Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BÀI CẢM NHẬN “BẢO TÀNG CHIẾN TÍCH CHIẾN TRANH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.76 KB, 4 trang )

BÀI CẢM NHẬN “BẢO TÀNG CHIẾN TÍCH CHIẾN TRANH”
Họ và tên: TRƯƠNG VIỆT HOÀNG
Mssv: 151A030240
Nhóm: 4
Trường ĐH: VĂN HIẾN

Bảo tàng chứng tích chiến tranh nằm ở 28 Võ Văn Tần, F.6,Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Trước kia khu vực này là phần đất của chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng vào
năm 1791 và được ông cho sửa sang lại năm 1832. Trước 30/4/1975, đây là nơi bảo trì
điện tử của quân đội Mỹ cho 4 cơ quan: Đại sứ quán Mỹ, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Phủ
Tổng Thống và Phủ thủ tướng chính quyền Sài Gòn. Ngày 18/10/1978, Ủy ban nhân dân
TP. Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy.Ngày
10/11/1990, đổi tên thành Nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược.Đến ngày 4/7/1995,
lại đổi tên là Bảo tàng chứng tích chiến tranh. Như được biết thì đây là nơi để lưu giữ
những vật chứng của chiến tranh nhân dân Việt Nam .Thông qua những gì trưng bày,
chúng ta phần nào có thể thấy được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường của
người dân Việt Nam.
Vào khoảng 9h sáng ngày 12/6/2017, đoàn chúng tôi gồm các thành viên của lớp đã có
mặt đông đủ tập trung trước bảo tàng để tiến hành tham quan. Bước vào bảo tàng,cái nhìn
đầu tiên của tôi là những cỗ máy chiến tranh thật hiện đại vào thời đó, nào là: xe
tăng,máy bay chiến đấu, bom và súng đạn, rồi lần lượt đi tham quan qua các gian nhà
trưng bày hình ảnh nào là: những sự thật lịch sử, bộ sưu tập ảnh phóng sự hoài nịêm,


chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược, chế độ lao tù trong chiến tranh xâm
lược, nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến, tranh thiếu nhi “Chiến Tranh Và
Hòa Bình”, những con người sau chiến tranh (đa số là họ là những nạn dân của chất độc
màu da cam).Nhưng trước khi tham quan, chúng tôi vào phòng thuyết trình và nghe chị
hướng dẫn viên trình bày một cách tổng quát về bảo tàng, về những hiện vật được trưng
bày tại đây…Sau đó chúng tôi được tự do tham quan và tìm hiểu.
Những hiện vật được trưng bày ở đây rất khoa học qua từng thời kỳ,từng giai đoạn


nhưng tất cả đều tố cáo tội ác của chiến tranh.Ấn tượng nhất đối với tôi là chiếc máy
chém được trưng bày ở đây .Chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho không biết
bao người dân miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền
Nam”. Chiếc máy chém đầu tiên được hoạt động tại Pháp năm 1792, sau đó thực dân
Pháp đưa sang để đàn áp phong trào nông dân của Việt Nam năm 1911. Sau đó không lâu
chiếc máy chém thứ hai cũng được đưa sang.Đến năm 1960 người cuối cùng bị chém
bằng máy chém là chiến sĩ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy viên tỉnh Tây Ninh.
Ngoài ra, một khu vực cũng thu hút được nhiều sự chú ý của khách tham quan, một “địa
ngục trần gian” được phục chế lại ở đây đó là “Chuồng cọp” thật rùng rợn, diễn lại những
cảnh tra tấn tù binh của bọn đế quốc thật dã man, không còn tính người gì cả, nguời xem
mà còn cảm nhận được ghê rợn đến buốt xương như thế nào mặc dù đó chỉ là những mô
hình được dựng lại!Sau khi dùng các hình thức tra tấn tàn bạo mà người tù vẫn không
chịu khuất phục thì sẽ bị đem ra xử tử. Những người tù bị siết cổ đến chết bằng dây thép
gai, bị đóng đinh xuyên qua đầu 10cm. Hàng ngàn đầu lâu đã được khai quật tại Phú
Quốc đều bị cắm cây đinh 10cm xuyên qua đầu, chứng tỏ hình thức tra tấn này rất phổ
biến.Ở khu tái hiện chuồng cọp nơi bảo tàng còn bắt gặp hình ảnh chiếc máy chém, một
cỗ máy giết người đã đã giết chết biết bao sinh mạng vô tội, biết bao nhiêu đồng bào ta.
“Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”quả thật có đến đây,chúng tôi mới cảm nhận thấy hết
được sự tàn ác của giặc. Bọn chúng làm những điều trái với đạo lí loài người, trái với
công lí,cái mà chúng luôn miệng rêu rao trên khắp thế giới .Chúng được các trung tâm
huấn luyện nhồi nhét vào đầu tư tưởng hiếu chiến, cuồng sát. Quân giặc càng tàn bạo thì
ta càng thêm khâm phục những người tù chính trị.Những con người đã sẵn sàng hi sinh,
sẵn sàng chịu mọi gian khổ, đau đớn đến thấu xương tủy để đất nước có ngày được tự do,
độc lập.Dù có bị xử bắn nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn rất hiên ngang, bất khuất.
“Tôi làm cách mạng cho tôi!Với tôi! Và tôi giết tên hại nước, hại dân tôi” – Lý Tự Trọng.
Lý Tự Trọng trước lúc bị xử bắn Tù binh bị đục hết hàm răng vì không chịu khai báo Để
tiêu diệt dân tộc Việt Nam quân Mĩ không chỉ sử dụng các loại bom đạn gây thương vong
lớn mà còn dùng cả thứ vũ khí hóa học nhằm triệt hạ tất cả nguồn sinh sống của nhân dân
Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Không chỉ
những người lính mà cả những người dân Việt Nam vô tội củng đã phải gánh chịu những

hậu quả vô cùng khủng khiếp của ‘‘chất độc màu da cam’’ do quân đội Mỹ rải xuống
miền Nam Việt Nam. Chiến dịch dùng hóa chất của Mỹ ở Việt Nam bị dư luận thế giới
lên án gay gắt.Hầu như tất cả báo chí Âu châu và ngay trong nước Mỹ, giới khoa học và
trí thức thế giới cực lực phản đối hành động của Mỹ và đòi hỏi chính phủ Mỹ phải ngưng
ngay việc dùng hóa chất độc hại. Nhưng Mỹ vẫn bất chấp tất cả tiến hành phun chất độc
hóa học xuống Việt Nam.Chỉ trong vòng 10 năm (1961-1971), những cơn mưa chất độc


không ngừng trút xuống miền Trung và miền Nam Việt Nam nhằm phát quang trên diện
rộng rừng núi, đồng ruộng tàn phá mùa màng, triệt nguồn nước sinh hoạt và hủy họa môi
sinh. Theo số liệu của bộ thống kê Mĩ, (1961-1971), Mĩ đã rải xuống Việt Nam 72 triệu
lít chất độc hóa học các loại.Trong đó, có 44 triệu lít chất độc da cam (chiếm 170 kg chất
dioxin). Đã có 3751 xã bị rải trực tiếp, ít nhất là 2,1 triệu và có thể tới 4 triệu người Việt
Nam bị ảnh hưởng của chất độc này. Lính Mĩ đi rải chất độc ở Việt Nam Thật thương
cảm khi hàng ngàn, hàng vạn người dân Việt Nam vô tội, nhất là trẻ em hôm nay đang
mang trong mình dị tật quái ác do do hậu quả của chất độc Dioxin, dù rằng chiến tranh đã
qua đi hơn 30 năm. Không chỉ đối xử tàn ác với người dân Việt Nam mà ngay cả những
kẻ bán nước cầu vinh làm tay sai và là đồng minh của Mỹ Hình ảnh Tổng thống Ngô
Đình Diệm bị ám sát. Những tội ác của quân đội Mỹ đã gây nên sự căm phẫn không chỉ ở
dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới .Rất nhiều bạn bè trên thế giới
đã lên tiếng bảo vệ và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm,
nước Mỹ ngày nay cũng đã có những chính sách để bù đắp cho những hậu quả mà mình
đã gây ra nhưng liệu rằng như thế là đủ.Nhìn những bức ảnh được trưng bày nơi bảo
tàng, chúng tôi không khỏi bàng hoàng và xót xa trước những cảnh đời đau thương do
hậu quả còn để lại của cuộc chiến tranh hơn 30 năm về trước.Và những quả bom vẫn còn
ẩn đâu đó dưới lòng đất Việt Nam, chỉ cần sự bất cẩn là có thể gây ra thảm họa chết chóc.
Nạn nhân Hồ Văn Đang (tỉnh Quảng Trị),nạn nhân của bom mìn nổ chậm còn sót lại Đất
nước ngày nay đã yên bình bởi có sự hi sinh to lớn của bao thế hệ yêu nước. Họ đã hi
sinh tuổi xuân để bảo vệ Tổ quốc, biết bao nhiêu người mẹ phải sống cô đơn, không
người chăm sóc bởi những người con đã ra đi làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.

Những người may mắn trở về từ chiến trường ác liệt thì lại mang trong mình chất độc da
cam. Tôi đã từng nghe nói nhiều về chất độc màu da cam Mỹ đã rải xuống, vẫn biết về
những hậu quả của nó thế nhưng đến đây tôi thật sự bất ngờ và bàng hoàng, khi nhìn
những bức hình đó người chúng tôi như lạnh đi,một cảm giác chạnh lòng và đau nhói.
Những sinh linh bé nhỏ còn chưa chào đời đã phải mang trong mình chất độc chết người,
lẽ ra những đứa bé trong tủ kính ấy đã có thể được sinh ra, được sống, và được lớn lên
nhưng chúng đã không có cơ hội để thực hiện cái quyền có vẻ hiển nhiên đó - quyền
được sống. Phải chăng đó là do thượng đế sắp đặt, hay đó là do tội ác của kẻ xâm lược
gây ra cho các em ngay từ khi các em chưa thành hình. Những em bé hiền lành vô tội
phải mang trên mình những di chứng nặng nề của cuộc chiến tranh. Khi đất nước đã hòa
bình, các em đã có thể được sống, được học tập, được vui chơi thế nhưng do chất độc ấy
các em không bao giờ có được cuộc sống êm ả như những gì các em đáng được hưởng.
LỜI KẾT:
Trong số những người lính đã tham gia chiến đấu, có những người may mắn trở về với
cuộc sống đời thường.Tuy nhiên họ vẫn phải mang trên vai gánh nặng của chiến tranh.
Nỗi ám ảnh mang tên chiến tranh không chỉ hiện hữu ở những vết thương da thịt . Nó
hiện hữu trên chính con cái họ, trong nụ cười ngây ngô, trong ánh mắt không bao giờ biết
lớn.Không thể cầm lòng trước những “hình ảnh biết nói” ấy. Đau lòng cho những nỗi bất
hạnh,đau thương mà nhiều người dân vô tội phải gánh chịu,xót xa hơn khi trong số những
người ấy có rất nhiều những trẻ em ngây thơ là nạn nhân của “chất độc màu da cam”.


Tất cả các em chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến xâm lược.Làm thế nào để sống ?
Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một vấn đề lớn khi bị tước đi những gì
mà lẽ ra một người bình thường phải có.
Và cảm ơn Thầy đã cho tôi có chuyến tham quan tại “Bảo Tàng Chứng Tích Chiến
Tranh” đã giúp tôi không thể nào quên được những tội ác chiến tranh của bọn đế quốc,
bọn tay sai đã gây ra cho nhân Việt Nam chúng ta, và nhắc nhở chúng ta phải ra sức học
tập tốt để đền đáp công ơn các chiến sĩ giải phóng, bộ đội cụ Hồ ngày đêm ra sức chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam chúng ta như được những ngày hôm nay! Hôm tôi đi tham

quan, tôi rất vui một điều là có rất nhiều người nước ngoài tìm đến tham quan bảo tàng
cùng với người dân Việt Nam tôi cảm thấy họ khâm phục nhân dân ta dũng cảm chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc, và họ cũng lên án tội án chiến tranh đã gây ra cho một đất nước kiên
cường như thế này, đó là nước: Việt Nam!! Vậy nên, chúng ta phải biết ơn và cố gắng xây
dựng để đất nước phát triển, giúp đở những mảnh đời khó khăn bất hạnh để tiếp nối
những trang sử vẻ vang của dân tộc, trang sử xây dựng Việt Nam thời kì đổi mới, đưa
Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác đã từng căn dặn!



×