, điều, cao su...) và chăn
nuôi đại gia súc gắn với công nghiệp chế biến.
+ Vùng phía Bắc của tỉnh: Tập trung ưu tiên phát triển du lịch.
+ Vùng phía Nam: Ưu tiên phát triển công nghiệp, tập trung chủ yếu ở khu
công nghiệp Phước Nam và khu công nghiệp Cà Ná.
+ Vùng đồng bằng: Phát triển đô thị và dịch vụ-thương mại.
Trong đó: Vùng kinh tế trung tâm của tỉnh lấy thành phố Phan Rang-Tháp
Chàm làm trung tâm.

16


PHẦN II
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP NINH THUẬN
I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP.

1. Cơ sở sản xuất công nghiệp.
Thống kê năm 2011, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 6.051 cơ sở sản xuất
công nghiệp. Các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành sản xuất như sau:
- Công nghiệp khai thác mỏ:

784 cơ sở.

- Công nghiệp chế biến:

5.232 cơ sở.

- Công nghiệp SX và PP điện, nước, khí đốt: 35 cơ sở.
Diễn biến số cơ sở sản xuất công nghiệp qua các giai đoạn đến năm 2011
như sau:
Bảng 11: Số cơ sở sản xuất công nghiệp.
Đơn vị: Cơ sở.

Năm
Theo ngành sản xuất
1. CN khai thác KS
2. CN chế biến
3. SX PP điện, nước, khí đốt

Tổng số
Tỷ lệ so với toàn tỉnh

2005

2010


2011

Tăng
06-10
(%/n)

446
3.696
02
4.144
16,6%

714
5.093
35
5.842
17,6%

784
5.232
35
6.051

9,8
6,6
77,2
7,1

Tăng
10-11

(%)
9,8
2,7
3,5

(Nguồn: NGTK Ninh Thuận các năm).

Thống kê riêng các doanh nghiệp ngành công nghiệp năm 2010 theo ngành
cấp II, ngành chế biến nông sản, thực phẩm có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất
với 34 doanh nghiệp (chiếm 23,6% số lượng doanh nghiệp công nghiệp); Tiếp theo
là ngành chế biến gỗ giấy với 27 doanh nghiệp (chiếm 11,8%); Ngành cơ khí chế
tạo máy và gia công kim loại chiếm 15,2%... thấp nhất là ngành công nghiệp khác
(bao gồm các doanh nghiệp xuất bản, in và tái chế) với 03 doanh nghiệp chiếm
2,0%.
Quy mô nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2010 của doanh
nghiệp công nghiệp toàn tỉnh đạt 2.320 tỷ đồng, tăng 29,5%/năm trong giai đoạn
2006-2010. Trong đó, 02 ngành sản xuất VLXD và SX, PP điện, nước hiện cùng
chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 26%-28% lượng vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp công nghiệp toàn tỉnh năm 2010; Tiếp theo là ngành Chế biến nông
sản, thực phẩm, chiếm 21,5%; Khai thác và chế biến khoáng sản chiếm 14,2%, các
ngành còn lại đều có mức thấp, chỉ chiếm từ 2-3%.

17


Bảng 12: DN CN và vốn SX kinh doanh bình quân theo ngành cấp II.
Năm
Tổng số
Cơ cấu (%)
CN khai thác khoáng sản

CB nông sản, TP đồ uống
CN chế biến gỗ, giấy
CN sản xuất VLXD
CN hóa chất, cao su, nhựa

CN dệt may-da giày
CN cơ khí và SXKL
CN khác
CN SX và PP điện nước

DN công nghiệp
(doanh nghiệp)
2005
2010
54
5
21
13
03
02
02
05
01
02

Vốn SX kinh doanh
(Tỷ đồng)
2005
2010


144

641,5

2.320

16
34
27
12
04
05
22
03
21

100%
15,9%
58,3%
5,5%
2,9%
4,8%
3,5%
1,1%
0,6%
7,5%

100%
14,2%
21,5%

1,9%
28,5%
1,8%
3,3%
1,9%
0,3%
26,7%

(Nguồn: NGTK tỉnh Ninh Thuận 2011).

Trong số các doanh nghiệp công nghiệp phân theo ngành cấp II, gia tăng
nhiều nhất là ngành sản xuất và PP điện, nước, do có số lượng doanh nghiệp ban
đầu thấp (năm 2005 có 02 doanh nghiệp) đã phát triển lên 21 doanh nghiệp năm
2010. Tiếp theo là ngành cơ khí và SXKL (từ 05 doanh nghiệp năm 2005 tăng lên
22 doanh nghiệp năm 2010)…
Qua số liệu về doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của tỉnh trong thời gian
qua cho thấy, sự tăng trưởng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khá cao, số lượng
doanh nghiệp và nguồn vốn sản xuất kinh doanh tăng mạnh, thể hiện quy mô nền
công nghiệp tỉnh đang từng bước tăng lên.
2. Lao động doanh nghiệp ngành công nghiệp.
Tổng số lao động công nghiệp toàn tỉnh năm 2010, có ~21.050 người, tăng
5,7%/năm trong giai đoạn 2006-2010.
Số lượng lao động của doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh năm 2010 có khoảng
8.216 người, chiếm 39% tổng số lao động trong ngành. Thống kê trong các giai đoạn
vừa qua cho thấy, số lượng lao động của các doanh nghiệp được tập trung lớn nhất là
trong ngành chế biến nông sản, thực phẩm với tỷ lệ chiếm 45,3% (giảm so với năm
2005 chiếm 55,4%). Tiếp theo là ngành dệt may-da giày với số lao động có gần 1.580
người tăng gần gấp đôi so với năm 2005 và chiếm cơ cấu 19,2%. Thấp nhất là các
doanh nghiệp của nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa và nhóm ngành công nghiệp khác
(xuất bản, in và tái chế) có số lao động chiếm dưới 1% trong cơ cấu lao động doanh

nghiệp công nghiệp toàn tỉnh.

18


Bảng 13: Cơ cấu lao động doanh nghiệp ngành công nghiệp.
Đơn vị: %.

Năm

2005

2010

Tổng số lao động công nghiệp

5.949

8.216

Cơ cấu lao động
CN khai thác khoáng sản
CB nông sản, TP đồ uống
CN chế biến gỗ, giấy
CN sản xuất VLXD
CN hóa chất, cao su, nhựa
CN dệt may-da giày
CN cơ khí và SXKL
CN khác
CN SX và PP điện nước


100%
11,2%
55,4%
4,7%
2,4%
6,9%
13,5%
1,7%
0,5%
3,7%

100%
7,0%
45,3%
3,4%
6,3%
1,0%
19,2%
3,5%
0,6%
13,7%

(Nguồn: Điều tra DN tỉnh Ninh Thuận 2001-2010).

Thống kê về lao động/doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian qua cho
thấy, mặc dù số doanh nghiệp có xu thế tăng, nhưng mức trung bình số lao
động/doanh nghiệp lại có xu hướng giảm dần, hiện đạt khoảng 60 lao động/DN
thấp hơn so với năm 2005 đã đạt là 110 lao động/DN.
So sánh về quy mô lao động trong doanh nghiệp của các ngành công nghiệp

hiện nay thì cao nhất là ngành dệt may-da giày, đạt 316 lao động/DN; tiếp theo là
ngành chế biến nông sản, thực phẩm với khoảng 110 lao động/DN, ngành công
nghiệp SX và PP điện, nước đạt khoảng 55 lao động/DN… thấp nhất là ngành Cơ
khí, điện tử và gia công kim loại chỉ đạt khoảng 13 lao động/doanh nghiệp.
Bảng 14: Quy mô lao động trung bình DN ngành công nghiệp.
Đơn vị: Lao động/DN.

Năm

2005

2010

Toàn ngành
CN khai thác khoáng sản
CB nông sản, TP đồ uống
CN chế biến gỗ, giấy
CN sản xuất VLXD
CN hóa chất, cao su, nhựa
CN dệt may-da giày
CN cơ khí và SXKL
CN khác
CN SX và PP điện nước

110
134
157
22
47
206

401
20
32
110

57
36
109
10
43
21
316
13
17
54

Tăng trưởng
06-10
-12,3%/n
-23,1%/n
-7,0%/n
-13,8%/n
-1,5%/n
-36,8%/n
-4,7%/n
-8,0%/n
-12,2%/n
-13,4%/n

(Nguồn: Xử lý số liệu từ Điều tra DN tỉnh Ninh Thuận 2001-2010).


19


Thống kê theo từng ngành sản xuất trong giai đoạn 05 năm qua cho thấy,
quy mô lao động trung bình trong các doanh nghiệp các ngành đều có xu hướng
giảm với mức bình quân toàn ngành là -12,3%/năm. Trong đó, mức giảm mạnh
nhất là ngành Hóa chất, cao su, nhựa với mức -36,8%/năm.
3. Giá trị sản xuất công nghiệp.
Năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đạt trên 1.758 tỷ đồng, đạt
mức tăng trưởng 17,0% so với năm 2010. Trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng
trưởng bình quân là 13,5%/năm, thấp hơn giai đoạn 2001-2005 (đạt 16,5%/năm).
Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu các khu vực kinh tế đóng góp
cho công nghiệp Ninh Thuận trong giai đoạn 05 năm 2006-2010 và đến năm 2011
cho thấy có đặc điểm sau:
- Khu vực kinh tế nhà nước Trung ương phát triển ở mức khá cao trong giai
đoạn 2006-2010, với mức tăng trưởng đạt 16,6%/năm (tăng 12,0% trong năm
2011/2010). Hiện giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực đạt trên 262 tỷ đồng,
tăng gấp 2,4 lần so với năm 2005 và chiếm 14,9% trong cơ cấu giá trị công nghiệp
toàn tỉnh và tăng nhẹ so với mức năm 2005 (theo giá cố định 1994).
- Khu vực kinh tế nhà nước địa phương giảm mạnh với mức tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2006-2010 là -44,3%/năm (2010-2011 đạt 14,2%), tỷ trọng
trong toàn ngành công nghiệp từ 52,6% năm 2005 giảm còn khoảng 1,5% năm
2010 và đến nay (năm 2011) tiếp tục duy trì ở mức 1,5%.
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tiếp tục có mức tăng trưởng cao trong giai
đoạn 2006-2010 (đạt 37,1%/năm) và năm 2010-2011 (đạt 18,1%). Do những năm
gần đây các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt từ khi Luật Doanh nghiệp ra
đời cùng các chương trình cổ phần hóa, đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy khu vực
kinh tế này phát triển nhanh và hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành
công nghiệp, đạt khoảng 82,8% trong năm 2011.

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong các năm vừa qua có mức
suy giảm. Năm 2005, giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này đạt khoảng 14,8
tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 12,5 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng -3,3%/năm trong giai
đoạn 2006-2010. Năm 2011, khu vực kinh tế này có mức tăng trưởng 6,4% so với
năm 2010, đưa tỷ trọng của khu vực tiếp tục duy trì chiếm khoảng 0,8% trong cơ
cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh (năm 2005 chiếm 1,9%).
Bảng 15: Giá trị sản xuất công nghiệp.
Đơn vị: Tỷ đồng (Giá cố định 1994).

Tổng số
Nhà nước
-Trung ương
- Địa phương
Ngoài NN
FDI

2005

2010

2011

797,5
528,5
108,9
419,6
254,2
14,8

1.502

257,1
234,6
22,5
1.233
12,5

1.758
288,4
262,7
25,7
1.456
13,3

Tăng trưởng
06-10
10-11
13,5%/n
17,0%
-13,4%/n
12,2%
16,6%/n
12,0%
-44,3%/n
14,2%
37,1%/n
18,1%
-3,3%/n
6,4%

(Nguồn: NGTK tỉnh Ninh Thuận năm 2011).


20


×