Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập học kỳ luật hình sự 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.58 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................1
II.Giải quyết tình huống:..................................................................................................2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................9
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình Sự Việt Nam Nxb CAND,
Hà Nội - 2017..................................................................................................9

I.Tình huống Bài tập số 1:
Để được A cung cấp tiền bạc cho việc ăn chơi, B (16 tuổi 3 tháng) rủ K, N
(đều 15 tuổi) tổ chức liên hoan. B lén bỏ thuốc ngủ vào cốc nước uống của K và
1


N làm cho K, N ngủ say để A quan hệ tình dục với cả hai người này. Vụ việc sau
đó bị phát hiện, A và B bị bắt.
Câu hỏi:
1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A và B.
(2,5 điểm)
2. Hình phạt nặng nhất mà B có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù? (1,5 điểm)
3. Giả sử, A vừa chấp hành xong hình phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản
(khoản 1 Điều 171) được 01 năm lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên
thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (1,5
điểm)
4. Giả sử, khi A quan hệ tình dục với K, N, B đã dùng điện thoại chụp ảnh.
Hai tháng sau, A không chu cấp tiền bạc cho B nữa. B dùng những bức ảnh
này kèm theo yêu cầu A chuyển vào tài khoản cho B 20 triệu đồng nếu
không muốn vụ việc bị phát hiện. A chưa kịp chuyển tiền thì B bị bắt. Hành
vi này của B có phạm tội không? Tội gì? Tại sao? (1,5 điểm)
II.Giải quyết tình huống:
1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của


Avà B
a. Tội danh của A:
A phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi - Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 vì có
đủ các dấu hiệu cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, cụ thể:
Theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự 2015 : Dùng vũ lực, đe doạ dùng
vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ. Tội này có các dấu hiệu trong cấu
thành tội phạm như sau:
– Chủ thể: khung hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 142 là bảy
năm tù, thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng nên người từ đủ 16 tuổi trở
lên khi thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở đây A
thỏa mãn dấu hiệu chủ thể tội hiếp dâm.
– Khách thể: Hành vi giao cấu của A trong lúc K, N(đều 15 tuổi ) ngủ say
(không được K,N đồng ý) xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm,
danh dự của trẻ em, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu
cực đến thuần phong mỹ tục đồng thời, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình
thường về tâm, sinh lý của trẻ em
– Hành vi khách quan: hành vi khách quan của Tội hiếp dâm người dưới
16 tuổi có thể là một trong các hành vi sau:
2


Hành vi dùng vũ lực thông thường là làm thế nào để buộc nạn nhân phải để
cho kẻ tấn công giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác như: Vật lộn, giữ
chân tay, bịp mồm, bóp cổ, đánh đấm, trói v.v… Những hành vi này chủ yếu làm
tê liệt sự kháng cự của người bị hại để người phạm tội thực hiện được việc giao
cấu hoặc hành vi tình dục khác. Tuy nhiên, thực tế có trường hợp người phạm tội
đã dùng vũ lực tới mức làm cho người bị hại bất tỉnh nhưng chưa bị chết và sau
khi người phạm tội đã thoả mãn dục vọng, người bị hiếp đã chết thì người phạm

tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, ngoài tội hiếp dâm
mà họ đã thực hiện.
Đe doạ dùng vũ lực là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động
uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe doạ sợ hãi như: doạ giết,
doạ đánh, doạ bắn… làm cho người bị hại sợ hãi phải để cho người phạm tội giao
cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác trái với ý muốn của mình. Điều luật
không quy định đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, nên có thể hiểu hành vi đe doạ
dùng vũ lực quy định ở đây bao gồm cả trường hợp đe doạ dùng vũ lực ngay tức
khắc và trường hợp đe doạ dùng vũ lực sau đó cách một thời gian.
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn
nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại
được. Tình trạng này, có thể do chính người phạm tội tạo hoặc từ chính nạn nhân
như việc lợi dụng nạn nhân bại liệt, bệnh tật để thực hiện hành vi.
Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã được quy định
trong cấu thành ( dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể
tự vệ được của nạn nhân). Đây là quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng chống loại tội phạm này. Những thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện
hoặc lợi dụng phải là những thủ đoạn nhằm đưa người bị hại lâm vào tình trạng
không còn khả năng làm chủ bản thân như: cho uống thuốc kích dục hoặc lợi
dụng sự kém hiểu biết của nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu,quan hệ tình
dục trái với ý muốn của nạn nhân.
Trong trường hợp này, hành vi khách quan của A là hành vi lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của K,N để giao cấu. Vì K,N bị cho uống thuốc ngủ
dẫn đến ngủ say không thể nhận thức được khi A thực hiện hành vi giao cấu với
K,N.
– Độ tuổi của người bị hại: người bị hại trong Tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi phải là người từ dưới 16 dưới 16 tuổi . Ở đây K,N 15 tuổi nên A phạm Tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi
Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) theo quy định tại điều 12
BLHS , người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội đặc biệt

nghiêm trọng trong đó có tội phạm quy định tại Điều 142, và người từ đủ 16 tuổi
trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ trường hợp tội phạm
mà BLHS có quy định khác
Như vậy chỉ cần A từ đủ 14 tuổi trở lên sẽ bị truy cứu TNHS và bị xử lý
hình sự về tội phạm này, chỉ khác nhau ở mức độ hình phạt áp dụng tùy theo độ
3


tuổi thực tế của A khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong tình huống trên không
xét đến trường hợp A dưới 14 tuổi , vì nếu A dưới 14 tuổi thì hành vi của A không
thuộc phạm vi xử lý của BLHS , khi đó căn cứ theo quy định của pháp luật sẽ
chuyển hồ sơ giải quyết theo thủ tục hành chính bằng các biện pháp xử lý hành
chính khác , do đó ở tình huống này không xét trường hợp A dưới 14 tuổi, nên
chỉ giả thiết các trường hợp A từ đủ 14 tuổi trở lên, có thể có 3 trường hợp
+ Trường hợp A từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
+ Trường hợp A từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
+ Trường hợp A từ đủ 18 tuổi trở lên.
3 trường hợp này A đều đáp ứng năng lực chủ thể của tội phạm ( mặt chủ
thể ), đều đủ tuổi bị truy cứu TNHS và xử lý hình sự theo quy định tại BLHS
hiện hành
b. Tội danh của B
B bỏ thuốc ngủ vào cốc nước của k và N, làm cho K và N ngủ say để A
thực hiện hành vi giao cấu với K và N một cách dễ dàng. Hành vi của B là hành
vi giúp sức, tạo điều kiện cho A thực hiện hành vi giao cấu. Vì vậy B là đồng
phạm với A về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với vai trò người giúp sức.
Lỗi của A và B khi phạm tội là lỗi cố ý :
Căn cứ điều 10 BLHS 2015 sửa đổi năm 2017
Điều 10. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,

thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng
vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Đối chiếu với trường hợp nêu trên, ta có một số nhận định như sau:
- Thứ nhất, A và B nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội – hành vi B bỏ thuốc ngủ vào cốc nước K và N (15 tuổi ) để A xâm hại K và
N
- Thứ hai, A và B hoàn toàn có khả năng để dừng việc phạm tội lại.Trong
trường hợp này, A và B chắc chắn nhận thức được hậu quả và cố tình thực hiện
việc phạm tội
Kết luận: A và B có lỗi cố ý theo quy định tại khoản 1 Điều 10 BLHS 2015
sửa đổi 2017
Khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của Avà B
Trong trường hợp này B đã giúp sức để A quan hệ tình dục với cả hai người
K và N (đều 15 tuổi)
4


Căn cứ điều 52 BLHS 2015 Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Điều 52. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở
lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người
khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận
thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt
khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh
hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người
để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu
tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định
khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Ở trường hợp này có các dấu hiệu phạm tội vì động cơ đê hèn. Tội phạm
được thực hiện do có động cơ thúc đẩy, động cơ đê hèn là 1 tình tiết tăng nặng và
vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định hình phạt vì B muốn được A cung cấp tiền
bạc cho việc ăn chơi mới thực hiện hành vi phạm tội xâm hại đến K và N .
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là K và N ( đều 15 tuổi)
Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được: K và N bị
B bỏ thuốc ngủ vào cốc nước uống làm cho ngủ say không biết gì, không thể
phản kháng , không thể chống cự vì vậy A mới có thể dễ dàng xâm hại tình dục
K và N
5


Căn cứ điểm e khoản 2 điều 142 BLHS 2015
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12

năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ
tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục,
chữa bệnh;
e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Đối với 02 người trở lên; h) Tái phạm nguy
hiểm.
Như vậy khung hình phạt màA và B có thể phải chịu là từ 12 năm đến 20
năm tù
Mức hình phạt áp dụng đối với A còn tùy thuộc vào độ tuổi thực tế của A
khi thực hiện hành vi phạm tội
+Nếu A từ đủ 18 tuổi trở lên mức hình phạt của A theo quy định như khung
hình phạt của điều luật, tức là từ 12 năm đến 20 năm tù
Căn cứ điều 101 BLHS 2015 :
+ Nếu A từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo khoản 2 điều 101, vì khung
hình phạt quy định là tù có thời hạn nên mức hình phạt áp dụng với A không quá
một phần 2 mức phạt tù mà điều luật quy định , tức là hình phạt áp dụng với A
không quá 10 năm;
+Nếu A từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi : mức hình phạt của A cao nhất
không quá 18 năm tù.
2. Hình phạt nặng nhất mà B có thể phải chịu do hành vi phạm tội của
mình.
B 16 tuổi 3 tháng căn cứ khoản 1 điều 12 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm
2017 thì B phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm.
Nếu A phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 142 BLHS
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì B với vai trò người giúp sức cũng phạm tội
theo khoản này khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù.

Căn cứ điều 58 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Quyết định hình phạt
trong trường hợp đồng phạm :
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét
đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng
người đồng phạm.
6


Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc
người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Căn cứ điều 52 BLHS 2015 .Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Tình tiết tăng nặng vì động cơ đê hèn B muốn A cung cấp tiền ăn chới
( điểm đ Khoản 1 điều 52 BLHS 2015); phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là
K và N đều 15 tuổi ( điểm I khoản 1 điều 52 BLHS 2015), Phạm tội đối với
người ở trong tình trạng không thể tự vệ được: K và N (điểm k khoản 1 điều 52
BLHS 2015)
Hình phạt nặng nhất B có thể phải chịu là 20 năm tù,tuy nhiên, B mới 16
tuổi 3 tháng, nghĩa là B là người chưa thành niên phạm tội. Về hình phạt với
người chưa thành niên phạm tội căn cứ khoản 1 điều 101 BLHS 2015 sửa đổi bổ
sung năm 2017
Điều 101. Tù có thời hạn
Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được
quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt
cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình
phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy
định;
Như vậy, hình phạt nặng nhất mà B có thể phải chịu là 15 năm tù
3. Trường hợp phạm tội của A là tái phạm vì :

-A vừa chấp hành xong hình phạt 3 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1
Điều 171) thuộc loại tội phạm nghiêm trọng căn cứ điểm B khoản 1 điều 9 BLHS
-Được 01 năm lại thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì A vẫn chưa được
xóa án tích căn cứ điểm b khoản 2 điều 70 BLHS 2015
-A tiếp tục phạm tội trường hợp thuộc khoản 2 điều 142 loại tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng căn cứ điểm d khoản 1 điều 9 BLHS 2015
-Căn cứ khoản 1 điều 53 BLHS 2015
Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Tái phạm là việc lặp lại hành vi phạm tội, nghĩa là trước đó đã thực hiện
hành vi phạm tội. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp thực hiện hành vi phạm
7


tội mới đều được xem là tái phạm quy định tại Điều luật này. Cụ thể để đảm bảo
tái phạm phải đảm bảo 2 điều kiện:
(1) Đã bị kết án và chưa xóa án tích
(2) Phạm tội do cố ý hoặc phạm tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng do vô ý.
Như vậy có những trường hợp loại trừ sau đối với tái phạm:
- Thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án hoặc đã bị kết án nhưng
đã được xóa án tích;
- Phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý.
Vậy trường hợp phạm tội của A ở đây là tái phạm vì đã thỏa mãn đủ 2 điều
kiện là đã bị kết và chưa xóa án tích ; Phạm tội do cố ý và không thuộc những
trường hợp loại trừ đối với tái phạm
4. Trong trường hợp này B phạm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại
Khoản 1 Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản :

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Tội này có các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm như sau:
– Chủ thể: mức hình phạt cao nhất tại khoản 1 Điều 170 là 5 năm tù, thuộc
trường hợp tội phạm nghiêm trọng nên người từ đủ 16 tuổi trở lên thực hiện hành
vi phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. B đã 16 tuổi 3 tháng nên đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạn tài sản
– Khách thể: tội này xâm phạm đến khách thể là quyền sở hữu đối với tài
sản của người bị hại. B uy hiếp A buộc A đưa 20 triệu là xâm phạm đến quyền sở
hữu số tiền 20 triệu này của A.
Hành vi khách quan:
+) Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực: Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi có thể
dược thực hiện bằng cử chỉ, hành động hoặc bằng lời nói, nhưng dù được thực
hiện bằng hình thức nào thì việc dùng vũ lực cũng không xảy ra ngay tức khắc.
+) Hành vi dùng những thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần người bị hại
nằm chiếm đoạt tài sản: Ngoài hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực đối với người có
trách nhiệm về tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản, thì người phạm tội còn có thể
thực hiện những thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài
sản để chiếm đoạt tài sản.
Ở đây B đã dựa vào clip mình quay được để uy hiếp A về mặt tinh thần
(dọa công khai clip này để mọi người biết hành vi của A) là A sợ, không còn lựa
chọn nào khác phải đưa 20 triệu cho B
Mặt chủ quan
8


B thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản
của A là dấu hiệu cấu thành cơ bản tội phạm này.
Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe dọa
dùng vũ lực hoặc thủ đoạn uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có trường hợp

chuyển hóa tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội phạm khác
nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt tài sản.
Vì tội cưỡng đoạt có cấu thành hình thức (không yêu cầu hậu quả chiếm
đoạt được tài sản là dấu hiệu bắt buộc) nên ngay sau khi B có hành vi uy hiếp
buộc A đưa 20 triệu, tội phạm này đã hoàn thành. Như vậy, giai đoạn phạm tội mà
A đã thực hiện là giai đoạn tội phạm đã hoàn thành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình Sự Việt Nam Nxb
CAND, Hà Nội - 2017.
2. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2015 sửa đổi bổ
sung năm 2017

9



×