Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH TMSX quỳnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN
– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH TM VÀ SX QUỲNH PHÚC

Ngành:

KẾ TOÁN

Chuyên ngành:

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện :
MSSV: 1311180470
Lớp: 13DKTC05

THS. TRẦN THỊ KỶ
VÕ THỊ BÍCH HUYỀN

TP. Hồ Chí Minh, <2017>
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN


– TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
TNHH TM VÀ SX QUỲNH PHÚC

Ngành:

KẾ TOÁN

Chuyên ngành:

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện :
MSSV: 1311180470
Lớp: 13DKTC05

THS. TRẦN THỊ KỲ
VÕ THỊ BÍCH HUYỀN

TP. Hồ Chí Minh, <2017>
ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong

khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH TM & SX Quỳnh Phúc,
không sao chép bất kỳ nguồn tài liệu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP.HCM, ngày … tháng …năm 2017
(SV ký và ghi rõ họ tên)

Võ Thị Bích Huyền

3


LỜI CẢM ƠN
Kính gửi: Khoa Kế Toán – Tài Chính – Ngân Hàng.
Cô Trần Thị Kỳ – Giảng viên hướng dẫn.
Công ty TNHH SX & TM Quỳnh Phúc, cùng toàn thể các cô chú và anh
chị trong công ty.
Vẫn còn đang là sinh viên chưa tốt nghiệp nên em chưa có điều kiện tiếp xúc
nhiều, chưa có kinh nghiệm, nhưng sau gần 2 tháng thưc tập tại công ty TNHH TM &
SX Quỳnh Phúc đã giúp em có thêm nhiều hiểu biết và tích lũy thêm được nhiều kinh
nghiệm.

Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Trần Thị Kỳ đã tận tình giúp đỡ và hướng
dẫn trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH SX & TM
Quỳnh Phúc đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện chuyên đề này.
Trong qua trình thực tập và làm khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những sai
lầm và thiếu sót, kính mong quý công ty và thầy cô đóng góp ý kiến để bài báo cáo
thực tập của em được hoàn thiện hơn.


TP.HCM, ngày … tháng … năm 2017

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................................
iii LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................
iv

MỤC

......................................................................................................................................v

LỤC
DANH

MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................................ vii DANH
MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................................. viii LỜI
MỞ

ĐẦU...............................................................................................................................

ix

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................................1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................1
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2

1.5. Kết cấu đề tài .............................................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NVL ...............................................................3
2.1. Lý luận NVL tại các DNXL ..............................................................................................3
2.1.1. Khái niệm về NVL...................................................................................................3
2.1.2. Phân loại NVL.........................................................................................................3
2.1.3. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu quản lý NVL ..............................................................4
2.2. Lý luận về kế toán NVL .............................................................................................6
2.2.1. Những quy định, nguyên tắc và nhiệm vụ công tác kế toán NVL ............................6
2.2.2 Tính giá NVL .........................................................................................................13
2.2.2.1. Tính giá NVL nhập kho .............................................................................................13
5


2.2.2.2. Tính giá NVL xuất kho.......................................................................................14
2.2.3. Các phương pháp kế toán hàng tồn kho................................................................21
2.2.3.1. Phuowg pháp kê khai thường xuyên ..................................................................21
2.2.3.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ ............................................................................29
2.2.4. Kế toán lập và sử dụng dự phòng giảm giá NVL ...................................................32
2.2.4.1 Ý nghĩa ................................................................................................................32
2.2.4.2. Nguyên tắc kế toán .............................................................................................33
2.2.4.3. Ý nghĩa của thông tin kế toán NVL đối với DN và người sử dụng ......................33
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & SX QUỲNH PHÚC ..................35
3.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .................................................................35
3.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý ở công ty ............................................................................35
3.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy ..........................................................................................36
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận ......................................................................36
3.3. Tổ chức kế toán tại công ty ......................................................................................37
3.3.1. Tổ chức bộ máy công ty.........................................................................................37
3.3.2. Chức năng của từng bộ phận ................................................................................38
3.4. Tình hình công ty những năm gần đây ....................................................................38

3.5. Thuận lợi. khó khăn, phương hướng phát triển .......................................................39
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY TNHH
TM & SX QUỲNH PHÚC ..........................................................................................................42
4.1. Trình tự ghi sổ của công ty..............................................................................................42
4.1.1. Đặc điểm NVL tại công ty .....................................................................................42
4.1.2. Phân loại ...............................................................................................................42
4.1.3. Tính giá NVL ........................................................................................................42
4.2. Kế toán NVL chi tiết ................................................................................................43
4.2.1. Quy trình, phương pháp kế toán chi tiết NVL tại công ty ....................................43
6


4.2.2. Kế toán tăng NVL ........................................................................................................44
4.2.3. Kế toán giảm NVL ................................................................................................46
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ CÔNG TY..........................................................48
5.1. Nhận xét ...................................................................................................................48
5.1.1 Nhận xét tổng quát về tình hình hoạt động tại công ty ...........................................48
5.1.2. Nhận xét về công tác kế toán tại công ty................................................................50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................50
KẾT LUẬN...................................................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM THẢO ...........................................................................................................53
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XD

Xây dựng


TM

Thương mại

XL

Xây lắp

VAT

Giá trị gia tăng

NVL

Nguyên vật liệu

DN

Doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn



Hóa đơn

KKĐK


Kiểm kê định kì

KKTX

Kê khai thường xuyên

SX

Sản xuất

PPTT

Phương pháp trực tiếp

PPKT

Phương pháp khấu trừ

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp thẻ song song ................................. 17
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp đối chiếu luân chuyển ....................
18
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán theo phương pháp số dư .............................................. 20
Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự ghi chép đường đi của NVL ............................................ 21
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổng hợp NVL theo PP KKTX ( PPKT) ...................................... 24
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổng hợp NVL theo PP KKTX ( PPTT)....................................... 25

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng hợp NVL theo PP KKĐK ( PPKT)...................................... 30
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổng hợp NVL theo PP KKĐK ( PPTT) ...................................... 31
Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty .................................................... 36
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ............................................................... 37

ix


x


Công ty TNHH TM & SX Quỳnh Phúc

GVHD: Ths. Trần Thị Kỳ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong nền sản xuất hàng hóa có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các DN luôn phải đối mặt với cạnh
tranh và vấn đề làm sao để có được kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhất . Muốn thắng
lợi trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng mà bất cứ DN nào cũng đều phải quan tâm
là giảm chi phí sản xuất, vì giảm một đồng chi phí nghĩa là tăng thêm một đồng lợi
nhuận tăng thêm sức cạnh tranh cho DN. Có thể nói tiết kiệm chi phí là chìa khóa của
sự tăng trưởng và phát triển.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố đầu vào, trong
đó chi phí NVL chiếm tỉ trọng khá cao trong gíá thành sản phẩm, đồng thời cũng là một
trong những nhân tố quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Chính vì vậy
việc quản lí chặt chẽ NVL trong quá trình thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng sao cho
tiết kiệm sẽ làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từ đó tạo ra sức mạnh canh tranh
trên thị trường, làm tăng lợi nhuận của DN. Do đó hoạch toán NVL là một việc làm cần

thiết và quan trọng để thúc đẩy quá trình sx đạt hiệu quả, trong đó cần có sự đóng góp
không nhỏ của bộ phận kế toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán, cùng với quá trình tìm hiểu
thực tế tại công ty TNHH TM & SX QUỲNH PHÚC, em đã chọn đề tài “ Kế toán kho”
để làm báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình.
Do hạn chế về kiến thức của bản thân, vì vậy bài bao cáo với đề tài này chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô để bài khó luận
tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm:



Nhận thức rõ ràng và chính xác hơn về kiến thức đã học trên lý thuyết.
Nhằm tìm hiểu công tác kế toán NVL từ khâu thu mua, quản lý đến quá

trình
hoạch toán, ghi chép trên chứng từ, sổ sách tại kho, tại phòng kế toán và tình hình nhập
xuất tồn NVL. Qua đó đánh giá thực tế tình hình quản lý và tổ chức kế toán NVL làm
1


nổi bật lên những ưu điểm và nghiên cứu hạn chế cần khắc phục trong công tác kế toán
NVL tại công ty góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị DN


So sánh lý thuyết và thực tế, rút ra nhữa nhận xét về sự giống và khác nhau,

đề xuất những kiến nghị với đơn vị về những vấn đề liên quan đến kế toán trong quá
trình thực tập.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Kế toán kho tại Công ty TNHH SX & TM Quỳnh Phúc.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH SX & TM Quỳnh
Phúc là tháng 05 năm 2017
Chỉ thu thập các số liệu liên quan đến công việc của kế toán kho.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo các tài liệu kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành, để thu
thập thêm thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành đề tài.
Thống kê các thông tin, tài liệu, các chứng từ, sổ sách, số liệu,... thu thập được.
Quan sát trực tiếp và chủ động học hỏi
1.5 Kết cấu đề tài: 5 chương
Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính bài báo cáo gồm
3 chương:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ sở lý luận kế toán NVL tại công ty TNHH TM & SX Quỳnh Phúc
Chương III: Tổng quan về công ty TNHH TM & SX Quỳnh Phúc
Chương IV: Thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty TNHH Quỳnh Phúc
Chương V: Nhận xét và kiến nghị


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1. Lý luận NVL tại các DNXL
2.1.1. Khái niệm về nguyên vật liệu ( Trích: LuậnVăn.net.vn )
Nguyên liệu, vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của
quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản
xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, là cơ sở vật chất cấu
thành nên thực thể của sản phẩm. Trong đơn vị sản xuất hay đơn vị kinh doanh dịch vụ,
vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành.
2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu ( Trích: Giáo trình kế toán tài chính )

- Phân loại theo công dụng: Căn cứ vào công dụng của từng thứ NVL trong
quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu được chia thành:
+ Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công,
chế biền cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm kể cả bán thành phẩm mua
vào.
+ Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản
xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, màu vị,
hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc để sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động
hoạt động bình thường hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ kỹ thuật, phục vụ cho lao
đông công nhân viên chức.
+ Nhiên liệu : về thực chất nhiên liệu là một loại nguyên vật liệu phụ nhưng nó
được tách ra thành một loại vật liệu riêng biệt vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu
chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, mặt khác nó có yêu cầu quản lý kỹ thuật
hoàn toàn khác với vật liệu thông thường. Nhiên liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng
cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nó có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng
hoặc khí như than, khí đốt…
+ Phụ tùng thay thế : là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng máy
móc, thiết bị, phương tiện vận tải.
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là thiết bị( cần lắp và không cần lắp, vật kết
cấu, công cụ…) mà doanh nghiệp mua vào để đầu tư cho xây dựng cơ bản.


+ Phế liệu: các loại nguyên vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý
tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài.
+ Vật liệu khác: bao gồm các loại vật liệu chưa kể đến ở trên như bao bì, vật đónh
gói, các loại vật tư đặc trưng.
- Phân loại theo nguồn NL, VL dùng cho sản xuất kinh doanh
+ Nguyên vật liệu mua ngoài
+ Nguyên vật liêu tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến
+ Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh của các đơn vi khác hoặc được cấp

phát biếu tặng.
+ Nguyên vật liệu thu hồi vốn góp liên doanh
+ Nguyên vật liệu khác như kiểm kê thừa, vật liệu không dùng hết
- Phân loại theo mục đích sử dụng
+ Nguyên vật liệu trực tiếp dùng vào sản xuất kinh doanh
+ Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác phục vụ ở phản lý phân xưởng, tổ
đội sản xuất, cho nhu cầu bán hàng quản lý doanh nghiệp.
2.1.3. Đặc điểm, vai trò và yêu cầu quản lý NVL ( Trích: Giáo trình kế toán
tài chính )
- Đặc điểm
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình
sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực tế của sản phẩm. Đặc điểm nổi bật của
nguyên vật liệu là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu chỉ
tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và bị tiêu hao toàn bộ vào trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
- Vai trò
Là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, do vậy, chất lượng của
nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất
lượng chủng loại…có tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm.Vì vậy, đảm bảo chất
lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản
phẩm.


Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là
đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cung ứng nguyên
vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt giá trị, nguyên vật
liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất nào, là
một phận quan trọng của tài sản lưu động. Chình vì vậy, quản lí nguyên vật liệu chính là

quản lí là quản lí vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp.
-

Yêu cầu quản lí nguyên vật liệu

+ Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để
quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục thì phải đảm bảo cung cấp
nguyên vật liệu kịp thời về mặt số lượng, chất lượng cũng như chủng loại vật liệu do
nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển đòi hỏi vât liêụ ngày càng nhiều để đáp ứng cho
nhu cầu sản xuất sản phẩm và kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các Doanh nghiệp
hướng tới. Vì vậy, quản lý tốt ở khâu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều
kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng
lợi nhuận của Doanh nghiệp.
+ Nguyên vật liệu là tài sản dự trữ cho sản xuất thường xuyên biến động. Do vậy, các
Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ quá trình thu mua, bảo quản và sử dụng vật liệu 1
cách có hiệu quả.
+ Ở khâu thu mua: Đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất
sản phẩm về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả hợp lý phản ánh đầy đủ chính
xác giá thực tế của vật liệu ( giá mua, chi phí thu mua).
+ Khâu bảo quản: Doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý, đúng chế độ
bảo quản với từng loại vật liệu để tránh hư hỏng, thất thoát, hao hụt, mất phẩm chất ảnh
hướng đấn chất lượng sản phẩm.
+ Khâu dự trữ: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành, không bị ngừng trệ,
gián đoạn. Doanh nghiệp phải dự trữ vật liệu đúng định mức tối đa, tối thiểu đảm bảo
cho sản xuất liên tục bình thường không gây ứ đọng (do khâu dự trữ quá lớn) tăng
nhanh vòng quay vốn.


+ Trong khâu sử dụng vật liệu: Sử dụng vật liệu theo đúng định mức tiêu hao, đúng
chủng loại vật liệu, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vật liệu nâng cao chất lượng sản

phẩm, chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm vì vậy đòi hỏi tổ chức tốt việc ghi chép,
theo dõi phản ánh tình hình xuất vật liệu. Tính toán phân bổ chính xác vật liệu cho từng
đối tượng sử dụng theo phương pháp thích hợp, cung cấp số liệu kịp thời chính xác cho
công tác tính giá thành sản phẩm. Đồng thời thường xuyên hoặc định kỳ phân tích tình
hình thu mua, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu, trên cơ sở đề ra những biện pháp cần
thiết cho việc quản lý ở từng khâu, nhằm giảm mức tiêu hao vật liệu trong sản xuất sản
phẩm, là cơ sở để tăng thêm sản phẩm cho xã hội.
2.2 Lý luận về kế toán nguyên vật liệu
2.2.1 Những quy định, nguyên tắc và nhiệm vụ công việc kế toán NVL ( Trích:
ketoan68.com , www.centax.vn )
- Những nguyên tắc kế toán viên phải tuân thủ
+. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Theo nguyên tắc này thì mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan
đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế
toán vào thời điểm phát dinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi
tiền hoặc tương đương tiên. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tính hình
tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lại.
+ Nguyên tắc hoạt động liên tục
Theo nguyên tắc này thì báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định đang hoạt
động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa
là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải
thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt
động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở
đã sử dụng để lập báo cáo tài chính


+ Nguyên tắc giá gốc
Theo nguyên tắc này thì khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua
TSCĐ, CCDC, NVL… thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không phải
theo giá trị trường, tính tại thời điểm mua và cộng với các chi phí liên quan để đưa

chúng vào sử dụng (không bao gồm thuế GTGT)
+ Nguyên tắc phù hợp
Theo nguyên tắc này thì khi ghi nhận doanh thu thì phải có 1 khoản chi phí tương
ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi
phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên
quan đến doanh thu của kỳ đó.
+ Nguyên tắc nhất quán
Theo nguyên tắc này thì các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp chọn
phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp co thay đổi
chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của
sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán
trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về
khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về
khả


năng phát sinh chi phí.


+ Nguyên tắc trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu

chính xác của thông tin dó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng
đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc
vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và
định tính.
- Các quy định về kế toán NVL
+ Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị của
từng loại, từng thứ NVL nhập, xuất, tồn kho. Tính tóan và phân bổ chính xác, kịp thời
giá trị NVL xuất dùng cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thưc hiện
định mức tiêu hao NVL
+ Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch tóan NVL, hướng dẫn việc kiểm tra
việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục xuất, nhập, thực hiện đầy đủ, đúng dắn chế độ
hạch toán ban đầu về vật liệu (lập chứng từ, luân chuyển chứng từ), mở các loại sổ sách,
thẻ chi tiết cần thiết để hạch toán vật liệu.
+ Thực hiện việc kiểm kê, đánh giá lại vật liệu theo đúng qui định của nhà nước, lập
báo cáo kế toán về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý, điều hành, phân tích
kinh tế.
- Chuẩn mực kế toán NVL
Theo Điều 23 Thôn g tư 200/201 4/TT -BTC quy định về Nguyên tắc kế toán
Hàng tồn kho như sau:
+ .Nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình
biến động hàng tồn kho của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng
tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ kế toán của doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp thực hiện kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).


+ Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để
bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:







Hàng mua đang đi trên đường;
Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
Sản phẩm dở dang;
Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
+ Đối với sản phẩm dở dang, nếu thời gian sản xuất, luân chuyển vượt quá một chu kỳ
kinh doanh thông thường thì không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế
toán mà trình bày là tài sản dài hạn. Đối với vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế có thời
gian dự trữ trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường thì
không được trình bày là hàng tồn kho trên Bảng cấn đối kế toán mà trình bày là tài sản
dài hạn.
+ Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác
xuất nhập khẩu, nhận gia công… không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh
nghiệp thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
+ Kế toán hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán
“Hàng tồn kho” khi xác định giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn
kho, xác định giá trị thuần có thể thực hiện được, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
và ghi nhận chi phí.
+ Nguyên tắc xác định giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật
tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.
+ Các khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho như: Thuế
GTGT đầu vào của hàng tồn kho không được khấu trừ, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập
khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp khi mua hàng tồn kho.
+ Khi mua hàng tồn kho nếu được nhận k m thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ
tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán phải xác định và ghi nhận



riêng sản phẩm, phụ tùng thiết bị thay thế theo giá trị hợp lý. Giá trị sản phẩm, hàng
mua được xác định bằng tổng giá trị của hàng được mua trừ đi giá trị sản phẩm, thiết bị,
phụ tùng thay thế.
+ Khi bán hàng tồn kho, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận và
phù hợp với bản chất giao dịch. Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng
cáo thì thực hiện theo nguyên tắc:
a) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, không
k m theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa…., kế toán ghi nhận giá
trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo);
b) Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại, quảng cáo nhưng khách hàng chỉ
được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo k m theo các điều kiện khác như phải mua sản
phẩm, hàng hóa (ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm….) thì kế toán phải
phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến
mại được tính vào giá vốn (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).
+ Khi xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, doanh nghiệp áp dụng theo một trong
các phương pháp sau:
a) Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được
áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng thứ hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản
xuất ra nên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và
nhận diện được.
b) Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị
của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho
đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung
bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều
kiện cụ thể của m i doanh nghiệp.
c) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước
áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì

10


được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được mua
hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho
được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của
hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc
gần cuối kỳ còn tồn kho.
M i phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất
định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của m i phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản
lý, trình độ, năng lực nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý
thông tin của doanh nghiệp. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức
tạp về chủng loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở doanh nghiệp.
+ Đối với hàng tồn kho mua vào bằng ngoại tệ, phần giá mua phải căn cứ vào tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh để ghi giá trị hàng tồn kho đã nhập kho (trừ
trường hợp có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị hàng tồn kho tương ứng với số
tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm ứng trước). Phần thuế nhập khẩu
phải nộp được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan theo quy
định của pháp luật. Chi tiết về kế toán chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo quy định
tại Điều 69 – hướng dẫn phương pháp kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái.
+ Đến cuối niên độ kế toán, nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do bị
hư hỏng, l i thời, giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện, chi phí bán hàng tăng lên thì
phải ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho
trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thiện sản
phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được
được thực hiện bằng cách lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được của chúng.


11


Tất cả các khoản chênh lệch giữa khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở
cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế
toán trước, các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi đã trừ (-) phần bồi
thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, và chi phí sản xuất chung không phân bổ, được
ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho được lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập
ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh.
+ Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo
từng thứ, từng loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng,
luôn phải đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng
hóa với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
+ Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai
phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương
pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại
doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa
và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong
niên độ kế toán.
Các phư ng pháp kế toán hàng tồn kho
a) Phương pháp kê khai thư ng xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường
xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.
Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán
hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật
tư, hàng hóa. Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ
thời điểm nào trong kỳ kế toán.

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh, đối chiếu
với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù
12


hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có
giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các
doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp…) và các doanh nghiệp thương nghiệp
kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất
lượng cao…
b Phương pháp kiểm kê định k
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho,
xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của
vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản
kế toán riêng (tài khoản 611 “Mua hàng”).
Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối m i kỳ kế toán để xác định
trị giá vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ (tiêu
dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 “Mua
hàng”. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng
tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán
(để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng
loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư
xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ…). Phương pháp kiểm kê định
kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán.
Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của
chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.
2.2.2 Tính giá NVL ( Trích: danketoan.com )
2.2.2.1 Tính giá NVL nhập kho
Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải

bỏ ra để có nguyên vật liệu đó. Tùy từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của nguyên vật
liệu được đánh giá khác nhau.
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài

13


+ Nếu nguyên vật liệu mua vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Trị giá thực tế

Trị giá mua

NVL nhập kho = ghi trên hóa đơn
trong kỳ

Các chi phí
+

Các khoản

trực tiếp

(không bao gồm VAT)

-

phát sinh

chiết khấu

TM, giảm giá

+ Nếu nguyên vật liệu mua để dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Trị giá thực tế

Trị giá mua Các loại thuế

NVL nhập kho = ghi trên
Trong kỳ

Chi phi

+ không được + thực tế

hóa đơn

hoàn lại

Các khoản
-

chiết khấu

phát sinh

TM, giảm giá

( có VAT )
- Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp gia công, chế biến

Trị giá thực tế
NVL thuê gia

Trị giá thực tế
=

công, chế biến

NVL xuất

Chi phí
+

gia công,chế biến

gia công,

Chi phí
+

vận chuyển,

chế biến

bốc dỡ

nhập kho trong kỳ
- Đối với NVL doanh nghiệp thuê ngoài gia công, chế biến
Trị giá thực tế


Trị giá thực tế

Chi phí

NVL xuất thuê +

phải trả

công, chế biến

gia công,

cho đơn vị

nhập kho trong kỳ

chế biến

gia công,chế biến

NVL thuê gia

=

Chi phí
+

vận chuyển,
bốc dỡ


- Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần: thì giá thực tế là giá
do hội đồng liên doanh đánh giá.
- Đối với nguyên vật liệu nhận cấp, biếu tặng…thì giá thực tế của nguyên vật liệu
nhập kho là giá ghi trong biên bản của đơn vị cấp hoặc được xác định trên cơ sở giá thị
trường của nguyên vật liệu tương đương.
- Đối với nguyên vật liệu nhập kho từ nguồn phế liệu thu hồi: giá thực tế nguyên vật
liệu nhập kho được đánh giá theo giá trị thực tế nếu có sử dụng hoặc đánh giá theo giá
ước tính.
2.2.2.2 Tính giá NVL xuất kho
14


Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng cho lao động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, kế toán phải tính toán, xác định chính xác trị giá thực tế của nguyên vật liệu
xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng khác nhau nhằm xác định chi phí hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính giá thực tế xuất kho có thể áp dụng theo
một số phương pháp sau:
+ Phư ng pháp thực tế đích danh:
- Theo phương pháp này giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho được tính trên cơ sở số
lượng nguyên vật liệu xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô hàng nguyên
vật liệu xuất kho đó.
- Phương pháp này sẽ nhận diện được từng loại nguyên vật liệu xuất và tồn kho theo
từng danh đơn mua vào riêng biệt. Do đó trị giá của nguyên vật liệu xuất và tồn kho
được xác định chính xác và tuyệt đối, phản ánh đúng thực tế phát sinh. Nhưng như vậy
thì việc quản lý tồn kho sẽ rất phức tạp đặc biệt khi doanh nghiệp dự trữ nhiều loại
nguyên vật liệu với giá trị nhỏ. Khi đó chi phí cho quản lý tồn kho sẽ tốn kém và đôi khi
không thể thực hiện được. Chính vì vậy chỉ nên áp dụng phương pháp tính giá này đối
với nhũng loại vật liệu đặc trưng có giá trị cao.
+ Phư ng pháp nhập trước – xuất trước:
- Với phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng của

từng lô hàng nhập kho. Sau đó, khi xuất kho căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá thực tế
theo công thức sau:
Trị giá thực tế
NVL xuất kho

Số lượng NVL
=

xuất kho

Đơn giá thực tế
×

NVL của lô hàng
nhập trước

- Khi vào xuất kho hết số lượng của lô hàng nhập trước mới lấy đơn giá thực tế của
lô hàng tiếp sau để tính ra giá thực tế nhập kho. Cách xác định này sẽ đơn giản hơn cho
kế toán so với phương pháp thực tế đích danh nhưng vì giá thực tế xuất kho lại được xác
định theo đơn giá của lô hàng nhập sớm nhất còn lại nên không phản ánh sự biến động
của giá một cách kịp thời, xa rời thực tế. Vì thế nó thích hợp cho áp dụng cho những
nguyên vật liệu có liên quan đến thời hạn sử dụng.

15


×