Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Biện pháp thi công đê biển 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.04 KB, 53 trang )

Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH
I. Các căn cứ để lập biện pháp kỹ thuật thi công:
- Căn cứ hồ sơ mời thầu của Chi cục Thủy Lợi – Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình
về việc mời thầu gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái
Thụy;
- Căn cứ nội dung thiết kế, đặc điểm gói thầu, điều kiện hiện trường, điều kiện thi công
và năng lực khả năng về kinh nghiệm tổ chức thi công của Công ty cổ phần SAFICO;
- Căn cứ Bộ tiêu chuẩn xây dựng của nước CHXHCN Việt Nam và các tiêu chuẩn kỹ
thuật có liên quan trong hồ sơ mời thầu;
- Căn cứ các tiêu chuẩn kỹ thuật và các Qui trình, Qui phạm hiện hành có liên quan.
II. Giới thiệu gói thầu, dự án:
- Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy
- Dự án: Duy tu bảo dưỡng đê biển năm 2018 tỉnh Thái Bình
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNN Thái Bình
- Bên mời thầu: Chi cục Thủy Lợi – Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình
- Địa điểm xây dựng: Đoạn đê biển số 8 từ K9+415 đến K10+337 thuộc địa phận thôn
Quang Lang, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Nguồn vốn: Thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế thủy lợi năm 2018 .


III. Quy mô thiết kế và giải pháp kỹ thuật chủ yếu của gói thầu:
1. Quy mô thiết kế của gói thầu:
- Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337 với chiều dài L=922m.
2. Giải pháp thiết kế chủ yếu:
- Gia cố mặt đê biển 8 bằng lớp láng nhựa 3 lớp dày 3,5cm; tiêu chuẩn nhựa 4,5Kg/1m2,
bên dưới là lớp đá 4x6 dày trung bình 14cm.
- Gia cố dốc đê bằng BTXM M200 dày 10cm đối với vị trí có chiều rộng mặt dốc nhỏ
hơn 3m và láng nhựa 3 lớp dày 3,5cm tiêu chuẩn nhựa 4,5Kg/1m2 đối với dốc có chiều rộng
mặt dốc lớn hơn hoặc bằng 3m.
- Phía đồng trung bình 50m làm ống thoát nước PVC đường kính 60cm đặt trong phạm
vi lề đường, đầu ống bịt vải lọc.
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.

PHẦN II
VẬT TƯ, VẬT LIỆU ĐỂ THỰC HIỆN GÓI THẦU
I. Yêu cầu đối với các vật liệu chủ yếu đưa vào gói thầu:
- Nhà thầu đã tạo được các mối quan hệ lâu bền, tạo được sự tin tưởng của các nhà
máy, xí nghiệp, đại lý cung cấp vật liệu, thiết bị cho công tác xây lắp công trình trên địa bàn
huyện Thái Thụy nói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung. Để có được giá hợp lý nhất, Nhà
thầu dùng phương tiện của mình mua vật tư, nguyên vật liệu tại các nhà máy, đại lý phân
phối lớn chuyển thẳng đến công trình;
- Căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và khối lượng mời thầu. Để
đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng, kỹ mỹ thuật các hạng mục gói thầu của dự án khi
được lựa chọn trúng thầu Nhà thầu lấy chất lượng nguồn cung cấp vật liệu xây dựng vào gói
thầu là một tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên;
- Tất cả các vật tư, vật liệu và các bán thành phẩm đưa vào gói thầu phải đảm bảo đúng
chủng loại, chất lượng, hình dáng, kích thước... theo yêu cầu của thiết kế và những qui định

đã ghi trong hồ sơ mời thầu, các qui chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Những vật liệu chính
(như: xi măng, cát, đá, nhựa đường ...) phải được kiểm tra chất lượng và có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng. Khi sử dụng các chủng loại vật tư khác phải có chất lượng tương đương và được
sự đồng ý của Chủ đầu tư. Toàn bộ các loại vật tư, thiết bị trước khi thi công phải có mẫu
trình Chủ đầu tư chấp nhận mới đưa vào thi công.
II. Đặc tính kỹ thuật của vật tư, vật liệu:
Nhà thầu xin cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công sẽ dùng vật tư, vật
liệu theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt.
1. Xi măng:
- Xi măng sử dụng trong công trình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cơ bản sau:
+ Thoả mãn quy định trong tiêu chuẩn TCVN 6260-2009, 14 TCN 66-2002.
+ Các bao đựng xi măng phải kín, không rách, thủng.
+ Ngày, tháng, năm sản xuất, số hiệu xi măng phải được ghi rõ ràng trên các bao hoặc
có giấy chứng nhận của nhà máy. Đơn vị căn cứ vào số hiệu xi măng để sử dụng cho phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình.
- Đơn vị phải có kế hoạch sử dụng xi măng theo lô, khi cần thiết có thể dự trữ nhưng
thời gian lưu trữ trên công trường không quá 30 ngày và không được quá 03 tháng kể từ
ngày sản xuất.
- Phải thường xuyên tiến hành kiểm tra cường độ xi măng đối với các trường hợp sau:
+ Xi măng dự trữ quá thời gian quy định ở trên hoặc xi măng bị vón hòn trong thời
gian dự trữ.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
+ Do một nguyên nhân nào đó gây ra sự nghi ngờ về cường độ xi măng không đáp ứng
với chứng nhận của nhà máy.
2. Cát:
- Mua ở tại các bãi khai thác trong khu vực lân cận công trường thi công có đủ yêu cầu

kỹ thuật và gần công trình nhất.
- Cát dùng cho công tác đổ bê tông được sử dụng là cát phù hợp theo tiêu chuẩn
TCVN1770:1986, 14TCN68-2002 và thoả mãn các yêu cầu :
+ Lượng tạp chất sét bùn không quá 5%.
+ Cát có lượng hạt lớn hơn 5mm tính bằng % khối lượng không lớn hơn 10%.
+ Trong cát không cho phép có đất loại sét cục (d>1.25mm) hoặc màng đất bao quanh
hạt cát.
+ Yêu cầu về quy cách thành phần chất lượng và vận chuyển, bảo quản cát phải theo
đúng tiêu chuẩn quy định.
Trước khi sử dụng cần kiểm tra thành phần hạt để kiểm tra đường bao cấp phối xem có
nằm trong vùng cho phép của tiêu chuẩn quy định.
3. Đá dăm, đá 4x6:
3.1 Đối với đá dăm:
- Vật liệu cấp phối đá dăm phải phù hợp đúng theo thiết kế quy định, phù hợp với tiêu
chuẩn 22TCN 334-06.
- Cốt liệu dùng cho thi công bê tông là đá dăm, sử dụng loại đá dăm nghiền từ đá gốc
có cường độ kháng nén và khối lượng riêng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 1771:1987
- Khối lượng riêng của đá dăm không được nhỏ hơn 2.3T/m3.
- Đá dăm không bảo đảm yêu cầu, không được đưa vào hiện trường xây lắp.
3.2 Đối với đá 4x6:
Dùng để thi công công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đá phải được xay (nghiền) từ đá tảng, đá núi. Không được dùng đá xay từ đá mácnơ, sa thạch sét, diệp thạch sét; không được dùng đá xay từ cuội, sỏi sông suối. Đá phải có
cường độ kháng nén và khối lượng riêng theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 1771:1987
- Đá phải đồng đều, sắc cạnh, không lẫn các hạt mềm, yếu, phong hóa. Đá phải sạch và
không lẫn cỏ rác.
- Đá không bảo đảm yêu cầu, không được đưa vào hiện trường xây lắp.
4. Nước thi công:

Biện pháp thi công



Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
- Nước dùng cho thi công bê tông và vữa, yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo theo tiêu
chuẩn 14TCN72-2002 Nước dùng cho bê tông thủy công yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Không váng dầu hoặc váng mỡ.
+ Không có mầu khi dùng cho bê tông và vữa hoàn thiện.
+ Lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l.
+ Có độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
+ Tổng lượng muối hoà tan, lượng i-on sun-phát, lượng i-on clo và lượng cặn không
tan không vượt quá quy định trong TCVN 4506-2012.
- Nguồn nước dùng cho thi công, bảo dưỡng bê tông phải là nước ngọt. Không dùng
nước bẩn, có khoáng chất để thi công.
- Đơn vị chịu trách nhiệm tìm kiếm và khai thác nguồn nước thích hợp cho việc thi
công và thoả mãn các yêu cầu trên. Việc khai thác sử dụng nguồn nước thi công không được
gây ảnh hưởng đến các nguồn nước và chất lượng nước đang được dân cư địa phương sử
dụng đồng thời không được gây nên các tác động tiêu cực đối với sinh thái và môi trường
của khu vực thi công và khu vực lân cận.
5. Nhựa đường:
- Nguồn cấp dự kiến: Shell, IRAN, Malaysia, Singgapore, …
- Nhựa đường: Dùng nhựa đặc đóng thùng đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Độ kim lún 62 (1/10 mm) ở 250C
+ Độ kéo dài ở 250C (5 cm/phút): Min 100 cm
+ Nhiệt độ hoá mềm: 49 - 580C
+ Nhiệt độ bắt lửa: Min 2300C
+ Khối lượng riêng ở 250C: 1,013 G/cm3
+ Độ dính bám với đá: cấp 3
+ Nhựa sạch không lẫn cỏ, rác, tạp chất.
- Trong quá trình xây dựng công trình việc đưa nhựa đường vào xây dựng được kiểm
tra theo các tiêu chuẩn hiện hành và có chứng chỉ xuất xưởng của nơi sản xuất (kèm theo lô

sản phẩm), phải được TVGS chấp nhận trước khi nhập về. Phải có hóa đơn mua hàng hóa rõ
ràng.
6. Các vật tư khác:
Ngoài các vật tư chính trên, các vật tư khác đơn vị sẽ tuân thủ theo hồ sơ mời thầu của
Chủ đầu tư.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
Dự kiến nguồn cung cấp vật liệu cho gói thầu
Stt

Tên vật tư

Quy cách chất lượng

Chủng loại/nguồn
gốc

Dự kiến đơn vị cung
cấp

Xi măng

TCVN2682:2009,
TCVN6260:2009;
14 TCN 66-2002.

Hoàng Thạch, Chin

Fon, Bút Sơn, Phúc
Sơn, Duyên Hà hoặc
tương đương

Các doanh nghiệp khu
vực huyện Thái Thụy

Cát vàng

TCVN1770:1986;
TCVN7570:2006;
14 TCN 68-2002

Sông Lô – Việt Trì,
Thanh Hoá

Các doanh nghiệp khu
vực huyện Thái Thụy

3

Đá các loại

22TCN 334-06;
TCVN1771:1987;
TCVN7570:2006

Mỏ đá: Kiện Khê –
Hà Nam, Ninh Bình,
Thanh Hoá


Các doanh nghiệp khu
vực huyện Thái Thụy

4

Nước dùng cho
bê tông và vữa

14TCN72-2002;
TCVN4506:2012

Nước sinh hoạt

Nhà máy nước, nước tự
khai thác

Shell, IRAN,
Malaysia,
Singgapore, …

Đại lý: Nam Định, Thái
Bình, Hà Nội, Hải
Phòng.

1

2

8818-1:2011;

5

Nhựa đường

6

Các vật liệu
khác…

22TCN227-95;
22TCN279-01
QCVN16:2014/BXD


Lấy tại địa phương, TP
Thái Bình, Nam Định,
Hà Nội

III. Kế hoạch cung cấp vật tư, vật liệu chính cho công trình:
- Trên cơ sở tiến độ thi công gói thầu Nhà thầu lập kế hoạch cung ứng chi tiết cho từng
loại vật tư, vật liệu nhằm mục đích vật tư, vật liệu đưa vào công trình đạt chất lượng theo
yêu cầu thiết kế và đáp ứng tiến độ thi công gói thầu.
- Trước khi lựa chọn được các nhà cung ứng, Nhà thầu phải kiểm tra năng lực về điều
kiện kho bãi tập kết, năng lực vận chuyển, phương thức vận chuyển và khả năng cung cấp
vật tư, vật liệu phục vụ thi công gói thầu.
- Kế hoạch vật tư, vật liệu:
+ Các loại vật liệu: Cát, đá các loại được vận chuyển bằng đường sông, đường bộ. Tập
kết tại các bãi của Nhà cung cấp, tại bãi chứa công trường theo từng thời điểm thi công, khi
cần có thể đáp ứng ngay.
+ Các loại vật liệu: xi măng, nhựa đường... Nhà thầu sẽ nhập, tập kết tại kho chứa ở

công trường tuỳ theo theo tiến độ thi công. Nhà thầu sẽ lập kế hoạch và thông báo cho các
Đơn vị cung cấp về thời gian, khối lượng cung cấp nhằm đảm bảo đáp ứng chất lượng, tiến
độ thi công và tiết kiệm hiệu quả.

PHẦN III
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.

TỔ CHỨC NHÂN SỰ
I. Sơ đồ tổ chức:
GIÁM ĐỐC

CHỈ HUY TRƯỞNG
CÔNG TRƯỜNG

BỘ PHẬN
THÍ NGHIỆM
& QL CHẤT
LƯỢNG

BỘ PHẬN
KẾ HOẠCH KỸ THUẬT
THI CÔNG

TỔ THI
CÔNG SỐ 1

Ghi chú:


BỘ PHẬN
KẾ TOÁN VÀ
QUẢN LÝ VẬT
TƯ – THIẾT BỊ

BỘ PHẬN
HÀNH CHÍNH,
ATLĐ, VS MÔI
TRƯỜNG

TỔ THI
CÔNG SỐ 2

Quan hệ tương tác
Quan hệ chỉ đạo

II. Thuyết minh sơ đồ tổ chức:
1. Giám đốc:
- Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà thầu về an toàn, chất
lượng, tiến độ gói thầu. Có quyền đình chỉ thi công hoặc thay đổi bất cứ bộ phận nhân sự
nào trên công trường nếu xét thấy không đảm bảo về chất lượng, kỹ mỹ thuật và an toàn.
Giải quyết các vấn đề thay đổi lớn trong quá trình thi công, họp giao ban khi có yêu cầu của
Chủ đầu tư đồng thời chỉ đạo tổng tiến độ thi công công trình. Cung cấp nguồn tài chính đầy
đủ cho Ban chỉ huy công trường theo tiến độ thi công đã đăng ký.
- Giám đốc điều hành chỉ đạo sản xuất thông qua Chỉ huy trưởng công trường.
2. Chỉ huy trưởng công trường:
- Chỉ huy trưởng công trường là kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, đủ năng lực và kinh
nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Là người thay mặt cho Nhà thầu điều hành trực tiếp trên hiện trường, có toàn quyền

quyết định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi mặt hoạt động của công trường
nhằm đảm bảo hoàn thành gói thầu theo đúng tiến độ của Chủ đầu tư và kỹ sư tư vấn giám
sát.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
- Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác tổ chức, điều hành gói thầu trong suốt
quá trình thi công kể từ khi nhận lệnh khởi công cho tới khi kết thúc thời gian thi công
nghiệm thu bàn giao đưa gói thầu vào sử dụng.
- Thay mặt Nhà thầu quan hệ với Chủ đầu tư, đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát
và địa phương để phục vụ công tác thi công được thuận lợi.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn, an ninh và vệ sinh môi
trường toàn khu vực thi công gói thầu.
- Chấp hành chỉ đạo của Ban Giám đốc Nhà thầu và các phòng ban chức năng có liên
quan của Nhà thầu.
- Duy trì chế độ giao ban nội bộ công trường, giao ban Nhà thầu và giao ban với Chủ
đầu tư khi được triệu tập.
- Hàng tuần, hàng tháng báo cáo chất lượng thi công, tiến độ và khối lượng thực hiện
về Nhà thầu. Có quyền đề nghị Giám đốc Nhà thầu thay đổi hoặc bổ sung một bộ phận,
hoặc tổ đội nào đó khi cần thiết để đẩy nhanh tiến độ.
- Có quyền đình chỉ thi công báo cáo trả về Nhà thầu xử lý bất kỳ một cá nhân nào
dưới quyền nếu xét thấy không đảm bảo trình độ, tay nghề hoặc ý thức tổ chức kỷ luật
không tốt.
3. Bộ phận kế hoạch - kỹ thuật thi công:
- Là các kỹ sư có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu, phụ trách lập
kế hoạch và kỹ thuật thi công trực tiếp.
- Giúp việc và chịu sự quản lý trực tiếp của Chỉ huy trưởng công trường.
- Nhiệm vụ:

+ Lập biện pháp, tiến độ thi công chi tiết các hạng mục công trình.
+ Lên kế hoạch thi công của toàn gói thầu trong toàn bộ thời gian thi công. Phân bổ
khối lượng thực hiện cho mỗi tổ thi công.
+ Lập kế hoạch thi công tổng thể, kế hoạch thi công chi tiết hàng tuần. Giám sát tiến
độ thi công đối với từng hạng mục công việc.
+ Tham mưu các vấn đề kỹ thuật chất lượng cho Chỉ huy trưởng để đảm bảo thi công
công trình an toàn và đạt chất lượng tốt, hiệu quả cao.
+ Tổ chức triển khai thi công trên gói thầu, thay mặt và giải quyết các công việc khi
Chỉ huy trưởng vắng mặt. Chịu trách nhiệm chỉ huy, giám sát công tác kỹ thuật, chất lượng,
tiến độ, công tác an toàn lao động trong suốt quá trình thi công.
+ Quản lý hệ thống lưới, tim cốt trong suốt quá trình thi công gói thầu.
+ Tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng, khối lượng với từng Tổ thi công, với kỹ
sư tư vấn giám sát hiện trường và hoàn công công trình.
+ Cùng giám sát Chủ đầu tư và kỹ sư tư vấn thống nhất các vấn đề kỹ thuật, tham mưu
xử lý các sự cố trong quá trình thi công để đảm bảo công trình hoàn thành đúng tiến độ, bảo
đảm chất lượng, đạt yêu cầu thiết kế.
+ Phối hợp Chủ đầu tư xem xét những thay đổi trong suốt quá trình thi công.
+ Lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán giai đoạn thi công, quyết toán công trình.
+ Báo cáo công tác tổ chức thi công, khối lượng thực hiện, nghiệm thu, thanh toán.
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
4. Bộ phận thí nghiệm & quản lý chất lượng:
- Làm công tác thí nghiệm, xác định các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu thi công, các chỉ
tiêu kỹ thuật hạng mục, bộ phận công trình đang thi công.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thí nghiệm, kiểm tra chất lượng các loại vật tư, thiết bị,
chất lượng hạng mục gói thầu và toàn bộ gói thầu trước khi đưa vào thi công cũng như trong
quá trình thi công.
- Đảm bảo quá trình thi công đúng theo quy trình quy phạm, đảm bảo chất lượng cho

tất cả các hạng mục công việc.
- Kết hợp cùng cán bộ kỹ thuật và Tư vấn giám sát xử lý các sự cố trong quá trình thi
công.
5. Bộ phận kế toán và quản lý vật tư – thiết bị:
- Giúp việc cho Chỉ huy trưởng theo dõi thống kê toàn bộ hoạt động tài chính, vật tư.
Cập nhật chứng từ, sổ kho, thẻ kho, hóa đơn tài chính theo chế độ chính sách.
- Lập kế hoạch và đề xuất vốn thi công đảm bảo nguồn vốn đầy đủ, đáp ứng kịp thời
cho thi công.
- Tìm nguồn vật tư thi công, làm thủ tục mua bán, thống nhất giá cả thị trường và vật
tư được tập kết tại chân công trình. Đảm bảo vật tư đúng chủng loại, đúng lô hàng và trong
thời gian thi công .
- Quản lý kho bãi, tài sản, vật tư khi đã nhập vào công trường.
- Cung ứng vật tư theo các chủng loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện,
trang thiết bị phục vụ thi công gói thầu theo đúng yêu cầu thiết kế. Cấp phát vật tư, thiết bị
cho việc thi công đáp ứng theo bản tiến độ thi công.
- Đảm bảo nguồn điện, nguồn nước cung cấp đầy đủ cho công trường.
- Bố trí sắp xếp, tổ chức thiết bị máy móc cho các Tổ thi công, đảm bảo máy móc được
tận dụng tối đa, phối hợp nhịp nhàng giữa các Tổ thi công.
6. Bộ phận hành chính, an toàn lao động (ATLĐ), vệ sinh môi trường:
- Chịu trách nhiệm về việc tổ chức công tác hành chính giúp Chỉ huy trưởng các quan
hệ đối nội, đối ngoại.
- Chăm sóc, đảm bảo đời sống, các biện pháp an toàn lao động, đăng ký tạm trú tạm
vắng cho người lao động.
- Lập bảng chấm công, thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động.
- Lập và phổ biến nội quy công trường. Đề xuất phương pháp quản lý về công tác hành
chính tại công trường.
- Theo dõi thống kê toàn bộ tình hình nhân lực, giấy phép ra vào của cán bộ, công
nhân.
- Kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng nhân sự của Đội: Nhân sự đủ độ tuổi lao động,
sức khoẻ nhân sự, trình độ chuyên môn,...

- Lên kế hoạch tập huấn và tập huấn định kỳ công tác an toàn lao động, vệ sinh môi
trường, phòng chống cháy nổ.
- Đôn đốc, kiểm tra thường xuyên công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ. Phát hiện và báo cáo Chỉ huy trưởng xử lý kịp thời những sai phạm
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
trong công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
7. Các tổ thi công:
Do đặc thù trong công tác xây lắp nhằm tối ưu hóa lực lượng sản xuất, Nhà thầu bố trí
nhân lực hợp lý theo từng thời điểm thi công nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ đã
đề ra để hoàn thành các hạng mục gói thầu theo thời gian của hồ sơ yêu cầu. Thành lập các
tổ thi công chuyên nghành có tính chuyên nghiệp cao. Nhà thầu dự kiến tổ chức thành lập
các tổ thi công như sau:
- Tổ thi công số 1: Phá dỡ các kết cấu cũ và thi công các hạng mục bê tông xi măng
- Tổ thi công số 2: Thi công móng đá 4x6 chèn đá dăm và láng nhựa mặt đê, dốc
Nhà thầu lựa chọn công nhân có kinh nghiệm, tay nghề cao để đáp ứng điều kiện kỹ
thuật và mỹ thuật cao cho công trình. Đứng đầu mỗi tổ thi công là các tổ trưởng có nhiều
kinh nghiệm tổ chức thi công cầu đường. Các tổ thi công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ do
Chỉ huy trưởng công trường giao và cùng với bộ phận kế hoạch - kỹ thuật chịu trách nhiệm
về tổ chức mô hình sản xuất, lên tiến độ cụ thể cho từng hạng mục. Kiểm tra đôn đốc hàng
ngày nhằm đảm bảo thi công an toàn, chất lượng và hiệu quả.
8. Công tác tổ chức lao động:
- Công tác tổ chức lao động trong thi công bao gồm những biện pháp sử dụng hợp lý
lao động, bố trí hợp lý công nhân trong dây truyền sản xuất. Tổ chức lao động phải đảm bảo
nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng công tác và tiết kiệm vật tư trên cơ sở
nâng cao tay nghề công nhân, sử dụng có hiệu quả thời gian lao động, các phương tiện cơ
giới và các nguồn vật tư kỹ thuật.
- Việc phân công và phối kết hợp lao động tuỳ theo tính chất hành nghề và trình độ

chuyên môn của công nhân. Tuỳ theo tính chất của quá trình sản xuất mà bố trí hợp lý công
nhân làm việc theo đội hay từng người riêng biệt.
- Các tổ thi công Nhà thầu bố trí có 01 tổ trưởng có kinh nghiệm công tác đã thi công
và có năng lực tổ chức thực hiện, bố trí nhân lực. Được chỉ đạo và giao sớm kế hoạch cho tổ
sản xuất trước khi bắt đầu thi công, trong đó ghi rõ khối lượng công tác cần phải làm, thời
gian hoàn thành và các yêu cầu kỹ thuật có liên quan.
- Điều kiện và môi trường lao động phải bảo đảm cho công nhân ăn ở có lán trại, nơi
làm việc có năng suất đồng thời giữ gìn được sức khoẻ bằng cách áp dụng chế độ lao động
và nghỉ ngơi hợp lý theo quy định của Bộ luật lao động.
9. Quan hệ giữa trụ sở chính và Ban chỉ huy công trường:
- Về nguyên tắc quan hệ giữa Nhà thầu và công trường là mối quan hệ mệnh lệnh và
phục tùng mệnh lệnh. Nhà thầu quản lý công trường thông qua các phòng ban chức năng
của Nhà thầu và các quy chế, nội quy, chỉ thị ...
- Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về mọi hoạt
động của công trường.
- Các bộ phận hành chính, kỹ thuật, chất lượng và thí nghiệm chịu trách nhiệm về tổ
chức sản xuất của công trường đảm bảo đúng các quy định của Nhà nước, đúng tiến độ, chất
lượng, đảm bảo tuyệt đối an toàn, báo cáo kịp thời những vấn đề phức tạp về các phòng ban
trụ sở để có giải pháp xử lý.
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
Trên đây là mô hình tổ chức công trường nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và
trách nhiệm của từng thành viên trong quá trình thi công, của các tổ thi công đối với sản
phẩm do mình làm ra. Đồng thời có sự giúp đỡ kịp thời nhân tài, vật lực của Nhà thầu thông
qua các cán bộ chủ chốt tại hiện trường với mục đích nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu
quả.

Biện pháp thi công



Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.

PHẦN IV
TỔ CHỨC MẶT BẰNG THI CÔNG
I. Công tác chuẩn bị mặt bằng, lán trại và thủ tục đầu vào:
1. Tổ chức mặt bằng thi công:
Công tác chuẩn bị được triển khai ngay sau khi hợp đồng được ký kết và có kế hoạch
thi công, cụ thể bao gồm:
- Nhận mặt bằng, nhận tim cọc mốc, xác định vị trí xây dựng công trình. Di dời cọc
mốc ra khỏi phạm vi thi công, đánh dấu bảo quản mốc trong suốt quá trình thi công.
- Chuyển quân, làm mặt bằng công trường, xây dựng lán trại, kho bãi.
- Bố trí bộ máy chỉ huy công trường, xây dựng văn phòng làm việc, bố trí phòng thí
nghiệm hiện trường.
+ Xây dựng ngay một văn phòng tại công trường để ban chỉ đạo ở và làm việc, đồng
thời bố trí phòng thí nghiệm tại hiện trường. Trụ sở có lắp điện thoại để tiện liên lạc với các
tổ thi công và các cơ quan liên quan, để chỉ đạo thi công sát sao từng giờ, từng ngày.
+ Xây dựng khu lán trại trên công trường để làm nhà ở cho công nhân, nhân viên thí
nghiệm, xây dựng kho của đơn vị thi công và là vị trí tập kết thiết bị xe máy thi công, thuận
tiện cho việc huy động, điều hành sản xuất.
- Xác định vị trí của các nguồn vật liệu: xi măng, cát, đá . . . và làm các thủ tục mua,
bán cát, đá. Thí nghiệm kiểm tra tính chất cơ lý của các chủng loại vật liệu và chọn vật liệu
chuẩn đưa vào thi công công trình.
- Các loại vật liệu chủ yếu như xi măng, cát, đá các loại đều được lấy tại các địa điểm
do cơ quan thiết kế đã khảo sát và đưa ra. Riêng các vật liệu ngoại nhập được nhà thầu hợp
đồng nguyên tắc và có chứng chỉ nhà sản xuất và thí nghiệm bởi các phòng thí nghiệm thực
hiện. Trước khi đưa vào thi công đều được cơ quan nhà nước thẩm định do Chủ đầu tư chỉ
định kiểm tra. Sau khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu chất lượng mới đưa vào thi công công
trình.

- Thiết kế thành phần cấp phối vữa, bê tông đối với những vật liệu được Chủ đầu tư, tư
vấn giám sát chấp thuận đưa vào sử dụng.
- Các kết quả thí nghiệm được trình Chủ đầu tư và Kỹ sư Tư vấn giám sát công trình
trước khi đưa vào sử dụng.
- Liên hệ với địa phương đăng ký tạm trú, thống nhất biện pháp bảo vệ trật tự an ninh
trong suốt quá trình thi công.
2. Chuẩn bị mặt bằng và lán trại:
2.1. Văn phòng công trường, lán trại tạm, nhà kho:
- Văn phòng làm việc được bố trí cho cán bộ công nhân viên; lán trại, kho bãi là nơi
tập kết vật liệu, máy móc, thiết bị thi công của Nhà thầu. Sau khi khảo sát hiện trạng và làm
việc với chính quyền địa phương, Nhà thầu dự kiến sẽ bố trí văn phòng, lán trại, kho bãi như
sau:
+ Nhà thầu dự kiến thuê mặt bằng bãi đất nông nghiệp tại xã địa phương diện tích rộng
≥1200m2 nằm tại vị trí K9+415 trên trục tuyến đê địa bàn thôn Quang Lang Đông bố trí làm
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
văn phòng, lán trại, kho bãi tập kết vật liệu và thiết bị thi công. Công việc được thực hiện
ngay sau khi ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư;
- Kết cấu văn phòng, nhà ở phải đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, tránh ồn ào, ô nhiễm từ
hoạt động của công trường. Nhà văn phòng được trang bị các thiết bị cần thiết cho hoạt
động điều hành sản xuất ở của công trường, đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ cho sinh
hoạt của cán bộ công nhân viên như điện, nước, nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh.Trong điều
kiện có thể thì Nhà thầu có thể thuê mượn và cải tạo lại một số nhà cũ của địa phương hoặc
hộ dân trên tuyến để làm văn phòng.
- Xung quanh lán trại, mặt bằng công trường được dựng hàng rào B40 và dựng hang
rào tôn tạm ngăn xung quang gói thầu với khu dân cư, đường giao thông, có hàng đèn chiếu
sáng bảo vệ vào ban đêm và thi công khi cần thiết. Tại các vị trí phải đảm bảo giao thông Nhà
thầu dựng biển bảo, dây phản quang, đèn nháy cùng cán bộ tham gia hướng dẫn giao thông.

2.2. Phòng thí nghiệm:
- Để thuận lợi cho công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình Nhà thầu sẽ bố
trí phòng thí nghiệm tại hiện trường và phòng thí nghiệm tại phòng. Tại hiện trường Nhà
thầu dự kiến bố trí phòng thí nghiệm bên cạnh văn phòng làm việc.
- Trên công trường Nhà thầu bố trí đầy đủ các thiết bị thí nghiệm, kiểm tra hiện trường và
lấy mẫu như: Súng bắn bê tông; thước kẹp Panme; máy toàn đạc điện tử; máy thuỷ bình; thước
các loại; máy khoan lấy mẫu bê tông; khuôn đúc mẫu bê tông; côn kiểm tra độ sụt bê tông...
Ngoài ra việc kiểm định chất lượng vật liệu: thử nghiệm cơ lý xi măng, cát, đá; nén mẫu bê
tông... sẽ được thực hiện tại phòng thí nghiệm.
- Nhà thầu lập danh sách cán bộ thí nghiệm các cán bộ này phải được cấp giấy chứng
nhận thí nghiệm viên, thông thạo kỹ thuật.
- Nhà thầu xây dựng lịch thí nghiệm liên quan chặt chẽ đến tiến độ và chất lượng của từng
công việc.
2.3. Thực hiện thí nghiệm:
- Khi thi công Nhà thầu nhập vật liệu đầu vào trước khi đưa vào sử dụng Nhà thầu đều
phải thí nghiệm vật liệu. Các vật liệu đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ
thiết kế và được Chủ đâu tư, tư vấn giám sát nghiệm thu mới được đưa vào sử dụng.
- Việc thí nghiệm phải được thí nghiệm một cách chặt chẽ chính xác theo tiêu chuẩn đề ra.
- Cán bộ thí nghiệm phải được cấp giấy chứng nhận thí nghiệm viên , thông thạo kỹ thuật.
- Khi thi công các mẫu được thí nghiệm vào bảo quản đúng quy trình quy phạm theo từng
chủng loại vật liệu.
- Các kết quả thí nghiệm đều được ghi chép và được nghiệm thu cụ thể với từng mẫu.
3. Bãi đổ thải:
Ngay sau khi ký kết hợp đồng, Nhà thầu sẽ liên hệ Chủ đầu tư chỉ định bãi đổ thải hoặc
liên hệ với chính quyền địa phương, xin cấp phép đổ đất thải, vật liệu không thích hợp tại vị trí
được quy hoạch đổ thải. Bãi đổ thải được lựa chọn có diện tích chứa đất đủ phục vụ cho gói
thầu, cự ly vận chuyển ngắn nhất, đường vào thuận lợi. Nhà thẩu sẽ trú trọng đến công tác bảo
vệ môi trường và an toàn giao thông.
4. Hệ thống điện, nước, đường tạm thi công, hệ thống thông tin liên lạc:
Biện pháp thi công



Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
4.1. Hệ thống điện:
- Đường điện thi công: Nhà thầu sẽ liên hệ với Chủ đầu tư và Chi nhánh điện khu vực
xin được mắc điện thi công, lắp đặt công tơ và chịu trách nhiệm thanh toán tiền điện thi
công đầy đủ.
- Ngoài ra bố trí máy phát điện dự phòng phục vụ thi công khi mất điện lưới.
4.2. Hệ thống nước:
- Nhà thầu dùng 02 nguồn nước trong đó nguồn nước sinh hoạt địa phương và nước
giếng khoan.
- Để chủ động và đảm bảo nước cho sinh hoạt và thi công, Nhà thầu sẽ cho khoan giếng
và xây dựng bể chứa nước, bể lọc trước khi thi công. Nước dùng trên cơ sở kiểm tra thí nghiệm
mẫu nước đảm bảo đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi sử dụng.
- Giếng được khoan sâu, nước lấy tại giếng khoan phải được mang đi thí nghiệm để
phân tích thành phần của nước, nếu không đảm bảo thì không sử dụng để trộn vữa bê tông
mà chỉ dùng để vệ sinh công nghiệp, phòng chữa cháy và một số công việc khác không ảnh
hưởng đến các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng gói thầu. Nước dùng cho thi công phải đảm
bảo theo 14TCN72-2002 và TCVN 4506:2012.
- Sử dụng bể đựng nước di động phục vụ thi công trong suốt thời gian làm việc của
công trường và dự phòng nước khi nguồn nước bị trục trặc. Thiết bị cấp nước là hệ thống
các đường ống và van khóa mở bố trí liên hoàn tới các khu vực cấp nước thi công. Bố trí
bơm cao áp đủ sức cấp nước tới vị trí xa nhất và cao nhất của công trường, tới từng vị trí
của công việc.
4.3. Đường thi công:
Nhà thầu liên hệ với địa phương, Cơ quan quản lý Nhà nước và được phép tập kết vật
tư, thiết bị qua đường do địa phương quản lý với các phương tiện đảm bảo không vượt tải
trọng cho phép.
4.4. Lối ra vào công trường:
Do việc thi công tại hiện trường phải đảm bảo dân sinh, đảm bảo giao thông hoạt

bình thường nên Nhà thầu chú trọng công tác đảm bảo an toàn giao thông. Tại các vị trí ra
vào công trường và giao với đường giao thông Nhà thầu đặt biển báo theo quy định, ban
đêm có đèn tín hiệu và cử người hướng dẫn giao thông. Tại vị trí lán trại tạm, kho bãi Nhà
thầu bố trí lối ra vào có bảo vệ thường trực.
4.5. Thông tin liên lạc:
- Bố trí điện thoại, fax tại Ban chỉ huy công trường để đảm bảo liên lạc với các bộ
phận có liên quan ngoài công trường, đảm bảo thông tin thông suốt với Công ty kịp thời
nắm thông tin mới để phục vụ tốt cho thi công.
- Điện thoại: Bản ghi số điện thoại của các phòng ban nghiệp vụ và cán bộ quản lý.
4.6. Bảng hiệu:
- Nhà thầu thống nhất với chủ đầu tư lắp đặt các bảng báo hiệu công trường, khẩu hiệu
an toàn, nội quy ra vào công trường ở những vị trí thích hợp.
- Nhà thầu cung cấp và lắp dựng 01 bảng thông báo có kích thước 1x1,5m ở khu vực
gần công trường thi công. Nội dung bảng thông báo do kỹ sư tư vấn chỉ dẫn và chủ đầu tư
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
chấp thuận, có vẽ phối cảnh gói thầu. Bảng thông báo này sẽ được dựng trước khi khởi
công.
5. Tổ chức hệ thống tường rào bảo vệ.
5.1. Chốt bảo vệ:
Để đảm bảo an ninh và an toàn tuyệt đối cho quá trình thi công tại công trường, Nhà
thầu bố trí nhà bảo vệ tại công trường có bảo vệ trực 24/24 giờ để kiểm soát tất cả công
nhân, các phương tiện ra, vào công trình.
5.2. Tường rào:
- Chúng tôi sẽ lập hàng rào xung quanh khu vực lán trại tạm và tập kết vật tư máy móc
thiết bị thi công.
- Tường rào được cấu tạo bằng tôn dầy 0.35mm, cao 2.5m kết hợp bởi trụ hàng rào
bằng thép hình V 50x50x5mm để che chắn kín cách biệt với các khu vực xung quanh.

5.3. Tổ chức chiếu sáng:
Xung quanh công trường bố trí hệ thống đèn pha và 1 số đèn di động để phục vụ thi
công, bảo vệ ban đêm và phục vụ ánh sáng cho việc tập kết vật tư ban đêm.
6. Công tác trắc đạc, định vị:
Nhà thầu tuân thủ TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng gói thầu. Yêu
cầu chung.
7. Bảo vệ các gói thầu các kết cấu hiện có:
- Trước khi thi công Nhà thầu phải khảo sát xác định vị trí gói thầu và kết cấu sẽ bị ảnh
hưởng khi thi công và có biện pháp thi công hợp lý để tránh gây thiệt hại cho các công trình
này.
8. Hạ tầng kỹ thuật:
- Việc chuyển giao hạng mục thi công đã được tính toán kỹ trong tiến độ thi công, đảm
bảo các hạng mục xây dựng có khả năng chịu lực hoặc không bị ảnh hưởng bởi các hạng
mục đang xây dựng hoặc sẽ xây dựng.
- Khi thi công kết cấu phần dưới các hạng mục mà gặp phải khoáng sản, đồ quý hiếm,
cổ vật, xác động, thực vật hóa thạch cũng như bom mìn thời chiến sót lại... nhà thầu báo cáo
chủ đầu tư, đơn vị chức năng giải quyết theo hiến pháp, pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
9. Thời gian làm việc.
- Thời gian làm việc cho công nhân, cán bộ tuân thủ chặt chẽ theo luật lao động Việt
Nam hiện hành. Đối với công việc phải làm tăng ca, ban đêm nhà thầu đảm bảo các điều
kiện cần và đủ để công nhân làm việc như điện chiếu sáng, tiếng ồn, và các yêu cầu khác
của địa phương nơi có công trình, có chế độ đãi ngộ với công nhân cán bộ làm tăng ca và có
sự nhất trí của công đoàn Nhà thầu.
10. Phối hợp trong thi công:
- Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các đơn
vị có liên quan khác để giải quyết công việc trong gói thầu với tiêu chí “AN TOÀN, CHẤT
LƯỢNG, TIẾN ĐỘ , HIỆU QUẢ”
- Qui định hình thức tổ chức thực hiện các cuộc họp giao ban, cụ thể như: Thực hiện
giao ban hàng ngày giữa Chỉ huy trưởng gói thầu, cán bộ kỹ thuật và các tổ đội, giao ban

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
hàng tuần trong nội bộ gói thầu với cán bộ giám sát của chủ đầu tư, giao ban hàng tháng
giữa Nhà thầu và Ban chỉ huy Công trường, giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu để xác định khối
lượng các công việc đã hoàn thành, giải quyết các vướng mắc tồn đọng trong qúa trình thực
hiện, kiểm điểm tiến độ và đề xuất giải pháp dự phòng. Việc kiểm tra được thực hiện theo sơ
đồ bảo đảm chất lượng thi công bộ phận gói thầu, sơ đồ bảo đảm chất lượng thi công giai
đoạn xây lắp.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.

PHẦN V

BIỆN PHÁP THI CÔNG TỔNG THỂ CÔNG TRÌNH
I. Nguyên tắc thi công tổng thể
- Việc thi công chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện xong các công tác chuẩn bị
và huy động lực lượng tới công trường.
- Khi thi công phải thực hiện đầy đủ biện pháp: đảm bảo ATLĐ, đảm bảo môi
trường và giao thông đường bộ, đường thuỷ diễn ra trong khu vực thi công và lân cận.
- Biện pháp thi công chủ yếu là thi công bằng cơ giới kết hợp thủ công.
- Để giảm thiểu thời gian thi công toàn công trình, Nhà thầu sẽ tập trung đầy đủ máy
móc và nhân lực tương ứng với đặc thù và khối lượng của mỗi loại công việc. Các công việc
sẽ được tổ chức hợp lý và khoa học sao cho không có thời gian chờ đợi trong suốt thời gian
thi công (trừ các trường hợp bắt buộc về kỹ thuật hoặc không phải do Nhà thầu gây ra). Nhà
thầu sẽ điều hành quá trình thi công bằng tiến độ thi công chi tiết. Trước khi thi công bất cứ

hạng mục công trình nào, Nhà thầu sẽ trình cho tư vấn giám sát xem xét và chấp nhận biện
pháp kỹ thuật thi công, kế hoạch thi công và kế hoạch đảm bảo chất lượng. Chỉ có sự chấp
thuận của Tư vấn giám sát, Nhà thầu mới thực hiện thi công.
II. Trình tự thi công tổng thể các hạng mục công trình
Khu vực xây dựng có đặc thù thi công trong điều kiện khó khăn, chịu ảnh hưởng trực
tiếp của điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng như: giao thông, sóng biển, gió và các yếu tố
động lực phức tạp khác. Do đó, Nhà thầu lập biện pháp thi công tổng thể trên nguyên tắc ưu
tiên phối hợp nhịp nhàng giữa công tác thi công và công tác điều tiết hoạt động giao thông,
mặt bằng thi công gọn gàng, các công tác thi công gối đầu nối tiếp nhau tạo thành dây
chuyền thi công liên tục, thi công tới đâu hoàn thiện tới đó.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
Sơ đồ triển khai dự án:
BẮT ĐẦU

Nguyên cứu bản vẽ
thiết kế chi tiết
chi tiết
Lập và trình duyệt
biện pháp thi công và tiến độ thực hiện

Chủ đầu tư & TVGS xem xét và phê duyệt

Triển khai
thi công
KẾT THÚC


Ngay sau khi có quyết định trúng thầu (nếu trúng thầu), Nhà thầu nhanh chóng triển
khai kế hoạch thi công theo trình tự:
- Nghiên cứu bản vẽ chi tiết, lập và trình duyệt biện pháp thi công và kế hoạch thực
hiện. Thành lập ban chỉ huy công trường, xác lập các tổ tổ thi công, chuẩn bị mặt bằng lán
trại công trường, chuẩn bị huy động vật tư, bảo dưỡng máy móc thiết bị và huy động đến
công trường, thực hiện các thủ tục xin phép với các cơ quan ban ngành chức năng tại địa
phương…
- Tiếp nhận mặt bằng, cọc mốc cao độ, mốc ranh giới của công trình. Xác định vị trí
ranh giới, cao trình xây dựng bằng máy kinh vĩ. Thành lập lưới cao độ phụ xung quanh khu
vực thi công nhằm thuận tiện cho công tác kiểm tra, đo đạc trong quá trình thi công;
- Dọn dẹp mặt bằng, tháo dỡ và di dời các chướng ngại vật trên bề mặt khu vực thi
công;
- Triển khai các công tác chuẩn bị;
- Thi công các hạng mục công trình;
- Hoàn thiện công trình.
1. Giai đoạn chuẩn bị thi công:
- Chuẩn bị nhân lực thi công.
- Chuẩn bị các thủ tục ban đầu: Lập và phê duyệt biện pháp thi công chi tiết hạng mục
công trình, thống nhất biểu mẫu quản lý chất lượng, biểu mẫu nghiệm thu thanh toán, lập,
trình danh sách ban chỉ huy công trường, đăng ký các Nhà thầu phụ, đăng ký nguồn gốc vật
liệu, lấy mẫu thí nghiệm, thiết kế cấp phối,...
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
- Chuẩn bị mặt bằng thi công.
- Định vị công trình.
- Chuẩn bị mặt bằng, nhà tạm, kho bãi phục vụ thi công.
- Chuẩn bị điện nước phục vụ thi công.
- Chuẩn bị máy móc, thiết bị phục vụ thi công.

- Chuẩn bị vật tư phục vụ thi công.
- Cắm biển báo, barie phân luồng giao thông đường tránh.
2. Giai đoạn thi công chính: (Có bảng tổng tiến độ thi công kèm theo)
2.1. Thi công đê:
- Định vị vị trí thi công;
- Đào khuôn đê;
- Thi công mái đê BTXM;
- Rải đá dăm nước và láng nhựa mặt đê;
2.2. Thi công dốc lên đê:
- Định vị vị trí thi công;
- Đào khuôn dốc;
- Thi công mặt dốc BTXM và mặt dốc láng nhựa.
3. Giai đoạn hoàn thành gói thầu:
3.1. Công tác nghiệm thu hoàn công.
Công tác nghiệm thu hoàn công được Nhà thầu thực hiện ngay trong từng giai đoạn thi
công. Công việc này do ban kỹ thuật công trường thực hiện theo các quy định hiện hành của
nhà nước.
3.2. Công tác bàn giao.
- Trước khi bàn giao gói thầu, Nhà thầu có trách nhiệm thu dọn tất cả các trang thiết bị,
kho bãi, nguyên vật liệu thừa ra khỏi gói thầu, tổng vệ sinh các hạng mục, trả lại mặt bằng
cho Chủ đầu tư và địa phương.
- Tổ chức nghiệm thu sơ bộ và tiến hành nghiệm thu chính thức theo đúng qui định
ban hành của Nhà nước.
III. Các lưu ý trong quá trình thi công:
- Do đặc thù triển khai thi công trong điều kiện mặt bằng chật hẹp, Nhà thầu sẽ sắp xếp
các công việc thi công sao cho hợp lý nhất và phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành, các
cơ quan quản lý để triển khai thi công.
- Công tác thi công chủ yếu là thi công cơ giới kết hợp với thủ công chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ các yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng nên phải có biện
pháp hợp lý giữa các công tác chính để trong thi công không có sự chồng chéo. Nhà thầu sẽ

tập trung huy động vật tư, vật liệu, thiết bị máy móc thi công cùng với sự huy động nhân lực
tối đa phục vụ thi công đảm bảo được chất lượng công trình.
- Để đảm bảo tiến độ thi công ngoài việc tuân theo biện pháp thi công và sẽ chú trọng
chọn các giải pháp và trình tự thi công hợp lý nhất.
- Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là sự tuần tự và hợp nhất giữa tiến độ thi công các
hạng mục công trình. Nhà thầu sẽ cùng với Chủ đầu tư, TVGS tổ chức thi công phối hợp
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
giữa các bộ phận thi công một cách tốt nhất. Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thi công
chung. Việc tiến hành các bước thi công tuần tự theo phương pháp cuốn chiếu là một giải
pháp hợp lý nhất.
- Trước hết, thực hiện các công tác chuẩn bị thi công như: kế hoạch thi công, huy động
vật tư, máy móc, thiết bị và nhân lực đến công trường, xây dựng kho bãi, lán trại công
trường.
- Thời gian thi công tổng thể được lập trong bảng tổng tiến độ thi công của gói thầu.
- Trong quá trình thi công phải lập nhật ký thi công ghi lại đầy đủ từng bước thi công
và từng sự việc xảy ra trong quá trình thi công. Trong quá trình thi công, nếu có phát hiện
sai khác so với thiết kế, phải thông báo ngay cho Tư vấn giám sát để kịp thời có biện pháp
xử lý. Công tác thi công chỉ được phép tiếp tục triển khai sau khi có ý kiến của Tư vấn giám
sát.
- Thiết lập hệ thống mốc định vị chính xác đảm bảo đúng tọa độ và chuẩn tắc thiết kế.
- Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu luôn đảm bảo phương tiện thi công, máy móc
thiết bị phục vụ thi công không làm ảnh hưởng, cản trở giao thông toàn tuyến.
- Đổ vật liệu nạo vét đúng nơi qui định, không làm ảnh hưởng đến môi trường, khu
vực xung quanh và chấp hành các qui định của các cơ quan chức năng.
- Cử cán bộ có trình độ chuyên môn, chứng chỉ về công tác thi công tham gia thi công
công trình đảm bảo chất lượng tốt.
- Nhà thầu thi công đúng và đủ khối lượng, kích thước trong HSMT

- Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu thi công tuyệt đối tuân thủ nội quy, quy định
và sự điều hành của Chủ đầu tư.
- Trong suốt quá trình thi công Nhà thầu phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Trong suốt quá trình thi công, Nhà thầu thi công phải đảm bảo sự ổn định, an toàn
của khu vực xung quanh. Các phương tiện tham gia thi công không được làm cản trở giao
thông.
- Công tác nghiệm thu phải được tiến hành từng phần, từng bộ phận. Trong quá trình
thi công, khi nghiệm thu nhất thiết phải có:
+ Đầy đủ các tài liệu theo quy định
+ Đầy đủ các thành phần theo qui định.
- Chỉ được tiếp tục thi công công đoạn tiếp theo sau khi đó nghiệm thu giai đoạn trước.
- Trong quá trình thi công, Nhà thầu phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn lao
động và hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn lao động. Nhà thầu phải chịu hoàn toàn trách
nhiện về chất lượng thi công công trình trước Chủ đầu tư và trước pháp luật.
- Nhà thầu phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường và chịu hoàn toàn trách
nhiệm về vệ sinh môi trường với địa phương và Chủ đầu tư.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.

PHẦN VI

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
I. Công tác chuẩn bị hiện trường:
- Ngay sau khi có thông báo trúng thầu đơn vị khẩn trương tiến hành công tác chuẩn
bị, lập tiến độ thi công chi tiết cho từng hạng mục công trình, trình Chủ đầu tư và tiến hành
thi công ngay sau khi có lệnh khởi công của Chủ đầu tư và thực hiện những yêu cầu sau

đây:
- Bố trí thi công liên tục, tranh thủ những ngày khô nắng để thi công. Bố trí thi công
dây truyền theo từng bước công đoạn và áp dụng công nghệ thi công tiên tiến hiện đại đặc
biệt là các thiết bị máy móc của Nhà thầu có tính năng hoạt động tốt như máy đào, máy ủi,
máy đầm, máy trộn bê tông, máy đầm bê tông, ...
- Triển khai ngay các công tác tập kết vật liệu, máy móc thiết bị tốt nhằm đảm bảo thi
công hợp lý.
- Thường xuyên kiểm tra tim mốc, các mặt cắt để đảm bảo đúng kích thước và cao
trình thiết kế.
- Chuẩn bị sẵn các loại vật liệu và chứng chỉ vật liệu trình Ban quản lý kiểm tra trước
để khi cần sử dụng được ngay.
- Thực hiện đúng, nghiêm chỉnh các yêu kỹ thuật trong các quy trình thi công.
- Lập sổ nhật ký thi công ghi đầy đủ, sạch sẽ và cập nhật hàng ngày.
- Chỉ được phép làm theo các phần việc khi đã được kỹ thuật và Chủ đầu tư nghiệm
thu, nhận xét đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của phần công việc thực hiện xong trước
đó.
- Hàng tháng có kế hoạch về khối lượng thi công, kế hoạch về tài chính để Chủ đầu tư
có cơ sở nghiệm thu thanh toán.
- Mọi sự thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải được sự chấp thuận của Đơn vị
tư vấn và Chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư.
Trong thời gian thi công có thể gặp các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tiến độ thi
công như mưa, gió ... Nhà thầu sẽ bố trí thêm lực lượng công nhân, tăng cường thêm thiết bị
máy móc, thi công xen kẽ và tăng cường làm thêm giờ, thêm ca để đạt tiến độ theo yêu cầu
của Chủ đầu tư và tiến độ đơn vị đã đề ra.
- Thành lập Ban điều hành, huy động máy móc thiết bị đến chân công trình. Nhà thầu
sẽ tập kết thiết bị thi công vào công trường ngay khi có lệnh khởi công và đầy đủ theo đúng
kế hoạch tiến độ của dự án.
- Xây dựng văn phòng Ban điều hành, phòng thí nghiệm hiện trường. Dự tính Ban điều
hành của Nhà thầu sẽ bố trí văn phòng làm việc chung, phòng chỉ huy, phòng ở của tổ kỹ
thuật và các bộ phận khác, phòng ăn, bếp, 1 phòng thí nghiệm...

- Xây dựng lán trại công trường, bãi tập kết xe máy, kho bãi tập kết vật liệu và sản xuất
cấu kiện.
- Liên hệ với các cơ quan sở tại tại địa phương để đăng ký tạm trú, tạm vắng cho tất cả
nhân khẩu.
Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
-Tiến hành khảo sát để lấy mẫu vật liệu đem thí nghiệm trình TVGS. Khi được phê
duyệt thì có thể ký kết hợp đồng mua, khai thác vật tư, vật liệu ngay.
- Dấu cọc tim, cọc mốc cao độ ra khỏi mặt bằng thi công để có thể khôi phục lại khi
cần thiết tránh ảnh hưởng của xe máy thi công. Tất cả các mốc chính được đúc bằng cọc bê
tông và đánh số, ký hiệu và bảo vệ chắc chắn cho đến khi thi công xong công trình. Chú ý
các mốc này phải được đặt tại các vị trí đảm bảo tính bền vững, không bị lún, chuyển vị và
thuận tiện cho việc đo đạc, dễ khôi phục
- Bộ phận trắc đạc luôn thường trực trên công trường để theo dõi, kiểm tra tim mốc
công trình trong suốt thời gian thi công.
II. Công tác phóng tuyến công trình
Bao gồm các công tác nhận bàn giao toàn bộ các tài liệu cần thiết để làm cơ sở cho thi
công như mặt bằng tuyến, các cọc mốc tim tuyến, các tọa độ điểm khống chế, mặt bằng tổng
thể các bản đồ địa lý mặt bằng công trình, bãi thải đất, vị trí khai thác… của Chủ đầu tư.
Chúng tôi có phương án bảo quản các mốc, chỉ giới và các tài liệu đã bàn giao để làm cơ sở
thi công.
- Nhà thầu kết hợp với Chủ đầu tư nhận bàn giao tim mốc và giải phóng mặt bằng thi
công.
- Bố trí cán bộ kỹ thuật và trắc đạc xác định mốc giới tọa độ xây dựng, nếu có cọc mốc
trong phạm vi công trình thì di chuyển đến địa điểm khác ngoài phạm vi thi công, có sơ đồ
kèm theo.
- Căn cứ vào mốc chính, để triển khai gửi các mốc cao độ, vị trí… Nhà thầu chúng tôi
dùng máy trắc đạc để chuyển các mốc cao độ trên do Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế bàn giao

tại thực địa thành mốc củng cố (mốc gửi) ra ngoài phạm vi công trình sử dụng ổn định sau
này. Mốc gửi sẽ được lập như mốc chính, chắc chắn, có độ cao, tọa độ và sơ họa kỹ để tiện
việc quản lý và sử dụng trong suốt quá trình thi công, được bảo vệ bằng các rào chắn vây
quanh, các mốc định vị tiêu chuẩn cao độ ở ngoài phạm vi thi công không ảnh hưởng đến
quá trình thi công sẽ được bảo vệ chắc chắn.
III. Công tác thi công đê
1. Đào khuôn đê.
- Trước khi đào, tiến hành công tác định vị bằng máy trắc đạc vạch tuyến để đảm bảo
tuyến và cao độ đáy. Trong quá trình thi công, Nhà thầu sẽ liên tục cử cán bộ kỹ thuật giám
sát thi công, việc kiểm tra cao độ được tiến hành bằng máy thuỷ bình.
- Tiến hành đào khuôn đê đến cao độ và kích thước thiết kế.
- Vận chuyển đổ thải vật liệu thải đúng nơi quy định.
2. Thi công mái đê BTXM.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
SƠ ĐỒ THI CÔNG BÊ TÔNG
Thiết kế hỗn hợp bê tông và biện pháp thi công bê tông
Trình TVGS chấp thuận
Chuẩn bị
thi công
Lấy mẫu thí nghiệm

Cát

Đá

Xi Măng


Nước

Thiết bị định lượng (cân đo)

Thiết bị trộn (máy trộn)

trộn )
-Lấy mẫu thí nghiệm
-Kiểm tra độ sụt

Phương tiện vận chuyển

Đổ và đầm nén

Bảo dưỡng

Tháo cốp pha , hoàn thiện bề mặt bê tông
g

2.1. Công tác chuẩn bị:
- Các vật tư, máy móc thiết bị, nhân lực phục vụ đổ bê tông được chuẩn bị kỹ lưỡng,
lập kế hoạch cho từng ngày, từng ca và các phương án dự phòng.
- Vật tư được tập kết tại gần khu vực trộn và phải đáp ứng được kịp tiến độ thi công.
Trước khi được sử dụng cho công tác bê tông, vật liệu đã được chấp thuận của Kỹ sư giám
sát.
2.2. Công tác ván khuôn:
* Ván khuôn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Kiên cố, ổn định và không biến hình khi chịu tải trọng do tải trọng và áp lực ngang
của hỗn hợp bê tông mới đổ cũng như tải trọng sinh ra trong quá trình thi công.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
- Các ván khuôn phải kín khít đảm bảo không bị mất nước khi đổ bê tông.
- Kích thước hình học của ván khuôn chính xác so với thiết kế.
- Phải dùng được nhiều lần cho các bộ phận kết cấu cùng kích thước.
- Chế tạo giản đơn và có thể dùng các bộ phận riêng lẻ của ván khuôn chế tạo sẵn tại
các xưởng ván khuôn.
- Bảo đảm khi tháo gỡ ít đụng chạm nhất đến vật liệu và không rung chuyển, để khỏi
gây cho bê tông trạng thái ứng suất quá mức.
* Gia công lắp đặt ván khuôn:
- Ván khuôn được định hình theo đúng kích thước thiết kế. Tại các khe ghép giữa các
tấm ván dùng các tấm cao su mỏng chêm chèn đảm bảo kín khít khi đổ bê tông.
- Lắp dựng ván khuôn:
+ Xác định vị trí lắp đặt, căng dây, đo đạc tiến hành lắp đặt ván khuôn. Trong quá trình
lắp đặt ván khuôn, các yếu tố về hình học, kích thước, cao trình, vị trí luôn được kiểm tra vì
nó quyết định đến vị trí, chất lượng của bê tông sau này.
+ Để đảm bảo độ vững chắc cho ván khuôn, chúng tôi sử dụng hệ thống các thanh
chống và thanh giằng bằng thép. Mối nối lắp ghép giữa các tấm ván khuôn luôn kín khít
trong quá trình thi công.
+ Ván khuôn lắp ghép xong phải đảm bảo hình dáng kích thước thiết kế, đảm bảo về
chịu lực, độ ổn định, độ cứng trong mọi giai đoạn chế tạo cấu kiện. Trước khi lắp ghép ván
khuôn được quét 1 lớp dầu chống dính.
+ Đổ nước vào ván khuôn để kiểm tra độ kín khít còn kích thước hình học thì kiểm
tra bằng thước thép và máy đo đạc.
+ Sau khi lắp dựng xong, cán bộ kỹ thuật kiểm tra và tổ chức mời Tư vấn giám sát
nghiệm thu thì mới tiến hành đổ bê tông cho cấu kiện.
2.3. Công tác đổ bê tông thủ công:
Cấp phối hỗn hợp cốt liệu dùng trong bê tông được Nhà thầu thiết kế theo quy định kỹ

thuật và mác của bê tông thiết kế. Kết quả thí nghiệm phải trình Tư vấn giám sát chấp thuận
mới đưa vào thi công. Trộn bê tông bằng máy trộn 500 lít với thời gian trộn không nhỏ hơn
2 phút cho 1 mẻ trộn. Nhà thầu chế tạo các hộc đo lường vật liệu sao cho vừa đủ với khả
năng trộn của máy cũng như tỷ lệ, thành phần cốt liệu.
- Trình tự trộn như sau: Trước hết ta đổ 15-20% lượng nước vào thùng trộn của máy,
sau đó cho hỗn hợp xi măng, cát vàng, đá dăm vào cùng một lúc. Trong quá trình trộn hỗn
hợp cốt liệu đồng thời ta cho nốt lượng nước còn lại cho đến hết, cứ thế trộn đều. Để tránh
hiện tượng dính bám của bê tông vào thùng trộn, cứ sau một giờ trộn ta đổ toàn bộ cốt liệu
lớn (đá dăm) và nước cho một mẻ trộn vào thùng và quay đều trong thời gian khoảng 5 phút
sau đó mới tiếp tục cho xi măng, cát vào trộn.
- Cần kiểm tra độ sụt của hỗn hợp bê tông sau khi ra khỏi máy trộn để kịp thời điều
chỉnh lượng nước cho phù hợp.

Biện pháp thi công


Gói thầu xây lắp: Gia cố mặt đê biển 8 từ K9+415 đến K10+337, huyện Thái Thụy.
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông từ máy trộn ra vị trí đổ bằng xe cải tiến chuyên dụng.
Khi vận chuyển cần chú ý để đảm bảo cho hỗn hợp bê tông không bị phân tầng và mất nước
xi măng. Bê tông được đổ thủ công.
- Quá trình đổ cần chú ý mấy điểm sau: Bố trí mặt bằng trộn, đổ bê tông hợp lý, sử
dụng máng tôn để đổ bê tông để đưa hỗn hợp từ trên cao xuống tránh hiện tượng phân tầng
(Chiều cao đổ cho phép nhỏ hơn 1,5m). Thời gian từ khi trộn xong cho đến khi thi công
không được quá 45 phút. Nếu quá thời gian trên thì phải trộn lại hay vứt bỏ.
- Đầm bê tông bằng đầm dùi có công suất 1,5 KW hoặc đầm bàn công suất 1KW. Đầm
cho đến khi bọt khí, nước vữa xi măng nổi hết lên trên bề mặt lớp bê tông mới đạt yêu cầu.
- Trong quá trình đổ bê tông nếu gặp trời mưa to thì cần phải che chắn cẩn thận không
để nước mưa ngấm vào bê tông hay làm rỗ mặt bê tông. Khi gặp trời nắng to thì phải có
biện pháp che đậy khối đổ và tạo độ ẩm cho bê tông tránh bị rạn nứt do co ngót.
2.4. Bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ ván khuôn:

- Sau khi đổ bê tông Nhà thầu tiến hành bảo dưỡng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm
quy định để bê tông đông cứng và ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.
- Bảo dưỡng bê tông phải được tiến hành muộn nhất sau 10 tiếng đồng hồ sau khi đổ
bê tông. Bê tông cần được bảo dưỡng tốt bằng biện pháp che phủ và tưới nước nhằm giữ
chế độ nhiệt ẩm cần thiết cho bê tông tăng dần cường độ, ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt
độ và co ngót gây ra. Trong trường hợp trời nắng và có gió thì sau 2 đến 3 giờ phải được
bảo dưỡng ngay và liên tục trong 7 ngày đêm. Biện pháp bảo dưỡng bằng cách che phủ bao
tải và tưới nước.
- Sau khi đổ bê tông 48 tiếng đồng hồ thì được phép tháo ván khuôn và sửa chữa
khuyết tật.
- Ván khuôn khi tháo dỡ cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm sứt vỡ cạnh khối đổ. Ván
khuôn tháo ra phải để gọn không gây cản trở thi công và được lau chùi sạch sẽ, bảo quản để
sử dụng lần sau. Khi bề mặt bê tông bị khuyết tật thì phải dùng vữa xi măng - cát vàng mác
100 để sửa chữa sao cho thoả mãn yêu cầu về kỹ thuật, độ bằng phẳng và đồng đều của khối
bê tông.
2.5. Kiểm tra nghiệm thu:
- Thi công, kiểm tra nghiệm thu kết cấu bê tông áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN
4453:1995.
3. Thi công lớp đá dăm nước.
3.1. Chuẩn bị vật liệu:
- Khối lượng đá phải được tính toán đầy đủ để rải theo hệ số lèn xếp và tuỳ theo tiến
độ rải đá mà vận chuyển đến vị trí thi công.
- Đơn vị thi công luôn coi trọng nhiệm vụ đảm bảo giao thông khi thi công. Tuyệt đối
không đổ đá bừa bãi gây ra tắc xe.
3.2. Ra đá và san đá dăm nước:
- Nhà thầu tiến hành ra đá và san đá dăm nước bằng cơ giới kết hợp thủ công tuỳ theo
phương thức thi công, yêu cầu của việc ra đá và san đá là phải đảm bảo chiều dày thiết kế và
Biện pháp thi công



×