Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.19 KB, 27 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------

BÀI TẬP LỚN MÔN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Phương Anh
Sinh viên thực hiên:

Hà Nội, 02/2019

1


Danh sách các thành viên trong nhóm

2


MỤC LỤC

TRANG

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân trên 8%/năm. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, thì yếu tố nguồn vốn
phục vụ cho việc phát triển kinh tế chiếm giữ vai trò quan trọng.

Việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước của Việt Nam đã đạt được hết sức khả
quan. Nếu như nguồn vốn trong nước, gồm nguồn vốn huy động từ dân cư, cá nhâ,


các tổ chức kinh tế… giữ vai trò chủ đạo thì nguồn vốn nước ngoài, gồm vốn FDI,
ODA, FPI,…là động lực và cơ sở để thay đổi công nghệ. Điều này thể hiện chính
sách, thể chế pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới kịp thời nhằm
phù hợp hơn với xu thế quốc tế hóa. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn trong nước
cũng chưa thật sự mạnh, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.

Do đó, để đẩy mạnh việc huy động dài hạn thì việc phát triển thị trường vốn trong
thời gian sắp tới là rất cần thiết. Để xây dựng thị trường vốn tốt thì không thể kể đến
các công ty chứng khoán. Bài tiểu luận này của chúng em nhằm mục đích tăng hiểu
biết cho sinh viên về vấn đề công ty chứng khoán và tìm ra các giải pháp giúp công ty
chứng khoán phát triển hơn tại Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn!!!!

3


PHẦN 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ
I/ Các điều kiện thành lập Công ty chứng khoán
Theo quy định của Thông tư số 210/2012/TT-BTC hướng dẫn về thành lập và hoạt
động công ty chứng khoán thì: "Công ty chứng khoán là doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh chứng khoán, thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ: môi giới
chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư
chứng khoán.”
Căn cứ Điều 62 Luật chứng khoán năm 2006 ( Được sửa đổi và bổ sung năm
2010); Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012; Điều 3,
Điều 34 Thông tư số 210/2012/TT-BTC thì điều kiện để thành lập công ty chứng
khoán như sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất
Công ty chứng khoán có trụ sở làm việc, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh

doanh chứng khoán theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi được
Bộ Tài chính chấp thuận: Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh
doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu
tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị.
2. Điều kiện về vốn
Công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ là vốn thực góp, tối thiểu bằng mức vốn
pháp định theo quy định của pháp luật. Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh
của công ty chứng khoán tại Việt Nam là:
– Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam.
– Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam.
– Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam.
– Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.
3. Điều kiện về Giám Đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán
Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán phải đáp ứng các quy định tại
khoản 3 Điều 34 Thông tư 210/2012/TT-BTC như sau:
– Không phải là người đã từng hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù
hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật.
– Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít
nhất ba (03) năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu ba (03) năm.
– Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý
quỹ.
4


– Không bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt theo pháp luật chứng khoán và
thị trường chứng khoán trong vòng hai (02) năm gần nhất.
4. Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu công ty chứng khoán
– Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách
nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu hai (02) cổ đông sáng lập,
thành viên sáng lập là tổ chức đáp ứng quy định tại khoản 7 Điều này, trong đó phải

có ít nhất một (01) tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ
chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều này.
– Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm theo
quy định tại khoản 7 Điều này hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8
Điều này.
– Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập
là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại,
doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài theo quy định tại khoản 8 Điều này
sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.
– Cổ đông, thành viên sở hữu từ 10% trở lên vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của một
công ty chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó
không được góp vốn trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp của một công ty chứng
khoán khác.
– Công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam không được góp vốn
thành lập công ty chứng khoán khác tại Việt Nam.
– Có tối thiểu ba (03) người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh
đề nghị cấp phép hoạt động.
5. Điều kiện đối với cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán
– Là cá nhân không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định pháp luật và có đủ năng lực tài chính để
tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán.
– Chỉ được sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng vốn vay,
vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác.
– Cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh khả năng góp vốn bằng tiền đồng Việt
Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi có trong tài khoản ngân hàng. Giá trị tiền tối
thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp vào công ty chứng khoán và thời điểm xác nhận
của ngân hàng tối đa không quá ba mươi (30) ngày tính đến ngày hồ sơ đề nghị thành
lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ.
6. Điều kiện đối với tổ chức tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán


5


– Có tư cách pháp nhân; không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách,
giải thể, phá sản và không thuộc các trường hợp không được quyền thành lập và quản
lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
– Hoạt động kinh doanh phải có lãi trong hai (02) năm liền trước năm góp vốn thành
lập công ty chứng khoán và không có lỗ luỹ kế đến thời điểm góp vốn thành lập công
ty chứng khoán.
– Trường hợp là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng
khoán tham gia góp vốn:
+ Không đang trong tình trạng kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt hoặc các tình
trạng cảnh báo khác.
+ Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được tham gia góp vốn, đầu tư theo quy định của
pháp luật chuyên ngành.
– Trường hợp là các tổ chức kinh tế khác tham gia góp vốn:
+ Có thời gian hoạt động tối thiểu là năm (05) năm liên tục liền trước năm tham gia
góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán.
+ Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi tài sản dài hạn tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp.
+ Vốn lưu động tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.
– Chỉ được sử dụng vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn hợp lệ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành, không được sử dụng vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân
khác để góp vốn.
7. Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập công ty chứng
khoán
– Là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và đã có
thời gian hoạt động tối thiểu là hai (02) năm liền trước năm tham gia góp vốn thành
lập.
– Chịu sự giám sát thường xuyên, liên tục của cơ quan quản lý, giám sát chuyên

ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán và được cơ quan này chấp thuận
bằng văn bản về việc góp vốn thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Việt
Nam.
– Cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành ở nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ký kết thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa
phương về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
– Đáp ứng quy định có liên quan tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 210/2012/TT-BTC.
– Tỷ lệ tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán của các tổ chức nước ngoài
thực hiện theo quy định của pháp luật.

II/ THỦ TỤC THÀNH LẬP
Người muốn thành lập CTCK phải làm hồ sơ gửi UBCKNN, hồ sơ gồm các nội dung:

6









Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động: Tên công ty; vốn ĐL; danh sách
dự kiến HĐQT, Ban điều hành, các chuyên viên kinh tế; trụ sở chính và các chi
nhánh, VPĐD nếu có.
Phương án hoạt động:
 Thời gian và phương thức hoạt động
 Phương thức góp vốn

ĐLCT có đính kèm hồ sơ, lý lịch và các văn bằng của các thành viên HĐQT và
BGĐ điều hành.
Các tài liệu khác theo yêu cầu của UBCKNN.

Phần 2: Giới thiệu chung về công ty cổ phần chứng khoán SSI
Công ty chứng khoán SSI (SSI - HOSE) được thành lập vào tháng 12/1999 và là một
trong những công ty hoạt động lâu đời nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Với
ưu thế vượt trội về nhân lực, mạng lưới đối tác và tiềm lực tài chính, cho tới nay, SSI
đã vững vàng ở vị trí công ty chứng khoán số 1 với giá trị thương hiệu và uy tín hấp
dẫn nhất thị trường.
SSI là một công ty chứng khoán luôn đi tiên phong việc đổi mới, sáng tạo các sản
phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp các giá trị tốt nhất, cạnh tranh nhất cho khách hàng,
các mảng kinh doanh của SSI đều hoạt động rất hiệu quả, mang đến cho khách hàng
những giải pháp tài chính, toàn diện, hoàn hảo và sáng tạo. Nhờ đó, SSI không
ngừng thu hút được không những sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước, mà còn
của nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng. Một số khách hàng tiêu biểu của SSI
như Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Vietinbank, Hoàng Anh Gia Lai, Tổng Công
ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group,
Prudential VN, Deutsche Bank, Tập đoàn Hòa Phát, VietjetAir, Vincom Retail,
Vinhomes, HDBank, Home Credit, TP Bank, VIB…
I/ Lịch sử hình thành
SSI là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần, được thành lập với
vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng, đặt trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt
động với 2 nghiệp vụ chính : Môi giới Chứng khoán và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán.

7

































Ngày 05/04/2000: SSI được UBCKNN cấp Giấy phép hoạt động kinh
doanh chứng khoán với hai nghiệp vụ Môi giới và Tư vấn đầu tư chứng

khoán
Tháng 02/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 9 tỷ đồng.
Tháng 07/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng với 4 nghiệp vụ
chính: Tư vấn Đầu tư, Môi giới chứng khoán, Tự doanh và Lưu ký
chứng khoán.
Ngày 09/07/2002: Mở chi nhánh tại Hà Nội tại Quận Hoàn Kiếm, Hà
Nội. Đánh dấu sự mở rộng hoạt động kinh doanh ra các tỉnh phía Bắc.
Tháng 4/2004: SSI tăng vốn điều lệ lên 23 tỷ đồng.
Tháng 2/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 26 tỷ đồng, với 5 nghiệp vụ
chính: Tư vấn đầu tư, Môi giới chứng khoán, Tự doanh, Lưu ký chứng
khoán và Quản lý danh mục đầu tư.
Tháng 6/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng, bổ sung nghiệp vụ
bảo lãnh phát hành.
Tháng 02/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.
Tháng 05/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, trở thành công ty
chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất trên TTCK Việt Nam tại thời điểm
đó.
Tháng 09/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.
Tháng 11/2006: Hoàn thành đợt phát hành 500 tỷ đồng mệnh giá trái
phiếu chuyển đổi đầu tiên trên Thị trường chứng khoán Việt Nam cho
chính SSI.
Ngày 15/12/2006: Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch tại Trung
tâm GDCK Hà Nội( nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)
04/2007: Thành lập chi nhánh Nguyễn Công Trứ tại Quận 1, TP.Hồ Chí
Minh. Thành lập chi nhánh Hải Phòng, tại Quận Hồng Bàng, TP. Hải
Phòng.
Tháng 07/2007:SSI tăng vốn điều lệ lên 799.999.170.000 đồng.
Ngân hàng ANZ trở thành cổ đông chiến lược Của SSI.
Tháng 08/2007: Công ty Quản lý quỹ SSI ( SSIAM ) nhận giấy phép
hoạt động của UBCKNN, công ty TNHH một thành viên của SSI.

Tháng 09/2007: SSI phát hành thêm 555.600 trái phiếu chuyển đổi
(55,560 tỷ đồng mệnh giá) cho 01 cổ đông chiến lược là Ngân hàng
ANZ.
Ngày 29/10/2007: cổ phiếu SSI chính thức giao dịch tại Trung tâm giao
dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ( nay là Sở GDCK TP.HCM).
Tháng 03/2008: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.199.998.710.000 VNĐ.
Tháng 04/2008: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.366.666.710.000 VNĐ.
Tháng 05/2008: Thành lập chi nhánh Vũng Tàu tại TP. Vũng tàu, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tháng 06/2008: Daiwa trở thành cổ đông chiến lược của SSI.
Tháng 01/2009: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.533.334.710.000 VNĐ
8


Tháng 07/2009: SSIAM là công ty đầu tiên được cấp giấy phép đầu tư
ra nước ngoài.
• Tháng 09/2009: SSI chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương
hiệu với Tầm nhìn mới - Diện mạo mới.
• Tháng 11/2009: Hội thảo “Gateway to Vietnam” lần đầu do SSI và
Euromoney đồng tổ chức gây tiếng vang lớn thu hút hàng trăm nhà đầu
tư trong nước và quốc tế tham dự, đã giới thiệu một cách thuyết phục
các cơ hội đầu tư tiềm năng tại VN.
Công ty Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) và Daiwa SMBC Capital ký thỏa
thuận thành lập và quản lý Quỹ Đầu tư DSCAP-SSIAM Vietnam
Growth Investment Fund LLC – quỹ nước ngoài duy nhất tại VN đến
thời điểm này.
• Tháng 12/2009: Thành lập chi nhánh Nha Trang tại TP. Nha Trang, tỉnh
Khánh Hòa.
• Tháng 05/2010: VĐL của công ty là 3.511.117.420.000 VNĐ.
• Tháng 09/2010: Thành lập chi nhánh Mỹ Đình tại Quận Từ Liêm, Hà

Nội.
• Tháng 11/2010: Hội thảo “ Gateway to Vietnam” lần thứ 2 được tổ
chức, thu hút sự tham gia của hơn 600 nhà đầu tư tổ chức trong nước và
quốc tế, mang đến cái nhìn tổng thể về tiềm năng của Thị trường Việt
Nam và Khối Doanh nghiệp Tư nhân.
Tháng 05/2011: Cùng với Credit Suisse, SSI đã tư vấn phát hành thành công
trái phiếu quốc tế lãi suất cao đầu tiên trên thị trường của HAG với tổng giá trị
huy động là 90 triệu USD. Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp tư nhân VN
tham gia huy động thành công vốn trên thị trường vốn quốc tế
• Tháng 06/2011: Thành lập Phòng giao dịch Trần Bình Trọng tại Quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội.
• Ngày 30/01/2012, SSI tăng vốn điều lệ lên 3.526.117.420.000 VNĐ.
• Tháng 11/2012: Quỹ Tầm Nhìn SSI (SSIVF) hết thời hạn hoạt động sau
5 năm. SSIVF đã hoàn lại hơn 90% tiền mặt cho các nhà đầu tư (bao
gồm cả cổ tức đã trả)
• Ngày 01/03/2013, SSI tăng vốn điều lệ lên 3.537.949.420.000 đồng.
• Tháng 11/2013: SSI và Tập đoàn LR Group đã ký kết hợp tác huy động
quỹ 150 triệu USD chuyên đầu tư vào các công ty trong chuỗi giá trị
nông nghiệp - thực phẩm ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Quỹ
này sẽ được quản lý bởi SSIAM và LR Group.
• Tháng 11/2013: SSI và Tập đoàn LR Group đã ký kết hợp tác huy động
quỹ 150 triệu USD chuyên đầu tư vào các công ty trong chuỗi giá trị
nông nghiệp - thực phẩm ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Quỹ
này sẽ được quản lý bởi SSIAM và LR Group.
• Tháng 10/2014: Quỹ mở SSI-SCA chính thức đi vào hoạt động và là
quỹ mở huy động vốn nhiều nhất trong thời gian sớm nhất trên thị
trường.





9






















Tháng 12/2014: Quỹ ETF SSIAM-HNX30 chính thức được cấp phép
và đi vào hoạt động. Đây là quỹ ETF nội địa đầu tiên mô phỏng chỉ số
HNX30.
Tháng 02/2015: SSI tăng vốn điều lệ lên 3.561.117.420.000 VNĐ.
Tháng 03/2015: Thành lập Phòng giao dịch Phạm Ngọc Thạch tại Quận
3, TP. Hồ Chí Minh.

Tháng 09/2015: SSI là công ty đầu tiên tại Việt Nam hoàn tất thủ tục
điều chỉnh giới hạn tỷ lệ sở hữu Nhà đầu tư nước ngoài lên 100% vốn
điều lệ.
Tháng 12/2015: SSI tăng vốn điều lệ lên 4.800.636.840.000 VNĐ
Ngày 23/10/2015: VĐL nâng lên 4.800.636.840.000 đồng.
Tháng 04/2016: Đổi tên Phòng Giao dịch Trần Bình Trọng thành Phòng
giao dịch Trần Hưng Đạo.
Tháng 01/2017, VĐL nâng lên 4.900.636.840.000 đồng.
Tháng 09/2017: Thành lập Phòng giao dịch Nguyễn Văn Cừ tại Quận 1,
TP. Hồ Chí Minh. Thành lập Phòng giao dịch Nguyễn Thị Minh Khai tại
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Tháng 10/2017: Hội thảo “ Gateway to Vietnam” lần thứ 4 với chủ đề “
Thị trường vốn - Động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế” được tổ
chức với sự tham gia của nhiều diễn giả từ các tổ chức uy tin như Tổ
chức Tài chính Quốc tế (IFC), McKinsey & Company, MSCI, Emst &
Young … gần 200 đại diện các Quỹ đầu tư trong nước và quốc tế, cùng
trên 20 công ty tiềm năng hàng đầu.
Tháng 01/2018: SSI tăng vốn điều lệ lên 5.000.636.840.000 VNĐ
Tháng 06/2018: Thành lập Phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh tại Quận
Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Tháng 08/2018: Thành lập Phòng giao dịch Cách Mạng Tháng Tám tại
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Tháng 12/2018 SSI đổi tên công ty từ “ Công ty cổ phần chứng khoán
Sài Gòn” thành “ Công ty cổ phần chứng khoán SSI”

10


II/ ĐỘI NGŨ – SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Đại hội đồng cổ đông


Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Khối quản trị ( Luật & kiểm soát tuần
thủ; Quản trị rủi ro; Kiểm toán nội bộ;
Tài chính & kế toán)

Quản lý quỹ

Dịch vụ ngân

Dịch vụ chứng

Dịch vụ chứng

hàng đầu tư

khoán KHTC

khoán KHCN

Nguồn vốn
kinh doanh tài

Đầu tư


Nhóm Hỗ Trợ

chính

Hội đồng quản trị
1. Ông Nguyễn Duy Hưng : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Ông Hưng là

người sáng lập và điều hành SSI.
2. Ông Ngô Văn Điểm : Ủy biên Hội đồng quản trị.
3. Ông Nguyễn Hồng Nam : Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc
4. Ông HIRONORI OKA : Ủy viên Hội đồng quản trị
5. Ông Bùi Quang Nghiêm : Ủy viên Hội đồng Quản trị
6. Ông Nguyễn Duy Khánh : Ủy viên Hội đồng quản trị

11


III/ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA SSI
Văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc SSI chính là một trong những niềm tự hòa lớn
nhất của họ, là giá trị cốt lõi mang tính quyết định tới sự hình thành và phát triển của
SSI. Chính những nét văn hóa ấy đã tạo nên sự khác biệt , mang đậm dấu ấn SSI
được thể hiện không chỉ ở 9 tôn chỉ kinh doanh, mà còn ở sự thống trong truyền tải
thông tin, nguồn nhân lực hạt nhân và sự đoàn kết, chung tầm nhìn sứ mệnh của từng
cá nhân trong nội bộ SSI.
9 tôn chỉ kinh doanh của SSI luôn được khắc ghi trong từng hoạt động của công
ty, là dấu ấn và bản sắc của thương hiệu SSI.
01 : Chúng tôi đặt hết tâm huyết vào sự thành công của khách hàng.
02: Chúng tôi chú trọng để thành quả đem lại cho khách hàng và luôn tự hào vì điều
đó.

03: Chúng tôi trân trọng giá trị đầu tư vào công ty của các cổ đông cộng sự đáp trả
bằng những quyền lợi tương xướng.
04: Chúng tôi tuyển chọn và đãi ngộ những tài năng xuất chúng trong ngành tài chính
05: Chúng tôi luôn khuyến khích và đánh giá cao năng lực chủ động sáng tạo của các
cộng sự.
06: Chúng tôi tuân thủ khắt khe các chuẩn mực đạo đức kinh doanh trên mọi phương
diện
07: Tinh thần hợp tác là phần tất yếu trong nét văn hóa công ty
08: Chúng tôi tận tâm trong mọi hoạt động vì sự tăng trưởng của ngành tài chính tại
Việt Nam.
09: Chúng tôi tình nguyện thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chung sức
vì sự phát triển của cộng đồng.
Thống nhất trong truyền tải thông tin nội bộ là yếu tố quan trọng trong sự thành
công của việc hình thành và phát triển văn hóa của SSI
Với quy mô ngày một mở rộng, việc truyền tải thông tin một cách thống nhất, thông
suốt toàn hệ thống doanh nghiệp là một điều thiết yếu trong mọi hoạt động của Công
ty. Chính vì vậy, các kênh truyền tải thông tin nội bộ của SSI được đặc biệt chú trọng,
duy trì hoạt động hiệu quả và thường xuyên cải tiến để ngày càng hoàn thiện, dễ tiếp
cận, và thể hiện được vai trò gắn kết các thành viên.
12


Hoạt động Truyền thông Nội bộ, thông qua hình thức Bản tin Nội bộ và Diễn đàn Nội
bộ, là tiếng nói chung trong toàn SSI, là kênh truyền tải thông tin hiệu quả từ lãnh đạo
tới các thành viên trong Công ty và ngược lại, đóng vai trò quan trọng đối với sự
đoàn kết trong nội bộ.
Nuôi dưỡng và phát triển tinh thần văn hóa mang tính rất riêng của SSI
Người SSI không chỉ là những nhân tài trong giới tài chính với sự chuyên nghiệp và
kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng mà còn mang tinh thần làm hết sức, chơi
hết mình - một nét văn hóa được chú trọng phát triển trong nội bộ Công ty.

Chương trình GALA - Gặp gỡ thường niên của SSI được duy trì mỗi năm để người
SSI tại khắp mọi miền có dịp được tựu hội, gặp gỡ, giao lưu và tham gia các hoạt
động gắn kết, vinh danh. Đây là dịp để người SSI được cùng nhau thư giãn và tận
hưởng những giây phút vui vẻ, sảng khoái với những hoạt động tập thể mang tính
chất gắn kết tinh thần đồng đội của từng thành viên. Không chỉ vậy, người SSI sẽ
được cùng nhau nhìn lại chặng đường đã đi qua, suy ngẫm về những điều đã đạt được
và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của năm trước, để từ đó được tiếp thêm
động lực, cùng nhau quyết tâm, đồng lòng hướng tới mục tiêu của năm tới.
Không chỉ đam mê hết mình trong công việc, người SSI đã có những hoạt động tập
thể ngoài giờ sôi nổi để giúp giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc và tăng tính gắn kết
đồng đội. Các Câu lạc bộ như Bóng đá, Yoga, Zumba, Nhiếp ảnh v.v… vẫn duy trì
hoạt động đều đặn. Bên cạnh đó, người SSI còn nhiệt tình tham gia các giải đấu giao
hữu bóng đá, bóng bàn, tennis v.v... cũng như nhiều hoạt động nghệ thuật với các
Đơn vị ban ngành Nhà nước, các Công ty Chứng khoán, Ngân hàng và đem về những
thành tích cao nhất.
Sự đoàn kết chung từng cá tính, sáng tạo, sự chuyên nghiệp, nhiệt tình với công
việc riêng của mỗi người SSI đã tạo nên sự hòa hợp, thống nhất và tinh thần
đồng đội mang đậm bản sắc SSI.

IV/

CÁC NGHIỆP VỤ CHÍNH CỦA SSI

1.Môi giới chứng khoán
a) Khái niệm

13


-


Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong
đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua
cơ chế giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) hay thị trường OTC.

-

Khi tư vấn cho khách hàng giao dịch CK, công ty chứng khoán phải thu thập
đầy đủ thông tin về khách hàng, không được đảm bảo giá trị CK mà công ty
khuyến nghị đầu tư. Khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao
dịch của mình.

-

Công ty có nghĩa vụ cập nhật thông tin về khả năng tài chính, khả năng chịu
đựng rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận của khách hàng, nhân thân của khách hàng tối
thiểu 6 tháng một lần.

b) Kỹ năng của một người môi giới chứng khoán
-

Kỹ năng truyền đạt

-

Kỹ năng tìm kiếm khách hàng ( những đầu mối, lời giới thiệu, mạng lưới kinh
doanh, các chiến sịch viết thư, các cuộc hội thảo, gọi điện làm quen,..)

-


Kỹ năng khai thác thông tin. ( Phải hiểu khách hàng, biết khả năng tài chính,
mức độ chấp nhận rủi ro, vvv….)

-

Nghề môi giới phải có phẩm chất, tư cách đọa đức, kỹ năng mẫn cán trong
công việc và với thái độ công tâm, cung cấp khách hàng những dịch vụ tốt
nhất. Nhà môi giới không được xúi giục khách hàng mua, bán chứng khoán để
kiếm hoa hồng, mà nên đưa ra những lời khuyên hợp lý để hạn chế mức thấp
nhất về thiệt hại cho khách hàng.

c) Những quy định cần thực hiện trong nghiệp vụ Môi giới chứng khoán
-

Phải thực hiện chính xác các lệnh của khách hàng

-

Cung cấp các thông tin về chứng khoán , tài khoản cho khách hàng.

-

Thực hiện các lệnh của khách hàng một cách hiệu quả.

-

Phải thông qua kết quả thực hiện lệnh cho khách hàng chậm nhất là vào ngày
làm việc kế tiếp.

-


Khách hàng có trách nhiệm thanh toán hay chuyển giao số CK khi Công ty
chứng khoán thực hiện đúng yêu cầu của khách hàng.

14


-

Nếu khách hàng muốn sửa đổi hay hủy bỏ lệnh đã đặt phải thông báo cho Công
ty chứng khoán( CTCK) liên hệ trực tiếp với Công ty phát hành chứng khoán
hoặc thông qua TTLKCK để thực hiện.

-

Phải đảm bảo giữ bí mật cho khách hàng.

-

Mức hoa hồng cho các hợp đồng Môi giới chứng khoán (MGCK) thường được
tính bằng % trên tổng số tiền giao dịch.

d) Hoạt động Môi giới chứng khoán của công ty SSI
 SSI được mệnh danh là nhà môi giới chứng khoán tốt nhất ở Việt Nam.
-

-

-


-

-

Là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, SSI luôn tiên phong trong việc xây
dựng những tiêu chuẩn cao nhất về sản phẩm, dịch vụ, nỗ lực cung cấp cho
khách hàng hệ thống giải pháp tài chính, cùng hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả,
hoàn hảo và sáng tạo.Trong mảng môi giới chứng khoán, để luôn duy trì lợi thế
cạnh tranh và vị thế dẫn đầu, SSI luôn đẩy mạnh đầu tư vào con người, sản
phẩm dịch vụ, hệ thống giao dịch và hệ thống mạng lưới, kết hợp với thương
hiệu dẫn đầu trên thị trường và nguồn vốn mạnh luôn sẵn sàng cung cấp những
sản phẩm tài chính cho khách hàng.
Các sản phẩm - dịch vụ của khối dịch vụ chứng khoán đều được triển khai
đồng bộ từ các khâu nghiên cứu sản phẩm, thị trường và kinh nghiệm quốc tế
đến việc hoàn thiện xây dựng hệ thống công nghệ hỗ trợ giao dịch, thanh toán,
bù trừ,… xây dựng quy trình, quy chế và đào tạo nhân sự để đảm bảo vận hành
một cách hiệu quả nhất, từ đó mang lại những giá trị gia tăng cho khách hàng.
Với ưu thế vượt trội về nhân lực, mạng lưới đối tác và tiềm lực tài chính, SSI
chuẩn bị công tác phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới một cách
nhanh chóng và linh hoạt, đáp ứng sự thay đổi của thị trường trong giai đoạn
phát triển nhờ nền tảng hệ thống mở.
Theo báo cáo kinh doanh hợp nhất quý II/2018, SSI thu về 1.031,6 tỷ đồng
doanh thu hợp nhất và 376,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trước
thuế 6 tháng đầu năm đạt 885,85 tỷ đồng, tăng trưởng 20,5% so với nửa đầu
năm 2017. Trong đó, doanh thu môi giới đóng góp hơn 53%. Do thị phần cùng
quy mô giao dịch của thị trường mở rộng, doanh thu nghiệp vụ môi giới của
SSI cao gấp 2,36 lần so với nửa đầu năm 2017.
Bên cạnh đó, doanh thu lãi từ các khoản cho vay ký quỹ tăng 61%. Thị phần
môi giới cổ phiếu của SSI 6 tháng đầu năm trên cả hai sàn tiếp tục giữ vị trí
dẫn đầu với gần 21% thị phần trên HOSE và 10,81% thị phần trên HNX. Riêng

quý II, thị phần của SSI trên HOSE lần đầu vượt mốc 23%, gấp đôi công ty
chứng khoán nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường.
Theo thông tin gần đây nhất là kết quả kinh doanh quý IV/2018, SSI xếp ở vị
trí thứ 2 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong Quý IV/2018 là
15


14,99%. Nhưng tính chung cả năm 2018, SSI vẫn là Công ty chứng khoán
chiếm thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lớn nhất với 18,7%.

-

Tinh đến cuối năm 2017, SSI quản lý hơn 127.000 tài khoản thị trường, trong đó có
126.000 tài khoản khách hàng cá nhân và 1000 là khách hảng tổ chức nước ngoài.
Trong năm 2017, số lượng tài khoản mở mới đạt 26.515 tài khoản mới.\

2. Tự Doanh Chứng Khoán.
a)
-

Khái niệm
Tự doanh chứng khoán là nghiệp vụ công ty chứng khoán thực hiện mua và
bán chứng khoán cho chính mình nhằm thu lợi hoặc đôi khi can thiệp điều

-

chỉnh giá trên thị trường.
Nghiệp vụ tự doanh khá phức tạp, bởi vì muốn tự doanh thành công phải trải
qua nhiều bước như: xây dựng chiến lược đầu tư, khai thác và tìm kiếm cơ hội
đầu tư; phân tích đánh giá chất lượng cơ hội đầu tư; thực hiện đầu tư và quản


b)
-

lý đầu tư thu hồi vốn.
Mục đích của nghiệp vụ tự doanh
Khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh, mục đích quan trọng nhất đối với CTCK là

c)
-

nhằm thu lợi cho chính mình.
Nghiệp vụ tự doanh có tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán
Do có tính đăc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trường
chứng khoán nên CTCK có những lợi thế nhất định khi tiến hành hoạt động tự
doanh như CTCk có thể dự đoán diễn biến của thị trường, năm bắt xu thế giao

-

dịch, có nhân viên đại diện sàn.
Công ty chứng khoán có thể thông qua hoạt động tự doanh góp phần rất lướn
trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá của các loại chứng khoán trên thị

d)
-

trường.
Yêu cầu đối với CTCK trong hoạt động tự doanh
Tách biệt quản lý: giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới; giữa hoạt
động kinh doanh của chủ sở hữu với hoạt động kinh doanh của CTCk; giữa

16


hoạt động tự doanh của chính công ty với hoạt động quản lý danh mục đầu tư
-

để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động.
Ưu tiên khách hàng: điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải
được xử lý trước lệnh tự doanh của CTCK. Nguyên tắc này đảm bảo tính công

-

bằng cho khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán.
Bình ổn thị trường: mặc dù TTCK Việt Nam đã di vào hoạt động được hơn 8
năm nhưng số lượng nhà đầu tư nhỏ và lẻ vẫn chiếm phần đông. Tâm lý và bản
lĩnh của nhà đầu tư chưa thực sự vững vàng, do vậy nhầ đầu tư lớn và chuyên

-

nghiệp ít nhiều vẫn là tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường.
Bên cạnh đó, CTCK còn phải tuân thủ một số quy định khác như giới hạn về
đầu tư, lĩnh vực đầu tư,…Mục đích cũng là để tránh sự đổ vỡ của CTCK trong

e)
-

quá trình hoạt động, gây thiệt hại chung cho cả thị trường.
Tự doanh chứng khoán của SSI
Trái ngược với mảng MGCK( môi giới chứng khoán) thì mảng Tự doanh
chứng khoán lại làm sụt giảm doanh thu của SSI. Lãi của mảng tự doanh giảm


-

43% tương đương giảm 85 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động trong quý II/2018 của SSI khoảng 491 tỷ đồng, tăng gấp hơn
gấp đôi so với cùng kỳ, trong đó chi phí cho nghiệp vụ môi giới chỉ tăng 75%
còn mảng tự doanh tiếp tục là “ tội đồ” khi ghi nhận lỗ lên tới 213 tỷ đồng,
tăng gần 150 tỷ đồng và gấp 3 lần so với cùng kỳ.

3. Lưu Ký Chứng Khoán
a)
-

Khái niệm
Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản an toàn, chuyển giao
và ghi nhận sở hữu chứng khoán của khách hàng trên hệ thống tài khoản lưu ký
chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý nhằm
đảm bảo các quyền lợi và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.

4. Tư vấn đầu tư
a)
-

Khái niệm
Thông qua việc phân tích chứng khoán trên thị trường, phân tích tình hình tài
chính, khả năng hoạt dộng của các CTPH, phân tích các dự án đầu tư, từ đó sẽ
17


cung cấp một thông tin và tư vấn cho các CTCP, các NĐT một cách có hiệu

b)
-

quả.
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động tư vấn:
Không đảm bảo chắc chắn về giá trị Chứng khoán đối với khách hàng
Luôn nhắc nhở khách hàng rằng lời tư vấn của mình chỉ dựa vào cơ sở lý

-

thuyết và diễn biến tron quá khứ.
Không dụ dỗ khách hàng, mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng

c)

khoán nào đó
Hoạt động tư vấn đầu tư của SSI

Hiện tại , SSI đang tư vấn mua bán sáp nhập (M&A) và Tư vấn tài chính doanh
nghiệp.
-

Đối với tư vấn mua bán sát nhập (M&A) SSI cung cấp các giải pháp toàn diện
cho khách hàng để phù hợp với chiến lược kinh doanh trong tình hình thị
trường đầy biến động, được thực hiện bởi đội ngũ tư vấn am hiểu và giàu kinh
nghiệm. Các dịch vụ chúng tôi cung câp bao gồm tư vấn các thương vụ mua
bán, sáp nhập, chia tách, thoái vốn, liên doanh, mua lại cổ phần theo hình thức
vay nợ (LBO). Khách hàng của SSI là : BIC, BFI, FPT, VienthongA, Khai

-


Hung, TAISHO’ DHG PHARMA,…
Đối với tư vấn tài chính doanh nghiệp: SSI là một doanh nghiệp hàng đầu
trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính trọn gọn bao gồm việc đánh giá
giá trị thị trường, thực hiện khảo sát chi tiết cho bên bán hoặc và bên mua trong
các thương vụ huy động vốn và M&A, hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch tài
chính trong ngắn, trung và dài hạn để giúp doanh nghiệp chủ động trong việc
xác định nhu cầu vốn, quản lý dòng tiền và đưa ra các quyết định tài chính đầu
tư đúng đắn. Ngoài ra, SSI là đơn vị tư vấn cổ phần hóa hàng đầu Việt Nam,
tới các khách hàng tiêu biểu như Vinalines, Viglacera, Vietinbank, Vinaconex,

d)
-

Hancorp,…
Thành tựu của SSI trong lĩnh vực tư vấn đầu tư là
Về SSI, Công ty này vừa đạt giải ‘ Best bank in Vietnam for Equity Finance for

-

Real Estate services”
Thị phần chiếm áp đảo hơn 20% thì với khối dịch vụ hàng hàng đầu tư (
Một số thương phụ nổi tiếng của SSI:
18


+ Chào bán riêng lẻ năm 2018, vai trò của SSI là nhà tư vấn bên bán. Đây
được xem là mô hình hợp tác đầu tư chưa từng có giữa một doanh nghiệp Việt
Nam và một nhà đầu tư nước ngoài bằng hình thức thành lập Ủy ban hợp tác
chiến lược giữa PAN và Sojitz. Và để có kết quả viên mãn đó, SSI đã mất gần

2 năm đồng hành cùng thượng vụ đặc biệt này.
+ Vinhomes: chào bán cổ phần thứ cấp và niêm yết trong năm 2018. Giá trị
thương vụ là 1,35 tỷ USD. SSI với vai trò là nhà tư vần bên bán và tư vấn niêm
yết. Đây là thương vụ chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất
lịch sử thị trường chứng khoán Đông Nam Á và Việt Nam.
+ TP Bank: phát hành riêng lẻ và niêm yết năm 2018 với giá trị thương vụ là
94 triệu USD. Vài trò của SSI là nhà tư vấn bên bán. Đây là thương vụ chào
bán riêng lẻ lớn tứ 2 trong lĩnh vực ngân hàng năm 2018. Phần lớn các nhà đầu
tư tham gia là các tổ chức nước ngoài, trong đó có quỹ đầu tư PYN Elite Fund,
SBI Ven Holding,….
+ VINCOM RETAIL : phát hành cổ phiếu lần đầu (IEO) và niêm yết trong
năm 2017 với giá trị thương vụ là 742 triệu USD. Vài trò của SSI là đồng tư
vấn cho bên bán và tư vấn niêm yết. Thương vụ chào bán cổ phần lớn nhất năm
2017. Lần đầu tiên , cổ phiếu thứ cấp của một doanh nghiệp Việt Nam được
chào bán theo tiêu chuẩn 144A - một chuẩn mực chào bán khắt khe cho các
nhà đầu tư QIBs ở Mỹ.
+ Vinamilk: Thoái vốn SCIC tại Vinamilk năm 2017 với giá trị của thương vụ
là 396 triệu USD và vai trò của SSI là đồng tư vấn bến bán. Thương vụ này đã
trở thành thương vụ thoái vốn thành công nhất của SCIC trong năm 2017 cung
như giao dịch thoái vốn điển hình của TTCK Việt Nam trong năm 2017.
5.Quản lý danh mục đầu tư
a)
-

Khái niệm
Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán ( Ủy thác Đầu tư chứng khoán) là một
nghiệp vụ cho phép khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn có thể đạt

b)


được hiệu quả đầu tư, quản lý nguồn vốn của mình.
Quản lý danh mục của công ty SSI
19


-

Theo số liệu năm 2017, Danh mục đầu tư của SSI giảm mạnh về giá trị cùng

-

với chi phí hoạt động môi giới tăng vọt là nguyên nhân chính dẫn đến điều này.
Báo cáo tài chính cho biết, lãi từ bán các tài chính FVTPL đã giảm từ 135 tỷ
đồng trong quý 3/2016 xuống còn 54 tỷ đồng trong quý này, chênh lệch tăng về
đánh giá lại các tài sản tài chính vẫn ở mức 53 tỷ đồng nhưng chênh lệch giảm
đã tăng mạnh lên đến gần 130 tỷ đồng. DÙ doanh thu từ nghiệp vụ môi giới
tăng 36% và đạt 169 tỷ đồng nhưng chi phí cho hoạt động này cũng tăng gần

-

30% lên 118 tỷ đồng.
Danh mục đầu tư cổ phiếu ngắn hạn của SSI bap gồm HPG, SSC, FPT, PVS,
DBC, ELC, LAS, VAF, PLX với giá gốc là 1.229 tỷ đồng. Danh mục tài sản
chính AFS nổi bật là SGN với giá gốc là 204 tỷ đồng và giá ghi sổ cuối kỳ là
683 tỷ đồng. Trong một năm qua, số cổ phiếu SGN đã ghi nhận mức tăng

-

trưởng ấn tượng.
Theo thuyết minh. Quý 3/2017, Ssi có lãi gần 40 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu

SSC ( lãi 18 tỷ), PLX (lãi 15 tỷ), LAS, ABC… trong khi đó, SSI lỗ gần 32 tỷ
đồng khi bán ra ABC (13,2 tỷ đồng), PVS (13 tỷ ), VSC(5,5 tỷ)…PLX vẫn
đang là khoản đầu tư hiệu quả nhất của CTCK này khi tại thời điểm cuối kỳ, số

-

dư chênh lệch đánh giá lại là 71 tỷ đồng.
Khoản đầu tư khiến cho chênh lệch giảm khi đánh giá lại danh mục của SSI lên
cao nhất là ELC (57 tỷ đồng), VAF (24 tỷ đồng). kHoản đầu tư nhận hoàn vốn
theo tiến đọ liên quan đến CTCP Nông Nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai
(HNG) vẫn là 125,6 tỷ đồng

6.Bão lãnh chứng khoán
a)
-

Khái niệm
Nghiệp vụ bảo lãnh chứng khoán là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ
chức phát hành thực hiện thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc
phân phối chứng khoán và bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau
khi phát hành chứng khoán.

20


VD: Nếu công chúng mua chứng khoán A với giá là 20.000VNĐ một cổ phiếu,
trong khi công ty phát hành nhận 18.000 VNĐ một cổ phiếu thì tiền phí bảo
-

lãnh phát hành trong cổ phiếu A là 2.000 đồng một cổ phiếu.

Trách nhiệm của CTCK khi bão lãnh phát hành chứng khoán:
+ Hợp tác cúng với Công ty phát hành trong việc lập hồ sơ xin đăng ký phát
hành ( viết bản cáo bạch) tại UBCKNN.
+ Phân phối số CK nhận bảo lãnh phát hành một cách có hiệu quả nhất.
+ Tập trung và bàn giao vốn bán chứng khoán cho CTCP đầy đủ và nhanh

b)
c)

chóng.
+ Ổn định giá chứng khoán sau khi phát hành nếu có biến động.
Các phương thức bảo lãnh phát hành chứng khoán
Bảo lãnh tất cả hoặc không
Bão lãnh với cố gắng tối da
Bão lãnh với cam kết chắc chắn
Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu
Cơ chế BLPH chứng khoán

Công ty chứng khoán và khách hàng (Công ty phát hành) phải ký kết hợp đồng bảo
lãnh, trong hợp đồng bảo lãnh cần thỏa thuận một số điều khoản :
d)

Phương thức bảo lãnh
Giá CK khi bán trên thị trường
Số lượng Ck bảo lãnh
Hoa hồng mà CTCK được hưởng
Thời gian thực hiện xong việc phân phối chứng khoán
Quyền và trách nhiệm của mỗi bên.
Thủ tục và các bước tiến hành bảo lãnh phát hành chứng khoán


Để được công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty phát hành
chứng khoán phải cung cấp cho CTCK các tài liệu:
-

Điều lệ công ty
Giấy phép thành lập công ty
Các báo cáo tài chính
Phải ký kết hợp đồng bảo lãnh giữa Công ty phát hành và công ty chứng
khoán.

Nội dung của hợp đồng bảo lãnh phát hành chứng khoán:


Ngày/tháng/năm
21








Tên CTPH



Số tài khoản, mở tại ngân hàng

Tên Công ty chứng khoán bảo lãnh



Địa chỉ, số điện thoại, giám đốc điều hành



Số tài khoản, mở tại ngân hàng

Tổng số CK được bảo lãnh


Loại CK



Mệnh giá



Thời hạn thi hành



Ngày thanh toán



Phí cho Công ty chứng khoán




Cam kết thực hiện



Chữ ký của CTCK và CTPH.

e)

Hoạt động bão lãnh phát hành chứng khoán của SSI

SSI đã thành công trong nhiều lần thực hiện mua bán cổ phiếu cho các công ty như
là :
-

Lần kêu gọi chào bán cổ phiếu của NOVALAND thành công với giá trị là

-

1.000 tỷ đồng.
Lần kêu gọi chào bán cổ phiếu của DIGIWORLD thành công với giá trị là 250
tỷ đồng.

PHẦN 3: SO SÁNH CÔNG TY SSI VỚI CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN KHÁC
22


Chỉ tiêu


Công ty cổ phần chứng

Công ty cổ phần chứng

khoán SSI

khoán VNDIRECT

Vốn điều lệ

5.000.000.000.000 VND

1.550.000.000.000 đồng

Nghiệp vụ

Dịch vụ chứng khoán




Quản lý quỹ
Dịch vụ ngân hàng đầu tư
Các mảng
kinh doanh

-

Khả năng cạnh
tranh


-

-



Dịch vụ chứng khoán
khách hàng cá nhân
Dịch vụ chứng khoán
khách hàng tổ chức
Quản lỹ quỹ đầu tư
Dịch vụ ngân hàng đầu tư
Nguồn vốn và kinh doanh
tài chính

-

Trên 550 nhân viên môi
giới
Số tài khoản quản lý: hơn
150,000 tài khoản khách
hàng cá nhân và tổ chức
Thị phần môi giới cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ năm
2018: 17,04%
Thị phần môi giới trái
phiếu: chiếm 0,36%
Thị phần môi giới chứng
khoán phái sinh: 14,53%

Thị phần môi giới dẫn đầu
tại sàn HNX, thứ 2 tại sàn
HOSE

-

Kết quả kinh
doanh



-

-

-

-



Dịch vụ chứng khoán
Dịch vụ đầu tư chứng
khoán
Dịch vụ quản kí danh
mục đầu tư
Môi giới chứng khoán
Tự doanh chứng khoán
Tư vấn tài chính và đầu
tư chứng khoán

Lưu ký chứng khoán
Bảo lãnh phát hành
chứng khoán
Quản lý quỹ đầu tư
Nhân viên môi giới: 286
môi giới
Số tài khoản quản
lý: gần 57,400 tài khoản
khách hàng
Thị phần môi giới cổ
phiếu, chứng chỉ quỹ
năm 2018: 6,36%
Thị phần môi giới trái
phiếu: 1,24%
Thị phần môi giới
chứng khoán phái sinh:
23,92%
Thị phần môi giới thứ 3
tại sàn HNX, thứ 4 tại
sàn HOSE

1.

Doanh thu thuần:
1553,35 tỷ đồng

2.

Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh:

462,41 tỷ đồng

1. Doanh thu thuần:

3673,84 tỷ đồng
2. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh
23


doanh: 1567,03 tỷ
đồng
3. Lợi nhuận thuần sau

thuế: 1302,94 tỷ
đồng

3.

Lợi nhuận thuần sau
thuế: 375.27 tỷ đồng

Nhận xét: từ bảng trên và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần chứng
khoán Sài gòn ( SSI) và công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT ( VND) cho ta
thấy:
-

-


Về thị phần môi giới của SSI cao hơn VND ở cả 2 sàn HNX và HOSE trong đó
SSI xếp thứ nhất và hai còn VND xếp thứ 3 và 4. Tuy nhiên, về thị phần môi
giới trái phiếu và chứng khoán phái sinh thì VND có tỷ lệ cao hơn SSI. Cụ thể,
về thị phần môi giới trái phiếu của VND là 1,24 % và thị phần môi giới chứng
khoán phái sinh là 23,92%, còn của SSI lần lượt là 0,36% và 14,53%.
Từ báo cáo kết quả kinh doanh, ta có các chỉ số về hiệu quả quản lý:

Hiệu quả quản lý
Tỷ suất sinh lời (ROCE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên

SSI
0,19
14,69

VNDIRECT
0,23
13,67

vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận trên tài

6,13

4,04

sản (ROA)
Doanh thu/vốn hoá

25,31


41,72

PHẦN 4: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC GIÚP
CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PHÁT TRIỂN
Các công ty chứng khoán Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ , trở thành chủ
thể trung gian quan trọn trên thị trường, cung caaso hầu hết mọi dịch vụ từ môi giới,
bảo lãnh phát hanhg, tư vấn…. Tuy nhiên, trong quá trình cạnh tranh, nhiều công ty
chứng khoán tiềm lực yếu sẽ bị đào thải hoặc sáp nhập và thị trường chỉ còn lại
24


những công ty có năng lực, cung cấp được những dịch vụ làm thỏa mãn tối ưu nhu
cầu của khách hàng. Hiện nay trên thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn còn hơn 70
công ty chứng khoán hoạt động, số lượng này vẫn còn rất cao so với mục tiêu 30
CTCK do Ủy ban chứng khoán Nhà nước đề ra đến năm 2022.
1.
-

Những hạn chế, bất cấp đối với các công ty chứng khoán Việt Nam

hiện nay
Quy mô vốn điều lệ CTCK, theo quy định của luật chứng khoán, CTCK cần
vốn điều lệ tối thiểu là 300 tỷ đồng để có thể triển khai hết 4 nghiệp vụ chứng
khoán cho phép là môi giới, tự doanh,bảo lãnh phát hành và tư vấn. Nhưng chỉ
47% CTCK có vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng và 53% công ty có vốn điều lệ

-

dưới 300 tỷ đồng thì không đủ yêu cầu theo quy định luật chứng khoán.

Về năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn một số bất cập dù các
công ty đã bắt đầu quan tâm đến những vấn đề này:
+ Theo Điều 11 Thông tư số 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về
quản trị công ty, số lượng thành viên HĐQT ít nhất là 3 người và nhiều nhất là
11 người. Hiện nay, 100% các CTCK đều duy trì số lượng thành viên HĐQT
theo đúng quy định. Tuy vậy, tính độc lập của HĐQT tại các CTCK chưa cao.
+ Chỉ có 60 CTCK tuân thủ quy định Thông tư 121/2012/TT-BTC, trong đó có
45 công ty duy trì tỷ lệ thành viên HĐQT ở mức lớn hơn một phần ba. Đặc
biệt, số lượng CTCK không tuân thủ khá cao, ở mức 24/85 công ty. Thậm chí,
có tới 11 CTCK có 100% số lượng thành viên HĐQT kiêm điều hành.
+ Vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm về công bố thông tin. Tính từ năm 2012 đến
cuối năm 2016, có tới 60 CTCK đã từng có vi phạm, bị xử phạt, trong đó phần
nhiều liên quan đến vấn đề minh bạch. Điều này thể hiện ý thức về minh bạch
và công bố thông tin của một bộ phận CTCK còn thấp.Vẫn còn tồn tại nhiều vi
phạm về công bố thông tin. Tính từ năm 2012 đến cuối năm 2016, có tới 60
CTCK đã từng có vi phạm, bị xử phạt, trong đó phần nhiều liên quan đến vấn
đề minh bạch. Điều này thể hiện ý thức về minh bạch và công bố thông tin của
một bộ phận CTCK còn thấp.
2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chứng
khoán
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×