Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Đào tạo giọng soprano việt nam chất lượng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 153 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Tân Nhàn


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................................................. I
MỤC LỤC........................................................................................................................................................................... II
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN.......................................................................................... III
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................................................................................... IV
BẢNG CHÚ THÍCH ÂM VỰC CÁC LOẠI GIỌNG HÁT TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC OCTAVES CỦA ĐÀN PIANO
.................................................................................................................................................................................................. V
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN........................................................................................................ VI
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................................................................... 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU........................................................................................................................................................ 3
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................................................................... 8
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................................................................................................9
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................................................................................ 9
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................................9
7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.........................................................................................................................................10
8. BỐ CỤC LUẬN ÁN............................................................................................................................................................. 10
NỘI DUNG............................................................................................................................................................................ 11


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO GIỌNG SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO..............11
1.1. VÀI NÉT VỀ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO.......................................................................................................................11
1.1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM....................................................................................................................................................11
1.1.2. MỤC ĐÍCH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO........................................................................................................................14
1.2. KHÁI LƯỢC VỀ GIỌNG SOPRANO...................................................................................................................................16
1.2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỌNG SOPRANO......................................................................................................................16
1.2.2. CÁC LOẠI GIỌNG SOPRANO...........................................................................................................................................19
1.2.3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIỌNG SOPRANO TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT THANH NHẠC.................................22
1.3. ĐÔI NÉT VỀ ĐÀO TẠO THANH NHẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM...............................................................................25
1.3.1. VỀ ĐÀO TẠO THANH NHẠC TRÊN THẾ GIỚI...................................................................................................................25
1.3.2. LỊCH SỬ ĐÀO TẠO THANH NHẠC TẠI VIỆT NAM...........................................................................................................33
1.4. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO GIỌNG SOPRANO VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO.......................................................................46
1.4.1. NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN............................................................................................................................................47
1.4.2. ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN.....................................................................................................................................................48
1.4.3. VỀ CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH...................................................................................................................................52
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................................................................................ 57
CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT THANH NHẠC TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT
LƯỢNG CAO TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM...........................................................................58
2.1. NHỮNG YÊU CẦU KHI THỰC HIỆN CÁC KỸ THUẬT CỦA GIỌNG COLORRATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO.................59
2.1.1. HƠI THỞ..................................................................................................................................................................... 59
2.1.2. KHẨU HÌNH...................................................................................................................................................................62
2.1.3. VỊ TRÍ ÂM THANH CỘNG MINH......................................................................................................................................65
2.2. MỘT SỐ KỸ THUẬT HÁT CHO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO..........................................................69
2.2.1. KỸ THUẬT HÁT CANTILENA..........................................................................................................................................70
2.2.2. KỸ THUẬT HÁT STACCATO…….....................................................................................................................................74
2.2.3. KỸ THUẬT HÁT PASSAGE...............................................................................................................................................81
2.2.4. KỸ THUẬT HÁT TRILLO.................................................................................................................................................85
2.2.5. HÁT SẮC THÁI TO NHỎ..................................................................................................................................................89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.......................................................................................................................................................... 105
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO TẠI

VIỆT NAM............................................................................................................................................................................ 98
3.1. CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO.....................98
3.1.1. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN...........................................................................................................................................99
3.1.2. CÁC NĂNG LỰC BỔ TRỢ..............................................................................................................................................101
3.1.3. NĂNG LỰC SƯ PHẠM...................................................................................................................................................103
3.2. NHỮNG YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO 111
3.2.1. VỀ NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN.......................................................................................................................................111
3.2.2. VỀ NĂNG LỰC CÁC MÔN BỔ TRỢ.................................................................................................................................112
3.2.3. NĂNG LỰC XỬ LÝ TÁC PHẨM VÀ BIỂU DIỄN................................................................................................................113
3.3. CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO.........................................120
3.4. TIÊU CHÍ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO...........................133


iii
3.5. HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO............................................135
3.5.1. NHỮNG MẶT THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC HỘI NHẬP QUỐC TẾ...............................................................................135
3.5.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.............................................................................................................139
3.5.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO GIỌNG COLORATURE SOPRANO TRONG HỘI
NHẬP QUỐC TẾ.......................................................................................................................................................................142
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.......................................................................................................................................................... 158
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................................151
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ...............................................................................................................171
MỤC LỤC CỦA PHỤ LỤC...............................................................................................................................................159
PHỤ LỤC............................................................................................................................................................................ 160

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
CS
GD&ĐT
CLC

GS
GV
HV
HVANQGVN
NS
NGND
NSND
NSUT
NGUT
PGS
SV

TN
TS
VH-TT-DL

Ca sĩ
Giáo dục và Đào tạo
Chất lượng cao
Giáo sư
Giảng viên
Học viên
Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam
Nghệ sĩ
Nhà giáo nhân dân
Nghệ sĩ nhân dân
Nghệ sĩ ưu tú
Nhà giáo ưu tú
Phó giáo sư
Sinh viên

Quyết định
Thanh nhạc
Tiến sĩ
Văn hóa, thể thao, du lịch


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1: SO SÁNH ĐÀO TẠO ĐẠI TRÀ VÀ ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG
CAO ĐỐI VỚI GIỌNG COLORATURE SOPRANO CLC.........................15
BẢNG 2: SO SÁNH MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG CỦA GIỌNG
COLORATURE SOPRANO TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI TRÀ VÀ ĐÀO TẠO
CLC.....................................................................................................................95
Bảng 3: Bảng đánh giá năng lực học tập SV.....................................................134


v

BẢNG CHÚ THÍCH ÂM VỰC CÁC LOẠI GIỌNG HÁT TƯƠNG ỨNG
VỚI CÁC OCTAVES CỦA ĐÀN PIANO


vi

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN
Cantilena

Liền âm, tuôn trào, liên tục


Colorature

Màu sắc

Colorature Soprano

Nữ cao màu sắc

Crescendo

Từ nhỏ đến to

Diminuendo

Từ to đến nhỏ

Dramatic Soprano

Nữ cao kịch tính

Forte

To

Gruppetto

Láy chùm

Legato


Liền âm, liền từ

Lirico Soprano

Nữ cao trữ tình

Passage

Lướt nhanh

Piano

Nhỏ

Potamento

Trượt vuốt

Soprano

Nữ cao

Spinto Soprano

Nữ cao trữ tình kịch tính

Staccato
Trillo

Âm nảy

Rung láy

Tenor

Nam cao

Vocalise

Luyện thanh


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ môn đào tạo thanh nhạc (TN) chuyên nghiệp Việt Nam ra đời cùng
với sự thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam năm 1956, đến nay đã phát triển
thành Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (HVANQGVN). Đây là một
trong những trung tâm đào tạo âm nhạc lớn nhất cả nước bao gồm đào tạo
một hệ thống các ngành biểu diễn âm nhạc trong đó có đào tạo thanh nhạc
biểu diễn chuyên nghiệp và những ngành đào tạo lý luận, sáng tác, chỉ huy...
Cũng như HVANQGVN, Nhạc viện TP Hồ Chí Minh ra đời tháng 71976 (Tiền thân là Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn -1956)
và Học viện Âm nhạc Huế (tiền thân là Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch
nghệ Huế - 1962), Khoa thanh nhạc được thành lập cùng với sự ra đời trên.
Cả hai cơ sở đào tạo âm nhạc, thanh nhạc lớn nhất Miền Nam, Miền Trung
Việt Nam này với mô hình đào tạo có nhiều nét tương đồng với
HVANQGVN. Cho đến nay, phần lớn nguồn giảng viên (GV) có trình độ cao
được phân bổ về các cơ sở đào tạo âm nhạc, thanh nhạc này là do
HVANQGVN cung cấp. Các mô hình đào tạo chuyên ngành nói chung, thanh
nhạc nói riêng thống nhất theo mô hình của HVANQGVN.
Nghiên cứu những thành quả trong công tác đào tạo hơn 60 năm qua

chúng tôi thấy sự vượt trội cả về mặt chất lượng và số lượng những diễn viên,
cán bộ giảng dạy là nữ. Riêng tại HVANQGVN số giảng viên thanh nhạc là
19 người, trong số đó có 14 người là nữ. Tại Nhạc viện thành phố Hồ Chí
Minh số giảng viên thanh nhạc là 20, trong số đó có 15 giảng viên là nữ.
Những giảng viên vừa giảng dạy tốt vừa biểu diễn tốt đa số cũng là nữ.
Những Nghệ sĩ nhân dân (NSND) tiêu biểu được đào tạo tại Trường Âm nhạc
Việt Nam, Nhạc viện Hà Nội và nay là HVANQGVN chỉ tính những gương
mặt nữ đã có: NSND Lê Dung, NSND Tường Vi, NSND Thanh Huyền,
NSND Thanh Hoa, Nghệ sĩ ưu tú (NGUT) Diệu Thúy, NSUT Thu Lan,
PGS.TS.NSUT Ngọc Lan, NSUT Măng Thị Hội, NSUT Hà Thủy, NSUT Kim
Phúc, NSUT Mỹ An, NSUT Mai Tuyết... Ngoài ra còn rất nhiều NSUT là nữ
ở các trường Văn hóa Nghệ thuật, ở các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp
trong cả nước. Trong số các giọng nữ đó, giọng Soprano, cụ thể là giọng
Colorature Soprano chiếm tỷ lệ vượt trội, trong đội ngũ những ca sĩ thành
danh đa số cũng là giọng Colorature Soprano. Ở Việt Nam việc đào tạo giọng
Soprano đạt nhiều thành công và tích lũy kiến thức học thuật tốt hơn, thuận
lợi hơn so với kiến thức đào tạo các loại giọng khác.
Mặc dù có sự nổi trội về mặt số lượng, ưu thế ở màu sắc, âm vực và
chất giọng, nhưng lượng sinh viên, ca sĩ đạt khả năng vượt trội trong học tập,


2
biểu diễn còn ở mức hạn chế. Thực tế, để tiến hành đào tạo giọng Colorature
Soprano chất lượng cao (CLC) thì sự đổi mới một cách đồng bộ từ cơ sở vật
chất, chương trình, giáo trình, nội dung, trình độ giảng viên, tiêu chí đối với
sinh viên, phương pháp dạy học... cần được rà soát theo lộ trình phù hợp với
đào tạo chất lượng cao. Hiện nay, Khoa Thanh nhạc tại HVANQGVN đã đáp
ứng được những tiêu chuẩn cơ bản chung trong đào tạo, đa số sinh viên giọng
Soprano nói chung và Colorature Soprano nói riêng sau khi tốt nghiệp đã làm
tốt nhiệm vụ của mình, nhiều ca sĩ đã thành danh, nổi tiếng trong một dòng

nhạc cụ thể mà họ lựa chọn, phần lớn họ là những nghệ sĩ, ca sĩ, giảng viên có
uy tín. Mặc dù vậy, số lượng SV giọng Colorature Soprano để chọn lựa với
tiêu chí đào tạo chất lượng cao lại đang ở mức độ hạn chế cả về số lượng và
chất lượng. Không nhiều nghệ sĩ, ca sĩ có đủ khả năng, trình độ để tham gia
biểu diễn trong các chương trình ca nhạc mang tính chuyên nghiệp đỉnh cao,
ít xuất hiện những gương mặt mới, đặc biệt rất hạn chế số lượng sinh viên,
học viên có khả năng tham gia các chương trình ở quy mô quốc tế...
Thấy rõ sự bất cập này, năm 2009 HVANQGVN hoàn thành đề tài “…
Đa dạng hóa mô hình đào tạo âm nhạc đáp ứng với tình hình mới” đề tài do
GS.NSND Trung Kiên làm chủ nhiệm. Năm 2011, HVANQGVN tiếp tục
hoàn thành đề tài cấp Bộ “Đào tạo tài năng âm nhạc đỉnh cao ở Việt Nam”
do GS.TS.NGND Trần Thu Hà làm chủ nhiệm trong đó có nhánh nghiên cứu
“Đào tạo tài năng đỉnh cao TN” do GS.NSND Nguyễn Trung Kiên là tác giả.
Dựa trên Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT Về đào tạo CLC trình độ
đại học với mục đích: “Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở
những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính
cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới” [5, tr. 2]. Dựa vào Quyết định 1341/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ ngày 08/07/2016 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo tài năng trong
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
với mục tiêu cụ thể: “Phát hiện, đào tạo học sinh, SV có năng khiếu vượt trội
để trở thành những nghệ sĩ tài năng trong biểu diễn, sáng tác, giảng dạy;
tham gia biểu diễn, dự thi các chương trình, cuộc thi nghệ thuật chuyên
nghiệp trong nước và quốc tế”...[10, tr. 1]. Như vậy, việc định hướng đào tạo
TN chuyên nghiệp để phát triển và xứng tầm với các nước trong khu vực và
thế giới là việc làm cấp thiết hiện nay.
Nối tiếp những hướng nghiên cứu đã nêu trên cùng mong muốn sớm có
những giải pháp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành TN CLC nhằm góp phần
phát huy tiềm năng của giọng Soprano nói chung, giọng Colorature Soprano



3
Việt Nam nói riêng. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Đào tạo giọng Soprano Việt
Nam CLC” làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Chúng tôi đã tìm hiểu một số công trình chuyên khảo là sách trong và
ngoài nước, một số luận án, bài báo khoa học về chuyên ngành thanh nhạc. Là
những công trình nghiên cứu về lịch sử chuyên ngành, sư phạm thanh nhạc;
nghiên cứu chuyên khảo về đào tạo giọng Soprano... nhằm mục đích tìm ra
những vấn đề còn bỏ ngỏ, từ đó xây dựng hướng nghiên cứu của luận án.
Dưới đây là một số công trình đáng chú ý.
Sách nước ngoài
Nghiên cứu về lịch sử chuyên ngành và phương pháp sư phạm TN
“Những vấn đề cơ bản của phương pháp thanh nhạc” của L.B.Dimiriev
(1963), Nxb Matxcơva. Cuốn sách giới thiệu lịch sử phát triển trường phái
thanh nhạc Nga và nghệ thuật thanh nhạc Xô Viết; Hoạt động của cơ quan
giọng hát trong ca hát; Một số vấn đề làm việc thực hành với học sinh... Đây
là tài liệu quý, giới thiệu đầy đủ những vẫn đề về lý thuyết cũng như thực
hành trong phương pháp sư phạm, giúp người đọc có thể hiểu sâu sắc những
vấn đề của TN cần quan tâm.
Học hát (2003) của tác giả O.V.Dalexky, Nxb Matxcơva. Cuốn sách
nêu những vấn đề cơ bản cần chú ý khi học hát.
Nghệ thuật hát và phương pháp thanh nhạc của Enrico Caruso
(2005) của tác giả Salvatore Fustrito - Barnet Beler, Nxb Saint Peterburg... Cuốn sách nói về kinh nghiệm ca hát và những phương pháp sư
phạm thanh nhạc của Caruso...
On the Art of Singing (2011), tạm dịch “Nghệ thuật ca hát”. của tác giả
Richard Miller, Nxb Đại học Oxford. Cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin
cần thiết cho người học hát. Từ sinh lý học và âm thanh của tiếng hát đến việc
xây dựng sự nghiệp. Cuốn sách chia làm bốn phần chính: Kỹ thuật TN, phong
cách và giải thích, sự chuẩn bị chuyên nghiệp và phương pháp sư phạm TN.

Những công trình kể trên đã nghiên cứu một cách sâu rộng nhiều vấn
đề quan trọng trong đào tạo TN chuyên nghiệp dành cho tất cả các loại giọng
hát. Đây là nguồn tư liệu lớn, là cơ sở giúp chúng tôi nghiên cứu những vấn
đề về lịch sử chuyên ngành và phương pháp sư phạm thanh nhạc nói chung.
Nghiên cứu chuyên khảo về đào tạo cho giọng Soprano bao gồm:
Kinh nghiệm dạy giọng Soprano trong tạp chí “Những vấn đề Sư
phạm TN” (1967) của tác giả T.D.Smelkova, In.V.Xaveliev, Nxb Matxcơva.


4
Những bài tập nhằm phát triển giọng nữ (1994) của tác giả
Rojdextvenskaia, Nxb Matxcơva. Bao gồm những tác phẩm thanh nhạc dành
rieeg trong đào tạo giọng nữ.
Training Soprano Voices (2000), tạm dịch “Đào tạo giọng Soprano”
của tác giả Richard Miller, Nxb Đại học Oxford. Cuốn sách cung cấp một hệ
thống những vấn đề về đào tạo giọng Soprano bao gồm: các kỹ thuật quản lý
hơi thở, rung, cân bằng cộng hưởng, phát âm, nhanh nhẹn giọng hát, đăng ký
giọng hát thích hợp và điều khiển giọng hát. Cuốn sách đúc kết một chế độ
phát triển thanh nhạc hàng ngày để hát lành mạnh và trình diễn nghệ thuật...
Chúng tôi nhận thấy, một số nghiên cứu trên đã đề cập tương đối nhều
về giọng Soprano nói chung, đã đưa ra những kinh nghiệm trong đào tạo loại
giọng này. Tuy nhiên, công trình chuyên khảo về loại giọng Colorature
Soprano, đặc biệt, nghiên cứu đào tạo chất lượng cao đối với loại giọng này
thì tới thời điểm hiện tại chúng tôi chưa thấy công trình nào đề cập.
Sách trong nước
Sách chuyên khảo thuộc lĩnh vực lịch sử chuyên ngành:
“Nghệ thuật opera” (2004) của tác giả Nguyễn Trung Kiên, Nxb Viện
Âm nhạc. Cuốn sách giới thiệu những điều cơ bản về opera; Những giai đoạn
cơ bản của lịch sử nghệ thuật Opera; Nhà hát Opera... Đây là cuốn sách không
lớn, nhưng đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về opera.

“Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương tây” (2005) của tác giả Hồ Mộ
La, Nxb Từ điển Bách Khoa. Cuốn sách giới thiệu quá trình hình thành và
phát triển nghệ thuật thanh nhạc từ thời kỳ Trung Cổ, Phục Hưng, Tiền cổ
điển, Cổ điển, Lãng mạn.
“Lược sử Opera và 50 vở Opera chọn lọc” (2011) của tác giả Nguyễn
Trung Kiên, Nxb Từ điển Bách Khoa. Cuốn sách giúp cho các giảng viên và
sinh viên nắm được lược sử tác giả và tác phẩm những Opera nổi tiếng, bên
cạnh đó cuốn sách giới thiệu 50 vở opera chọn lọc một cách tương đối chi tiết.
Đây là tài liệu tham khảo hữu dụng trong học tập và đào tạo thanh nhạc.
Có thể thấy, những cuốn sách này đã nêu bật lịch sử nghệ thuật thanh
nhạc phương Tây nói chung và nghệ thuật Opera nói riêng. Đây là nguồn tư
liệu quan trọng để chúng tôi tìm hiểu về lĩnh vực này trong luận án.
Sách nghiên cứu về sư phạm thanh nhạc
Sách học thanh nhạc (1997), Nxb Trẻ của tác giả Mai Khanh. Cuốn
sách trang bị kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực thanh nhạc như: Bộ máy phát
âm, phương pháp sử dụng hơi thở, các kỹ thuật hát cơ bản cho tới cách phát
âm nhả chữ... Giúp người học nắm được cách hát đúng và phương pháp sư
phạm cần thiết khi dạy học.


5
Phương pháp sư phạm TN (2001), Nxb Âm nhạc của tác giả Nguyễn
Trung Kiên. Là cuốn sách đầu tiên tại Việt Nam đưa ra những nguyên tắc sư
phạm TN, những vẫn đề cơ bản trong kỹ thuật, nghệ thuật ca hát. Cuốn sách
trình bày một cách hệ thống các phương pháp học hát, bao gồm cả lý thuyết
và thực hành với nhiều phần khác nhau, của nhiều trường phái TN khác nhau.
Cuốn sách là cơ sở lý luận quan trọng đối với ngành sư phạm TN nói chung.
Giáo trình đại học TN (2007), Bộ VHTTDL do tác giả Nguyễn
Trung Kiên biên soạn gồm các trích đoạn Opera cho các giọng Soprano
(nữ cao 122 tác phẩm), giọng Tenor (nam cao 112 tác phẩm), Bas Bariton (nam trầm trung 116 tác phẩm). Đây là giáo trình đầu tiên tại Việt

Nam có sự phân chia tác phẩm nhằm phù hợp cho từng loại giọng hát
khác nhau. Mỗi giai đoạn đào tạo đều có những mục đích, yêu cầu rất cụ
thể. Đây cũng là giáo trình đang hiện hành tại Khoa TN, HVANQGVN.
Phương pháp dạy TN (2008) của tác giả Hồ Mộ La, Nxb Từ điển Bách
Khoa. Cuốn sách trình bày những kiến giải khoa học về lĩnh vực TN và những
kinh nghiệm sư phạm TN được tác giả đúc kết qua quá trình giảng dạy.
“Những vấn đề sư phạm thanh nhạc” (2014) của tác giả Nguyễn Trung
Kiên, Nxb Âm nhạc. Đây là một cuốn sách được kiến giải bằng lý luận và
thực tế nhiều vấn đề về sư phạm thanh nhạc. Một số vấn đề lớn, phức tạp ở
Việt Nam chưa đề cập như: Khái quát những kiến thức về âm thanh học, một
số vấn đề của quá trình sư phạm thanh nhạc dưới ánh sáng học thuyết I.Palov.
Nhiều vấn đề được trình bày trong 100 câu hỏi - đáp… Đây là tài liệu quý
trong sư phạm thanh nhạc thực hành.
“Phương pháp giữ gìn tiếng hát” (2015) của tác giả Trần Ngọc Lan và
Phạm Thị Bích Đào, Nxb khoa học và kỹ thuật. Cuốn sách trình bày từ cấu
tạo giải phẫu đến chức năng của từng bộ phận cấu thành của quá trình tạo âm,
cơ chế hình thành lời nói, các bệnh lý thường gặp và cách phòng tránh, điều
trị. Cuốn sách là tài liệu hữu ích giúp người dạy và người học hiểu hơn về
cách giữ gìn giọng hát.
Luận án có liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu như:
Luận án “Quá trình hình thành và phát triển ca hát chuyên nghiệp Việt
Nam” của tác giả Trương Ngọc Thắng (2008) đề cập đến quá trình hình thành
và phát triển ca hát chuyên nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn trong lĩnh vực
đào tạo, biểu diễn, các cuộc thi hát.
Luận án tiến sĩ “Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp
Việt Nam” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Tố Mai. Luận án đã nghiên cứu
phương thức xây dựng khúc mở màn và các tiết mục TN, làm rõ những đóng


6

góp của Opera Châu Âu, Việt Nam và đề xuất hướng phát triển Opera Việt
Nam.
Luận án tiến sĩ “Đào tạo ca sĩ hát Opera tại HVANQGVN” (2017) của
tác giả Đỗ Quốc Hưng. Luận án đã nêu nguồn gốc, sự hình thành, phát triển
của Opera, nêu mô hình đạo tạo opera trên thế giới, ở Việt Nam và đưa ra
những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ca sĩ hát Opera tại
HVANQGVN.
Luận án tiến sĩ “Âm nhạc Mozart trong đào tạo TN chuyên nghiệp Việt
Nam” (2017) của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga. Luận án đã nêu ảnh hưởng
của nhạc sĩ Mozart đối với văn hóa thời đại, khái quát đặc điểm chung trong
tác phẩm của Mozart, đưa ra một số giải pháp kỹ thuật sử dụng trong các tác
phẩm của Mozart.
Luận án “Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong nghệ thuật
hát mới” (2010) của tác giả Trần Thị Ngọc Lan. Là công trình nghiên cứu
chuyên sâu đầu tiên về tìm hiểu cách xử lý ngôn ngữ tiếng Việt trong nghệ
thuật ca hát truyền thống vào trong đào tạo thanh nhạc.
Luận án “Phát âm tiếng Việt trong TN” của tác giả Võ Văn Lý (2011)
phân tích sâu về phát âm tiếng Việt, cấu tạo của tiếng Việt, sự phát âm theo
các phương ngữ, thổ ngữ, đưa ra tiêu chí phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật
ca hát, hệ thống âm chuẩn và phương pháp phát âm theo hệ thống âm chuẩn
trong nghệ thuật ca hát, đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hát tiếng
Việt trong việc đào tạo TN tại các trường sư phạm.
Luận án “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo TN chuyên
nghiệp trong giai đoạn mới” của tác giả Lê Thị Minh Xuân (2015) bước đầu
tổng kết một cách khái quát quá trình hình thành và phát triển nền sư phạm
TN Châu Âu và tổng kết hệ thống những vấn đề công tác đào tạo TN chuyên
nghiệp ở Việt Nam nói chung và chủ yếu là tại HVANQGVN nói riêng. Tác
giả đã phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả đào
tạo TN chuyên nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới.
Có thể thấy, những luận án trên đây đã đề cập tương đối rộng các khía

cạnh trong đào tạo TN chuyên nghiệp nói chung. Nhiều đề tài nghiên cứu các
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ca sĩ hiện nay.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu khái quát về
lịch sử thanh nhạc, những vấn đề cơ bản và những kinh nghiệm quý báu về sư
phạm thanh nhạc. Các sách cũng đề cập tương đối nhiều về giọng Soprano nói
chung. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về lý luận và thực hành trong đào
tạo giọng Colorature Soprano Việt Nam đặc biệt là đào tạo CLC thì các công
trình trên chưa đề cập tới. Như vậy, khoảng trống kiến thức về lĩnh vực luận


7
án nghiên cứu còn tương đối nhiều. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án,
chúng tôi sẽ tập chung nghiên cứu các vấn đề sau: Về cơ sở lý luận, chúng tôi
nghiên cứu chương trình đào tạo CLC nói chung nhằm đưa ra tiêu chí trong
đào tạo giọng Colorature Soprano CLC; Nghiên cứu sâu loại giọng Colorature
Soprano; Khái quát đôi nét về đào tạo TN trên thế giới và ở Việt Nam, đặc
biệt là những phương pháp khoa học, tiên tiến về đào tạo giọng Soprano làm
cơ sở đề xuất những kỹ thuật TN dành riêng cho đào tạo giọng Colorature
Soprano CLC. Chúng tôi cũng đề xuất những giải pháp có tính quyết định
mang lại hiệu quả cao trong nhiệm vụ đào tạo loại giọng này theo tiêu chí
CLC tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ quá trình lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật và sư phạm
TN gắn với giọng Soprano tại Việt Nam.
Nghiên cứu, những đặc điểm của giọng Soprano Việt Nam, những
thành công, hạn chế trong công tác đào tạo, biểu diễn, hội nhập quốc tế. Xác
định rõ vai trò quan trọng của giọng Soprano trong lĩnh vực nghệ thuật TN.
Nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình đào tạo CLC, phân tích những kỹ
thuật đặc trưng ứng dụng trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC.
Đề xuất một số giải pháp trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về chương
trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ sinh viên và giảng viên, cơ
sở vật chất trong đào tạo giọng Colorature Soprano CLC ở bậc Đại học tại
HVANQGVN.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về giọng Soprano chúng tôi nghiên cứu sâu về loại giọng Colorature
Soprano. Đây là giọng chiếm tỉ lệ vượt trội cả về số lượng và chất lượng so
với các loại giọng Soprano khác tại Việt Nam nói chung, HVANQGVN nói
riêng.
Về địa điểm triển khai: Kể từ năm 1956 tới nay, phần lớn nguồn GV có
trình độ cao được phân bổ về các cơ sở đào tạo âm nhạc, TN trên cả nước đều
xuất phát từ HVANQGVN. Các mô hình đào tạo chuyên ngành nói chung, TN
nói riêng thống nhất theo mô hình của HVANQGVN. Vì vậy, phạm vi nghiên
cứu chính của luận án là HVANQGVN.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau.


8
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, nghị luận. Chúng tôi tổng
hợp, phân tích đồng thời so sánh những tài liệu, sách báo liên quan tới lĩnh
vực nghiên cứu. Sử dụng phương pháp nghị luận để giới thiệu, giải thích,
phân tích xuyên suốt các vấn đề liên quan tới luận án.
Phương pháp điều tra, khảo sát. Sử dụng phiếu điều tra, câu hỏi, khảo
sát ý kiến của người học: Tiến hành tham vấn, phỏng vấn SV các khóa chuyên
ngành TN về hoạt động đào tạo giọng Colorature Soprano. Phỏng vấn các
nghệ sĩ, ca sĩ về thực trạng công tác đào tạo, biểu diễn giọng Colorature
Soprano. Phỏng vấn các GV trong cơ sở đào tạo về những điểm mạnh, hạn

chế và đề xuất cho hoạt động đào tạo giọng Colorature Soprano tại
HVANQGVN.
Phương pháp thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm, áp dụng
các biện pháp được nghiên cứu vào giảng dạy để thấy được kết quả và tính
khả thi của các biện pháp đưa ra.
7. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã xác định tiêu chí trong đào tạo chất lượng cao đối với đào
tạo giọng Colorature Soprano. Xác định sự giống, khác nhau giữa hai mô hình
đào tạo đại trà và chất lượng cao đối với ngành thanh nhạc nói chung, trong
đào tạo giọng Colorature Soprano nói riêng.
Luận án xác định rõ hướng phát triển của giọng Colorature Soprano
Việt Nam. Nêu bật được những ưu điểm và hạn chế trong đào tạo giọng
Colorature Soprano tại HVANQGVN.
Bổ sung hệ thống bài tập nhằm phát triển kỹ thuật TN trong đào tạo
giọng Colorature Soprano CLC.
Đề xuất các tác phẩm chọn lọc quốc tế và trong nước cho đào tạo
những giọng Colorature Soprano CLC.
Đề xuất một số giải pháp quan trọng trong đào tạo giọng Colorature
Soprano CLC tại HVANQGVN.
8. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được chia thành ba chương.
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn đào tạo giọng Soprano chất lượng
cao.
Chương II: Kỹ thuật trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất
lượng cao tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Chương III: Giải pháp trong đào tạo giọng Colorature Soprano chất
lượng cao tại Việt Nam.



9
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO GIỌNG
SOPRANO CHẤT LƯỢNG CAO
1.1. Vài nét về đào tạo chất lượng cao
1.1.1. Một số khái niệm
Dựa theo Luật Giáo dục Đại học năm 2012 số 08/2012/QH13 ngày 18
tháng 6 năm 2012. Theo Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT “Về đào tạo chất
lượng cao trình độ đại học”. Chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận vể đào tạo chất
lượng cao với đối tượng nghiên cứu của luận án như sau.
Về thuật ngữ liên quan đến đào tạo như: Đào tạo, giáo dục, chương
trình đào tạo… Các khái niệm này đều đề cập đến một quá trình con người
tiếp thu các kiến thức, học các kỹ năng mới và thay đổi các quan điểm
hay hành vi, nâng cao khả năng thực hiện công việc của các cá nhân, để hiểu
rõ, chúng tôi đưa ra một số khái niệm trên như sau.
Đào tạo: Là hoạt động học tập nhằm giúp cho người học tiếp thu các
kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách
hoàn hảo hơn trong vị trí chuyên môn, ngành nghề của mình.
Giáo dục: Được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con
người bước vào một nghề nghiệp mới thích hợp trong tương lai.
Phát triển: Là hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước
mắt, liên quan tới việc nâng cao khả năng trí tuệ và cảm xúc cần thiết để thực
hiện các công việc tốt hơn hoặc mở ra cho họ những công việc mới dựa trên
cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức.
Đại trà: Có nghĩ là rộng khắp, trên quy mô lớn
Chương trình đào tạo: Thể hiện rõ qua “trình độ đào tạo, đối tượng đào
tạo, điều kiện nhập học và điều kiện tốt nghiệp, mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến
thức, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học
tập...” [2, tr. 1].
Đào tạo đại trà: “Là chương trình đào tạo trình độ đại học được thực

hiện hợp pháp tại cơ sở đào tạo, có mức trần học phí theo quy định hiện hành
của Chính phủ đối với cơ sở đào tạo công lập” [5, tr. 2].
Như vậy, theo cách hiểu của chúng tôi, chương trình đào tạo đại trà là
chương trình dành cho số đông, cung cấp nguồn nhân lực chung cho xã hội,
không có sự phân chia từng đối tượng cụ thể cho mục đích đào tạo.
Đào tạo chất lượng cao: Dựa trên Thông tư số 24/2014/TT-BGDĐT
“Về Đào tạo Chất lượng cao trình độ đại học khái niệm chất lượng cao được
định danh như sau: “Là chương trình đào tạo có các điều kiện đảm bảo chất
lượng đầu ra cao hơn chất lượng đào tạo đại trà đồng thời đáp ứng tiêu chí


10
và điều kiện đào tạo CLC” [5, tr. 2]. Nghĩa là yêu cầu về nội dung, chương
trình, giáo trình, phương thức dạy học tới đối tượng người học phải cao hơn
mức đào tạo đại trà. Ngoài ra, chúng tôi chưa tìm thấy khái niệm cụ thể về
đào tạo CLC.
Trong quá trình tìm hiểu làm rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi gặp một
số ý kiến cho rằng: Ở một số trường có danh tiếng, uy tín, chương trình đào
tạo của trường đó đã là đào tạo chất lượng cao nên việc xây dựng một chương
trình mới cho đào tạo CLC là không cần thiết. Ở ngành âm nhạc,
HVANQGVN là một trong những cơ sở đào tạo như vậy. Tuy nhiên, chiếu
theo các định nghĩa đã nêu trên chúng tôi cho rằng, chương trình đào tạo TN
tại HVANQGVN hiện phục vụ cho số đông và trong diện rộng, kiến thức
chuẩn đầu ra SV cần đạt mức tối thiểu theo yêu cầu đào tạo... Do vậy, chương
trình hiện hành vẫn được hiểu là chương trình đào tạo đại trà. Mặt khác, qua
tìm hiểu, so sánh với một số cơ sở đào tạo trong khu vực và trên thế giới
chúng tôi nhận thấy chương trình đào tạo hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế
và chưa mang nhiều tính ưu việt (điều này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể
ở phần nghiên cứu về chương trình dạy học ở phần sau). Như vậy, việc xây
dựng một chương trình đào tạo CLC dành riêng cho những SV có khả năng

vượt trội, có giọng hát xuất sắc sẽ giúp họ có cơ hội phát triển xa bởi tri thức
họ cần lĩnh hội không phải tối thiểu cần đạt, thay vào đó là ngưỡng kiến thức
tối đa bản thân có khả năng chiếm lĩnh.
Chương trình đào tạo CLC “được xây dựng và phát triển trên nền của
đào tạo đại trà của cơ sở đào tạo” [5, tr. 3]. Dựa trên chương trình đào tạo
hiện hành, cơ sở đào tạo xây dựng một chương trình riêng cho đào tạo chất
lượng cao sao cho chuẩn đầu ra: “Phải cao hơn đào tạo đại trà tương ứng”
[5, tr. 3]. Cụ thể, GV có trình độ thạc sĩ trở lên, có năng lực chuyên môn,
nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của đào tạo CLC, có kinh nghiệm,
phương pháp giảng dạy hiệu quả. Cơ sở vật chất, phòng học riêng cho lớp đào
tạo CLC, các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập. Đủ giáo trình, tài liệu tham
khảo trong, ngoài nước, được cập nhật thường xuyên và các cơ sở vật chất
cần thiết khác theo yêu cầu đào tạo CLC.
Dựa trên những phân tích trên, chúng tôi xây dựng khái niệm đào tạo
chất lượng cao đối với giọng Colorature Soprano như sau: Là chương trình
đào tạo dành riêng cho giọng Colorature Soprano xuất sắc được chọn lọc từ
những giọng Soprano nói chung, giọng Colorature Soprano nói riêng có khả
năng vượt trội từ chương trình đào tạo hiện hành. Những SV, học viên được
chọn cần đảm bảo một số tiêu chí bắt buộc như: Âm sắc giọng hát có tính chất
nhẹ, bay, vang xa (những đặc điểm điển hình của giọng Colorature Soprano),


11
âm vực của giọng hát rộng, nắm được kỹ thuật hát căn bản, ngoại ngữ, có
niềm khát khao và đam mê trong học tập... Chương trình đào tạo CLC được
thiết kế theo hướng điều chỉnh, bổ sung từ chương trình đào tạo hiện hành
nhằm tăng cường các kiến thức chuyên sâu ở mức cao hơn nhằm đáp ứng
yêu cầu chuẩn đầu ra là những sinh viên, học viên giọng Colorature Soprano
tài năng, có khả năng hát tốt những tác phẩm đòi hỏi kỹ thuật và nghệ thuật
thanh nhạc phức tạp. Có khả năng tham dự những cuộc thi thanh nhạc lớn

mang tầm quốc gia, quốc tế... Để đáp ứng yêu cầu đó, GV tham gia giảng dạy
chương trình đào tạo CLC đối với giọng Colorature Soprano phải có trình độ
chuyên môn cao, từ thạc sỹ trở lên, có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên,
có năng lực nghiên cứu và hiểu biết sâu, rộng về kiến thức chuyên ngành, đặc
biệt phải có kinh nghiệm giảng dạy giọng Clorature Soprano. Phương pháp
giảng dạy cũng yêu cầu phải cải tiến để tạo ra sự tương tác tích cực giữa giảng
viên và sinh viên, phát huy tính sáng tạo, đột phá thường có ở các sinh viên
xuất sắc. Cơ sở vật chất cần được đáp ứng với yêu cầu dạy và học trong đào
tạo CLC.
Năm 2018, Khoa thanh nhạc, HVANQGVN manh nha thực hiện lựa
chọn một số sinh viên có tố chất giọng hát tốt, chọn giảng viên đồng thời hỗ
trợ kinh phí cho giảng viên nhằm mục đích giúp SV có tố chất đạt chất lượng
cao hơn. Tuy nhiên, việc triển khai chưa theo một lộ trình cụ thể và đồng bộ
bởi các yêu tố khác như: Chương trình, giáo trình, thời gian đào tạo... Khoa
còn đang thực hiện theo chương trình đào tạo hiện hành.
1.1.2. Mục đích đào tạo chất lượng cao
“Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở những cơ sở đào tạo
có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị
trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” [5, tr. 2].
Như vậy, mục đích đào tạo CLC đối với giọng Colorature Soprano mang
ý nghĩa quan trọng: Nâng cao chất lượng loại giọng này để tiếp tục phát triển
cũng như hội nhập với quốc tế (tham gia các cuộc thi TN ra ngoài lãnh thổ
Việt Nam, xuất khẩu được các nghệ sĩ biểu diễn cho các nhà hát, các GV cho
các cơ sở đào tạo TN ra ngoài lãnh thổ Việt Nam).
Có thể thấy, mục đích của hai mô hình: đào tạo TN đại trà và đào tạo
giọng Colorature Soprano CLC tại HVANQGVN có sự khác nhau cơ bản giữa
một bên SV cần nắm vững những kiến thức cơ bản, toàn diện với một bên là
đào tạo chuyên sâu nhằm mục đích cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Từ chương
trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, yêu cầu về đội ngũ GV, tuyển chọn SV
đến cơ sở vật chất trong đào tạo đều có sự đòi hỏi cao hơn.



12
Bảng 1: So sánh đào tạo đại trà và đào tạo chất lượng cao đối với giọng
Colorature Soprano CLC.
Yêu cầu
Đào tạo đại trà
Đào tạo chất lượng cao
cho giọng Colorature
Chương
Đáp ứng chương trình đào Đáp ứng cho số ít người học
trình
tạo chung cho mọi đối có khả năng vượt trội, có sự
Giáo trình
tượng.
phân loại, cải tiến về chương
trình, giáo trình chuyên sâu
hơn mức đại trà.
Giảng viên
GV có trình độ đạt chuẩn - GV có trình độ thạc sỹ
theo quy định của Bộ GD - chuyên ngành TN trở lên.
ĐT (Có bằng thạc sỹ - Có thâm niên, kinh nghiệm
chuyên ngành TN trở lên, dạy học từ 5 năm trở lên (ưu
các phương pháp dạy học tiên những GV giọng Soprano,
chung theo quy định).
có thành tựu trong đào tạo
giọng Soprano nói chung,
Colorature Soprano nói riêng,
có giải thưởng về TN trong
biểu diễn).

Năng lực SV SV có đầu vào đạt tiêu Có năng lực vượt trội về:
chuẩn chung về giọng hát, Giọng hát (bay, nhẹ, vang xa);
không có cố tật giọng hát, âm sắc đẹp, kiến thức âm nhạc
có hiểu biết về kiến thức âm vững vàng, có hiểu biết về
nhạc theo quy định chung.
ngoại ngữ chuyên ngành. Có
sức khỏe tốt
Kỹ
thuật Cần nắm được tất cả những Cần nắm được những yêu cầu
thanh nhạc
yêu cầu chung nhất về kỹ kỹ thuật khó, rất khó dành
thuật TN, biết vận dụng vào riêng cho giọng Colorature
các tác phẩm theo chương Soprano (passage, Staccato,
trình quy định.
trillo).
Các năng lực Hiểu biết cơ bản về xử lý Hiểu sâu về xử lý tác phẩm,
khác
tác phẩm
trường phái âm nhạc gắn với
tác phẩm cụ thể, hành động
sân khấu, kịch nghệ, hiểu biết
về ngoại ngữ chuyên ngành.
Từ bảng so sánh trên có thể thấy, đào tạo CLC giọng Colorature Soprano
tại HVANQGVN hiện có nhiều thế mạnh để phát triển. Chương trình đào tạo


13
TN tại HVANQGVN đang hiện hữu nhiều nhân tố vượt trội về năng lực
chuyên môn. Bởi vậy, việc thực hiện đào tạo chất lượng cao là góp phần đáp
ứng mục đích đào tạo ra nhiều sinh viên, học viên có tố chất, năng lực, có cơ

hội phát triển tốt hơn bởi được học chương trình đào tạo được thiết kế chất
lượng hơn, học chuyên sâu hơn và cơ hội hội nhập quốc tế nhiều hơn.
1.2. Khái lược về giọng Soprano
1.2.1. Đặc điểm chung của giọng Soprano
Theo cuốn Thuật ngữ âm nhạc của tác giả Nguyễn Bách, Soprano có
nghĩa là “giọng nữ cao” [12, tr. 153].
Theo cuốn Phương pháp Sư phạm Thanh nhạc của tác giả Nguyễn
Trung Kiên: “Soprano là loại giọng hát cao nhất trong các loại giọng” [35,
tr. 70]. Tác giả cho rằng, âm vực giọng nữ cao từ nốt C4 đến E6.
Tác giả Hồ Mộ La, “giọng nữ cao có âm vực cao nhất trong các loại
giọng. Theo tác giả, âm vực của loại giọng này từ nốt C4 đến C6, cao hơn có
thể lên E6 (hiếm)” [45, tr. 176].
Về âm vực giọng nữ cao, thông thường các ca sĩ đạt âm thanh tốt nhất
từ nốt A3 đến C6. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể xuống tới G3 hoặc lên
tới E6 vẫn đạt âm thanh đẹp đặt biệt đối với giọng Colorature Soprano. Chúng
tôi cho rẳng, âm vực có thể đạt được đối với giọng Soprano còn mang tính
tương đối, nhiều trường hợp hát được âm vực cao hơn hoặc xuống thấp hơn.
Tuy nhiên, về căn bản âm vực các tác giả đưa ra là hoàn toàn có căn cứ và để
đạt được trình độ như vậy người học phải có quá trình rèn luyện một cách
nghiêm túc. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm giọng Soprano, dưới đây chúng tôi
phân tích qua ba phần: Âm khu, âm vực và âm sắc.
1.2.1.1. Âm khu
Âm khu của giọng hát là một chuỗi âm thanh có màu sắc đồng nhất
nằm trong âm vực của giọng hát, được tạo nên bởi những hoạt động thống
nhất của cơ quan phát âm. Giọng hát chia làm nhiều âm khu, mỗi âm khu lại
mang một âm thanh với tính chất khác nhau, cụ thể: Âm khu thấp nhất là âm
khu ngực, âm khu trung gồm những nốt ở khoảng trung của giọng hay còn gọi
là âm khu hỗn hợp, cuối cùng là âm khu cao (giọng óc). Ở âm khu trầm của
giọng nữ thanh đới khép kín và rung lên mềm mại tạo ra âm thanh có âm
lượng tương đối lớn. Âm khu trung thanh đới hoạt động lúc khép lúc mở, đây

là âm khu mang tính chất tự nhiên, có sẵn chiếm khoảng một bát độ.
Âm khu ngực ở các giọng Soprano chỉ có ở những nốt thấp nhất của âm
vực, khoảng một quãng ba, cao hơn âm khu ngực sau những nốt chuyển
giọng, âm thanh được gọi là phần trung của giọng kéo dài lên cao một bát độ,
đôi khi còn cao hơn, đó là âm khu giọng hỗn hợp. Sau âm khu giọng hỗn hợp


14
là âm khu đầu, lên tới những nốt cao giới hạn của giọng hát. Do cấu tạo sinh
lý đặc biệt đó, người ta nói trong giọng Soprano có ba âm khu và hai quãng
chuyển giọng, phần chính của âm vực là âm khu trung.
Qua những đặc điểm trình bày ở trên, trong cuốn sách “Phương pháp
sư phạm thanh nhạc” của tác giả Nguyễn Trung Kiên có đưa ra mấy kết luận
sau đây:
Đối với giọng nữ, việc luyện tập để có âm thanh đều đặn, không
có sự thay đổi rõ rệt, tập trung chủ yếu vào âm khu giọng hỗn
hợp. Không nên sử dụng giọng ngực quá nhiều…Đối với giọng
Lirico Soprano và giọng Colorature Soprano thì nhiệm vụ quan
trọng là tập phát triển âm khu cao của giọng [36, tr 86].
Nhìn chung, âm khu của giọng nữ nói chung, của giọng Colorature
Soprano nói riêng có thể coi như sự phát triển cao của giọng hỗn hợp, khó
phân biệt chỗ chuyển giọng mà chỉ thay đổi chủ yếu về âm lượng.
1.2.1.2. Âm sắc của giọng Soprano
Âm sắc là nhân tố căn bản để có thể phân biệt được sự khác nhau giữa
các loại giọng hát. Trong thực tế không có hai giọng hát hoàn toàn giống
nhau, sự khác biệt ở đây chính là âm sắc. Không phải sức mạnh của âm thanh
hay âm vực là giá trị bậc nhất của giọng hát, mà giá trị này dành cho âm sắc.
Trong cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc của tác giả Nguyễn
Trung Kiên: “Âm sắc của giọng hát là điều kiện tự nhiên cơ bản nhất của
giọng hát. Muốn học hát phải có giọng mà ở đây trước hết là âm sắc đẹp”

[35, tr 98]. Bởi vậy, trong khi học tập TN và biểu diễn cần phải gìn giữ và
phát triển âm sắc của giọng hát ngày càng đẹp hơn. Ngược lại, nếu thấy có
những biểu hiện sai lệch về âm sắc nên có những biện pháp đúng, phù hợp
để kịp thời sửa chữa. Rèn luyện âm sắc là rèn luyện tính chất tự nhiên của
giọng hát, là nhiệm vụ trung tâm trong quá trình học tập kỹ thuật TN. Biết
cách hình thành đúng âm sắc là một hiểu biết chuyên nghiệp rất quan trọng.
Âm sắc luôn mang một khối lượng các bồi âm trong thành phần của âm
thanh, bằng mối quan hệ của nó theo cao độ, âm lượng từ khi khởi đầu xuất
hiện âm thanh. Âm sắc là hiện tượng tự nhiên cần phải thận trọng chú ý gìn
giữ những phẩm chất của nó như: vẻ đẹp, độ sáng, giọng hát tròn, những
phẩm chất này luôn cần phải được bảo vệ, không chỉ có quan tâm tới việc
luyện tập kỹ thuật mà còn phải quan tâm khắc phục những nhược điểm của
giọng là những nhược điểm xuất hiện trong âm sắc.
Âm sắc của giọng hát có một nhiệm vụ rất quan trọng đó là thông
qua những tiêu chí chuẩn mực của âm sắc để định hướng cho những chất
lượng của một số hoạt động cần thiết trong học tập kỹ thuật, chẳng hạn:


15
Chất lượng của âm sắc sẽ quyết định sự đúng sai khi phát triển giọng hát.
Một giọng hát có những biểu hiện sai như: giọng cổ, giọng mũi…là biểu
hiện sự không đúng, không chuẩn về mặt kỹ thuật, cần phải nghiêm túc kịp
thời điều chỉnh lại. Nói tới vấn đề này để khẳng định tầm quan trọng của
âm sắc, ý nghĩa mang tính định hướng trong việc luyện tập phát triển tính
chuyên nghiệp của giọng hát, đặc biệt đối với những giọng Soprano Việt
Nam. Đối với giọng Colorature Soprano thì âm sắc vô cùng quan trọng, âm
sắc giúp nhận diện được nét đặc trưng cơ bản của giọng này (giọng hát
sáng, tính chất bay, vang xa).
1.2.1.3. Âm vực
Âm vực là khoảng cách từ nốt thấp nhất đến nốt cao của giọng hát hay

của một nhạc cụ. Giọng hát như người ta thường nói là một “nhạc cụ sống”,
nó mang đậm bản sắc cá tính của mỗi ca sĩ. Các ca sĩ chuyên nghiệp muốn đạt
trình độ cao thì phải có quá trình rèn luyện nghiêm khắc trong đó có mục tiêu
mở rộng âm vực cho giọng hát của mình.

Sự phân định âm vực giúp xác định thể loại giọng hát, nhiều giọng
Colorature Soprano có thể mở rộng ở những quãng cực cao hoặc cực trầm để
đáp ứng yêu cầu của những tác phẩm chuyên nghiệp dành cho giọng này. Ở
giai đoạn đầu của đào tạo việc mở rộng âm vực sẽ khó nhưng qua thời gian
rèn luyện nghiêm túc và đúng hướng, người học sẽ đạt được tới giới hạn đó.
1.2.2. Các loại giọng Soprano
Như đã trình bày, giọng Soprano bao gồm nhiều loại với những đặc
trưng khác nhau, để có sự phân biệt rõ hơn về loại giọng Colorature Soprano,
dưới đây chúng tôi sẽ phân tích rõ từng loại giọng để giúp người dạy xác
định, phân loại giọng được chính xác và hiểu hơn khả năng ca hát của từng
loại giọng.
1.2.2.1. Dramatic Soprano
Theo cuốn Thuật ngữ âm nhạc Dramatic Soprano “là giọng nữ cao hý
kịch” [12, tr. 156]. Đây là loại nữ cao có âm lượng khổng lồ, khỏe khoắn và
nội lực. Loại giọng này đặc trưng nhất ở sức chịu đựng bền bỉ khi phải hát ở
cường độ lớn liên tục trên quãng cao. Âm vực từ nốt A3 - C6, D6, có khả
năng hát xúc cảm cả những bè của giọng nữ trung.
Một số nữ cao kịch tính tiêu biểu: Birgit Nilsson, Kirsten Flagstad,
Jessye Norman, Ghena Dimitrova, Patti Labelle, Monica Naranjo…Giọng


16
Dramatic Soprano rất ít thấy xuất hiện, thường chỉ có giọng Colorature
Soprano (nữ cao màu sắc), Lirico Colorature Soprano (nữ cao trữ tình màu
sắc), Light Lirico Soprano (nữ cao trữ tình sáng mảnh), đây là đặc điểm

GV cần chú ý để tránh nhầm lẫn khi giao tác phẩm cho SV.
1.2.2.2. Lirico Soprano
Theo cuốn Thuật ngữ âm nhạc, Lirico Soprano “là giọng nữ cao trữ
tình” [12, tr 156]. Loại giọng này đặc trưng bởi sự nhẹ nhàng, mềm mại, nữ
tính, âm lượng vừa phải. Nữ cao trữ tình được chia làm hai loại.
Nữ cao trữ tình đầy đặn (Full lirico Soprano)
Loại nữ cao này phát triển mạnh mẽ ở quãng trung và cận cao, cao hơn
vài nốt so với giọng nữ trung (mezzo Soprano). Tuy vẫn có sự mềm mại, trữ
tình nhưng âm sắc dày, đầy đặn, ấm áp, có thể hát nội lực, căng tràn ở quãng
cận cao.
Giọng hát tiêu biểu cho loại này có thể kể tới: Monserrat Caballe, Anna
Netrebko, Angela Gheorghiu, Mirella Freni, Lara Fabian, Celine Dion, Ruthie
Henshall, Ock Joo Hyun, Lee Young Hyun, Linda Eder… ; Ở Việt Nam, loại
giọng này có các nghệ sĩ như: Siu Black, Bích Việt, Hà Phạm Thăng Long…
Nữ cao trữ tình sáng mảnh (Light Lirico Soprano)
Loại giọng này có âm sắc sáng, mảnh và nhẹ nhất, đặc biệt phát triển ở
quãng cao nên có thể hát nốt cao trên E5 dễ dàng, liên tục hơn.
Điển hình cho loại giọng này là: Kathleen Battle, So Hyang, Cyndi
Lauper, Madonna (thời debut), Jessica Simpson, Lee Heari, Diana Ross…;
Tại Việt Nam, loại giọng này có các nghệ sĩ: Lê Dung, Tường Vy, Ngọc
Tuyền; Khánh Ngọc...
1.2.2.3. Nữ cao trữ tình kịch tính (Spinto Soprano)
Đây là giọng Lirico Soprano có thể chuyển thành kịch tính ở những
đoạn cao trào. Loại giọng này hát trữ tình ấm áp, đầy đặn nhưng khi lên cao
lại khỏe khoắn, đanh dày, âm lượng lớn, có màu kịch tính, phát triển mạnh ở
quãng trung và cận cao.
Điển hình cho loại giọng này là: Leontyne Price, Renata Tebaldi,
Whitney Houston, Cissy Houston… Ở Vệt Nam chưa có ca sĩ nào hát loại
giọng này.
1.2.2.4. Nữ cao màu sắc (Colorature Soprano)

Là loại giọng nữ cao nhất, có âm sắc nhẹ nhàng linh hoạt, trong sáng,
có khả năng hát tốt những đoạn nhạc passage (lướt nhanh nhiều nốt), hát
những Staccato (âm nẩy) ở âm khu cao. Giọng Colorature Soprano không
có âm lượng mạnh, nhưng âm thanh lại có tính chất “bay”, vang xa.
Colorature Soprano được chia thành hai nhánh:


17
Nữ cao trữ tình màu sắc (Lirico Colorature Soprano)
Giọng hát mềm mại uyển chuyển, âm khu cao rất sáng, giọng hát có
tính “bay”, cho phép thực hiện những kỹ thuật phức tạp, những quãng rộng,
âm thanh vang trên toàn bộ âm vực.
Tiêu biểu cho giọng hát này như: Sumi Jo, Mariah Carey, Lily Pons,
Mado Robin, Mady Mesple, Anna Moffo, Beverly Sills…; Tại Việt Nam,
nhiều ca sĩ có giọng hát này, có thể kể tên: Bích Thủy, Lan Anh, Hồng Vy...
Nữ cao kịch tính màu sắc (Dramatic Colorature Soprano)
Loại giọng này có âm lượng lớn, một chút độ dày, metallic và hơi đanh,
sắc lạnh nhưng cũng vô cùng linh hoạt trên quãng cao.
Tiêu biểu cho loại giọng này là Joan Sutherland, Edda Moser, Cristina
Deutekom, Keke Wyatt… Việt Nam không có loại giọng này.
Như vậy, cùng là giọng Soprano nhưng lại có sự phân chia cụ thể thành
từng nhánh nhỏ dựa vào màu sắc, âm khu, âm vực của giọng hát. Trong đào
tạo TN, việc hiểu và phân biệt từng loại giọng là việc làm rất quan trọng để
mang lại hiệu quả đào tạo cao.
1.2.3. Vị trí, vai trò của giọng Soprano trong lịch sử phát triển nghệ
thuật thanh nhạc
Vào thế kỷ XVI giọng hát của phụ nữ hầu như không được sử dụng
trong nghệ thuật âm nhạc cũng như không được coi là thích hợp trong việc ca
hát. Đến giữa thế kỷ XVI thuật ngữ Soprano mới chỉ được sử dụng để gọi
giọng hát của những cậu bé hoặc các giọng Castrato (giọng nam bị thiến từ

nhỏ để giữ được âm sắc khi đã lớn lên). Cuối thế kỷ XVI tại Ferrara một
thành phố thuộc Emilie - Roma nước Ý mới bắt đầu có sự phát triển đặc biệt
về giọng hát nữ, các nhà soạn nhạc nơi đây cũng đã khai thác nhiều nét đặc
sắc ở giọng này và đưa vào trong tác phẩm của mình.
Giọng Soprano có được vị trí quan trọng sớm nhất trong vở opera
“Ariama” của nhạc sĩ Monteverdi (1608). Các nhà soạn nhạc đã đánh giá cao
sự khác biệt giữa giọng hát nữ và giọng castrato hay Falsetto (giọng gió,
giọng óc) trước đó. Bằng vẻ đẹp của âm sắc và sự linh hoạt của giọng, cùng
những khả năng đáp ứng về tầm cỡ cao của giọng nữ. Hầu hết phần solo trong
các tác phẩm của những tác giả giai đoạn này đều dành viết cho giọng nữ để
nhằm phát triển và làm nổi bật những đặc tính của loại giọng này. Tuy nhiên
trong âm nhạc của nhà thờ, việc cấm giọng hát nữ vẫn duy trì có nghĩa là các
bè cao trong nhà thờ vẫn được hát bởi các giọng castrato hoặc Falsettists
(giọng đầu).
Có thể thấy, giọng Castrato có vai trò lịch sử đối với sự hình thành
giọng Soprano. Thế kỷ XVIII, Castrato đã đưa phong cách bel canto đi vào


18
con đường kỹ thuật thuần túy. Tuy nhiên, đầu thế kỷ XIX, các ca sĩ Castrato
xuất hiện thưa dần trên sân khấu opera, họ lùi vào hát hợp xướng nhà thờ.
Giáo hoàng Leo XVIII (1878-1903) đã ra lệnh cấm hoạn trẻ em làm ca sĩ.
Những ca sĩ castrato nổi tiếng như: A.M. Bermacchi (1685-1756), Baldassare
Ferri (1610-1680), Farinelli (1705-1782), Giovanni Bathista Velluti (17801861) sau đó chỉ còn là những nhà sư phạm TN.
Trong thời kỳ opera seria đã xuất hiện một số giọng ca nữ, họ đều là
học trò của các nhà sư phạm castrato và cũng giành được sự mến mộ lớn của
khán thính giả. Một số nữ ca sĩ kiệt xuất trong thời kỳ opera seria gồm có:
Faustina Bordoni (1697-1781), Francesca Cuzzoni (1696 -1778), Gertrude
Elisabeth Mara (1710-1733), Anbelica Catalani (1780-1849).
Từ đầu thế kỷ XIX giọng hát castrato đã đi vào giai đoạn thoái trào, do

đó việc đào tạo nữ ca sĩ đã trở nên bình thường, đã xuất hiện nhiều ca sĩ nữ lỗi
lạc như: Giuditta Pasta (1797-1865) là ca sĩ giọng Soprano Ý, Nữ ca sĩ giọng
Soprano Pháp gốc Tây Ban Nha Maria Felicia Malibran... Xu hướng đó phát
triển mạnh mẽ hơn vào thế kỷ XIX, đã có những khác biệt lớn về vai trò ở
giọng nữ, trong đó có giọng Soprano trong các tác phẩm của những nhà soạn
nhạc như Rossini, Bellini, Weber… Nhạc sĩ Bellini và Donizetti đã viết những
bè nữ cao tạo cơ sở cho các giọng Soprano nổi tiếng, chẳng hạn như Pasta và
Gris - Ý, Schroder Devrient - Đức… Trước những yêu cầu ở thời kỳ này,
giọng hát phải mạnh mẽ hơn bởi các nhà hát và phòng nghe được mở rộng
hơn trước, dàn nhạc lớn hơn trước, các giọng hát trong đó có giọng nữ cần
phải hát với âm lượng lớn hơn, giọng hát nữ hoàn toàn có lợi thế trong việc
đáp ứng yêu cầu đó. Bellini, Donizetti,Wagner, Verdi đã ngày càng mở rộng
tầm cỡ, tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ của giọng nữ trong các tác phẩm
“Aida” “Otello”, với giai điệu cao, nhẹ, trữ tình hơn và có khả năng hát các
kỹ thuật passage (nhiều nốt hát nhanh), staccato (âm nẩy) kỹ thuật hoa mỹ
điển hình trong các tác phẩm “La traviata”, “Rigoletto”.
Trong lịch sử âm nhạc thế giới đã cho thấy, thế kỷ XIX là thời kỳ nở rộ
và phát triển về phân loại giọng hát do nhu cầu đa dạng hóa các nhân vật
trong opera, với nhiều tính cách khác nhau nên giọng hát được phân chia một
cách cụ thể, chi tiết hơn tùy vào âm sắc, âm vực và khả năng biểu cảm của
mỗi loại giọng, chẳng hạn: Trữ tình, kịch tính, màu sắc...
Thế kỷ XX với những biến đổi nhiều mặt của xã hội, những phát minh
khoa học, trong lĩnh vực nghệ thuật một số nhà hát opera lớn được xây dựng
như: La Scala (1778) ở MiLan, Grand Opera (1856) ở Paris, Royal opera
house (1885 - 1980) ở LonDon, Metropoliten (1996 - 1883) ở New York,
Nhà hát lớn ở Matxcơva.v.v. đã đóng vai trò quan trọng cổ vũ, tạo điều kiện


19
cho các nghệ sĩ opera có những bước phát triển mới. Thời kỳ này, nhiều ca sĩ

giọng nữ ghi những dấu ấn nghệ thuật đặc sắc. Điển hình cho giọng Soprano
thời đó phải kể tới hai giọng ca: Maria Callas - là giọng Soprano người Mỹ
gốc Hy Lạp - là một trong những nữ ca sĩ opera danh tiếng nhất. Bà sở hữu kĩ
thuật hát giọng đẹp, ấn tượng và khả năng diễn xuất tuyệt vời. Là một giọng
ca đa dạng, bà không chỉ thành công ở những opera seria cổ điển mà còn ở
những vở nhạc kịch sử dụng giọng đẹp của Donizetti, Bellini, Rossini và cả
những tác phẩm của Verdi, Puccini, và một số vở nhạc kịch của Wagner; Ca sĩ
Nezhdanova - Bà được coi là một trong những ca sĩ vĩ đại nhất của nền âm
nhạc hàn lâm Nga cũng như Liên Xô sau này; Ca sĩ Nilsson Birgit (1918 2005), là giọng nữ cao người Thụy Điển, rất nổi tiếng ở thời kỳ này, tham gia
một số vở nhạc kịch Verdi, Puccini và Strauss; Ca sĩ Sutherland Joan 19262010 là một ca sĩ opera vĩ đại người Australia. Bà được xưng tụng là giọng nữ
cao màu sắc vĩ đại nhất thế kỷ XX bởi âm thanh giọng hát vô cùng đẹp. Bà đã
xây dựng tượng đài to lớn qua vở Lucia di Lammemoor (Donzetti)...;
Schwarzkopf Elisabeth (1915 - 2006) là một giọng nữ cao người Đức, nổi
tiếng với những màn trình diễn của vở opera Vienna, cũng như các vở opera
của Mozart, Wagner và Richard Strauss. Bà được coi là một trong những
sopranos vĩ đại nhất của thế kỷ XX...
Tại Việt Nam, chỉ tính từ năm 1956 cho đến nay đã có rất nhiều tác
phẩm TN được sáng tác dành cho giọng Soprano. Từ Aria, Romance đến các
ca khúc nghệ thuật... Ví dụ: Aria Cô Sao Trích opera “Cô Sao” của tác giả Đỗ
Nhuận; Opera “Lá Đỏ” của tác giả Đỗ Hồng Quân; Bài Ca Hy vọng của Văn
Ký, Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi, Xa khơi của Nguyễn Tài Tuệ; Cánh
chim báo tin vui của Đàm Thanh, Tiếng đàn Ta - Lư của Huy Thục... Những
tác phẩm này đã được các nghệ sĩ giọng Soprano thể hiện rất thành công,
chẳng hạn: NSND Lê Dung; Bích Việt; Thanh Huyền; Minh Đỗ, Tường Vy,
Thúy Hà... Có thể thấy, giai điệu trong những tác phẩm kể trên chỉ loại giọng
Soprano mới có thể thực hiện được nhiều nhất yêu cầu về kỹ thuật TN cho tới
tinh thần, lý tưởng của các nhạc sĩ sáng tác muốn truyền tải tới công chúng.
Trải qua thời gian, giọng Soprano ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò
trong sự phát triển chung của TN thế giới bởi đây là loại giọng có sức lôi cuốn
mãnh liệt, hát ở âm vực rộng, lên rất cao, thuận lợi để miêu tả, mô phỏng một

cách sinh động tính chất âm nhạc, tâm tư tình cảm và nghệ thuật mà tác phẩm
hướng tới. Số lượng tác phẩm nhạc kịch, thính phòng cho tới ca khúc nói
chung đều dành một khối lượng lớn viết cho giọng Soprano cũng bởi lẽ đó.
Trong các cuộc thi TN chuyên nghiệp ở trong và ngoài nước, các giải thưởng


×