Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÀI GIẢNG NHẬP MÔN DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BỘ MÔN DU LỊCH
--------------------------------

BÀI TIỂU LUẬN
Học phần:Nhập môn du lịch
Tên bài tiểu luận: Thực hành đánh giá các địa điểm du lịch theo phương pháp
5A
Giảng viên:
Sinh viên: Nguyễn Thu Hồng, Mã: A24048
Lớp: QT27c1


HÀ NỘI, tháng 11 năm 2015

Mục lục:
Phần mở đầu
Nội dung chính:
I.
II.
III.

Chùa Bà Đậu
Xưởng thêu nghệ nhân Vũ Văn Giỏi
Khái quát về làng cổ Đường Lâm
• Đình Mông Phụ
• Nhà ông Thể
• Nhà ông Hùng


MỞ ĐẦU:


Giới thiệu về mục đích ý nghĩa chuyến thực tế, hành trình đã thực hiện:
Mục đích chuyến đi: Thực tế tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và truyền thống của
những địa điểm trong chương trình và luyện tập phương pháp đánh giá những địa
điểm du lịch theo phương pháp 5A đã học.
Phương pháp đánh giá 5A tourism phương pháp đánh giá một địa điểm du lịch có
đủ các yếu tố cần thiết để trở thành một địa điểm du lịch hiệu quả hay không.
5A là:
1. Attraction (điểm thu hút): là điểm mà thu hút khách du lịch đến thăm quan,

đặc biệt là nơi có giá trị văn hóa, lịch sử, tự nhiên hoặc kiến trúc, tiềm năng
giải trí. Ví dụ như là chùa, đền miếu, khu vui chơi,động, nhà tù,...
2. Access (khả năng tiếp cận): việc vận chuyển hành khách từ nơi này sang nơi
khác là rất cần thiết và việc lựa chọn tuyến đường cũng vậy. Các phương
tiện vận chuyển hành khách thường là máy bay, xe, tàu điện, tàu thủy,…
3. Accommodation (lưu trú): các điểm du lịch cần phải có nơi lưu trú để khách
cần thì có thể ngủ qua đêm. Mặc dù nó là nhu cầu cần thiết nhưng các nhà
đầu tư chỉ xây dựng khi mà khả năng hoàn vốn là cao. Vì vậy các dịch vụ
lưu trú thường được xây ở các nơi phục vụ việc nghỉ dưỡng.
4. Amenities (dịch vụ thiết yếu): là những dịch vụ mà các du khách cần phải sử
dụng khi mà họ xa nhà, bao gồm: nhà vệ sinh, biển chỉ dẫn, hàng tạp hóa,
nhà hàng, quán cafe, trung tâm mua sắm, liên lạc và cứu thương, cứu hộ.
5. Awareness (sự thu hút khách): Ý thức của cộng đồng đối với du lịch và
khách du lịch như thế nào (đường làng sạch sẽ, thái độ thân thiện...)
I.CHÙA BÀ ĐẬU


Theo truyền thuyết, chùa được dựng dưới thời Bắc thuộc lần thứ hai (602 - 939),
nhưng theo văn bia, chùa được xây dựng từ thời triều nhà Lý.
1. Attraction


Đặc biệt là trong chùa còn có hai pho tượng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ
Khắc Trường đã tu ở chùa vào khoảng thế kỷ 17, được tạo thành bằng cách bó sơn
ta rồi quang dầu ra ngoài chính thi hài các nhà sư. Đầu năm 1993, Bảo tàng lịch sử
Việt Nam đã được giao nhiệm vụ lập phương án thiết kế và thi công trùng tu hai
pho tượng này. Khi chiếu tia X-quang, các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt
bên trong thi hài và kết luận rằng: không có vết đục đẽo, không có hiện tượng hút
ruột, hút óc và các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên. Đây là hai vị
Thiền sư đắc đạo tại chùa, để lại toàn thân xá lợi.Xá lợi đốt không cháy, ngâm
trong nước không tan.
Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh đã được tu bổ với các kỹ thuật truyền thống như:
bó, hom, lót, thí, mài và thếp với các nguyên liệu như sơn ta, vải màn, giấy dó, mạt
cưa và đất. Tổng số lớp sơn và thếp vàng là 14 lớp. Trước khi tu bổ, tượng nặng 7
kg, sau khi tu bổ, tượng nặng 7,5 kg.


Pho tượng Vũ Khắc Trường đã bị hỏng nặng vào khoảng năm 1983 do am đặt
tượng bị ngập sau trận lụt lớn. Tượng hồi đó đã được ông Vũ Văn Tuyền, cháu của
thiền sư Vũ Khắc Trường đắp lại bằng đất và sơn ta. Tượng đã được các nhà
nghiên cứu sắp xếp lại những xương bị gãy, xông thuốc 2 lần và phủ xương bằng
dung dịch PVC và đưa lại xương vào trong tượng và bao kín toàn tượng bằng sơn
ta, giấy bản, vải màn, mạt cưa, đất và thếp bạc, chỗ dày nhất tới 22 lớp. Toàn bộ
pho tượng sau khi tu bổ nặng 31 kg.


Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (năm 200 - 210)
hiện còn cất giữ tại Chùa, có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn Độ
du nhập vào Việt Nam. Vì vậy, chùa còn có tên gọi khác là chùa Vua, chùa Bà.
Cũng theo "Sách đồng", chùa Đậu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công
nguyên, cách đây gần 2000 năm. Chùa đã được nhiều đời vua chúa sau đó sửa
chữa, tôn tạo. Sử sách ghi lại, các bậc vua chúa khi đến đây lễ bái, cầu an đều rất

linh ứng nên ngày xưa, chùa Đậu được phong tặng là "Đệ nhất đại danh lam".



2. Access
- Khoảng cách 26km, đi qua Pháp Vân – Cầu Giẽ, ổn định và không bị xóc

3. Amenities


- Xung quanh chùa Đậu có 1 số dịch vụ thiết yếu đó là: đầy đủ biển chỉ dẫn, nhà vệ
sinh công cộng, cửa hàng tạp hóa và khu chợ nhỏ cách đó không xa
4. Accommodations

- Xung quanh khu vực chùa Đậu thường không có dịch vụ lưu trú
5. Awareness

- Được chính phủ việt nam quan tâm đến nhưng việc quảng cáo, đầu tư và tu bổ
còn hạn chế
- Được các nhà khoa học, nhà sư và hội phật giáo nước ngoài quan tâm đến vì 2
xác ướp của các thiền sư.
- Người quản lí khu vực khá cởi mở và thân thiện, hướng dẫn khá chi tiết
Loại hình du lịch: Du lịch tâm linh
XƯỞNG THÊU NGHỆ NHÂN VŨ VĂN GIỎI
Theo nghệ nhân Vũ Văn Giỏi, thôn Đông Cứu xưa có tên là Làng Gủ nổi tiếng với
nghề thêu truyền thống.Nghề thêu đã xuất hiện ở Đông Cứu từ giữa thế kỷ XV.
Ông tổ của làng nghề thêu ở đây cũng là Lê Công Hành (1606 - 1661) tên thật là
Trần Quốc Khái, một viên quan thượng thư triều Lê (thế kỷ XVII) vì có công với
vua nên được ban Quốc tính họ Lê. Trong thời gian đi sứ Trung Quốc, ông học
được cách làm lọng và nghề thêu truyền thống rất đặc sắc của Trung Hoa. Khi về

nước, ông đã đem những kiến thức mình học được dạy cho nhân dân trong vùng
Quất Động, Thắng Lợi và một số làng khác như Tam Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương,
Đào Xá,…
Sinh ra và lớn lên tại cái nôi của nghề thêu Việt Nam, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã
được tiếp xúc với những đường kim, mũi chỉ ngay từ nhỏ. Theo lời nghệ nhân Vũ
Giỏi, tâm huyết phục dựng các mẫu trang phục cung đình triều Nguyễn mà anh có


được là từ Trịnh Bách truyền cho. Nghệ nhân Vũ Giỏi nhớ lại: “Năm 1994, anh em
chúng tôi bắt tay nhau làm. Mỗi người một mảng, anh Bách bỏ phần lớn kinh phí
đầu tư, tôi thì tìm nhân công. Cả hai cùng sưu tầm tư liệu về trang phục truyền
thống cung đình, bổ sung cho nhau để hoàn thiện. Bản thân tôi thực hành là chính
nhưng cũng phải hiểu thì mới làm được.Có điều gì đó hơi tâm linh một chút, ấy là
khi chúng tôi tìm tư liệu, rất thuận lợi, gặp các cụ, các nhà nghiên cứu, ai biết cũng
chỉ bảo rất tận tình”.
Nghệ nhân cho biết, để thêu các trang phục truyền thống, đặc biệt là trang phục
cung đình có những quy định rất chặt chẽ, nghiêm khắc về màu sắc, canh chỉ.
Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào thêu, phải chuẩn bị rất kĩ, từ chọn lựa chất liệu
vải thêu, vải thêu phải 100% là tơ tằm, chỉ thêu cũng phải là tơ lụa, được se theo
những quy chuẩn nhất định, tùy vào từng bộ trang phục và từng họa tiết trên trang
phục đó. Riêng chỉ đã có hàng trăm loại chỉ màu. Giờ chỉ đều là chỉ công nghiệp,
tẩm hóa chất nên màu rất chóe, không dùng được. Anh phải tự tẩm ướp lại bằng
thảo mộc như nước lá trầu, trà, hoa gạo... Có loại chỉ anh chỉ cần nhuộm một lần
nhưng cũng có chỉ phải nhuộm 4- 5 lần mới cho màu như ý. Màu sắc của chỉ, chất
liệu vải là yêu cầu hàng đầu, còn khéo tay chỉ là thứ yếu khi phục dựng trang phục
truyền thống.
Cũng theo nghệ nhân, năm 1994, anh bắt đầu nghiên cứu, phục dựng trang phục
triều đình. Gần 18 năm qua, gia tài của anh là 8 bộ trang phục của vua, hoàng tử,
cung phi (còn 10 bộ được đưa đi triển lãm anh không lưu giữ).Theo anh, các trang
phục anh làm chỉ khác ngày xưa ở mỗi việc chỉ không được làm bằng vàng, còn

họa tiết, hoa văn, cách thêu giống hệt.Để có được kết quả ấy, cũng không đơn
giản.Cái giá phải trả không đong đếm được bằng tiền, nếu không có sự tâm huyết,
lòng yêu mến văn hóa dân tộc và ước mơ hồi sinh các trang phục truyền thống
cung đình thì không thể làm được. Nhớ lại thời gian đầu mới bắt tay vào việc, suốt
ba năm từ 1994-1998, anh đã làm hỏng 20 bộ. Tất cả công sức của hơn 30 nhân


công làm việc trong 3 năm bị vứt bỏ.Nghĩ lại giai đoạn ấy, anh cũng tự nhận:
“Đúng là thời ấy, còn trẻ, còn đam mê, càng làm càng thấy hay nên mới có nghị
lực để làm. Chứ nếu bây giờ, chắc cũng khó có thể làm được như thế. Không phải
chỉ bản thân tôi muốn làm mà được, phải có sự đồng lòng của cả đội những lao
động trong nhà với tôi. Họ vẫn làm việc với tôi dù chậm được trả lương.Chứ bây
giờ chắc khó”.
Phải đến năm 1998, chiếc áo thái tử triều Nguyễn đã được anh phục dựng thành
công sau bốn năm nghiên cứu. Qua hơn 15 năm làm nghề phục dựng trang phục
cung đình, anh làm được 30 bộ áo, từ áo vua tới áo hoàng hậu, thái tử, công chúa.
Bộ trang phục cung đình của nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã gắn liền sự kiện UNESCO
công nhận Nhã nhạc cung đình Huế là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu
của nhân loại năm 2003.
Nói về nghề cùng kỹ thuật phục dựng áo vua, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi cho biết:
"Loại trang phục này đòi hỏi tỉ mỉ, khắt khe, chính xác tới từng chi tiết như chọn
tơ, se chỉ, nhuộm màu, đường thêu. Để hiểu về mẫu mã trang phục cung đình xưa
anh phải tự mày mò nghiên cứu qua sử sách, hoa văn, họa tiết trên các di vật còn
lại trên bia đá cổ, đình, chùa, cũng như học hỏi các cụ già làm nghề thêu trong
làng. Trang phục mỗi triều vua có chất liệu riêng nên phải chọn sao cho phù hợp.
Triều Lý (1009-1225) dùng gấm vóc may lễ phục, vua mặc áo màu vàng, quần tía,
búi tóc, cài trâm vàng. Triều Nguyễn (1802-1945), trang phục vua có mũ miện, áo
long cổn, xiêm, đai, hia… Áo long cổn bằng sa nam màu vàng trầm, thân áo thêu
nhiều họa tiết như rồng, mặt trời, mặt trăng, sao, núi. Vạt thêu rồng, mây, hình
sóng nước… Tay áo thêu họa tiết hình con dơi cùng rồng quay đầu xuống. Bên

trong mặc áo đơn màu bạch tuyết, cửa tay thêu hình rồng, mây. Chất liệu vải, chỉ
thêu bằng tơ tằm. Cách thêu đường canh nào, theo đúng đường canh đó. Dù có
hàng ngàn mũi chỉ trong một đường canh thì các mũi này phải đều nhau cả về độ
dài lẫn khoảng cách.Chỉ thêu tơ tằm màu sắc hòa nhã, không bóng nhưng cũng


không xỉn.Áo của mỗi ngôi thứ khác nhau cũng dùng một loại chỉ khác nhau. Áo
vua (long bào) dùng chỉ xe hai chiều, nền màu ngũ sắc thiên lam, vàng. Áo hoàng
hậu có màu tím, đỏ, hồng.Áo hoàng tử màu vàng. Màu kim tuyến áo hoàng hậu
khác áo công chúa, hoàng tử. Mỗi trang phục đều có quy định riêng khắt khe về
khoảng cách giữa các họa tiết, khuy cài... nên mỗi trang phục phải đặt một thợ
riêng giỏi làm cho từng chi tiết. Bộ áo đơn giản nhất cần bốn thợ thêu trong vòng
năm tháng.
Nghệ nhân Vũ Văn Giỏi còn cho biết thêm, dựng một bộ áo không dễ.Riêng mũ
cũng có 5-7 con rồng. Mỗi bộ lại còn đai, hia, sa kép (áo lót trong)…Mỗi chiếc áo
dùng hết hơn 14m vải, không phải nhiều người cùng làm một lúc được mà tối đa
chỉ 3 - 4 người cùng làm. Có đủ hết nguyên liệu, chỉ tập trung vào phục dựng thì
bộ áo đơn giản nhất cũng cần 4 thợ thêu trong vòng 5 tháng, còn bộ phức tạp nhất
thì phải có tới 7 - 8 thợ thêu trong vòng 15 tháng. Với chiếc áo Vua Đồng Khánh,
cần 14m vải thêu ngoài, 14m vải trong... anh phải sử dụng 8 người làm, mỗi ngày
làm 8-10 tiếng mà phải đến 15 tháng mới hoàn thiện. Chưa kể ngày đó, hầu hết thợ
đều phải do anh cầm tay dạy cách thêu theo đúng nghĩa đen của từ này. Nhiều
người thêu trong đội làm trang phục truyền thống đã được anh chỉ cách thêu xưa
dù họ đều là những người biết nghề thêu. Theo nghệ nhân Vũ Văn Giỏi, vẫn là
đường kim mũi chỉ, nhưng thêu xưa ngang ra ngang, dọc ra dọc, mũi kim không
được đâm tùy tiện mà phải thẳng đứng, chỉ hơi chếch, hơi xiên đi một chút là
đường thêu đã khác. Cách thêu xưa, từ mũi kim đầu tiên đến mũi kim thứ một
nghìn, một vạn cũng vẫn đều nhau tăm tắp...
Các bộ y phục cung đình của anh đã từng được mang đi triển lãm tại Festival Huế;
triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Dân tộc Hà Nội… Hiện nghệ nhân Vũ

Giỏi là Phó Chủ tịch Hiệp hội thêu huyện Thường Tín.Tâm huyết với nghề thêu,
nghệ nhân Vũ Giỏi vẫn tin tưởng vào lịch sử hàng ngàn năm của nghề truyền thống
làng mình sẽ không bao giờ mai một.


1. Attraction

- Các bộ áo bào đặc sắc được phục dựng của vua chúa, hoàng hậu thời Đinh, Lý,
Trần Lê, Trịnh, Nguyễn ngày xưa

Bộ trang phục Hoàng tử triều Nguyễn
2. Access


- Khoảng cách 3.6km từ chùa Đậu đến cuối làng Gia Phúc, đường đi khá hẹp và
xóc

3. Amenities

- Có biển chỉ dẫn ở ngoài, cửa hàng tạp hóa nhỏ ngoài ra không có thêm dịch vụ
thiết yếu gì khác
4. Accommodations

- Dịch vụ lưu trú không khả thi bởi đây chỉ là 1 làng nghề nhỏ, không đủ diện tích
5. Awareness

- Qua 1 số bài báo trên mạng, còn sự quảng cáo ở khu vực này là không có
- Chủ nhà rất thân thiện, khách có thể tự do thoải mái
Loại hình du lịch: Du lịch tìm hiểu làng nghề
KHÁI QUÁT VỀ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

1. Vị trí


Làng cổ Đường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường
Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Con sông Tích Giang chảy
từ hướng hồ Suối Hai huyện Ba Vì, qua Đường Lâm, để vào thị xã Sơn Tây.
Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (tức Cam Giá Thượng) huyện Ba Vì ở phía Tây
và Tây Bắc. Tây Nam giáp xã Xuân Sơn, phía Nam giáp xã Thanh Mỹ, phía Đông
Nam giáp phường Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh, đều của thị xã
Sơn Tây. Phía Bắc Đường Lâm tiếp giáp với huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc,
ranh giới là sông Hồng.
2. Di sản kiến trúc
Cổng làng Mông Phụ xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây Hà Nội.
Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một
ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm
canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc
biệt vì chúng có hình xương cá.Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ
quay lưng vào cửa Thánh.
Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông
Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có
gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc
nằm ngay trên đường vào làng. Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được
xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông) - là ngôi đình đặc
trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi
trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng
hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng
Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ...
Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông
Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Cò nhiều ngôi



nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850...). Đặc trưng của nhà cổ
truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong.
Trong số 8 di tích lịch sử - văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía
(tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt. Chùa có
287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét,
thân và rễ cây si).
3. Du lịch Làng Cổ Đường Lâm
Làng Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 44km, thuộc huyện Sơn Tây Hà Nội.Bạn có
thể kết hợp thăm quan Làng Cổ cùng với Thành Cổ Sơn Tây (nằm trong trung tâm
thành phố Sơn Tây), Đền Và cách 3km.
Từ Hà Nội bạn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy theo hướng đại lộ Thăng Long
hoặc đường 32 đi Nhổn – Sơn Tây. Đến Sơn Tây hỏi đường vào làng Đường Lâm
ai cũng biết. Sau khi mua vé thăm quan bạn có thể gửi xe và đi bộ vào làng. Bạn
nên dừng chân tại quán chè của bà cụ đối diện đình làng Mông Phụ, uống nước chè
xanh và ăn kẹo Dồi kẹo Lạc. Bà cụ rất nổi tiếng trên báo chí và ti vi, bạn nên hỏi
thêm thông tin về đường đi lối lại trong làng.
1. Attraction

- Đình Mông Phụ
- 3-4 ngôi nhà cổ, nhà thờ thiên chúa trong làng.
- Đền thờ Giang Văn Minh.
- Chùa Mía.


Cổng làng

Làng cổ Đường Lâm
2. Access



- Khoảng cách 80km, qua Đại lộ Thăng Long

Đường Lâm là một xã thuộc Sơn Tây, Hà Nội, nằm bên bờ phía Nam sông Hồng,
cạnh quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Phía Tây và Tây Bắc,
Đường Lâm giáp xã Cam Thượng (Cam Giá Thượng), huyện Ba Vì; phía Tây Nam
giáp xã Xuân Sơn; phía Nam giáp xã Thanh mỹ; phía Đông Nam giáp phường
Trung Hưng, phía Đông giáp phường Phú Thịnh của thị xã Sơn Tây; Phía Bắc tiếp
giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới chính là sông Hồng.
Chính vì vị trí thuận lợi như vậy nên di chuyển từ Hà Nội tới Làng cổ Đường Lâm
có thể nói là rất dễ dàng.
Nếu bạn đi xe Bus thì có thể đi ra bến xe Mỹ Đình, tiếp đó bắt xe bus số 71 đi
thành phố Sơn Tây. Sau đó bắt xe ôm hoặc taxi đi tiếp tới làng cổ Đường Lâm
3.Amenities
- Vì là 1 khu làng nên có khá đầy đủ các dịch vụ thiết yếu, tuy nhiên còn hạn chế
về khu mua sắm, liên lạc và cứu thương, cứu hộ.
4.Accommodations
- Tuy không nhiều nhưng vẫn có dịch vụ homestay ở tại nhà dân
5.Awareness


- Ngoài các điểm hấp dẫn kể trên thì nghề làm tương ở đây cũng rất nổi tiếng và
chất lượng tương rất tốt, được nhắc đến nhiều.
Các loại hình du lịch
Buổi sáng bạn nên đi loanh quanh trong làng, thăm quan: đình Mông Phụ, 3 hay 4
ngôi nhà cổ, nhà thờ thiên chúa trong làng, đền thờ Giang Văn Minh, chùa Mía.
Bạn có thể ăn trưa tại một số nhà hàng phía Cổng Làng, hoặc hay hơn cả là đặt ăn
cơm của nhà dân trong làng (hỏi đặt ăn tại mấy quán Nước Chè cạnh Đình Làng
Mông Phụ). Hoặc bạn có thể liên hệ Cơm nhà Hải Lợi 01685111136, có thể gọi
trước đặt ăn, khoảng 120k / suất là ngon rồi. Ngoài nhà Hải Lợi còn có nhà anh

Hùng (nhà cổ) chuyên phục vụ ăn uống cho các đoàn đông.
Buổi chiều bạn đi thăm quan 2 ngôi đền thờ 2 Vua.Trên đường về bạn thăm Đền
Và, sau đó qua thành cổ Sơn Tây. Chi phí cho chuyến đi khá là khiêm tốn, tiền vé
thăm quan khoảng 20k, ăn 80k – 100k, xăng xe máy hoặc thuê ô tô chưa tính.
Thời gian Du Lịch Làng Cổ Đường Lâm có thể đi quanh năm, vào mùa lúa chín
tháng 9 hoặc tháng 5 bạn sẽ được chiêm ngưỡng thêm những con đường làng rát
đầy Rơm khô. Tha hồ chụp ảnh và tận hưởng.
Thuê xe đạp ở Đường Lâm
Hiện đã có dịch vụ thuê xe đạp ở đây, bạn có thể liên hệ nhà ông Huyến (nhà cổ
đẹp nhất ở Đường Lâm). Đi xe đạp sẽ đỡ mệt hơn nếu bạn đi thăm Lăng Ngô
Quyền và Lăng Phùng Hưng, Chùa Mía và các đồng ruộng xung quanh làng
Loại hình du lịch: Du lịch tham quan vãn cảnh + tìm hiểu lịch sử
ĐÌNH MÔNG PHỤ
Đình Mông Phụ được xây dựng trên một khu đất trung tâm và cao nhất của làng,
rộng khoảng 1.800 m².Mặt tiền Đại đình ngó ra hướng Tây Nam.
Chưa biết chính xác năm xây dựng ngôi đình. Tuy nhiên, xét về kiểu dáng kiến trúc
và nghệ thuật điêu khắc thì đình được làm vào thời Lê trung hưng. Về sau, đình


được tôn tạo, tu sửa vài lần; nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu
thế kỷ 19. Trong số ấy, theo tài liệu, thì năm 1858, dưới triều vua Tự Đức, đình
được sửa chữa lần thứ nhất. Gần đây (2006 - 2008), đình cũng đã được tu sửa lớn
Diện mạo của ngôi đình hiện nay được xây dựng theo kiểu chữ "Công" (chữ Hán:
工), gồm Nghi môn (cổng chính), sân đình, Tả Mạc (nhà bên trái), Hữu mạc (nhà
bên phải) và Đại đình (hay tòa Đại bái, tức tòa đình chính). Ngoài ra, ở bên ngoài
đình (phía tay phải từ đình nhìn ra) có nhà Xích hậu. Đây là nơi tiếp khách, và là
nơi chuẩn bị lễ trước khi vào đình.


Đình Mông Phụ

1. Attraction

-Trong đình thờ thần Tản Viên Sơn Thánh (tức thần Tản Viên), là một trong bốn vị
thánh bất tử của người Việt (Tứ bất tử), làm Thành hoàng làng. Cùng với chùa Mía,
đình Mông Phụ là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật ở làng cổ Đường
Lâm.Trong nội thất của đình hiện còn bảo lưu được rất nhiều hiện vật quý báu có
giá trị. Một trong số ấy là bức hoành phi với 4 chữ Hán: "Dũng cảm cả tưởng" do
vua Thành Thái ban tặng cho làng sau một trận săn bắt cướp...
Đình Mông Phụ đã được Bộ Thông tin - Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1984.
2. Access

- Nằm trong khu vực làng cổ Đường Lâm, chỉ mất tầm 15 phút đi bộ


3. Amenities

- Chỉ có biển chỉ dẫn ở ngoài
4. Accommodations

- Không có dịch vụ lưu trú ở khu vực này
5. Awareness

NHÀ ÔNG THỂ


1. Attraction

- Đây là nhà làm tương có truyền thống lâu đời
2. Access


- Nằm trong làng cổ Đường Lâm, mất vài phút đi bộ
3. Amenities

- Không có


4. Accommodations

- Không khả thi
5. Awareness

NHÀ ÔNG HÙNG
1. Attraction

- Nhận đặt cỗ bàn có tiếng trong làng
2. Access

- Nằm trong làng cổ Đường Lâm, mất vài phút đi bộ
3. Amenities

- Không có
4. Accommodations

- Không
5. Awareness

ĐÁNH GIÁ CHUNG
Phần này nhận định chung theo bảng đánh giá (tự cho điểm và tính toán)
BẢNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỂM THAM QUAN

Điểm tham quan

Chùa
Đậu

Xưởng
thêu

Attraction
Access
Amenities
Accommodation
s
Awareness
Tổng điểm

7
8
7
3

7
7
5
4

7
32

6

29

Đình
Mông
Phụ
7
8
6
6
27

Nhà ông Nhà ông Làng cổ
Thể
Hùng
Đường
Lâm
5
5
8
8
8
7
6
7
13

13

7
35



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Google.com.vn
www.google.com/maps/
vi.wikipedia.org/wiki/
/>
/>

×