Phân tích Kinh tế về Nguồn cung Thuốc lá
Tiến sĩ Teh-wei Hu
Trường Đại học California, Berkeley
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
Tổng quát
Tại sao chúng ta cần biết về nguồn cung thuốc lá
Sản xuất lá cây thuốc lá
Sản xuất thuốc lá điếu
Hậu quả tiềm tàng của việc kiểm soát thuốc lá đối với nền kinh tế
quốc gia
Kết luận
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
2
Nguồn cung Thuốc lá
Để thành công trong việc kiểm soát thuốc lá, các nhà hoạch định
chính sách cần biết rõ vai trò của nguồn cung thuốc lá trong nền
kinh tế
Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách kiểm soát thuốc lá cần
biết cách đưa ra các lựa chọn chính sách để chuyển việc cung cấp
thuốc lá sang các sản phẩm khác
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
3
Nguồn cung Thuốc lá
Cây thuốc lá là cây trồng để bán
rất quan trọng ở nhiều nước đang
phát triển
Trồng cây thuốc lá thường được
cho là một cách để giảm nghèo
Thuốc lá điếu mang lại nhiều lợi
nhuận cho các công ty thuốc lá
Ngành công nghiệp thuốc lá sử
dụng các vấn đề về thu nhập từ
trồng cây thuốc lá và việc làm của
ngành này để làm cơ sở chống lại
việc kiểm soát thuốc lá
Nguồn hình ảnh: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. (2006). Được phép sử dụng để giảng dạy.
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
4
Sản xuất Lá cây Thuốc lá
Hơn 125 quốc gia
trồng cây thuốc lá
Trung Quốc sản
xuất số lượng lớn
nhất (chiếm một
phần ba tổng sản
lượng toàn cầu),
với 2,4 triệu tấn
Nguồn: Mackey và cộng sự (2006).
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
5
Nền kinh tế Lá cây Thuốc lá
Trên toàn cầu, cây thuốc lá có tổng trị giá xấp xỉ 20 tỉ Đô la Mỹ,
nhưng chiếm dưới 1% tổng giá trị của ngành nông nghiệp toàn cầu
Tuy nhiên, nhiều chính phủ - chẳng hạn như Trung Quốc, Indonesia
và Việt nam - lệ thuộc vào lá cây thuốc lá như là nguồn doanh thu
thuế chính của địa phương
Có khoảng 20 triệu nông dân trồng cây thuốc lá trên toàn cầu
Nguồn: Mackey và cộng sự (2006).
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
6
Trường hợp của Trung Quốc
Trong ngành công nghiệp thuốc lá Trung Quốc, Công ty Thuốc lá
Quốc gia Trung Quốc (CNTC) là công ty độc quyền thuộc sở hữu
nhà nước, được quản lý tập trung và theo ngành dọc (từ việc trồng
cây thuốc lá đến sản xuất thuốc lá điếu)
Chính phủ có quyền quyết định:
Phân bố hạn ngạch sản xuất lá cây thuốc lá
Các phương thức thu mua
Các phương thức vận chuyển và cất giữ thuốc lá
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
7
Trường hợp của Trung Quốc
Chính phủ có nghĩa vụ mua lượng lá cây thuốc lá đã phân bố với
giá mua được xác định trước dựa vào phân loại lá cây thuốc lá.
Lá cây thuốc lá đóng góp từ 30% đến 60% doanh thu thuế địa
phương ở các chính quyền địa phương ở một số tỉnh sản xuất
chính (Côn Minh, Quý Châu)
Nguồn: Hu và cộng sự (2006).
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
8
Tình hình Trồng cây Thuốc lá
Trong vòng 20 năm
qua, sản lượng lá cây
thuốc lá ở các nước
phát triển đã giảm hơn
một phần ba, trong khi
tại các nước đang phát
triển, sản lượng này
tăng hai phần ba
Ở hầu hết các quốc
gia, giá trị của lá cây
thuốc lá vẫn ít hơn 1%
tổng giá trị các sản
phẩm nông nghiệp
Nguồn: phỏng theo CTLT từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc. (2006).
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
9
Tình hình Trồng cây Thuốc lá
Các công ty thuốc lá đa quốc gia (TTC) khuyến khích việc cung ứng
thuốc lá trên toàn cầu nhằm giảm giá bán lá cây thuốc lá, vì đây là
nguyên liệu thô có giá trị gia tăng cao
Nhiều nông dân trồng thuốc lá quy mô nhỏ ở các nước đang phát
triển phải đối mặt với sự khó khăn về kinh tế do giá của lá cây
thuốc lá thấp và thiếu thị trường đầu ra
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
10
Chi phí và Lợi nhuận của việc Trồng cây Thuốc lá
TTC và CNTC đặt ra mức giá theo phân loại lá
Có sự ckhác lệch lớn về cách phân loại
Nông dân thường phàn nàn về việc “phân loại thấp” giá bán cây
thuốc lá của họ
Ở một số quốc gia, lợi nhuận từ cây thuốc lá thường thấp hơn
nhiều loại cây trồng khác
Ví dụ như ở Trung Quốc, Ấn độ, Bra-xin và Malawi
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
11
Tại sao Nông dân Tiếp tục Trồng Cây Thuốc lá?
Thiếu thông tin
Thiếu cây trồng thay thế
Thiếu công nghệ
Chính phủ khuyến khích hoặc ép buộc việc sản xuất lá cây thuốc lá
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
12
Các Phí tổn về Y tế và Môi trường của việc Sản xuất Cây
thuốc lá
Việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón để trồng cây thuốc lá có
thể dẫn đến mất diện tích rừng có liên quan đến việc trồng và sấy
lá cây thuốc lá.
Người lao động (đặc biệt là phụ nữ và trẻ em) bị ngộ độc thuốc trừ
sâu và bị tổn hại phổi (hen suyễn) do tiếp xúc với bụi trên cánh
đồng và lò sấy thuốc lá
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
13
Triển vọng Tương lai của ngành Sản xuất Lá cây Thuốc lá
Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các chính phủ
không được trợ giá cho việc trồng cây thuốc lá
Một số hộ gia đình có thể nhận được thu nhập ít hơn
Hoạt động trồng cây thuốc lá chỉ là một nguồn thu nhập khiêm tốn
ở nhiều quốc gia
Vì vậy, việc giảm lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ chỉ có tác động
nhỏ tới thu nhập hộ gia đình
Để chuẩn bị cho các hậu quả của việc kiểm soát thuốc lá, các
chính phủ cần phải trợ giúp để chuyển đổi sang các loại cây trồng
để bán khác
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
14
Kinh nghiệm Quốc tế về Cây trồng Thay thế
Nông dân trồng cây thuốc lá ở Hoa Kỳ đã chuyển sang trồng đậu
nành, ngô, bông, lúa mì và nuôi bò lấy thịt
Một số nông dân Trung Quốc đã chuyển sang trồng cây hoa hướng
dương, cây lấy dầu và cây ăn quả
Một số nông dân Bra-xin đã chuyển sang chăn nuôi, trồng rau và
các loại cây để bán khác
Các chính phủ cần cung cấp thêm thông tin về tài chính và tiếp thị
để giúp đỡ người nông dân trồng cây thuốc lá
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
15
Sản xuất Thuốc lá điếu
Mỗi năm, có 5 tỷ tỷ điếu thuốc lá được sản xuất ra
Trung Quốc sản xuất ra hơn 1,7 tỷ tỷ điếu thuốc, tiếp sau là
Hoa Kỳ
Hai phần ba số người được thuê làm việc trong ngành sản xuất
thuốc lá điếu đang làm việc tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia
Hai triệu người làm việc trong ngành sản xuất thuốc lá điếu - chỉ
chiếm dưới 1% tổng số việc làm trong ngành sản xuất trên thế giới
Nguồn: Atlas về Thuốc lá. (2006).
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
16
Thị Phần và Lợi nhuận của những Công ty Lớn năm 2000
Thị Phần trên Thế giới và Lợi Nhuận của các Công ty Thuốc Lá Lớn (2000)
Công ty thuốc lá
Thị phần
Lợi nhuận
Công ty Thuốc lá Quốc gia Trung quốc (CNTC)
34%
10%
Philip Morris (PM)
18%
14%
British American Tobacco (BAT)
15%
5%
Công ty Thuốc lá Nhật Bản (JTI)
6%
8%
Nguồn: Atlas về Thuốc lá. (2006).
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
17
Nỗ lực nhằm Tăng Thị Phần
Giới thiệu các sản phẩm mới
Đầu lọc, ít hắc ín, ít
nicotine, hương vị thảo
mộc (để đáp lại những mối
lo lắng về sức khỏe)
Khuyến mãi
Không nhắc tới nhãn hiệu
thuốc lá trong quảng cáo,
nhưng thay vào đó là tên
công ty thuốc lá (đáp lại
lệnh cấm trong quảng cáo)
Nguồn hình ảnh: Viện Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu.
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
18
Đóng góp Tài chính của Thuế Thuốc lá
Lợi nhuận của ngành công nghiệp thuốc lá Trung Quốc
Trong những năm 1990. CNTC đóng góp khoảng 10% đến 11%
vào tổng doanh thu thuế của chính quyền trung ương
Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh của ngành công nghiệp ô tô,
dầu mỏ và các khu vực sản xuất khác, tỷ lệ đóng góp của thuế
thuốc lá đã giảm xuống còn 7 đến 8%
Tuy nhiên, ngành này vẫn đóng góp khoảng 20 tỷ Đô la Mỹ
vào doanh thu thuế năm 2003
Trong 15 năm qua, CNTC là công ty đóng thuế nhiều nhất
trong số tất cả các công ty thuốc lá
Nguồn: Hu và cộng sự (2006).
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
19
Thuế Suất theo Tỷ lệ phần trăm của Giá Bán lẻ Thuốc
lá điếu
Nguồn: Mackey và cộng sự (2006).
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
20
Triển vọng Tương lai của Ngành sản xuất Thuốc lá điếu
Các công ty thuốc lá quốc tế lớn vẫn phát triển thịnh vượng về
mặt kinh tế
Nhiều quốc gia đã gia nhập WTO từ năm 2000, cho phép các công
ty TTC được tăng cường tiếp cận tới các nước đang phát triển
Đài Loan, Hàn Quốc và Thái Lan: thị phần của thuốc lá nước
ngoài đã tăng lên hơn 50%
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
21
Triển vọng Tương lai của Ngành sản xuất Thuốc lá điếu
Các công ty TTC đã gia nhập nhiều thị trường mới bằng cách sản
xuất thuốc lá điếu tại địa phương hoặc liên doanh với các công ty
thuốc lá địa phương
Với WTO, các công ty TTC tham gia vào các vụ sáp nhập toàn cầu
và các công ty thuốc lá khu vực của Trung Quốc cũng đã hợp nhất
để tăng khả năng cạnh tranh
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
22
Kiểm soát Thuốc lá: Tác động Tiềm tàng đối với Nền
kinh tế
Trên toàn cầu, việc làm trong lĩnh vực trồng cây thuốc lá và sản
xuất thuốc lá điếu chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hầu hết các
nền kinh tế - ít hơn 1%
Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Anh Quốc và Trung Quốc đã cho thấy
rằng thu nhập tiết kiệm được do “không hút thuốc” có thể được
dùng cho các khoản tiêu dùng khác, chẳng hạn như thực phẩm,
quần áo, giáo dục và giải trí
Vì vậy, nền kinh tế sẽ được kích thích
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
23
Kiểm soát Thuốc lá: Tác động Tiềm tàng đối với Nền
kinh tế
Kiểm soát thuốc lá thành công có thể làm giảm lượng tiêu thụ
thuốc lá
Tuy nhiên, các bằng chứng quốc tế cho thấy rằng lượng tiêu
thụ sẽ giảm từ từ, do bản chất gây nghiện của thuốc lá
Ví dụ như ở Trung Quốc, tỷ lệ tăng dân số 1% sẽ bù đắp tỷ lệ bỏ
thuốc
Vì vậy, việc giảm cầu từ từ có thể làm chậm tác động đối với
việc sản xuất thuốc lá điếu, việc sản xuất lá cây thuốc lá hoặc
số lượng việc làm có liên quan
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
24
Kết luận
Những quốc gia có ngành sản xuất lá cây thuốc lá và sản xuất
thuốc lá điếu chủ đạo thường miễn cưỡng hơn trong việc
đánh thuế thuốc lá, vì những tác động tiêu cực tiềm tàng về
mặt kinh tế
Đối với nhiều quốc gia trồng cây thuốc lá và sản xuất thuốc lá
điếu - chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Hoa kỳ
- kiểm soát thuốc lá là một vấn đề kinh tế hơn là một vấn đề
y tế công cộng
2007 Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg
25