Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi – Thú y

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24 tại trại
Myxay, xã Laoluong, huyện Thaphalanxay, tỉnh
Savannakhet, Lào

Sinh viên thực hiện: Hoàng Đình Nam
Lớp: Thú Y 48C
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Xuân Hòa
Bô môn: Ký Sinh – Truyền Nhiễm


NĂM 2019TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi – Thú y

BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
NGÀNH: THÚ Y
TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái GF24 tại trại
Myxay, xã Laoluong, huyện Thaphalanxay, tỉnh
Savannakhet, Lào



Sinh viên thực hiện: Hoàng Đình Nam
Lớp: Thú Y 48C
Thời gian thực hiện: 30/8/2018 đến 25/11/2018
Địa điểm thực tập: Trại Myxay, xã Laoluong,
huyện Thaphalangxay, tỉnh Savannakhet, Lào
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Xuân Hòa
Bô môn: Ký Sinh – Truyền Nhiễm

NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm Huế, Ban giám hiệu nhà
trường, khoa Chăn nuôi – Thú y đã tạo điều kiện cho tôi học tập, cũng như các Thầy
Cô đã tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý bàu cho chúng
tôi để làm hành trang vững chắc đầy tự tin khi bước vào đời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành nhất.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo PGS. TS Nguyễn Xuân Hòa đã
trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
báo cáo tốt nghiệp này
Chân thành cảm ơn công ty GreenFeed Việt Nam, cô Đặng Thị Hồng Loan chủ
trại Myxay, anh Phan Công Chánh kỹ thuật trại Myxay cùng tất cả toàn bộ anh chị em
công nhân đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian tôi thực tập ở trại.
Cuối cùng tối xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên
tôi trong suốt thời gian học tập trên giảng đường.
Do hạn chế về mặt thời gian, cơ sở vật chất và khả năng của bản thân nên đề tài
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và bạn đọc thông cảm và
có những đóng góp để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 3 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Hoàng Đình Nam


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


DANH MỤC VIẾT TẮT
FMD:
E. coli:
PCV:
FSH:
LH:
GnRH:

Foot-and-mouth disease ( Lở mồm long móng)
Escherichia coli
Pneumococcal conjugate vaccine
Follicle Stimulating Hormone
Luteinizing Hormone
Gonadotropin Releasing Hormone



8


MỞ ĐẦU
Vai trò của thực tập tốt nghiệp
Đối với nghành thú y, thời gian thực tập tốt nghiệp của sinh viên chúng em
thường diễn ra vào kỳ học thứ 9. Thực tập tốt nghiệp là một học phần bắt buộc của
mỗi sinh viên Khoa Chăn nuôi – Thú y nói chung và ngành Thú y nói riêng trước khi
bước ra khỏi cánh cổng nhà trường. Quá trình thực tập tại các trang trại của công ty về
chăn nuôi cũng như các trung tâm nghiên cứu, các bệnh viện thú y,... đem lại cho sinh
viên những kiến thức thực tế quý báu mà những kiến thức lý thuyết không thể đem lại,
trong quá trình thực tập như vậy cũng giúp chúng em hệ thống lại các kiến thức mà
mình đã được học trên ghế nhà trường để áp dụng vào thực tiễn. Cùng với đó được
thực tập tại các công ty lớn, đầu ngành về lĩnh vực chăn nuôi giúp chúng em được tiếp
cận với nhưng quy trình, cơ sở vật chất hiện đại. Thực tập tốt nghiệp giúp chúng em
hiểu rõ hơn về công việc của mình sau khi ra trường để có nhưng điểu chỉnh kịp thời.
Những trải nghiệp đầy thực tế này mang lại cho sinh viên những hành trang vô cùng
quý giá, giúp sinh viên nâng cao được tay nghề cũng như các kỹ năng sống rất hiệu
quả, kỳ thực tập này cũng mang lại những cơ hội rất lớn cho sinh viên sau khi ra
trường, nếu làm tốt thì cơ hội làm việc tại các địa điểm thực tập là rất lớn. Ngoài ra
trong quá trình thực tập chúng em có thể tìm cho mình được một số mối quan hệ liên
quan đến công việc của bản thân sau khi ra trường. Vì vậy, các kỳ thực tập trở nên rất
quan trọng và không thể thiếu đối với sinh viên.
Lý do chọn cơ sở thực tập
Cơ sở thực tập: Trại Myxay, xã Laoluong, huyện Thaphalanxay, tỉnh Savannakhet,
Lào. Là trại gia công mẫu thuộc công ty CP GreenFeed Việt Nam tại Lào.
Được sự cho phép và giới thiệu của Trường Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế,
khoa Chăn nuôi – Thú y về việc thực tập tốt nghiệp. Trong số các công ty về phỏng
vấn thực tập tại trường, em ấn tượng nhất với Công ty CP GreenFeed Việt Nam - Công

ty của người Việt, Em nhận thấy môi trường làm việc ở GreenFeed rất thân thiện, quy
trình đào tạo nhân lực chuyên nghiệp và rất có tầm chiến lược, vì vậy em đã đăng ký
thực tập tại trại của GreenFeed để có cơ hội được đào tạo bài bản về chuyên môn lẫn
kiến thức thực tế trong một môi trường làm việc hiện đại và khoa học như vậy, cùng
với đó chế độ đãi ngộ nhân viên ở GreenFeed luôn được đảm bảo và hiện tại đang mở
rộng thị trường tại nước bạn Lào, là một thị trường rất tiềm năng và sẽ cần rất nhiều
nhân lực chính quy có tay nghề như em. Nhận thấy cơ hội lớn sau khi ra trường là
được làm việc tại một môi trường năng động như GreenFeed nên em quyết định chọn
thực tập tại công ty CP GreenFeed Việt Nam.

9


PHẦN 1. PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Vị trí địa lý của trại
Trại Myxay thuộc tập đoàn Myxay Group, là trại khách hàng của Công ty CP
GreenFeed Việt Nam tại Lào, được xây dựng ở phía bắc tỉnh Savannakhet, cách thành
phố Savannakhet gần 80 km thuộc huyện Thaphalang, tỉnh Savannakhet.
Trại Myxay được xây dựng trên một khu đất rộng, khép kín, phía bên ngoài là
trạng trại bò thịt thuộc tập đoàn Myxay Group của Lào. Đây là một địa điểm đảm bảo
cách xa khu dân cư nhưng lại có hệ thống đường giao thông thuận lợi cho công tác
xuất nhập của trại.
1.1.2. Lịch sử trang trại
Trại được xây dựng và thành lập năm 2014, do một chủ là người Lào đứng tên,
khi đó trại chỉ có 4 chuồng heo thịt và 1 chuồng heo nái quy mô 57 con, đều nuôi theo
hình thức trại hở, vì làm ăn thua lỗ nên đến đầu năm 2016 trại được chuyển nhượng
cho bà Đặng Thị Hồng Loan, tiếp tục chăn nuôi theo hình thức trại hở và không tằng
đàn.

Đến tháng 1 năm 2018 trại được nâng cấp, tu sửa và xây dựng thêm nhiều cơ sở
hạ tầng hiện đại, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, đến nay trại có thêm 3 khu trại
kín là trại bầu, trại đẻ và trại cai sữa.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Cơ cấu nhân sự trại Myxay gồm có 20 người được trình bày trong bảng sau
Bảng 1. Cơ cấu nhân sự của trại MyXay
Chức vụ
Số lượng
Chủ Trại
1
Quản lý
2
Công nhân chuồng bầu
3
Công nhân chuồng đẻ
3
Công nhân chuồng cai sữa
2
Công nhân khu thịt
4
Công nhân khu hậu bị
1
Nấu ăn
1
Bảo vệ
1
Kỹ thuật công ty
2

Nguồn: Số liệu trại (2018)


10


Chủ Trại
Kỹ Thuật Trại

Quản Lý Khu Thit

Quản Lý Khu Nái

Bảo vệ

Bếp

Công nhân trại
Công
Thịtnhân
Công
hâunhân
bị Công
trại bầu
nhân
Công
trại
nhân
đẻ trại
Quản
Quản
cai sữa

lýlýkho
xuất
cám
nhập trại, khu vực sát trùng

Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý trai Myxay

11


1.1.4. Cơ sở vật chất, chuồng trại
1.1.4.1. Cơ sở vật chất
Hướng sản xuất: Sản xuất heo thịt
Đối tượng chăn nuôi: Heo thịt và nái sinh sản
Chuồng trại :
Gồm 8 khu chuống : 4 thịt và 3 nái đẻ, một khu cách ly
+ Khu thịt gồm 4 khu chuồng là A, B, C và D: có 36 ô mỗi khu chuồng, Diện tích: 1100
m2, 28 m2 / ô
+ Khu bầu: có 352 ô chuồng, Diện tích: 1000 m2, 1,4 m2/ô
+ Khu đẻ: có 108 ô chuồng, Diện tích: 800 m2
+ Khu cai sữa gồm 2 chuồng: có 26 ô/ chuồng, Diện tích: 700 m2/chuồng
+ Khu cách ly: có 4 ô chuồng, Diện tích: 200 m2
1.1.4.2. Chuồng trại
Diện tích trại:
+ Tổng diện tích: 10 ha
+ Diện tích khu chăn nuôi: 2 ha
+ Diện tích đất tự nhiên: 8 ha ( kể cả khu sinh hoạt của công nhân)

12



Khu
bầu

Khu
đẻ

Khu
Khu Heo Khu Heo
Heo Khu Heo Thịt
thịt
thịt
C
thịt
B
A
D

Khu
cai
sữa

Khu hậu bị

Khu cách ly

Kho cám
Cổng trại đi vào
Nhà sát trùng


NHÀ SINH HOẠT CHUNG

BẾP

WC

WC
Khu trồng rau

HỒ CÁ

Sơ đồ 2: Sơ đồ trại Myxay

13


1.1.5. Giống
Trại Myxay hiện tại đang sử dụng con giống GF24 được cung cấp hoàn toàn từ
Công ty CP GreenFeed Việt Nam, do sự thích nghi với môi trường và hiệu quả kinh tế của
chúng mang lại là rất tốt và đã được chứng thực ở những trại khách hàng ở Việt Nam.
GF24 là sản phẩm của sự phối hợp hoàn hảo giữa hai dòng chủ lực của lợn PIC
(1050 và 1040), một dòng có đặc điểm vượt trội về khả năng sinh sản với số lượng con
cai sữa/nái/năm khoảng 30 con (1050) và một dòng có những đặc tính về tăng trọng và
chất lượng thịt (1040) nếu được chăm sóc đúng quy trình và dinh dưỡng của
GreenFarm và GreenFeed
1.1.6. Quy mô, cơ cấu đàn và sản phẩm
Bảng 2. Cơ cấu đàn trại Myxay

Cơ cấu
Lợn Thịt

Lợn nái hậu bị
Lợn nái bầu
Lợn nái đẻ
Lợn con theo mẹ
Lợn con cai sữa

Số Lượng ( Con)
4000
77
210
57
713
636

Nguồn: Kỹ thuật trại
Trại có nhiệm vụ cung cấp heo thịt cho các huyện thuộc tình Savannakhet và tỉnh
Viengchan của Lào. Ngoài ra, trại còn là mô hình tham quan học tập cho các địa
phương lân cận, là một trại khách hàng mẫu của Công ty Greenfeed tại Lào.
1.1.7. Thức ăn
Trại Myxay sử dụng thức ăn cho lợn nái sinh sản do Công ty GreenFeed cung
cấp gồm có các loại GF 01, GF 07 và GF 08. Cụ thể như sau:
Bảng 3. Các loại cám sử dụng tại trại Myxay
Loại cám
Đối tượng
Thành phần
Đạm thô tối thiểu (%)
Canxi (%)
Độ ẩm tối đa (%)
P tổng số (%)
Xơ thô tối đa (%)

Lysine tổng số tối thiểu (%)
Methionine + Cystine tổng số
tồi thiểu (%)
Năng lượng trao đổi tối thiểu (
Kcal/kg)
Kháng sinh, dược liệu,
hoocmom

GF 01

GF 07

Lợn con

Lợn nái mang thai

14
0,9 – 1,5
14
0,6 – 1,2
10
0,6
0,5

14
0,9 – 1,5
14
0,6 – 1,2
10
0,8


GF08
Lợn nái nuôi
con, và Hậu bị
16,5
0,9 – 1,5
14
0,6 – 1,2
6
0,95

0,5

0,55

3000

3000

3200

Không có

Không có

Không có

Nguồn: Kỹ Thuật Trại

1.2.


CÁC QUY TRÌNH SẢN XUẤT

14


1.2.1. Quy trình chăm sóc và quản lý vệ sinh thú y
1.2.1.1. Quy trình chăm sóc lợn trong trại
Nái mang thai
Sau khi phối lợn nái được cho ăn bằng loại thức ăn dành cho nái mang thai
(GF07). Có kỹ thuật đánh giá thể trạng hằng tuần để điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý.
Khẩu phần được chia làm 2 lần: sáng 6h, chiều 13h. Trong giai đoạn mang thai lợn nái
có nhiều đặc điểm thay đổi do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng cần chú ý phát hiện kịp
thời những trường hợp nái động dục trở lại, viêm mủ, sẩy thai... để xử lý.
Bảng 4. Chương trình sử dụng cám cho nái, trong giai đoạn mang thai
Sau khi phối

Số Kg được sử dụng

Loại cám sử dụng

từ 1 – 7 ngày

1,6 kg

GF07

từ 7 – 28 ngày

1,9kg


GF07

từ 28 – 90 ngày

1,5kg

GF07

từ 90 – 112 ngày

2,2kg

GF07

từ 112 – lúc đẻ

1,7kg

GF08

Nguồn: Kỹ thuật trại
Lợn nái mang thai được sổ giun và tiêm phòng đầy đủ chương trình vaccine.
Trước ngày đẻ dự kiến 1 tuần chuyển lợn sang khu chuồng đẻ để làm quen.
Lợn nái đẻ
Chuẩn bị chuồng, vệ sinh, sát trùng và quét vôi trước khi cho nái vào chuồng,
tắm rửa nái thật kỹ bằng xà phòng. trước khi nái sinh từ 4 - 5 ngày, nái cần được
chuyển lên chuồng đẻ. Tại đây, nái được cho ăn cám GF 08 khẩu phần từ 1,8kg –
2,5kg/con/ngày được chia làm hai lần ( sáng 6h, chiều 13h). Trước ngày sinh dự kiến
nái được cho ăn khẩu phần hạn chế nhằm giúp lợn nái đẻ con dễ, hạn chế viêm vú sau

sinh.
Trong từng giai đoạn của quá trình mang thai tới lúc đẻ lượng dinh dưỡng cần
cung cấp để nuôi bào thai lẫn cơ thể nái là khác nhau vì vậy cần điều chỉnh quy trình
cám sao cho phù hợp với thể trạng của nái để nái có thể trạng tốt nhất trước khi lên
chuồng đẻ. Nái trước khi sinh được lau chùi kỹ một lần nữa bằng nước có pha thuốc
sát trùng để hạn chế tối đa các mỗi nguy đối với lợn con cũng như con mẹ sau khi
sinh. Nái đến ngày sinh được theo dõi kỹ và cho đẻ tự nhiên hoàn toàn ( chỉ can thiệp
những trường hợp đẻ chậm, đẻ khó). Khâu chuẩn bị cho lợn đẻ hết sức quan trọng, bao
gồm khâu vệ sinh và chuẩn bị dụng cụ, chuồng úm heo con và các thuốc cần thiết
trong quá trình đẻ. Hạn chết sử dụng Oxytocine vì dễ làm nái không chịu rặn đẻ ở
những lần sinh sau. Trường hợp nái mất sức do quá trình đẻ lâu có thể hỗ trợ bằng
cách chuyền dung dịch glucose. Trường hợp đẻ khó bắt buộc phải can thiệp bằng tay,
dùng găng tay chuyên dụng và gel bô trơn. Sau khi nái đẻ xong theo dõi sự ra nhau của
lợn nái , cho nái ăn cám GF08 với khẩu phần hạn chế nhưng chia làm 4 lần cho ăn( lúc
4h, 9h, 15h và 21h) và tăng dần từ ngày thứ 6 sau khi đẻ. Từ ngày thứ 7 trở đi cho nái
ăn tự do theo nhu cầu của nái ( trung bình lợn ăn từ 5 – 6,5kg/con/ngày)

15


Hình 1. Công tác sát trùng cuồng cũ để chuẩn bị cho lứa đẻ tiếp theo

Lợn con theo mẹ
Lợn con sau khi sinh ra, dùng khăn sạch lau khô ở miệng và mũi, sát trùng cuống
rốn bằng cồn, phủ bột úm lên người để tránh heo con bị mất nhiệt, kiểm tra trọng
lượng sơ sinh và bỏ heo con vào lồng úm cho đến khi heo con đi lại cứng cáp thì cho
heo con ra bú sữa đầu tự do. Trong quá trình đẻ cho lợn con bú sữa đầu để kích thích
lợn mẹ sản sinh Oxytocine tự nhiên giúp quá trình đẻ nhanh hơn.
Sau 24h tiến hành bấm đuôi, bấp rốn và mài răng cho lợn con, hằng ngày kiểm
tra sát trùng rốn cho lợn con để phòng nhiễm trùng rốn ( ít nhất 3 ngày đầu sau khi

sinh). Dùng máy mài răng cho lợn con phải cẩn thận, không quá sát cũng không nên
để quá dài, không làm mẻ hoặc răng lợn con bị nhọn, vì vậy cần mài bằng để tránh
trong quá trình bú lợn con làm tổn thương bầu vú lợn mẹ, gây viêm vú.
Heo con được tập ăn bắt đầu từ ngày thứ 3, mỗi lần cho một vài hạt cám GF01
vào máng cho heo con làm quen mùi rồi tăng dần vào những lần sau. Ngoài ra trại còn
có thể trộn cám với sữa ngoài giúp heo con phát triển về thể trạng tốt hơn. Và quá trình
tập ăn cho heo con cũng trở nên nhanh hơn.
Khi heo con đủ ngày theo mẹ ( tầm 19 – 21 ngày) hoặc đạt yêu cầu về thể vóc thì
tiến hành cai sữa, tách mẹ về lại khu chờ phối, sẵn sàng cho đợt phối tiếp theo. Heo
con được chuyển qua khu cai sữa và cho ăn tự do, nhưng vẫn bổ sung kèm theo sữa
ngoài.

Hình 2. Hình ảnh quá trình tập ăn cho heo con

16


1.2.1.2.

Vệ sinh phòng bệnh
An toàn sinh học trong chăn nuôi là yếu tố quyết định đến sự thành công trong
chăn nuôi. Trên cơ sở đó ban quản lý trại triển khai cho mọi công nhân và thực hiện
khá tốt. Mọi đối tượng, phương tiện trước khi vào cổng phải dừng lại và phun sát trùng
kỹ.
Công nhân, khách tham quan đều phải đi qua phòng tắm sát trùng, mang áo quần
lao động, đi ủng trước mỗi khi lên chuồng.
Khâu vệ sinh chuồng: dọn phân, xịt gầm, xịt rửa máng ăn lợn con và lợn nái
được thực hiện hằng ngày. Định kỳ làm vệ sinh xung quanh khu vực chăn nuôi đảm
bảo môi trường thông thoáng.
Sát trùng: mỗi khu chuồng đều có trang bị máy phun sát trùng thủy lực riêng và

phun định kỳ 2 lần/tuần ở những ngày bình thường (3 lần/tuần ở những thời điểm có
dịch) bằng các thuốc sát trùng như Biocid, OMNICIDE. Liều lượng theo hướng dẫn
của nhà sản xuất. Ngoài ra việc sát trùng bên ngoài trại chăn nuôi là một yếu tố đảm
bảo thường xuyên 1 lần/tuần bằng vôi bột.
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa công tác vệ
sinh càng nghiêm ngặt hơn.

Hình 3. Sát trùng định kỳ trong trại

17


1.2.1.3.

Quy trình vaccine
Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh thì phòng bệnh bằng vaccine luôn được
thực hiện đầy đủ và đúng quy trình.
Ngày
tuổi
3
3

Bảng 5. Lịch tiêm phòng cho lợn con theo mẹ của trại
Liều
Thuốc Hãng sản
Phòng bệnh
lượng
vaccine
xuất
(ml/con)

Sắt 10%
Bio
Thiếu máu, thiếu Fe
2
Bio - coc 5%
Bio
Cầu trùng
1
Myco Flex

14

Circo Flex

Boehringer

Mycoplasma
Circovirus

2

Cách dùng
Tiêm bắp
Uống
Tiêm bắp

Nguồn: kỹ thuật trại
Hàng tháng trại có kế hoạch nhập một lượng hậu bị để thay thế, chúng được nuôi
riêng ở khu chuồng cách ly theo dõi và được tiêm phòng vaccine theo đúng chương
trình. Hoàn thành chương trình vaccine trước khi phối giống 4 tuần.

Bảng 6. Lịch tiêm phòng vaccine cho lợn nái mang thai và lợn nái nuôi con của trại
Tuần
STT
Ngày
Vaccine
Ghi Chú
Tuổi
1
70 ngày mang thai
10
Dịch tả
2

77 ngày mang thai

11

AD + (E.coli + Clostridium 1)

3

84 ngày mang thai

12

PCV 2

4

91 ngày mang thai


13

FMD

5

98 ngày mang thai
105 ngày mang
thai

14

E.coli + Clostridium 2

15

Sổ giun

15 ngày nuôi con

2

PLĐ

6
7

Nếu cần


PLĐ: Parvo +
Lepto + Đóng
dấu

Nguồn: Kỹ thuật trại
Sau mỗi lần tiêm phòng vaccine thường tiến hành phun sát trùng chuồng trại
tránh tình trạng phát tán mầm bệnh. Đối với dụng cụ tiêm, chai đựng vaccine được
ngâm trong dung dịch sát trùng (1/150 ml).
Chương trình phòng bệnh bằng vaccine luôn được thực hiện đầy đủ, đúng liều
lượng. Tỷ lệ tiêm phòng luôn đạt 100%.
Nhờ thực hiện tốt chương trình vaccine cho đàn lợn cũng như an toàn sinh học
trong chăn nuôi, nên trong những năm gần đây không có xảy ra dịch bệnh.

18


1.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường Lào, các huyện thuộc địa bàn tỉnh
Savannakhet và thủ đô ViengChan.
1.2.2.1. Điểm mạnh của trại
Trại cách xa khu dân cư nên rất tốt về mặt dịch tể học, tránh được sự ảnh hưởng
từ dân cư xung quanh.
Diện tích trại rộng, rất dễ để mở rộng quy mô sau này.
Cơ sở vật chất dùng cho chăn nuôi đều rất hiện đại. Quy trình chăn nuôi khép kín
theo tiêu chuẩn của Công ty Greenfeed
Từ con giống đến thức ăn đều nhập từ Công ty Greenfeed, cho nên đầu vào ổn
định, kiểm soát được nguồn gốc và dịch bệnh.
1.2.2.2. Điểm yếu của trại
Do khu nái mới được hoạt động đầu năm 2018, nên chưa thể quay vòng trại,
cung cấp heo con nuôi thịt, còn phải nhập heo thịt từ ngoài vào.

Khu vực sát trùng cho người và xe có nhưng chưa hoạt động được. Vì vậy khâu
sát trùng chưa được kiểm soát.
Thời thiết ở Lào nắng mưa thất thường nên heo dễ bị một số bệnh về đường hô
hấp.
Điện hoạt động của trại chưa chủ động được, hay bị ngắt điện. Điều khiện trại
kín nếu mất điện sẽ ảnh hưởng rất lớn.
Bốn khu trại thịt đang còn nuôi theo mô hình chuồng hở, nên heo rất dễ bị bệnh.
Thiếu công nhân cũng là vấn đề còn tộn tại ở trại
1.2.2.3. Nội dung công việc đã thực hiện
Bảng 7. Kết quả làm việc tại trại bầu
Kết quả
- Hiểu được các phương pháp ép heo lên giống, thử nọc, phân biệt giữa dịch
lên giống và dịch viêm
- Học được cách phát hiện heo lên giống và xác định thời điểm phối giống
- Học và làm tốt kỹ thuật phối tinh cho lợn
Trại- Hiểu về các quy trình cám được sử dụng trong trại
bầu- Hiểu về quy trình Vaccine sử dụng trong trại
- Học và tự điều trị một số ca bệnh về chân móng và viêm tử cung ở nái
- Hiểu được các quy trình vệ sinh phòng bệnh tại trại

Trại đẻ -

Bảng 8. Kết quả làm việc tại trại đẻ
Kết quả
Hiểu được các khâu chuẩn bị chuồng trước khi nái lên đẻ như thế nào
Học và làm tốt kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn nái
Học các kỹ thuật bấm đuôi, mài răng, thiến cho lợn con
Hiểu được các quy trình Vaccine trên lợn con
Tự điều trị một số ca bệnh về viêm tử cung trên lợn nái
Điều trị một số ca bệnh cho heo con bị tiêu chảy


19


Qua 3 tháng sống và làm việc tại trại được các anh chị công nhân đặc biệt là anh
Phan Công Chánh kỹ thuật trại tận tình chỉ dạy, bản thân em đã học hỏi được nhiều
điều. Làm việc đúng quy củ, giờ giấc đúng quy định, bản thân đã học được tính tự lập,
kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập cũng được cải thiện, hiểu được cách hoạt
động của một trại công nghiệp như thế nào. Đặc biệt là đã học hỏi được nhiều kỹ thuật
liên quan tới ngành nghề như kỹ thuật phát hiện heo lên giống, phối heo, có thể tự làm
quy trình vaccine, quy trình cám cho trại, thực hiện đỡ đẻ cho lợn nái một cách thuần
thục, mài răng, bấm đuôi cho heo con, thiến heo và được trực tiếp điều trị một số bệnh
trên heo nái cũng như heo thịt... Tuy chưa phải là nhiều nhưng chừng đó cũng giúp em
tự tin rằng khi ra trường và làm việc tại các trang trại của bất cứ công ty nào đều có thể
hoàn thành tốt.

20


PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm,
Tăng thu nhập cho người lao động nông thôn. Chiến lược phát triển chăn nuôi từ nay
đến năm 2020 phấn đấu đạt khoảng 5,5 triệu tấn thịt xẻ trong đó thịt lợn chiếm 63%
(Bộ NN & PTNT, 2014).
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về thực phẩm của con người ngày càng
nâng cao cả về chất lượng và số lượng, vì vậy trong những năm gần đây ngành
chăn nuôi đã có những bước tiến nhất định, trong đó chăn nuôi lợn chiếm một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bởi nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm
(thịt) cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mà còn cung cấp nguyên liệu cho

ngành công nghiệp chế biến, cung cấp phân bón cho cây trồng….
Nắm bắt được nhu cầu này nhiều cơ sở chăn nuôi trong những năm qua đã nhập
một số giống lợn có khả năng sản xuất cao như Landrace, Yorkshire, duroc, Pietrain,…
trong đó có giống lợn GF24 được Công ty GREENFEED nhập về từ công ty giống
PIC của Mỹ. Từ đó tiến hành lai tạo ra các thế hệ khác nhau nhằm nâng cao khả năng
sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, điều kiện chăn nuôi ở nước ta.
Việc lai tạo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng và hiệu quả sản
xuất của giống lợn ở nước ta.
Tại Việt Nam giống GF24 đã được đưa vào sản xuất và đem lại kết quả rất tích
cực và đã được nhân rộng ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên ở Lào giống
GF24 lại là một giống lợn mới và chưa có khảo sát nào về hiểu quả sản xuất mà giống
lợn này mang lại. Nhận thấy Công ty CP GreenFeed đang xem xét và áp dụng lợn nái
GF24 vào điều kiện chăn nuôi lợn Lào. Do vậy, việc đánh giá, khảo sát khả năng sinh
sản của lợn GF24 ở Lào, cụ thể ở Savannakhet là cấp thiết với phát triển chăn nuôi
lợn.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng
sinh sản của lợn nái GF24 ở trại Myxay, xã Laoluong, huyện Thaphalangxay, tỉnh
Savannakhet, Lào”
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá được năng xuất sinh sản của lợn nái GF24 tại trại Myxay, tỉnh
Savannakhet, Lào
Ý nghĩa thực tiễn :
Từ việc nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái GF24, nghiên cứu góp phần
đề xuất quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để tăng hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản,
đồng thời khuyến cáo giống lợn GF24 vào nuôi rộng rãi tại khu vực miền trung, góp
phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.

21



2.2. TỔNG QUAN
2.2.1. Tình hình chăn nuôi trong nước
Thời gian vừa qua, đàn lợn của Việt Nam chịu nhiều biến động. Tuy nhiên thống
kê chăn nuôi Việt Nam 10/2018 cho thấy số lượng lợn trong nước không giảm mà còn
tăng, cụ thể được biểu diễn trong bảng dưới đây:
Bảng 9. Thống kê về sản lượng lợn trong hai năm 2017 và 2018

Chỉ tiêu
Tổng số Lợn
Trong đó Nái
Số con lợn
thịt xuất
chuồng
Sản lượng thịt
xuất chuồng

Đơn vị
1/10/2017 1/10/2018
tính

Tăng, giảm
1.10.2018 với
1.10.2017

So sánh (%)
1.10.2018 với
1.10.2017

Con
Con


27,406,73
9
3,989,051

28,151,948
3,974,529

745,209
-14,522

102.72
99.64

Con

49,032,253 49,743,746

711,493

101.45

Tấn

3,733,349

3,816,414

83,065
102.22

Nguồn: Tổng cục thống kê (2018)
Ở nước ta chăn nuôi lợn chiếm vị trí số một trong ngành chăn nuôi và duy trì ở
mức tăng trưởng hàng năm cao.
Tính đến tháng 10/2018, sự phát triển của hình thức chăn nuôi trang trại cùng với
chính sách khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp nước ta,
số đầu lợn trong nước tăng đạt 28,15 triệu con, tốc độ tăng trưởng cao, so với cùng kỳ
năm 2017 tăng 745,2 ngàn con đạt 102,72%. Tuy nhiên, đàn lợn nái lại có dấu hiệu giảm
xuống tính đến tháng 10/2018 là 3,97 triệu con so với 10/2017 là 3,98 triệu con, nhưng
số lượng lợn con bán ra thị trường vẫn dữ ở mức cao đó là 49,74 triệu con tăng
711,493 ngàn con so với cùng thời điểm năm 2017 đứng thứ tư thế giới sau Trung
Quốc, Hoa Kỳ và Brazin. Tuy đầu năm 2017 giá lợn có sự sụt giảm nghiêm trong làm
cho tình hình chăn nuôi trong nước gặp khó khăn kéo theo tổng đàn lợn cả nước giảm
đáng kể, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại giá lợn trong nước đang giữ ở mức cao và rất
ổn định làm cho người chăn nuôi yên tâm và mạnh dạn đầu tư tăng đàn. Vì vậy có thể
nói tình hình chăn nuôi trong nước nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đang phát triển
ổn định.
2.2.2. Sự thành thục về tính và chu kì tính
2.2.2.1. Sự thành thục về tính
Hoạt động sinh dục của lợn nái được tính từ khi bắt đầu thành thục về tính. Tuổi
thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh
sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, con
vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục,
con đực có phản xạ giao phối.
Biểu hiện của lợn cái khi thành thục về tính:

22


+ Cơ thể đã phát triển đầy đủ, bộ máy sinh dục phát triển hoàn thiện, con cái
xuất hiện chu kì động dục lần đầu.

+ Âm hộ to lên hồng hào, hay đi lại trong chuồng, lợn có dấu hiệu hay nhảy lên
lưng con khác và nếu ấn hoặc cưỡi lên hông lưng thì lợn bỏ chạy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính
Ở lợn cái có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục về tính như : giống, chế
độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, thức ăn, mùa vụ, sự có mặt của lợn đực.
+ Giống: Ở lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần. Lợn
lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 -55kg. Lợn
ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi lợn có
khối lượng 65 - 68 kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành thục về tính từ 4 - 5 tháng tuổi.
+ Chế độ dinh dưỡng: Có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn
cái. Trong cùng một giống lợn thì lợn ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đúng khẩu phần sẽ
thành thục về tính sớm hơn và ngược lại. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về
tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố hướng dục, nếu thừa dinh
dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt tới sự thành thục là do sự tích luỹ mỡ xung quanh
buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của chúng, mặt
khác do béo quá ảnh hưởng tới các hocmon oestrogen và progesterone trong máu làm
cho hàm lượng của trong trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành
thục.
Nước uống: nhu cầu nước uống đối với lợn nái chửa mỗi ngày cần 9 – 15 lít nước
và thải 4 – 5 lít, nước nên cho uống tự do.
+ Mùa vụ và thời gian chiếu sáng: Mùa vụ là một trong những yếu tố làm ảnh
hưởng rõ rệt tới thành thục về sinh dục. Theo Lê Xuân Cương (1986) ở mùa hè, lợn cái
hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa đông. Điều này có thể do mùa hè nhiệt độ
nóng ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ mùa hè cao, độ dài ngày
giảm làm ảnh hưởng đến mức tăng trọng, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều ảnh
hưởng tới thành thục về tính của lợn. Vì vậy cần phải có biện pháp điều hòa thời gian
chiếu sáng trong ngày thích hợp là 12 giờ bằng ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo sẽ làm
cho lợn cái động dục sớm hơm so với những con lợn có thời gian chiếu sáng thấp hơn
trong ngày.
+ Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên một diện tích trong suốt thời

gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi cái hậu bị tách biệt
đàn trong thời kì phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi nhốt cái hậu bị
riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính dục so với lợn cái được nuôi nhốt
theo nhóm.
+ Ảnh hưởng của lợn đực: Lợn cái hậu bị thành thục về tính sớm hay muộn phụ
thuộc rất nhiều vào con đực với các yếu tố ảnh hưởng như : tuổi con đực, số lần tiếp
xúc và thời gian tiếp xúc.
2.2.2.2. Chu kì tính

23


Giai đoạn trước động dục
Giai đoạn này kéo dài 1 - 2 ngày. Đường sinh dục có những biến đổi khác
thường, noãn bao phát triển và nổi lên trên bề mặt buồng trứng và tăng tiết oestrogen.
Dưới ảnh hưởng của oestrogen, cơ quan sinh dục có những biến đổi như: Tế bào vách
ống dẫn trứng tăng sinh có nhiều nhung mao để đón trứng, đường sinh dục xung huyết,
các dịch nhầy ở âm đạo nhiều, niêm dịch tiết ra, cổ tử cung hé mở, bộ phận sinh dục
phù thũng, niêm dịch ở đường sinh dục chảy ra nhiều, con vật bỏ ăn, bồn chồn, kêu rít
thích nhảy lên lưng con khác… bên trong buồng trứng có một số noãn bao phát triển
nổi lên trên bề mặt buồng trứng.
Giai đoạn động dục
Giai đoạn này kéo dài 2 - 3 ngày. Trong giai đoạn này có những biến đổi về sinh
lý, so với giai đoạn trước động dục càng rõ rệt hơn. Bên ngoài âm hộ phù thũng, niêm
mạc xung huyết, niêm dịch trong suốt từ âm đạo chảy ra ngoài, gia súc ăn uống giảm
rõ rệt, chạy, kêu rống, đứng ngẩn ngơ, để con khác nhảy lên lưng, đái dắt, thích gần
con đực, xuất hiện tư thế của giao phối: Hai chân dạng ra, đuôi cong về một bên, lúc
đó bên trong buồng trứng xuất hiện các noãn bao chín. Sau khi chịu đực khoảng 2 giờ
thì trứng rụng và thời gian rụng trứng kéo dài 10 - 15 giờ. Vì vậy nên phối 2 lần cho
lợn sẽ có hiệu quả thụ thai cao hơn. Sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì chuyển

sang thời kỳ chửa, nếu không được thụ tinh thì chuyển sang giai đoạn sau động dục.
Giai đoạn sau động dục
Thường kéo dài 3 - 4 ngày, thể vàng được hình thành, tiết progesteron ức chế
trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi dẫn đến ức chế tuyến yên, làm giảm tiết oestrogen,
do đó làm giảm hưng phấn thần kinh, con vật không muốn gần đực và trở lại trạng thái
bình thường.

24


Giai đoạn yên tĩnh
Thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không thụ tinh, kết thúc khi
thể vàng tiêu huỷ, giai đoạn này kéo dài 10 - 12 ngày, không có biểu hiện về hành vi
sinh dục. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi để khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng
lượng cho chu kỳ tiếp theo.
Trong chăn nuôi chúng ta cần quan tâm đến chu kỳ động dục để phát hiện sớm
thời điểm phối giống phù hợp. Mục đích của việc phối giống là tạo điều kiện cho trứng
và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng. Để làm được điều này, chúng ta
cần phải tìm hiểu thời gian sống trung bình của trứng và tinh trùng trong đường sinh
dục cái. Với tinh trùng sau khi phối giống được 3 - 4 giờ tinh trùng mới đến được 1/3
phía trên ống dẫn trứng, sống được ở đó trong 30 giờ nhưng chỉ có khả năng thụ thai
15 giờ đầu. Với tế bào trứng, sau khi lợn cái chịu đực 2 giờ thì bắt đầu có hiện tượng
rụng trứng, khoảng 18 - 20 trứng rụng, trứng không rụng tập trung cùng một lúc mà
rụng rải rác kéo dài 10 - 15 giờ. Trứng sống 12 giờ sau khi rụng, khả năng thụ thai tốt
nhất là 10 giờ đầu. Do vậy mà đa số nhà chăn nuôi đề nghị:
+ Nếu phối giống 1 lần thì nên phối giống trong khoảng thời gian 24 - 30 giờ
sau khi lợn bắt đầu chịu đực.
+ Nếu phối giống 2 lần thì lần 1 từ 15 - 20 giờ, lần 2 từ 24 - 36 giờ kể từ khi lợn
bắt đầu chịu đực.
+ Nếu phối sớm quá hay muộn quá đều làm ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai.

2.2.3. Sự điều hòa hoạt động chu kỳ tính
Hoạt động sinh dục của lợn cái chịu ảnh hưởng của cả yếu tố thần kinh và thể
dịch.
Dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh, bộ não tác động đến vùng dưới đồi
(hypothalamus) giải phóng hormone sinh dục GnRH (Gonadotropin Releasing
Hormone). Hormone này sẽ kích thích thùy trước tuyến yên sản xuất ra các hormone
như FSH, LH, Prolactin.
FSH (Follicle Stimulating Hormone): Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của
não bao, làm cho noãn bao phân chia qua các thời kì khác nhau.
LH (Luteinizing Hormone): Làm cho trứng chín và rụng trứng, kích thích sự hình
thành thể vàng.
FSH cùng với LH kích thích sự tiết ostrogen buồng trứng hormone này gây động
dục ở con cái, làm cho sừng tử cung sung huyết, làm tăng cường sự phát triển của các
bao tuyến vú.
Prolactin: Thúc đẩy sự tiết sữa, kích thích sự hoạt động của thể vàng tiết
progesteron và thúc đẩy khả năng làm mẹ.
Thể vàng được hình thành sau khi rụng trứng và sẽ sản sinh ra hormone
progesteron. Hormone này cùng với estrogen thúc đẩy sự tăng sinh lớp nội mạc tử

25


×