Tải bản đầy đủ (.pptx) (26 trang)

An toàn lao động trong sản xuất da giày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 26 trang )

Nhóm 7 – Bảo hộ lao động 12QL_03
Giảng viên: Lưu Thu Hường
Danh sách thành viên

1: Đỗ Thị Bích Nga
2: Vũ Văn Hóa
3: Lê Văn Thi
4: Tống Nguyên Phong
5: Trần Tú Anh
6: Nguyễn Hải Yến
7: Nguyễn Thảo Linh
8: Lê Thị Ngần
9: Hoàng Ngọc Sáng


Đề tài: An toàn lao động trong sản xuất da giày

1

Một số khái niệm

2

Giới thiệu sơ lược về ngành da giày

3

Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất da giày

4


Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày

5

Biện pháp phòng tránh


Phần 1
Một số khái niệm


01
Một số khái niệm

An toàn lao động

01

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người
trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động

02

Vệ sinh lao động là các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố có hại gây bệnh tật.

Điều kiện lao động

03


Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế - xã hội, tổ chức, kĩ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, tổ chức lao động,
người lao động, môi trường lao động và sự tác động qua lại giữa chúng.


Phần 2
Giới thiệu sơ lược về ngành da giày


02
Giới thiệu sơ lược về ngành da giày
Ngành da giày của Việt Nam được thành lập cách đây hơn 20 năm, quá trình
phát triển ngành da giày cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể như: phát triển khá
nhanh, kim ngạch xuất khẩu luôn đạt trên 16%/năm, là một trong những ngành xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 4 về kim ngạch (sau nhóm hàng điện thoại, máy vi tính và
hàng dệt may).
Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về sản lượng xuất khẩu giày dép ra
thị trường thế giới với khoảng hơn 1 tỷ đôi các loại mỗi năm. Đáng lưu ý, giá xuất khẩu
trung bình của thế giới là 9,81 USD/đôi, trong khi đó giá của Việt Nam là 15 USD/đôi, cao
gấp 1,6 lần so với giá trung bình của thế giới.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện ngành này đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về thương hiệu, chiến lược phát triển và vấn đề đảm bảo ATLD cho người lao động.


Giới thiệu quy trình sản xuất giày
Link: />

Phần 3
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản
xuất da giày



03: Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất da giày
Các yếu tố nguy hiểm
Mối nguy thiếu Oxy

Nguyên nhân
- Giảm hàm lượng oxy do tiêu thụ bởi người vào làm việc, nhưng không được bổ sung đủ, kịp thời.
• Oxy bị chiếm chỗ bởi các khí, hơi khác (phổ biến là Nito).
• Oxy phản ứng với các hóa chất có trong không gian hạn chế.
- Theo quy định an toàn, nếu nồng độ oxy giảm dưới 19,5% thì không được phép vào không gian hạn chế trừ trường hợp cứu hộ với đầy đủ thiết bị hỗ trợ hô hấp

Mối nguy khí độc

- Trong xưởng giày da tiềm ẩn nhiều nguy cơ tồn tại khí độc hại. Thường gặp nhất là khí H2S, CO, CO2…
- Khí độc tồn tại trong khu vực gia công theo nhiều cơ chế khác nhau như:
• Khí độc được tạo ra do các loại hóa chất được lưu chứa trong phòng kín:) sáp cứng, lớp xịt ngoài, chất nền, antique shoe, cream self-shine, shoe cream, polishing, shoe cream, sáp
cứng.
• Khí độc hình thành do các công việc bên trong không gian hạn chế như khí, dung môi sơn chất tẩy rửa.
• Khí độc hình thành do phản ứng phân hủy sinh học.

Mối nguy khí dễ cháy

- Mối nguy này thường gặp trong các không gian hạn chế tại các mỏ nung, nấu hay ép dẻo đế giày.
- Nước thải, cống rãnh... cũng thường tồn tại mối nguy này (methan hình thành).
- Ngoài ra còn phải kể đến khí dễ cháy hình thành do sử dụng các dung môi, hoặc hồ trong quá trình dán hay đúc giày.
- Hóa chất bên trong không gian hạn chế như công việc sơn, vệ sinh sử dụng các loại dung môi dễ cháy nổ.


03: Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất da giày

Mối nguy áp suất

- Áp suất trong không gian hạn chế có thể cao hơn hoặc thấp hơn bên ngoài.
- Trong cả hai trường hợp đều nguy hiểm cho sức khỏe của người vào trong không gian hạn chế. Ngoài ra áp suất cao hơn hay thấp hơn bình thường
cũng đều gia tăng nguy cơ phá vỡ thiết bị như nổ hay collapse thiết bị.

Mối nguy cô lập không đúng

- Mối nguy, do cô lập không đúng hoặc không thực hiện cô lập.
- Một yêu cầu bắt buộc khi thực hiện công việc trong không gian hạn chế là cô lập không gian. Một số loại cô lập như cô lập về điện, cô lập về cơ khí và
cô lập về dòng công nghệ nếu thực hiện không đúng, hoặc thiếu có thể dẫn đến những hậu quả không lường trong không gian hạn chế.

Mối nguy về điện

- Do nhiệt độ tăng cao trong quá trình làm việc.
- Do sử dụng vật liệu hoặc chất dễ gây cháy nổ.

Các yếu tố nguy hiểm cơ khí, thiết
bị
Khác

- Do máy móc trong nhà máy không có thiết bị bảo vệ, đặc biệt là máy may và các máy phát sinh nhiệt (máy dập, máy ép) gây thương tích cá nhân (bỏng
rát, dập nát ngón tay…)
- Mối nguy do thiếu ánh sang
- Mối nguy do tiếng ồn cao
- Mối nguy sinh học như rắn, rết, bọ cạp…


Ví dụ thực tế 1: Cháy xưởng sản xuất đế giày


Hậu quả: Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi hoàn toàn xưởng giày, đồng thời gây ảnh hưởng đến 2 nhà kế bên, thiệt hại ước
tính hàng tỉ đồng.


Ví dụ thực tế 2: Nổ bình hơi máy đánh mềm mũi giày

Vào lúc 13h45 ngày 8/1/2018, tại Công ty Giày da Sao Vàng (Chi
nhánh Uông Bí, phường Yên Thanh, Thành phố Uông Bí) đã xảy ra vụ
tai nạn lao động. Các công nhân đang trong ca làm việc, bất ngờ bình
hơi của máy đánh mềm mũi giày phát nổ đã khiến 5 công nhân bị
thương và choáng ngất. Ngay sau đó, các nạn nhân đã được chuyển
đến cấp cứu tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển.

Trong số công nhân bị thương, chị Lê Thị Ánh Tuyết (phó quản đốc) bị thương nghiêm trọng nhất, đứt một chân phải (đến gần đầu gối) và đến 7h30
sáng 9/1 đã tử vong. 4 công nhân bị thương còn lại hiện tại sức khỏe đã ổn định.


Phần 4
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong
sản xuất da giày


04
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày

1.

Bệnh bụi phổi
• Bụi được phát sinh trong quá trình may mũi giày, mài đế ở phân xưởng đế, phân
xưởng hoàn chỉnh sản phẩm. Bụi trong ngành da giày chủ yếu là bụi cao su có kích

thước mịn do mài cạnh đế, mài viền hoặc ở các khâu dán đế, ép đế, kiểm tra sản phẩm
gây ra bệnh bụi phổi.
• Triệu chứng của các công nhân khi mắc phải bệnh bụi phổi thường là: ho, tức
ngực, khó thở. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể biến chứng
thành ung thư phổi.

Bệnh bụi phổi


04
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày

2. Viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
• Do đặc điểm môi trường sản xuất ngành da giày luôn phải tiếp xúc với bụi và
các khí độc như: NO2, SO2, CO,… nên công nhân trong ngành da giày có nguy cơ cao
mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.
• Bệnh thường khởi phát do các đợt nhiễm trùng đường hô hấp, gây viêm, phù
nề, tăng tiết và thắt hẹp đường thở. Khi không được điều trị phù hợp, hoặc các đợt
nhiễm trùng đường hô hấp tái đi, tái lại nhiều lần, khi đó bệnh phát triển thành
viêm phế quản mạn tính.

Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp


04
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày
3. Nhiễm độc
a. Amoniac (NH3)
• Trong phân xưởng may, làm đế, hoàn chỉnh có sử dụng các loại keo dán, đặc biệt là keo Latex đã phát sinh một
lượng khí NH3. NH3 là chất khí không màu, có mùi hắc và khó chịu, khó thở, gây kích ứng mạnh đối với đường hô

hấp gây loét giác mạc, thanh khí quản.
• Ở nồng độ 67,9 ÷ 85,9mg/m3, amoniac gây kích thích mắt, mũi, họng, tổn thương phổi và vị giác, nếu tiếp xúc
trong thời gian dài có triệu chứng hắt hơi, ho, căng họng, khó thở chảy nước mắt, mù mắt một phần đến toàn phần,
buồn nôn và co giật.
• Ở nồng độ trên 3500mg/m3, amoniac gây độc cấp tính, có thể gây chết người trong thời gian tiếp xúc ngắn do co
thắt đường hô hấp hoặc tràn dịch màng phổi.
 
 


04
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày

b. SO2, NO2, NO, CO…
Hầu hết các cơ sở sản xuất giày cần có hệ thống lò hơi để cung cấp lượng hơi nóng cho quá trình lưu hóa, hấp, sấy giầy. khí lò hơi hoạt động phát thải ra khí NO2, NO, SO2, CO… là
những khí có tính độc cao đối với con người.

b1. Lưu huỳnh dioxit (SO2)
Là chất khí không màu, có vị axit, từ nồng độ 0,6mg/m3 tác dụng đến hệ hô hấp, hòa tan trong lớp màng của mắt, mũi,
miệng, cổ họng gay khó thở, viêm loét niêm mạc. Khi không khí có SO2 kèm theo bụi thì tác hại của SO2 càng tăng vì nó
xâm nhập sâu vào cơ quan hô hấp gây tổn thương phổi, màng phổi.

b.2. NO2 và NO
Khí NO2 màu nâu, có mùi từ nồng độ 0,2mg/m3 trở lên, mang tính axit gây viêm loét ddường hô hấp, hòa tan vào
màng nhờn trong khí quản, phế quản, phổi và được giữ lại.
Khí NO ít tan trong nước, tạo với hồng cầu trong máu tạo thành chất không vận chuyển oxy: Hb (hemogrobin).


04
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày


b.3. Cacbonmonnooxit (CO)
+ CO là khí không màu, không mùi, không vị, có độc tính cao.
+ CO khi vào máu kết hợp với Hemoglobin (Hb) tạo thành một phức chất bền vững là Cacbonxyhemoglobin (HbCO). Do vậy làm mất khả năng vận chuyển Oxy của Hb dẫn tới thiếu
Oxy. Các triệu chứng nhiễm độc tùy theo mức độ nặng, nhẹ phụ thuộc vào nồng độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc và đặc điểm mẫn cảm của từng cá thể và chủ đạo là các
biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương.


04
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày
4. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp
+ Do phải liên tục tiếp xúc với các loại dung môi hữu cơ, keo dán, mực in thêu, nước tẩy, sơn,… có tính độc hại cao nên công nhân ngành da giày có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm
da.
+ Biểu hiện:
• Bệnh nhân ngứa liên tục, xen kẽ những cơn ngứa dữ dội làm bệnh nhân phải gãi nhiều gây trầy xước dễ gây
nhiễm khuẩn thứ phát.
• Biểu hiện sớm là đám đỏ da, phù nề, sẩn mụn nước, chảy nước tại vùng da tiếp xúc với dung môi hữu cơ.
• Nếu bệnh nhân không tiếp xúc với dị nguyên nữa, quá trình viêm sẽ giảm dần, giảm tiết dịch, tổn thương
đóng vảy tiết, khô dần, vẩy tiết bong đi, da dần dần phục hồi.
• Nếu bệnh nhân tiết tục tiếp xúc với dung môi hữu cơ, viêm da sẽ kéo dài dai dẳng. Lúc này da trở nên khô,
bong vẩy, dầy lên do hiện tượng tăng gai, dầy sừng và thâm nhiễm tế bào viêm ở trung bì. Hiện tượng liken
hoá, dầy sừng và nứt nẻ.


04
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày
5. Bệnh sạm da nghề nghiệp
• Môi trường khí hơi, bụi kết hợp với việc phải tiếp xúc với các loại dung môi đặc biệt là dung môi hidrocacbon
khiến các công nhân ngành da giày có nguy cơ mắc phải bệnh sạm da nghề nghiệp.
• Bệnh sạm da nghề nghiệp là quá trình bệnh lý làm tăng lượng hắc tố bình thường của da, biểu hiện bằng những

dát thâm da liên quan đến chất tiếp xúc (chất quang động) với tác động của ánh sáng mặt trời.
• Triệu chứng toàn thân: Thường biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da, người mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ,
ăn kém ngon, trí nhớ giảm, xút cân, năng suất lao động giảm. Bệnh nhân có cảm giác ngứa, nóng rát tại các vùng
tổn thương.
• Triệu chứng ngoài da: Khởi đầu là giai đoạn đỏ da, rồi đến các dát thâm. Da sạm xuất hiện ở phần da hở hoặc
vùng tiếp xúc. Da khô, sạm thâm hình mạng lưới, có vùng da teo xen kẽ, da bong vảy và giãn mạch rõ.

Bệnh sạm da nghề nghiệp


04
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong sản xuất da giày
6. Bệnh thoái hóa cột sống
Do phải ngồi làm việc liên tục 8 tiếng một ngày với cường độ cao trong môi trường nhiều yếu tố độc hại nên công nhân ngành da giày có nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa đốt sống
lưng, đốt sống cổ.


Phần 5
Biện pháp phòng tránh


05
Biện pháp phòng tránh

1. Con người
+ Người lao động
• Luôn sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân như: mặt nạ chống bụi, kính, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động chuyên dụng.
• Chấp hành nội quy an toàn lao động và Vệ sinh lao động khi làm việc
• Thực hiện vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay quần áo sau khi tan ca.
• Không hút thuốc lá, luyện tập thể dục, rèn luyện cơ thể khỏe mạnh.

• Khám sức khỏe định kỳ

+ Doanh nghiệp
• Tiến hành tuyên truyền, huấn luyện an toàn lao động cho người lao động
• Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ cho người lao động
• Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động (6 tháng, 1 năm) để có cơ sở sắp xếp công việc hợp lý cho người lao động, cũng như có phương xử lý kịp thời các bệnh
nghề nghiệp phát sinh từ điều kiện làm việc đặc trưng của ngành da giày.


05
Biện pháp phòng tránh
2. Kĩ thuật
Thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo trì và thay thế các bộ phận, chi tiết hư hỏng

Không sử dụng các chi tiết máy móc- thiết bị đã han rỉ, không đúng chủng loại vào việc thay thế các chi tiết
đã hư hỏng

Không để người không có nghiệp vụ chuyên môn sử dụng các máy móc – thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATLĐ

Trang bị mặt nạ cho công nhân làm việc ở những vùng ô nhiễm CO cao, đặc biệt có bình ôxy kèm theo

Lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hơi khi độc nơi sản xuất


05
Biện pháp phòng tránh
3. Môi trường
Giám sát thường xuyên nồng độ khí độc trong không khí môi trường lao động. Định kỳ đo nồng độ dung môi hữu cơ và đánh giá điều kiện làm việc ở người lao động


Cung cấp oxy đầy đủ khí đốt các vật liệu có cacbon sẽ giảm sự phát sinh CO. Thông gió đối với lò, các nguồn phát sinh CO phải thích hợp, bảo đảm nồng độ CO không
tăng tới mức nguy hiểm. Nơi xảy ra hoả hoạn, phải có trang bị phòng hộ, có dụng cụ thở


×