Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Báo cáo tốt nghiệp Y học dự phòng nhóm Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 76 trang )

1
BÁO CÁO THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ DỰ
PHÒNG TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ theo kế hoạch thực tế tốt nghiệp Bác sĩ YHDPK1 - trường ĐH Y
Dược Thái Nguyên năm 2013, sau thời gian 3 tháng nhóm sinh viên thực tế
tại tỉnh Bắc Giang trình bày kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo kế hoạch như
sau:
I.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG TỈNH BẮC GIANG
Bắc Giang Là tỉnh trung du, miền núi, Bắc Giang có dân số gần 1,6 triệu

người, bao gồm hơn 20 dân tộc anh em cùng chung sống. Kinh tế còn khó
khăn (khoảng 25% số hộ nghèo) nhưng tỉnh đã tập trung đầu tư cho công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Dân số Bắc Giang không đông nhưng tuyến tỉnh có bảy bệnh viện, trong đó
có các bệnh viện chuyên khoa như phụ sản, lao và bệnh phổi, tâm thần, y học
cổ truyền, điều dưỡng và phục hồi chức năng. Ngoài ra còn có chín bệnh viện
đa khoa tuyến huyện, 23 phòng khám đa khoa khu vực, và 10 trung tâm y tế
dự phòng huyện, thành phố mới được thành lập, với tổng số giường bệnh toàn
tỉnh là hơn 3.570 giường. Ðó là chưa kể còn có một bệnh viện đa khoa ngoài
công lập, hơn 180 phòng khám bệnh tư nhân.
Ðầu tư phát triển y tế tuyến trên, Bắc Giang cũng dành sự quan tâm thích
đáng cho y tế tuyến cơ sở. Triển khai, thực hiện Chỉ thị số 06 - CT/T.Ư (ngày
22-1-2002) của Ban Bí thư T.Ư Ðảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế
cơ sở
II.

CƠ CẤU TỔ CHỨC TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH BẮC

GIANG


1.
Cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Bắc Giang


2
Trung tâm Y Tế dự phòng tỉnh Bắc Giang được thành lập từ năm 1963 lấy tên
là Trạm phòng dịch Hà Bắc. Sau khi tái lập tỉnh Bắc Giang, ngày 24/1/1997
UBND lâm thời tỉnh Bắc Giang có quyết định số 73/UB” về việc thành lập
trung tâm y tế dự phòng trực thuộc sở y tế”. Trong những năm qua, sự phát
triển của Trung tâm gắn liền với bối cảnh nền kinh tế - chính trị thế giới có
những biến động mạnh trực tiếp ảnh hưởng tới nền kinh tế, Y tế toàn cầu nói
chung và Y tế của nước ta nói riêng. Từ khi được thành lập đến nay Trung tâm
Y tế dự phòng đã phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng chuyên môn
cũng như cơ sở vật chất xứng tầm một trung tâm lớn của tỉnh Bắc Giang.
Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, có
chức năng tham mưu cho Giám đốc sở Y tế tổ chức, triển khai thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực Y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có 75 cán bộ trong đó có 26 bác sĩ.
Bộ máy tổ chức bao gồm:
 Bộ máy lãnh đạo gồm có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
 Trung tâm có 02 phòng chức năng:
 Phòng Kế hoạch- Tài chính.
 Phòng Tổ chức – Hành chính.
 Trung tâm có 06 khoa chuyên môn:
 Khoa Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và vaccin
sinh phẩm.
 Khoa Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.
 Khoa Sức khỏe cộng đồng.
 Khoa Da liễu.

 Khoa Xét nghiệm .


3
 Khoa Sức khỏe nghề nghiệp.
Có 04 tổ chức chính trị xã hội là: Chi bộ trực thuộc Đảng bộ khối các cơ quan
tỉnh, Công Đoàn trực thuộc công đoàn nghành Y Tế, Chi đoàn thanh niên
thuộc tỉnh đoàn Bắc Giang và Hội CCB trực thuộc Hội CCB thành phố Bắc
Giang.
Mô hình cơ cấu TTYTDP tỉnh Bắc Giang năm 2012-2013



Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Y tế dự phòng

tỉnh
( Dựa theo quy định 05/2006/QĐ – BYT ngày 17/01/2006 về việc Ban hành
"Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" )
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Y
tế và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế
dự phòng trên địa bàn tỉnh.


4
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ
thuật về y tế dự phòng trên cơ sở định hướng chiến lược của Bộ Y tế và
tình hình thực tế của tỉnh trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động sau:

 Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Phòng
chống dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực
phẩm, kiểm dịch y tế, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học,
sức khoẻ nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích và xây
dựng cộng đồng an toàn.
 Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt
động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các Trung tâm Y tế dự phòng
huyện, các cơ sở y tế và các trạm y tế trên địa bàn.
 Phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ và các cơ
quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực
hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khoẻ về lĩnh vực
y tế dự phòng.
 Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực y
tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ
chuyên khoa và các cán bộ khác.
 Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ
khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng.
 Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương
trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Giám đốc Sở Y
tế phân công.


5
 Triển khai tổ chức thực hiện các dịch vụ về y tế dự phòng theo sự
phân công, uỷ quyền của Giám đốc Sở Y tế và theo quy định của
pháp luật.
 Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách.
 Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật
đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị

theo quy định của pháp luật.
 Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp
luật.
 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
Nhận xét:
Dựa theo quy định 05/2006/QĐ – BYT ngày 17/01/2006 về việc Ban
hành "Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" và Trung tâm y tế
dự phòng tỉnh Bắc Giang là đơn vị cấp 2, bên cạnh đó tỉnh Bắc Giang còn có
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Nội tiết và Sốt rét và là tỉnh
không có đường biên giới cho nên:
- Về cơ cấu tổ chức, các khoa, phòng chức năng: đã đủ theo quy định.
- Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
2.
Cơ cấu tổ chức các khoa phòng tại TTYTDP tỉnh Bắc Giang
II.1 Khoa sức khỏe cộng đồng
2.1.1. Biên chế
Hiện nay, khoa SKCĐ có 05 cán bộ gồm:
03 bác sĩ
01 cử nhân
01 y sĩ


6

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ
2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ chung
Khoa SKCĐ- TTYTDP tỉnh Bắc Giang đã, đang thực hiện đầy đủ và hiệu quả
các chức năng, nhiệm vụ theo quyết định số 05/2006/QĐ- BYT bao gồm:
1) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về sức

khoẻ cộng đồng;
2) Giám sát chất lượng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng, bảo quản các
công trình vệ sinh; thực hiện kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc
thực hiện các biện pháp bảo vệ và xử lý các nguồn nước ăn uống
và sinh hoạt;
3) Hướng dẫn, kiểm tra công tác y tế học đường; triển khai thực hiện
hoạt động phòng chống các bệnh, tật học đường, các hoạt động
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ đối với học sinh, sinh viên;
4) Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện các quy định hiện hành về y tế đối với môi trường, chất thải,
nước tại các khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt trên
địa bàn tỉnh;


7
5) Làm đầu mối tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng phong trào
làng văn hoá sức khoẻ;
6) Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình dự án liên quan đến
sức khoẻ môi trường và sức khoẻ trường học.
2.1.2.2
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể
 Trưởng khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Ngữ phụ trách chung
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị về mọi công tác, hoạt động của
khoa.
-Xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa, phân công nhiệm vụ công tác cho
từng cán bộ trong khoa, giám sát chất lượng công tác của cán bộ trong khoa ở
tại đơn vị và quá trình công tác chỉ đạo tuyến.
-Phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia công tác thanh tra, kiểm tra các
quy định hiện hành về chương trình VSMT- YTTH trên địa bàn tỉnh.
-Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên

quan đến sức khỏe môi trường- sức khỏe trường học của đơn vị.
-Tham gia công tác đào tạo và tổ chức đào tạo nâng cao nghiêp vụ chuyên
môn cho cán bộ tuyến huyện, xã trên địa bàn tỉnh.
-Chịu trách nhiệm hướng dẫn cho cán bộ mới đến nhận công tác và cùng cán
bộ đó triển khai công tác VSMT- YTTH.
 Tổ môi trường
Bác sĩ: Dương Thị Hằng: chuyên trách VSMT
Y sĩ: Phan Hữu Thục: cán bộ
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát VSMT, chất lượng vệ sinh nguồn
nước và hướng dẫn sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh, tham gia thực
hiện các dự án về VSMT trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc TTYTDP các huyện, thành
phố thực hiện hoàn chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm đề ra theo từng quý. Phối hợp
với TTYTDP các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát các trạm cấp
nước tập trung, công trình vệ sinh hộ gia đình trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Trực tiếp tham gia kiểm tra, chỉ định xét nghiệm nước các nhà máy nước
trong hơp đồng và xét nghiệm nước tự nguyện.
- Xây dựng nội dung hướng dẫn các đơn vị thực hiện hưởng ứng ( tuần lễ
nước sạch VSMT và ngày môi trường thế giới) và VSMT xử lý chất thải.


8
- Kiểm tra công tác quản lý và xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh,
huyện theo kế hoạch năm đề ra.
- Tham gia các nội dung hoạt động của dự án, chịu trách nhiệm trong quá
trình kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động của dự án.
- Đôn đốc, thu thập số liệu báo cáo VSMT của các đơn vị gửi đến. Nhận quản
lý, trả kết qủa xét nghiệm nước cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu,
làm báo cáo tháng, quý, năm theo quy định.
Ngoài ra còn triển khai một số hoạt động khác khi có sự điều động của lãnh

đạo.
 Tổ y tế trường học
Bác sĩ Vi Quý Ly: chuyên trách VSMT
Cử nhân Leo Mạnh Cường: cán bộ
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác YTTH trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi, đôn đốc TTYTDP các huyện, thành
phố thực hiện hoàn chỉnh chỉ tiêu kế hoạch năm đề ra theo từng quý.
- Phối hợp với TTYTDP các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát,
hướng dẫn việc thực hiện các quy định về YTTH theo nội dung hướng dẫn
của BYT trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia triển khai thực hiện các dự án phòng chống các bệnh tật liên quan
đến học đường. Chịu trách nhiệm trong quá trình kiểm tra, giám sát tổng hợp
báo cáo kết quả hoạt động của dự án.
- Đôn đốc, thu thập số liệu báo cáo VSMT của các đơn vị gứi đến. Tổng hợp
báo cáo tháng, quý, năm theo quy định.
- Làm công tác hành chính của khoa, theo dõi ngày công, ghi chép sổ họp của
khoa, sắp xếp số liệu, công văn, báo cáo theo quy định.
Ngoài ra còn triển khai một số nội dung khác khi có sự điều động của lãnh
đạo.
2.2 Khoa sức khỏe nghề nghiệp
2.2.1 Biên chế
Đến nay, khoa đã có 08 cán bộ trong đó có:
- 05 Bác sỹ ( có 3 bác sĩ trình độ sau đại học).
- 01 Y sỹ.
- 01 KTV chẩn đoán hình ảnh.
- 01 KTV thiết bị y tế.


9


2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
2.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chung
Căn cứ quyết định 05/QĐ-BYT ngày 15/01/2006 của Bộ Y tế, khoa sức
khỏe nghề nghiệp được thành lập và được giao nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về Y tế lao động,
phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích và xây
dựng cộng đồng an toàn;
- Kiểm tra, giám sát môi trường lao động, điều kiện lao động có nguy cơ
gây BNN và tai nạn lao động, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện,
MTLĐ.
- Tổ chức phòng khám BNN và triển khai các hoạt động phòng chống
BNN; theo dõi, giám sát, hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ, khám
BNN và tham gia giám định BNN cho người lao động;
- Triển khai thực hiện và giám sát các hoạt động phòng chống TNTT của
ngành y tế và xây dựng cộng đồng an toàn;
- Phối hợp trong việc thẩm định các hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
vệ sinh lao động theo danh mục quy định và hướng dẫn xử trí ban đầu
khi bị nhiễm độc;
- Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến sức
khỏe nghề nghiệp và phòng, chống tai nạn thương tích.
2.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể


10
Bs Đặng Bá Hiểu – Trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp:
- Chỉ đạo điều hành và quản lý, giám sát chung mọi hoạt động của khoa.
-

Trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, triển khai các hoạt
động chuyên môn của khoa đạt kết quả tốt.


- Xây dựng kế hoạch ( Tuần, tháng, năm) và chỉ đạo thực hiện các hoạt
động về vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động, phòng
chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích và xây
duwmngj cộng đồng an toàn.
- Trực tiếp phân công cán bộ khoa thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
- Trực tiếp phụ trách Dự án Phòng chống Bệnh nghề nghiệp.
- Trực tiếp quản lý và bảo quản Bộ máy nội soi Tai Mũi Họng.
- Phụ trách và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực Y tế lao động huyên Sơn Động,
Yên Dũng và Thành phố Bắc Giang.
Bs Phùng Tiến Hải- Phó trưởng khoa Sức khỏe nghề nghiệp:
- Thay mặt Trưởng khoa điều hành và quản lý, giám sát chung mọi hoạt
động của khoa khi trưởng khoa đi công tác vắng và có trách nhiệm báo
cáo lại với trưởng khoa.
- Giúp trưởng khoa chỉ đạo điều hành và quản lý, giám sát chung mọi
hoạt động của khoa.
- Giúp trưởng khoa trực tiếp phụ trách công tác Quản lý sức khỏe người
lao động, phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng cộng đồng an toàn
trên địa bàn tỉnh.
- Trực tiếp tham gia các nhiệm vụ chung của khoa khi được phân công.


11
- Phụ trách và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực Y tế lao động huyện Yên Thế,
Tân Yên, Hiệp hòa.
Bs Trần Trung Kiên- Cán bộ khoa:
- Giúp trưởng khoa trực tiếp phụ trách công tác Quản lý Vệ sinh lao
động, Phối hợp trong việc thẩm định các hóa chất có yêu cầu nghiêm
ngặt về Vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh.
- Trực tiếp tham gia các nhiệm vụ chung của khoa khi được phân công.

- Trực tiếp quản lý và bảo quản Bộ máy Siêu âm, máy Điện tim.
- Phụ trách và chỉ đạo tuyến về lĩnh vực Y tế lao động huyện Lục Ngạn,
Lục Nam, Lạng Giang và Việt Yên.
Kỹ thuật viên Chu Văn Khải- Cán bộ khoa( Đi học):
Y sỹ Đào Thị Nga:
- Trực tiếp quản lý trang thiết bị, dụng cụ khám sức khỏe định kỳ.
- Trực tiếp tham gia các nhiệm vụ chung của khoa khi được phân công.
Kỹ thuật viên Thân Văn Khương- Cán bộ khoa:
- Trực tiếp quản lý và vận hành Máy chụp X Quang.
- Trực tiếp quản lý trang thiết bị máy móc và thực hiện các kỹ thuật đo
môi trường lao động và khám bệnh nghề nghiệp.
- Tổng hợp báo cáo các chương trình, dự án của khoa quản lý theo qui
định.
- Trực tiếp tham gia các nhiệm vụ chung của khoa khi được phân công.
Bs Hoàng Thị Hằng – Cán bộ khoa:


12
- Trực tiếp tham gia các nhiệm vụ chung của khoa khi được phân công.
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về lĩnh vực Y tế lao động huyện Yên
Thế, Tân Yên, Hiệp hòa.
BS Nguyễn Thùy Trang - Cán bộ khoa:
- Trực tiếp tham gia các nhiệm vụ chung của khoa khi được phân công.
- Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về lĩnh vực Y tế lao động huyên Sơn
Động, Yên Dũng và Thành phố Bắc Giang.
2.3. Khoa dịch tễ
2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Khoa KSBTN có 10 cán bộ hiện đang công tác tại khoa, trong đó có 01
trưởng khoa, 9 nhân viên với trình độ:
- Bác sỹ - Chuyên khoa I (YTCC): 01CB

- Bác sỹ đa khoa: 05 cán bộ
- Cử nhân YTCC: 02 CB (trong đó có 01 đ/c đang theo học CKI
YTCC)
- Kỹ sư côn trùng: 01 CB
- Điều dưỡng: 01 CB
2.3.2 Nhiệm vụ, chức năng của khoa
Theo quy định của Bộ Y tế tại Quyết định 05/QĐ-BYT, nhiệm vụ của khoa
KSBTN:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát và phòng chống các
bệnh truyền nhiễm;
- Quản lý tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại địa phương; thực
hiện kiểm tra, giám sát, phát hiện và chủ động phòng, chống dịch; thu thập
thông tin, số liệu, lập bản đồ, biểu đồ dịch tễ theo dõi diễn biến tình hình dịch
bệnh;


13
- Xác định kịp thời các tác nhân gây dịch để có kế hoạch chủ động phòng,
chống hiệu quả; phối hợp với các cơ sở y tế và các cơ quan liên quan triển
khai các biện pháp phòng, chống dịch;
- Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
trên địa bàn;
- Triển khai công tác giám sát thường xuyên các véc tơ truyền bệnh để dự
báo nguy cơ dịch và có kế hoạch dự phòng; phối hợp tổ chức thực hiện các
biện pháp sát khuẩn, tẩy uế, diệt động vật và véc tơ truyền bệnh;
- Triển khai thực hiện các chương trình, dự án phòng chống bệnh truyền
nhiễm gây dịch;
- Triển khai các hoạt động về vắc xin và sinh phẩm trong công tác phòng
chống dịch bệnh.
2.4 Khoa dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm

2.4.1 Cơ cấu tổ chức
- Hiện nay, khoa đã có 05 cán bộ trong đó có:
- 02 Bác sỹ
- 02 KS
- 01 CN


14
2.4.2. Chức năng nhiệm vụ
2.4.2.1. Chức năng nhiệm vụ chung
Căn cứ quyết định 05/QĐ-BYT ngày 15/01/2006 của Bộ Y tế, khoa ATVSTP
và DD được thành lập và được giao nhiệm vụ:
1) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát
và đánh giá kết quả hoạt động chương trình ATVSTP&DD trên địa bàn
toàn tỉnh
2) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe về vệ sinh an toàn thực phẩm
và dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh; tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ chuyên khoa vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
tuyến dưới và cán bộ liên ngành; chịu trách nhiệm hướng dẫn tuyến
dưới triển khai thực hiện các hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ;
3) Tham gia phối hợp các hoạt động liên ngành, kiểm tra, thanh tra
chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức giám sát và đánh giá
nguy cơ về dinh dưỡng. Triển khai các biện pháp can thiệp vê dinh
dưỡng( uống VTM A, tuần lễ dinh dưỡng). thực hiện điều tra, thống
kê, báo cáo và phòng chống ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn;
2.4.3.2 Chức năng nhiệm vụ cụ thể
Bác sĩ Phạm Văn Tân- trưởng khoa: phụ trách chung
- Chịu trách nhiệm về quản lý nhân lực, chuyên môn của khoa theo chức
năng nhiệm vụ.
- Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, triển khai các hoạt động, thực

hiện chỉ tiêu kế hoạch của khoa. Trực tiếp phụ trách chương trình phòng
chống ngộ độc thực phẩm và dinh dưỡng.
- Phân công, đôn đốc, kiểm tra cán bộ khoa thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên
môn và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch, báo cáo công tác tuần, tháng, quý.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan và các khoa phòng trong đơn vị tổ
chức thực hiện tốt các nhiệm vụ của khoa.
- Phân công cán bộ phụ trách địa bàn: hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đánh
giá các hoạt động chương trình dinh dưỡng cộng đồng, giám sát ngộ độc
thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại tuyến y tế cơ sở.
- Chỉ đạo tuyến: phụ trách huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa.


15
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công.
Bác sĩ Nguyễn Thị Tĩnh- phó trưởng khoa
- Chịu trách nhiệm quản lý nhân lực và chuyên môn khi trưởng khoa vắng
mặt.
- Tham mưu trưởng khoa các hoạt động chuyên môn khi đã được phân
công.
- Trực tiếp chuyên trách chương trình dinh dưỡng tỉnh Bắc Giang.
- Chỉ đạo và giám sát các hoạt động tư vấn và các vấn đề liên quan đến
dinh dưỡng của khoa cũng như tuyến huyện, thành phố.
- Chỉ đạo tuyến: phụ trách huyện Lạng Giang, Yên Thế.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo, trưởng khoa phân công.
CN Lê Thị Ngọc
- Chuyên trách chương trình ATVSTP, chủ động tham mưu xây dựng hệ
thống giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và
phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm.
- Trực tiếp đảm nhiệm việc tư vấn và ghi phiếu kiểm nghiệm mẫu thực

phẩm (mẫu XN do cơ sở tự mang đến), khi chưa thực hiện 1 cửa tại
TTYTDP tỉnh.
- Tham gia giám sát, điều tra ngộ độc thực phẩm tại BVĐK tỉnh và tham
-

gia điều tra NĐTP khi có thông báo của lãnh đạo và chi cục ATVSTP.
Chỉ đạo tuyến: phụ trách huyện Lục Nam, TP Bắc Giang.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng khoa phân công.
KS Phạm Hương Mai
Phụ trách công tác báo cáo tuần, tháng, năm theo quy định.
Chuyên trách chương trình dinh dưỡng và tham gia điều tra, giám sát ngộ

độc thực phẩm trên địa bàn khi trưởng khoa phân công.
- Chỉ đạo tuyến: phụ trách huyện Tân Yên, Việt Yên
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được khoa phân công.
KS Phạm Thị Loan
- Cùng cán bộ chuyên trách ngộ độc thực phẩm tham gia các hoạt động
phòng chống ngộ độc trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia văn thư của khoa ATVSTP.
- Chỉ đạo tuyến: phụ trách huyện Sơn Động, Lục Ngạn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được khoa phân công.
2.4. Khoa xét nghiệm
2.4.1. Cơ cấu tổ chức


16
- Hiện nay, khoa có 14 cán bộ gồm:
 03 bác sĩ
 03 cử nhân
 03 kĩ thuật viên


 03 kĩ sư
 01 dược sĩ
 01 y sĩ

2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ
2.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chung
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của khoa xét nghiệm được quy định
trong Quyết định số 05/ QĐ- BYT ngày 07/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
-

Thực hiện các xét nghiệm phục vụ yêu cầu các hoạt động thuộc lĩnh

vực Y tế dự phòng.
-

Sản xuất, pha chế môi trường nuôi cấy và hóa chất phục vụ công tác xét

nghiệm.
-

Thống nhất áp dụng quy trình kĩ thuật xét nghiệm theo quy định, phổ

biến kĩ thuật và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đối với tuyến huyện và các
cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
-

Triển khai thực hiện các dịch vụ xét nghiệm trong lĩnh vực Y tế dự

phòng theo quy định của Pháp luật

2.4.2.2. Nhiệm vụ cụ thể
-

Căn cứ tình hình thực tế về biên chế cán bộ của khoa xét nghiệm –

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang.
-

Khoa Xét nghiệm phân công nhiệm vụ như sau:


17

 Trưởng khoa: Ths. Dương Thị Hiển
- Chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của khoa.
- Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, triển khai các hoạt động chuyên
môn của khoa đạt kết quả tốt. Tham mưu xây dựng labo theo chuẩn quốc gia
TTYTDP tỉnh, ATSH cấp II và áp dụng hệ thống theo tiêu chuẩn ISO/IEC
17025.
- Xây dựng kế hoạch tổng hợp, báo cáo các hoạt động tuần tháng, quí năm,
của khoa theo quy định. Phân công cán bộ khoa thực hiện tốt nhiệm vụ
chuyên môn và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của đơn vị. Trực tiếp xét
nghiệm vi sinh gây bệnh.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo phụ trách khoa và ban lãnh đạo đơn
vị.
 Tổ chuyên môn
TT

Tổ


Hoạt động xây dựng
quy trình

Hoạt động xét nghiệm

Biên chế


18

1

Hóa lý

-Xây dựng chuẩn Labo - Làm các xét nghiệm về 5 cán bộ
Hoá lý, đảm bảo các hoá sinh môi trường, -1 Dược sĩ
quy trình, thủ tục, xét thực phẩm.
nghiệm theo đúng quy định

ISO

2005

:

17025
Xây

Thực hiện lấy mẫu,


: giám sát, pha hoá chất,

dựng pha chế môi trường.

-3

kỹ



hóa
-1 cử nhân

xét - Phối hợp và triển khai môi trường
nghiệm hoá lý nước xét nghiệm môi trường
phương

pháp

thực phẩm, thực hiện không khí, phụ gia thực
quy định và hướng dẫn phẩm (trên máy sắc ký
quản lý thông tin, ghi HPLC).
nhật ký kiểm nghiệm
theo quy định.


19

2


Vi

sinh- - Quản lý kỹ thuật lĩnh - Làm các xét nghiệm vi 7 cán bộ:

Môi

vực vi sinh.

sinh

vật

nước,

thực -1 thạc sĩ

trường

- Xây dựng chuẩn labo phẩm, môi trường; xét sinh học
vi sinh, duy trì PTN nghiệm vi khuẩn gây
ATSH cấp II, Áp dụng bệnh và da liễu; lấy mẫu

-1 bác sĩ

tiêu và làm mẫu các xét - 2 cử nhân
nghiệm kỹ thuật ELISA- vi sinh
chuẩn ISO 17025.
hệ thống theo

-Xây dựng chuẩn labo PCR.


- 3 kỹ thuật

virut huyết thanh, bước - Pha hóa chất- môi viên
đầu xây dựng theo tiêu trường, chuẩn bị dụng
chuẩn ISO 15189 : xây cụ, lập hồ sơ quản lý
dựng phương pháp xét chủng chuẩn theo quy
nghiệm vi sinh gây định.
bệnh, thực hiện quy - Hỗ trợ việc lấy mẫu vi
định và hướng dẫn sinh gây bệnh tại bệnh
quản lý thông tin, ghi viện chuyên khoa tuyến
nhật ký kiểm nghiệm tỉnh và bệnh viện đa
theo quy định, kiểm tra khoa các tuyến.
vô trùng sinh học và
theo dõi thiết bị phòng
virut

huyết

thanh,

phòng PCR, vào phiếu
trả lời kết quả kiểm
nghiệm .

2.5

Đánh giá, nhận xét chung



20

Nội dung

Biên chế
QĐ về tổ

Thực hiện nhiệm vụ, chức năng
(Quyết định số 05/ QĐ- BYT)

chức: 8-12
CB
Khoa SKCĐ

Thiếu 03 cán
bộ.

Hiện nay, khoa SKCĐ đã và đang thực
hiện tương đối đầy đủ chức năng, nhiệm vụ.

Khoa SKNN Hiện tại khoa

Khoa SKNN đã và đang thực hiện tương

có 08 cán bộ. đối đầy đủ chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên,
Do vậy hiện căn cứ theo tình hình thực tế tại tỉnh Bắc
tại/nhu

cầu: Giang, tại TTYTDP tỉnh và cơ cấu tổ chức tại


100%.

khoa thì nhiệm vụ tổ chức phòng khám bệnh
nghề nghiệp và xây dựng cộng đồng an toàn
mới chỉ bước đầu xây dựng kế hoạch và triển
khai, hiện chưa có kết quả.

Khoa dịch tễ

Hiện khoa có

Khoa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chức

12 cán bộ đã năng.
đủ theo quy
định

nhưng

nhu cầu thiếu
01 bác sĩ.


21

Khoa

Hiện khoa có

ATVSTP & 05

DD

cán

Khoa ATVSTP &DD thực hiện đủ chức

bộ. năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên từ năm 2009, sau

Căn cứ theo khi tách ra Chi cục VSATTP thì khoa chỉ hoạt
chức

năng, động chủ yếu ở mảng dinh dưỡng, chức năng,

nhiệm vụ của nhiệm vụ về ATVSTP đã chuyển cho bên chi
khoa thì hiện cục ATVSTP, khoa chỉ thực hiện kiểm tra,
tại/nhu

cầu: giám sát, báo cáo các vụ ngộ độc thực phẩm

100%.

tại bệnh viện đa khoa tỉnh và điều tra, khống
chế vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Khoa
nghiệm

xét Hiện khoa có
14
Hiện


Khoa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chức

cán

bộ. năng.
tại/nhu

cầu 100%.

III.
1.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2012
Khoa sức khỏe cộng đồng


22

1.1
-

Công tác chỉ đạo
Xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cụ thể cho các huyện triển khai công

tác VSMT- YTTH.
Xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác VSMT (xử lý chất thải y
tế; vệ sinh phòng chống dịch bệnh, công tác YTTH, các biểu mẫu thống kê
báo cáo theo quy định của BYT…gửi cho TTYT các huyện, thành phố).
Tổ chức 01 lớp tập huấn cho các trường, phó khoa y tế công cộng của

TTYTDP các huyện, thành phố về công tác VSMT- YTTH.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tuyến để hướng dẫn thực
hiện kế hoạch năm tới các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn các đơn vị điều tra, tổng hợp số liệu, kết quả thực hiện xây
dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa để làm cơ sở triển khai xây dựng làng
văn hóa sức khỏe trong những năm tới.
Xây dựng kế hoạch hưởng ứng “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi
trường” và “Ngày môi trường thế giới”.
Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cấp phát tài liệu truyền thông VSMTYTTH cho TTYT các huyện, thành phố.
Xây dựng kế hoạch triển khai dự án “Rửa tay với xà phòng vì một Việt
Nam khỏe mạnh”.
Xây dựng kế hoạch triển khai “ Ngày hội rửa tay với xà phòng”.


23
-

Xây dựng kế hoạch triển khai dự án “Hoạt động truyền thông y tế học

đường” năm 2012.
Tham mưu Sở y tế xây dựng kế hoạch hoạt động dự án Vệ sinh nông
thôn năm 2012 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.
1.2 Kết quả của hoạt động y tế trường học
1.2.1 Dự án y tế trường học

Hội nghị triển khai, tập huấn
Tổ chức được hội nghị triển khai kế hoạch năm 2012 cho cán bộ ngành
y tế, giáo dục toàn tỉnh có 80 đại biểu tham dự.
Tập huấn chuyên môn 07 lớp, tổng số 350 cán bộ làm công tác YTTH

của TTYT huyện, phòng y tế, phòng giáo dục của 10 huyện, thành phố; Cán
bộ làm công tác y tế trường học của Trạm y tế xã của huyện Yên Dũng, Tân
Yên và cán bộ làm công tác y tế trường học tại các trường TH phổ thông, TH
cơ sở và tiểu học của 04 huyện( Yên Dũng, Tân Yên, Lục Ngạn, Lạng Giang)
tham dự.
Phối hợp với TTYT, Phòng giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên, Hiệp
Hòa tổ chức 02 buổi tập huấn cho cán bộ làm công tác YTTH tại 90 trường
thuộc khối phổ thông.

Công tác truyền thông nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh tật học
đường
Tổ chức 04 lớp tập huấn để triển khai xây dựng mô hình điểm tại các
trường học cho 245 cán bộ lãnh đạo, giáo viên 04 trường điểm tham dự.
Xây dựng 24 bộ nội quy về phòng chống bệnh không lây nhiễm; bảo
đảm dinh dưỡng hợp lý; tăng cường hoạt động thể lực; củng cố phòng y tế và
bảo đảm nguồn nhân lực YTTH; phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia tại 04
trường điểm
In 810 bộ postor; 16 pano phòng chống cong vẹo cột sống; phòng
chống cận thị; phòng chống béo phì; sổ hướng dẫn theo dõi sức khỏe học sinh
cấp cho 806 trường, và 04 trường điểm.


24
-

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức phòng chống bệnh tật lứa tuổi học

đường tại trường tiểu học xã Nham Sơn có 500 đại biểu và học sinh của 04
trường điểm tham dự.
Tại phòng y tế của nhà trường đều xây dựng được góc truyền thông.


Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe học sinh
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ: 2560 học sinh. Phân loại và quản lý
sức khỏe học sinh.
Tổ chức tẩy giun định kỳ cho 10 trường tiểu học và 10 trường mầm
non trên địa bàn huyện Yên Dũng cho 8216 học sinh.

Công tác giám sát, đánh giá thực hiện công tác Y tế trường học
Trung tâm YTDP tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp với TTYT, phòng giáo
dục và đào tạo 10 huyện, thành phố tổ chức kiểm tra các yếu tố vệ sinh trường
học tai 100 trường trên địa bàn toàn tỉnh.
1.2.2 Chương trình y tế trường học

-

Công tác kiểm tra.
Phối hợp với Sở giáo dục, Sở văn hóa- thể thao- du lịch tổ chức kiểm

tra công tác giáo dục thể chất, YTTH tại các trường của 05 huyện. Tổng số
19, trong đó 02 trường dân tộc nội trú, 03 trường phổ thông trung học, 06
trường trung học cơ sở, 04 trường tiểu học về 04 trường mầm non.
Cán bộ trong khoa tổ chức kiểm tra 10 huyện, thành phố về công tác
chỉ đạo, công tác kiểm tra giám sát, thực hiện công tác thống kê báo cáo của
10 TTYT huyện, thành phố, 26 trường học. Để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị
công tác kiểm tra, lưu trữ số liệu, thống kê báo cáo.

Công tác thống kê báo cáo
Thu thập tổng hợp số liệu báo cáo 12 tháng của các đơn vị theo chỉ tiêu kế
hoạch giao.
Tổng số lượt trường được kiểm tra: 1055 trường (KH 1200 lượt). Tỷ lệ

88%
Tỷ lệ trường có đủ nước HVS: 85,6% (KH >90%)
Tỷ lệ trường có đủ nhà tiêu HVS: 85,6% (KH >90%)
Tỷ lệ trường được khám sức khỏe: 93,8% (KH 90%)


25
Tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe: 90,4% (KH 81%)
1.2.3 Kết quả của hoạt động vệ sinh môi trường
1.2.3.1 Dự án “ rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh:

Công tác triển khai và tập huấn
Tổ chức hội nghị triển khai dự án tại tỉnh và lễ phát động tại huyện Yên
Dũng 550 đại biểu tham dự.
Tổ chức 06 lớp tập huấn cho Ban điều hành huyện, xã và cho các giáo
viên trường tiểu học và trung học cơ sở, các cán bộ tuyên truyền viên 22 thôn
bản của 02 xã Cảnh Thụy, Trí Yên huyện Yên Dũng.

Công tác truyền thông và tư vấn sức khỏe
Nhận 5940 tờ rơi, 210 Postor, 100 bộ công cụ giảng dạy, 100 sách
hướng dẫn giảng dạy. Nhận 18040 bánh xà phòng.
Xây dựng 02 pano, 100 cờ đuôi nheo, 500 mũ, 15 băng rôn, khẩu hiệu
theo kế hoạch của dự án.
Tổ chức 04 đợt truyền thông rửa tay với xà phòng, vệ sinh cá nhân
phòng chống dịch bệnh vào ngày tiêm chủng và ngày truyền thông dinh
dưỡng.
Tổ chức khám sức khỏe và tư vấn sức khỏe, hương dẫn rửa tay với xà
phòng và cấp phát xà phòng, cốm canxi cho 545 học sinh và giáo viên tại 02
trường tiểu học xã Trí Yên,Cảnh Thụy.
Tổ chức xây dựng và tu sửa 01 nhà tiêu tại Trạm y tế xã Trí Yên và xây

mới 01 nhà tiêu tại thôn Tân Mỹ xã Cảnh Thụy
1.2.3.2 Chương trình vệ sinh môi trường kế hoạnh năm

Công tác kiểm tra
TTYTDP tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng 02 nhà máy nước
với công suất >1000 m³/ngày đêm(nhà máy nước khu công nghiệp Quang
Châu, nhà máy nước Bắc Giang) mỗi tháng 01 lượt (tổng số 60 lượt) có báo
cáo kết quả kiểm tra định kỳ theo quy định. Đối với trạm cấp nước <1000
m³/ngày đêm giao cho TTYT các huyện, thành phố thực hiện.
Cán bộ trong khoa tổ chức kiểm tra 10 huyện, thành phố về công tác
chỉ đạo, công tác kiểm tra giám sát, thực hiện công tác thống kê báo cáo của
10 TTYT huyện, thành phố, 20 trạm y tế xã. Để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn
vị công tác kiểm tra, lưu trữ số liệu, thống kê báo cáo.


×