Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

bài giảng kinh doanh quốc tế - chương 3 môi trường kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.47 KB, 16 trang )

MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
I. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ CỦA MỘT
QUỐC GIA

Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng của GDP,
GNP

Tiêu thụ cá nhân: cách sử dụng thu nhập

Đầu tư tư nhân

Chi phí lao động đơn vị

Lạm phát

Tình trạng của cán cân thanh toán

Sử dụng ngân sách Nhà nước

Chính sách tiền tệ

Số liệu về xã hội: dân số, cơ cấu dân số, tỉ lệ tăng
dân số
Đặc điểm chung của các nước đang phát
triển

GNP/capita < $9,266 (World Bank)

Khoảng cách giàu nghèo cao, với bộ phận thu nhập
trung bình chiếm tỉ lệ thấp


Phát triển kỹ thuật không đồng đều: tồn tại cùng lúc các
doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật tiên tiến nhất và các xí
nghiệp sản xuất theo phương pháp thủ công

Tăng trưởng kinh tế không đều giữa các khu vực: một
số vùng phát triển và có thu nhập cao trong khi tồn tại
các vùng chậm phát triển

Phần lớn dân số (~80%) hoạt động trong ngành nông
nghiệp năng suất thấp.

Tốc độ tăng dân số cao: 2.5% – 4% mỗi năm

Tỉ lệ mù chữ cao và cơ sở hạ tầng yếu kém cho giáo
dục

Tình trạng thiếu dinh dưỡng là phổ biến

Chính trò thiếu ổn đònh

Nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào một số mặt hàng
xuất khẩu chủ lực, thường là nông phẩm hoặc khoáng
sản

Tỉ lệ dự trữ thấp và hệ thống tài chính kém hiệu quả
II. Hội nhập kinh tế
1. Khái niệm:
Hội nhập kinh tế là việc thiết lập những luật lệ và
nguyên tắc vượt phạm vi của 1 quốc gia để cải
thiện thương mại và sự hợp tác giữa các nước

2. Tác động

Hình thành và kích thích thương mại diễn ra giữa
các thành viên trong nhóm hội nhập kinh tế

Hình thành cơ hội chuyên môn hóa giữa các nước
trong nhóm

Đổi hướng thương mại
3. Những mức độ hội nhập kinh tế:

Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area)

Liên minh thuế quan (Customs Union)

Thị trường chung (Common Market)

Liên minh kinh tế (Economic Union)

Liên minh chính trị (Political Union)
Khu vực thương mại tự do

Bãi bỏ thuế quan và hạn ngạch giữa các nước thành
viên

Các nước thành viên tự định ra các chính sách
thương mại đối với các nước không phải thành viên

EFTA (The European Free Trade Area)
NAFTA (The North American Free Trade

Agreement)
AFTA (Asean Free Trade Area)
Liên minh thuế quan

Bãi bỏ thuế quan giữa các nước thành viên

Thực hiện chính sách thương mại chung đối với các
nước không phải thành viên
Thị trường chung

Không có hàng rào thương mại giữa các quốc gia

1 chính sách thương mại chung đối với những nước
bên ngoài

Bãi bỏ những hạn chế về sự dịch chuyển của các
yếu tố sản xuất giữa các thành viên
Liên minh kinh tế

Không có hàng rào thương mại giữa các quốc gia

1 chính sách thương mại chung đối với những nước
bên ngoài

Bãi bỏ những hạn chế về sự dịch chuyển của các
yếu tố sản xuất giữa các thành viên

Hợp nhất chính sách tiền tệ và tài chính

Có đồng tiền chung

Liên minh chính trị

Tất cả các chính sách kinh tế giống hệt nhau

1 chính phủ đơn nhất
Một số khối kinh tế

EU (European Union)

ANCOM (Andean Pact, Andean Common Market):
Bolivia, Columbia, Ecuador, Peru, Venezuela

EFTA (European Free Trade Association): Iceland,
Liechtenstein, Na Uy, Thụy Sĩ

AFTA (Asean Free Trade Area)

NAFTA (North American Free Trade Agreement)

×