Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Một số giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.96 KB, 74 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Lời mở đầu
Bình Định là một trong 5 tỉnh nằm trong địa bàn vùng KTTĐ miền Trung,
một vùng kinh tế có nhiều khu kinh tế với các cơ chế ưu đãi, trong đó có khu kinh tế
Nhơn Hội thuộc tỉnh Bình Định. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Phú
n, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đơng giáp biển Đơng. Tồn tỉnh có 159 xã,
phường, thị trấn thuộc 10 huyện và 1 thành phố. Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi
trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Thực tế những năm qua, lợi thế này đã được
tỉnh khai thác tương đối tốt và sẽ còn được phát huy trong tương lai. Từ nay đến
năm 2020 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ là vùng phát triển mạnh mẽ, trở
trở thành động lực thúc đẩy q trình CHN – HĐH đất nước. Vùng có ưu thế hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua mở cửa hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu và tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên,hiện tại ngành
cơng nghiệp của tỉnh chưa được phát triển ổn định như tiềm năng và lợi thế của nó.
Xác định được vi trí và vai trị to lớn của Bình Định trong cơng cuộc CNH –
HĐH đất nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Định xác định: Bình Định khơng thể
đi lên và làm giàu nếu chỉ dựa vào nông nghiệp mà phải tập trung cao độ cho phát
triển cơng nghiệp làm nịng cốt cho phát triển các ngành khác. Nhưng vấn đề đặt ra
ở đây là làm thế nào để phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh, đạt được các
mục tiêu hiệu quả kinh tế tương đối cao và bền vững đồng thời phát triển bền vững
các lĩnh vực xã hội, bảo vệ môi trường.
Trong quá trình thực tập ở Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bình Định nhận thấy vai
trị quan trọng của việc phát triển bền vững ngành công nghiệp đối với sự phát triển
của kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp thực
hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định đến
năm 2020” cho chuyên đề thực tập của mình.
Kết cấu của chuyên đề thực tập gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về quy hoạch phát triển bền vững.



SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Chương 2. Thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành cơng
nghiệp tỉnh Bình Định.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch phát triển bền vững
ngành cơng nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Tuyết Mai đã giúp
đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ tận tình của các anh các chi, các cô, các chú trong Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư Bình Định trong thời gian em thực tập tại cơ quan. Vì thời gian và trình độ có
hạn nên bài viết khơng tránh khỏi những thiếu xót em rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy các cơ, các anh các chị và các bác ở cơ quan.

Em xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Chương 1
Những vấn đề lý luận cơ bản về quy hoạch phát triển bền vững

1.1. Lý luận chung về quy hoạch phát triển bền vững.
1.1.1. Khái niệm quy hoạch phát triển bền vững.
+ Khái niệm quy hoạch:
Quy hoạch phát triển là một hoạt động tổng hợp với sự tham gia của nhiều
ngành và nhiều lĩnh vực, do đó cũng có sự khác nhau về cách nhìn nhận. Vì vậy,
khái niệm quy hoạch phát triển có thể tiếp cận theo quan điểm khác nhau.
Quy hoạch phát triển là một hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực trong xã hội ,
liên quan đến mơi trường sống, mơi trường sản xuất, kinh doanh.Trong đó có sự pha
trộn giữa mơi trường nhân tạo với mơi trường thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu
hoạt động của kinh tế xã hội. Trong quan điểm của một số nhà quy hoạch đô thi
Viêt Nam hiện nay vẫn ln cho rằng quy hoạch là bố trí, sắp xếp các yếu tố lên
trên mặt bằng lãnh thổ ( dưới dạng bản đồ khơng gian hai chiều). Điều đó có nghĩa
là quy hoạch là quy hoạch không gian, là lập các bản vẽ quy hoạch.
Ở các nước phương Tây người ta quan niệm quy hoạch không chỉ là việc
phân bổ các yếu tố lên mặt bằng lãnh thổ mà phải tính tốn đến đời sống dân cư,
việc làm, phúc lợi xã hội. Có lẽ định nghĩa quy hoạch “cổ điển” nhất của trường
phái Anglo – Saxon được T.J Cartwright diên dịch như sau: “ Tơi ln có cảm giác
rằng chìa khóa cho mọi quy hoạch tốt nằm ở sự thừa nhận hai việc sau: Thứ nhất
quy hoạch là một hoạt động chung, chẳng hạn như nghiên cứu ( khoa học) hay thiết
kế, mà người ta có thể làm tốt hay xấu tùy theo các tiêu chí hồn tồn độc lập với
lĩnh vực chúng được vận dụng vào, dù đó là một tổ chức, một đơ thị hay thậm trí là
cả nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, quy hoạch là một hoạt động ở đó sự phán đốn
trực giác và tính sáng tạo ( nói gọn lại đó là “nghệ thuật “ hay cịn có vai trị to lớn,
ngay cả trong thời đại kỹ trị bậc nhất hiện nay.


SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Để thấy rõ thực chất của quy hoạch xin dẫn ra một định nghĩa khác của một
nữ giáo sư người Anh Margaret Roberts:
“Quy hoạch” là tiến hành chọn lựa trong số những phương án cái nào tỏ ra
rộng mở vào tương lai, rồi tìm cách bảo đảm cho sự thực hiện nó, điều đó lệ thuộc
vào sự cung ứng các nguồn lực cần thiết… Vì rằng quy hoạch là quá trình ra quyết
định và là hoạt động cung ứng nguồn lực cho nên quy hoạch mang tính chính trị,
trong đó các phương án được lực chọn sẽ không mang lại lợi ích một cách đồng đều
và như nhau đối với tất cả các thành viên của xã hội. Vì rằng, cái duy nhất và rõ
ràng về tương lai là cái không thể dự kiến được,cho nên điều cần nói là phải hạ thấp
việc đặt trọng tâm vào các mục tiêu sử dụng đất cho tương lai xa phải lưu ý đúng
mực vào các vấn đề nào khả dĩ có thể xử lý thành công trong thời gian ngắn theo
một kiểu quy hoạch “ đối phó với những bất ngở và uyển chuyển”.
Qua nội dung của những khái niệm trên, trên cơ sở thống nhất những quan
điểm chủ yếu chúng ta thấy rằng quy hoạch phát triển là hoạt động làm thay đổi
điều kiện không gian theo quy mô trật tự tương lai của cả nước, vùng lãnh thổ. Quy
hoạch phát triển là một tập hợp các hoạt động hướng tới mục đích nhằm cụ thể hóa
chiến lược phát triển kinh tế xã hội và là căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch, lựa
chọn các dự án ưu tiên đầu tư phát triển.
Quy hoạch phát triển là một hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước và các vũng lãnh thổ nhẳm xác định một cơ cấu ngành
khơng gian của q trình tái sản xuất xã hội thong qua việc xác định các cơ sở sản

xuất, phục vụ đời sống nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư, hợp lý hóa
lãnh thổ và phát triển kinh tế bền vững ( Trích bài giảng “ Quy hoạch phát triển”
TS. Nguyễn Tiến Dũng).
+ Khái niệm phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nảy sinh từ sau cuộc khủng hoảng
mơi trường, do đó cho đến nay chưa có một định nghĩa nào đầy đủ và thống nhất.
Một số định nghĩa của Khoa học Môi trường bàn về phát triển bền vững:

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

- Hội nghị mơi trường tồn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát
triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ
Môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế.
- Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission
and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ
tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.
- Phát triển bền vững là một mơ hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích
kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những
lợi ích tương tự trong tương lai (Gơdian và hecdue, 1988, GS. Grima Lino).
Định nghĩa này bao gồm hai nội dung then chốt: các nhu cầu của con người
và những giới hạn đối với khả năng của môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại và
tương lai của con người.

- Phát triển là mơ hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm
các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện
nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau (Nguyễn Mạnh Huấn, Hồng Đình PhuNhững vấn đề kinh tế –xã hội và văn hoá trong phát triển bền vững, Hà Nội 3/1993,
trang 17,18).
- Phát triển bền vững là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế làm giảm sự khai
thác tài nguyên cho phát triển kinh tế, sự suy thối Mơi trường trong tương lai và
làm giảm sự đói nghèo.
- Phát triển bền vững bao gồm sự thay đổi Công nghệ hiện đại, Công nghệ
sạch, Cơng nghệ có hiệu quả hơn nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên hoặc từ sản
phẩm kinh tế –xã hội.
Muốn vậy, phải giải quyết các mâu thuẫn như sản xuất - nhu cầu - tài nguyên
thiên nhiên và phân phối, vốn đầu tư, cũng như Công nghệ tiên tiến cho sản xuất.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

- Các nước trên thế giới đều có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên;
điều kiện kinh tế –xã hội khác nhau, đưa đến hiện tượng có nước giàu và nước
nghèo, nước công nghiệp phát triển và nước nông nghiệp. Do đó cần xem xét bốn
vấn đề: con người, kinh tế, mơi trường và cơng nghệ, qua đó phân tích phát triển
bền vững và có đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
- Về kinh tế, phát triển bền vững bao hàm việc cải thiện giáo dục, chăm lo
sức khoẻ cho phụ nữ và trẻ em, chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự công
bằng về quyền sử dụng ruộng đất, đồng thời xóa dần sự cách biệt về thu nhập cho

mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.
- Về con người, để đảm bảo phát triển bền vững cần thiết nâng cao trình độ
văn hố, khoa học kỹ thuật cho người dân, nhờ vậy người dân sẽ tích cực tham gia
bảo vệ mơi trường cho sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải đào tạo một đội ngũ
các nhà giáo đủ về số lượng, cũng như các thầy thuốc, các kỹ thuật viên, các chuyên
gia, các nhà khoa học trong mọi lĩnh vực của đời sống.
- Về mơi trường, phát triển bền vững địi hỏi phải sử dụng tài nguyên như đất
trồng, nguồn nước, khoáng sản… Đồng thời, phải chọn lựa kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến để nâng cao sản lượng, cũng như mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu của
dân số tăng nhanh.
Phát triển bền vững địi hỏi khơng làm thối hố các ao hồ, sơng ngịi, uy
hiếp đời sống sinh vật hoang dã, khơng lạm dụng hố chất bảo vệ thực vật trong
nông nghiệp, không gây nhiễm độc nguồn nước và lương thực.
- Về Công nghệ, phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại
hình cơng nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất cơng nghiệp cần đạt mục tiêu ít
chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng các chất thải, ngăn ngừa
các chất khí thải cơng nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất.
- Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội –văn hố –
mơi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm


Sơ đồ “Ven” cho thấy phát triển bền vững là trung tâm, là sự hài hoà của các
giá trị kinh tế –xã hội –mơi trường… trong q trình phát triển thế giới nói chung và
của Việt Nam nói riêng.
Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó được gắn với mục tiêu
khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu
hiện tại và tương lai vì xã hội loài người.
Từ khái niệm quy hoạch phát triển và phát triển bền vững ở trên ta có thể
hiểu quy hoạch phát triển bền vững như sau: Quy hoạch phát triển bền vững là một
hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển bền vững của cả nước và các vùng
lãnh thổ nhằm xác định một cơ cấu ngàng không gian thỏa mãn đồng thời ba yếu tố:
phát triển bền vững kinh tế, phát triển bền vững xã hội và bảo vệ mơi trường. Phát
triển tồn diện về mọi lĩnh vực mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện
tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương
lai.
1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của quy hoạch phát triển bền vững.
Quy hoạch phát triển bền vững là một văn bản pháp lý: Sau khi được phê
duyệt, các văn bản quy hoạch phát triển bền vững trở thành tài liệu quý giá cho các
nhà quản lý. Với góc độ là một văn bản có tính pháp lý, quy hoạch phát triển bền
vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng vì nó có đặc điểm như sau:
- Quy hoạch đảm bảo tính ổn định và tốc độ phát triển của kinh tế, đảm bảo
cân đối và nhịp nhàng trong phát triển giữa các khu vực kinh tế, giữa kinh tế và xã
hội, giữa kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch phát triển tạo nên tính chủ động trong phát triển kinh tế xã hội
và bảo vệ mơi trường, thức đấy tính sáng tạo của các cấp trong xây dựng kinh tế và
xã hội.
- Quy hoạch phát triển bền vững đảm bảo sự phát triển hài hòa theo đúng tốc
độ được lựa chọn đồng thời phát triển bền vững trên cả 3 lĩnh mặt: kinh tế - xã hội môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

- Quy hoạch phát triển là biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngồi, quy
hoạch tạo lịng tin và tâm lý ổn định cho nhà đầu tư.
1.1.3. Yêu cầu của quy hoạch phát triển bền vững.
+ Quy hoạch phát triển bền vững trong trạng thái động, là một quá trình động
có trọng điểm và đồng thời phát triển đồng đều cho từng thời kỳ cụ thể.
Hệ thống kinh tế - xã hội là hệ thống vận động khơng ngừng có những yếu tố
không thể biết trước và dự báo được một cách chính xác nên dễ gây ra những rủi ro
lớn. Hệ thống này vận độngkhơng ngừng vì nhu cầu của con người khơng ngừng
tăng lên và khơng có giới hạn, song khả năng đáp ứngnhu cầu đó thì có giới hạn,
dẫn đến những cạnh tranh,giành giật và gây ra những mâu thuẫn,tiền đề nảy sinh sự
không bền vững trong hệ thống. Vấn đề này cũng cho thấy quy hoạch phát triển bền
vững làm thế nào để có được một cơ cấu hợp lý trên giải quyết những vấn đề cân
đối giữa sản xuất và nhu cầu, giữa nhu cầu và khả năng để cuối cùng đạt được quan
hệ cân đối giữa nhu cầu và khả năng trong một điều kiện có thể trên cơ sở tính tốn
có hiệu quả kinh tế - xã hội. Khai thác các nguồn tài nguyên một cách hợp lý, bền
vững theo quan điểm sinh thái, đảm bảo cho sự tăng trưởng ổn định bền vững.
+ Quy hoạch phát triển bền vững phải đạt mục tiêu phát triển trong thế vận
động tiến bộ và bền vững.
Trong mỗi hệ thống lãnh thổ, ln có những chuyển động và hoạt động tạo
ra những mâu thuẫn, cản trở nhau. Những mâu thuẫn, cản trở đó do những lợi ích
cục bộ của từng bộ phận lãnh thổ, của từng ngành, từng chủ thể mà khơng tính đến
hoặc khơng đặt lợi ích này trong tổng thể chung. Ví dụ, như những mâu thuẫn giữa
phát triển công nghiệp với vấn đề bảo vệ mơi trường.

Do đó vấn đề đặt ra cho quy hoạch phát triển bền vững phải xác định được
mục tiêu phát triển bền vững và xác định được các giải pháp kiến thiết lãnh thổ.
Xây dựng và phát triển không ngừng cấu trúc vùng lãnh thổ, đảm bảo cho mục tiêu
phát triển bền vững.
+ Quy hoạch phát triển bền vững đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiến
bộ khoa học công nghệ và phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Thuật ngữ phát triển bền vững xuất hiện và ngày nay đang hình thành. Phát
triển thỏa mãn các nhu cầu của hôm nay mà không làm tổn hại đến sự phát triển của
tương lai là đòi hỏi lớn lao đối với nhân loại khi lựa chọn các quyết sách phát triển
nhằm đạt được cả ba mục đích kinh tế xã hội và mơi trường. Trong điều kiện kinh tế
thị trường tính nhân văn trong phát triển phải được tôn trọng và đảm bảo trên thực
tế. Các tính tốn của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải dựa trên yêu cầu bền
vững của sự can kết các yếu tố phát triển ( đảm bảo tính liên ngành,liên vùng) nhằm
nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Muốn thế, mọi hoạt động phái được tổ chức một cách khoa học.
Tránh phát triển nóng, tơn trọng phát triển hài hịa, nhịp nhàng của toàn hệ
thống nhất cũng như của từng phần tử cấu thành lãnh thổ kinh tế xã hội. Trong điều
kiện kinh tế thị trường điều này nói thì dễ nhưng thực hiện thì rất khó.Ai cũng muốn
chớp thời gian để chiến thắng. Tình trạng đó dẫn đến phát triển nhanh, song dễ dẫn
đến phá vỡ hệ thống nhất chung của xã hội, gây ra những hậu quả xấu, khó lường.

Ngồi ra quy hoạch phát triển bền vững phải đảm bảo trật tự trong ngắn hạn
cũng như yêu cầu phát triển dài hạn. Các đối tựong tổ chức cần được đặt đúng vị trí
của nó; làm cho các đối tượng nương tựa vào nhau mà phát triển, không cản trở và
không làm tổn hại đến nhau trong quá trình thịnh vượng.
+ Quy hoạch phát triển bền vững phải lựa chọn các phương án kiến thiết hợp
lý, dài hạn.
Quy hoạch phát triển bền vững là kết quả của quá trình nghiên cứu, đề xuất
và lựa chọn các giải pháp khác nhau,cho các nhiệm vụ khác nhau. Trong các
phương án thiết kế lãnh thổ sẽ phải có phương án chủ và phương án dự phịng.Ngay
trong phương án chủ cũng phải có dành những lãnh thổ dự trữ, phải có thứ tự ưu
tiên về lãnh thổ, phải có những quy định rõ ràng về mức độ và phương thức sử dụng
không gian.
+ Quy hoạch phát triển bền vững phải thể hiện sinh động phân công lao động
theo lãnh thổ một các đa dạng và linh hoạt.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Trong q trình phân cơng lao động theo lãnh thổ các vùng, các doanh
nghiệp giữ các chức năng khác nhau nhằm tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần đa
dạng phù hợp với những đặc điểm tự nhiên, dân tộc, lịch sử của các địa phương. Do
đó việc quy hoạch phát triển bền vững cần tạo ra sự nhất trí cao của các cộng đồng
dân cư, đảm bảo yêu cầu giữ gìn sắc thái văn hóa của mỗi cộng đồng dân cư. Đáp
ứng mục tiêu của cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Từng

bước xây dựng những vùng nông sản chất lượng cao, phát triển ngành nghề truyền
thống, công nghiệp chế biến… Bảo vệ và chăm sóc cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa. Đáp ứng u cầu về an ninh quốc phịng.
Phân cơng lao động xã hội theo lãnh đạo phản ánh sự lựa chọn địa điểm của
các nhà đầu tư, của dân cư và cộng đồng dân cư. Đó là biểu hiện sự lựa chọn của
người sản xuất trên cơ sở đạt được lợi ích cao nhất. Mọi sự gò ép chủ quan đối với
sự lựa chọn địa điểm bố trí xí nghiệp đâu đó phải đi kèm với những điều kiện kinh
tế cụ thể. Mệnh lệnh hành chính khơng giải quyết được vấn đề mà chỉ có thể kéo dài
sự chờ đợi hoặc mang đến sự thất bại.
1.1.4. Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch phát triển bền vững.
Quy hoạch phát trển bền vững phải thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên
và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế xã hội ổn định.
Khi xây dựng quy hoạch phát triển bền vững phải xem xét tới các nguyên tắc
phân bố lực lượng sản xuất đặc điểm điều kiện của phân bố từng vùng từng lĩnh
vực. Mặt khác, quy hoạch phát triển bền vững phải tính đến nhu cầu thị trường. Xây
dựng nền kinh tế hàng hóa phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, lực lượng
lao động có hiệu quả, tạo ta cơ chế kinh tế đúng đắn, giải phóng và phát triển sức
sản xuất; trên cơ sở của sự phát triển kinh tế,giải quyết yêu cầu nâng cao đời sống
vật chất, văn hóa tinh thần của mọi người; tăng cường cơ sở hạ tầng; xây dựng hệ
thống điểm dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống của nhân dân;
đảm bảo mối quan hệ đúng đắn về khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Đảm bảo kết hợp giữa yêu cầu của sự phát triển với khả năng hiện thực. Yêu
cầu của sự phát triển thể hiện sự khác nhau giữa các thời kỳ lịch sử, nó cũng khác
nhau giữa các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội và con người khác nhau.
Kết hợp giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển ổn định, bền vững và
lâu dài. Lấy mục tiêu trước mặt làm chiến thuật, còn mục tiêu lâu dài là chiến lược
của sự phát triển bền vững. Những mục tiêu và nôi dung trước mắt phải hội tụ để
tạo nên mục tiêu lâu dài.
Thỏa mãn yêu cầu về tài nguyên, nhu cầu thị trường và bảo vệ mơi trường đó
là sự thỏa mãn yếu tố khả năng và đáp ứng nhu cầu nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã
hội và môi trường của tổng thê. Thước đo của quy hoạch phát triển bền vững là lợi
ích và hiệu quả kinh tế - xã hội ổn định mà do quy hoạch phát triển bền vững đem
lại.
+ Hài hòa, tương tác, hỗ trợ cùng phát triển đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội
cho tổng thể.
Sự hài hòa nghĩa là sự phát triển của ngành này phải tính đến những điều
kiện để phát triển các ngành khác và đảm bảo cho bản thân ngành đó cùng các
ngành khác tồn tại và phát triển.
Tương tác là sự kết hợp, quan hệ và trao đổi lẫn nhau giữa ngành và lĩnh vực
với ngành và lĩnh vực khác trong cùng một tổng thể.
Hỗ trợ là sự bổ sung và điều tiết giữa nơi thừa và nơi thiếu và ngược lại về
một lĩnh vực nào đó trong một tổng thể.
Thể hiện sự kết hợp giữa phát triển điểm và diện, từng mặt và toàn diện. Kết
hợp giữa sự hoàn thiện của hệ thống với sự khơng hồn thiện của một số phân hệ,
đảm bảo sự hài hòa của cả hệ thống, tránh mâu thuẫn khập kiễng, ở từng khâu, từng
phân hệ. Kết hợp giữa định tính và định lượng. Khi quy hoạch phát triển bền vững,
ba yếu tố hài hòa, tương tác, hỗ trợ luôn phải được các nhà tổ chức thấm nhuần và
coi như một nguyên tắc cần nắm vững trong nghiên cứu các nội dung của quy hoạch
phát triển bền vững.

Sự phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Áp dụng các quy trình cơng nghệ tiến bộ, các giải pháp tổ chức lãnh thổ và
kinh tế kỹ thuật nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của xã hội.
Một số các quốc gia khi tiến hành xây dựng các phương án quy hoạch phát
triển trong khi thiếu chuyên gia về lĩnh vực này họ đã phải thuê chun gia nước
ngồi để thực hiện nhiệm vụ đó. Đó cũng là một trong những cách đi tắt đón đầu
trong lĩnh vực tổ chức kinh tế - xã hội theo lãnh thổ kế thừa thành tựu của nhân loại
hướng đến hiện đại.
+ Đảm bảo yêu cầu hiện đại và hội nhập khu vực, quốc tế.
Phải kiến thiết cho được những khu nhân ( những trung tâm đô thị, thành
phố, khu ngoại vi) để tạo nền văn minh ở trình độ cao hơn trong tổ chức lãnh thổ
kinh tế - xã hội. Tiếp thu tinh hoa của thế giới và lan tỏa nền văn minh từ các đô thị
tới các vùng xung quanh. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mà
những khu nhân này được tiến hành tổ chức theo dạng chuỗi, dạng chum hay rẻ
quạt.
Ngoài ra, nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch phát triển ở Việt Nam
được quy định tại Điều 6 của Nghị Định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch phát triển như sau:
- Bảo đảm tính đồng bộ , thống nhất giữa chiến lược , quy hoạch và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, giữa quy hoạch phát triển với quy hoạch xây dựng, quy

hoạch sử dụng đất đai;cụ thể hóa mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - hội
trong không gian lãnh thổ cả nước, vùng làm cơ sơ cho công tác lập kế hoạch. Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải đi
trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch đất
đai; đồng thời, quy hoạch xây dựng đô thị quy hoạch đất đai giai đoạn trước làm
căn cứ cho lập kế hoạch giai đoạn sau.
- Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch phátc triển cả nước với
quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, phù hợp giữa quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội với quy hoạch phát triển ngành, vực. Quy hoạch cả nước phải đi
trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực giai đoạn trước

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

làm căn cứ lập kế hoạch cho giai đoạn sau. Quy hoạch phát triển ngành phải đi
trước một bước làm căn cứ cho lập quy hoạch vùng và quy hoạch cấp tỉnh, đồng
thời, quy hoạch cấp tỉnh giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch phát triển
ngành giai đoạn sau. Quy hoạch phát triển các lãnh thổ lớn phải đi trước một bước
làm căn cứ cho lập quy hoạch lãnh thổ nhỏ; đồng thời, quy hoạch cuản lãnh thổ nhỏ
hơn giai đoạn trước làm căn cứ cho lập quy hoạch lãnh thổ lớn hơn của giai đoạn
sau.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc
phòng, an ninh; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả bộ phận với hiệu
quả tông thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

- Bảo đảm tính khoa học, tính liên tục và kế thừa; dựa trên các kết quả điều tra
cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây
dựng quy hoạch.
- Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
1.2. Công nghiệp và quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp
1.2.1. Khái niệm công nghiệp.
Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất , một bộ phận
cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội.
Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu:
+ Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên
thủy.
+ Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và nông nghiệp
thành nhiều sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội.
+ Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản
xuất và sinh hoạt.
Để thực hiện ba hoạt động cơ bản đó, dưới sự tác động của phân công lao
động xã hội trên cơ sở của tiến bộ khoa học công nghệ. Trong nền kinh tế quốc dân
hình thành các ngành cơng nghiệp: khai thác tài nguyên thiên nhiên ( khoáng sản,

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

động thực vật), các ngành sản xuất và chế biến, các ngành công nghiệp dịch vụ sửa

chữa.
Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của tồn bộ q trình sản xuất
cơng nghiệp.
Chế biến là hoạt động làm thay đổi hồn toàn về chất của nguyên liệu
nguyên thủy để tạo ra sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các sản phẩm
cuối cùng để đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và trong đời sống con người.
Sửa chữa là hoạt động có sau so với hoạt động cơng nghiệp khai thác và chế
biến. Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm khôi phục và kéo dài tuổi thọ của các
tư liệu lao động trong các ngành sản xuất và kéo dài thời gian sử dụng của các sản
phẩm dùng trong đời sống.
Từ những nội dung trình bày ở trên, có thể hiểu: Cơng nghiệp là một ngành
kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm một hệ thống các ngành sản
xuất chun mơn hóa. Cịn hiểu theo nghĩa hẹp lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất
kinh doanh thuộc nhiều loại hình khác nhau.
Trên góc độ trình tự kỹ thuật và hình thức tổ chức sản xuất cơng nghiệp cịn
được cụ thể hóa bằng các khái niệm như: công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp lớn và công nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nằm trong nông nghiệp, công
nghiệp nông thôn, công nghiệp quốc doanh,cơng nghiệp ngồi quốc doanh và cơng
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới quy hoạch phát triển bền vững ngành công
nghiệp.
1.2.2.1. Yếu tố môi trường.
Môi trường bao gồm: môi trường vật chất và mơi trường sinh thái. Có thể
cịn phân chia ra mơi trường sản xuất,môi trường đời sống và môi trường phát triển.
Điều kiện mơi trường có ý nghĩa to lớn trong cơng tác quy hoạch phát triển
bền vững. Bởi vì, trong những môi trường thuận lợi các yếu tố nguồn lực, các hoạt
động sản xuất mới phát huy được ở mức cao những hiệu quả của mình. Trong các
hoạt động sản xuất và đời sống, không chỉ các yếu tố môi trường vật chất như kết

SVTH: Nguyễn Thị Oanh


Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

cấu hạ tầng, điều kiện cung cấp nguyên liệu … có ý nghĩa, mà các yếu tố môi
trường như tâm lý sản xuất, tình đồn kết hữu ái, tính cộng đồng…cũng có ý nghĩa
to lớn và trong nhiều trường hợp mang tính chất quyết định.
Trong các yếu tố mơi trường phát triển, vị thế địa lý, tính thuận lợi trong giao
thơng, tính nhanh chóng và thuận tiện trong tiếp nhận thơng tin, trao đổi cơng nghệ
có ý nghĩa rất lớn.
Hơn nữa, hiện nay mơi trường đang có nguy cơ bị ơ nhiễm nghiêm trọng gây
nguy hại đến đời sống của con người nên quy hoạch phát triển bền vững càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.2.2.2.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên khống sản.
Xét từ khía cạnh kỹ thuật sản xuất thì công nghiệp là ngành tiến hành các
hoạt động khai thác và chế biến với các nguyên liệu đầu vào là tài nguyên thiên
nhiên. Việc quyết định đầu tư với quy mô và công nghệ như thế nào sẽ phụ thuộc
vào trữ lượng của tài nguyên, công nghệ không quá tốn kém để tránh tình trạng khi
tài nguyên được khai thác hết mà vốn đầu tư vẫn chưa được thu hồi hết. Với trữ
lượng tài nguyên lớn có thể đầu tư với quy mô lớn hơn để tiến hành khai thác lâu
dài, tận dụng những ưu thế của quy mô lớn.
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất thường được tiến hành sản xuất trên
phạm vi rộng. Vì vậy quy mơ đất đai ảnh hưởng đáng kể đến loại hình sản xuất quy
mơ, hình tức bố trí sản xuất cơng nghiệp.
1.2.2.3. Yếu tố vốn.
Để tiến hành công cuộc quy hoạch phát triển bền vững ngành cơng nghiệp

cần phải có vốn. Sự ổn định của nguồn vốn cho phát triển sản xuất công nghiệp sẽ
tạo sự ổn định cho phát triển công nghiệp. Một chiến lược thu hút vốn hợp lý sẽ tạo
điều kiện để phát triển công nghiệp.
1.2.2.4. Yếu tố lực lượng lao động.
Chất lượng lực lượng lao động là yếu tố rất có ý nghĩa trong cơng tác quy
hoạch. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ văn hóa, trình độ phát triển của cộng
đồng dân cư. Trình độ kiến thức, hiểu biết, tay nghề ở đội ngũ lao động là yếu tố

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

cần được phân tích kỹ và khai thác tốt trong cơng tác quy hoạch. Chất lượng đội
ngũ lao động còn thể hiện ở cấu trúc đội ngũ, ở tỷ lệ số lao động được đào tạo so
với tổng số lao động, tỷ lệ lao động có nghề so với lao động phổ thơng. Một tỷ lệ
hợp lý giữa các trình độ chyên môn: trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp,
cơng nhân kỹ thuật, cơng nhân khơng có tay nghề cũng nói lên chất lượng của đội
ngũ lao động. Một đội ngũ lao động có chất lượng cao sẽ là yếu tố quan trọng nhất
giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đồng đều các ngành các lĩnh vưc, tăng
năng suất lao động góp phần làm cho cơng tác quy hoạch có hiệu quả.
1.2.2.5. Yếu tố khoa học cơng nghệ.
Đối với sản xuất công nghiệp công nghệ là yếu tố đóng vai trị ngày càng
quan trọng. Trong đầu tư phát triển công nghiệp quyết định lựa chọn công nghệ
quyết định nhu cầu đầu tư, quyết định sử dụng lao động, sử dụng nguyên liệu sản
xuất và phương thức quản lý. Một quyết định lựa chọn công nghệ đúng đắn và tổ

chức sản xuất tốt sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất tiết kiệm được nguồn lực và
nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Điều đó thể hiện kết quả của quy
hoạch phát triển cơng nghiệp. Ngày nay, xu thế tồn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu
rộng, do vậy thị trường trao đổi công nghệ được mở rộng và hoàn thiện. Thực tế cho
thấy, khơng chỉ trình độ cơng nghệ một quốc gia mà sự biến động và phát triển công
nghệ trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến phát triển cơng nghiệp.
1.3. Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển bền vững.
Do có nhiều thành phần,nhiều chủ thể khác nhau với mục tiêu hoạt động của
chủ thể là theo đuổi lợi ích tối đa về họ, khơng quan tâm đến lợi ích xã hội, khơng
quan tâm đến mơi trường do đó cần có quy hoạch phát triển bền vững: dự kiến bố
trí địa điểm, không gian sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng hiệu quả, bảo
đảm lợi ích xã hội tốt nhất, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện tốt cho họat động
cơng nghiệp phát triển.
Có đánh giá được hiện trạng sử dụng đất và các thu nhập khác dự kiến được
khả năng sử dụng đất, thay đổi cơ cấu sử dụng đất làm căn cứ cho quản lý nắm
được số lượng đất đai hiện còn lại và hướng mở rộng không gian sử dụng đất cho

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

tương lai trước mắt và lâu dài. Từ đó, có định hướng quy hoạch các khu, cụm điểm
công nghiệp.
Bản quy hoạch cũng là căn cứ khoa học và thực tiễn, là nguồn cung cấp thông tin về
mặt thực trạng phát triển ngành công nghiệp và nguồn lực tài nguyên lao động, hợp

tác trong vùng, trong nước và quốc tế về dự kiến nhu cầu các sản phẩm chủ yếu và
khả năng đáp ứng nhu cầu đó trong từng giai đoạn phát triển để nhà đầu tư nghiên
cứu đưa ra quyết định quy mơ, vị trí, cơng nghệ, thời điểm đầu tư của doanh nghiệp.
Các điều kiện thực hiện quy hoạch phát triển bền vững.
Trước hết là những người có quyền ra quyết định, bao gồm đại diện chính
quyền trung ương và chính quyền địa phương ( đơ thị, thành phố).
Các đại diện dân cư ( các đại biểu quốc hội hay hội đồng dân cư điạ phương)
Các nhà khoa học, độc lập; các tổ chức phi chính phủ (PCP), các hội nghề
nghiệp, hội bảo vệ môi trường, hội bảo vệ di sản…
Các công ty quy hoạch và hoặc công ty xây dựng được giao quyền soạn thỏa
cá tư liệu quy hoạch và hoặc thực hiện quy hoạch.
Khách hàng, tức là chủ đầu tư.Trong trường hợp cơng trình cơng ích thì đó là
khách hàng “ ảo”, bởi anh ta là người quản lý dự án đầu tư chứ không là đại diện
cho khách hàng thật tức người tiêu dùng.
Khách hàng thật tức là người sử dụng cơng trình, người ở.
Từ giữa thế kỷ XIX các phương pháp thành lập các dự án quy hoạch trở
thành đối tượng của pháp chế quy hoạch. Trình tự, thủ tục, hoạt động và quyền hạn
của cơ quan chun mơn, cơ quan dân cư, chính quyền trung ương và thành phố
trong việc lập đồ án, thông qua đồ án và xét duyệt để trở thành đồ án pháp lý đều là
đối tượng của quy hoạch.
Bộ luật xây dựng quy hoạch.
Tập hợp tất cả các đạo luật,luật, sắc lệnh, pháp lệnh chung quanh lĩnh vực
quy hoạch được gọi là bộ luật ( xây dụng). tham khảo các bộ phận về quy hoạch của
các nước Nhật, Uc, Mỹ, Thái Lan chúng ta thấy có 6 khu vực các luật đề cập tới.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Các luật về đất đai, bảo vệ môi sinh và bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, thiên
nhiên và đô thị.
Các luật về quản lý môi trường vùng đô thị.
Các luật về cung ứng tín dụng cho cơng tác xây dựng mới và cải tạo vùng đô thị.
Các luật về tổ chức môi trường xây dựng vùng đô thị ở dạng kết cấu hạ tầng
kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội , hạ tầng dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật.
Các luật về thủ tục quy hoạch gồm quy hoạch quốc gia và quy hoạch chiến
lược, quy hoạch hành động, quy hoạch thực hiện
Các luật về đặc khu, các thành phố đặc biệt như thủ đô, thành phố bảo tồn di sản…
1.4. Mục tiêu quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp.
Mục tiêu chung của quy hoạch phát triển bền vững ngành công nghiệp được
dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vị trí của cơng
nghiệp trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Xét về lâu dài mục tiêu của quy hoạch phát triển bền vững ngành công
nghiệp gắn liền với mục tiêu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) đã xác định “ Mục tiêu của CNH – HĐH là xây
dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại, cơ cấu kinh tế
hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu cơ bản đưa nước ta trở thành một
nước công nghiệp. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Đại hội cũng vạch rõ phướng
hướng phát triển công nghiệp “ Ưu tiên các ngành chế biến lương thực, thực phẩm,
sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin.
Phát triển có chọn lọc một số cơ sở cơng nghiệp nặng ( năng lượng, nhiêu liệu, vật
liệu xây dựng…) tăng thêm năng lực sản xuất, nâng cao khả năng độc lập tự chủ về

kinh tế và quốc phòng. Kết hợp kinh tế với quốc phịng, cải tạo các khu cơng nghiệp
hiện có về kết cấu hạ tầng và cơng nghệ sản xuất. Xây dựng mới một số khu công
nghiệp phân bố rộng trên các vùng.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

Chương 2
Thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển bền vững ngành
cơng nghiệp tỉnh Bình Định
2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Định.
2.1.1. Vị trí địa lý kinh tế của tỉnh.
Bình Định là một trong 5 tỉnh nằm trong địa bàn vùng KTTĐ miền Trung,
một vùng kinh tế có nhiều khu kinh tế với các cơ chế ưu đãi, trong đó có khu kinh tế
Nhơn Hội thuộc tỉnh Bình Định. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 6024 km 2, dân số
năm 2005 là 1,56 triệu người, đến năm 2007 là 1,58 triệu người, chiếm 1,8% diện
tích và 1,9% dân số so với cả nước, chiếm 18,2% diện tích và 22,1% về dân số vùng
Duyên hải Nam Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Phú Yên,
phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía đơng giáp biển Đơng. Tồn tỉnh có 159 xã, phường,
thị trấn thuộc 10 huyện và 1 thành phố.
Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội, vị
trí và vai trị quan trọng trong bảo vệ an ninh và quốc phòng. Thực tế những năm
qua, lợi thế này đã được tỉnh khai thác tương đối tốt và sẽ cịn được phát huy trong
tương lai.

Với vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục
Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ
hướng biển của các nước trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các
nước Lào, Campuchia và các tỉnh Đơng Bắc Thái Lan:
+ Bình Định là đầu mối phía Đơng của đường 19, là con đường ngang nối
giữa Duyên Hải và Tây Nguyên tốt nhất có thể đáp ứng vận chuyển của ô tô vận tải
container từ cảng Quy Nhơn qua các cửa khẩu quốc tế và ngược lại.
+ Nằm ở phía Nam của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Bình Định nối
liền với các tỉnh phía Bắc, phía Nam qua quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam. Sân

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Phan Thị Nhiệm

bay Phù Cát hiện có các chuyến bay tới Hà Nội qua Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí
Minh. Đặc biệt, tỉnh có bờ biển dài 134 km, vùng lãnh hải 2.500 km 2 với vùng đặc
quyền kinh tế 40.000 km2 có cảng Quy Nhơn và tương lai gần có cảng Nhơn Hội.
Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế mạnh
về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư,
giao lưu thông thương với các tỉnh trong nước và quốc tế, hòa nhịp với xu thế phát
triển chung của cả nước để Bình Định trở thành một trong những tỉnh phát triển ở
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
2.1.2. Địa hình.
Tồn tỉnh nằm bên sườn phía Đơng của dãy Trường Sơn Nam, có địa hình

dốc và phức tạp. Hướng dốc chính từ Tây sang Đơng, núi và đồng bằng xen kẽ nhau
do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành. Từ Tây Nguyên
xuống đồng bằng Bình Định, địa hình hạ thấp đáng kể. Nếu ở Cao Ngun phía tây
có cao độ từ 500m đến 700m thì ở đồng bằng Bình Định chỉ có cao độ 20m đến
30m, vùng ven biển cao độ 2m đến 3m. Tồn tỉnh Bình Định có thể chia thành các 4
dạng địa hình sau:
- Vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh có độ cao trên 500 mét, chiếm
khoảng 42% diện tích tự nhiên, kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện An
Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh. Địa hình của vùng này là núi trung bình và
núi thấp, bị phân cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 20O.
- Vùng đồi gị chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, phân bố rãi rác khắp
tỉnh và tập trung chủ yếu ở các huyện Hoài Nhơn, Vân Canh, An Lão. Độ dốc chủ
yếu của địa hình vùng này từ 10O - 15O.
- Vùng đồng bằng ven biển chiếm 32% diện tích tự nhiên, phân bố song song
với bờ biển và có nhiều dãi núi sát biển chia thành những đồng bằng nhỏ hẹp hình
thành ở vùng hạ lưu các sơng. Ven biển có các cồn cát, đụn cát chạy dọc ven biển
với chiều rộng khoảng 2 km. Vùng này có nhiều đầm, vịnh, cửa biển, có nhiều tiềm
năng để phát triển kinh tế tổng hợp biển.

SVTH: Nguyễn Thị Oanh

Lớp: KTPT 47B_QN



×