Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

quản trị môi trường kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.42 KB, 4 trang )

b. Kinh tế
Yếu tố kinh tế bao gồm


Yếu tố kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: lãi suất, tỉ
giá hối đoái, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp, lạm phát,... Ví dụ: khi lãi suất cho
vay giãm, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn vay và mở rộng sản xuất, kinh
doanh. Hoặc khi chính phủ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải
tăng giá sản phẩm, thắc chặt chi tiêu...



Yếu tố kinh tế tác động gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thu nhập
cá nhân, thuế thu nhập cá nhân. 2 yếu tố này tác động đến khách hàng của doanh
nghiệp và gián tiếp tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, khi thu
nhập hàng tháng của người tiêu dùng giảm do khủng hoảng kinh tế, họ sẽ có xu hướng
tìm đến các sản phẩm, dịch vụ có giá thành rẻ, tương đối nhằm tiết kiệm chi tiêu, vì thế,
lượng khách hàng mua các sản phẩm, dịch vụ cao cấp sẽ giảm đi.

2.1.1. Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh
nghiệp, chúng không chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các
hoạt động quản trị của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng cả tới môi
trường vi mô bên ngoài và môi trường nội bộ bên trong doanh nghiệp.


Các yếu tố này cũng là những nguyên nhân chính tạo ra cơ hội cũng như
nguy cơ cho các hoạt động của nó. Nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố môi
trường kinh tế vĩ mô có vai trò khá quan trọng đối với các hoạt động
quản trị cuả một doanh nghiệp. Nhìn chung chúng bao gồm từ các yếu tố
sau:


(1) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước.
Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số
lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng,
thị hiếu ... dẫn đến tăng lên quy mô thị trường. Điều này đến lượt nó lại
đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời kỳ, nghĩa là nó
tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị như hoạch định, lãnh đạo,
tổ chức, kiểm soát và ra các quyết định không chỉ về chiến lược và chính
sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể như cần phải sản xuất
hàng hóa, dịch vụ gì, cho ai, bao nhiêu và vào lúc nào.
Ở nước ta từ năm 1990 đến nay do sự tăng lên của GDP đã tác động
mạnh mẽ đến cơ cấu tiêu dùng và mở ra nhiều cơ hội cho các nhà quản
trị. Nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ đưa ra các hàng hóa dịch vụ
phù hợp nhu cầu, thẩm mỹ, thị hiếu đang gia tăng của người tiêu dùng.
Tuy nhiên một số doanh nghiệp không nhanh nhạy thích ứng với sự thay
đổi này đã dẫn tới thua lỗ, phá sản. Nguy cơ và rủi ro cho một số doanh
nghiệp không chỉ bắt nguồn từ sự thay đổi quá nhanh và mạnh mẽ mà
còn cả từ sự không năng động và linh hoạt của các nhà quản trị trong
việc không biết cách đáp ứng nhu cầu đã tăng lên và thay đổi nhanh
chóng về các loại sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong thời kỳ này.
(2) Yếu tố lạm phát
Yếu tố lạm phát tiền tệ cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định
chiến lược và sách lược kinh doanh. Nếu lạm phát gia tăng sẽ làm tăng
giá cả yếu tố đầu vào kết quả dẫn tới sẽ là tăng giá thành và tăng giá bán.


Nhưng tăng giá bán lại khó cạnh tranh. Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát
tăng cao, thì thu nhập thực tế của người dân lại giảm đáng kể và điều
này lại dẫn tới làm giảm sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêu
dùng. Nói cách khác khi có yếu tố lạm phát tăng cao thì thường khó bán

được hàng hóa dẫn tới thiếu hụt tài chính cho sản xuất kinh doanh, việc
tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khó thực thi được. Vì vậy việc
dự đoán chính xác yếu tố lạm phát là rất quan trọng trong điều kiện nước
ta hiện nay.
(3) Tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay
Cả hai yếu tố này cũng đều có tác động đến giá thành sản phẩm - dịch
vụ của doanh nghiệp. Thường thì doanh nghiệp nào cũng có mối quan hệ
trên thương trường quốc tế, nếu không là đầu tư với nước ngoài thì cũng
phải mua nguyên vật liệu, hàng hóa hoặc máy móc từ nước ngoài. Tỷ giá
hối đoái chiếm vị trí trung tâm trong những tác động lên các hoạt động
này và nhất là nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và giá bán sản phẩm
của doanh nghiệp. Vì thế, việc dự báo tỷ giá hối đoái là rất quan trọng
trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện các hoạt động quản trị kinh
doanh nói chung và các chiến lược cùng sách lược quản trị kinh doanh
nói riêng. Yếu tố lãi suất cho vay của ngân hàng cũng có ảnh hưởng
đáng kể đến các hoạt động quản trị ở mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế các
doanh nghiệp thường đi vay thêm vốn ở ngân hàng để mở rộng sản xuất
hoặc sử dụng trong việc mua bán, do đó lãi suất cho vay cao hay thấp sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào, đầu ra ở mỗi doanh nghiệp.
Điều này cũng có nghĩa là ảnh hưởng của lãi suất cho vay đến giá thành,
giá bán và tác động đến sức mua thực tế về hàng hóa cùng dịch vụ của
doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến việc hoạch
định và thực thi các chiến lược và chính sách quản trị kinh doanh. Chính
vì vậy mà khi vạch ra một chiến lược quản trị kinh doanh, đặc biệt là
chiến lược quản trị tài chính, doanh nghiệp thường lưu ý đến yếu tố này.
(4) Tiền lương và thu nhập


Chi phí về tiền lương là một khoản chi phí rất lớn ở hầu hết mọi
doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh

của các đơn vị này. Chi phí tiền lương càng cao thì giá thành sẽ càng
tăng, dẫn đến những bất lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề cạnh tranh.
Mức lương quá thấp lại không khuyến khích người lao động nhiệt tình
làm việc. Một chính sách về tiền lương đúng đắn có ảnh hưởng rất lớn
đến thái độ, động cơ, tinh thần làm việc của người lao động. Các hoạt
động về quản trị trong mỗi tổ chức chỉ thực sự có hiệu lực và hiệu quả
khi quyền lợi vật chất của những người tham gia vào quá trình này được
bảo đảm.
Điều này cũng giải thích vì sao Đảng và Nhà nước ta rất chăm lo giải
quyết vấn đề chính sách lương bổng nhằm vừa bảo đảm mức sống sự
công bằng và đảm bảo khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển. So với mức lương của người lao động ở các nước phát triển
thì mức lương ở nước ta và các nước chưa phát triển khác là khá thấp.
Các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư ở các nước mới phát triển,
trong đó có nước ta, do giá nhân công ở các nước này rẻ, làm giảm chi
phí sản xuất, dẫn đến giá thành giảm, nâng cao khả năng tăng lợi nhuận
của họ. Các hoạt động về đầu tư đến lượt nó lại tạo ra một môi trường
kinh doanh cũng như quản trị kinh doanh thuận lợi
.



×