Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Bài tập Kiểm toán Báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.79 KB, 28 trang )

Bài tập Kiểm toán BCTC

BÀI TẬP CHƯƠNG 1
Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
1. Mục đích chính của kiểm toán báo cáo tài chính là:
a. Giúp các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả
b. Khẳng định các báo cáo tài chính không có sai sót
c. Giúp các doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế
d. Cung cấp cho người sử dụng một sự đảm bảo hợp lý về tính trung thực, hợp lý của
các báo cáo tài chính
2. Các doanh nghiệp kiểm toán chủ yếu cung cấp dịch vụ:
a. Kiểm toán tính tuân thủ
b. Kiểm toán hoạt động
c. Kiểm toán báo cáo tài chính
d. Kiểm toán liên kết
3. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính phục vụ cho:
a. Các nhà đầu tư
b. Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
c. Người lao động và một số đối tượng quan tâm khác
d. Tất cả các đối tượng trên
4. Tính trung thực của báo cáo tài chính được hiểu là:
a. Tuân thủ các quy định và chế độ kế toán hiện hành
b. Số liệu trong báo cáo tài chính là chính xác tuyệt đối
c. Không có những sai phạm trọng yếu làm sai lệch thông tin tài chính
d. Không có những sai phạm trọng yếu làm sai lệch thông tin tài chính và tuân thủ các
quy định và chế độ kế toán hiện hành
5. Doanh thu, chi phí, tài sản... bị khai tăng đã vi phạm cơ sở dẫn liệu nào:
a. Hiện hữu và phát sinh
b. Đầy đủ
c. Đánh giá
d. Tính chính xác


6. Doanh nghiệp không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã vi phạm cơ sở dẫn liệu
nào:
a. Chính xác
b. Đánh giá


Bài tập Kiểm toán BCTC
c. Trình bày và thuyết minh
d. Tất cả các cơ sở dẫn liệu trên
7. Cơ sở dẫn liệu về quyền và nghĩa vụ được hiểu là:
a. Tài sản là có thật và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
b. Các khoản nợ phải trả là có thật và doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cho các
chủ nợ
c. Tài sản và nợ phải trả được ghi nhận đúng với thực tế
d. Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp, các khoản nợ
phải trả tương ứng với nghĩa vụ doanh nghiệp thanh toán cho các chủ nợ
8. Kiểm toán viên Hải không được kiểm toán báo cáo tài chính cho doanh nghiệp khi anh ta:
a. Có cổ phần tại doanh nghiệp
b. Có bố vợ làm Giám đốc doanh nghiệp
c. Lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
d. Tất cả các câu trên
9. Thử nghiệm kiểm soát dùng để:
a. Đánh giá những điểm bất hợp lý trong các chỉ tiêu tài chính
b. Phát hiện các sai phạm trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế
c. Đánh giá các quy chế kiểm soát của doanh nghiệp
d. Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
10. Thử nghiệm cơ bản không bao gồm:
a. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
b. Quan sát quy trình xử lý nghiệp vụ
c. Phỏng vấn các nhân viên

d. Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế
Bài 2: Dưới đây là một số thủ tục kiểm toán được kiểm toán viên sử dụng:
a. Chọn mẫu chứng từ vận chuyển để đối chiếu với hoá đơn bán hàng liên quan
b. Lấy mẫu đơn đặt hàng để kiểm tra việc xét duyệt và phê chuẩn mua hàng
c. Kiểm tra việc khoá sổ với nghiệp vụ chi tiền
d. Kiểm tra tổng cộng chi tiết các khoản nợ phải trả và đối chiếu với số liệu trên sổ cái
e. So sánh chi phí bán hàng năm nay với năm trước
f. Kiểm tra sự liên tục của các chứng từ thu, chi tiền
g. Gửi thư yêu cầu các ngân hàng và nhà cung cấp xác nhận số dư


Bài tập Kiểm toán BCTC
Yêu cầu: Hãy cho biết mỗi thủ tục kiểm toán trên là thử nghiệm gì. Nếu là thử nghiệm cơ
bản thì đó là thử nghiệm chi tiết hay quy trình phân tích?
Bài 3: Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót sau đến báo cáo tài chính của năm tài chính N:
1. Đơn vị ghi nhận vào chi phí bán hàng một khoản tiền chi mua thiết bị đủ tiêu chuẩn
tính vào tài sản cố định, thời điểm ghi nhận là ngày 1.1.N. Thiết bị này có giá trị là
400 triệu đồng, tỷ lệ khấu hao 10%.
2. Nhiều tài sản cố định dùng vào công tác quản lý đã khấu hao hết được tiếp tục tính
khấu hao. Số tiền khấu hao vượt này là 371 triệu đồng.
3. Đơn vị không thuyết minh được cơ sở hợp lý một số khoản trích trước chi phí sửa
chữa lớn tài sản cố định vào chi phí bán hàng trong năm N. Tổng số tiền đã trích trước
không đúng này là 360 triệu đồng được ghi nhận vào chi phí phải trả. Tuy nhiên, đến
cuối năm N, số dư này chỉ còn là 120 triệu đồng do doanh nghiệp đã dùng một phần
khoản trích trước này để chi quảng cáo. Việc kiểm tra chứng từ và nội dung các chi
phí quảng cáo này cho thấy chúng hợp lý, hợp lệ.
4. Đơn vị đã đối trừ số dư bên Nợ và bên Có của tài khoản Phải thu khách hàng để lấy
chênh lệch trình bày trên phần Nợ phải thu khách hàng trên Bảng cân đối kế toán. Số
dư bên Nợ và bên Có của tài khoản này lần lượt là 1.460 triệu đồng và 375 triệu đồng.
5. Đơn vị khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng vào ngày 15.12.N, các nghiệp vụ bán hàng từ

ngày 16.12.N được ghi vào năm N+1. Các khoản tiền khách hàng đã trả cho các
nghiệp vụ này được ghi chép như một khoản khách hàng ứng trước tiền. Tổng doanh
thu từ 16.12.N đến 31.12.N là 1.980 triệu đồng (giá này đã bao gồm thuế giá trị gia
tăng 10%), giá vốn hàng bán của số hàng này là 1.400 triệu đồng. Khách hàng đã
thanh toán 400 triệu đồng.
Bài 4: Kiểm toán viên Lâm được giao nhiệm vụ phụ trách kế hoạch kiểm toán báo cáo tài
chính năm N cho công ty Hoàng Linh (chuyên kinh doanh đồ chơi). Để thực hiện thủ tục
phân tích, kiểm toán viên Lâm thu thập được một số dữ kiện như sau: (Biết số liệu năm N-1
đã được kiểm toán).

Chỉ tiêu

Số liệu (Triệu đồng)
Năm N

Năm N-1

Chỉ tiêu

1. Tài sản ngắn hạn
- Tiền
- Hàng tồn kho
- Nợ phải thu
2. Tài sản dài hạn

1000
300
400
300
1100


1100 3. Nợ ngắn hạn
220 4. Nợ dài hạn
480 5. Vốn chủ sở hữu
400
1200

6. Doanh thu

4000

4500

Số liệu (Triệu đồng)
Năm N
400
600
1100

Năm N-1
500
700
1100


Bài tập Kiểm toán BCTC
7. Giá vốn hàng bán

3200


3500

Các chỉ tiêu bình quân ngành:

Năm N

Năm N-1

Tỷ số thanh toán hiện hành

3,1

3,7

Vòng quay hàng tồn kho

5,0

6,0

Vòng quay nợ phải thu

14,1

13,5

Tỷ suất lãi gộp

25%


15%

Yêu cầu: Nhập số liệu vào bảng tính Excel, vẽ biểu đồ và đưa ra các phân tích cần thiết để
khoanh vùng các khả năng sai phạm có thể xảy ra.
Bài 5: Đối với mỗi nghiệp vụ dưới đây hãy cho biết:
1. Có những vấn đề gì có thể nghi ngờ?
2. Bằng chứng kiểm toán viên cần thu thập để giải tỏa các nghi ngờ trên?
Nghiệp vụ 1:
a) Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 211
b) Nợ TK 138

900.000 đồng
18.700.000 đồng
19.600.000 đồng
16.900.000 đồng

Có TK 338: 16.900.000 đồng
Nghiệp vụ 2:
a) Nợ TK 531:

2.000.000 đồng

Có TK 131: 2.000.000 đồng
b) Nợ TK 156:

1.000.000 đồng

Có TK 632: 1.000.000 đồng


BÀI TẬP CHƯƠNG 2
Bài 1: Khi kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền của doanh nghiệp ABC năm N,
kiểm toán viên đã phát hiện những sai sót sau:
1. Ghi hóa đơn bán hàng phát sinh ngày 10.1.N+1 vào kết quả kinh doanh năm N
theo giá bán 150 triệu đồng, giá vốn hàng bán 100 triệu đồng, thuế giá trị gia tăng
10% (chưa có trong giá bán).


Bài tập Kiểm toán BCTC
2. Một lô hàng giá bán 200 triệu đồng ( chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất
10%), đã xuất kho gửi bán nhưng chưa được bên mua nhận. Tuy nhiên kế toán đã
ghi nhận nghiệp vụ này vào doanh thu năm N. Giá gốc của lô hàng này là 150
triệu đồng.
3. Bù trừ nhầm nợ phải trả cho công ty VIVA vào nợ phải thu từ công ty EVA,
giảm nợ phải thu của công ty EVA từ 230 triệu đồng xuống còn 50 triệu đồng.
Yêu cầu: Thực hiện thủ tục kiểm toán cần thiết cho các tình huống trên.
Bài 2: Trong kỳ hoạt động, doanh nghiệp có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được
kế toán ghi nhận như sau:
1. Doanh nghiệp bán 200 sản phẩm cho 1 khách hàng theo giá bán lẻ là 22 triệu đồng
(trong đó thuế suất giá trị gia tăng là 10%), đã thu tiền bằng chuyển khoản. Giá bán
buôn chưa thuế tại doanh nghiệp là 18 triệu đồng. Bên cạnh nghiệp vụ ghi nhận giá
vốn, kế toán ghi nghiệp vụ phản ánh giá bán như sau:
Nợ TK 112: 22 triệu đồng
Có TK 511: 18 triệu đồng
Có TK 333: 1,8 triệu đồng
Có TK 711: 2,2 triệu đồng
2. Doanh nghiệp bán được lô hàng với tổng giá thanh toán 33 triệu đồng, trong đó thuế
giá trị gia tăng 10%. Giá vốn bằng 25 triệu đồng. Khách hàng chưa trả tiền. Kế toán
ghi:

a/ Nợ TK 632: 25 triệu đồng/

Có TK 155: 25 triệu đồng

b/ Nợ TK 131: 33 triệu đồng/

Có TK 338: 33 triệu đồng

3. Doanh nghiệp xuất tiêu thụ nội bộ 1 lô hàng trị giá 11 triệu đồng (trong đó thuế giá trị
gia tăng 10%). Giá vốn của lô hàng này bằng 8 triệu đồng. Kế toán ghi:
Nợ TK 136: 11 triệu đồng
Có TK 155: 8 triệu đồng
Có TK 911: 3 triệu đồng
4. Theo hợp đồng với công ty A, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công ty A. Mỗi
năm công ty A phải trả cho doanh nghiệp là 22 triệu đồng, trong đó thuế giá trị gia
tăng bằng 2 triệu đồng. Theo thoả thuận khách hàng phải trả trước tiền dịch vụ theo
hợp đồng là 3 năm bằng chuyển khoản. Kế toán ghi:
Nợ TK 112: 66 triệu đồng
Có TK 511: 60 triệu đồng
Có TK 333: 6 triệu đồng
Yêu cầu:


Bài tập Kiểm toán BCTC
a. Nhận xét về các bút toán định khoản của kế toán. Nêu các ảnh hưởng (nếu có) của
các bút toán này đến các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp.
b. Đưa ra các kiến nghị cần thiết và các bút toán điều chỉnh cho các trường hợp trên.
Bài 3: Bạn đang kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty XYZ có niên độ kết thúc vào ngày
31/12/N. Bạn quyết định thực việc xác nhận các khoản nợ phải thu. Vào ngày 31/12/N có
200 khoản nợ phải thu với tổng số dư là 956.750.000 đồng và bạn đã chọn 75 khoản nợ

phải thu với tổng số dư 650.725.000 đồng để xin xác nhận. Trong các thư xác nhận có 9
thư có thêm đoạn giải thích như sau:
1. Ngày 01/10/N, chúng tôi đã ứng trước 60.000.000 đồng, số tiền trên lớn hơn hóa đơn
ngày 22/10/N (số tiền 35.000.000 đồng), nên chúng tôi không hiểu tại sao quý ông lại đề
nghị chúng tôi xác nhận số dư nợ là 35.000.000 đồng.
2. Số dư 12.800.000 đồng đã được thanh toán ngày 23.12.N.
3. Số dư 23.600.000 đồng đã được thanh toán vào ngày 12.01.N+1.
4. Chúng tôi không nợ gì quý đơn vị vào thời điểm 31.12.N bởi vì số hàng hóa của quý công
ty theo hóa đơn số 1245 ngày 30.11.N với số tiền 30.000.000 đồng (FOB cảng đến) chúng
tôi chỉ mới nhận được ngày 4.1.N+1.
5. Chúng tôi đã xem lại giá của lô hàng 12.500.000 đồng và nhận thấy là quá cao so với giá
thị trường tại cùng thời điểm.
6. Số dư trên đã được thanh toán.
7. Đồng ý tổng số tiền. Hàng hóa ký gởi đã nhận được và chúng tôi sẽ thanh toán khi nào
bán được hàng.
8. Chúng tôi chưa bao giờ nhận được lô hàng này.
9. Số tiền 12.000.000 đồng mà quý ông đề nghị xác nhận là số tiền ký cược để thuê tài sản,
chúng tôi sẽ cấn trừ vào tiền thuê của năm N+2 (năm cuối của hợp đồng thuê) theo đúng
thỏa thuận của hai bên.
Yêu cầu: Trong mỗi trường hợp trên, theo bạn cần thẩm tra các vấn đề nào? Cách giải quyết và
lý do?

Bài 4: Doanh thu hợp đồng xây dựng
Công ty HM có một hợp đồng xây dựng đã được ký kết vào năm N-1 với mức giá là
3.000 triệu đồng (chưa có thuế giá trị gia tăng), chi phí dự toán là 2.400 triệu đồng, thanh
toán theo tiến độ kế hoạch, theo đó khách hàng sẽ thanh toán cho đơn vị 600 triệu đồng vào
ngày 31.12.N. Trong năm, chi phí đơn vị đã bỏ ra là 480 triệu đồng, ước tính chi phí còn phải
tiếp tục bỏ ra để hoàn thành công trình là 2.100 triệu đồng.



Bài tập Kiểm toán BCTC
Ngày 31.12.N, đơn vị đã phát hành hóa đơn 600 triệu đồng (chưa thuế giá trị gia
tăng) và khách hàng đã thanh toán đủ. Đơn vị ghi nhận doanh thu 600 triệu đồng và giá vốn
hàng bán 480 triệu đồng.
Yêu cầu: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để đưa ra ý kiến về tình huống trên để
phục vụ cho việc đưa ra kết luận kiểm toán báo cáo tài chính năm N của công ty HM.


Bài tập Kiểm toán BCTC

BÀI TẬP CHƯƠNG 3
Bài 1: Trong nhóm kiểm toán thực hiện báo cáo tài chính tại Công ty EAM, bạn được
phân công làm tiếp tục chu trình “Mua hàng và thanh toán” do một trợ lý khác đã
làm, nhưng nay chuyển công tác khác do công việc. Trợ lý kia đã làm xong thủ tục
đối chiếu với thư xác nhận, và đưa ra những đề xuất. Bạn phải xem xét lại giấy
làm việc của trợ lý kia và hãy đưa ra những ý kiến đề xuất nếu người trợ lý trước
đưa ra không đúng (nếu có) và những việc cần làm tiếp.
Khách hàng : Công ty EAM
Niên độ kế toán : 31/12/N

Ký hiệu tham chiếu:

Khoản mục: Các khoản phải trả

Người thực hiện: HTH

Bước công việc : Đề xuất sau khi đối chiếu thư xác nhận

Ngày thực hiện : 7/2/N+1


S
T
T

Tên
khách
hàng

Số dư theo
sổ CT của
đơn vị
(1000 đồng )

Số dư theo
thư xác
nhận
(1000 đồng)

Chênh
lệch
(1000
đồng )

Các thông
tin bổ
sung

Các thủ tục
kiểm tra tiếp
và kết luận


Hàng hoá
nhận ngày
15/1/N+1, đơn
vị đã hạch toán
vào 27/1/N+1

Các đề
xuất

1

Công
ty CS

1.280.000

1.695.100

-415.100 Có 1 hoá
đơn mua
hàng ngày
3/12/N

Không

2

Công
ty

LDR

0

30.000

-30.000 Hoá đơn
ngày
5/1/N+1
cho dịch
vụ
SCMMTB
đã
hoàn
thành
28/12/N

Đơn vị đã Không
thanh
toán
khoản
này
trong
tháng
1/N+1

3

Công
ty

ABE

0

265.987

-265.987 Có
hoá
đơn mua
hàng
số
75230
ngày
15/12/N

Đơn vị đã trả Không
lại hàng vào
29/12/N và đã
được
chấp
nhận


Bài tập Kiểm toán BCTC

4

Công
ty
DDC


5.375.000

0

5.375.000 Thư xác
nhận quay
trở lại do
Công ty
đó không
còn ở địa
chỉ đó nữa

5

Công
ty SA

27.500

75.500

-48.000 Hoá đơn
mua hàng
số
5724
ngày
5/12/N

Đơn vị khẳng Không

định là Công
ty
đó
đã
chuyển, nhưng
số liệu theo dõi
của đơn vị là
đúng
Đơn vị nói
rằng, hàng hoá
này không phù
hợp với đơn
đặt hàng.

Bút toán
điều
chỉnh:
Nợ TK
156

TK331:
48.000

Bài 2: Khi kiểm toán tại công ty ABC, việc gửi thư xác nhận nợ phải trả người bán cho thấy
số liệu khoản phải trả công ty X trên sổ sách của đơn vị thấp hơn số liệu xác nhận là
644.000.000 đồng. Sau khi đối chiếu, nguyên nhân được xác định như sau:
1. Số tiền 180.000.000 đồng công ty ABC thanh toán chuyển khoản cho công ty X vào
ngày 31/12/N được công ty X ghi nhận vào ngày 2/1/N+1.
2. Một trường hợp doanh nghiệp trả lại hàng cho người bán nhưng công ty X ghi sót (giá
chưa có thuế GTGT là 250.000.000 đồng).

3. Hóa đơn mua hàng ngày 30/12/N của công ty X chưa được công ty ABC ghi nhận vì
hàng chưa về kho, hàng đã nhận tại kho người bán (giá đã có thuế giá trị gia tăng là
189.000.000 đồng).
Yêu cầu
a. Xác định ảnh hưởng của các sai sót trên đến báo cáo tài chính của DN.
b. Giả sử vì nhiều lý do, đơn vị không đồng ý điều chỉnh các sai sót nêu trên (trong khi
các sai sót khác đã được điều chỉnh thích hợp và không có giới hạn trong phạm vi
kiểm toán). Theo chính sách của công ty kiểm toán, báo cáo tài chính sẽ được coi là
sai phạm trọng yếu nếu tổng tài sản bị chênh lệch trên 240.000.000 đồng (đối với
bảng cân đối kế toán) hoặc lợi nhuận sau thuế bị chênh lệch trên 100.000.000 đồng
(đối với báo cáo kết quả kinh doanh). Theo anh (chị), ý kiến nào nên đưa vào báo cáo
kiểm toán trong trường hợp này?
Bài 3: Khi thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả cho năm kết thúc ngày 31/12/N của
Công ty Minh Mẫn, kiểm toán viên đã gửi 22 thư đề nghị xác nhận cho người cung


Bài tập Kiểm toán BCTC
cấp. Kết quả có 4 thư không được trả lời và 5 thư có số dư khác với số liệu kế toán
của công ty Minh Mẫn. Kiểm toán viên giữ bản sao của bảng kê hóa đơn của người
bán và gửi bản gốc cho đơn vị để chỉnh hợp các khác biệt. Hai ngày sau, nhân viên kế
toán của công ty Minh mẫn đã hoàn trả lại năm bản kê hóa đơn của người bán kèm
theo các thông tin sau : (ĐVT: đồng)
Bảng kê 1

Số dư theo bảng kê của người bán
Minh mẫn đã trả ngày 31.12.N

Bảng kê 2

Bảng kê 4


Bảng kê 5

(46.010.100)

Số dư theo sổ cái

20.170.000

Số dư theo bảng kê của người bán

96.189.300

Hóa đơn Minh Mẫn chưa nhận được

(27.331.800)

Minh Mẫn đã trả ngày 15.12.N

(10.000.000)

Số dư theo sổ cái
Bảng kê 3

66.180.100

58.857.500

Số dư theo bảng kê của người bán


262.518.000

Số dư theo Sổ cái

205.161.100

Chênh lệch không xác định nguyên nhân

57.356.900

Số dư theo bảng kê của người bán

61.701.500

Hàng trả lại theo giấy báo ngày 15.12.N

23.601.500

Số dư theo Sổ cái

38.100.000

Số dư theo Bảng kê của người bán

86.192.100

Minh Mẫn đã trả ngày 3.1.N+1
Chênh lệch không theo dõi do số tiền nhỏ
Số dư theo sổ cái


(30.000.000)
2.150.600
58.342.700

Yêu cầu:
a. Đánh giá khả năng chấp nhận việc nhờ nhân viên khách hàng thực hiện chỉnh hợp, giả
sử rằng kiểm toán viên dự định sẽ thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung.
b. Mô tả các thử nghiệm bổ sung mà kiểm toán viên nên thực hiện cho mỗi trường hợp
khác biệt nêu trên.
c. Kiểm toán viên nên thực hiện các thủ tục kiểm toán nào đối với các thư xác nhận
không được trả lời.


Bài tập Kiểm toán BCTC
Bài 4: Cho biết ảnh hưởng của mỗi sai sót sau đây đến khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản
cố định, khoản phải trả, nguồn vốn kinh doanh, lãi chưa phân phối của niên độ này và của
niên độ sau (Đơn vị sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, không xét ảnh hưởng của thuế):
a. Hàng ký gởi được kiểm kê vào hàng tồn kho cuối kỳ, trị giá 10.000.000 đồng.
b. Số lượng đúng là 1.000 đơn vị kiểm kê ghi thành 100 đơn vị, đơn giá 50.000 đồng/đơn vị.
c. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá 40.000.000 đồng không được ghi chép và dù số hàng này
có trong kho nhưng khi kiểm kê nó được loại ra không tính. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ
mua hàng được ghi nhận và không được ghi nhận vào niên độ sau.
d. Một nghiệp vụ mua hàng trị giá 30.000.000 đồng không được ghi chép và khi kiểm kê nó
được tính vào hàng tồn kho. Xét 2 trường hợp: Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận và
không được ghi nhận vào niên độ sau.
e. Kế toán doanh nghiệp đã ghi nhận một khoản ứng trước cho người bán 20.000.000 đồng
bằng tiền mặt vào khoản Nợ phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối kế toán.
f. Ngày 15/1/N, doanh nghiệp xuất kho chuyển trả nhà cung cấp số nguyên vật liệu giao
thừa từ 20/12/N-1, trị giá 11.000.000 đồng. Kế toán đã ghi nhận giảm khoản phải trả
người bán.

g. Ngày 28/12/N-1, người bán giao thiếu một lượng hàng trị giá 14.000.000 đồng (chưa thuế
giá trị gia tăng 10%). Ngày 15/1/N, người bán thông báo đã hết hàng nên số tiền tương
ứng hàng thiếu được giảm trừ nợ phải trả. Kế toán đã phản ánh giảm 14.000.000 đồng.
h. Số tiền trên séc thanh toán với nhà cung cấp B bị ghi nhầm từ 35.200.000 đồng thành
53.200.000 đồng.


Bài tập Kiểm toán BCTC

BÀI TẬP CHƯƠNG 4
Bài 1: Nêu ảnh hưởng của những vấn đề sau đến báo cáo tài chính của đơn vị:
1. Lượng hàng trị giá 10 triệu đồng được chuyển từ kho nguyên vật liệu thô cho khu
vực sản xuất vào ngày 31 tháng 12 năm N. Hàng này không được tính vào hàng tồn
kho trong kho nguyên liệu thô, nhưng do thiếu sót cũng không được tính vào khu vực
sản xuất. Hàng hoá này đã được sử dụng vào sản xuất ngày 2 tháng 1 năm N+1.
2. Thành phẩm có giá thành xuất xưởng 15 triệu đồng được chuyển đến kho thành phẩm
vào 12 giờ 30 ngày 31 tháng 12 năm N. Nhóm kiểm kê hàng tồn kho tại phân xưởng
đã kết thúc việc kiểm kê tại kho phân xưởng vào 12 giờ và cho đến tận 14 giờ mới bắt
đầu kiểm kê tại kho thành phẩm của nhà máy.
3. Lượng hàng trị giá bán cả thuế giá trị gia tăng là 30 triệu đồng được gửi cho khách
hàng vào ngày 2 tháng 1 năm N+1 nhưng được làm hoá đơn vào ngày 31 tháng 12
năm N. Lượng hàng này được tính vào hàng tồn kho thành phẩm và được tính vào
bảng cân đối kế toán với giá gốc 20 triệu đồng.
Bài 2: Trong tháng 3 năm N+1 anh (chị) cùng tham gia kiểm toán tại doanh nghiệp A
cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N. Trong quá trình kiểm toán đã thu được một số
bằng chứng kiểm toán sau:
1. Doanh nghiệp xuất tiêu thụ nội bộ 1 lô hàng trị giá 11 triệu đồng (trong đó thuế
giá trị gia tăng 10%). Giá vốn của lô hàng này bằng 8 triệu đồng. Kế toán ghi:
Nợ TK 136: 11 triệu đồng
Có TK 155: 8 triệu đồng

Có TK 911: 3 triệu đồng
2. Biên bản kiểm kê thành phẩm tồn kho tại ngày 31/12/N cho thấy:
 Số lượng thành phẩm tồn kho theo sổ kế toán là: 1.500 sản phẩm; theo thực tế là
1.400 sản phẩm.
 Chênh lệch 100 sản phẩm do ngày 31/12/N đã xuất bán 100 sản phẩm cho Công ty
X theo hoá đơn lập ngày 31/12/N. Kế toán công ty đã ghi nhận doanh thu và kê
khai thuế giá trị gia tăng phải nộp đầy đủ.
3.Công ty không khai báo về phương pháp tính giá hàng tồn kho trên thuyết minh báo
cáo tài chính.
Yêu cầu: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết
Bài 3: Có một số tình huống sau về hàng tồn kho tại Công ty Thiên Hùng vào thời điểm
31.12.N:
1. Cuối năm khi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 200.000.000 đồng, doanh nghiệp
đã hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.


Bài tập Kiểm toán BCTC
2. Ngày 26/12/N, doanh nghiệp nhận được hoá đơn thuế giá trị gia tăng mua nguyên vật
liệu trị giá 60.000.000 đồng (chưa thuế giá trị gia tăng 10%), hàng đang đi đường chưa
về đến kho. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng và kế toán chưa hạch toán nghiệp
vụ này.
3. Do áp dụng không nhất quán phương pháp tính giá xuất kho nên chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp sản xuất sản phẩm X bị ghi tăng 20.000.000 đồng. Trong kỳ số sản phẩm X sản
xuất ra đã hoàn thành và được tiêu thụ toàn bộ.
4. Trong năm chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất vượt định mức cho phép là
40.000.000 đồng, doanh nghiệp đã hạch toán hết vào giá thành sản phẩm. Số sản phẩm
sản xuất trong năm đã được tiêu thụ một nửa.
5. Kế toán hạch toán toàn bộ giá trị số công cụ dụng cụ xuất dùng ngày 01/7/N 120 triệu
vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm năm N. Số công cụ dụng cụ này
thuộc loại phân bổ 4 lần trong 12 tháng. Trong năm N doanh nghiệp sản xuất được 600

sản phẩm, đã hoàn thành 1/2 nhập kho.
6. Doanh nghiệp có một số nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất không hết nhập lại kho
trị giá 40.000.000 đồng. Kế toán đã phản ánh ghi giảm giá vốn hàng bán. Số sản phẩm
sản xuất trong kỳ đã được hoàn thành và nhập kho chưa tiêu thụ.
7. Kiểm toán viên kiểm tra thấy có một số lượng hàng hoá lỗi thời cần lập dự phòng
55.000.000 đồng, doanh nghiệp chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho số
hàng này.
8. Ngày 04/01/N, doanh nghiệp nhận được hoá đơn thuế giá trị gia tăng mua nguyên vật
liệu (giá chưa thuế giá trị gia tăng10%) là 84.000.000 đồng, chưa thanh toán tiền cho
nhà cung cấp. Lô hàng đã được nhập kho từ ngày 20/12/N-1 với giá tạm tính 80.000.000
đồng. Tại ngày 10/01/N kế toán đã ghi sổ nguyên vật liệu và thuế giá trị gia tăng theo
giá trị thực tế trên hoá đơn.
9. Ngày 06/01/N, doanh nghiệp nhập kho lô hàng hoá mua từ tháng trước. Ngày 27/12/N-1
kế toán đã ghi nhận hàng đang đi đường theo hoá đơn thuế giá trị gia tăng với trị giá
140.000.000 đồng (chưa có thuế giá trị gia tăng10%). Tháng 1/N kế toán ghi sổ hàng
tồn kho và thuế giá trị gia tăng theo số liệu hoá đơn. Tiền hàng chưa thanh toán
10. Nhận được hóa đơn thuế giá trị gia tăng về số nguyên vật liệu nhà cung cấp giao
thừa & nhập kho từ tháng 12/N-1, trị giá 10.000.000 đồng (chưa thuế giá trị gia tăng
10%). Kế toán đã ghi tăng nguyên vật liệu và thuế giá trị gia tăng. Tiền hàng chưa thanh
toán.
11. Doanh nghiệp được hưởng chiết khấu do mua hàng hoá số lượng lớn 1% trên giá mua
600.000.000 đồng (chưa thuế giá trị gia tăng10%). Kế toán đã ghi nhận tăng doanh thu
hoạt động tài chính (số liệu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng). Khoản chiết khấu được
giảm trừ nợ phải trả người bán.


Bài tập Kiểm toán BCTC
Yêu cầu: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết.
Bài 4: Kiểm toán viên phát hiện những thông tin sau về công ty AC năm N:
1. Công ty bán một lô hàng theo phương thức bán hàng đại lý (bán đúng giá quy định

của công ty). Lô hàng có giá vốn 300 triệu đồng; giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng
10% là 400 triệu đồng. Công ty đã hạch toán doanh thu và chi phí cho toàn bộ lô hàng
này, mặc dù đến hết năm đại lý thông báo mới bán được 50% số hàng đã nhận của
công ty.
2. Theo hợp đồng với công ty B, AC bán cho B một lô hàng có giá gốc khi mua là 40
triệu đồng vào ngày 6/2/N. Tuy nhiên, do tại thời điểm 31/12/N-1, giá thị trường của
lô hàng này là 46 triệu đồng nên kế toán công ty đã ghi nhận giá vốn của lô hàng khi
xuất là 46 triệu đồng.
3. Số dư của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính tăng so với số liệu kiểm kê thực tế ngày
31/12/N là 20 triệu đồng. Kế toán trưởng giải thích do công ty đánh giá lại hàng tồn
kho cho những hàng hóa mua có gốc bằng ngoại tệ.
Yêu cầu: Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết.


Bài tập Kiểm toán BCTC

BÀI TẬP CHƯƠNG 5
Bài 1: Bạn được giao kiểm toán tại một doanh nghiệp sản xuất X, trong quá trình kiểm toán
bạn đã thu thập được một số tài liệu và thông tin sau:
 Công ty này hiện đang có 500 nhân viên. Tất cả công nhân viên trong công ty đều được
trả lương theo tháng bằng tiền mặt. Để tính lương cho công nhân viên công ty sử dụng hệ
thống bảng lương đã được thiết kế sẵn trên máy tính.
 Bộ phận nhân viên gián tiếp (kể cả nhân viên quản lý phân xưởng) được trả lương theo
thời gian. Số liệu về thời gian làm việc của công nhân viên được ghi trên bảng chấm
công và bảng kê thời gian làm việc ngoài giờ của từng bộ phận, các tài liệu này đều có
xác nhận của người phụ trách các bộ phận. Chi tiết về thời gian làm việc sẽ được nhân
viên kế toán chuyển vào máy để tính lương.
 Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương theo sản phẩm. Số liệu về sản phẩm sản
xuất hoàn thành của từng bộ phận được ghi trên “Biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành”
có xác nhận của quản đốc, nhân viên thống kê, nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm. Số

liệu này cũng được nhân viên kế toán chuyển vào máy để tính lương.
 Phòng nhân sự của công ty chịu trách nhiệm lưu giữ và quản lý các dữ liệu về cán bộ
công nhân viên gồm (1) danh sách công nhân viên của công ty gắn với từng bộ phận làm
việc; (2) ngày bắt đầu làm việc và nghỉ việc của từng cán bộ công nhân viên có xác nhận
của người phụ trách từng bộ phận; (3) hợp đồng lao động và chữ ký mẫu của từng công
nhân viên.
 Công ty trả lương tháng cho công nhân viên một lần vào đầu tháng sau, việc trả lương
được thực hiện theo phương thức lương được trả cho từng bộ phận và các bộ phận có
trách nhiệm chi trả cho từng người lao động của bộ phận mình.
Yêu cầu:
1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đối với
chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty.
2) Trình bày các thủ tục kiểm toán sẽ cần thực hiện để kiểm tra sự tồn tại thực tế của
công nhân viên trên bảng lương và số công nhân viên tăng giảm trong kỳ của
công ty.
Bài 2: Có tình hình về công ty Hoa Hướng Dương như sau:
1. Khi kiểm tra thanh toán lương nghỉ việc cho một công nhân cho thấy:
- Thời gian bắt đầu nghỉ việc từ 01/11/N.
- Khoản trợ cấp nghỉ việc mà công nhân được hưởng là 2 triệu đồng.
- Tuy nhiên khi kiểm tra bảng thanh toán lương tháng 11 và tháng 12/N vẫn thấy tên công
nhân này trong bảng thanh toán lương với số tiền lương cho cả hai tháng là 6 triệu đồng.
Kế toán trưởng Công ty giải thích rằng Giám đốc Công ty quyết định trợ cấp thêm cho


Bài tập Kiểm toán BCTC
công nhân này do hoàn cảnh gia đình khó khăn. Mặc dù vậy không có một quyết định
chính thức nào bằng văn bản về vấn đề này.
2. Tính tổng số lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong kỳ là 200 triệu đồng, trong
đó phải trả cho cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất là: 150 triệu đồng; nhân viên
quản lý phân xưởng: 35 triệu đồng; nhân viên quản lý doanh nghiệp: 15 triệu đồng. Kế

toán ghi:
Nợ TK 621: 150.000.000 đồng.
Nợ TK 627 (6272): 35.000.000 đồng.
Nợ TK 641 (6411): 15.000.000 đồng.
Có TK 334: 200.000.000 đồng.
3. Xuất lô hàng trị giá vốn 200 triệu đồng để trả thay lương cho cán bộ công nhân viên (vì
trong tháng không bán được hàng). Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 334: 200 triệu đồng
Có TK 155: 200 triệu đồng
4. Các khoản chi thưởng dịp ngày lễ, chi hiếu hỉ trong năm đã được kế toán hạch toán vào
chi phí quản lý của doanh nghiệp là 50 triệu đồng.
5. Công ty nộp hộ thuế thu nhập cá nhân của một số chuyên gia nước ngoài đang làm việc
tại doanh nghiệp với số tiền là 60 triệu đồng. Kế toán định khoản:
Nợ TK 642: 60 triệu đồng
Có TK 111: 60 triệu đồng
Yêu cầu: Anh/chị hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết và cho nhận xét về công ty
Hoa Hướng Dương. Biết rằng công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ.
Bài 3: Trong quá trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại doanh nghiệp Hải
Dương, kiểm toán viên phát hiện một số vấn đề sau:
1. Chi phí bằng tiền mặt cho một số lao động thuê ngoài theo thời vụ không có hợp đồng lao
động, số tiền là 15 triệu đồng.
2. Khi kiểm tra tổng quỹ lương thực hiện trong năm, kiểm toán viên phát hiện:
- Công ty thực hiện việc khoán quỹ tiền lương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
là 1/10 doanh thu. Doanh thu kế hoạch là 100 tỷ đồng.
- Trong số doanh thu thực tế đạt được trong năm theo báo cáo của công ty có 30 tỷ đồng
là số tiền hàng công ty nhận ủy thác xuất khẩu cho công ty M. Số phí ủy thác được
hưởng là 1,5% doanh thu ủy thác.



Bài tập Kiểm toán BCTC
3. Khi kiểm tra thanh toán tiền lương cho người lao động, phát hiện thấy 10 nhân viên đã hết
hạn hợp đồng từ tháng 10/N nhưng công ty vẫn trả lương đến hết năm. Số lương thực trả
cho các nhân viên này sau khi đã trừ các khoản bắt buộc là 7,6 triệu đồng/tháng.
4. Khi kiểm tra đối tượng nộp bảo hiểm xã hội trong công ty phát hiện có 20 trường hợp công
ty ký hợp đồng lao động hai năm nhưng công ty không trích nộp bảo hiểm xã hội cho số
nhân viên này. Số tiền lương phải trả cho số nhân viên trên là 16 triệu đồng/tháng.
5. Tháng 12 năm N công ty mua bảo hiểm y tế năm N-1 cho nhân viên, số tiền 240 triệu
đồng, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 642: 240.000.000 đồng
Có TK 111: 240.000.000 đồng
6. Khi kiểm tra quyết toán chi phí sửa chữa lớn theo phương thức tự làm, trong quyết toán có
phần chi phí công nhân là 25 triệu đồng. Thực chất số công nhân viên này đã hưởng
lương trong quỹ lương kinh doanh của công ty.
7. Theo bảng quyết toán bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội thì số bảo hiểm xã hội
mà công ty chưa nộp đến cuối năm là 350 triệu đồng, nhưng trên sổ kế toán của công ty,
số dư tài khoản 3383 chỉ có 320 triệu đồng. Kế toán trưởng của công ty giải thích rằng:
có sự chênh lệch là do số bảo hiểm xã hội công ty đã quên không trừ vào tiền lương khi
thanh toán lương.
Yêu cầu: Anh/chị hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết cho các tình huống trên.


Bài tập Kiểm toán BCTC

BÀI TẬP CHƯƠNG 6
Bài 1: Tình hình về công ty Thái Bình Dương như sau:
1. Công ty hoàn thành việc xây dựng một nhà xưởng và bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng
5/N. Theo hồ sơ quyết toán công trình được công ty và nhà thầu chấp nhận như sau:
- Tổng giá trị quyết toán công trình: 5 tỷ đồng; thuế giá trị gia tăng: 500 triệu đồng.
- Số tiền công ty đã trả cho nhà thầu: 4,5 tỷ đồng; số tiền bảo hành công ty giữ lại: 250

triệu đồng.
- Phần còn lại đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán công ty đã ghi sổ trong tháng
5/N như sau: Nợ TK 211: 5,5 tỷ đồng/Có TK 331: 5,5 tỷ đồng.
2. Tháng 10/N, công ty thanh lý một số tài sản cố định cũ có nguyên giá 2 tỷ đồng, hao mòn
luỹ kế là 1,5 tỷ đồng. Giá bán là 450 triệu đồng. Người mua chưa thanh toán tiền. Kế
toán công ty hạch toán như sau:
Nợ TK 411: 500 triệu đồng.
Nợ TK 214: 1,5 tỷ đồng.
Có TK 211: 2 tỷ đồng.
Yêu cầu: Anh/chị hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết và cho nhận xét về Công ty
Thái Bình Dương. Biết rằng công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ.
Bài 2: Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính ngày 31/12/N của doanh nghiệp An Nam,
kiểm toán viên phát hiện những sai sót sau:
 Doanh nghiệp thanh lý một số tài sản cố định dùng cho việc bán hàng, nguyên giá là 240
triệu đồng; hao mòn lũy kế tính đến thời điểm thanh lý vào ngày 2/1 năm N là 220 triệu
đồng. Mức trích khấu hao của tài sản này trong năm N là 20 triệu đồng. Số tiền thu được
từ bán tài sản này là 11 triệu đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%), đã ghi thu quỹ
và thuế phải nộp.
 Công trình xây dựng tổng kho trị giá 900 triệu đồng đã hoàn thành và kết chuyển vào tài
sản cố định vào ngày 1/7/N. Kiểm tra cho thấy kế toán đơn vị đã tính vào giá trị công
trình chi phí lãi vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh trị giá 60 triệu đồng; đồng thời
kế toán bỏ sót chưa tính vào giá trị công trình chi phí tư vấn thiết kế của công ty ACD là
42 triệu đồng. Khoản tiền ứng trước cho ACD là 30 triệu đồng vẫn còn “treo” như một
khoản ứng trước cho nhà cung cấp. Số còn lại chưa thanh toán hết. Tỷ lệ khấu hao của
công trình là 6%/năm, tính vào chi phí bán hàng.
Yêu cầu: Hãy nêu ảnh hưởng của mỗi vấn đề trên đến các khoản mục của báo cáo tài chính.


Bài tập Kiểm toán BCTC

Bài 3: Anh (chị) đang kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty BBC, cho năm tài chính kết
thúc ngày 31/12/N. Sau đây là các thông tin liên quan đến tài sản cố định năm N do công ty
báo cáo:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình: 53.690 triệu đồng
- Giá trị hao mòn luỹ kế: 27.762 triệu đồng
Các số liệu được thuyết minh cụ thể như sau (ghi chú: số liệu năm N-1 đã được kiểm toán):
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu

31/12/N-1

Tăng trong
năm N

Giảm trong
năm N

Nguyên giá tài sản cố
định hữu hình

50.500

5.790

- Nhà xưởng

12.000

1.750


- Máy móc thiết bị

38.500

4.040

Giá trị hao mòn lũy kế

23.325

4.437

27.762

6.000

515

6.515

17.325

3.922

21.247

- Nhà xưởng
- Máy móc thiết bị

2.600


31/12/N
53.690
13.750

2.600

39.940

Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên thu thập được những thông tin sau đây:
 Tất cả các loại tài sản cố định đều được khấu hao theo đường thẳng (không có giá trị thu
hồi thanh lý), thời gian khấu hao của nhà xưởng là 25 năm, còn các loại tài sản cố định
khác là 10 năm.
 Ngày 1/4/N, công ty thuê tài chính một tài sản cố định loại máy móc thiết bị, thời gian
thuê là 10 năm. Số tiền phải trả hàng năm là 500 triệu đồng vào ngày 1/4, bắt đầu từ năm
N. Thời gian sử dụng hữu dụng của tài sản cố định là 10 năm, không có giá trị thu hồi
thanh lý. Công ty đã ghi tài sản này vào mục tài sản cố định hữu hình loại máy móc thiết
bị với số tiền theo giá trị hợp lý của tài sản tại ngày thuê là 4.040 triệu đồng, đồng thời
trích khấu hao tài sản này vào chi phí trong năm là 202 triệu đồng. Lãi suất trên thị
trường là 14%/năm.
 Công ty đã hoàn thành xây dựng thêm một bộ phận của một toà nhà xưởng vào ngày
30/6/N. Thời gian sử dụng hữu ích của toà nhà không tăng thêm bởi bộ phận xây dựng
thêm này. Bộ phận này do công ty tự tổ chức xây dựng, chi phí xây dựng là 1.600 triệu
đồng (trong đó: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 750 triệu đồng, chi phí nhân công trực
tiếp là 550 triệu đồng, và chi phí sản xuất chung là 300 triệu đồng). Giá đấu thầu thấp


Bài tập Kiểm toán BCTC
nhất là 1.750 triệu đồng, công ty đã ghi tăng nguyên giá của nhà xưởng theo mức giá này
(công ty chỉ có 1 toà nhà xưởng).

 Số liệu ở cột giảm trong năm N là số tiền thu được vào ngày 5/9 nhượng bán một máy
mua vào tháng 7 năm N-2, nguyên giá của tài sản cố định này là 4.800 triệu đồng. Kế
toán công ty đã trích khấu hao tính vào chi phí năm N đối với tài sản này là 350 triệu
đồng.
 Ngày 1/9/N, công ty được tặng một tài sản cố định trị giá 1.200 triệu đồng. Tài sản này
được đưa vào sử dụng ngay phục vụ hoạt động sản xuất, thời gian sử dụng là 10 năm,
nhưng do không phát sinh một khoản chi phí nào liên quan đến quá trình hình thành và
đưa tài sản này vào trạng thái sẵn sàng sử dụng nên kế toán công ty không ghi chép tài
sản này vào sổ kế toán công ty.
Yêu cầu: Hãy phát hiện những sai phạm của công ty trong hạch toán tài sản cố định và thực
hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết (tạm thời không quan tâm đến các khoản thuế có liên
quan).
Bài 4: Anh (chị) đang thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày
31.12.N của Công ty Thịnh Phú. Dưới đây là bảng kê về tình hình biến động tài sản cố
định trong năm N do nhân viên đơn vị cung cấp theo yêu cầu của anh (chị). (ĐVT:
1000 đồng).
Tài sản cố định

Số dư 31.12.N- Tăng
1
năm

trong Giảm trong năm Số dư 31.12.N

Văn phòng

325.100

136.000


26.700

461.100

Phương tiện vận
tải

408.200

96.000

477.500

145.300

18.000

163.300

878.600

250.000

Dụng cụ quản lý
Cộng

26.700

1.101.900


trong Giảm trong năm Số dư 31.12.N
Hao mòn tài sản Số dư 31.12.N- Tăng
1
năm (*)
cố định
Văn phòng

142.620

16.044

158.664

Phương tiện vận
tải

124.620

41.370

165.990

65.100

30.300

95.400

332.340


87.714

420.05

Dụng cụ quản lý
Cộng

(*) Hoàn toàn là chi phí khấu hao trong năm N.


Bài tập Kiểm toán BCTC
Số dư 31.12.N-1 đã được đối chiếu và thống nhất với số liệu trong hồ sơ kiểm toán năm
trước. Anh (chị) đã tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết và phát hiện những vấn đề sau:
a. Trong năm N, đơn vị đã xây dựng mới cửa hàng số 3 với tổng chi phí là 104.000.000
đồng, hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 3.6.N. Ngoài ra, đơn vị đã chi 32.000.000
đồng cho việc cải tạo văn phòng làm việc của Giám đốc, bao gồm: Trang trí nội thất
10.400.000 đồng; Trang bị bàn ghế 4.600.000 đồng; Trang bị máy lạnh 17.000.000
đồng. Công trình cải tạo văn phòng làm việc hoàn thành và đưa vào sử dụng vào
tháng 3.N.
b. Ngày 1.1.N, đơn vị thuê 1 xe tải trong 10 năm với số tiền thanh toán hàng năm là
12.000.000 đồng trả vào ngày 1.1 mỗi năm từ năm N+1. Theo hợp đồng, một trong
hai bên có quyền chấm dứt hợp đồng sau khi thông báo cho bên kia 60 ngày. Hợp
đồng không quy định về việc chuyển giao quyền sở hữu sau khi thuê cũng như bất kỳ
một điều kiện mua ưu đãi nào khi hết thời hạn thuê. Đơn vị đã ghi nhận xe tải trên vào
tài sản cố định của đơn vị với nguyên giá là 96.000.000 đồng tương ứng với một
khoản nợ dài hạn cũng là 96.000.000 đồng. Số tiền chênh lệch giữa tổng số tiền phải
trả trong 10 năm (120.000.000 đồng) với nguyên giá (96.000.000 đồng) được đơn vị
xem như lãi trả chậm, ghi nhận vào ngày 31.12 mỗi năm. Số tiền lãi được ghi nhận
trong năm N là 8.600.000 đồng. Xe tải này được áp dụng chính sách khấu hao giống
như các xe tải của đơn vị. Đơn vị đã chuyển nợ dài hạn sang nợ dài hạn đến hạn trả số

tiền đơn vị phải trả vào ngày 1.1.N+1 theo hợp đồng.
c. Ngày 25.3.N, đơn vị nhượng bán một xe tải có nguyên giá 110 triệu đồng, đã khấu hao
đến 31.12.N-1 là 82.500.000 đồng. Số tiền mặt thu được là 26.700.000 đồng (giá chưa
thuế GTGT) được đơn vị ghi giảm trực tiếp nguyên giá tài sản cố định. Đơn vị không
ghi bút toán giảm tài sản cố định theo quy định.
d. Các dụng cụ quản lý tăng thêm trong kỳ chủ yếu là hai máy tính trang bị cho Phòng kế
toán vào tháng 6.N, trị giá 6.200.000 đồng/cái và 1 máy tính cho bộ phận bán hàng trị
giá 5.600.000 đồng.
Thông tin bổ sung:
 Chính sách khấu hao của đơn vị là khấu hao đường thẳng với tỷ lệ 4% cho văn phòng,
10% cho phương tiện vận tải và 20% cho dụng cụ quản lý.
 Khấu hao được tính từ tháng kế tiếp sau tháng tăng tài sản, ngưng khấu hao từ tháng
kế tiếp sau tháng giảm tài sản. Chính sách này được xem là phù hợp với chế độ kế
toán hiện hành và tình trạng sử dụng tài sản của đơn vị.
 Tất cả giá trị tài sản tăng trong kỳ nêu trên đều là giá chưa thuế giá trị gia tăng, thuế
suất đầu vào là 10%. Đơn vị thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ.


Bài tập Kiểm toán BCTC
Yêu cầu: Hãy thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết. Giả sử tạm thời không xem xét ảnh
hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.


Bài tập Kiểm toán BCTC

BÀI TẬP CHƯƠNG 7

Bài 1: Trong quá trình kiểm toán tại một doanh nghiệp sản xuất ABC, các trợ lý kiểm toán đã
thu thập được các tài liệu và ghi nhận một số vấn đề sau:

1. Đối chiếu xác nhận khoản tiền vay dài hạn tại ngân hàng cho thấy số dư tiền vay đối
chiếu khớp đúng với số dư tiền vay dài hạn (tài khoản 341) hạch toán tại đơn vị tại
31/12/N là 800.000.000 đồng, tiền lãi phải trả của tháng 12/N là 10.000.000 đồng.
Xem xét hợp đồng vay này ghi nhận đây là khoản vay dài hạn (gốc 1.000.000.000
đồng để mua tài sản cố định và được hoàn trả trong vòng 5 năm mỗi năm 200.000.000
đồng) từ năm N-1, đồng thời doanh nghiệp chưa hạch toán ghi nhận lãi phải trả của
năm N vào chi phí trong kỳ.
2. Doanh nghiệp có sở hữu một tín phiếu kho bạc mệnh giá 1.000.000.000 đồng được
mua vào năm N-3, lãi suất 12%/năm lãi trả khi đáo hạn. Xem xét việc hạch toán lãi
trong năm kiểm toán viên nhận thấy doanh nghiệp mới hạch toán vào thu nhập bất
thường 60.000.000 đồng tiền lãi tạm tính của tín phiếu này.
3. Số dư tài khoản trả trước cho người bán (dư nợ tài khoản 331) phản ánh trên báo cáo
tài chính và sổ kế toán của đơn vị ngày 31/12 như sau: có khoản trả trước cho xí
nghiệp xây lắp Y 50.000.000 đồng, đây là tiền ứng trước 10% giá trị hợp đồng xây
dựng nhà cho công ty phát sinh từ tháng 2 theo phương thức chìa khoá trao tay. Trao
đổi với khách hàng về số dư các khoản trả trước này nhân viên kiểm toán thu thập
được thêm các thông tin là ngày 28/12 đã nhận được biên bản bàn giao nhà kho của xí
nghiệp xây lắp Y cho doanh nghiệp, tổng giá trị quyết toán là 525.000.000 đồng (bao gồm
cả thuế giá trị gia tăng của hoạt động xây lắp là 5%).
4. Xem xét công nợ nội bộ nhận thấy trên tài khoản 136 còn có số dư là 195.000.000
đồng, qua xem xét chứng từ cho thấy đây là một giá trị số hàng hoá được doanh
nghiệp xuất cho một cửa hàng của doanh nghiệp, phỏng vấn kế toán trưởng được biết
cửa hàng này là một đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp nhưng không có tổ chức kế
toán độc lập.
5. Số dư của các tài khoản phải thu khác phản ánh trên báo cáo tài chính là 179.000.000
đồng bao gồm dư nợ tài khoản 1388 là 9.000.000 đồng và dư nợ tài khoản 3388 là
170.000.000 đồng. Xem xét chứng từ phát sinh cho thấy dư nợ tài khoản 3388 là giá
trị vật tư hàng hoá đã xuất cho công ty P vay ngắn hạn 3 tháng từ 25/12 đến 25/3 theo
lãi suất 1%/tháng.
Yêu cầu: Xem xét những phát hiện của trợ lý kiểm toán và đưa ra nhận xét và bút toán điều

chỉnh.


Bài tập Kiểm toán BCTC
Bài 2: Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N
của doanh nghiệp Thảo Cầm, kiểm toán viên ghi nhận được tình huống sau:
1. Trong năm N, doanh nghiệp có hai khoản vay dài hạn: (1) Vay ngân hàng X: 200 triệu
đồng, lãi suất đơn 8%/năm (bắt đầu từ ngày 1/2/N-1 và đáo hạn vào ngày 1/2/N+1);
(2) Vay công ty tài chính ML 600 triệu đồng, lãi suất đơn 1,5%/tháng (bắt đầu từ ngày
1/5/N và đáo hạn vào ngày 1/2/N+5).
2. Ngoài ra, vào ngày 1/4/N, doanh nghiệp vay quỹ đầu tư D một khoản là 450 triệu
đồng để thanh toán cho nhà thầu vào ngày 1/6/N (lãi suất ưu đãi 0,25%/tháng, tính lãi
đơn theo tháng). Trong thời gian chưa sử dụng, số tiền vay của Quỹ đầu tư đã mang
lại cho đơn vị số tiền lãi vay là 3 triệu đồng. Do vậy, doanh nghiệp tính vào giá trị
công trình phân xưởng A chi phí lãi vay năm N là 7,125 triệu đồng.
3. Đầu năm N-1, doanh nghiệp có nhận được một khoản vốn góp của công ty Y, tuy
nhiên kế toán hạch toán thành khoản vay dài hạn và tính lãi hàng năm (lãi lũy kế đến
thời điểm 31/12/N-1 là 30 triệu đồng; đến 31/12/N là 60 triệu đồng) vào chi phí và
làm tăng nợ gốc.
Yêu cầu: Hãy cho biết các sai sót trong cách xử lý mỗi nghiệp vụ trên và ảnh hưởng của nó
đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính (tạm thời chưa xét đến ảnh hưởng của thuế thu nhập
doanh nghiệp).
Bài 3: Anh/chị đang kiểm toán khoản mục nợ phải trả của Công ty Hoàn vũ cho niên độ kết
thúc ngày 31/12/N. Trên bảng cân đối kế toán, có một số khoản nợ phải trả như sau:


Tiền lương lũy kế phải trả công nhân viên: 21.270.000 đồng




Phải trả cho nhà cung cấp về số hàng mua đã nhận nhưng chưa nhận được hóa đơn
vào ngày 31/12/N là 40.000.000 đồng.



Phải trả ngắn hạn Ông X số tiền 150.000.000 đồng từ ngày 1/6/N với thời gian vay 8
tháng, lãi suất 24%/năm.

Yêu cầu: Cho biết các thử nghiệm chi tiết mà anh/chị cần thực hiện nhằm xác đính tính trung
thực và hợp lý của các khoản nợ phải trả trên.


Bài tập Kiểm toán BCTC

BÀI TẬP CHƯƠNG 8

Bài 1: Tài liệu về báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty A năm N như sau (ĐVT: 1.000
đồng):
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Số tiền
10.400.000
208.000
10.192.000

4. Giá vốn hàng bán


7.106.000

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

3.086.000

6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

130.000
250.000
2.116.000
850.000

11. Thu nhập khác

70.000

12. Chi phí khác

20.000

13. Lợi nhuận khác

50.000


14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

900.000

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

225.000

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

0
675.000


×