Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Châu á 5 năm sau thảm họa sóng thần khủng khiếp nhất lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.4 KB, 3 trang )

Châu Á, 5 năm sau thảm họa sóng thần khủng khiếp nhất lịch sử
(Dân trí) - Nhiều nước châu Á hôm nay tổ chức ngày cầu nguyện trọng thể để hồi tưởng lại một
trong những thảm họa tồi tệ nhất thế giới xảy ra cách đây vừa tròn 5 năm, cướp đi sinh mạng
của cùng một lúc hơn 230.000 người ở 11 quốc gia.

Cầu nguyện tại tỉnh Aceh (Indonesia), khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Ngày ấy năm 2004
Xảy ra lúc 07:58:53 ngày 26/12/2004, sóng thần với những con sóng cao 30 m đã tàn phá các
cộng đồng dân cư sinh sống ven biển cướp sinh mạng 230.000 người thuộc 11 quốc gia. Cho
đến nay, thiên tai này là một trong những thảm họa gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế
giới hiện đại.
Cường độ của trận động đất lúc đầu đo được 9,0 độ richter, nhưng sau tăng lên ở khoảng giữa
9,1 và 9,3. Với cường độ này, đây là trận động đất lớn thứ hai từng được ghi nhận bởi địa
chấn kế, chỉ đứng sau trận động đất lớn ở Chile ngày 22/5/1960 có cường độ 9,5 độ richter.

Sóng thần tàn phá những khu vực rộng lớn


Cơn địa chấn Ấn Độ Dương có thời gian kéo dài lâu nhất mà người ta có thể ghi nhận được,
từ 500 đến 600 giây. Cường độ và độ lan tỏa của nó đủ lớn để có thể khiến tinh cầu của chúng
ta dịch chuyển ít nhất là hơn 1cm. Nó cũng kích hoạt các trận động đất ở những khu vực khác,
đến tận Alaska, và mang chết chóc đến tận bờ biển phía đông châu Phi. Nơi xa nhất có ghi
nhận tử vong do sóng thần là ở Cảng Elizabeth, Nam Phi, cách tâm chấn tới 8.000 km.
Tỉnh Aceh của Indonesia, là nơi thiệt hại thảm khốc nhất với gần 170.000 mạng người. Hơn
50.000 thiệt mạng ở Ấn Độ, Sri Lanka và Thái Lan.
Theo các tổ chức cứu trợ, một phần ba số người chết là trẻ em, trong một vài khu vực, số phụ
nữ thiệt mạng cao gấp bốn lần số đàn ông, bởi vì lúc ấy họ đang có mặt trên bãi biển, chờ đợi
các ngư dân đi đánh cá trở về.
Ngoài số lượng lớn nạn nhân là cư dân trong vùng, có đến 9.000 du khách (phần lớn đến từ
châu Âu đang trong kỳ nghỉ, bị thiệt mạng hoặc mất tích. Quốc gia châu Âu có số nạn nhân


cao nhất là Thụy Điển với 428 người chết và 116 người mất tích.
Tình trạng khẩn cấp được công bố tại Sri Lanka, Indonesia và Maldives.
Ngày này năm nay
Tròn 5 năm sau thảm họa kinh khủng này, người dân ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề
nhất là Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia và Thái Lan đã tổ chức các buổi lễ cầu nguyện để tưởng
niệm hàng nghìn người ra đi gần như cùng một lúc.
5 năm sau, cuộc sống của người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng nhất đã dần trở lại bình
thường. Những công trình mới đã được dựng lại trên nền đất cũ. Liên Hợp Quốc Quốc đã
tuyên bố một chiến dịch cứu trợ lớn nhất chưa từng có và riêng tại Aceh, hơn 800 tổ chức phi
chính phủ và các nước tài trợ đã vận động được 6,7 tỷ USD – gần như đủ số tiền cam kết, để
giúp tỉnh này tái thiết.

Một góc Aech năm 2004 và năm nay


Chính phủ nhiều nước đã không tiếc tiền triển khai hệ thống cảnh báo sóng thần để báo trước
nguy hiểm. Ấn Độ đã bỏ ra 32 triệu USD để thiết lập một hệ thống phát hiện bất cứ cơn động
đất nào ở vùng Ấn Độ Dương có cường độ từ 6 độ richter. Sri Lanka hiện đã trong tư thế sẵn
sàng gửi bằng tin nhắn qua điện thoại di động lời báo động sóng thần. Riêng Thái Lan đã
trang bị 103 tháp với loa phóng thanh đặt ở 6 tỉnh ven biển để có thể nhanh chóng phát lời kêu
gọi dân chúng tản cư vào sâu trong đất liền trước khi những đợt sóng cao ngất trời đổ ập
xuống. Ngay cả Malaysia, quốc gia có ít thiệt hại nhân mạng nhất (68 người) trong trận sóng
thần năm 2004, nay cũng có đến 19 trạm đo cường độ động đất.
Các chuyên gia cũng cho rằng những cơn sóng thần giống như tại châu Á năm 2004 rất hiếm
khi nào tái diễn trong một đời người hoặc trong suốt hai thế hệ. Chẳng hạn tại đảo Sumatra
của Indonesia, phải trở ngược lại năm 1907 mới có một cơn sóng thần với tầm mức tương tự.
Gần 100 năm sau,thời gian quá dài để thế hệ con cháu ghi nhớ trong tâm trí hình ảnh của
thiên tai khủng khiếp này.
Như vậy, sóng thần rất hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thì thời gian để phản ứng rất là hạn
chế. Cho nên cần phải nỗ lực giáo dục để cho các thế hệ trẻ ý thức được sự tiềm tàng của

hiểm họa này, nhất là trong những cộng đồng dân chúng bị trực tiếp đe doạ.
Thế nhưng, 5 năm kể từ ngày 26/12 ấy, theo lời ông Danny Hilman Natawidjaja, một chuyên
gia về động đất tại Viện Khoa học Indonesia, cho dù tổ chức các cuộc diễn tập phòng chống
động đất và nỗ lực nâng cao hiểu biết của người dân về những nguy cơ họ phải đối mặt với
sóng thần, vẫn còn nhiều điều cần phải học vì nhiều người vẫn không biết về cách nhận dạng
và thoát khỏi một cơn sóng thần.
Việt Hà
Tổng hợp



×